Bước đầu so sánh hiệu quả của việc sử dụng lưỡi câu vòng và lưỡi câu thường trong khai thác nguồn lợi cá nổi ở biển Việt Nam

In 2009 and 2010, a total of 14 experiment fishing trips using both circle and J-style hooks on the longline fishing vessel was conducted off the coast of Central and South-eastern waters of Vietnam. The purpose of experiments is to estimate the catching efficiency of the circle hook and the j-hook, also considering the reduction and outreach of sea turtle by-catch. Results showed that the catch rate of the circle hook and j-hook is no significant different but the catch composition of circle hook differed in comparison to that of j-hook. Circle hook is high effective in catching yellow fin tuna, sharks and swordfish while the j-hook targeted highly in big eye tuna. Results also indicated that the reduction and outreach of sea turtle is higher with circle hook.

pdf11 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu so sánh hiệu quả của việc sử dụng lưỡi câu vòng và lưỡi câu thường trong khai thác nguồn lợi cá nổi ở biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73 Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T11 (2011). Số 1. Tr 73 - 83 BƯỚC ðẦU SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG LƯỠI CÂU VÒNG VÀ LƯỠI CÂU THƯỜNG TRONG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ NỔI Ở BIỂN VIỆT NAM VŨ VIỆT HÀ, NGUYỄN VĂN HẢI Viện Nghiên cứu Hải sản Tóm tắt: Trong hai năm 2009 và 2010, tổng số 14 chuyến biển sử dụng tàu câu vàng thử nghiệm sử dụng ñồng thời lưỡi câu thường và lưỡi câu vòng khai thác cá nổi lớn ở vùng biển xa bờ miền Trung và ðông Nam ñã ñược thực hiện. Mục ñích của thí nghiệm là xác ñịnh hiệu quả khai thác của lưỡi câu vòng so với lưỡi câu thường ñồng thời ñánh giá khả năng giảm thiểu sự mắc câu của rùa biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất khai thác của lưỡi câu vòng và lưỡi câu thường không khác nhau, tuy nhiên thành phần sản lượng khai thác thì khác nhau giữa hai loại lưỡi câu. Lưỡi câu vòng khai thác hiệu quả hơn ñối với cá ngừ vây vàng và các loài cá nhám, cá cờ. Ngược lại, năng suất khai thác của lưỡi câu thường ñối với cá ngừ mắt to cao hơn. Kết quả nghiên cứu cũng bước ñầu cho thấy, khả năng giảm thiểu sự mắc câu của rùa biển ñối với lưỡi vòng cao hơn so với lưỡi câu thường. Từ khóa: Lưỡi câu vòng, lưỡi câu thường, cá nổi lớn, năng suất khai thác, thành phần loài I. MỞ ðẦU Từ những năm 90 của thế kỷ trước, nghề câu vàng khai thác cá ngừ ðại dương ñã bắt ñầu phát triển ở Việt Nam. Sự bùng nổ nhanh chóng của nghề này là hệ quả tất yếu của những chương trình ñầu tư của Nhà nước và sự thành công của ngư dân khi khai thác nguồn lợi cá nổi xa bờ (ðào Mạnh Sơn, 2005). Các tỉnh miền Trung Việt Nam như Khánh Hoà, Phú Yên, Bình ðịnh là những tỉnh có nghề câu vàng phát triển. Từ chỗ quy mô khai thác nhỏ, chỉ sử dụng từ 300 - 600 lưỡi câu/vàng câu và thu câu bằng tay, ñến nay nghề câu vàng ở các tỉnh trên ñã phát triển khá hoàn thiện với vàng câu có từ 1000 - 1500 lưỡi câu và thu câu bằng máy tời (ðào Mạnh Sơn, 2002). Các loại tàu cỡ lớn cũng ñược ñưa vào sử dụng ñể có những chuyến biển vươn khơi dài ngày. ðối tượng chính của nghề câu vàng là các loài cá nổi lớn có giá trị kinh tế cao và ñược thị trường ưa chuộng như cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá cờ kiếm(ðào Mạnh Sơn, 2002). Ngoài ra, một phần sản lượng không nhỏ là các ñối tượng khai thác khác ít giá 74 trị kinh tế hoặc bị bỏ ñi như các loại cá hố ma, cá hố cờ, cá ñỏ và ñặc biệt việc các loài thú biển, rùa biển bị mắc câu không chủ ý. ðã có những biện pháp khác nhau nhằm bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ các loài thủy sinh vật quý hiếm ñược các tổ chức hoạt ñộng về lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên ñưa ra nhằm giảm thiểu tối ña ảnh hưởng của hoạt ñộng khai thác tới các ñối tượng như thú biển, rùa biển, chim biển. Trong ñó, việc sử dụng lưỡi câu vòng (circle hook) thay thế cho lưỡi câu thường (J-hook) ñã và ñang ñược thử nghiệm ñể ñánh giá tính chọn lọc của ngư cụ nhằm giảm thiểu việc ñánh bắt không chủ ý. Các thí nghiệm ñánh giá hiệu quả khai thác của lưỡi câu vòng so với lưỡi câu thường ñã ñược thực hiện và ñã ñạt ñược những hiệu quả nhất ñịnh (Bacheler & Buckel, 2004; Kerstetter & Graves, 2006; Kerstetter et al., 2007; Read, 2007). Với sự hỗ trợ của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), thí nghiệm ñánh giá hiệu quả khai thác của lưỡi câu vòng với mục ñích ñạt năng suất khai thác cao và giảm tỉ lệ ñánh bắt không chủ ý ñối với rùa biển và thú biển bước ñầu triển khai ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc thay thế lưỡi câu thường bằng lưỡi câu vòng ñối với nghề câu vàng khai thác nguồn lợi cá nổi lớn. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp thu số liệu 1.1. Bố trí thí nghiệm Mục ñích chính của việc thử nghiệm lưỡi câu vòng thay thế lưỡi câu thường ñể ñánh bắt cá nổi xa bờ là so sánh thành phần sản lượng, năng suất ñánh bắt và tỷ lệ mắc câu của một số loài rùa biển, thú biển giữa lưỡi câu vòng và lưỡi câu thường. Các chuyến thử nghiệm khả năng ñánh bắt của lưỡi câu vòng ñược thực hiện trên các tàu câu vàng của ngư dân các tỉnh Bình ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa, với 14 chuyến biển ñã ñược thực hiện trong năm 2 năm 2009 và 2010. Vàng câu ñược bố trí sử dụng ñồng thời cả lưỡi câu vòng và lưỡi câu thường với tỉ lệ dự kiến là 50:50. Ngư trường khai thác thử nghiệm thuộc vùng biển xa bờ miền Trung và ðông Nam bộ, tại các khu vực khai thác truyền thống của ngư dân. Thông thường, các tàu thả câu vào buổi sáng và bắt ñầu thu câu vào khoảng thời gian từ 19 – 21h. 1.2. Phương pháp thu mẫu Sản lượng của từng mẻ câu ñược phân tích ñến loài hoặc nhóm loài theo từng loại lưỡi câu, gồm cân khối lượng, ñếm số cá thể bắt gặp và ghi chép một số thông số sinh học cơ bản theo hướng dẫn của Sparre & Venema (1995). 75 ðối với các mẻ câu bắt ñược rùa biển hoặc thú biển, tiến hành các thao tác xử lý an toàn và thả chúng trở lại biển. Thông tin về thời gian, ñịa ñiểm rùa biển/thú biển mắc câu và thao tác gỡ câu cứu hộ rùa biển/thú biển cũng như tình trạng của chúng ñược ghi chép, mô tả cụ thể. ðối với những cá thể ñã chết, tiến hành gỡ câu và ghi chép lại các thông tin thu ñược về chiều dài, khối lượng, thời gian và ñịa ñiểm bị mắc câu. Hình 1: Lưỡi câu vòng (bên trái) và lưỡi câu thường (bên phải) sử dụng trong thí nghiệm 2. Phương pháp phân tích số liệu - Thành phần sản lượng ñược phân tích riêng rẽ cho từng loại lưỡi câu theo phương pháp thống kê thông thường. - Năng suất khai thác (CPUE) của nghề câu vàng ñược mô tả thông qua chỉ số kg/100 lưỡi câu và ñược tính theo công thức (Sparre & Venema, 1995): 100* i i N CCPUE = , trong ñó: Ci là sản lượng (kg) của loại lưỡi câu i, Ni là tổng số lưỡi câu của loại lưỡi câu ñó. - Sử dụng t-Test: Paired Two Sample for Means ñể so sánh năng suất khai thác giữa lưỡi câu thường và lưỡi câu vòng. Phần mềm thống kê Statistica 7.0 (StatSoft, 2004) ñược sử dụng ñể phân tích thống kê năng suất khai thác trung bình của từng loại lưỡi câu. 76 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thành phần loài Tổng số 14 chuyến biển với 233 mẻ câu ñã ñược thực hiện với các quan sát viên trên các tàu câu vàng. Trong ñó, ñã sử dụng 223.910 lượt lưỡi câu, có 177.128 lượt lưỡi câu thường (chiếm 79%) và 46.782 lưỡi câu vòng (chiếm 21%). Trung bình mỗi mẻ thả 961 lưỡi câu. Trong tổng số 233 mẻ câu ñã thả, có 71 mẻ câu không sử dụng lưỡi câu vòng (chiếm 30%). Lưỡi câu thường (J) ñược sử dụng trong tất cả các mẻ câu. Qua 233 mẻ câu, ñã bắt ñược 5.031 cá thể thuộc 20 họ khác nhau, trong ñó, ñã xác ñịnh ñược 41 loài, còn lại 11 nhóm cá thể chưa xác ñịnh tới loài. Trong tổng số 41 loài xác ñịnh ñược, có 4 loài rùa thuộc 2 họ là Demochelyidae và Cheloniidae, số còn lại là các họ cá. Thú biển không bị vướng câu trong các chuyến thử nghiệm. Họ cá Thu ngừ (Scombridae) và họ cá cờ (Istiophoridae) có số loài bị bắt nhiều nhất trong sản lượng khai thác của nghề câu vàng (5/6 loài ñã ñược xác ñịnh, chiếm 12% tổng số loài bắt gặp), tiếp theo là các họ cá Nhám (Carcharhinidae) và họ cá ñuối (Dasyatidae) với tỉ lệ lần lượt là 12%, 9% tổng số loài xác ñịnh. Loài có tần suất bắt gặp nhiều nhất là Alepisaurus ferox (79%), tiếp theo là 2 loài cá ngừ kinh tế Thunnus obesus và Thunnus albacares (59% và 50%). Các loài Carcharhinus falciformis, Eretmochelys imbricata, Dasyatis zugei, Dermochelys coriacea, Ruvettus pretiosus, Tetrapturus audax, Isurus oxyrinchus chỉ bắt gặp duy nhất 1 cá thể trong tổng số 14 chuyến khảo sát. Trong tổng số 5.031 cá thể bắt gặp, có 809 cá thể bắt gặp ở lưỡi câu vòng (chiếm 16%) và 4.222 cá thể bắt gặp bởi lưỡi câu thường (chiếm 84%). ðối với lưỡi câu vòng, 2 loài bắt gặp nhiều nhất là Alepisaurus ferox (78%) và Gempylus serpens (10%). Trong khi ñó, ở lưỡi câu thường, loài Alepisaurus ferox bắt gặp nhiều nhất (47%), tiếp ñến là loài Gempylus serpens (23%). Như vậy, trong tổng số các cá thể bắt gặp trong 233 mẻ câu thì các loài cá ít giá trị kinh tế là Alepisaurus ferox và Gempylus serpens lại là những ñối tượng chiếm ưu thế về số lượng, trong khi các loài cá là ñối tượng chính của nghề câu là Thunnus obesus và Thunnus albacares lại bắt gặp ít hơn. 2. Sản lượng và năng suất khai thác Tổng số 233 mẻ câu, ñã ñánh bắt ñược khoảng 31.400 kg các loại, trong ñó lưỡi câu vòng ñạt 17% và lưỡi câu thường ñạt 83% về khối lượng. Năng suất trung bình của cả các mẻ câu ñạt 18,4 kg/100 lưỡi câu ñối với lưỡi câu vòng và 15,9 kg/100 lưỡi câu ñối với lưỡi câu thường (bảng 1). Tuy nhiên, biến ñộng năng suất khai thác của lưỡi câu vòng so với lưỡi câu thường là rất lớn (hình 2). 77 Bảng 1: Sản lượng và năng suất khai thác trung bình của 2 loại lưỡi câu vòng và thường Loại lưỡi câu Số mẫu CPUE (kg/100 lưỡi câu) ðộ lệch chuẩn Tổng sản lượng (kg) Tỉ lệ (%) Lưỡi câu vòng 162 18,4 89,1 5.397 17 Lưỡi câu thường 233 15,9 14,2 26.004 83 Kết quả so sánh năng suất khai thác trung bình (t-Test) của của lưỡi câu vòng và lưỡi câu thường cho thấy không có sự khác biệt về năng suất khai thác giữa hai loại lưỡi câu (p>0,05). Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng lưỡi câu vòng thay thế lưỡi câu thường không gây lo ngại tới năng suất khai thác của nghề câu vàng. Hình 2: Năng suất khai thác cá nổi lớn trung bình (CPUE, kg/100 lưỡi câu) và khoảng tin cậy 95% của năng suất khai thác trung bình ñối với từng loại lưỡi câu Năng suất khai thác (kg/100 lưỡi câu) của các loài theo từng loại lưỡi câu ñược trình bày ở bảng 2. Kết quả phân tích cho thấy có sự khác nhau về năng suất khai thác giữa lưỡi câu vòng và lưỡi câu thường ñối với từng loài. ðối với lưỡi câu vòng, loài Thunnus albacares là loài có năng suất khai thác cao nhất ñạt 7,9 kg/100 lưỡi câu, tiếp theo là các 78 loài Alepisaurus ferox, Makaira indica và Thunnus obesus lần lượt ñạt 2,8; 1,8 và 1,3 kg/100 lưỡi câu. Với lưỡi câu thường, loài có năng suất khai thác cao nhất là Thunnus obesus (ñạt 3,8 kg/100 lưỡi câu), tiếp theo là các loài Thunnus albacares, Alepisaurus ferox và Makaira indica lần lượt ñạt 3,6; 2,3 và 0,8 kg/100 lưỡi câu. Như vậy có thể thấy rằng năng suất cao ở cả lưỡi câu vòng và lưỡi câu thường vẫn tập trung vào nhóm cá có giá trị kinh tế cao là cá ngừ và cá cờ. Bảng 2: Tỉ lệ sản lượng (SL, %) và năng suất khai thác (CPUE, kg/100 lưỡi câu) của các loài bắt gặp ở từng loại lưỡi câu Tên loài Lưỡi câu vòng Lưỡi câu thường % SL CPUE % SL CPUE Acanthocybium solandri 0,16 0,03 0,50 0,08 Aetomylaeus nichofii 0,00 0,00 0,05 0,01 Alepisaurus ferox 15,71 2,89 14,81 2,36 Alopias pelagicus 0,00 0,00 1,91 0,30 Alopias superciliosus 1,59 0,29 0,18 0,03 Brama orcini 0,00 0,00 1,55 0,25 Brama sp. 0,00 0,00 0,00 0,00 Carcharhinidae 0,00 0,00 2,29 0,36 Carcharhinus falciformis 1,49 0,27 0,00 0,00 Carcharhinus obscurus 1,04 0,19 0,92 0,15 Carcharhinus sp. 4,55 0,84 0,10 0,02 Chelonia mydas 0,00 0,00 0,03 0,01 Coryphaena hippurus 0,33 0,06 0,56 0,09 Dasyatis kuhlii 0,07 0,01 0,10 0,02 Dasyatis sp. 2,15 0,40 1,26 0,20 Dasyatis zugei 0,00 0,00 0,16 0,03 Dermochelys coriacea 0,00 0,00 0,18 0,03 Eretmochelis imbricata 0,00 0,00 0,03 0,01 Galeocerdo cuvier 0,81 0,15 0,17 0,03 Gempylus serpens 1,38 0,25 5,04 0,80 Istiophorus platypterus 2,19 0,40 2,04 0,32 Istiophorus spp. 0,00 0,00 1,45 0,23 Isurus oxyrinchus 0,00 0,00 0,18 0,03 79 Tên loài Lưỡi câu vòng Lưỡi câu thường % SL CPUE % SL CPUE Katsuwonus pelamis 0,00 0,00 0,14 0,02 Lampris guttatus 0,00 0,00 0,54 0,09 Lampris sp. 0,00 0,00 0,06 0,01 Lepidochelys olivacea 0,06 0,01 0,27 0,04 Lepidocybium flavobrunneum 0,35 0,06 0,71 0,11 Makaira indica 9,80 1,80 5,03 0,80 Makaira mazara 0,00 0,00 1,24 0,20 Makaira nigricans 1,54 0,28 0,70 0,11 Mene maculata 0,00 0,00 0,04 0,01 Mobula spp. 0,93 0,17 0,00 0,00 Prionace glauca 1,93 0,35 1,17 0,19 Pseudocarcharias kamoharai 0,00 0,00 0,58 0,09 Pteroplatytrygon violacea 0,00 0,00 0,06 0,01 Ruvettus pretiosus 0,02 0,00 0,00 0,00 Sargocentron rubrum 0,02 0,00 0,13 0,02 Scomberomorus spp. 0,00 0,00 0,20 0,03 Sphyraena barracuda 0,00 0,00 0,13 0,02 Sphyrna lewini 0,50 0,09 1,63 0,26 Taractes sp. 0,34 0,06 0,03 0,01 Taractichthys longipinnis 0,06 0,01 0,17 0,03 Taractichthys steindachneri 0,00 0,00 0,02 0,00 Tetrapturus audax 0,00 0,00 0,04 0,01 Thunnus alalunga 0,68 0,12 0,92 0,15 Thunnus albacares 43,14 7,94 23,08 3,68 Thunnus obesus 7,12 1,31 24,12 3,84 Trichiurus lepturus 0,00 0,00 3,06 0,49 Trichiurus sp. 0,00 0,00 0,02 0,00 Xiphias gladius 2,04 0,38 2,38 0,38 Cá khác 0,00 0,00 0,01 0,00 Tổng 100,00 18,40 100,00 15,94 Ghi chú: 0,00 là nhỏ hơn 0,001 80 Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) và loài cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) là 2 loài quan trọng nhất và có giá trị nhất trong các chuyến biển của ngư dân. Qua 14 chuyến thử nghiệm, ñã bắt ñược 380 cá thể của 2 loài cá này với tổng sản lượng ñạt khoảng 13.240 kg (chiếm khoảng 42% tổng sản lượng khai thác). Trung bình, mỗi cá thể có khối lượng khoảng 35 kg. Trong 380 cá thể ñược cân khối lượng và ño chiều dài, có 249 cá thể có khối lượng ≥ 30 kg (chiếm khoảng 66%), ñạt tiêu chuẩn là cá xuất khẩu loại 1. ðiều này cho thấy, cá ngừ ñánh bắt ñược có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ cao trong sản lượng cá ngừ khai thác. Trong tổng số 162 mẻ câu sử dụng ñồng thời 2 loại lưỡi câu, có 124 mẻ bắt gặp cá ngừ vây vàng hoặc mắt to. Năng suất khai thác trung bình của 2 loài cá này ở lưỡi câu vòng cao hơn ở lưỡi câu thường, ñạt 9,25 kg ở lưỡi câu vòng và 7,53 kg/100 lưỡi câu ở lưỡi câu thường. Kết quả so sánh trung bình bằng t-Test cho thấy không có sự khác nhau về năng suất khai thác 2 loài cá này ở lưỡi câu vòng và lưỡi câu thường (p>0,05) nếu gộp cả cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to thành một nhóm. Nhưng nếu tách riêng sản lượng từng loại cá ngừ ñể so sánh thì tính chọn lọc ngư cụ của từng loại lưỡi câu ñối với các loài khác nhau thể hiện khá rõ. Năng suất khai thác cá ngừ vây vàng bằng lưỡi câu thường thấp hơn so với khai thác bằng lưỡi câu vòng, nhưng ñối với cá ngừ mắt to thì hiệu quả khai thác ngược lại. Sử dụng lưỡi câu thường cho năng suất khai thác cá ngừ mắt to cao hơn so với lưỡi câu vòng. Kết quả so sánh năng suất khai thác của từng loại lưỡi câu ñối với hai loài cá ngừ cho thấy, sự khác biệt về năng xuất khai thác có ý nghĩa thống kê với ñộ tin cậy 95% (p < 0,05). Như vậy, nếu xét hiệu quả ñánh bắt chung cho nhóm cá ngừ ðại dương thì việc sử dụng lưỡi câu vòng thay thế cho lưỡi câu thường không gây lo ngại về năng suất khai thác ñối với hai ñối tượng chính của nghề câu. 3. Thông tin về rùa biển, thú biển bắt gặp trong các chuyến ñiều tra Trong 14 chuyến thử nghiệm lưỡi câu vòng ñã bắt gặp 8 cá thể rùa biển thuộc 4 loài là Lepidochelys olivacea (4 cá thể), Dermochelys coriacea (1 cá thể) Eretmochelis imbricata (2 cá thể) và Chelonia mydas (1 cá thể). Trong ñó có 2 cá thể ñã bị chết trước khi ñược phát hiện, còn lại 6 cá thể ñã ñược các quan sát viên và các thuỷ thủ trên tàu gỡ câu, cứu sống và thả trở lại biển. Trong 8 cá thể rùa biển ñã bắt gặp, có 7 cá thể bị bắt bởi lưỡi câu thường (chiếm 88%) và 1 (12%) cá thể bị bắt bởi lưỡi câu vòng. Như vậy có thể thấy tỉ lệ ñánh bắt không chủ ý ñối với rùa biển của lưỡi câu vòng thấp hơn so với lưỡi câu thường. Các thông tin cơ bản của 8 cá thể rùa biển ñược trình bày ở bảng 3. 81 Bảng 3: Thông tin về rùa biển bắt gặp trong các chuyến ñiều tra thử nghiệm STT Mã chuyến Mẻ số Tên loài Khối lượng (kg) Dài mai (cm) Rộng mai (cm) Lưỡi câu Vị trí mắc câu Tình trạng lúc gặp Tình trạng lúc thả Ghi chú 1 2004 16 Lepidochelys olivacea 18 60 62 J Sâu trong cổ Sống Sống 2 2008 9 Lepidochelys olivacea 22 50 40 J Miệng Sống Sống 3 2008 24 Eretmochelis imbricata 5 30 29 J Miệng Sống Sống 4 3008 7 Lepidochelys olivacea 12 56 40 J Miệng Chết Chết 5 3008 8 Lepidochelys olivacea 6 42 34 C Miệng Chết Chết 6 3008 11 Dermochelys coriacea 50 J Sâu trong cổ Sống Sống Cắt dây câu 7 3003 17 Chelonia mydas 5 28,5 26 J Miệng Sống Sống 8 3003 18 Eretmochelis imbricata 2,5 18,5 20,5 J Bên ngoài Sống Sống IV. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Một số nhận xét Thành phần loài hải sản khai thác bằng nghề câu vàng khá nghèo nàn. Kết quả quan sát từ 14 chuyến biển chỉ bắt gặp 52 loài/nhóm loài thuộc 20 họ khác nhau. Năng suất khai thác của các chuyến thử nghiệm khá cao, trung bình ñạt khoảng 18,4 và 15,9 kg/100 lưỡi câu ñối với lưỡi câu vòng và lưỡi câu thường. Năng suất khai thác của lưỡi câu vòng và lưỡi câu thường không khác nhau. Tính lựa chọn ngư cụ của lưỡi câu vòng và lưỡi câu thường ñối với các loài cá nổi lớn khác nhau. Năng suất khai thác cá ngừ vây vàng và các loài cá nhám bằng lưỡi câu vòng cao hơn so với lưỡi câu thường. Ngược lại, sử dụng lưỡi câu thường khai thác cá ngừ mắt to cho năng suất cao hơn. 82 ðã bắt gặp 8 cá thể rùa biển, trong ñó 7 cá thể bị mắc lưỡi câu thường và 1 cá thể bị mắc lưỡi câu vòng. Như vậy, bước ñầu ñã xác ñịnh ñược tính lựa chọn ngư cụ của lưỡi câu vòng có thể ñã hạn chế khả năng ñánh bắt không chủ ý ñối với rùa biển. 2. Khuyến nghị - Cần có thêm các nghiên cứu thử nghiệm ñể ñánh giá hiệu quả ñánh bắt của lưỡi câu vòng và lưỡi câu thường với mục ñích tăng năng suất khai thác, hiệu quả kinh tế và giảm thiểu việc ñánh bắt rùa biển/thú biển không chủ ý. - Cần tuyên truyền sâu rộng ñến các chủ phương tiện khai thác, thuyền trưởng và ngư dân về việc sẽ sử dụng lưỡi câu vòng ñể khai thác nguồn lợi với mục ñích bảo vệ, bảo tồn các loài thủy sinh vật quý hiếm, trong ñó có rùa biển và thú biển. - Các quan sát viên trên tàu cần ñược ñào tạo, tập huấn sâu hơn toàn diện hơn, ñặc biệt là kiến thức về ngư loại học và cấp cứu rùa biển, thú biển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ðào Mạnh Sơn, 2002. Báo cáo tổng kết ñề tài "Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam". Lưu trữ tại thư viện Viện Nghiên cứu Hải sản. 2. ðào Mạnh Sơn, 2005. Nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi lớn ở vùng biển xa bờ miền Trung và ðông Nam bộ. Báo cáo tổng kết ñề tài cấp bộ. Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng. 3. Nathan M. Bacheler & Buckel Jeffrey A., 2004. Does hook type influence the catch rate, size, and injury of grouper in a North Carolina commercial fishery? Fisheries Research 69: 303-311. 4. D.W. Kerstetter & Graves J.E., 2006. Effects of circle versus J-style hooks on target and non-target species in a pelagic longline fishery. Fisheries Research 80: 239-250. 5. D.W. Kerstetter, Pacheco J.C., Hazin F.H., Travassos P.E. & Graves J.E., 2007. Preliminary results of circle and j-style hook comparisons in the Brazilian pelagic longline fishery. Col. Vol. Sci. Pap. ICCAT 60(6): 2140-2147. 6. Andrew J. Read, 2007. Do circle hooks reduce the mortality of sea turtles in pelagic longlines? A review of recent experiments. Biological conservation 135: 155-169. 83 7. Per Sparre & Venema Siebren C., 1995. Introduction to tropial fish stock assessment, part I - manual, 306/1 Rev 1. FAO Rome 8. Inc. StatSoft, 2004. STATISTICA (data analysis software system), version 7. PRELIMINARY COMPARISONS ON EFFECTIVE USE OF CIRCLE AND J-STYLE HOOKS IN THE VIETNAMESE PELAGIC LONGLINE FISHERY VU VIET HA, NGUYEN VAN HAI Summary: In 2009 and 2010, a total of 14 experiment fishing trips using both circle and J-style hooks on the longline fishing vessel was conducted off the coast of Central and South-eastern waters of Vietnam. The purpose of experiments is to estimate the catching efficiency of the circle hook and the j-hook, also considering the reduction and outreach of sea turtle by-catch. Results showed that the catch rate of the circle hook and j-hook is no significant different but the catch composition of circle hook differed in comparison to that of j-hook. Circle hook is high effective in catching yellow fin tuna, sharks and swordfish while the j-hook targeted highly in big eye tuna. Results also indicated that the reduction and outreach of sea turtle is higher with circle hook. Keywords: circle hook, j-hook, pelagic, catch rate, species composition. Ngày nhận bài: 25 - 8 - 2010 Người nhận xét: PGS. TS. Hồ Thanh Hải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf367_916_1_pb_5947_2079484.pdf
Tài liệu liên quan