Hiện nay, không gian diễn xướng Ca
Huế chủ yếu ở thuyền rồng trên sông
Hương hoặc vào dịp năm mới phục vụ du
lịch, như một món quà, món ăn tinh thần
đối với du khách khi đến Huế. Ca Huế
không hoàn toàn bị ràng buộc bởi những
khuôn khổ, quy tắc nghiêm ngặt của âm
nhạc bác học, mà vẫn thể hiện tính sinh
động, mềm dẻo của nó khi ở thính phòng
cũng như khi lên sân khấu. Ca Huế đem lại
cho người nghe những cảm xúc êm dịu,
trong sáng, ca ngợi quê hương, đất nước,
tạo nên sự đồng cảm của con người.
GS.TS Trần Văn Khê đã nhận xét ca
Huế, “khi thì êm dịu như hương thơm tỏa
ra từ một bông hoa, khi thì xót xa như
giọng người đang khóc, khi thì uể oải như
những cái nhìn nào đó của người đàn bà
trong những đêm hè oi ả, khi thì vui vẻ -
trường hợp này cũng họa hoằn thôi; giống
như tiếng lao xao của bầy chim trong mùa
xuân, đã thấm vào thể xác và tâm hồn
bạn, đã len vào trong mạch máu của bạn,
làm cho khắp người bạn phải rùng mình,
khoái trá, ”[3, tr.1].
Ca Huế, một thể loại âm nhạc độc
đáo với sự sâu lắng, trữ tình đã làm rung
động, cuốn hút người nghe một cách sâu
sắc, là một thể loại âm nhạc cổ truyền độc
đáo không chỉ riêng của vùng Huế mà của
Việt Nam.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ca Huế, một thể loại âm nhạc cổ truyền độc đáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trương Ngọc Thắng
96
CA HUẾ, MỘT THỂ LOẠI ÂM NHẠC CỔ TRUYỀN ĐỘC ĐÁO
CA HUE, A GENRE OF TRADITIONAL MUSIC UNIQUE
TRƯƠNG NGỌC THẮNG
PGS.TS.NGUT. Trường Đại học Văn Lang, truongngocthang@vanlanguni.edu.vn
Mã số: TCKH13-04-2019
TÓM TẮT: Có một thể loại âm nhạc cổ truyền gắn liền với tổng thể văn hóa Huế, nơi một
thời là kinh đô phồn thịnh của Việt Nam, đó là ca Huế, một trong ba thể loại âm nhạc
thính phòng tiêu biểu của Việt Nam, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc cung đình
và âm nhạc dân gian.
Từ khóa: ca Huế; cung đình; chuyên nghiệp; dân gian.
ABSTRACT: There is a traditional music genre associated with the whole of Hue culture,
in which was once the thriving capital of Vietnam. It is Ca Hue, one of the three genres of
chamber music of Vietnam, having a fine combination of royal music and folk music.
Key words: Ca Hue; royal; profession; folk.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các nhà nghiên cứu lý luận âm nhạc
Việt Nam cho rằng, kho tàng Âm nhạc cổ
truyền được phân thành hai bộ phận: Cổ
truyền dân gian là toàn bộ thể loại nhạc hát
- dân ca, nhạc đàn - dân nhạc do các tộc
người sinh sống trên đất nước Việt Nam
sáng tạo và lưu truyền bằng hình thức
truyền khẩu, phi văn bản, không kiếm sống
bằng nghề ca hát và cổ truyền chuyên
nghiệp gồm các thể loại dân ca dân nhạc
nhưng mang tính chuyên nghiệp - tiêu chí
hành nghề có bài bản và một phần nào đó
có văn bản,Với cách phân chia đó, âm
nhạc cổ truyền Huế cũng được xếp vào hai
dòng: Dòng cổ truyền dân gian bao gồm
các thể loại tiêu biểu: Hò, Vè, Lý, Hát ru
con, Hát hầu văn, Ngâm thơ, và Dòng cổ
truyền chuyên nghiệp bao gồm Ca đàn Huế
(còn gọi là nhạc cổ thính phòng Huế, hoặc
gọi là Ca Huế) và âm nhạc cung đình Huế.
Có một thể loại âm nhạc cổ truyền gắn liền
với tổng thể văn hóa Huế, nơi một thời là
kinh đô phồn thịnh của Việt Nam, đó là ca
Huế. Ca Huế là một trong ba thể loại âm
nhạc thính phòng tiêu biểu của Việt Nam,
nó có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm
nhạc cung đình và âm nhạc dân gian [4,
tr.3]. Năm 2015, ca Huế được Bộ văn hóa
Thể thao và Du lịch quyết định công nhận
là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia [9].
2. NGHỆ THUẬT CA HUẾ
2.1. Hệ thống bài bản
Ca Huế gồm khoảng 60 tác phẩm thanh
nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là
điệu Bắc, điệu Nam với 3 loại hơi: Hơi
khách (trang nghiêm, vui vẻ, linh hoạt), Hơi
ai (nhớ nhung, thương cảm), Hơi dựng, hơi
xuân, (bâng khuâng, lưu luyến, gửi gắm tâm
tình) với các bài bản tiêu biểu: “Thuộc cung
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 13, Tháng 01 - 2019
97
Bắc hơi khách có: Lưu thủy, Ngũ đối
(Thượng hạ) Long ngâm, Cổ bản, Lộng
điệp, Phú lục (Nhanh, chậm), Mười bản Tàu
(Liên bộ thập chương) Phẩm tuyết, Nguyên
tiêu, Hồ quảng, Bình bán, Tây mai, Liên
hườn, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ, Tẩu
mã, thuộc cung Nam ai (hơi ai) Nam ai,
Nam bình, Quả phụ, Tương tư khúc, thuộc
Cung Nam (hơi dựng) Hành vân, Nam xuân,
Cổ bản dựng, Tứ đại cảnh” [7, tr.26-27].
Ca Huế được cấu trúc chặt chẽ, nghiêm
ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã
trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang
nhiều yếu tố “chuyên nghiệp”. Phần lời của
Ca Huế thường có trước rồi mới sinh ra
nhạc đàn, vì vậy, đi liền với ca Huế là dàn
nhạc truyền thống với 5 nhạc cụ hay còn
gọi là bộ ngũ tuyệt gồm Tranh, Tỳ, Nhị,
Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ
trống Huế, song loan (song lang hay song
lan), sênh tiền. Ca Huế hình thành từ dòng
ca nhạc dân gian và dòng ca nhạc cung
đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có
thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện
theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam,
với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí
nhạc. Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức
quyến rũ. Với kỹ thuật đàn và hát, ca Huế
đặc biệt tinh tế nhưng ca Huế lại mang
đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng
nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi
với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa
nhạc cung đình và âm nhạc dân gian. [8].
Nếu Ả đào là dòng âm nhạc dân gian
chuyên nghiệp thành đạt ở kinh đô Thăng
Long xưa dưới thời vua Lê - chúa Trịnh, thì
kinh đô Phú Xuân sau này, từ trong dinh
phủ của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong
hình thành một lối hát gọi là ca Huế. Như
vậy, cũng có thể gọi Ca Huế là một lối hát
“Ả đào” của người Huế, một lối chơi của
các ông hoàng bà chúa xét trên quan điểm
tiếp biến trong tiến trình của một lối hát
truyền thống và tiến trình lịch sử từ Thăng
Long đến Phú Xuân - Huế.
Hình 1. Biểu diễn Ca Huế
Nguồn Google 4-2018
Hình 2. Biểu diễn ca Huế mừng xuân mới
Nguồn Thừa Thiên Huế Online 17-2-2018
Trong âm nhạc cổ truyền xứ Huế, Ca
Huế thuộc thành phần cổ truyền chuyên
nghiệp, mang sắc thái địa phương rõ nét
bởi nó gắn chặt với đặc điểm ngữ âm, ngữ
điệu của giọng nói xứ Huế, là kết quả của
mối quan hệ gắn bó với nền âm nhạc dân
gian xứ Huế, nơi mà hai thành phần âm
nhạc cổ truyền chuyên nghiệp (nhạc Cung
đình, Ca Huế) và cổ truyền dân gian (dân
ca: Hò, Lý,...) thường xuyên tác động qua
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trương Ngọc Thắng
98
lại, gắn bó, thâm nhập, thúc đẩy lẫn nhau
trong quá trình phát triển.
Mặc dầu gắn với địa danh xứ Huế nhưng
Ca Huế không chỉ bó hẹp trong xứ Huế mà là
sự khởi nguyên từ văn hóa nghệ thuật cội
nguồn Thăng Long, hội tụ từ truyền thống văn
hóa âm nhạc của dân tộc Việt Nam. Vì vậy,
khi thịnh đạt đã lan tỏa trở lại với cội nguồn,
thâm nhập và trở thành một thành phần tương
hợp trong hầu hết dân ca vùng Trung du và
Đồng bằng Bắc Bộ. Ca Huế phát triển về phía
Nam thì rõ ràng đã sản sinh ra lối nhạc tài tử
như nhà nghiên cứu GS. Trần Văn Khê nhận
xét: “lối "nhạc tài tử” trong Nam là con đẻ
của lối “ca Huế” miền Trung”,... "Những
người học nhạc trong Nam, cũng “đàn Huế” -
Ông nội chúng tôi, ông Trần Quang Diệm
chuyên đàn tì bà theo lối Huế và cô ruột
chúng tôi bà Trần Ngọc Viện cũng thường
đàn Cổ bản Huế, Kim tiền Huế,...” [1, tr.1].
“Chúng ta cũng cần nhận định rằng, ca
Huế là ca nhạc thính phòng, người ca, người
đàn cùng người thưởng thức là những khách tri
âm. Đây là một thứ nghệ thuật tao nhã của
tầng lớp tao nhân mặc khách ở chốn cung đình
có cuộc sống phong lưu, tâm hồn khoáng đạt
tài năng thiên phú. Xét âm nhạc các bài ca
Huế, ta thấy rõ là các giai điệu hoàn chỉnh. Ca
Huế vừa là thanh nhạc vừa là khí nhạc kết hợp
với nhau trong một hệ thống những bài bản
cấu trúc chặt chẽ nghiêm ngặt. Ca Huế là loại
ca nhạc cổ điển, nó có cơ hội hình thành ở một
vùng đất có điều kiện kinh tế văn hoá phát
triển, giàu có về thơ ca, đầy tính chất trữ tình.
Xét về những điều kiện ấy, Thuận Hóa quả là
địa điểm thích hợp nhất hội đủ các yếu tố để ca
Huế sống được và phát triển” [2, tr.3].
2.2. Cổ truyền dân gian
Hò thường gắn với sinh hoạt, nhịp điệu
lao động cụ thể của từng công việc và được
dân gian đặt tên như Hò ô được dùng khi
đạp nước, nhổ cỏ, đi bừa hay đi theo trâu
làm việc trong đêm, hò giã gạo (hay hò
khoan) phổ biến khắp xứ Huế khi giã gạo,
hò lơ là điệu hò cấy lúa, hò nện (hay hò
hụi) dùng khi nện đất, đắp nền nhà, còn
được hò khi đắp mộ, hò quét vôi dùng khi
quét vôi, hò kéo thác dùng khi kéo bè qua
thác, kéo gỗ qua đèo, hò đẩy noốc (thuyền)
dùng để khi đẩy noốc ra khỏi nơi mắc cạn,
hò mái nhì là điệu hò trên sông nước đặc
sắc của Huế, hò mái đẩy là điệu hò mái nhì
với một ít biến điệu, khi được hò trên phá
Tam Giang nước chảy xiết, điệu hò chắc
khỏe hơn, không kéo dài như hò mái nhì,
Nhưng tiêu biểu của thể loại hò Huế là Hò
mái nhì gắn với dòng sông Hương êm đềm,
thơ mộng, hò giã gạo, hò hụi gắn với nhịp
điệu lao động của người dân khi giã gạo và
giã vôi, nện đất đắp nền.
Lý là một thể loại đặc sắc trong dòng
âm nhạc cổ truyền dân gian xứ Huế. Nếu
Hò là dân ca gắn bó với môi trường lao
động, mang đậm yếu tố dân gian, thì Lý,
trong âm nhạc cổ truyền xứ Huế, là sự kết
nối giữa hai thành phần cổ truyền dân gian
và cổ truyền chuyên nghiệp. Đây là một đặc
điểm trong tiến trình phát triển của Ca Huế
và cũng là một đặc điểm của nền âm nhạc
cổ truyền xứ Huế; nơi mà hai thành phần
âm nhạc chuyên nghiệp (nhạc Cung đình,
Ca Huế) và thành phần dân gian (dân ca
hò, lý,...) luôn tác động qua lại, gắn bó,
thâm nhập, thúc đẩy, tác động lẫn nhau với
hiện tượng dân gian hóa ở âm nhạc chuyên
nghiệp và chuyên nghiệp hóa ở âm nhạc
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 13, Tháng 01 - 2019
99
dân gian xảy ra liên tục trong quá trình phát
triển.
Có một số ý kiến cho rằng, danh từ
“Lý” xuất phát từ miền Trung (Huế). Theo
quan niệm cũ, người ta gọi những bài hát
có xuất thân là những lời ca tiếng hát của
dân gian trong các thôn làng là những bài
hát “Lý” (Lý tiếng Hán có nghĩa là làng),
để phân biệt với những bài ca Huế. [6, tr.
201], Nhiều tài liệu cho rằng Thừa Thiên
- Huế là nơi sản sinh ra hình thức hát
Lý,Cấu trúc của các điệu Lý ở Thừa
Thiên - Huế ngắn gọn, súc tích, câu cú
mạch lạc. Giai điệu trữ tình, sâu sắc, tiết
tấu mềm mại, nhịp độ từ chậm rãi đến vừa
phải [6, tr.202].
Tuy xuất xứ từ Bắc bộ nhưng vào đến
Huế, Lý lại giàu tính nghệ thuật, đặc sắc về
giai điệu, phong phú về bài bản và tên
gọi, đã làm cho thể Lý ở Huế không
những nhiều mà trở nên mang tính chuyên
nghiệp như các điệu Lý Giang nam, Lý Hoài
xuân, Lý Hoài nam (Lý Chiều chiều), Lý
Vọng phu (Lý bốn mùa), Lý Tình tang,...
2.3. Cổ truyền chuyên nghiệp - Âm nhạc
cung đình
Âm nhạc cung đình được Nhà nước
phong kiến với giai cấp quý tộc Việt Nam
hình thành để phục vụ mang tính chuyên
nghiệp với quy mô tổ chức khá lớn, phong
phú về bài bản và tiết mục trong dàn Đại
nhạc và Tiểu nhạc, tuy vậy vẫn có sự giao
lưu khăng khít với âm nhạc Dân gian, tiếp
thu yếu tố mới từ âm nhạc Trung Hoa,
Champa. Nhạc Cung đình là một bộ phận
của âm nhạc truyền thống Việt Nam dùng
trong cung đình do những nghệ sĩ dân gian
có tay nghề cao sáng tạo và biểu diễn là
một bộ môn âm nhạc đặc biệt vì: Chỉ còn
lại ở Huế, được ghi vào sử sách và còn lưu
lại bài bản bao gồm tất cả các bộ môn khác
như Nhạc lễ, nhạc thính phòng, nhạc sân
khấu, nhạc vũ điệu, huy động nhiều diễn
viên, nhạc khí, trang phục,...
Âm nhạc cung đình Huế với nhiều loại
nhạc khác nhau như Giao nhạc, Miếu nhạc,
Ngũ tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều
nhạc, Đại yến nhạc, Cung trung chi nhạc,
Cứu nhật nguyệt giao trùng nhạc. Thời nhà
Thanh đã gọi Dàn nhạc thời Quang Trung
là “An nam quốc nhạc”, đến năm 1802 đổi
tên là “Việt Nam quốc nhạc”.
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại
nhạc của cung đình thời phong kiến, được
biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng
quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm
khác) trong năm của các triều đại nhà
Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình
Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt
tác truyền khẩu và phi vật thể nhân
loại vào năm 2003. Theo đánh giá của
UNESCO, “trong các thể loại nhạc cổ
truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới
tầm vóc quốc gia”. “Nhã nhạc đã được
phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời
nhà Nguyễn thì Nhã nhạc Cung đình Huế
đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất” [8].
2.4. Tính chất, đặc điểm của Ca Huế
Ca Huế là một bộ phận trong tổng thể
âm nhạc Huế nói chung, bao gồm Nhạc
cung đình, nhạc dân gian, nhạc lễ, nhạc tôn
giáo, nhạc thính phòng,... được sử dụng và
ưa chuộng không chỉ ở Huế mà còn ở các
vùng xung quanh. Âm nhạc của Ca Huế
chịu ảnh hưởng của âm nhạc Trung Hoa từ
những người miền Bắc di dân vào gọi là
cung Bắc hay còn gọi là khách trong các
bài bản lưu thuỷ, phú lục, cổ bản, mười bản
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trương Ngọc Thắng
100
tàu với sự linh hoạt, vui vẻ và mạnh mẽ
hơn thích hợp với tính cách của người miền
Bắc với cảnh đồn điền rộng rãi, sông ngòi
mãnh liệt ở miền trung châu. Ngoài ra, ca
Huế cùng với sự ảnh hưởng của âm nhạc
Chiêm Thành do chúa Nguyễn khai thác bờ
cõi gọi là cung Nam như nam ai, nam bình,
nam xuân có vẻ ai oán, bi thương, hợp với
tâm trạng của một dân tộc điêu tàn là dân
tộc Chiêm Thành, cùng với cảnh non nước
dịu dàng ở xung quanh kinh đô. “Cùng bài
bản nhưng được diễn tấu những vùng miền
khác nhau sẽ khác nhau ví dụ như bài Bình
bán, Lưu thủy trong nhạc tài tử thính phòng
Huế và Đờn ca tài tử Nam Bộ” [6, tr.50].
Nội dung cũng như sinh hoạt ca Huế
gần gũi với nhân dân hơn là giai cấp thống
trị phong kiến triều Nguyễn. Chỉ cần một
gian phòng, một góc vườn nhỏ, trong một
khoang đò trên dòng sông Hương, vài ba
người ca đàn và thưởng thức là đủ cho một
buổi ca Huế. Vì thế, ca Huế từ sinh hoạt ở
chốn cung đình đã dần ra ngoài dân gian và
dân gian hoá trở lại. Như vậy, ca nhạc Huế
không thuộc về nền văn hóa của giai cấp
thống trị mà thuộc về nền văn hóa mang
tính chất dân chủ của nhân dân phục vụ cho
đông đảo tầng lớp nhân dân.
Xác định về xuất xứ trực tiếp của ca
nhạc Huế, có thể thấy nó là một loại âm nhạc
mang nhiều màu sắc địa phương gắn liền với
tiếng nói của người vùng Huế - Bình Trị
Thiên chứ không phải giọng nói từ vùng nào
khác. Vì vậy, tên gọi của nó đã nói lên rằng
quê hương của ca nhạc Huế chính là xứ Huế,
tức là vùng Thuận Hoá cũ - kinh đô của Phú
Xuân ngày trước. Có thể nói, “nơi xuất phát
thể loại ca Huế là từ cung đình triều Nguyễn,
xứ Huế. Thời gian xuất hiện ca Huế vào
khoảng thế kỷ XVII-XVIII dưới thời các chúa
Nguyễn. Ca Huế ảnh hưởng âm nhạc Chiêm
Thành, văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, là sự
kết hợp giữa âm nhạc bác học và âm nhạc
dân gian” [5, tr.17]
3. KẾT LUẬN
Hiện nay, không gian diễn xướng Ca
Huế chủ yếu ở thuyền rồng trên sông
Hương hoặc vào dịp năm mới phục vụ du
lịch, như một món quà, món ăn tinh thần
đối với du khách khi đến Huế. Ca Huế
không hoàn toàn bị ràng buộc bởi những
khuôn khổ, quy tắc nghiêm ngặt của âm
nhạc bác học, mà vẫn thể hiện tính sinh
động, mềm dẻo của nó khi ở thính phòng
cũng như khi lên sân khấu. Ca Huế đem lại
cho người nghe những cảm xúc êm dịu,
trong sáng, ca ngợi quê hương, đất nước,
tạo nên sự đồng cảm của con người.
GS.TS Trần Văn Khê đã nhận xét ca
Huế, “khi thì êm dịu như hương thơm tỏa
ra từ một bông hoa, khi thì xót xa như
giọng người đang khóc, khi thì uể oải như
những cái nhìn nào đó của người đàn bà
trong những đêm hè oi ả, khi thì vui vẻ -
trường hợp này cũng họa hoằn thôi; giống
như tiếng lao xao của bầy chim trong mùa
xuân, đã thấm vào thể xác và tâm hồn
bạn, đã len vào trong mạch máu của bạn,
làm cho khắp người bạn phải rùng mình,
khoái trá,”[3, tr.1].
Ca Huế, một thể loại âm nhạc độc
đáo với sự sâu lắng, trữ tình đã làm rung
động, cuốn hút người nghe một cách sâu
sắc, là một thể loại âm nhạc cổ truyền độc
đáo không chỉ riêng của vùng Huế mà của
Việt Nam.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 13, Tháng 01 - 2019
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo Thừa Thiên Huế, ngày 27-12-2012.
[2] Tôn Thất Bình (2010), Nguồn gốc sự hình thành và các giai đoạn biến chuyển ca Huế,
Tạp chí sông Hương 3-2010.
[3] Ca Huế Hội tụ và lan tỏa âm sắc Huế, Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế ngày 5-
10-2015.
[4] Dương Bích Hà (1997), Lý Huế, Viện Âm nhạc và Nxb Âm nhạc.
[5] Trần Kiều Lại Thủy (2017), Ca Huế từ góc nhìn văn hóa học, Hội Văn nghệ dân gian
Việt Nam, Nxb Mỹ thuật 2017.
[6] Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2012), Giáo trình Lịch sử âm nhạc Việt Nam, Nhạc viện Thành
phố Hồ Chí Minh.
[7] Văn Thanh (1989), Tìm hiểu ca Huế và Dân ca Bình Trị Thiên, Sở Văn hóa - Thông tin
Bình Trị Thiên.
[8] Internet (Wikipedia)
[9] https://thethaovanhoa.vn/tin-hot-24h/ca-hue-duoc-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-
gia-n20150615143532256.htm.
Ngày nhận bài: 05-12-2018. Ngày biên tập xong: 26-12-2018. Duyệt đăng: 21-01-2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ca_hue_mot_the_loai_am_nhac_co_truyen_doc_dao.pdf