KẾT LUẬN
Qua khảo sát 53 trường hợp GIST được điều
trị tại Bệnh viện Ung bướu Tp Hồ Chí Minh, từ
1/2003 đến 12/2006, chúng tôi đưa ra một số
nhận định sau:
1. Bướu mô đệm đường tiêu hóa gặp ở cả hai
giới với tỷ lệ tương đương nhau. Tuổi trung bình
là 52. Thường gặp ở dạ dày và ruột non, tỷ lệ lần
lượt là 45% và 43%. Các triệu chứng thường gặp
là đau bụng, sờ thấy khối u trên lâm sàng và
xuất huyết tiêu hoá với tỷ lệ lần lượt là 91%; 23%
và 13%. Chỉ có 34% chẩn đoán được cơ quan
mang bướu trước mổ phù hợp với lâm sàng.
Khả năng xác định chính xác vị trí bướu ở thực
quản và dạ dày cao hơn các nơi khác.
2. Có 87% trường hợp với kích thước bướu ≥
5cm. Có 52 trường hợp GIST ác tính, một trường
hợp lành tính. Kết quả mô học thuộc nhóm Grad
thấp là 58%, Grad cao là 42%. Chẩn đoán xác
định là GIST khi kết quả hóa mô miễn dịch
dương tính với CD117 (C-Kit). Tuy nhiên, một số
tác giả vẫn xếp các trường hợp CD117 âm tính
nhưng có hình ảnh mô bệnh học giống GIST và
không cho thấy biệt hóa rõ loại bướu nào cũng
thuộc GIST. Bên cạnh CD117 GIST còn dương
tính với CD34, SMA, S100 nhưng với tỷ lệ
thấp hơn.
3. Phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị
được lựa chọn cho tất cả các trường hợp bướu
còn khu trú tại chỗ tại vùng. Các phương pháp
phẫu thuật tùy vị trí và mức độ lan tràn của
bướu. Đối với các trường hợp bướu đã lan tràn
và di căn thì phẫu thuật tạm bợ phần nào giúp
cải thiện chất lượng cuộc sống.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bướu mô đệm đường tiêu hóa: Dịch tễ học - Chẩn đoán - Điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ung Thư Học 1
BƯỚU MÔ ĐỆM ĐƯỜNG TIÊU HÓA:
DỊCH TỄ HỌC - CHẨN ĐOÁN - ĐIỀU TRỊ.
Bùi Chí Viết* , Nguyễn Bá Trung*,Đặng Huy Quốc Thắng*, Đinh Hữu Hòa**, Diệp Bảo Tuấn*
TÓM TẮT
Mở đầu: bướu mô đệm đường tiêu hóa là những bướu không biểu mô xuất phát từ những tổ chức liên kết dọc
theo chiều dài của thành ống tiêu hóa. Bướu hiếm gặp và chiếm từ 0,1-1% các bướu ác tính của đường tiêu hóa.
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh mô bệnh học và các phương thức điều trị.
Phương pháp: hồi cứu 53 trường hợp bướu mô đệm đường tiêu hóa được điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu TP.
HCM từ 2003 - 2006.
Kết quả: qua khảo sát chúng tôi nhận thấy tỉ lệ gặp ở cả 2 giới tương đương nhau, tuổi trung bình là 52, thường
gặp ở dạ dày (45%) và ruột non (43%). Triệu chứng thường gặp là đau bụng (91%), sờ thấy khối u trên lâm sàng
(23%) và xuất huyết tiêu hoá (13%). Bướu ≥ 5cm chiếm 85%. Chỉ có 43% chẩn đoán được cơ quan mang bướu. Có
52 trường hợp GIST ác tính, 1 trường hợp lành tính
Kết luận: phần lớn bướu mô đệm đường tiêu hóa ở dạ dày và ruột non, ít gặp ở thực quản, đại tràng và trưc
tràng..Chẩn đoán xác định khi kết quả hoá mô miễn dịch dương tính với CD117. Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật.
Các phương pháp phẫu thuật tùy vị trí và mức độ lan tràn của bướu.
ABSTRACT
GASTROINTESTINAL STROMAL TUMORS:DIAGNOSIS AND TREATMENT
Bui Chi Viet* , Nguyen Ba Trung, Dang Huy Quoc Thang, Dinh Huu Hoa, Diep Bao Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 339 - 347
Background: gastrointestinal stromal tumors (GIST) constitute a broad spectrum of nonepithelial neoplasm
arising from connective tissue elements located along the entire length of the gastrointestinal wall.They are rare
neoplasms which account for 0,1-1% of gastrointestinal malignancies.
Objectives:we reviewed the specific clinical presentations, histopathologic features and treatment modalities.
Method: We studied retrospectively 53 cases of GIST (Gastroinstetinal Stromal Tumors) operated at HCMC
Cancer Hospital from 2003 - 2006
Results: Female/Male ratio is nearly 1; mean age is 52. GIST often appear in the stomach (45%) and in the small
instetine (43%). Common signs and symptoms are abdominal pain (91%), tumors in the abdomine (23%) and
bleeding of digestive tract (13%). 85% of the tumors are over 5 cm. Only 43% of cases are showed which organs
contain the tumors. Malignant GIST are 52 cases while only one case is benign..
* Khoa Ngoại 2, BV Ung Bướu TPHCM. ** BVĐK Gia lai, KomTum.
Conclusion: the majority of GIST are located in the stomach and small intestine, while those arising from the
oesophagus, colon and rectum are uncommon. The diagnosis of GISTs is determined when the immunohistiochemical
results of the tumors are positive to CD117. Surgery is the main treatment of the disease. Surgical treatments depend
on the position and the spread of the tumors
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bướu mô đệm đường tiêu hóa
(Gastrointestinal Stromal Tumors- GIST) là một
thuật ngữ mới được sử dụng trong những năm
gần đây để chỉ các bướu trung mô đường tiêu
hóa có biểu hiện dương tính với C-kit (CD117),
thuật ngữ này được Mazur và Clark đề xuất năm
1983(1,2). Đây là bệnh lý thường gặp nhất trong các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ung Thư Học 2
bướu trung mô của đường tiêu hóa, chiếm
khoảng 80% các trường hợp(7,2,25,21). Nhưng chỉ
chiếm 0,1-1% bướu ác đường tiêu hóa. GIST có
thể gặp ở mọi vị trí trong ống tiêu hóa từ thực
quản đến hậu môn – trực tràng ngoài ra chúng
cũng có thể gặp trong xoang bụng như mạc nối,
mạc treo hoặc khoang sau phúc mạc, nhưng
với tỷ lệ rất thấp(5,27,18,21,28,14,3).
Từ trước đến nay, phẫu thuật vẫn là mô thức
điều trị chính cho các bướu mô đệm đường tiêu
hóa – GIST, với tỷ lệ sống còn toàn bộ 5 năm thay
đổi trong khoảng từ 40% đến 55% sau khi cắt bỏ
được hoàn toàn khối bướu(7,19). Hoá trị và xạ trị
không có vai trò nhiều trong điều trị(2,9,5,14). Gần
đây, với sự phát triển của liệu pháp nhắm trúng
đích, sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu Imatinib
cho thấy có hiệu quả tốt đối với GIST xâm nhập
và ngay cả các trường hợp đã có di căn
(2,9,20,15).
Chúng tôi chọn nghiên cứu về GIST, do khái
niệm này còn khá mới mẻ. Đây là loại bệnh lý mà
chỉ trong những năm gần đây nhờ có sự tiến bộ của
y học, chúng ta mới xác định rõ bản chất của chúng
và từ đó việc điều trị cũng có những phát triển đáng
kể. Mặt khác, từ trước đến nay ít có công trình
nghiên cứu về đề tài này tại Bệnh viện Ung Bướu
Tp Hồ Chí Minh cũng như ở Việt Nam.
Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm khảo sát
một số đặc điểm lâm sàng, đặc điểm giải phẫu
bệnh và các phương pháp điều trị GIST tại Bệnh
viện Ung Bướu Tp Hồ Chí Minh
Kết quả của công trình nghiên cứu sẽ làm cơ
sở cho các nghiên cứu tiếp theo chuyên sâu hơn,
nhằm xây dựng các phác đồ điều trị mang lại
hiệu quả hơn cho loại bệnh lý này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Hồi cứu hồ sơ bệnh án của 53 trường hợp có
kết quả giải phẫu bệnh chẩn đoán bướu mô đệm
đường tiêu hóa – GIST, điều trị tại Bệnh viên Ung
bướu Tp Hồ Chí Minh từ 1/1/2003 đến
31/12/2006.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hồi cứu mô tả cắt ngang.
- Thu thập số liệu dựa vào hồ sơ bệnh án.
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 12.0
for Windows. Theo dõi tình trạng bệnh nhân dựa
vào thông tin qua tái khám định kỳ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua khảo sát 53 trường hợp bướu mô đệm
đường tiêu hóa được điều trị tại Bệnh viện Ung
bướu Tp Hồ Chí Minh, từ tháng 1/ 2003 đến
tháng 12/ 2006, chúng tôi đưa ra các kết quả sau:
Lứa tuổi thường gặp là từ 40-69, chiếm 66%.
Tuổi nhỏ nhất trong nghiên cứu này là 18 tuổi,
gặp ở GIST dạ dày. Lớn tuổi nhất là 80 tuổi, gặp ở
GIST ruột non.Tuổi trung bình: 52 tuổi.
Có 25 bệnh nhân nam và 28 bệnh nhân nữ.
Tỷ lệ nam /nữ: 0.9/1.
Tần xuất GIST trên đường tiêu hóa: Thực
quản: 1 trường hợp, chiếm 2%; Dạ dày: 24 trường
hợp, chiếm 45%; Ruột non: 23 trường hợp, chiếm
43%; Đại tràng: 3 trường hợp, chiếm 6%; Trực
tràng: 2 trường hợp, chiếm 4%.
Kích thước bướu
Phần lớn bướu mô đệm đường tiêu hóa trong
nghiên cứu này có kích thước ≥ 5cm, 46 trường
hợp, chiếm đến 87%. Chỉ có 7 trường hợp có kích
thước bướu nhỏ hơn 5cm, chiếm 13%. Bướu nhỏ
nhất trong nghiên cứu này là 2cm, bướu lớn nhất
là 30cm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ung Thư Học 3
thöïc quaûn daï daøy ruoät non ñtt
3
4
9
12
2
1
12
7
3
tq dd rn dtt
T < 5c m
5c m ≤ T < 10c m
Biểu đồ 1: Kích thước bướu theo vị trí trên đường tiêu hóa.
Triệu chứng lâm sàng
Phân tích 53 trường hợp chúng tôi nhận thấy
triệu chứng lâm sàng của GIST có các đặc điểm
như sau:
ñau buïng91%chaùn aên 38%
suït caân 28%
sôø thaáy u23%
XHTH 13%
nuoát nghen6%
ascite 4%
taét ruoät 2%
Biểu đồ 2: Triệu chứng lâm sàng của GIST.
Triệu chứng lâm sàng theo vị trí của bướu:
92% 91%
80%
21% 22%
60%
13% 22% 20%
DD RN DTT
dau bung so thay u XHTH
Daï daøy Ruoät non Ñaïi–tröïc traøng
ñau buïng sôø thaáy u XHTH
Biểu đồ 3: Triệu chứng lâm sàng của GIST theo vị trí của bướu.
Triệu chứng thường gặp nhất của GIST dù ở
bất kỳ vị trí nào trên đường tiêu hóa là đau bụng,
chiếm trên 90%.
Chẩn đoán hình ảnh phần lớn dựa vào siêu
âm bụng và chụp cắt lớp điện tóan, 100% đều
được làm siêu âm bụng, nhưng chỉ có 41 (77,36%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ung Thư Học 4
trường hợp được chụp cắt lớp điện toán. Tỉ lệ
chẩn đoán đúng vị trí cơ quan như sau:
Bảng 1: Tỉ lệ chẩn đoán đúng vị trí cơ quan
Cơ quan n (%)
Thực quản 1/1 100
Dạ dày 13/24 54
Ruột non 3/23 13
Đại trực tràng 1/5 20
Vi thể: Trong 53 trường hợp của nghiên cứu
này có kết quả giải phẫu bệnh như sau:
- Có 1 trường hợp GIST ruột non lành tính.
- Có 52 trường hợp GIST ác tính.
Trường hợp có 2 ổ bướu xuất phát trên dạ dày
thì 1 ổ có kết quả giải phẫu bệnh là GIST còn ổ kia
là carcinôm tuyến của dạ dày.
Grad mô học của 52 trường hợp GIST ác tính
như sau:
Biểu đồ 3.1: Kết quả
Grad mô học của GIST ác tính.
Có 30 trường hợp, chiếm 58% là GIST có kết
quả mô học thuộc nhóm Grad thấp; 22 trường
hợp còn lại, chiếm 42% là Grad cao.
Kích thước và độ mô học của bướu:
Bảng 3.2: Sự liên quan giữa kích thước và độ mô học
của bướu.
Kích thước/Grad mô
học
Thực
quản
Dạ dày Ruột
non
ĐTT
Grad cao 1
T< 5cm Grad thấp
3 3
Grad cao 1 9 9 2 T≥ 5cm
Grad thấp
12 9 3
6/ 7 trường hợp bướu < 5cm có độ mô học
thuộc nhóm Grad thấp. Đối với các bướu có kích
thước ≥ 5cm thì có 21 trường hợp, chiếm 47% có
độ mô học Grad cao và 24 trường hợp, chiếm
53% có độ mô học Grad thấp.
Hóa mô miễn dịch
Bảng 3.3: Kết quả hóa mô miễn dịch của từng vị trí
bướu
Dạ dày Ruột non Trực tràng Tổng cộng
CD117 (+) 9 10 1 20
(-) 5 5 1 11 S100
(+) 3 3 6
(-) 0 VIM
(+) 9 8 1 18
(-) 4 4 1 9 DES
(+) 5 5 10
(-) 1 2 3 ACT
(+) 8 8 1 17
CK (-) 9 9 1 19
(+) 0
Trong 53 trường hợp chúng tôi nghiên cứu có
20 trường hợp được nhuộm hóa mô miễn dịch để
xác định chẩn đoán, 9 trường hợp GIST dạ dày,
10 trường hợp ruột non và 1 trường hợp ở trực
tràng. 23 trường hợp còn lại được chẩn đoán là
GIST dựa vào hình ảnh mô bệnh học điển hình.
Điều trị
Tất cả 53 trường hợp trong nghiên cứu này
đều được phẫu thuật đầu tiên.
Trường hợp GIST thực quản của chúng tôi có
kích thước lớn, 13cm, nằm ở 1/3 dưới thực quản
ngay trên tâm vị và đã có di căn gan đa ổ hai
thùy do vậy chỉ được phẫu thuật nhằm mục đích
sinh thiết và mở dạ dày ra da.
Grad cao Grad thaáp
42%
58%
. ..
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ung Thư Học 5
Bảng 3.4: Các phương pháp phẫu thuật của 24
trường hợp GIST dạ dày
Phương pháp phẫu
thuật
n (%)
Cắt rộng bướu
Cắt dạ dày tiêu chuẩn
11
13
46%
54%
Tất cả 24 trường hợp GIST dạ dày đều được
tiến hành phẫu thuật đầu tiên với mục đích điều
trị.
Bảng 3.5: Các phương pháp phẫu thuật của 23
trường hợp GIST ruột non
Phương pháp phẫu thuật n (%)
MBTS- Sinh thiết bướu
Cắt rộng bướu và cắt đoạn ruột
non
Cắt dạ dày tiêu chuẩn (tá tràng)
3
19
1
13%
83%
4%
Trong số 23 trường hợp GIST ruột non thì có
3 trường hợp bướu lan tràn trong ổ bụng và có
nhiều bướu khắp cả ruột non do vậy chỉ có thể
sinh thiết không thể cắt bướu hoàn toàn. Có 1
trường hợp bướu ở tá tràng ăn lan lên môn vị do
vậy bệnh nhân này được cắt dạ dày tiêu chuẩn.
Và 5 ca ở đại trực tràng: 1 ca cắt đại tràng P, 1
ca làm phẫu thuật Hartmann, 2 ca cắt bướu và 1
ca chỉ sinh thiết do di căn gan.
Không ghi nhận có trường hợp nào bị tai biến
trong và sau phẫu thuật trong nghiên cứu của
chúng tôi.
Hóa trị có chỉ định cho 4 trường hợp. Không
ca nào xạ trị.
Tái phát có 4 trường hợp: 1 ở dạ dày (sau 7
tháng); 3 ca ở ruột non (sau 6 tháng, 7 tháng và
12 tháng).
BÀN LUẬN
Tuổi
Đa số bệnh nhân ≥ 40 tuổi, chiếm 81%. Số bệnh
nhân < 40 tuổi chỉ chiếm 19%. Theo Miettinen M thì
bệnh rất hiếm gặp ở độ tuổi dưới 40(5).
Thực quản:Bệnh nhân GIST thực quản duy
nhất trong nghiên cứu này là 35 tuổi, phù hợp
với nghiên cứu của Miettinen M. Theo tác giả này
thì GIST thực quản có khuynh hướng xãy ra ở
bệnh nhân tuổi trẻ, trung bình là 35 tuổi(25).
Dạ dày:Tuổi trung bình của GIST dạ dày
trong nghiên cứu này là 53, thấp hơn so với y
văn, trung bình là 60 tuổi.
Bảng 4.1: So sánh độ tuổi của bệnh nhân GIST dạ
dày
Tác giả Số ca Tuổi trung bình
Nghiên cứu này 24 53
Miettinen M 1765 63
Trong số 24 trường hợp GIST dạ dày của
chúng tôi có 4% bệnh nhân trước 21 tuổi và 21%
bệnh nhân trước 40 tuổi. Tỷ lệ này cao hơn so với
kết quả phân tích 1765 trường hợp GIST dạ dày
của Miettinen M lần lượt là 2,7% và 9,1% tương
ứng với độ tuổi trước 21 và trước 40(19).
Ruột non: Tuổi trung bình của GIST ruột non
trong nghiên cứu này là 52, phù hợp so với các
tác giả khác, trung bình là 55 tuổi(2).
Bảng 4.2: So sánh độ tuổi của bệnh nhân GIST ruột
non.
Tác giả Số ca Tuổi trung bình
Nghiên cứu này 23 52
Jacquelin A Crosby 50 55
Phần lớn bệnh nhân GIST ruột non trong
nghiên cứu này ≥ 40 tuổi, chiếm 78%.
Đại tràng: Có 3 bệnh nhân GIST đại tràng
trong nghiên cứu này, tất cả đều ≥ 40 tuổi. Tuổi
trung bình là 62, phù hợp với y văn, thường là 60
tuổi(12).
Trực tràng: Cả 2 bệnh nhân GIST trực tràng
của chúng tôi đều trên 40 tuổi (46 và 67 tuổi),
trung bình là 57, phù hợp với nghiên cứu của
Miettinen M và cs, tác giả này nhận thấy GIST
trực tràng thường xãy ra ở độ tuổi từ 50 đến 60 và
rất hiếm gặp ở bệnh nhân < 40 tuổi(13).
Giới: Trong số 53 bệnh nhân bướu mô đệm
đường tiêu hóa của nghiên cứu chúng tôi có 25
bệnh nhân nam, chiếm 47% và 28 bệnh nhân nữ,
chiếm 53%. Tỷ lệ nam/nữ là 0,9/1. Sự khác biệt về
giới tính này không có ý nghĩa thống kê.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ung Thư Học 6
Theo y văn thì tỷ lệ bệnh nhân nam giới và
nữ giới tương tự nhau hoặc chỉ hơi trội hơn ở nam
giới so với nữ giới(5,12,2,9,18,Error! Reference source not found.).
Về tần xuất: theo y văn thì tần xuất của GIST
xãy ra nhiều nhất ở dạ dày (60%-70%), kế tiếp là
ruột non (20%-30%), rồi đến đại – trực tràng
(khoảng 10%) và rất hiếm gặp ở thực quản (dưới
3%). Kết quả của chúng tôi là dạ dày: 24 trường
hợp, chiếm 45%; ruột non: 23 trường hợp, chiếm
43%; đại tràng: 3 trường hợp, chiếm 6%; trực
tràng: 2 trường hợp, chiếm 4%. Thực quản: 1
trường hợp, chiếm 2%.
Kích thước bướu
Có đến 46 trường hợp, 87%, bướu mô đệm
đường tiêu hóa trong nghiên cứu này có kích
thước ≥ 5cm. Bướu nhỏ nhất trong nghiên cứu
này là 2cm, bướu lớn nhất là 30cm. Christopher L
và các tác giả khác ghi nhận thấy kích thước của
GIST là từ 2cm đến 30cm (1).
Thực quản: Trường hợp bướu mô đệm ở thực
quản duy nhất trong nghiên cứu này có kích
thước tương đối lớn là trên 13cm.
Dạ dày: 88% trường hợp GIST dạ dày có kích
thước bướu ≥ 5cm. Miettinen M và cs ghi nhận
kích thước bướu trung bình là 6cm(19).
Ruột non: Có 19 trường hợp, chiếm 83% GIST
ruột non có kích thước ≥ 5cm. Jacqueline A.
Crosby và cs ghi nhận có đến 90% trường hợp có
kích thước bướu ≥ 5cm, chỉ có 10% bướu < 5cm(2).
Đại – trực tràng: Trong nghiên cứu này GIST
đại – trực tràng có kích thước khá lớn, tất cả các
trường hợp đều ≥ 5cm (5/5 trường hợp). Chúng
tôi chưa tìm thấy tài liệu nào thống kê về kích
thước của GIST đại – trực tràng để có thể so sánh.
Triệu chứng lâm sàng: Đa số các tác giả đều
ghi nhận đau bụng là triệu chứng thường gặp
nhất(25,12). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác thì
nhận thấy xuất huyết tiêu hoá xuất hiện thường
hơn triệu chứng đau bụng(23).
Trong một nghiên cứu của Peter J. Roberts,
ông ghi nhận có dưới 10% trường hợp sờ được
bướu trên lâm sàng, và chỉ có 3% trường hợp
bướu lớn gây tắt ruột(23). Chúng tôi ghi nhận được
23% trường hợp sờ thấy có khối u trên lâm sàng
nhưng chỉ có 1 trường hợp (2%) tắt ruột.
Grad mô học bướu
Thực quản
Trường hợp GIST thực quản duy nhất trong
nghiên cứu này có kết quả Grad cao. Điều này
phù hợp với nhận định của nhiều tác giả nước
ngoài, họ cho rằng GIST thực quản có độ ác tính
cao nhất so với các vị trí khác(18).
Dạ dày: Theo y văn thì GIST tiên phát ở dạ
dày có tiên lượng tốt hơn ở ruột non và trực tràng
với cùng kích thước và cùng chỉ số phân bào(1,2,18).
Bướu <5cm thường lành tính, tuy nhiên đối với các
bướu từ 5-10cm mà chỉ số phân bào thấp thì vẫn có
thể có tiên lượng tốt(25). Khả năng tiến triển của
bệnh cũng khác nhau tùy vị trí của bướu trong dạ
dày, Người ta nhận thấy rằng các trường hợp GIST
ở bờ cong lớn thì dường như lành tính hơn, bất kể
kích thước bướu, so với ở các vị trí khác trong dạ
dày (9). Theo ghi nhận của chúng tôi thì Grad mô
học của GIST dạ dày chủ yếu là Grad thấp, chiếm
63%. Tỷ lệ Grad cao chỉ chiếm 37%.
Ruột non: Nhiều tác giả cho rằng GIST ở ruột
non có tiên lượng xấu nhất(1,2,18). Trong số 23
trường hợp GIST ruột non của nghiên cứu này chỉ
có 1 trường hợp, GIST ở túi thừa Mackel có kết
quả giải phẫu bệnh lành tính, 22 trường hợp còn
lại là ác tính. George D. Demetri cho rằng có
khoảng 1-2% GIST xuất hiện trong túi thừa
Mackel(2).
Bảng 4.9 : So sánh độ mô học của GIST ruột non
Tác giả n Grad cao Grad thấp
J.A Crosby 29 21 (72%) 8 (28%)
Nghiên cứu này 22 10 (46%) 12 (54%)
Kết quả của chúng tôi khác biệt so với của
J.A Crosby. Theo Mandeep S. Saund, thì tỷ lệ
GIST ác tính ở tá tràng và ruột non chiếm từ
50%- 64% trong tổng số GIST ở đây (23). Tuy
nhiên, theo nhận định của George D. Demetri thì
tỷ lệ lành tính của GIST ở ruột non cao gấp hai
đến ba lần tỷ lệ ác tính(2).
Đại tràng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ung Thư Học 7
Trong nghiên cứu của chúng tôi cả 3 trường
hợp GIST đại tràng đều ác tính. Có 2 trường hợp
Grad thấp và 1 trường hợp Grad cao. Trường
hợp Grad cao là bướu xuất phát từ đại tràng góc
gan xâm nhiễm vào gan và các cấu trúc xung
quanh. Theo Tworek JA và Miettinen M thì tỷ lệ
lành tính và ác tính của GIST ở đại tràng là 1: 2
(18). Vị trí bướu thường bị tái phát và gây di căn
nhất là ở đại tràng xuống, tiếp theo là đại tràng
sigma và manh tràng (12).
Trực tràng: Cả 2 trường hợp GIST trực tràng
của chúng tôi đều là ác tính. Có 1 trường hợp
cho kết quả Grad cao và 1 trường hợp Grad
thấp. Chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào nói về
mức độ ác tính GIST trực tràng để so sánh.
Hóa mô miễn dịch: Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi khác với N.P. Hùng và Miettinen M. tỷ
lệ (+) với VIM và ACT trong nghiên cứu này lần
lượt là 90% và 85%, còn (+) với DESMIN và S100
lần lượt là 50% và 30%. Trong khi kết quả của
N.P. Hùng chỉ có 22,7% dương tính với SMA, và
13,6% dương tính với S100 (20), còn kết quả của
Miettinen M. thì có 30% dương với SMA
(smooth muscle actin) đặc biệt là GIST ở dạ dày
và ruột non; và 10% dương tính với S100, chủ
yếu là GIST ở ruột non (17). Kết quả của chúng
tôi phù hợp với hai tác giả này, tất cả đều nhận
thấy 100% GIST (-) với CK. Theo hai tác giả này
thì tỷ lệ GIST (+) với CD34 cũng rất cao, N.P.
Hùng là 64%, còn Miettinen là 70-80%, trong
nghiên cứu của chúng tôi bệnh phẩm không
được nhuộm với CD34 do vậy chúng tôi không
thể so sánh được.
Điều trị: Mục tiêu của phẫu thuật điều trị
GIST là lấy trọn hoặc gần trọn khối bướu trên
đại thể. Bướu thường có vỏ bao giả do vậy nên
cố gắng lấy trọn thành một khối. Nhiều tác giả
cho rằng việc cắt rộng quanh bướu thì không
hoàn toàn cần thiết(7,19,3). Theo Ronald P.
Dematteo thì chỉ cần cắt hình nêm đối với dạ
dày và cắt đoạn đối với ruột non là đủ để điều
trị nếu kích thước bướu nhỏ(26). Tuy nhiên, cần
phải đảm bảo đúng các nguyên tắt trong phẫu
thuật đường tiêu hóa.
Nạo hạch vùng thì thường không được
khuyến cáo vì GIST hiếm khi cho di căn đến
hạch bạch huyết(7,19,14). Trong nghiên cứu của
chúng tôi có 1 trường hợp GIST dạ dày được cắt
dạ dày tiêu chuẩn và nạo hạch nhóm I đến nhóm
VII nhưng kết quả giải phẫu bệnh chỉ là hạch
viêm.
Các tác giả khuyên nên cắt bỏ phần phúc
mạc tại chổ vì GIST thường gây gieo rắt ở đây.
Nên tiến hành phẫu tích cẩn thận trong khi mổ
để tránh làm vỡ khối bướu gây gieo rắt tế bào
ung thư trong ổ bụng, vì các bướu này thường
mềm và dễ vỡ. Bướu bị vỡ hoặc thủng gây rò rĩ
là các yếu tố chính tiên báo dự hậu xấu cho bệnh
nhân (7,Error! Reference source not found.,3)..
Hoá trị
Khó có thể xác định chính xác tỷ lệ đáp ứng
của GIST với các tác nhân hoá trị thông thường,
nhưng nhiều tác giả cho rằng tỷ lệ này rất thấp,
dưới 5% (2,9,3). Những tác nhân được cho là có
tác dụng nhất đối với sarcôm mô mềm như
Doxorubicin, Ifosfamide, Dacarbazine và
Cisplatine cũng chỉ đáp ứng rất kém khi được sử
dụng để điều trị GIST.
Khi so sánh sự đáp ứng với Dacarbazine,
Mitomycin C, Doxorubicin, Cisplastin giữa các
bệnh nhân GIST tiến triển và các bệnh nhân
sarcôm cơ trơn tiến triển tại Mayo Clinic,
Edmondson J và cs nhận thấy chỉ có 4,8% bệnh
nhân GIST có đáp ứng với liệu pháp này. Kết quả
này tương tự nghiên cứu tại Viện Ung thư Dana
Farber (3). Trong một nghiên cứu khác sử dụng
Doxorubicin và Dacarbazine, Zalupski M và cs
nhận thấy chỉ có 3/43 bệnh nhân sarcôm cơ trơn
tiêu hóa bao gồm GIST đáp ứng với điều trị (14).
Do các kết quả thấp như vậy với các tác nhân hoá
trị thông thường nên khó có thể đưa ra một phác
đồ hoá trị chuẩn nào để điều trị GIST.
Liệu pháp nhắm trúng đích, Imatinib
(Glivec) được nhiều tác giả cho là có ưu thế trong
điều trị GIST hơn là các tác nhân hóa trị thông
thường khác(13).
Xạ trị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ung Thư Học 8
Mặc dù xạ trị là mô thức điều trị chủ yếu cho
các sarcôm phần mềm, nhưng vai trò của nó đối
với GIST thì tương đối nhỏ. Xạ trị rất hạn chế đối
với GIST ruột non vì đây là một cơ quan di động,
và ngay cả tổn thương ở các cấu trúc cố định thì
lợi ích của xạ trị cũng rất thấp. Xạ trị còn làm tổn
thương đến các cấu trúc xung quanh (9,23).
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 53 trường hợp GIST được điều
trị tại Bệnh viện Ung bướu Tp Hồ Chí Minh, từ
1/2003 đến 12/2006, chúng tôi đưa ra một số
nhận định sau:
1. Bướu mô đệm đường tiêu hóa gặp ở cả hai
giới với tỷ lệ tương đương nhau. Tuổi trung bình
là 52. Thường gặp ở dạ dày và ruột non, tỷ lệ lần
lượt là 45% và 43%. Các triệu chứng thường gặp
là đau bụng, sờ thấy khối u trên lâm sàng và
xuất huyết tiêu hoá với tỷ lệ lần lượt là 91%; 23%
và 13%. Chỉ có 34% chẩn đoán được cơ quan
mang bướu trước mổ phù hợp với lâm sàng.
Khả năng xác định chính xác vị trí bướu ở thực
quản và dạ dày cao hơn các nơi khác.
2. Có 87% trường hợp với kích thước bướu ≥
5cm. Có 52 trường hợp GIST ác tính, một trường
hợp lành tính. Kết quả mô học thuộc nhóm Grad
thấp là 58%, Grad cao là 42%. Chẩn đoán xác
định là GIST khi kết quả hóa mô miễn dịch
dương tính với CD117 (C-Kit). Tuy nhiên, một số
tác giả vẫn xếp các trường hợp CD117 âm tính
nhưng có hình ảnh mô bệnh học giống GIST và
không cho thấy biệt hóa rõ loại bướu nào cũng
thuộc GIST. Bên cạnh CD117 GIST còn dương
tính với CD34, SMA, S100 nhưng với tỷ lệ
thấp hơn.
3. Phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị
được lựa chọn cho tất cả các trường hợp bướu
còn khu trú tại chỗ tại vùng. Các phương pháp
phẫu thuật tùy vị trí và mức độ lan tràn của
bướu. Đối với các trường hợp bướu đã lan tràn
và di căn thì phẫu thuật tạm bợ phần nào giúp
cải thiện chất lượng cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Corless CL., Fletcher JA. and Heinrich MC. (2004).
“Biology of Gastrointestinal Stromal Tumors”. Journal of
Clinical Oncology, Vol 22, No 18, pp 3813-3825.
2. Crosby JA., Catton CN. et al (2001). “ Malignant
Gastrointestinal Stromal Tumors of the Small Intestine: A
Review of 50 Cases From a Prospective Database”. Annals
of Surgical Oncology. Vol 8, No 1, pp 50-59.
3. DeMatteo RP., Demetri GD.et al (2002). “Clinical
Management of Gastrointestinal Stromal Tumors: Before
and After STI-571”. Human Pathology. Vol 33, No 5, pp
466-477.
4. Demetri GD. (2005). “ Cancer of the small intestine”.
Principles and Practice of Oncology. 7th Edition. Lippincott
Williams & Wilkins, pp 768-793.
5. Demetri GD. (2005). “Gastrointestinal Stromal Tumors”.
Principles and Practice of Oncology. 7th Edition. Lippincott
Williams & Wilkins, pp 919-929.
6. Druker BJ. (2003). “Imatinib as a paradigm of targeted
therapies”. Journal of Clinical Oncology, Vol 21, No 23s,
pp 239-245.
7. Eisenberg BL. and Judson I (2004). “ Surgery and imatinib
in the management of GIST: Emerging approaches to
adjuvant and and neoadjuvant therapy”. Annals of
Surgical Oncology. Vol 11, No 5, pp 465-475.
8. Fletcher CD.M., Berman JJ. and Corless CL. (2002).
“Diagnosic of Gastrointestinal Stromal Tumors: A
Consensus Approach”. Human Pathology. Vol 33, No 5,
pp 459-465.
9. Fu K, Eloubeidi MA. et al (2002). “Diagnosis of
Gastrointestinal Stromal Tumors by Endoscopic
Ultrasound – Guided Fine Needle Aspiration Biopsy – A
Potential Pitfall”. Annals of Diagnotic Pathology. Vol 6,
No 5, pp 294-301.
10. Giuly JA., Nguyen-Cat R et al (2002). “Von
Recklinghausen disease and Gastrointestinal Stromal
Tumors”. The American Journal of Surgery. Vol 185, pp
86-87.
11. Judson I, Leahy M, Whelan J et al (2002). “A guideline for
the management of Gastrointestinal Stromal Tumour”.
Sarcoma. Vol 6, pp 83-87.
12. Kase S, Adachi H et al (2002). “A Case of Malignant
Gastrointestinal Stromal Tumor of the Transverse Colon:
Evaluation of Proliferation Activity”. Yonago Acta medica.
Vol 45, pp 117-120.
13. Lau S, Lui CY., Yeung YP. et al (2003). “ Gastrointestinal
Stromal Tumors of Rectum : A Report of 2 Cases”. Journal
of Computer Assisted Tomography. Vol 27, No 4, pp 609-
615.
14. Logrono R et al (2004). “Recent Advances in Cell Biology,
Diagnosis and Therapy of Gastrointestinal Stromal
Tumors (GIST)”. Cancer Biology and Theraphy. Vol 3,
Issue 3, pp 251-258.
15. Maki RG. (2004). “Gastrointestinal stromal tumours
respond to tyrosine kinase-targeted therapy”. Current
Treatment Options In Gastroenterology. Current Science
Inc. ISSN 1092-8472. pp 13-17.
16. Mattinen M, Lasota J (2001). “Gastrointestinal Stromal
Tumors – Definition, Clinical, Histological,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ung Thư Học 9
Immunohistochemical, and Molecular Genetic Features”.
Virchows Arch. Vol 438, pp 1-12.
17. Mattinen M, Majidi M, Lasota J (2002). “Phathology and
Diagnotic Criteria of Gastrointestinal Stromal Tumors”.
European Journal of Cancer. Vol 38, Suppl 5, pp39-51.
18. Mattinen M et al (2002). “Evaluation of Malignancy and
Prognosis of Gastrointestinal Stromal Tumors”. Human
Pathology. Vol 33, No 5, pp 478-483.
19. Mattinen M, Sobin LH., Lasota J (2005). “Gastrointestinal
Stromal Tumors of the Stomach”. Am J Sugr Patho. Vol 29,
No 1, pp 52-68.
20. Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Văn Mão, Nguyễn Phúc
Cương và cs (2006). “Phân típ mô bệnh học và giá trị hoá
mô miễn dịch để chẩn đoán GISTs trong sarcôm ống tiêu
hóa”. Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh, Chuyên đề Ung
bướu học. Tập 10, Phụ bản số 4. Nhà Xuất Bản Y Học. Tr
99-103.
21. Nguyễn Văn Thành (2006). “ Một số đặc điểm của Bướu
mô đệm đường tiêu hóa”. Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh,
Chuyên đề Ung bướu học. Tập 10, Phụ bản số 4. Nhà Xuất
Bản Y Học. Tr 69-71.
22. Pidhorecky I et al (2000). “ Gastrointestinal Stromal
Tumors: Current Diagnosis, Biologic, Behavior, and
Managemant”. Annals of Surgical Oncology. Vol 7, No 9,
pp 705-712.
23. Roberts PJ. and Eisenberg B (2002). “ Clinical presentation
of gastrointestinal stromal tumorus and treatment of
operable disease”. Europen Journal of Cancer. Vol 38,
Suppl 5, pp 37-38.
24. Saund MS. et al (2004). “Gastrointestinal Stromal Tumors”.
Current Opinion in Gastroenterol. Vol 20, pp 89-94.
25. Strickland L et al (2001). “ Gastrointestinal Stromal
Tumors”. Cancer Control. May/June 2001,Vol 8, No 3, pp
252-261.
26. Sturgeon C, Chejfec G, Espat NJ (2003). “Gastrointestinal
Stromal Tumors: a spectrum of disease”. Surgical
Oncology.Vol 11, pp 21-26.
27. Trent JC. and Benjamin RS. (2006). “New Developments in
Gastrointestinal Stromal Tumors”. Current Opinion in
Oncology. Vol 18, pp 386-395.
28. Wu PC. et al (2003). “Surgical treatment of gastrointestinal
stromal tumours in the imatinib era”. Surgery. Vol 134, No
4, pp 656-666.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ung Thư Học 10
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ung Thư Học 11
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buou_mo_dem_duong_tieu_hoa_dich_te_hoc_chan_doan_dieu_tri.pdf