TÓM TẮT
Đề tài “Bước đầu tạo cây tiêu (Piper nigrum) in vitro kháng nấm
Phytophthora sp.” được tiến hành giai đọan đầu là giai đoạn tạo ra cây tiêu trong phòng
thí nghiệm tại Bộ môn Công Nghệ Sinh Học và Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2006.
Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết nấm Phytophthora đến
khả năng hình thành chồi từ mô sẹo tiêu
Tạo mô sẹo từ mẫu lá cây tiêu in vitro
Thí nghiệm được thực hiện trên môi trường MS có bổ sung 1mg/L 2,4D và 3mg/L
BA.
Nuôi cấy tạo dịch nấm Phytophthora
Thí nghiệm chủng dịch nấm Phytophthora trong môi trường nuôi cấy
mô sẹo cây tiêu
Thực hiện chủng dịch nấm Phytophthora vào môi trường nuôi cấy mô sẹo tiêu
với nhiều nồng độ dịch nấm khác nhau. (bảng bố trí thí nghiệm).
Thí nghiệm 2: Nhuộm mẩu mô sẹo
Nhuộm mẫu bằng phẩm nhuộm hai màu là dung dịch gồm hai thứ phẩm nhuộm:
- Phẩm đỏ Carmin sẽ nhuộm màu hồng lạt hay tím lạt nếu màng tế bào bằng
chất cellulose pectic.
- Phẩm xanh lục vert d’iod sẽ nhuộm màu xanh lục nếu màng tế bào bằng chất
gỗ (ligin) hay bần (suberin).
Bố trí thí nghiệm chủng dịch nấm Phytophthora trong môi trường
nuôi cấy mô sẹo cây tiêu
Phương pháp Nghiệm Nồng độ Số Tổng số
Số mẫu/chai
vô trùng thức dịch nấm (%) chai mẫu
DC 0 15 2 30
CC 5 15 2 30
Hấp khử trùng CB 10 15 2 30
CA 20 15 2 30
KC 5 15 2 30
Lọc vô trùng KB 10 15 2 30
KA 20 15 2 30
Ghi chú: DC: đối chứng có nồng độ dịch nấm là 0%, CC: nồng độ dịch nấm 5%
có hấp khử trùng, CB: nồng độ dịch nấm 10% có hấp khử trùng, CA: nồng độ dịch nấm
20% có hấp khử trùng, KC: nồng độ dịch nấm 5% lọc vô trùng, KB: nồng độ dịch nấm
10% lọc vô trùng, KA: nồng độ dịch nấm 20% lọc vô trùng.
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT .ii
MỤC LỤC .iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .ix
PHẦN 1. GIỚI THIỆU . 1
1.1Đặt vấn đề . 1
1.2Mục đích .2
1.3Yêu cầu .2
1.4Giới hạn đề tài .2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3
2.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây tiêu 3
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hạt tiêu trên thế giới và Việt Nam .3
2.2.1 Thế giới 3
2.2.2 Việt Nam 4
2.2.2.1 Tình hình sản xuất .4
2.2.2.2 Tình hình tiêu thụ 7
2.3 Tình hình bệnh trên cây tiêu .8
2.3.1 Bệnh chết nhanh dây tiêu do nấm Phytophothra gây ra 8
2.3.2 Điều kiện phát sinh bệnh, phát triển bệnh 9
2.4 Giới thiệu về giống Phytophthora 9
2.5 Lịch sử phát triển của nuôi cấy mô tế bào thực vật 10
2.6 Sự hình thành và phát triển của mô sẹo 15
2.6.1 Sự hình thành mô sẹo . 15
2.6.2 Sự hình thành chồi từ mô sẹo . 17
2.7 Các nhóm chất kích thích ảnh hưởng lên quá trình tạo mô sẹo . 17
2.7.1 Auxin 17
2.7.1.1 Tính chất sinh lý của Auxin . 18
2.7.1.2 Auxin trong cây trồng 18
2.7.1.3 Các chất auxin tổng hợp 19
2.7.2 Cytokinine 19
2.7.2.1 Tính chất sinh lý của Cytokinine .20
2.7.2.2 Cytokinine trong cây trồng 20
2.8 Một số nghiên cứu tạo cây kháng
bệnh bằng phương pháp nuôi cấy in vitro 20
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP 22
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
3.2 Thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm 22
3.2.1 Phòng chuẩn bị môi trường .22
3.2.2 Phòng cấy cây 22
3.2.3 Phòng cấy nấm .22
3.2.4 Phòng nuôi cây .23
3.2.5 Môi trường cơ bản dùng trong thí nghiệm .23
3.3. Vật liệu nuôi cấy 23
3.4. Phương pháp thí nghiệm 24
3.4.1 Thí nghiệm : Ảnh hưởng của dịch chiết
nấm Phytophthora đến khả năng hình thành chồi từ mô sẹo tiêu .24
3.4.1.1 Tạo mô sẹo từ mẫu lá cây tiêu in vitro 24
3.4.1.2 Nuôi cấy tạo dịch nấm Phytophthora 24
3.4.2.3 Thí nghiệm chủng dịch nấm Phytophthora
trong môi trường nuôi cấy mô sẹo cây tiêu .25
3.4.4 Nhuộm mẫu mô sẹo và xem kết quả dưới kính hiển vi .27
3.5 Phân tích thống kê 27
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Thí nghiệm : Ảnh hưởng của dịch chiết nấm
Phytophthora đến khả nằng hình thành chồi từ mô sẹo tiêu 28
4.1.1 Tạo mô sẹo từ mẫu lá cây tiêu in vitro .28
4.1.2 Thí nghiệm chủng dịch nấm Phytophthora trong
môi trường nuôi cấy mô sẹo cây tiêu .28
4.3 Nhuộm mẫu mô sẹo tiêu sau 10 tuần nuôi cấy .34
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37
5.1 Kết luận .37
5.2 Kiến nghị 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
MỤC LỤC 1 .39
MỤC LỤC 2 .40 .
Bước đầu tạo cây tiêu (Piper nigrum) invitro kháng nấm Phytophthora sp
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bước đầu tạo cây tiêu (Piper nigrum) in vitro kháng nấm Phytophthora sp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực vật bậc cao là zeatin lấy từ mầm ngô.
Việc phát hiện vai trò của IAA, NAA, 2,4D và kinetin cùng với phát hiện vai
trò của các vitamin và nƣớc dừa là những bƣớc tiến rất quan trọng trong giai đoạn phát
triển thứ hai cùa nuôi cấy mô thực vật, đó là tiền đề kỹ thuật cho việc xây dựng các
môi trƣờng xác định về mặt hóa học và cho việc làm các thí nghiệm ổn định dẫn đến
các giai đoạn tiếp theo của ngành khoa học này.
Năm 1957, Skoog và Miller công bố các kết quả nghiên cứu về ảnh hƣởng của
tỷ lệ kinetin/auxin trong môi trƣờng nuôi cấy đối với việc hình thành các cơ quan của
mô sẹo thuốc lá. Khi giảm thấp tỷ lệ kinetin/auxin, mô sẹo có khuynh hƣớng phát triển
rễ, ngƣợc lại nếu tỷ lệ kinetin/auxin tăng thì dẫn đến hiện tƣợng tạo chồi ở mô sẹo.
Hiện tƣợng này đƣợc xác nhận trên nhiều cây khác nhau và đóng góp rất lớn vào điều
khiển sinh trƣởng, phát triển, phát sinh cơ quan của mô tế bào trong nuôi cấy. Thành
công của Skoog và Miller dẫn đến nhiều phát hiện quan trọng khác, mở đầu cho giai
đoạn thứ ba của lịch sử nuôi cấy mô thực vật.
Trong thời gian từ 1954 đến 1959, kỹ thuật tách và nuôi cấy tế bào đơn, các tế
bào sống độc lập không dính với các tế bào khác đã đƣợc phát triển. Muir, Hildebrandt
và Riker đã tách các tế bào mô sẹo thành một dịch huyền phù các tế bào đơn bằng cách
đƣa lắc trên máy lắc. Nickell (1956) nuôi liên tục đƣợc một huyền phù tế bào đơn cây
đậu (Phaseolus vulgaris). Melches và Beckman (1959) đã nuôi liên tục tế bào đơn
trong các bình dung tích khá lớn bằng cách sục khí liên tục và thỉnh thoảng thu hoạch
tế bào, thêm dung dịch dinh dƣỡng mới. Kỹ thuật nuôi cấy tế bào đơn đã phát triển cao
độ với các thiết bị tinh vi phức tạp do Street và những ngƣời cộng tác đề nghị. Năm
1960 Bergman công bố có thể dùng phƣơng pháp lọc đơn giản để thu đƣợc một huyền
13
phù không có tế bào dính cụm ma gồm hầu hết là tế bào đơn. Các tế bào đơn có thể
gieo trên môi trƣờng, trong các hộp lồng, tiếp tục sống, phân chia và tái tạo mô sẹo.
Cùng với kỹ thuật gieo tế bào của Bergman, nhiều tác giả đã thành công trong việc tạo
dựng đƣợc một cây hoàn chỉnh từ một tễ bào, chứng minh một cách tốt đẹp tính toàn
thế của tế bào thực vật. Khả năng nuôi cấy tế bào thực vật trong các bình lên men dùng
trong công nghiệp vi sinh và khả năng tái tạo cây hoàn chỉnh từ tế bào đã mở ra những
triển vọng mới trong việc tạo dòng tế bào đột biến, các dòng tế bào siêu sản xuất (over
production) một sản phẩm thứ cấp nào đó và khả năng tăng tần suất đột biến trong di
truyền đột biến ở thực vật bậc cao.
Ngƣời ta bắt đầu chú ý đến kỹ thuật nuôi cấy túi phấn sau khi Guha và
Maheswari (1966) công bố tạo thành công cây đơn bội từ nuôi cấy túi phấn cây cà độc
dƣợc (Datura inoxia). Một năm sau, nhóm Bourgin và Nitsch tạo thành công cây đơn
bội từ túi phấn thuốc lá. Đến nay, việc tạo cây đơn bội thông qua nuôi cấy túi phấn và
hạt phấn dã thành công ở rất nhiều cây và đã đóng góp vô cùng lớn vào việc tăng thêm
các kiến thức di truyền thực vật và thực tiễn tuyển chọn giống.
Năm 1960, Cooking ở trƣờng đại học Nottingham công bố có thể dùng
cellulase để phân hủy vỏ cellulose của vỏ tế bào thực vật, kết quả thu đƣợc các tế bào
tròn, không có vỏ bọc gọi là protoplast. Ngƣời ta thật sự chú ý đến triển vọng của
protoplast vào đầu những năm 1970, khi các tác giả Nagata và Takebe (Nhật) thành
công trong việc làm cho các protoplast tách từ mô thuốc lá tái tạo vỏ cellulose, phân
chia và tạo thành một quần lạc tế bào trong môi trƣờng lỏng. Đông thời Takebe, Labib
và Melchers đã sử dụng kỹ thuật gieo tế bào của Bergman vào protoplast và tạo cây
hoàn chỉnh từ protoplast. Do các protoplast có khả năng dung hợp đƣợc với nhau trong
các điều kiện nhất định và hấp thu các phân tử lớn hoặc thậm chí các cơ quan tử từ bên
ngoài, các nhà nuôi cấy mô thực vật đặt hi vòng vào kỹ thuật protoplast để chọn giống
có hiệu quả hơn. Hy vọng này đến nay đƣợc thực tế hoàn toàn xác nhận sau khi nhiều
nhóm nghiên cứu trên thế giới đã tuyên bố lai thành công giữa loài nhờ kỹ thuật
protoplast, một việc không thể thực hiện đƣợc bằng lai hữu tính cổ điển. Về mặt lý
luận di truyền học, protoplast là công cụ không thay thế đƣợc để nghiên cứu hiện
tƣợng NST hòa hợp của các tế bào khác loài sau khi dung hợp, vai trò của DNA trong
các cơ quan tử và quan hệ của chúng với DNA trong nhân bào.
14
Vấn đề biến tính của tế bào thực vật đƣợc Ledoux và cộng tác viên đề xƣớng
vào năm 1965. Ông cho rằng tế bào, thậm chi hạt gống thực vật, có khả năng hấp thụ
DNA ngoại lai vào trong tế bào. DNA ngoại lai có thể gắn với DNA nội bào và có
hoạt động biểu hiện tính di truyền, gây nên sự biến tính ở thực vật nhƣ đã chứng minh
ở vi sinh vật Các thí nghiệm của Ledoux đƣợc tranh cãi rất nhiều, đến nay hầu hết các
nhà khoa học có liên quan đều xác nhận khả năng xâm nhập của DNA ngoại lai, nhất
là vào protoplast thực vật, khả năng tồn tại và biểu hiện các thông tin di truyền của
chúng. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để bảo vệ DNA ngoại lai chống lại hệ phân
hủy acid nucleic có trong tế bào chủ.
Từ năm 1980 đến 1922 hàng loạt các thành công mới trong lĩnh vực gene thực
vật và đƣợc công bố. Nhờ các plasmid, phân tử DNA vòng thƣờng có trong tế bào vi
khuẩn, đƣợc lắp ghép, cấu trúc lại sao cho trong plasmid có gắn thêm một gene xác
định đã thực hiện thành công, hàng loạt công trình chuyển gene ngoại lai vào nhiều họ
thực vật. Chỉ trong một thời gian rất ngắn các thành công này đƣợc các công ty cây
trồng siêu quốc gia khai thác triệt để. Các phƣơng pháp để đƣa gene ngoại lai vào tế
bào thực vật cũng trở nên đa dạng. Ngoài phƣơng pháp chuyển gene bằng vi khuẩn
Agrobacterium, các phƣơng pháp chuyển gene trực tiếp nhƣ kỹ thuật sử dụng điện
(electroporation), kỹ thuật vi tiêm (microinjection), sử dụng siêu âm (ultrasonic gene
transfer), sử dụng súng bắn gene (gene gun) đang đƣợc các phòng thí nghiệm trên thế
giới phát triển mạnh và đạt kết quả rất chắc chắn.
Khả năng ứng dụng nuôi cấy mô thực vật dễ thấy nhất là trong lĩnh vực nhân
giống cây trồng và phục tráng cây trồng. Ngay từ năm 1960, Morel đã nhận thấy đỉnh
sinh trƣởng của các loài địa lan (Cymbidium) khi đem nuôi cấy sẽ hình thành các
protocorm. Khi chia cắt các protocorm và nuôi cấy tiếp lại thì đƣợc các protocorm
mới. Khi để trong các điều kiện nhất định thì protocorm có thể phát triển thành cây lan
con. Hơn nữa các tế bào ở đỉnh sinh trƣởng thực vật chứa rất ít hoặc hoàn toàn không
chứa virus, do đó với phƣơng pháp nuôi cấy đỉnh sinh trƣởng, Morel có thể phục
tráng, tạo các dòng vô tính không bị nhiễm bệnh virus. Kỹ thuật này đặc biệt có giá trị
với cây khoai tây, dâu tây, cây ăn quả và nhiều cây nhân giống vô tính khác.
Việc ứng dụng nuôi cấy mô thực vật trong nhân giống đƣợc Nozeran nhân lên
một mức mới khi ông nhận thấy sự trẻ hóa của chồi nách cây nho và cầy khoai tây
15
đem nuôi cấy nhiều lần trong ống nghiệm. Việc ứng dụng nuôi cấy mô ở quy mô lớn
không còn hạn chế ở cây cảnh mà đƣợc thực hiện ở quy mô thƣơng mại đối với hàng
loạt cây trồng có giá trị kinh tế cao nhƣ chuối, cà phê, cọ dầu, sắn, khoai tây, cây ăn
quả có múi và đã có những đống góp to lớn cho nông nghiệp thế giới. Chúng ta đang
bƣớc vào giai đoạn phát triển thứ 4 của nuôi cấy mô thực vật. Đó là gia đoạn nuôi cấy
mô thực vật đƣợc ứng dụng mạnh mẽ vào thực tiễn chọn giống, nhân giống, vào việc
sản xuất các chất thứ cấp có hoạt tính sinh học và vào nghiên cứu lý luận di truyền
thực vật bậc cao. Các hiểu biết cơ bản về đời sống của mô và tế bào đơn độc trong môi
trƣờng nhân tạo, nhu cầu chất khoáng, vitamin, chất sinh trƣởng, nguồn cacbon của
chúng, các kỹ thuật cơ bản để tách, nuôi cấy, điều khiển sự phân hóa từ các bộ phận
khác nhau của cây trồng là những tiền đề đƣợc chuẩn bị trong giai đoạn trƣớc.
Nuôi cấy mô thực vật hiện nay đƣợc đƣa vào trong các chƣơng trình chọn
giống, nhân giống hiện đại. Mặc dù còn rất nhiều vấn đề phải đi sâu nghiên cứu đẻ giải
quyết trong những năm tới, nuôi cấy mô thực vật ở Việt Nam đã thoát ra khỏi giai
đoạn phôi thai của nó và đang chuẩn bị những đóng góp tích cực vào lý luận sinh học
cây trồng và vào thực tiễn nông nghiệp.
2.6 Sự hình thành và phát triển của mô sẹo
2.6.1 Sự hình thành mô sẹo
Mô sẹo là một khối tế bào phát sinh vô tổ chức, có hình dạng không nhất định,
do không có lớp nhu mô. Mô sẹo đƣợc hình thành từ mặt cắt của thân hay rễ, bao gồm
tế bào nhu mô và thành phần tế bào rây (Esau, 1977). Mô sẹo hình thành ở hầu hết các
bộ phận của cây (thân, lá, rễ), khi nơi đó có vết cắt (Street, 1969). Điều quan trọng
đƣợc nhận thấy ở đặc tính của mô sẹo là.: mô sẹo phát triển không theo quy luật nhƣng
có khả năng biệt hóa thành rễ, chồi và phôi để có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh.
Đặc điểm sinh trƣởng của mô sẹo có quan hệ với cơ quan hình thành mô sẹo,
thành phần môi trƣờng nuôi cấy, và điều kiện nuôi cấy. Sự hình thành mô sẹo chia ra 3
giai đoạn: phát sinh mô sẹo, phân chia tế bào và biệt hóa.
(1) Trong phase phát sinh mô sẹo, sự trao đổi chất kích thích tế bào chuẩn bị
phân chia, giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào tình trạng sinh lý của mô đƣợc
đƣa vào nuôi cấy và điều kiện nuôi cấy.
(2) Tế bào đi vào giai đoạn phân chia tăng sinh khối.
16
(3) Tế bào đi vào quá trình biệt hóa, xuất hiện sự biệt hóa tế bào và sự xuất hiện
các con đƣờng trao đổi chất dẫn đến sự sản xuất các chất thứ cấp có hoạt tính sinh học
(Aitchison và ctv, 1977). Mô sẹo thƣờng có màu vàng, trắng, xanh hay màu sắc tố
anthocyanin. Sự biệt hóa tế bào hình thành chất liệu tạo nhu mô các loại, các tế bào
rây, hơn nữa hình thành vùng mô phân sinh, trung tâm sự tạo nên chồi và rễ.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, mô sẹo đƣợc tạo ra từ những mô hay cơ quan có
chứa diệp lục có khả năng quang tự dƣỡng (Street, 1969). Hildebrandt và ctv (1963)
cho rằng, mô sẹo có chứa diệp lục phụ thuộc vào lƣợng đƣờng bổ sung trong môi
trƣờng và cƣờng độ ánh sáng. Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng quang tự
dƣỡng của những tế bào có chứa diệp lục (tế bào có màu xanh) nhƣ: cƣờng độ ánh
sáng mạnh, ánh sáng màu xanh cần thiết cho sự biệt hóa diệp lục và sự hình thành các
enzyme, đƣờng thấp, auxin thấp, CO2 cao và tăng hàm lƣợng phosphate (Barz và
Husemanm, 1982), và những tế bào quang tự dƣỡng này có khả năng cố định 14CO2
bằng chu trình Calvin mặc dù có sự xuất hiện của các acid hữu cơ 4 cacbon (Yamada,
Sato và Watanabe, 1982). Một vấn đề quan tâm trong nuôi cấy mô sẹo là sự biến tính
tế bào. Sự biến tính này xảy ra do: độ già của mẫu, sự thay đổi tế bào chất của nhân, tế
bào đa bội có số lƣợng DNA cao, thời gian duy trì nuôi cấy, thành phần môi trƣờng
nhất là hormon (Earle và Demarly, 1982). (trích dẫn bởi Trần Văn Minh, 2003)
Để tạo mô sẹo trong môi trƣờng nuôi cấy có bổ sung chất sinh trƣởng, đôi khi
có dịch chiết (Kordan, 1959). Phụ thuộc vào loại mô nuôi cấy mà chất sinh trƣởng
thêm vào có khác nhau (Yeoman và Macleod, 1977). Chất hormon thƣờng tổ hợp
thành 4 nhóm:
(1) Auxin
(2) Cytokinin
(3) Auxin + Cytokinin
(4) Dịch chiết
Sau khi mô sẹo hình thành, mô sẹo đƣợc cấy chuyền. Môi trƣờng cấy chuyền
cũng giống nhƣ môi trƣờng tạo mô sẹo nhƣng chất sinh trƣởng đƣợc giảm nồng độ.
Kích thƣớc tách mô sẹo nhỏ vừa phải để tế bào phát triển mạnh nhất, thƣờng cụm mô
sẹo có kích thƣớc 5-10mm và có trọng lƣợng là 20-100mg, thời gian giữa hai lần cấy
17
chuyền là 20-30 ngày phụ thuộc vào từng loại mô sẹo. Trong quá trình phát triển mô
sẹo thƣờng xuất hiện hai loại tế bào:
(1) Loại tế bào xốp, có không bào to, nhân nhỏ và tế bào chất loãng.
(2) Loại tế bào chặt, có không bào nhỏ, nhân to và tế bào chất đậm đặc.
Mô sẹo cấy chuyền càng nhiều lần thì khả năng tái sinh càng giảm.
2.6.2 Sự hình thành chồi từ mô sẹo
Sự hình thành chồi từ mô sẹo đƣợc kích thích bởi:
- Các chất sinh trƣởng đƣa vào môi trƣờng.
- Chất đƣợc sản sinh ra trong nuôi cấy mô sẹo.
- Các chất có chứa sẵn trong mẫu nuôi cấy.
Khả năng hình thành chồi từ mô sẹo phụ thuộc vào số lần cấy chuyền mà các
chất có trong mẫu không có khả năng tổng hợp trong thời gian dài và sự hình thành tế
bào xốp.
Sự hình thành chồi đƣợc điều khiển bằng hóa chất (Skoog, 1944). Theo Trần
Thanh Vân & Trinh (1978) sự hình thành chồi đƣợc điều khiển bằng:
- Tỷ lệ cytokinin / auxin từ 10-100.
- Cacbohydrate nhƣ sucrose và các chất hữu cở nhƣ casein hydrolysate.
- Điều kiện nuôi cấy.
- Dịch chiết
Tạo rễ cần auxin, khoáng, nhiệt độ, ánh sáng. Adenine sulfate có tác dụng cản
trở auxin. GA3 cản trở sinh tổng hợp và tích lũy tinh bột, cần thiết trong hình thành
chồi. Sự hình thành chồi nhiều khi lại xảy ra trên môi trƣờng không sinh trƣởng
(Walker, Wendeln và Jaworski, 1979), hay có cytokinin và không có auxin
(Gresshoff, 1978). Để tạo ra rễ thƣờng dùng phlorolgucinol + IBA có hiệu quả hơn
chỉ dùng auxin. (trích dẫn bởi Trần Văn Minh, 2003)
2.7 Các nhóm chất kích thích ảnh hƣởng lên quá trình tạo mô sẹo
2.7.1 Auxin
Auxin đƣợc khám phá ra do các thí nghiệm thực hiện trên các phản ứng về
đƣờng cong của loài Coléoptiles họ Graminées. Do có tác dụng trong hoạt động kéo
dài tế bào nên có tên nhƣ vậy. Đây là một chất có nhân indole, có công thức nguyên là
C10H9O2N, có tên là acid indole β acetique hoặc acid β indolylacétique.
18
2.7.1.1 Tính chất sinh lý của Auxin
Auxin can thiệp vào nhiều hiện tƣợng sinh lý, hoạt động của nó phụ thuộc vào
nồng độ và các sự hỗ tƣơng qua lại của chúng với các chất điều hòa khác. Các tác
động của Auxin đƣợc thể hiện nhƣ sau:
- Kéo dài tế bào: làm gia tăng tính đàn hồi của thành tế bào và cho sự xâm nhập
của nƣớc vào bên trong tế bào; lúc đó sự đề kháng của thành tế bào giảm đi và tế bào
tự kéo dài ra.
- Sự thay đổi về tính thẩm thấu của màng tế bào, sự thay đổi này thể hiện bằng
một sự phóng thích ion H+, ion này gây ra một hoạt tính acid có tác dụng làm giảm
tính đề kháng của thành tế bào và bởi sự hấp thu ion K+.
- Một hoạt động tổng quát trên sự chuyển hóa và đặc biệt là trên sự tổng hợp
ARN robosomique.
- Sự kích thích về sự phân chia tế bào đối với các tế bào nguồn gốc cambium.
Hiệu quả này là do chất “histogène” bởi vì nó dẫn đến có nhiều tế bào giống nhau
hoàn toàn, các tế bào này tạo nên một “mô sẹo”.
- Hoạt động lên sự tổng hợp ethylene bắt đầu từ một vài nồng độ; chất ethylen
tham gia trong giai đoạn trở về để điều chỉnh tỉ lệ chất auxin, ít nhất ở mức độ chuyên chở.
- Hoạt động trong các phản ứng về tăng trƣởng và trong các sự hỗ tƣơng giữa
các cơ quan với nhau, đặc biệt về tính ƣu thế của chồi non.
- Có tác dụng làm giảm sự rụng lá và trái.
- Có tác dụng kích thích tạo rễ.
2.7.1.2 Auxin trong cây trồng
Tất cả cây trồng đều tổng hợp đƣợc chất auxin dạng tổng hợp tùy theo giai đoạn
phát triển của chúng. Chất auxin sinh ra đƣợc hiện diện trong các lá rất non, trong các
chồi đang hoạt động, ở mức độ phát hoa và ở trên các quả còn non.
Auxin lƣu thông từ đỉnh xuống phần dƣới các cơ quan với một sự phân cực rõ
ràng đƣợc thấy rõ trên các cơ quan thực vật còn non, nhƣng trong quá trình chuyển
vận này chúng bị thoái hóa bởi sự auxin-oxydases, điều này cho thấy nồng độ auxin thì
luôn cao hơn gần với những nơi tổng hợp chúng. Nhƣ vậy, auxin hiện diện với nồng
độ vừa đủ ở mức các điểm tăng trƣởng hoặc ở phát hoa để đảm bảo sự nhân giống và
kéo dài tế bào.
19
2.7.1.3 Các chất auxin tổng hợp
Ngay từ khi auxin đƣợc nhận dạng, có nhiều chất có cấu trúc gần nhau và giống
nhau về mặt hóa học đã đƣợc thí nghiệm. Một vài chất trong số này đã thể hiện những
đặc tính tƣơng tự nhƣ đặc tính của auxin, nhƣng thƣờng với các liều lƣợng thấp hơn,
hơn nữa chúng ít bị kiểm soát bởi các enzyme, chúng có thể có một hoạt động kéo dài.
Trong số những chất đƣợc sử dụng, chúng ta có thể kể ra các chất chính sau:
Acid indolylbutyrique (AIB)
Acid naphtylacetique (ANA) hoặc các chất dẫn xuất của chúng nhƣ:
Acid naphtyloxyacetique (ANOA)
Acid naphtylacétamide (NAD)
Acid 2,4 dichrolophen-oxyacetique (2,4-D)
Trong thực tế, auxin có thể đƣợc sử dụng, nó ít độc nhƣng cũng ít hiệu quả bởi
vì nó bị kiểm soát rất nhanh, chính vì vậy mà các chất tổng hợp đã thay thế chất auxin
mặc dù chúng có những nguy hại về độc tính cao hơn.
Trong những ứng dụng thực tiễn, các chất có cấu trúc giống auxin đƣợc sử dụng
để giâm cành, chúng đƣợc tìm thấy trong các ứng dụng quan trọng nhƣ: trong nghành
cây ăn quả dùng để làm trống, sáng các quả, sự đậu quả hoặc còn để làm chậm sự thu
hoạch quả.
Trong lĩnh vực nuôi cấy in vitro, những chất giống đƣợc sử dụng và auxin đã
chiếm một vị trí quan trọng hơn, hai tính chất của chúng đƣợc nghiên cứu thuộc lĩnh
vực nhân tế bào và hiệu quả ra rễ. Ngoài ra, trong thực tiễn chúng còn đƣợc dùng để
giâm cành, để làm sáng quả, sự đậu quả và làm chậm sự thu hoạch quả.
2.7.2 Cytokinine
Cytokinine đƣợc khám phá do trung gian của sự nuôi cấy in vitro. Ngƣời ta đã
biết sự thêm nƣớc dừa vào môi trƣờng nuôi cấy gây ra hiệu quả làm thuận lợi cho việc
nhân chia tế bào và cho việc hình thành các chồi. Vào năm 1956, Skoog đã cô lập
đƣợc một chất rất hoạt động mà ngƣời ta đặt tên là kinétine, do ADN biến chất.
Cytokinine là các chất adenine đƣợc thay thế, chất này đƣợc ngƣời ta biết qua 2
nhóm nội sinh là:
Zeatine.
Isopentényladénine (IPA), Cytokinine tự nhiên và các chất tổng hợp. Có hai
20
loại đƣợc sử dụng nhiều nhất là:
Kinetine ( 6 furfuryl-aminopurine).
Benzyladenine (BAP) (6-benzyl- aminopurine).
2.7.2.1 Tính chất sinh lý của Cytokinine
- Tác động hiệu quả rất rõ lên sự phân chia tế bào, trong quá trình này, chúng
cần thiết nhƣng chúng không hiệu quả nếu vắng mặt auxin: Cytokinine là chất bổ
sung; auxin làm thuận lợi cho sự nhân đôi của acid desoxyribonucleique (ADN) và
Cytokinine cho phép làm tách rời các chromosome.
- Có vai trò rất rõ trong việc tạo cơ quan thực vật, ở đây chúng sẽ kích thích
mạnh mẽ sự thành lập các chồi non. Trái lại, chúng là chất đối kháng với sự tạo rễ.
- Hoạt động kích thích sự chuyển hóa, làm thuận lợi việc tổng hợp protein, mặt
khác trong lúc bảo vệ các chất chuyển hóa chống lại tác động của enzyme li giải.
- Hiệu quả đối kháng của tính ƣu thế chồi non: các chồi nách đƣợc xử lí
Cytokinine sẽ tăng trƣởng và cạnh tranh với chồi tận cùng.
- Cytokinine có vai trò quan trọng trong nuôi cấy in vitro, nó thể hiện các tính
chất cần thiết để duy trì sự sống của mô, kích thích sự phân chia tế bào và định hƣớng
tế bào trong con đƣờng phân hóa.
2.7.2.2 Cytokinine trong cây trồng
Đƣợc tìm thấy đầu tiên vào năm 1963 trong các phôi còn non của cây ngô (là
zeatine); chất thứ hai là IPA thấy ở trong cây bị nhiễm vi khuẩn Corynebacterium
fascines. Chúng định vị ở lá non trong chồi và ở các đầu của rễ cây.
2.8 Một số nghiên cứu tạo cây kháng bệnh bằng phƣơng pháp nuôi cấy in vitro
Dựa trên kỹ thuật chọn dòng đột biến in vitro, Steiner, đã chọn đƣợc dòng mía
chống chịu bệnh mắt én (eyes spot), bệnh này do Helmintosporium sacchari, một loại
nấm sản sinh ra độc tố Helmintosporoside gây hƣ hại lá. Những cây mía tái sinh chống
chịu bệnh mắt én từ dòng tế bào bố mẹ CP-57-603 qua chọn dòng chống chịu độc tố
Helmintosporoside, những cây mía này đƣợc trồng ra đồng và tiếp tục chọn lựa.
Tƣơng tự, Krsishamarthi đã tạo ra dòng mía Pinda 70-31 chống chịu bệnh Fiji, một
loại bệnh dự đoán là do virus gây ra. Do tính chống chịu bệnh Fiji tốt nên hiện nay
Pinda 70-31 đã trở thành dòng thƣơng mại quan trọng ở Fiji. Ngƣời ta còn nhận thấy
Pinda 70-31 còn chống chịu bệnh phấn trắng (Downy Wildew), loại bệnh này gây ra
21
bởi nấm Sclerospora sacchari. Tiếp theo là Gengenbach và Brettel thu đƣợc những
dòng tế bào và cây ngô chống chịu độc tố.
Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ cho thấy rằng ngay trên cây có khả năng kháng
bệnh cũng cho thấy mô, tế bào hay protoplast cũng biểu hiện tính kháng khi nuôi cấy
với độc tố. Cây phát sinh từ mô sẹo kháng độc tố đã đƣợc tái sinh thành công ở ngô,
ở khoai tây ở lúa mì. Behnke (1980) ghi nhận rằng lá cây khoai tây tái sinh từ mô sẹo
đƣợc chọn lọc tính kháng với dịch vô trùng (FP) Phytophthora infestans thể hiện tính
kháng với FP này tốt hơn so với đối chứng. Tuy nhiên, không có sự liên hệ hoàn toàn
về mặt tính kháng FP đƣợc quan sát ở cây tái sinh và cây đối chứng đƣợc xử lý bào
tử nấm.
Cây kháng bệnh đầu tiên đƣợc thu nhận bởi Karlson (1973) khi xử lý mô nuôi cấy
với độc tố. Kế đó tái sinh cây từ những dòng tế bào cho tính kháng ổn định. Cây kháng
bệnh vàng lá đƣợc tái sinh sau khi xử lý tế bào đơn bội thuốc lá với các toxin của vi
khuẩn.
Sau đó những kết quả tƣơng tự đƣợc ghi nhận khi sử dụng mô nhị bội nuôi cấy,
với hệ thống nuôi cấy tế bào hay protoplast và mô sẹo, có hay không có chất xử lý đột
biến, gần đây cây kháng bệnh đã đƣợc tái sinh ở ngô và mía qua chọn lọc in vitro.
Solodkaya và ctv (1983) tái sinh cây thập tự từ dịch huyền phù tế bào đƣợc
nuôi cấy trên môi trƣờng có chứa dịch nấm vô trùng Sclerotinia trifolium Erikss.
Khromova và cộng tác viên (1983) tái sinh cây khoai tây từ mô sẹo đƣợc nuôi cấy
trên môi trƣờng có dịch khuẩn vô trùng gây bệnh thối rễ. Tính kháng của cây còn
đƣợc theo dõi cho đến ngày nay.
Đã tạo ra những dòng tiêu có tính chống chịu với nấm Phytophthora ở Ấn Độ,
Malaysia, Indonesia (Kasim, 1981; Kueh và Sim, 1992; Anandaraji 2000). Và dòng
tiêu Natar 1 là một trong những dòng tiêu thƣơng mại có khả năng chống chịu với nấm
Phytophthora đã đƣợc đƣa ra trồng ở Indonesia.
22
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian thực hiện từ tháng 2 năm 2006 đến tháng 6 năm 2006.
- Địa điểm thực hiện tại Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, Bộ môn Bảo Vệ Thực
Vật – Trƣờng Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
3.2 Thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm
3.2.1 Phòng chuẩn bị môi trƣờng
- Tủ sấy: để sấy khô các dụng cụ
- Nồi hấp autolave: hấp vô trùng môi trƣờng và dụng cụ nuôi cấy
- Tủ lạnh: để bảo quản hóa chất và môi trƣờng dự trữ
- Bể rửa chai, ống nghiệm
- Bếp điện: để nấu môi trƣờng và hấp cách thủy hóa chất
- Cân phân tích: để cân đƣờng, Agar, các hóa chất
- Máy khuấy từ
- Máy đo pH
- Chai nƣớc biển 250ml: để cấy cây và mô sẹo
3.2.2 Phòng cấy cây
- Tủ cấy vô trùng
- Đèn cực tím
- Giá, bàn để môi trƣờng và mẫu cấy
- Các dụng cụ cấy gồm: dao cấy, kéo, pince, đèn cồn, bình phun và bông gòn tất
cả đã đƣợc hấp vô trùng
3.2.3 Phòng cấy nấm
- Tủ cấy nấm
- Đèn cực tím
- Các dụng cụ cấy gồm: dao, que cấy, đèn cồn, bình phun, giấy thấm
23
3.2.4 Phòng nuôi cây
- Kệ đặt chai hoặc ống nghiệm nuôi cấy (0,6x2m), trên mỗi kệ đều lắp đèn
huỳnh quang dài 1,2m
- Máy điều hòa nhiệt độ để đảm bảo nhiệt độ phòng nuôi cây là 25 ± 20 C
- Nhiệt kế để đo nhiệt độ phòng nuôi cây
- Ẩm kế để đo độ ẩm của phòng nuôi cây
3.2.5 Môi trƣờng cơ bản dùng trong thí nghiệm
Môi trƣờng dùng trong thí nghiệm là MS (Murashige & Skoog), gồm các thành
phần sau:
Nguyên tố đa lượng
NH4NO3 1650 mg/L
KNO3 1900 mg/L
MgSO4.7H2O 370 mg/L
KH2PO4 170 mg/L
CaCl2.2H2O 440 mg/L
Vitamins
Inositol 100 mg/L
Nicotinic 0,5 mg/L
Pyridoxin HCl 0,5 mg/L
Thiamin HCl 0,1 mg/L
Glyxin 2 mg/L
Nguyên tố vi lượng
H3BO3 6,2 mg/L
MnSO4.4H2O 22,5 mg/L
ZnSO4.7H2O 8,6 mg/L
KI0,83 mg/L
Na2MoO4.2H2O 0,25 mg/L
CuSO4.5H2O 0,025 mg/L
CoCl2.6H2O 0,025 mg/L
Fe EDTA
FeSO4.7H2O 27,8 mg/L
Na2 EDTA.2H2O 37,3 mg/L
.3. Vật liệu nuôi cấy
Đối tƣợng đƣợc dùng để thí nghiệm là cây tiêu Vĩnh Linh in vitro có sẵn trong
phòng thí nghiệm của Bộ môn Công Nghệ Sinh Học – Đại học Nông Lâm TP. HCM.
24
3.4. Phƣơng pháp thí nghiệm
3.4.1 Khảo sát ảnh hƣởng của dịch chiết nấm Phytophthora đến khả năng hình
thành chồi từ mô sẹo tiêu
3.4.1.1 Tạo mô sẹo từ mẫu lá cây tiêu in vitro
Tiến hành thí nghiệm
Sử dụng môi trƣờng nuôi cấy tạo mô sẹo từ lá cây tiêu là môi trƣờng MS có bổ
sung 1mg/L 2,4-D và 3mg/L BA.
Quá trình hình thành mô sẹo sẽ xày ra trong bóng tối, và mô sẹo sẽ hình thành
từ những vết vết thƣơng trong quá trình cắt mẫu lá.
Sử dụng cây tiêu nuôi cấy in vitro, lấy mẫu lá cắt nhỏ thành những mẫu nhỏ
(0.4 x 0.4cm). Đặt vào môi trƣờng, đặt mặt dƣới lá ở phía dƣới tiếp xúc với môi
trƣờng. Mỗi chai cấy 6-7 mẫu lá nhỏ, thực hiện cấy 20 chai. Sau đó để vào trong bóng
tối trong 2 tuần, khi từ những vết cắt bắt đầu xuất hiện sự hình thành mô sẹo. Sau đó
lấy ra để ngoài ánh sáng nhẹ (50µmol/m2/s) 3 tuần để mô sẹo tiếp tục phát triển.
Lấy mô sẹo để tiến hành thí nghiệm.
Điều kiện thí nghiệm
Mẫu đƣợc nuôi trên môi trƣờng: khoáng MS + 8,5g/L Agar + 30g/L Đƣờng
saccharose + 1mg/L 2,4D + 3mg/L BA. Môi trƣờng đã đƣợc khử trùng ở 1.2 atm,
121
oC trong thời gian 25 phút
pH môi trƣờng: 5,8
Thể tích môi trƣờng: 30ml
Cƣờng độ ánh sáng: Tối hoàn toàn trong 2 tuần đầu, 3 tuần sau đó cƣờng độ
ánh sáng là 50µmol/m2/s
Nhiệt độ: 25 ± 20 C
Ẩm độ: 65 ± 5%
Thời gian theo dõi thí nghiệm: 5 tuần
3.4.1.2 Nuôi cấy tạo dịch nấm Phytophthora
Tiến hành thí nghiệm
Giống nấm Phytophthora sử dụng trong thí nghiệm là giống nấm đã đƣợc phân
lập tại Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - Trƣờng Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
25
Nấm Phytophthora đƣợc cấy và nuôi trong môi trƣờng PGA (môi trƣờng dinh
dƣỡng cho nấm phát triển gồm: khoai tây, glucose và agar) 48 giờ. Sau đó đƣợc nuôi
trong dung dịch nuôi cấy cà rốt 20%, để trong bóng tối từ 48-72 giờ. Rửa sạch và tiếp
tục nuôi ngoài sáng trong nƣớc cất trong 3-4 ngày.
Lọc nấm bằng vải lọc lấy dịch nuôi cấy nấm để tiến hành thí nghiệm.
Điều kiện thí nghiệm
Nấm đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng PGA: môi trƣờng gồm khoai tây,
glucose và agar khử trùng ở 1.2 atm, 121oC trong thời gian 25 phút
Thể tích môi trƣờng: 10ml
Nhiệt độ: nhiệt độ phòng
Ẩm độ: 65 ± 5%
Thời gian theo dõi thí nghiệm: 10 ngày
3.4.2.3 Thí nghiệm chủng dịch nấm Phytophthora trong môi trƣờng nuôi
cấy mô sẹo cây tiêu
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm thực hiện với môi trƣờng nuôi cấy là môi trƣờng MS có bổ sung
thêm 1mg/L 2,4-D, 3mg/L BA nồng độ dịch nấm.
Nồng độ dịch nấm với 4 mức độ:0%, 5%, 10%, 20% và vô trùng bằng hai cách
là: hấp khử trùng ở 1,2 atm, 1210C trong 25 phút bằng autoclave và lọc vô trùng bằng
màng lọc có kích thƣớc 0.45 m.
Thí nghiệm gồm 7 nghiệm thức đƣợc bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với
15 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức gồm 1 chai, và mỗi chai gồm 2 mẫu mô sẹo.
Tổng số chai: 105
Tổng số mẫu của mỗi nghiệm thức: 30
Tổng số mẫu của thí nghiệm: 210
Tiến hành thí nghiệm
Ta sử dụng mô sẹo đã tạo ra ở thí nghiệm 1 để tiến hành thi nghiệm.
Lấy mô sẹo cấy vào môi trƣờng đã chuẩn bị sẵn. Các thao tác chuẩn bị này
đƣợc tiến hành trong điều kiện hoàn toàn vô trùng.
26
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm chủng dịch nấm Phytophthora trong môi trƣờng
nuôi cấy mô sẹo cây tiêu
Phƣơng pháp
vô trùng
Nghiệm
thức
Nồng độ
dịch nấm (%)
Số
chai
Số mẫu/chai
Tổng số
mẫu
DC 0 15 2 30
Hấp khử trùng
CC 5 15 2 30
CB 10 15 2 30
CA 20 15 2 30
Lọc vô trùng
KC 5 15 2 30
KB 10 15 2 30
KA 20 15 2 30
Ghi chú: DC: đối chứng có nồng độ dịch nấm là 0%, CC: nồng độ dịch nấm 5%
có hấp khử trùng, CB: nồng độ dịch nấm 10% có hấp khử trùng, CA: nồng độ
dịch nấm 20% có hấp khử trùng, KC: nồng độ dịch nấm 5% lọc vô trùng, KB:
nồng độ dịch nấm 10% lọc vô trùng, KA: nồng độ dịch nấm 20% lọc vô trùng.
Điều kiện thí nghiệm:
Môi trƣờng: Các mẫu mô sẹo đƣợc nuôi trên môi trƣờng khoáng MS +
7,5g/L Agar + 30g/L Đƣờng saccharose + 3mg/L BA + 1mg/L TDZ với sự thay đổi về
nồng độ của dịch nấm, môi trƣờng đƣợc khử trùng ở 1,2 atm, 1210C trong 25 phút
pH môi trƣờng: 5,8
Thể tích môi trƣờng: 30ml / bình 250ml
Cƣờng độ ánh sáng: 50µmol/m2/s
Thời gian chiếu sáng: 16 giờ / ngày
Nhiệt độ nuôi: 25 ± 20 C
Ẩm độ: 65 ± 5%
Thời gian thí nghiệm là 90 ngày
Chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm:
Số chồi hình thành ở mỗi chai.
Sự thay đổi màu sắc của môi trƣờng
27
Khả năng phát triển mô sẹo ở mỗi nghiệm thức
Trọng lƣợng tƣơi mô sẹo: Cân lần lƣợt các mô sẹo của từng nghiệm thức
bằng cân phân tích trong điều kiện hoàn toàn vô trùng
Hệ số tăng trƣởng của mô sẹo:
HSTTMS = Ln(ms) – Ln(mt) / số ngày theo dõi
mt: trọng lƣợng của mô sẹo khi cấy
ms: trọng lƣợng của mô sẹo khi kết thúc thí nghiệm
3.4.4 Nhuộm mẫu mô sẹo tiêu và xem kết quả dƣới kính hiển vi
Sau 10 tuần nuôi cấy, tiến hành cắt lát mỏng mô sẹo, nhuộm mẫu và xem kết
quả dƣới kính hiển vi với nhiều vật kính khác nhau.
Nhuộm mẫu bằng phẩm nhuộm hai màu là dung dịch gồm hai thứ phẩm nhuộm:
- Phẩm đỏ Carmin sẽ nhuộm màu hồng lạt hay tím lạt nếu màng tế bào bằng
chất cellulose pectic.
- Phẩm xanh lục vert d’iod sẽ nhuộm màu xanh lục nếu màng tế bào bằng chất
gỗ (ligin) hay bần (suberin).
Quy trình nhuộm:
- Cắt lát mỏng mô sẹo
- Ngâm trong nƣớc Javel trong 15 phút để loại nội dung tế bào
- Rửa nƣớc cho sạch Javel
- Ngâm mẫu trong acid acetic trong 5 phút để loại Javel còn lại
- Rửa nƣớc cho sạch acid acetic
- Nhuộm bằng phẩm nhuộm hai màu trong 3 phút
- Rửa nƣớc cho sạch phẩm thừa
Chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm
Xem và so sánh sự khác biệt (hình dạng, kích thƣớc…) giữa các mẫu của các
nghiệm thức khác nhau.
3.5 Phân tích thống kê
Xử lý số liệu thống kê bằng ANOVA trong phần mềm Statgraphics 7.0
28
Hình 4.1 Sự hình thành mô sẹo từ lá cây tiêu trên môi trƣờng
MS có bổ sung 1mg/L 2,4D và 3mg/L BA
(A) sau 2 tuần nuôi cấy trong tối; (B) tiếp tục nuôi cấy ở cường
độ ánh sáng 50µmol/m2/s.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thí nghiệm : Ảnh hƣởng của dịch chiết nấm Phytophthora đến khả nằng hình
thành chồi từ mô sẹo tiêu
4.1.1 Tạo mô sẹo từ mẫu lá cây tiêu in vitro
Sau 2 tuần nuôi cấy trong bóng tối tại những vết cắt (ở mép lá) bắt đầu xuất
hiện những vết sần, là dấu hiệu mô sẹo bắt đầu hình thành.
Sau 3 tuần tiếp tục phát triển ở điều kiện chiếu sáng (cƣờng độ ánh sáng
50µmol/m2/s), mô sẹo đã phát triển ở toàn bộ mẫu lá.
4.1.2 Thí nghiệm chủng dịch nấm Phytophthora trong môi trƣờng nuôi cấy mô
sẹo cây tiêu
Quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy sự tái sinh chồi của các
nghiệm thức khác so với nghiệm thức không chủng dịch nấm trong môi trƣờng nuôi
cấy mô sẹo tiêu có một số đặc điểm sau:
- Khả năng bật chồi kém.
- Số chồi rất ít (chỉ 1 – 2 chồi trên mỗi cụm mô).
- Chồi có màu hơi tái, chồi hình thành đơn lẻ, chỉ có một đến hai chồi có khả
năng phát triển. Điều này cho thấy sự khác biệt rất lớn nếu so sánh với số chồi hình
thành trên nghiệm thức không chủng dịch nấm trong môi trƣờng nuôi cấy mô sẹo.
29
Bảng 4.1 Kết quả tái sinh chồi và hệ số tăng trƣởng mô sẹo sau 90 ngày cấy
Phƣơng pháp
vô trùng
Nghiệm
thức
Nông độ dịch
nấm (%)
Số
chồi
HSTTMS
(g/ngày)
Hệ số nhân chồi
(chồi/tháng)
DC 0 2,10
a
0,0173 0,68
a
Hấp khử
trùng
CC 5 0,87
b
0,0151 0,28
b
CB 10 0,33
b
0,0153 0,11
b
CA 20 0,67
b
0,0141 0,22
b
Lọc vô trùng
KC 5 1,27
ab
0,0152 0,42
a
KB 10 0,80
b
0,0154 0,26
b
KA 20 0,93
b
0,0155 0,31
b
Ghi chú: DC: đối chứng có nồng độ dịch nấm là 0%; CC: nồng độ dịch nấm 5%
có hấp khử trùng; CB: nồng độ dịch nấm 10% có hấp khử trùng; CA: nồng độ
dịch nấm 20% có hấp khử trùng; KC: nồng độ dịch nấm 5% lọc vô trùng; KB:
nồng độ dịch nấm 10% lọc vô trùng; KA: nồng độ dịch nấm 20% lọc vô trùng;
HSTTMS: hệ số tăng trưởng của mô sẹo
Các ký tự giống nhau theo sau các chữ số trong cùng một cột thì không có
sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,01< P ≤ 0,05.
Kết quả của Bảng 4.1 cho thấy có một sự khác biệt có ý nghĩa về khả năng tái
sinh chồi của nghiệm thức không chủng dịch nấm và nghiệm thức có chủng dịch nấm
với nồng độ 10% vô trùng dịch nấm bằng màng có kích thƣớc 0,45μm so với các
nghiệm thức còn lại. Trong đó, nghiệm thức không chủng dịch nấm cho kết quả tái
sinh chồi cao nhất (2,1 chồi/chai). Kết quả này cho thấy rằng dịch nấm đã có những
ảnh hƣởng nhất định đến khả năng bật chồi của mô sẹo, nó làm ức chế khả năng tái
sinh chồi của mẫu mô.
Kết quả Bảng 4.1 cho thấy là không có sự khác biệt có ý nghĩa trong quá trình
tăng trƣởng mô sẹo. Tuy nhiên hệ số tăng sinh mô sẹo của nghiệm thức không chủng
dịch nấm là cao nhất (0,0173g/ngày). Nó cho thấy rằng dịch nấm không có ảnh hƣởng
rõ rệt tới khả năng tăng trƣởng của mô sẹo.
Sau 6 tuần nuôi cấy, chúng tôi nhận thấy rằng những cụm mô sẹo của những
nghiệm thức có chủng dịch nấm đã có sự biến đổi. phần mô sẹo tiếp xúc với môi
trƣờng có dấu hiệu bị đen, và phần môi trƣờng nuôi cấy xung quanh cũng chuyển
30
thành màu đen hơn. Thông thƣờng hiện tƣợng đen của mô sẹo và sự thay đổi màu (bị
đen) của môi trƣờng có thể là do hết chất dinh dƣỡng trong môi trƣờng nuôi cấy hay là
do nuôi cấy mô sẹo dƣới cƣờng độ ánh sáng cao. Ở đây cả hai nguyên nhân trên đều
không phải vì thời gian nuôi cấy chỉ mới 6 tuần (sau khi nuôi cấy khoảng 10 tuần thì
dinh dƣỡng trong môi trƣờng mới bắt đầu hết) và điều kiện chiếu sáng vào khoảng
50µmol/m2.s (cƣờng độ ánh sáng khá yếu). Mặt khác, ở cùng điều kiện thì ở nghiệm
thức không có bổ sung dịch nấm thì hiện tƣợng mô sẹo bị đen và môi trƣờng chuyển
màu không xảy ra. Có thể kết luận hiện tƣợng trên là do dịch nấm bổ sung vào môi
trƣờng nuôi cấy đã ảnh hƣởng đến quá trình phát triển của mô sẹo.
Dịch nuôi cấy nấm Phytophthora chứa các trao đổi chất của nấm Phytophthora,
các hợp chất đó bao gồm các độc tố của loại nấm này đối với ký chủ của loại nấm này.
Nhƣ ta biết mô sẹo là một khối tế bào phát sinh vô tổ chức, các tế bào mô sẹo phân
chia liên tục, đặc biệt ở các tế bào còn non hiện tƣợng phân chia tế bào rất mạnh mẽ.
Trong quá trình phân chia tế bào sẽ làm cho cấu trúc tế bào kém ổn định. Rất có thể
độc tố nấm có trong dịch nấm đã tác động và làm ảnh hƣởng tới quá trình phân bào
của mô sẹo. Có thể các tế bào tiếp xúc với môi trƣờng bị đen (các tế bào chết) là do
các tế bào này đã tiếp xúc và chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ dịch nấm.
Vậy thì có hay không có các phản ứng của tế bào mô sẹo đối với độc tố của nấm?
Các tế bào mô sẹo sẽ có các phản ứng để chống lại với sự ảnh hƣởng của độc tố
nấm. Tế bào sẽ sản sinh ra những chất để chống lại độc tố của nấm. Cơ chế phòng vệ
của tế bào mô sẹo có thể là do 2 cơ chế: (1) các chất chống lại tác động của độc tố nấm
là do các phản ứng sinh hóa phòng vệ của tế bào để chống chịu lại với các điều kiện
bất lợi; (2) các chất chống lại tác động của độc tố nấm đƣợc sinh ra là do sự điều khiển
của một gene nào đó. Sự tác động của độc tố nấm lên quá trình phân chia tế bào có thể
tạo ra một đột biến giúp tế bào có khả năng chống chịu với độc tố nấm.
Kết quả thu đƣợc qua thí nghiệm cho thấy rằng với phƣơng pháp vô trùng bằng
cách sử dụng đầu lọc kích thƣớc 0,45µm cho kết quả tái sinh chồi cao hơn so với
phƣơng pháp hấp khử trùng ở 121oC trong 25 phút. Có thể ở nhiệt độ cao dịch nấm có
thể bị phân hủy tạo thành những chất ức chế sự tái sinh chồi từ mô sẹo, hay nhiệt độ đã
làm giảm tính độc của độc tố nấm.
31
Hình 4.2: Chồi tiêu hình thành từ mô sẹo trên môi
trƣờng MS có bổ sung 1mg/L 2,4-D và 3mg/L BA sau
90 ngày nuôi cấy.
Hình 4.3 Chồi tiêu hình thành từ mô sẹo trên môi
trƣờng MS có bổ sung 1mg/L 2,4-D, 3mg/L BA và 5%
dịch nấm, hấp khử trùng sau 90 ngày nuôi cấy.
32
Hình 4.5 Chồi tiêu hình thành từ mô sẹo trên môi
trƣờng MS có bổ sung 1mg/L 2,4-D, 3mg/L BA và
20% dịch nấm, hấp khử trùng sau 90 ngày nuôi cấy.
Hình 4.4 Chồi tiêu hình thành từ mô sẹo trên môi
trƣờng MS có bổ sung 1mg/L 2,4-D, 3mg/L BA và
10% dịch nấm, hấp khử trùng sau 90 ngày nuôi cấy.
33
Hình 4.6 Chồi tiêu hình thành từ mô sẹo trên môi
trƣờng MS có bổ sung 1mg/L 2,4-D, 3mg/L BA và 5%
dịch nấm, lọc vô trùng sau 90 ngày nuôi cấy.
Hình 4.7 Chồi tiêu hình thành từ mô sẹo trên môi
trƣờng MS có bổ sung 1mg/L 2,4-D, 3mg/L BA và
10% dịch nấm, lọc vô trùng sau 90 ngày nuôi cấy.
34
4.3 Nhuộm mẫu mô sẹo tiêu sau 10 tuần nuôi cấy
Sau 10 tuần nuôi cấy, tiến hành cắt mẫu nhuộm phần mô sẹo trên (phần nằm
trên môi trƣờng có màu xanh, trắng hay vàng xám) và phần mô sẹo dƣới (phần tiếp
xúc với môi trƣờng). Kết quả nhuộm mẫu cho thấy:
Phần mô sẹo nằm trên môi trƣờng của tất cả các nghiệm thức đều cho kết quả
nhuộm mẫu giống nhau. Các tế bào xếp sát nhau, hƣớng tâm (hƣớng về phần lõi trong
của mẫu mô).
Phần mô sẹo nằm dƣới môi trƣờng của nghiệm thức không chủng dịch nấm trong
môi trƣờng nuôi cấy có kết quả nhuộm mẫu giống với phần mô sẹo nằm trên môi trƣờng.
Kết quả nhuộm mẫu của phần dƣới của các nghiệm thức có chủng dịch nấm cho
kết quả khác biệt so với kết quả nhuộm mẫu của nghiệm thức không chủng dịch nấm.
Các tế bào sắp xếp thƣa hơn, và kích thƣớc tế bào cũng lớn hơn so với các tế bào phần
trên và phần dƣới mô sẹo của nghiệm thức không chủng dịch nấm.
Hình 4.8 Chồi tiêu hình thành từ mô sẹo trên môi
trƣờng MS có bổ sung 1mg/L 2,4-D, 3mg/L BA và 20%
dịch nấm, lọc vô trùng sau 90 ngày nuôi cấy.
35
Hình 4.10 Mặt cắt mặt dƣới mô sẹo cây tiêu nuôi
cấy trên môi trƣờng MS có bổ sung 1mg/L2,4D,
3mg/L BA và 10% dịch nấm sau 10 tuần (độ phóng
đại 4x10).
Hình 4.9 Mặt cắt mặt dƣới mô sẹo cây tiêu nuôi cấy
trên môi trƣờng MS có bổ sung 1mg/L2,4D, 3mg/L
BA sau 10 tuần (độ phóng đại 4x10).
36
Chúng tôi cho rằng:
Phần trên của mô sẹo (phần thƣờng có màu xanh, trắng hay vàng xám) là phần
non, nơi các tế bào mô sẹo phân chia, tăng sinh, là nơi có nhiều tế bào mới sinh và
chƣa bị ảnh hƣởng nhiều bởi dịch nấm nên khi nhuộm ta không thấy sự khác biệt.
Phần dƣới mô sẹo của các nghiệm thức có chủng dịch nấm có màu đen, đây là
nơi tập trung các tế bào chết, các tế bào già và xốp hơn so với phần trên mô sẹo, nên
kết quả nhuộm mẫu cho thấy các tế bào ở phần này sắp xếp thƣa hơn và có kích thƣớc
lớn hơn.
Đối với phần dƣới mô sẹo của nghiệm thức không chủng dịch nấm tuy tiếp xúc
với môi trƣờng nhƣng không bị đen nên có rất ít các tế bào chết và ở đây cũng là nơi
xảy ra sự phân chia tế bào nên các tế bào ở đây còn non và sắp xếp đặc. Vì thế, kết quả
nhuộm mẫu cũng không cho sự khác biệt nào so với phần trên của mô sẹo.
37
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Đã tạo ra đƣợc những dòng tiêu để sử dụng cho việc chon lọc các dòng tiêu có
tính kháng với nấm Phytophthora.
Dịch nấm bổ sung trong môi trƣờng nuôi cấy đã có những ảnh hƣởng nhất định
khả năng tái sinh chồi từ mô sẹo. Thành phần bổ sung này đã ức chế đến khả năng tái
sinh chồi của mô sẹo, làm cho mô sẹo bật chồi đơn lẻ (chỉ 1-2 chồi trên mỗi cụm mô).
Phƣơng pháp vô trùng dịch nấm bằng cách sử dụng màng lọc (0.45μm) cho khả
năng tái sinh chồi cao hơn so với phƣơng pháp vô trùng dịch nấm bằng cách hấp khử
trùng (1,2 atm, 1210C trong 25 phút).
Dịch nấm bổ sung trong môi trƣờng nuôi cấy đã có ảnh hƣởng đến sự phát triển
của mô sẹo. Phần mô tiếp xúc với môi trƣờng đã bị đen, có nhiều tế bào chết xuất hiện.
5.2 Kiến nghị
Cần gia tăng số lƣợng cây của các dòng tiêu vừa tạo đƣợc, đƣa cây ra trồng
ngoài vƣờn ƣơm và thực hiện chon lọc các cá thể có tính kháng.
Cần tiếp tục thực hiện thêm các thí nghiệm chủng dịch nấm Phytophthora với
nhiều nồng độ hơn nữa để gia tăng khả năng tạo đƣợc dòng đột biến có tính kháng cao.
Cần có thêm nhiều phƣơng pháp đánh giá khả năng phát triển, phản ứng của mô
sẹo đối với dịch nấm. Nếu chỉ nhuộm mẫu thì không thể đƣa ra những kết luận chính
xác về khả năng kích kháng của mô sẹo, và những phản ứng của mô sẹo trong quá
trình nuôi cấy với dịch nấm.
38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Chí Bửu, 2002. Cơ sở di truyền tính kháng sâu bệnh hại cây trồng. Nhà
xuất bản Nông Nghiệp. 272 trang.
2. Dƣơng Công Kiên, 2002. Nuôi cấy mô thực vật, tập 1. Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh. 199 trang.
3. Nguyễn Hữu Định, 2005. Nghiên cứu nhân giống vô tính cây tiêu (Piper
nigrum) bằng phương pháp nuôi cấy mô. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sƣ Công
Nghệ Sinh Học, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
4. Trần Văn Hòa, 2000. Sâu bệnh hại cây trồng, cách phòng trị. Nhà xuất bản Trẻ.
5. Trần Văn Minh, 2003. Công nghệ sinh vật học thực vật. Giáo trình cao học-
nghiên cứu sinh, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
6. Võ Thị Thu Oanh, 1999. Bệnh cây chuyên khoa. Đại học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh.
Tài liệu tiếng nƣớc ngoài
7. Anandaraj, M. 2000. Diseases of black pepper. In Ravindran, P.N. (Ed), Black
pepper Piper nigrum. Harwood Academic Publisher.
8. Kasim, R. 1981. Ketahanan tujuh species lada terhadap Phytophthora. Pembr.
Littri vol VIII (39), 34-38. (with English summary).
9. Kueh. K. T and S.S Liang. 1992. Occurrence and Management of wrinkled-leaf
disease of black pepper. Proe The International Workshop of black pepper
Disease. Bandarlampung, Indonesia: 227 – 232.
39
PHỤ LỤC 1
Kết quả tái sinh của mỗi nghiệm thức sau 90 ngày cấy
Số lần
lặp lại
Số chồi hình thành của mỗi nghiệm thức
DC CC CB CA KC KB KA
1 0 0 1 0 2 2 0
2 2 1 0 0 1 0 1
3 0 0 0 0 3 0 2
4 3 4 0 0 4 0 0
5 0 3 0 2 1 2 1
6 3 0 1 2 0 2 2
7 0 0 1 3 1 1 1
8 4 0 0 0 0 1 2
9 0 1 0 0 0 0 0
10 5 1 0 0 0 1 0
11 2 1 0 1 0 0 0
12 7 0 1 1 4 0 2
13 0 0 0 0 2 2 0
14 0 0 1 1 0 0 0
15 5 2 0 0 1 1 3
Tổng 31 13 5 10 19 12 14
Ghi chú: DC: đối chứng có nồng độ dịch nấm là 0%, CC: nồng độ dịch nấm 5% có
hấp khử trùng, CB: nồng độ dịch nấm 10% có hấp khử trùng, CA: nồng độ dịch nấm
20% có hấp khử trùng, KC: nồng độ dịch nấm 5% lọc vô trùng, KB: nồng độ dịch nấm
10% lọc vô trùng, KA: nồng độ dịch nấm 20% lọc vô trùng.
40
PHỤ LỤC 2
One-Way Analysis of Variance
--------------------------------------------------------------------------------
Data: THANG.so_choi
Level codes: THANG.nghiem_thuc
Labels:
Means plot: LSD Confidence level: 95 Range test: LSD
Analysis of variance
--------------------------------------------------------------------------------
Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level
--------------------------------------------------------------------------------
Between groups 27.39048 6 4.5650794 2.638 .0205
Within groups 169.60000 98 1.7306122
--------------------------------------------------------------------------------
Total (corrected) 196.99048 104
0 missing value(s) have been excluded.
Table of means for THANG.so_choi by THANG.nghiem_thuc
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. Error Stnd. Error 95 % LSD
Level Count Average (internal) (pooled s) intervals for mean
--------------------------------------------------------------------------------
1 15 2.0666667 .6052679 .3396677 1.5899277 2.5434056
2 15 .8666667 .3217018 .3396677 .3899277 1.3434056
3 15 .3333333 .1259882 .3396677 -.1434056 .8100723
4 15 .6666667 .2519763 .3396677 .1899277 1.1434056
5 15 1.2666667 .3711843 .3396677 .7899277 1.7434056
6 15 .8000000 .2225395 .3396677 .3232611 1.2767389
7 15 .9333333 .2666667 .3396677 .4565944 1.4100723
--------------------------------------------------------------------------------
Total 105 .9904762 .1283823 .1283823 .8102858 1.1706666
Multiple range analysis for THANG.so_choi by THANG.nghiem_thuc
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95 Percent LSD
Level Count Average Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
3 15 .3333333 X
4 15 .6666667 X
6 15 .8000000 X
2 15 .8666667 X
7 15 .9333333 X
5 15 1.2666667 XX
1 15 2.0666667 X
--------------------------------------------------------------------------------
contrast difference +/- limits
1 - 2 1.20000 0.95348 *
1 - 3 1.73333 0.95348 *
1 - 4 1.40000 0.95348 *
1 - 5 0.80000 0.95348
1 - 6 1.26667 0.95348 *
1 - 7 1.13333 0.95348 *
2 - 3 0.53333 0.95348
2 - 4 0.20000 0.95348
2 - 5 -0.40000 0.95348
2 - 6 0.06667 0.95348
2 - 7 -0.06667 0.95348
41
3 - 4 -0.33333 0.95348
3 - 5 -0.93333 0.95348
3 - 6 -0.46667 0.95348
3 - 7 -0.60000 0.95348
4 - 5 -0.60000 0.95348
4 - 6 -0.13333 0.95348
4 - 7 -0.26667 0.95348
5 - 6 0.46667 0.95348
5 - 7 0.33333 0.95348
6 - 7 -0.13333 0.95348
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
One-Way Analysis of Variance
--------------------------------------------------------------------------------
Data: DT.hstsc
Level codes: DT.nghiem_thuc
Labels:
Means plot: LSD Confidence level: 95 Range test: LSD
Analysis of variance
--------------------------------------------------------------------------------
Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level
--------------------------------------------------------------------------------
Between groups 2.467550 6 .4112583 2.284 .0423
Within groups 16.564998 92 .1800543
--------------------------------------------------------------------------------
Total (corrected) 19.032548 98
6 missing value(s) have been excluded.
Table of means for DT.hstsc by DT.nghiem_thuc
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. Error Stnd. Error 95 % LSD
Level Count Average (internal) (pooled s) intervals for mean
--------------------------------------------------------------------------------
1 13 .6410256 .2310065 .1176874 .4757112 .8063401
2 14 .2380952 .1014460 .1134065 .0787943 .3973962
3 15 .1111111 .0419961 .1095610 -.0427882 .2650105
4 14 .1666667 .0676665 .1134065 .0073657 .3259676
5 14 .3809524 .1252940 .1134065 .2216514 .5402533
6 15 .2666667 .0741798 .1095610 .1127673 .4205660
7 14 .2619048 .0795176 .1134065 .1026038 .4212057
--------------------------------------------------------------------------------
Total 99 .2895623 .0426466 .0426466 .2296571 .3494675
Multiple range analysis for DT.hstsc by DT.nghiem_thuc
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95 Percent LSD
Level Count Average Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
3 15 .1111111 X
4 14 .1666667 X
2 14 .2380952 X
7 14 .2619048 X
6 15 .2666667 X
5 14 .3809524 XX
1 13 .6410256 X
--------------------------------------------------------------------------------
contrast difference +/- limits
1 - 2 0.40293 0.32467 *
42
1 - 3 0.52991 0.31942 *
1 - 4 0.47436 0.32467 *
1 - 5 0.26007 0.32467
1 - 6 0.37436 0.31942 *
1 - 7 0.37912 0.32467 *
2 - 3 0.12698 0.31325
2 - 4 0.07143 0.31860
2 - 5 -0.14286 0.31860
2 - 6 -0.02857 0.31325
2 - 7 -0.02381 0.31860
3 - 4 -0.05556 0.31325
3 - 5 -0.26984 0.31325
3 - 6 -0.15556 0.30780
3 - 7 -0.15079 0.31325
4 - 5 -0.21429 0.31860
4 - 6 -0.10000 0.31325
4 - 7 -0.09524 0.31860
5 - 6 0.11429 0.31325
5 - 7 0.11905 0.31860
6 - 7 0.00476 0.31325
-----------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
One-Way Analysis of Variance
--------------------------------------------------------------------------------
Data: HSTTMS.hsttms
Level codes: HSTTMS.nt
Labels:
Means plot: LSD Confidence level: 95 Range test: LSD
Analysis of variance
--------------------------------------------------------------------------------
Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level
--------------------------------------------------------------------------------
Between groups 2.18571E-005 6 3.64286E-006 .260 .9494
Within groups 2.94250E-004 21 1.40119E-005
--------------------------------------------------------------------------------
Total (corrected) 3.16107E-004 27
0 missing value(s) have been excluded.
Table of means for HSTTMS.hsttms by HSTTMS.nt
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. Error Stnd. Error 95 % LSD
Level Count Average (internal) (pooled s) intervals for mean
--------------------------------------------------------------------------------
1 4 .0167500 .0014930 .0018716 .0139971 .0195029
2 4 .0145000 .0018484 .0018716 .0117471 .0172529
3 4 .0150000 .0029439 .0018716 .0122471 .0177529
4 4 .0137500 .0014930 .0018716 .0109971 .0165029
5 4 .0150000 .0013540 .0018716 .0122471 .0177529
6 4 .0155000 .0015546 .0018716 .0127471 .0182529
7 4 .0157500 .0019311 .0018716 .0129971 .0185029
--------------------------------------------------------------------------------
Total 28 .0151786 .0007074 .0007074 .0141381 .0162191
43
Multiple range analysis for HSTTMS.hsttms by HSTTMS.nt
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95 Percent LSD
Level Count Average Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
4 4 .0137500 X
2 4 .0145000 X
3 4 .0150000 X
5 4 .0150000 X
6 4 .0155000 X
7 4 .0157500 X
1 4 .0167500 X
--------------------------------------------------------------------------------
contrast difference +/- limits
1 - 2 0.00225 0.00551
1 - 3 0.00175 0.00551
1 - 4 0.00300 0.00551
1 - 5 0.00175 0.00551
1 - 6 0.00125 0.00551
1 - 7 0.00100 0.00551
2 - 3 -0.00050 0.00551
2 - 4 0.00075 0.00551
2 - 5 -0.00050 0.00551
2 - 6 -0.00100 0.00551
2 - 7 -0.00125 0.00551
3 - 4 0.00125 0.00551
3 - 5 0.00000 0.00551
3 - 6 -0.00050 0.00551
3 - 7 -0.00075 0.00551
4 - 5 -0.00125 0.00551
4 - 6 -0.00175 0.00551
4 - 7 -0.00200 0.00551
5 - 6 -0.00050 0.00551
5 - 7 -0.00075 0.00551
6 - 7 -0.00025 0.00551
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DINH VU THANG - 02126096.pdf