Bướu trung thất sau: Nghiên cứu loạt ca lâm sàng 56 bệnh nhân tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Ung thư hạch bạch huyết là một trong những bướu trung thất phổ biến nhất, thường gặp ở trung thất giữa và/hoặc trung thất trước. Trong trung thất sau, bướu nguồn gốc thần kinh và bướu quái trung thất chiếm tỷ lệ lớn nhất. Ung thư hạch bạch huyết nguyên phát ở trung thất sau cực kỳ hiếm gặp(6). Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 3 trường hợp ung thư hạch bạch huyết nguyên phát ở trung thất sau. Tất cả đều là bệnh nhân nam. Một bệnh nhân bị ung thư hạch bạch huyết nguyên phát loại tế bào T lớn, 27 tuổi, nhập viện vì triệu chứng sốt và đau ngực, đường kính bướu 7 cm, bờ ngoài bướu không đều lởm chởm hình tia, mật độ bướu đồng nhất, không có vôi hóa, mẫu mô sinh thiết qua soi phế quản nghi ung thư hạch bạch huyết. Một bệnh nhân bị ung thư hạch bạch huyết nguyên phát loại tế bào T ngoại biên, 67 tuổi, nhập viện vì triệu chứng ho và đau ngực, đường kính bướu 6 cm, bờ ngoài bướu không đều lởm chởm hình tia, mật độ bướu đồng nhất, không có vôi hóa, hình ảnh soi phế quản bình thường. Một bệnh nhân bị ung thư hạch bạch huyết nguyên phát loại tế bào B, 50 tuổi, nhập viện vì triệu chứng ho ra máu, đường kính bướu 4 cm, bờ ngoài bướu đa cung, mật độ bướu đồng nhất, không có vôi hóa, hình ảnh soi phế quản bình thường. Bướu biểu mô tuyến ức là một nhóm bệnh hiếm gặp bao gồm bướu tuyến ức và ung thư biểu mô tuyến ức(7). Phần lớn bướu tuyến ức được tìm thấy trong trung thất trước. Chỉ có vài bướu tuyến ức phát sinh từ ngoài trung thất trước được mô tả trong y văn thế giới. Người ta đã mô tả một vài trường hợp bướu tuyến ức có vị trí nguyên phát ở vùng cổ, rốn phổi, trung thất sau, trung thất giữa. Bướu tuyến ức dường như có tiềm năng ác tính, và tổng tỷ lệ tổng thể của bướu tuyến ức tái phát khoảng 20% (1). Ung thư biểu mô tuyến ức cực kỳ hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 15% - 20% bướu biểu mô tuyến ức (7). Ung thư biểu mô tuyến ức cực kỳ hiếm gặp ở trung thất sau (3). Trong nghiên cứu của chúng tôi có hai bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến ức nguyên phát ở trung thất sau. Tất cả đều là bệnh nhân nam. Một bệnh nhân 54 tuổi, nhập viện vì triệu chứng ho và đau ngực, đường kính bướu 10 cm, bờ ngoài bướu đa cung, bướu có vôi hóa, hình ảnh soi phế quản bình thường. Một bệnh nhân 50 tuổi, nhập viện vì đau ngực, đường kính bướu 5 cm, bờ ngoài bướu đa cung, mật độ bướu đồng nhất, không có vôi hóa, hình ảnh soi phế quản bình thường.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 46 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bướu trung thất sau: Nghiên cứu loạt ca lâm sàng 56 bệnh nhân tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 319 BƯỚU TRUNG THẤT SAU: NGHIÊN CỨU LOẠT CA LÂM SÀNG 56 BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH Nguyễn Thị Bích Yến*, Lê Tự Phương Thảo**, Nguyễn Huy Dũng*, Nguyễn Sơn Lam*, Nguyễn Hữu Lân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trung thất sau là khoang ảo nằm dọc 2 bên cột sống và phần gần của các xương sườn liền kề. Các số liệu về nhân khẩu học, đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học X quang, loại mô bệnh học của bệnh nhân bướu trung thất sau vẫn chưa được mô tả đầy đủ ở Việt Nam. Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả các đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học X quang, loại mô bệnh học của bệnh nhân bướu trung thất sau. Chất liệu & phương pháp: Từ năm 2005 đến 2014 có 56 bệnh nhân bướu trung thất sau được thu dung vào nghiên cứu. Chụp cắt lớp điện toán lồng ngực và phẫu thuật trung thất được thực hiện cho tất cả bệnh nhân. Các số liệu về nhân khẩu học, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng đã được phân tích. Kết quả: Có 27 nữ (48,2%) và 29 nam (51,8%), tuổi trung bình là 42 ± 14 tuổi (từ 17 đến 68 tuổi). Bướu nguồn gốc thần kinh chiếm 82,1%, bướu lành là 82,1%. 92,9% bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng. Đau ngực (73,2%) và ho (58,9%) là những triệu chứng thường gặp nhất, các triệu chứng khác là sốt (5,4%), khó thở (3,6%), ho ra máu (3,6%), sụt cân (3,6%) và khàn tiếng (1,8%). Kết luận: Bướu nguồn gốc thần kinh thường gặp nhất, chiếm 82,1% các trường hợp bướu trung thất sau. Bướu nguồn gốc lành tính trong 89,1% các trường hợp. Có 17,9% bướu trung thất sau là nhóm không thuần nhất gồm những bướu hiếm gặp như nang trung thất, ung thư hạch bạch huyết, ung thư biểu mô tuyến ức, nang tuyến ức, u quái chưa trưởng thành. Từ khóa: Bướu trung thất sau, bướu trung thất, bướu thần kinh. ABSTRACT POSTERIOR MEDIASTINAL TUMORS: A CASE SERIES OF 56 PATIENTS AT PHAM NGOC THACH HOSPITAL. Nguyen Thi Bich Yen, Le Tu Phuong Thao, Nguyen Huy Dung, Nguyen Son Lam, Nguyen Huu Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 319 - 324 Background: The posterior mediastinum is the potential space along each side of the vertebral column and adjacent proximal portion of the ribs. The demographic data, clinical characteristics, radiological findings, histopathologic types of posterior mediastinal tumors patients has not been well described in Vietnam. Objective: The aim of this study was to describe the demographic data of the patients, clinical characteristics, radiological findings, histopathologic types of posterior mediastinum patients. Materials and Methods: Between 2005 and 2014, 56 pateints with posterior mediastinal tumors were included. CT scan of the chest and mediastinal surgery were done for all patients. Demographic data, clinical and laboratory characteristics were analyzed. Results: There were 27 females (48.2%) and 29 males (51.8%), with a mean age ± standard deviation of 42 ± 14 years (range: 17 - 68). Neurogenic tumors constituted 82.1% of cases, being benign tumor in 82.1%. Patients * Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Quận 6, TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: Ts. Bs. Nguyễn Hữu Lân ĐT: 0913185885 Email: nguyenhuulan1965@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Phẫu Thuật Lồng Ngực 320 usually were symptomatic (92.9%). Chest pain and cough was most common symptom (73.2% and 58.9%, respectively), others were fever (5.4%), dyspnea (3.6%), hemoptysis (3.6%), lose weight (3.6%) and hoarseness (1.8%). Conclusions: Neurogenic tumors are the commonest posterior mediastinal tumors accounting for 82.1% of posterior mediastinal tumors. Neurogenic tumors are benign in 89.1% of patients. The remaining 17.9% of posterior mediastinal tumors are a heterogenous group of rare tumors including mediastinal cysts, lymphoma, thymic carcinoma, thymic cyst, immature teratoma. Key words: mediastinal lesions, posterior mediastinal lesions, neurogenic tumors. ĐẶT VẤN DỀ Trung thất là một khu vực giải phẫu nằm ở trung tâm của lồng ngực, được chia thành trung thất trước, trung thất giữa, trung thất sau. Trung thất sau nằm sau tim và màng ngoài tim, là một ống dài và hẹp, nằm dọc theo mỗi bên của cột sống và phần gần kề của các xương sườn, chứa nhiều thành phần quan trọng nối liền 3 phần cổ, ngực và bụng như thực quản, động mạch chủ ngực, hệ thống tĩnh mạch đơn (tĩnh mạch đơn, tĩnh mạch bán đơn, tĩnh mạch bán đơn phụ, thân tĩnh mạch gian sườn phải trên), ống ngực, các dây thần kinh lang thang, các thân giao cảm ngực, hệ thống bạch huyết gồm cách hạch trung thất sau. Theo quy ước, không gian cạnh cột sống bao gồm trong trung thất sau. Bướu trung thất sau có thể phát sinh từ các bệnh lý của những cấu trúc này(5,2). Các nghiên cứu hiện nay trên thế giới báo cáo tỷ lệ mắc bướu trung thất sau so với tất cả các bướu trung thất thay đổi từ 23% đến 30%, tỷ lệ bướu nguồn gốc thần kinh của trung thất sau thay đổi từ 19% đến 39% của tất cả bướu trung thất. Bướu trung thất sau lành tính thay đổi từ 70% đến 80% bệnh nhân(5). Hiện có ít nghiên cứu về tỷ lệ mô bệnh học, nhân khẩu học, đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học các bướu trung thất sau ở người Việt Nam. BỆNH NHÂN - PHƯƠNG PHÁP: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả loạt lâm sàng các trường hợp bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ 2005 đến 2014, có chẩn đoán xác định mô học bướu trung thất sau dựa vào kết quả giải phẫu bệnh mô tổn thương sinh thiết qua phẫu thuật trung thất sau. Tất cả bệnh nhân đều được ghi nhận đặc điểm nhân khẩu học, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh học chụp cắt lớp điện toán trước phẫu thuật trung thất, mô bệnh học bướu trung thất sau. Các số liệu sau khi thu thập sẽ được mã hóa và nhập vào máy vi tính, sử dụng phần mềm Stata 10 để xử lý. Chúng tôi sử dụng phép kiểm Mann-Whitney để so sánh sự khác biệt giữa hai nhóm bệnh nhân cho các biến định lượng và phép kiểm 2 để so sánh sự khác biệt về tỷ lệ giữa hai nhóm bệnh nhân cho các biến định tính. Thực hiện phép kiểm chính xác của Fisher (Fisher’s Exact Test) nếu có trên 20% số ô trong bảng chéo có tần số mong đợi nhỏ hơn 5. Tất cả các phương pháp kiểm định giả thuyết được thực hiện bằng cách sử dụng kiểm định 2 bên (two-sided alternatives). Ngưỡng ý nghĩa là 0,05 (p < 0,05) để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết thống kê. KẾT QUẢ Trong khoảng 10 năm từ 2005 đến 2014, chúng tôi thu dung được 56 trường hợp bệnh nhân phẫu thuật bướu trung thất sau tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Tuổi trung bình của 56 bệnh nhân là 42 ± 14 tuổi (từ 17 tuổi đến 68 tuổi), bao gồm 48,2% (27/56 bệnh nhân) nữ và 51,8% (29/56 bệnh nhân) nam. Tuổi trung bình bệnh nhân nữ là 42 ± 15 tuổi, nam là 41 ± 13 tuổi. Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi theo giới của bệnh nhân tham gia nghiên cứu (p > 0,7). Tần suất các loại u trung thất sau được mô tả trong bảng 1. Có 42,9% (24/56 bệnh nhân) u trung thất sau lành tính là nữ giới, 39,3% (22/56 bệnh nhân) u trung thất sau lành tính là nam giới. 5,4% (3/56 bệnh nhân) u trung thất sau ác Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 321 tính là nữ giới, 12,5% (7/56 bệnh nhân) u trung thất sau ác tính là nam giới. Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ bướu lành tính-ác tính theo giới tính của bệnh nhân nghiên cứu (p > 0,2). Tuổi trung bình của bệnh nhân bướu trung thất lành tính là 41 ± 14 tuổi, ác tính là 44 ± 14 tuổi. Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi trung bình theo bản chất mô học lành tính-ác tính của bệnh nhân bướu trung thất sau (p > 0,5). Đặc điểm nhân khẩu học, triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân u trung thất sau được thu dung vào nghiên cứu được trình bày trong bảng 2. Bảng 3 mô tả đặc điểm hình ảnh học bướu trung thất giữa. Trung vị đường kính lớn nhất của bướu trung thất sau lành tính là 6,5 cm (từ 2,5 cm đến 20 cm), ác tính là 6 cm (từ 4 cm đến 15 cm), (p > 0,5). Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về đặc điểm bờ ngoài bướu trung thất theo bản chất mô học lành tính-ác tính của bệnh nhân bướu trung thất sau (p > 0,5). Bảng 1: Tần suất các loại u trung thất sau Các loại bướu trung thất sau Nữ n (%) Nam n (%) Tổng n (%) Bướu sợi thần kinh lành tính 17 15 32 Bướu bao sợi thần kinh lành tính 5 4 9 Ung thư hạch bạch huyết 0 3 3 Bướu bao sợi thần kinh ác tính 3 0 3 Bướu sợi thần kinh ác tính 0 2 2 Ung thư biểu mô tuyến ức 0 2 2 Bướu quái chưa trưởng thành 1 0 1 Nang tuyến ức 0 1 1 Nang phế quản 1 0 1 Nang dạng ruột 0 2 2 Tổng 27 29 56 Bảng 2: Đặc điểm nhân khẩu học, triệu chứng lâm sàng u trung thất sau Đặc điểm nhân khẩu học. Triệu chứng lâm sàng Lành tính (n =46) Ác tính (n =10) Tổng (n =56) Nữ giới n (%) 24 3 27 Nam giới n (%) 22 7 29 Tuổi trung bình (năm) 41 ± 14 44 ± 14 Đau ngực n (%) 33 8 41 Ho n (%) 29 4 33 Ho ra máu n (%) 0 2 2 Khó thở n (%) 2 0 2 Không triệu chứng n (%) 6 0 6 Đặc điểm nhân khẩu học. Triệu chứng lâm sàng Lành tính (n =46) Ác tính (n =10) Tổng (n =56) Sốt n (%) 1 2 3 Sụt cân n (%) 2 0 2 Khàn tiếng n (%) 1 0 1 Bảng 3: Đặc điểm hình ảnh học bướu trung thất giữa. Đặc điểm hình ảnh học Lành tính (n = 46) Ác tính (n = 10) Đường kính lớn nhất của bướu 6,5 cm 6 cm Mật độ đồng nhất 37 8 Vôi hóa 9 2 Đặc tính bờ trung thất: + Tròn đều 12 2 + Đa cung 32 7 + Không đều, lởm chởm hình tia 2 1 BÀN LUẬN Trung thất là một vị trí giải phẫu nằm ở trung tâm lồng ngực, được chia thành ba vùng gồm trung thất trước, trung thất giữa, trung thất sau. Trung thất sau nằm sau tim và màng ngoài tim, là khoang được giới hạn dọc mỗi bên của cột sống và xương sườn liền kề. Tần suất mắc mới của bướu trung thất sau so với các thể bướu trung thất là 23% - 30%. Bướu thần kinh là dạng bướu trung thất sau thường gặp nhất, chiếm khoảng 19% - 39% tất cả các loại bướu trung thất và chiếm 75% các bướu trung thất sau. 70% - 80% bướu thần kinh trung thất là tổn thương lành tính, có nguồn gốc từ rễ nơ-ron thần kinh, phát triển tới dây thần kinh ngoại biên, bao gồm các tế bào hạch giao cảm, hạch phó giao cảm, bao thần kinh. 25% bướu còn lại của trung thất sau là nhóm không thuần nhất của các bướu hiếm gặp bao gồm ung thư hạch bạch huyết, bướu quái, sarcoma v.v...(5). Trong nghiên cứu của chúng tôi, bướu thần kinh là loại bướu thường gặp nhất ở trung thất sau, chiếm tỷ lệ 82,1% (46/56 bệnh nhân), 89,1% (41/46 bệnh nhân) là bướu lành tính, gồm bướu sợi thần kinh lành tính (69,6%, 32/46 bệnh nhân), bướu bao sợi thần kinh lành tính (19,6%, 9/46 bệnh nhân); 10,9% (5/46 bệnh nhân) là bướu ác tính, gồm bướu bao sợi thần kinh ác tính (6,5%, 3/46 bệnh nhân), bướu sợi thần kinh ác tính (4,3%, 2/46 bệnh nhân). Các loại Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Phẫu Thuật Lồng Ngực 322 bướu khác gặp ở trung thất sau theo tỷ lệ giảm dần là nang trung thất (7,1%, 4/56 bệnh nhân), ung thư hạch bạch huyết (5,4%, 3/56 bệnh nhân), ung thư biểu mô tuyến ức (3,6%, 2/56 bệnh nhân), bướu quái chưa trưởng thành (1,8%, 1/56 bệnh nhân). Khoảng 40% bướu trung thất sau không có triệu chứng lâm sàng, và được phát hiện tình cờ qua chụp thường quy X quang lồng ngực. Các triệu chứng xuất hiện thường do chèn ép hoặc xâm nhập trực tiếp xung quanh các cấu trúc của trung thất hoặc do hội chứng cận ung thư. Các triệu chứng có thể bao gồm đau ngực, ho, khó thở hoặc bất thường về mặt thần kinh học. Các bệnh nhân không có triệu chứng thường có tổn thương lành tính; trong khi bệnh nhân có triệu chứng thường có tổn thương ác tính(5). Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 10,7% (6/56 bệnh nhân) không có triệu chứng lâm sàng khi phát hiện bướu trung thất, tất cả các bệnh nhân này đều là bướu trung thất lành tính. Triệu chứng thường gặp nhất là đau ngực (73,2%, 41/56 bệnh nhân), ho (58,9%, 33/56 bệnh nhân), sau đó là sốt (5,4%, 3/56 bệnh nhân), ho ra máu (3,6%, 2/56 bệnh nhân), khó thở (3,6%, 2/56 bệnh nhân), sụt cân (3,6%, 2/56 bệnh nhân), khàn tiếng (1,8%, 1/56 bệnh nhân). Chụp cắt lớp điện toán lồng ngực là lựa chọn đầu tiên để chẩn đoán bướu trung thất sau(5). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các bệnh nhân đều được chụp cắt lớp điện toán lồng ngực. Hình ảnh chụp cắt lớp điện toán lồng ngực giúp xác định rõ các đặc tính của bướu trung thất sau như vị trí, kích thước, bờ ngoài, mật độ, vôi hóa. Chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt giữa bướu trung thất sau lành tính và ác tính về trung vị đường kính lớn nhất của bướu (6,5 cm so với 6 cm, p > 0,5), về đặc điểm bờ ngoài, mật độ, vôi hóa (p > 0,5). Trong nghiên cứu của chúng tôi, 46 bệnh nhân bướu nguồn gốc thần kinh ở trung thất sau có tuổi trung vị là 43 tuổi (từ 17 tuổi đến 68 tuổi), tỷ lệ nam/nữ là 21/25, triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau ngực (76,1%, 35/46 bệnh nhân), ho (63%, 29/46 bệnh nhân), khó thở (4,3%, 2/46 bệnh nhân), sụt cân (4,3%, 2/46 bệnh nhân), sốt (4,3%, 2/46 bệnh nhân), khàn tiếng (2,2%, 1/46 bệnh nhân), (13%, 6/46 bệnh nhân) không có triệu chứng lâm sàng. Trung vị đường kính lớn nhất của bướu trên phim chụp cắt lớp điện toán lồng ngực là 6 cm (từ 2,5 cm đến 20 cm). 67,4% (31/46 bệnh nhân) có bờ ngoài bướu đa cung, 30,4% (14/46 bệnh nhân) có bờ ngoài bướu tròn đều, 2,2% (1/46 bệnh nhân) có bờ ngoài bướu không đều lởm chởm hình tia. 82,6% (38/46 bệnh nhân) có mật độ bướu đồng nhất, 17,4% (8/46 bệnh nhân) có hình ảnh vôi hóa trong bướu. Tất cả các bệnh nhân đều phải thực hiện phẫu thuật mới có được chẩn đoán xác định. Theo Rahman A.R.M.A. và cộng sự, triệu chứng thường gặp nhất của bướu nguồn gốc thần kinh trung thất sau là các triệu chứng về hô hấp (45% - 50%), thần kinh (6,6% - 13%) và bướu có thể sờ được (3,3% - 5%). Độ nhạy của chụp cắt lớp điện toán trong phát hiện di căn thành ngực là 60% - 79% và trong phát hiện di căn phổi là 70% - 80%. Sinh thiết bướu qua da giúp chẩn đoán xác định bản chất mô học của bướu trong 72% - 100% trường hợp(5). Bướu quái trung thất chiếm 4% - 10% bướu trung thất sau. Trong đó 60% là bướu trung thất nguồn gốc phôi bào và bướu trưởng thành gặp trong 80% - 88% các trường hợp. Chỉ 3% - 8% Bướu quái trung thất là ở trung thất sau(4). Không có sự khác biệt về giới tính của bướu quái trung thất, ngoại trừ nang thần kinh-ruột, thường gặp hơn ở nữ giới. Bướu quái trung thất có thể gặp tại mọi vị trí của trung thất, mặc dù nang phế quản thường gặp ở trung thất giữa và trung thất trên, nang màng phổi-màng tim thường gặp ở phía trước bên phải của góc tâm hoành, nang dạng ruột thường gặp ở trung thất sau(8). Ở người lớn, phát hiện bướu trung thất thường là tình cờ, khi chụp Xquang ngực thường quy. Đó là bướu lớn, chia thùy, ranh giới rõ, vôi hóa gặp trong 20% các trường hợp. Chụp cắt lớp điện toán thường Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 323 là kỹ thuật được lựa chọn, rất đặc hiệu để xác định vị trí bướu. 40% các trường hợp bướu quái trung thất tăng đậm độ, có kết hợp dịch, mỡ và vôi hóa bên trong bướu. Nó cũng kiểm tra được sự liên quan của bướu với ác cơ quan lân cận, xem xét bờ bướu, có hay không có và sự xâm nhập của bướu đến phổi và các cấu trúc trung thất gần đó, cũng như khả năng phẫu thuật. Phẫu thuật lồng ngực có trợ giúp video thường bị hạn chế khi bướu quái có kích thước lớn, có liên quan mật thiết với các cấu trúc trung thất. Bướu quái trưởng thành lành tính ở trung thất là các bướu nang kết hợp với một số tổ chức khác có mức độ biệt hóa cao. Chúng có thể có da, sụn, vôi, cơ trơn, biểu mô phế quản, hoăc hiếm hơn nữa là mô tuyến ức, tụy hoặc mô tuyến giáp(4). Trong nghiên cứu của chúng tôi, bướu quái trung thất chiếm 8,9% (5/56 bệnh nhân) bướu trung thất sau, bao gồm nang dạng ruột (3,6%, 2/56 bệnh nhân), bướu quái chưa trưởng thành (1,9%, 1/56 bệnh nhân), nang tuyến ức (1,9%, 1/56 bệnh nhân), nang phế quản (1,9%, 1/56 bệnh nhân). Bệnh nhân bướu quái trung thất sau có tuổi trung vị là 27 tuổi (từ 22 tuổi đến 43 tuổi), tỷ lệ nam/nữ là 3/2, triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau ngực (4%, 2/5 bệnh nhân), ho (4%, 2/5 bệnh nhân), ho ra máu (20%, 1/5 bệnh nhân), (20%, 1/5 bệnh nhân) không có triệu chứng lâm sàng. Trung vị đường kính lớn nhất của bướu trên phim chụp cắt lớp điện toán lồng ngực là 7 cm (từ 3 cm đến 18 cm). 80% (4/5 bệnh nhân) có bờ ngoài bướu đa cung, 20% (1/5 bệnh nhân) có bờ ngoài bướu không đều lởm chởm hình tia. 60% (3/5 bệnh nhân) có mật độ bướu đồng nhất, 40% (2/5 bệnh nhân) có hình ảnh vôi hóa trong bướu. Tất cả các bệnh nhân đều phải thực hiện phẫu thuật mới có được chẩn đoán xác định. Ung thư hạch bạch huyết là một trong những bướu trung thất phổ biến nhất, thường gặp ở trung thất giữa và/hoặc trung thất trước. Trong trung thất sau, bướu nguồn gốc thần kinh và bướu quái trung thất chiếm tỷ lệ lớn nhất. Ung thư hạch bạch huyết nguyên phát ở trung thất sau cực kỳ hiếm gặp(6). Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 3 trường hợp ung thư hạch bạch huyết nguyên phát ở trung thất sau. Tất cả đều là bệnh nhân nam. Một bệnh nhân bị ung thư hạch bạch huyết nguyên phát loại tế bào T lớn, 27 tuổi, nhập viện vì triệu chứng sốt và đau ngực, đường kính bướu 7 cm, bờ ngoài bướu không đều lởm chởm hình tia, mật độ bướu đồng nhất, không có vôi hóa, mẫu mô sinh thiết qua soi phế quản nghi ung thư hạch bạch huyết. Một bệnh nhân bị ung thư hạch bạch huyết nguyên phát loại tế bào T ngoại biên, 67 tuổi, nhập viện vì triệu chứng ho và đau ngực, đường kính bướu 6 cm, bờ ngoài bướu không đều lởm chởm hình tia, mật độ bướu đồng nhất, không có vôi hóa, hình ảnh soi phế quản bình thường. Một bệnh nhân bị ung thư hạch bạch huyết nguyên phát loại tế bào B, 50 tuổi, nhập viện vì triệu chứng ho ra máu, đường kính bướu 4 cm, bờ ngoài bướu đa cung, mật độ bướu đồng nhất, không có vôi hóa, hình ảnh soi phế quản bình thường. Bướu biểu mô tuyến ức là một nhóm bệnh hiếm gặp bao gồm bướu tuyến ức và ung thư biểu mô tuyến ức(7). Phần lớn bướu tuyến ức được tìm thấy trong trung thất trước. Chỉ có vài bướu tuyến ức phát sinh từ ngoài trung thất trước được mô tả trong y văn thế giới. Người ta đã mô tả một vài trường hợp bướu tuyến ức có vị trí nguyên phát ở vùng cổ, rốn phổi, trung thất sau, trung thất giữa. Bướu tuyến ức dường như có tiềm năng ác tính, và tổng tỷ lệ tổng thể của bướu tuyến ức tái phát khoảng 20% (1). Ung thư biểu mô tuyến ức cực kỳ hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 15% - 20% bướu biểu mô tuyến ức (7). Ung thư biểu mô tuyến ức cực kỳ hiếm gặp ở trung thất sau (3). Trong nghiên cứu của chúng tôi có hai bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến ức nguyên phát ở trung thất sau. Tất cả đều là bệnh nhân nam. Một bệnh nhân 54 tuổi, nhập viện vì triệu chứng ho và đau ngực, đường kính bướu 10 cm, bờ ngoài bướu đa cung, bướu có vôi hóa, hình ảnh soi phế quản bình thường. Một bệnh nhân 50 tuổi, nhập viện vì đau ngực, đường kính Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Phẫu Thuật Lồng Ngực 324 bướu 5 cm, bờ ngoài bướu đa cung, mật độ bướu đồng nhất, không có vôi hóa, hình ảnh soi phế quản bình thường. KẾT LUẬN Chúng tôi nhận thấy có đến 89,3% bệnh nhân bướu trung thất sau có triệu chứng lâm sàng. Bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng đều là bướu trung thất sau lành tính. Triệu chứng thường gặp nhất là đau ngực, ho. Chẩn đoán hình ảnh là phương tiện phát hiện tổn thương bướu trung thất sau. Đa phần trường hợp chẩn đoán xác định bản chất mô học bướu trung thất sau nhờ phẫu thuật trung thất. Chẩn đoán sau phẫu thuật xác định 82,1% bướu trung thất sau là bướu nguồn gốc thần kinh, 89,1% bướu nguồn gốc thần kinh ở trung thất sau là bướu lành tính. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chung SR, Kim IS, Kim J (2012), “Thymoma of the middle mediastinum”, Korean J Thorac Cardiovasc Surg, 45(4), pp.267- 268. 2. Joshi A, Trivedi C, Bansal A, (2014), “Posterior Mediastinal Mass”, J Am Osteopath Coll Radiol 2014; 3(2), pp.32-34. 3. Kadowaki T, Hamada H, Yokoyama A, et al. (2005), “Thymic carcinoma originating from the mid-posterior mediastinum”, Respirology, 10(5), pp.689–691. 4. Rabiou S, Ghalimi J, Lakranbi M, et al. (2014), “Posterior Mediastinal Mature Teratoma: A Case Report and Literature Review”, Case Reports in Clinical Medicine, 3, pp.122-124 5. Rahman ARMA, Sedera MA, Mourad IA, et al. (2005), “Posterior Mediastinal Tumors: Outcome of Surgery”, Journal of the Egyptian Nat. Cancer Inst., 17(1), pp. 1-8. 6. Takamizawa A, Tomonobu K, Keisaku F (2004), “Primary Malignant Lymphoma in the Posterior Mediastinum”, Respiration,71, pp.417-420. 7. Weissferdt A, Moran CA (2012), “Thymic Carcinoma. Part 1. A Clinicopathologic and Immunohistochemical Study of 65 Cases”, Am J Clin Pathol, 138,pp.103-114. 8. Zambudio AR, Lanzas JT, Calvo MJR, et al. (2002), “Non- neoplastic mediastinal cysts”, European Journal of Cardio- thoracic Surgery, 22, pp.712-716 Ngày nhận bài báo: 07/11/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2014 Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbuou_trung_that_sau_nghien_cuu_loat_ca_lam_sang_56_benh_nhan.pdf
Tài liệu liên quan