Các biện pháp cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền theo quy định của luật thi hành án dân sự Việt Nam

Biện pháp cưỡng chế thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ Theo Điều 81 LTHADS năm 2014, phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án và người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án. Nếu người thứ ba không ký vào biên bản thu tiền thì phải có chữ ký của người làm chứng. Như trên đã chỉ ra, mặc dù Điều 23 Nghị định 62/NĐ-CP đã khéo léo bổ sung việc thu “tài sản” của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ nhưng thực tiễn áp dụng điều luật này cũng gặp phải một số khó khăn vướng mắc tương tự như thực tiễn áp dụng Điều 80 LTHADS năm 2014. Việc xác định tiền, tài sản đang do người thứ ba giữ là của người phải thi hành án chứ không phải của người thứ ba là rất khó khăn. Trường hợp người thứ ba mang theo tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý trong người thì Chấp hành viên có được khám xét, lục tìm hay không? Trường hợp người thứ ba nhất định không chịu thực hiện nghĩa vụ giao tiền, tài sản của người phải thi hành án cho Chấp hành viên thì chế tài đối với người thứ ba như thế nào và quyền hạn của Chấp hành viên trong trường hợp đó ra sao? Nghị định 62/NĐ-CP đã bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thứ ba tại khoản 2 Điều 23 và biện pháp cưỡng chế “cần thiết” để thu tiền, tài sản nhưng để LTHADS năm 2014 có được chế tài đủ mạnh để cưỡng chế người thứ ba thì các vấn đề trên cần được bổ sung vào LTHADS năm 2014. Trên đây là những nghiên cứu của tác giả về các biện pháp cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn. Rất mong nhận được ý kiến phản hồi, đóng góp để có được cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về vấn đề này trong nghiên cứu khoa học./.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền theo quy định của luật thi hành án dân sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát 1. Một vài nét khái quát chung về cưỡng chế thi hành án dân sự và cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là tiền Với ý nghĩa “bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước”(1), thi hành án dân sự có ý nghĩa rất quan trọng. Mặc dù “bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan 1  Chính phủ (2014), Tờ trình số 120/TTr-CP ngày 08/05/2014 về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự”, Hà Nội. phải nghiêm chỉnh chấp hành”(2) là một nguyên tắc hiến định nhưng khác với bản án, quyết định hình sự có ngay tính cưỡng chế thì bản án, quyết định dân sự không có ngay tính cưỡng chế. Nhìn chung, trong thi hành án dân sự, tự nguyện thi hành án là biện pháp đầu tiên, rất quan trọng. Sau khi nhận thấy người phải thi hành án có khả năng thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thi hành án dân sự mới cưỡng chế, buộc người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định dân sự đã tuyên. Như vậy, cưỡng chế thi hành án dân sự (CCTHADS) được hiểu là một biện pháp thi hành án dân sự, theo đó cơ quan, tổ chức thi hành án có thẩm quyền bắt buộc người phải thi hành án thi * Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội 2  Điều 106 Hiến pháp năm 2013. CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ĐỐI VỚI TÀI SẢN LÀ TIỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM TRẦN PHƯƠNG THẢO * Bài viết này phân tích các quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về các biện pháp cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền, chỉ ra những vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn áp dụng và trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự về vấn đề này. Từ khóa: Cưỡng chế, Cưỡng chế thi hành án dân sự, cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền. This paper takes a closer look at regulations in the current Law on Enforcement of Civil Judgments on coercive enforcement regarding assets being sum of money. The author, thus, points out some existing drawbacks and difficulties in the practical application which need solving to complete the regulations on the mentioned matter. Keywords: Coerce, coercive judgment enforcement, coercive enforcement regarding assets being sum of money. CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ĐỐI VỚI TÀI SẢN... 32 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018 hành nghĩa vụ dân sự của mình trong bản án, quyết định. Để tránh hiện tượng lạm quyền, mặt khác để bảo vệ quyền con người, quyền công dân của những chủ thể bị CCTHADS thì pháp luật về CCTHADS cần phải quy định rõ các biện pháp CCTHADS được áp dụng. Thực tiễn áp dụng các biện pháp CCTHADS cho thấy hiệu quả của CCTHADS phụ thuộc rất nhiều vào biện pháp cưỡng chế được áp dụng có phù hợp hay không. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng “các vụ việc dân sự rất đa dạng”(1), mỗi bản án, quyết định dân sự cần phải thi hành cũng rất đa dạng nên CCTHADS phải bao gồm các biện pháp khác nhau. Vì “không thể đưa ra một giải pháp để áp dụng cho tất cả”(2) nên tùy thuộc vào đối tượng của CCTHADS là tài sản hay hành vi của người phải thi hành án, tùy thuộc vào từng loại tài sản, giá trị tài sản phải CCTHADS mà chủ thể có thẩm quyền phải áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế khác nhau cho phù hợp với đặc thù của mỗi bản án, quyết định. Hiện nay, các biện pháp CCTHADS được quy định khá đồ sộ trong Luật thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi là LTHADS năm 2014). Chỉ riêng nhóm biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền đã gồm 06 biện pháp cụ thể: Khấu trừ tiền trong tài khoản; Thu hồi, xử lý tiền của người phải thi hành án; Thu hồi, xử lý giấy tờ có giá của người phải thi hành án; Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; Kê biên, 1  Trần Phương Thảo (2012), “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Hà Nội, trang 22. 2  Nhà pháp luật Việt – Pháp (2008), Nội dung trao đổi về một số điểm của Bộ luật tố tụng dân sự, Tài liệu tham khảo hội thảo tổ chức vào ngày 27/6/2001 tại Hà Nội, trang 12. xử lý tài sản của người phải thi hành án; Khai thác tài sản của người phải thi hành án. Trong phạm vi của bài viết này, phần tiếp theo chỉ đề cập đến các biện pháp cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền được quy định từ Điều 76 đến Điều 81 LTHADS năm 2014 mà không đề cập đến các biện pháp cưỡng chế thi hành khác. Thực tiễn cho thấy, có hai cách thức buộc người phải thi hành án dân sự phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền là dùng tiền để trả hoặc dùng tài sản khác để trả. Các biện pháp cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền là các biện pháp được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng nhằm buộc người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền vì họ có tiền để trả. Tiền đó có thể có trong tài khoản (Điều 76), có từ thu nhập (Điều 78), có từ hoạt động kinh doanh (Điều 79) hoặc có tiền do chính họ (Điều 80) hay người thứ ba đang giữ (Điều 81). Dùng tiền để thi hành nghĩa vụ trả tiền là cách thức nhanh nhất, thuận lợi nhất nên trong LTHADS năm 2014, các biện pháp cưỡng chế đối với tài sản là tiền cũng được quy định đầu tiên trong các quy định về cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền. 2. Quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2014 về cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền – Vướng mắc, hạn chế và một số kiến nghị * Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản Biện pháp này được quy định tại Điều 76 LTHADS năm 2014 và được hướng dẫn tại Điều 21 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015. Chấp hành viên sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế này khi người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền và họ có tiền trong tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước nhưng đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án TRẦN PHƯƠNG THẢO 33Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát mà họ không chịu tự nguyện thi hành án. Chấp hành viên phải ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án với số tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế. Ngay sau khi nhận được quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải khấu trừ tiền để chuyển vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc chuyển cho người được thi hành án theo quyết định khấu trừ. Nội dung quyết định khấu trừ, hướng giải quyết trong trường hợp người bị cưỡng chế có tiền trong nhiều tài khoản mở tại nhiều nơi khác nhau được hướng dẫn tại Điều 21 Nghị định 62/2015/NĐ- CP ngày 18/7/2015. Trường hợp do không thực hiện ngay quyết định khấu trừ nên tiền trong tài khoản bị tẩu tán thì ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người được thi hành án. Có ý kiến cho rằng Điều 76 LTHADS năm 2014 đã “đáp ứng được yêu cầu về tính nhanh chóng của thủ tục, hiệu quả của cưỡng chế cũng như trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong CCTHADS”(1), tuy nhiên thực tiễn thi hành điều luật này cho thấy một số hạn chế, bất cập cần được khắc phục như: - Thứ nhất, hiệu quả của biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản phụ thuộc rất nhiều vào biện pháp bảo đảm phong tỏa tài khoản, tuy nhiên quy định về biện pháp phong tỏa tài khoản tại Điều 67 LTHADS năm 2014 đang bộc lộ nhiều bất cập hạn chế, làm giảm đi hiệu quả của biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản. Đó là: 1  Lê Anh Tuấn (2017), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Hà Nội, trang 79. + Với sự phát triển rất nhanh của dịch vụ công nghệ như hiện nay thì thời hạn ra quyết định phong tỏa tài khoản được quy định tại khoản 2 Điều 67 “trong thời hạn 24 giờ” vẫn là quá dài, rất có thể xảy ra tình trạng khi ra quyết định phong tỏa thì người có tiền trong tài khoản đã kịp thời tẩu tán tiền trong tài khoản. Thẩm phán người Pháp Jacques BERTEAUX đã chỉ ra rằng thực chất “phong tỏa tài khoản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”(2) và để nó thực sự là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án thì thời hạn này cần được sửa đổi cho kịp thời hơn. + Quy định “Chấp hành viên phải giao quyết định phong tỏa cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án” tại khoản 2 Điều 67 thiếu tính kịp thời. Việc giao này cần được quy định rõ là “giao ngay trong ngày làm việc” bởi nếu không giao ngay thì sẽ có trường hợp mặc dù Chấp hành viên đã ra quyết định phong tỏa nhưng vì không giao ngay nên nơi quản lý tài khoản của người phải thi hành án vẫn cho người phải thi hành rút tiền, tẩu tán tiền trong tài khoản. Mặt khác, khoản 2 Điều 67 cũng mới chỉ quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản mà chưa quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường trong trường hợp không thực hiện ngay nên tiền trong tài khoản bị tẩu tán. Để biện pháp phong tỏa đạt hiệu quả như mong muốn thì LTHADS năm 2014 cần quy định bổ sung về vấn đề này. 2  Jacques BERTEAUX (2018), “Hội thảo pháp luật về thi hành án”, Tài liệu tham khảo – lưu hành nội bộ, Bản dịch của Nhà pháp luật Việt Pháp, trang 7. CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ĐỐI VỚI TÀI SẢN... 34 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018 - Thứ hai, Điều 76 LTHADS năm 2014 chưa quy định về mức khấu trừ tiền trong tài khoản khiến Chấp hành viên khá lúng túng về mức trừ trong một số trường hợp. Điều 76 LTHADS năm 2014 mới chỉ quy định “Số tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế” mà chưa có quy định về các trường hợp khác như người phải thi hành án có tiền trong tài khoản nhưng số tiền đó là nguồn sống duy nhất của họ và những người họ có trách nhiệm nuôi dưỡng hoặc số tiền đó là khoản tiền bảo đảm cho một nghĩa vụ phải thực hiện khác, là khoản tiền để đền bù dự án, phục vụ lợi ích công cộng Thiết nghĩ, những trường hợp đặc biệt này cần được quy định bổ sung trong LTHADS năm 2014 để Chấp hành viên có đầy đủ căn cứ pháp lý xác định mức khấu trừ cho linh hoạt, phù hợp. *Biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án Biện pháp này được quy định tại Điều 78 LTHADS năm 2014 khi người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền và họ có thu nhập hợp pháp để trả. Theo khoản 1, thu nhập hợp pháp của người phải thi hành án gồm “tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác”. Các khoản tiền này thường không lớn nên khoản 2 đã quy định biện pháp này là chỉ được áp dụng theo thỏa thuận của đương sự; bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án. Khoản 3 quy định mức trừ “cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật”. Khoản 4 quy định “Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện”. Với các nội dung trên, Điều 78 LTHADS năm 2014 là cơ sở pháp lý quan trọng để Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Tuy nhiên, từ thực tiễn áp dụng điều luật này cho thấy một số hạn chế, vướng mắc cần phải được khắc phục thì mới nâng cao hiệu quả của biện pháp trừ vào thu nhập. Đó là: + Thứ nhất: Quy định về mức trừ vào thu nhập của người phải thi hành án có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, gây lúng túng cho chấp hành viên khi áp dụng, cần được sửa cho thống nhất. Cách hiểu thứ nhất, mức trừ được xác định theo hai câu: “Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác” và “Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật”. Hiểu theo cách này thì cho dù người phải thi hành án có mức tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động cao đến đâu thì chỉ được trừ 30% số tiền đó của họ, kể cả họ có thu nhập TRẦN PHƯƠNG THẢO 35Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát đủ để thi hành một lần là xong nghĩa vụ. Còn với thu nhập khác ngoài tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động thì chỉ được trừ khi tiền đó đã đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và những người được họ nuôi dưỡng. Ví dụ: Người phải thi hành án dân sự nhận được thu nhập từ lương là 15 triệu và thu nhập hợp pháp khác là 5 triệu. Mức trừ cao nhất vào lương là 30% x 15 triệu = 4,5 triệu. Số tiền còn lại 10,5 triệu không được trừ của họ. Còn thu nhập khác là 5 triệu nhưng giả sử mức sống tối thiểu là 2 triệu/1 người, họ phải nuôi 2 con nhỏ, vậy mức 5 triệu thu nhập khác đó chưa đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho 3 mẹ con họ nên không được trừ. Hiểu theo cách này có vẻ không hợp lý khi tổng thu nhập của người phải thi hành án là 20 triệu nhưng số tiền bị trừ để thi hành án chỉ là 4,5 triệu, trong khi mức sống tối thiểu chỉ cần có 6 triệu (trừ khi có thỏa thuận khác). Vậy 9,5 triệu còn lại vẫn có khả năng thi hành án nhưng không được cưỡng chế thi hành án. Cách hiểu thứ hai, phải tính ra tổng thu nhập. Ở ví dụ trên, tổng thu nhập là 20 triệu, mức thu nhập này thừa để đảm bảo sinh hoạt tối thiểu (chỉ là 6 triệu) nên mức trừ là 30% trên tổng số 20 triệu. Nếu hiểu theo cách này thì mức trừ cao nhất là 6 triệu, khá hơn cách hiểu thứ nhất nhưng vẫn không hợp lý bởi với tổng thu nhập là 20 triệu, mức sống tối thiểu chỉ cần 6 triệu, 8 triệu còn lại vẫn có khả năng thi hành án nhưng không được cưỡng chế thi hành án. Cách hiểu thứ ba, với thu nhập từ lương là 15 triệu thì trừ tối đa là 30% là 4,5 triệu, còn lại 10,5 triệu. Thu nhập khác chỉ là 5 triệu, chưa đảm bảo sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và hai con của họ nên lấy 1 triệu từ 10,5 triệu còn lại từ lương bù vào 5 triệu để đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu. Số tiền còn lại 9,5 triệu sẽ tiếp tục bị trừ để thi hành nghĩa vụ trả tiền. Theo cách hiểu thứ ba thì tiền trừ để thi hành án là cao nhất, với mức 14 triệu. Vì còn gây ra những cách hiểu khác nhau nên việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập chưa thống nhất. LTHADS năm 2014 cần phải sửa đổi, bổ sung để việc xác định mức trừ được hiểu theo cách thứ ba, nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập. - Thứ hai, Điều 78 LTHADS năm 2014 chưa quy định mức trừ cho những trường hợp đặc thù bởi nếu người phải thi hành án dân sự là người được hưởng chế độ chính sách của nhà nước thì cho dù Chấp hành viên có quyết định trừ vào thu nhập của những người đó thì cơ quan, tổ chức quản lý thu nhập này thường không khấu trừ vì sợ ảnh hưởng đến chính sách riêng đối với người có công với cách mạng. Trường hợp cưỡng chế đối với tiền của người phải thi hành án dân sự do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả cũng rất vướng mắc bởi quy định của các văn bản luật liên quan chưa thống nhất. Theo Điều 78 LTHADS năm 2014 thì cá nhân, cơ quan, tổ chức trả thu nhập phải có trách nhiệm thực hiện việc khấu trừ, còn theo luật bảo hiểm xã hội thì lại quy định tổ chức bảo hiểm xã hội phải có trách nhiệm “thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn”(1). Để khắc phục được vướng mắc này, Điều 78 LTHADS năm 2014 cần bổ sung quy định về mức trừ cho những trường hợp đặc thù trên. 1  Điều 20 Luật bảo hiểm xã hội năm 2016. CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ĐỐI VỚI TÀI SẢN... 36 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018 - Thứ ba, Điều 78 LTHADS năm 2014 chưa quy định cụ thể chế tài đối với trường hợp cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác không thực hiện trách nhiệm trừ tiền của người phải thi hành án mà mới chỉ quy định một cách chung chung về trách nhiệm “thực hiện” quyết định trừ vào tiền của người phải thi hành án. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho tính khả thi của quy định này không cao. LTHADS năm 2014 cần phải bổ sung quy định về chế tài trong trường hợp cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác không thực hiện trách nhiệm trừ tiền của người phải thi hành án. *Biện pháp cưỡng chế thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án Biện pháp này được quy định tại Điều 79 LTHADS năm 2014, áp dụng khi người phải thi hành án dân sự có nghĩa vụ trả tiền và họ có tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của họ. Về thủ tục, Chấp hành viên ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh, khi thu phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và đảm bảo cuộc sống sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình. Điều 22 Nghị định 62/NĐ-CP của Chính phủ còn hướng dẫn Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh theo định kỳ ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh, mức tiền thu được căn cứ vào kết quả kinh doanh trên cơ sở sổ sách giấy tờ và tình hình kinh doanh thực tế. Mức tiền tối thiểu để lại, đảm bảo cho mức sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và những người họ có trách nhiệm nuôi dưỡngcũng được hướng dẫn trong Nghị định này. Đó là những cơ sở pháp lý rất cần thiết nhằm buộc người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền của mình. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành các quy định này cho thấy có một số khó khăn, đặc biệt là vấn đề xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án. Mặc dù Nghị định 62/NĐ-CP đã hướng dẫn mức trừ phải căn cứ trên sổ sách, giấy tờ hoặc tình hình kinh doanh thực tế, nhưng tình hình kinh doanh thực tế như thế nào thì không phải trong mọi trường hợp Chấp hành viên đều có khả năng đánh giá đúng, từ đó quyết định về mức thu rất có thể là chưa phù hợp. Việc xác định mức tiền tối thiểu cần để lại để tiếp tục duy trì cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là một vấn đề khá khó khăn. Mặc dù Nghị định 62/NĐ- CP cũng đã hướng dẫn nhưng hướng dẫn này còn khá chung chung như: Chấp hành viên căn cứ vào tính chất, ngành nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh của người phải thi hành. Thiết nghĩ, để thuận lợi hơn cho việc áp dụng, LTHADS năm 2014 cần phải có quy định cụ thể hơn về các vấn đề này. * Biện pháp cưỡng chế thu tiền của người phải thi hành án đang giữ Biện pháp này được quy định tại Điều 80 LTHADS năm 2014 và Điều 23 Nghị định 62/NĐ-CP, áp dụng khi Chấp hành viên phát hiện người phải thi hành án có tiền và có căn cứ cho thấy tiền đó là của người phải thi hành án, do chính họ đang giữ. Để áp dụng biện pháp cưỡng chế này, Chấp hành viên phải ra quyết định thu tiền, lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người phải thi hành án. Trường TRẦN PHƯƠNG THẢO 37Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát hợp người phải thi hành án không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng. Mặc dù thuận lợi nổi bật của biện pháp cưỡng chế này là tiền đang do chính họ giữ nhưng thực tiễn thi hành điều luật này vẫn cho thấy có một số khó khăn, vướng mắc nhất định cần được quy định cụ thể hơn, như dựa vào căn cứ nào để Chấp hành viên khẳng định đó là tiền của người phải thi hành án hay vấn đề tiền thật, tiền giả, tiền đồng của Việt Nam, tiền của một quốc gia khác Điều 80 LTHADS năm 2014 mới chỉ đặt ra quy định thu tiền do chính người phải thi hành án đang giữ, chưa quy định linh hoạt sang thu các tài sản khác có thể quy đổi ra tiền (ví dụ như vàng, bạc, kim khí quý, đá quý). Tất nhiên, vì Điều 80 LTHADS năm 2014 được quy định trong nhóm biện pháp cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền nên các nhà làm luật đã không quy định về thu vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Nhưng nếu xét về độ thuận tiện cho người áp dụng luật thì việc thu vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nên được quy định bên cạnh biện pháp thu tiền. Nghị định 62/NĐ-CP tuy đã khéo léo bổ sung quy định về “thu tiền, tài sản” tại Điều 23 nhưng đó cũng chỉ là trường hợp do người thứ ba đang giữ chứ không phải trường hợp do chính người phải thi hành án dân sự giữ. Trong thời gian tới, LTHADS năm 2014 cần quy định bổ sung về vấn đề này. * Biện pháp cưỡng chế thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ Theo Điều 81 LTHADS năm 2014, phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án và người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án. Nếu người thứ ba không ký vào biên bản thu tiền thì phải có chữ ký của người làm chứng. Như trên đã chỉ ra, mặc dù Điều 23 Nghị định 62/NĐ-CP đã khéo léo bổ sung việc thu “tài sản” của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ nhưng thực tiễn áp dụng điều luật này cũng gặp phải một số khó khăn vướng mắc tương tự như thực tiễn áp dụng Điều 80 LTHADS năm 2014. Việc xác định tiền, tài sản đang do người thứ ba giữ là của người phải thi hành án chứ không phải của người thứ ba là rất khó khăn. Trường hợp người thứ ba mang theo tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý trong người thì Chấp hành viên có được khám xét, lục tìm hay không? Trường hợp người thứ ba nhất định không chịu thực hiện nghĩa vụ giao tiền, tài sản của người phải thi hành án cho Chấp hành viên thì chế tài đối với người thứ ba như thế nào và quyền hạn của Chấp hành viên trong trường hợp đó ra sao? Nghị định 62/NĐ-CP đã bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thứ ba tại khoản 2 Điều 23 và biện pháp cưỡng chế “cần thiết” để thu tiền, tài sản nhưng để LTHADS năm 2014 có được chế tài đủ mạnh để cưỡng chế người thứ ba thì các vấn đề trên cần được bổ sung vào LTHADS năm 2014. Trên đây là những nghiên cứu của tác giả về các biện pháp cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn. Rất mong nhận được ý kiến phản hồi, đóng góp để có được cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về vấn đề này trong nghiên cứu khoa học./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_bien_phap_cuong_che_thi_hanh_doi_voi_tai_san_la_tien_the.pdf