Các bài tập nâng cao kĩ thuật cơ bản bóng bàn cho sinh viên học giáo dục thể chất ở trường Đại học Sài Gòn

Kết quả ứng dụng các bài tập đã lựa chọn thể hiện tính hiệu quả của sự phát triển kĩ thuật giao bóng, gò bóng và líp bóng trong môn bóng bàn cho sinh viên Trường Đại học Sài Gòn. Cụ thể, nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng tốt hơn nhóm đối chứng. Các bài tập nêu trên phù hợp với đối tượng nghiên cứu và có tác dụng nâng cao hiệu quả cho các kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng cho sinh viên bóng bàn cơ bản Trường Đại học Sài Gòn. Do vậy, có thể khẳng định là việc áp dụng của các bài tập kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng để giảng dạy cho sinh viên Trường Đại học Sài Gòn là sự cần thiết nhằm đạt hiệu quả phát triển kĩ thuật cơ bản cho sinh viên bắt đầu học những kĩ thuật cơ bản của môn Bóng bàn.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các bài tập nâng cao kĩ thuật cơ bản bóng bàn cho sinh viên học giáo dục thể chất ở trường Đại học Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 10 - Thaùng 6/2012 CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO KĨ THUẬT CƠ BẢN BÓNG BÀN CHO SINH VIÊN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN ĐỖ THỤY HỘI UYÊN (*) TÓM TẮT Nghiên cứu và xây dựng các bài tập luyện tập nhằm nâng cao kĩ thuật cơ bản trong môn tự chọn bóng bàn cho sinh viên không chuyên là một trong những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất trong nhà trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bài tập luyện tập kĩ thuật líp bóng, gò bóng giao bóng được lựa chọn áp dụng mang tính khoa học, hợp lí và phù hợp với khách thể nghiên cứu đã mang lại hiệu quả cao, tạo được sự hứng thú, yêu thích của sinh viên. Từ khoá: kĩ thuật, bóng bàn, hiệu quả, giáo dục thể chất ABSTRACT Creating the exercises to improve the solid foundation techniques for the non- profesional students to the table tennis as the optional subject is one of the basic methods to increase the teaching effectiveness of the physical education department. The researches have showed that the given exercies of groundstrokes and serving meet both the scientific standard and reasonable requirement. This creates high efficiency, interest and passion for the students. Keywords: technique, table tennis, effective and physical education 1. MỞ ĐẦU (*) Thể dục thể thao trường học là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên, góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ chung của giáo dục thể dục thể thao là đảm bảo cho con người có sức khoẻ tốt, hình thành những thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, phát hiện năng khiếu, giáo dục phẩm chất đạo đức, ý chí, thẩm mĩ cùng các mặt giáo dục khác, đặc biệt nó nhằm phát triển trí tuệ, tố chất, thể lực, nhân cách cho thế hệ trẻ. Việc (*)ThS, Trường Đại học Sài Gòn xây dựng bài tập luyện tập môn tự chọn bóng bàn cho sinh viên không chuyên được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu rèn luyện thể chất, năng khiếu yêu chuộng môn bóng bàn của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn. Trong giảng dạy kĩ thuật bóng bàn cho sinh viên trước đây, ở hầu như giảng viên chỉ sử dụng các bài tập ở mức đơn giản, chưa đồng bộ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế của mỗi giảng viên Chưa có một nghiên cứu nào mang tính khoa học nói về các bài tập trong giảng dạy môn bóng bàn cho sinh viên trong học phần tự chọn. Mục đích của bài viết là nhằm cung cấp những thông tin về việc giảng dạy một số kĩ thuật cơ bản như kĩ thuật líp bóng, gò bóng và giao bóng cho sinh viên học môn bóng CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO KĨ THUẬT CƠ BẢN BÓNG BÀN CHO SINH VIÊN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT... bàn; lựa chọn và ứng dụng các bài tập nâng cao các kĩ thuật cơ bản trong môn học này. Để đạt được mục đích trên, nội dung bài viết hướng đến 2 mục tiêu sau: Thứ nhất, khảo sát thực trạng một số kĩ thuật cơ bản môn bóng bàn theo chương trình Giáo dục thể chất của Trường Đại học Sài Gòn và lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao một số kĩ thuật cơ bản môn bóng bàn cho sinh viên Trường Đại học Sài Gòn. Thứ hai, đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nhằm nâng cao kĩ thuật cơ bản trong môn bóng bàn cho sinh viên Trường Đại học Sài Gòn. 2. NỘI DUNG 2.1. Xác định các test đánh giá kĩ thuật cơ bản môn bóng bàn Test là một phương pháp tiêu chuẩn về đo lường được sử dụng để thu thập các kết luận chính xác về trình độ cũng như thành tích thể thao của người tập luyện và hiệu quả của phương pháp giảng dạy, huấn luyện. Bước 1: Thu thập, thống kê các test đã được sử dụng để đánh giá kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng môn bóng bàn cho khách thể nghiên cứu Bước 2: Dùng phiếu phỏng vấn để lấy ý kiến của các huấn luyện viên, các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy. Để giúp cho việc lựa chọn các test đánh giá kĩ thuật kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng một cách khoa học, khách quan và chính xác. Chúng tôi phỏng vấn bằng phiếu, phỏng vấn 2 lần, 30 giáo viên, huấn luyện viên và đồng nghiệp đã giảng dạy môn bóng bàn, cách trả lời theo 3 mức: sử dụng tốt 3 điểm, sử dụng trung bình 2 điểm, không sử dụng 1 điểm. Kết quả phỏng vấn lần thứ nhất thu vào 30 phiế u, lần thứ 2 thu vào 25 phiếu. Kết quả xử lí phiếu phỏng vấn tại bảng 2.1.1: Bảng 2.1.1: Kết quả phỏng vấn các test đánh giá kĩ thuật giao bóng, gò bóng và líp bóng môn bóng bàn cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn TT BÀI TẬP Kết quả phỏng vấn lần 1 (n = 30) Kết quả phỏng vấn lần 2 (n = 25) Điểm Tỉ lệ% Điểm Tỉ lệ% 1 Líp bóng thuận tay trong 30 giây (lần) 87 96.57 75 100.00 2 Líp bóng trái tay trong 30 giây (lần) 81 89.91 69 92.00 3 Vụt thuận tay vào ô (lần) 54 59.94 38 50.67 4 Đẩy trái vào ô (lần) 66 73.26 60 80.00 5 Giao bóng vào ô 40 x 40cm (lần) 51 56.61 45 60.00 6 Giao bóng vào ô 60 x 60cm 20 quả (lần) 75 83.25 63 84.00 7 Gò bóng thuận tay trong 20 quả theo đường chéo (điểm) 69 76.59 57 76.00 8 Gò bóng trái tay trong 20 quả theo đường chéo (điểm) 72 79.92 63 84.00 9 Gò bóng thuận và trái tay theo đường chéo 20 quả (lần) 66 73.26 57 76.00 ĐỖ THỤY HỘI UYÊN Kết quả bảng 2.1.1 cho thấy có sự tương đồng của các ý kiến trả lời. Những test nào trong lần phỏng vấn thứ nhất có tổng điểm cao thì hầu như ở lần thứ hai cũng có tổng điểm cao. Trái lại, những test nào có tổng điểm thấp trong lần phỏng vấn thứ nhất thì cũng không được số điểm cao trong lần phỏng vấn thứ hai. Để khẳng định tính khách quan của các ý kiến trả lời qua hai lần phỏng vấn, nghĩa là xác định sự trùng hợp, chúng tôi đã tiến hành tính chỉ số Wilkocson đối với các test đánh giá kĩ thuật giao bóng, gò bóng và líp bóng trong môn bóng bàn cho khách thể nghiên cứu. Bảng 2.1.2: Giá trị chỉ số Wilkocson (w) qua hai lần phỏng vấn test TT Nội dung phỏng vấn W W 1 Test 38 26 Bảng 2.1.2 cho thấy với giá trị α = 0,05 luôn có W > Wα, tức là sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất p > 0,05. Nói cách khác, sự trả lời của những người được hỏi trước sau đều như một, về cơ bản không có sự khác biệt đáng kể. Kết quả phỏng vấn đã chọn được các bài tập có số điểm > 75% tổng điểm ở cả hai lần phỏng vấn (lần 1 = 67.5 điểm, lần 2 = 56.2 điểm). Bước 3: Kiểm tra phẩm chất của test Độ tin cậy của test là mức độ phù hợp giữa kết quả các lần lập test trên cùng một số đối tượng thực nghiệm trong cùng một điều kiện. Để kiểm nghiệm độ tin cậy của test, chúng tôi đã tiến hành kiểm nghiệm 74 sinh viên trường Đại học Sài Gòn với 2 đợt kiểm tra thời gian giữa hai đợt kiểm tra cách nhau 5 ngày và các điều kiện kiểm tra giữa hai đợt là như nhau. Sau đó tiến hành tính hệ số tương quan (r) của các test giữa hai lần kiểm tra và thu được kết quả ở bảng 2.1.3 như sau: Bảng 2.1.3: Hệ số tin cậy của các test đánh giá kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng môn bóng bàn cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn TT Test Lần 1 X ± S Lần 2 X ± S r P 1 Líp bóng thuận tay trong 30 giây (lần) 14.31±1.70 14.26±1.53 0.90 < 0.05 2 Líp bóng trái tay trong 30 giây (lần) 14.62±1.71 14.49±1.45 0.87 < 0.05 3 Giao bóng vào ô 60x60cm 20 quả (điểm) 5.70 ± 0.87 5.82±0.91 0.92 < 0.05 4 Gò bóng thuận tay trong 20 quả theo đường chéo (điểm) 5.90±0.94 6.01±0.93 0.87 < 0.05 5 Gò bóng trái tay trong 20 qu ả theo đường chéo (lần) 6.19±0.98 6.28±0.95 0.87 < 0.05 CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO KĨ THUẬT CƠ BẢN BÓNG BÀN CHO SINH VIÊN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT... Kết quả thu được ở bảng 2.1.3 cho thấy cả 05 test kiểm tra đều có hệ số tương quan r > 0,8 và P < 0.05 nên những test trên có đủ độ tin cậy. Qua ba bước trên, người nghiên cứu đã xác định được các test để đánh giá kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng cho sinh viên Trường Đại học Sài Gòn là: - Líp bóng thuận tay trong 30 giây (lần) - Líp bóng trái tay trong 30 giây (lần) - Giao bóng vào ô 60 x 60cm 20 quả (lần) - Gò bóng thuận tay trong 20 quả theo đường chéo (điểm) - Gò bóng trái tay trong 20 quả theo đường chéo (điểm) 2.2. Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao kĩ thuật cơ bản trong môn bóng bàn và kế hoạch thực nghiệm 2.2.1. Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao kĩ thuật cơ bản trong môn bóng bàn Bước 1: Tổng hợp các bài tập nhằm nâng cao kĩ thuật líp bóng, gò bóng và giao bóng của các tác giả trong và ngoài nước Bước 2: Phỏng vấn các chuyên gia, giáo viên trực tiếp giảng dạy, qua đó, lựa chọn các bài tập nâng cao kĩ thuật líp bóng, gò bóng và giao bóng cho sinh viên Trường Đại học Sài Gòn Để giúp cho việc lựa chọn các bài tập nâng cao kĩ thuật líp bóng, gò bóng và giao bóng một cách khoa học, khách quan và chính xác. Chúng tôi đã phỏng vấn bằng phiếu 30 giáo viên, huấn luyện viên và đồng nghiệp đã giảng dạy môn bóng bàn, cách trả lời theo 3 mức như sau: sử dụng tốt 3 điểm, sử dụng trung bình 2 điểm, không sử dụng 1 điểm. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.5 như sau: Bảng 2.2.1: Kết quả phỏng vấn các bài tập nâng cao kĩ thuật líp bóng, gò bóng và giao bóng trong môn tự chọn bóng bàn cho sinh viên Trường Đại học Sài Gòn TT BÀI TẬP Kết quả phỏng vấn Tổng điểm Tỉ lệ % * Các bài tập làm quen với bóng 1 Bài tập 1: Tâng bóng: tâng phải, tâng trái. Hướng dẫn: cầm đúng cách cầm vợt; mặt vợt ngữa, tâng bóng sao cho không rớt và tăng dần số lần. 82 91.11 2 Bài tập 2: Kết hợp tâng trái, phải. Hướng dẫn: cầm đúng cách cầm vợt; tâng bên trái một quả sau đó xoay qua phải tâng một quả, tiếp tục cho đến khi bóng rớt, tâng bóng sao cho không rớt và tăng dần số lần. 87 96.67 3 Bài tập 3: Đánh bóng vào tường. H ướng dẫn: người tập hướng vào tường, đánh bóng vào tường, thực hiện cả bên phải và bên trái 65 72.22 4 Bài tập 4: Tâng bóng qua lại. Hướng dẫn: Chia cặp tâng bóng qua lại: ngửa mặt vợt tâng qua lại sao cho bóng không rớt xuống mặt đất. 60 66.67 * Các bài tập kĩ thuật líp bóng 1 Bài tập 1: Mô phỏng động tác líp bóng thuận tay và trái tay. Hướng dẫn: tập động tác không bóng. Cách thực hiện: chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 3 lần, mỗi lần 50 cái, yêu cầu: thực hiện đúng kĩ thuật, đảm bảo số lần. 80 88.89 ĐỖ THỤY HỘI UYÊN 2 Bài tập 2: Treo bóng tập lăng tay, đánh bóng vào tường. Hướ ng dẫn: thực hiện kĩ thuật líp bóng cho đúng động tác vào quả bóng đã được treo; và thực hiện động tác líp bóng thuận tay vào tường. Cách thực hiện: chia làm nhiều nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 lần, mỗi lần 50 cái. Yêu cầu: thực hiện đúng kĩ thuật 79 87.78 3 Bài tập 3: Tự thảy bóng xuống bàn thực hiện kĩ thuật, tập bóng nhiều với giáo viên. Hướng dẫn: người tập tự thảy quả bóng rớt xuống mặt bàn, sao cho ngay tầm tay của mình để thực hiện kĩ thuật líp bóng thuận tay và trái tay theo đường chéo qua phía bàn bê n kia. Yêu cầu: thực hiện đúng kĩ thuật 69 76.67 4 Bài tập 4: Tập bóng nhiều với giáo viên 74 82.22 5 Bài tập 5 : Bắt cặp đánh bóng qua lại. Hướng dẫn thực hiện kĩ thuật líp bóng thuận tay và trái tay qua lại và liên tục, sau đó cố gắng nâng số lần vào bàn lên. Cách thực hiện: chia làm nhiều cặp thực hiện đánh bóng qua lại theo đường chéo. Bài tập 6: Đánh bóng vào ô 60 x 60. Hướng dẫn: vẽ ô 60 x 60 trên mặt bàn thực hiện kĩ thuật líp bóng thuận tay và trái tay sao cho vào ô. 71 78.89 6 Bài tập 6: Đánh bóng vào ô 60 x 60cm. Hướng dẫn: vẽ ô 60 x 60 cm trên mặt bàn thực hiện kĩ thuật líp bóng thuận tay và trái tay sao cho vào ô. 74 82.22 * Các bài tập kĩ thuật gò bóng 1 Bài tập 1: Mô phỏng động tác gò bóng thuận tay và trái tay. Hướng dẫn: Tập động tác không bóng. Cách thực hiện: chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 3 lần, mỗi lần 50 cái, thực hiện đúng kĩ thuật gò trái tay và thuận tay, đảm bảo số lần. 78 86.67 2 Bài tập 2: Treo bóng tập gò lăng tay, đánh bóng vào tường. Hướng dẫn: thực hiện kĩ thuật gò bóng trái tay và thuận tay cho đúng động tác vào quả bóng đã được treo; và thực hiện động tác gò bóng trái tay và thuận tay vào tường, thực hiện đúng kĩ thuật. 82 91.11 3 Bài tập 3: Tự thảy bóng xuống bàn thực hiện kĩ thuật gò bóng trái tay và thuận tay, tập bóng nhiều với giáo viên. Hướng dẫn: người tập tự thảy quả bóng rớt xuống mặt bàn, sao cho ngay tầm tay của mình để thực hiện kĩ thuật gò bóng thuận tay và trái tay theo đường chéo qua phía bàn bên kia, thực hiện đúng kĩ thuật. 88 97.78 4 Bài tập 4: Bắt cặp gò bóng qua lại. Hướng dẫn thực hiện kĩ thuật gò bóng trái tay và thuận tay qua lại và liên tục, sau đó cố gắng nâng số lần vào bàn lên. 76 84.44 5 Bài tập 5: Gò bóng vào ô 60 x 60cm. Hướng dẫn: vẽ ô 60 x 60 cm trên mặt bàn thực hiện kĩ thuật gò b óng trái tay và thuận tay sao cho vào ô. 75 83.33 * Các bài tập kĩ thuật giao bóng 1 Bài tập 1: Tập tung bóng. Hướng dẫn: tập tung bóng thẳng lên cao ít nhất 20 cm. Cách thực hiện: mỗi người tập cầm quả bóng tập tung thẳng lên cao. Yêu cầu: lòng bàn ta y ngửa, các ngón tay thẳng, tung bóng thẳng. 82 91.11 CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO KĨ THUẬT CƠ BẢN BÓNG BÀN CHO SINH VIÊN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT... 2 Bài tập 2: Tập kĩ thuật giao theo đường ch éo. Hướng dẫn: tập tung bóng kết hợp thực hiện kĩ thuật giao bóng theo đường chéo. Cách thực hiện: chia thành nhiều nhóm tập giao nhiều bóng trên các bàn. Yêu cầu: tung bóng, giao bóng đúng động tác, theo đường quy định. 84 93.33 3 Bài tập 3: Tập kĩ thuật giao vào ô 60 x 60cm, tập tung bóng, thựchiện đúng động tác, theo đường quy định. 82 91.11 Kết quả phỏng vấn ở bảng 2.2.1, đã chọn các bài tập có số điểm > 75% tổng điểm phỏng vấn (67.5 điểm). Qua hai bước trên, chúng tôi đã chọn được các các bài tập nhằm nâng cao kĩ thuật líp bóng, gò bóng và giao bóng cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn là: * Các bài tập làm quen với bóng Bài tập 1: Tâng bóng: tâng phải, tâng trái Bài tập 2: Kết hợp tâng trái, phải * Các bài tập kĩ thuật líp bóng Bài tập 1: Mô phỏng động tác líp bóng thuận tay và trái tay Bài tập 2: Treo bóng tập lăng tay, đánh bóng vào tường Bài tập 3: Tự thảy bóng xuống bàn thực hiện kĩ thuật, tập bóng nhiều với giáo viên Bài tập 4: Tập bóng nhiều với giáo viên Bài tập 5: Bắt cặp đánh bóng qua lại Bài tập 6: Đánh bóng vào ô 60cm x 60cm * Các bài tập kĩ thuật gò bóng Bài tập 1: Mô phỏng động tác gò bóng thuận tay và trái tay Bài tập 2: Treo bóng tập gò lăng tay, đánh bóng vào tường Bài tập 3: Tự thảy bóng xuống bàn thực hiện kĩ thuật gò bóng trái tay và thuận tay, tập bóng nhiều với giáo viên Bài tập 4: Bắt cặp gò bóng qua lại Bài tập 5: Gò bóng vào ô 60 x 60cm * Các bài tập kĩ thuật giao bóng Bài tập 1: Tập tung bóng Bài tập 2: Tập kĩ thuật giao theo đường chéo Bài tập 3: Tập kĩ thuật giao vào ô 60 x 60cm 2.2.2. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm Giảng dạy thực nghiệm và tổ chức quá trình thực nghiệm sư phạm là quá trình ứng dụng các bài tập đã được lựa chọn để đánh giá hiệu quả các bài tập đã được lựa chọn nêu trên nhằm nâng cao thành tích một số kĩ thuật cơ bản cho sinh viên trong học phần môn Bóng bàn ở Trường Đại học Sài Gòn. Đây là quá trình tác động có định hướng nhằm nâng cao hiệu quả của các kĩ thuật thông qua các bài tập. Để đánh giá hiệu quả các bài tập kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng cho sinh viên học giáo dục thể chất 3, học môn Bóng bàn ở Trường Đại học Sài Gòn, sau khoảng thời gian thực nghiệm là 15 tuần, 30 tiết, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra thành tích các test (Líp bóng thuận tay trong 30 giây (lần), líp bóng trái tay trong 30 giây (lần), gò bóng thuận tay 15 quả theo đường chéo (lần), gò bóng trái tay 15 quả theo đường chéo (lần), giao bóng 15 quả vào ô 60 x 60cm (lần)) của hai nhóm nghiên cứu trước và sau thời gian thực nghiệm. 2.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm nâng cao các kĩ thuật cơ bản 2.3.1. Thành tích kĩ thuật líp bóng, gò bóng và giao bóng trong môn bóng bàn của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn trước thực nghiệm Kết quả kiểm tra thực trạng thành tích ĐỖ THỤY HỘI UYÊN các test đánh giá kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng từ nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng thu được kết quả tại bảng 2.3.1. Bảng 2.3.1: Tổng hợp thành tích các test đánh giá kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng từ nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm TT Tên test Tham số X S Cv%  Nhóm thực nghiệm Líp bóng thuận tay trong 30 giây (lần) 14.47 1.74 12.02 0.04 Líp bóng trái tay trong 30 giây (lần) 14.61 1.74 11.88 0.04 Giao bóng vào ô 60 x 60cm 20 quả (lần) 5.67 0.90 15.84 0.05 Gò bóng thuận tay trong 20 quả theo đường chéo (điểm) 5.92 0.90 15.23 0.05 Gò bóng trái tay trong 20 quả theo đường chéo (điểm) 6.17 0.99 15.99 0.05 Nhóm đối chứng Líp bóng thuận tay trong 30 giây (lần) 14.16 1.65 11.63 0.04 Líp bóng trái tay trong 30 giây (lần) 14.63 1.69 11.57 0.04 Giao bóng vào ô 60 x 60cm 20 quả (lần) 5.72 0.84 14.69 0.05 Gò bóng thuận tay trong 20 quả theo đường chéo (điểm) 5.88 0.97 16.48 0.05 Gò bóng trái tay trong 20 quả theo đường chéo (điểm) 6.21 0.98 15.74 0.05 Kết quả bảng 2.3.1 cho thấy các chỉ số 10% < Cv%< 20% nên mẫu có độ đồng nhất trung bình. Tuy nhiên, các chỉ số  < 0,05 cho thấy giá trị trung bình mẫu đủ tính đại diện. Vậy giá trị trung bình mẫu của tập hợp tổng có độ tin cậy cao. So sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm, thu được kết quả ở bảng 2.3.2 như sau: Bảng 2.3.2: So sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đ ối chứng trước thực nghiệm TÊN TEST TNX ± S DCX ± S t P Líp bóng thuận tay trong 30 giây (lần) 14.47 ± 1.74 14.16 ± 1.65 0.80 > 0.05 Líp bóng trái tay trong 30 giây (lần) 14.61 ± 1.74 14.63 ± 1.69 0.05 > 0.05 Giao bóng vào ô 60 x 60cm 20 quả (lần) 5.67 ± 0.9 5.72 ± 0.84 0.28 > 0.05 CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO KĨ THUẬT CƠ BẢN BÓNG BÀN CHO SINH VIÊN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT... Gò bóng thuận tay trong 20 quả theo đường chéo (điểm) 5.92 ± 0.9 5.88 ± 0.97 0.16 > 0.05 Gò bóng trái tay trong 20 quả theo đường chéo (điểm) 6.17 ± 0.99 6.21 ± 0.98 0.19 > 0.05 Kết quả bảng 2.3.2 cho thấy, giá trị trung bình thành tích 05 test kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng trong môn bóng bàn giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đều không có sự khác biệt (t tính < tbảng), ở ngưỡng xác suất P > 0,05. Hay nói cách khác, thành tích tất cả các test đánh giá kĩ thuật giao bóng, gò bóng và líp bóng trong môn bóng bàn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm là tương đương nhau, không có khác biệt về trình độ ban đầu. 2.3.3. Thành tích kĩ thuật cơ bản môn bóng bàn của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn sau thực nghiệm Kết quả kiểm tra thành tích các test đánh giá kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng từ nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm, tiến hành tính nhịp tăng trưởng các test thu được kết quả tại bảng 2.3.3. Bảng 2.3.3: Tổng hợp thành tích các test đánh giá kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng từ nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm TT Tên test Ban đầu Sau thực nghiệm X ± S X ± S W t P Nhóm thực nghiệm Líp bóng thuận tay trong 30 giây (lần) 14.47 ± 1.74 24.72 ± 3.58 51.44 16.3 <0.05 Líp bóng trái tay trong 30 giây (lần) 14.61 ± 1.74 24.78 ± 3.53 50.70 17.31 <0.05 Giao bóng vào ô 60 x 60cm 20 quả (lần) 5.67 ± 0.9 13.83 ± 2.13 83.29 24.8 <0.05 Gò bóng thuận tay trong 20 quả theo đường chéo (điểm) 5.92 ± 0.9 15.07 ± 2.57 85.47 20.28 <0.05 Gò bóng trái tay trong 20 quả theo đường chéo (điểm) 6.17 ± 0.99 14.28 ± 2.98 76.91 15.53 <0.05 Nhóm đối chứng Líp bóng thuận tay trong 30 giây (lần) 14.16 ± 1.65 19.82 ± 3.51 32.21 10.91 <0.05 Líp bóng trái tay trong 30 giây (lần) 14.63 ± 1.69 19.92 ± 3.85 29.33 10.60 <0.05 Giao bóng vào ô 60 x 60cm 20 quả (lần) 5.72 ± 0.84 9.76 ± 2.43 49.36 10.01 <0.05 Gò bóng thuận tay trong 20 quả theo đường chéo (điểm) 5.88 ± 0.97 10.05 ± 2.33 50.03 11.74 <0.05 Gò bóng trái tay trong 20 quả theo đường chéo (điểm) 6.21 ± 0.98 10.11 ± 2.90 44.25 8.18 <0.05 ĐỖ THỤY HỘI UYÊN Số liệu ở bảng 2.3.3 cho thấy, sau một học kì tập luyện, giá trị trung bình của các test đánh giá kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm đều phát triển, có khác biệt rõ ở ngưỡng xác xuất P < 0.05 vì đều có t > t 005 = 1.98. Tuy nhiên, nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng tốt hơn nhóm đối chứng. Để khẳng định tính hiệu quả của các bài tập được chọn, chúng tôi đã tiến hành so sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm, thu được kết quả ở bảng 2.3.4 như sau: Bảng 2.3.4: So sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm TÊN TEST TNX ± S DCX ± S t P Líp bóng thuận tay trong 30 giây (lần) 24.72 ± 3.58 19.82 ± 3.51 5.95 < 0.05 Líp bóng trái tay trong 30 giây (lần) 24.78 ± 3.53 19.92 ± 3.85 5.66 < 0.05 Giao bóng vào ô 60 x 60cm 20 quả (lần) 13.83 ± 2.13 9.76 ± 2.43 7.69 < 0.05 Gò bóng thuận tay trong 20 quả theo đường chéo (điểm) 15.07 ± 2.57 10.05 ± 2.33 8.78 < 0.05 Gò bóng trái tay trong 20 quả theo đường chéo (điểm) 14.28 ± 2.98 10.11 ± 2.90 6.10 < 0.05 Kết quả bảng 2.3.4 cho thấy, giá trị trung bình thành tích 05 test đánh giá kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đều có sự khác biệt (ttính > tbảng), ở ngưỡng xác suất P < 0,05. Điều này nói lên thành tích các test đánh giá kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng của nhóm thực ngh iệm tốt hơn nhóm đối chứng. Kết quả trên cho thấy hiệu quả của việc ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng đã mang lại kết quả tốt. Từ đây có thể khẳng định: kết quả ứng dụng của các bài tập nhằm nâng cao kĩ thuật cơ bản trong môn bóng bàn đã thể hiện tính hiệu quả đối với sự phát triển kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng cho sinh viên Trường Đại học Sài Gòn. 3. KẾT LUẬN Trong quá trình giảng dạy, tập luyện thể dục thể thao, giáo viên phải sử dụng các bài tập thể thao để nâng hiệu quả cho việc tập luyện. Các bài tập đó thường bao gồm một hệ thống các động tác có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, để đạt hiệu quả cao cho người học thì giáo viên hay huấn luyện viên không được sử dụng các bài tập một cách chủ quan, mà phải lựa chọn các bài tập sao cho phù hợp với mục đích, nhiệm vụ, điều kiện giảng dạy và đối tượng tập luyện. Môn Bóng bàn là một môn đòi hỏi kĩ thuật cao, tố chất nhanh và khéo léo, khả năng phối hợp nhịp nhàng. Hiện nay, các kĩ CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO KĨ THUẬT CƠ BẢN BÓNG BÀN CHO SINH VIÊN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT... thuật bóng bàn ngày càng phong phú, đa dạng nên việc giảng dạy phải mang tính khoa học và hệ thống. Để đạt được hiệu quả trong tập luyện và trình độ phát triển ở môn Bóng bàn, đòi hỏi ở người tập phải có sự kiên trì trong thời gian dài. Kĩ thuật cơ bản là thực hiện các động tác nhằm đánh bóng sang bàn đối phương đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, để nâng cao thành tích cũng như nâng cao các kĩ thuật một cách có hiệu quả hơn, giảng viên cần phải nghiên cứu, lựa chọn áp dụng các bài tập sao cho phù hợp với mục đích, điều kiện, đối tượng giảng dạy. Kết quả ứng dụng các bài tập đã lựa chọn thể hiện tính hiệu quả của sự phát triển kĩ thuật giao bóng, gò bóng và líp bóng trong môn bóng bàn cho sinh viên Trường Đại học Sài Gòn. Cụ thể, nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng tốt hơn nhóm đối chứng. Các bài tập nêu trên phù hợp với đối tượng nghiên cứu và có tác dụng nâng cao hiệu quả cho các kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng cho sinh viên bóng bàn cơ bản Trường Đại học Sài Gòn. Do vậy, có thể khẳng định là việc áp dụng của các bài tập kĩ thuật líp bóng, gò bóng, giao bóng để giảng dạy cho sinh viên Trường Đại học Sài Gòn là sự cần thiết nhằm đạt hiệu quả phát triển kĩ thuật cơ bản cho sinh viên bắt đầu học những kĩ thuật cơ bản của môn Bóng bàn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ủy ban Thể dục Thể thao (1999), Xây dựng và phát triển nền thể dục thể thao Việt Nam dân tộc, khoa học và nhân dân, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội. 2. Ủy ban Thể dục Thể thao (1994), Các văn bản về công tác Thể dục Thể thao, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội. 3. Trịnh Chí Trung (2004), Hướng dẫn tập bóng bàn, Nxb Thể dục Thể thao Hà Nội. 4. Bùi Huy Quang (1997), Nghiên cứu một số test sư phạm đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên bóng bàn 9 – 11 tuổi, Luận án tiến sĩ giáo dục học sư phạm, Hà Nội. 5. Từ Dần Sinh – Tôn Mai Anh (1986), Bóng bàn, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội. 6. Lê Thị Lam và cộng sự (2009), Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng hai phương pháp nhiều bóng và lăng tay líp bóng trên bánh xe trong giảng dạy thực hành bóng bàn cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thể dục trung ương 2, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. * Nhận bài ngày 6/5/2011. Sữa chữa xong 25/5/2012. Duyệt đăng 5/6/2012.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_bai_tap_nang_cao_ki_thuat_co_ban_bong_ban_cho_sinh_vien.pdf
Tài liệu liên quan