Các chiến thuật và thủ thuật kinh doanh cổ phiếu

Thủ thuật giao dịch ngoài sàn: khụng chỉ nhà đầu tư tại TP. HCM và cũng không phải bây giờ mà từ lâu, một bộ phận nhà đầu tư tại Hà Nội cũng tham gia giao dịch cổ phiếu niờm yết ngoài sàn.Hỡnh thức giao dịch được mô phỏng như sau: - Giao dịch cổ phiếu hiếm: cổ phiếu X được coi là hiếm khi xác lập xu hướng tăng giá kịch trần liên tục và nhà đầu tư rất khó khăn để mua được cổ phiếu này trên sàn. Do đó, bên muốn mua (A) có thể thoả thuận với bên có cổ phiếu (B) việc mua - bán với giá cao hơn nhiều so với giá trần của ngày giao dịch. Thông thường, giá giao dịch được xác định theo mức giá trần của 3 đến 7 phiên sau đó và bên A thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của B hoặc chuyển tiền trực tiếp. Ngược lại, bên B sẽ chuyển cho bên A một lệnh bán số cổ phiếu bên A đó trả tiền mua, cú chữ ký sẵn của bờn B, để bên A có quyền bán lượng cổ phiếu này bất kỳ lúc nào. Tất nhiên, 2 bên sẽ phải thoả thuận việc khi bán số cổ phiếu X, số tiền về tài khoản của bên B sẽ được chuyển trở lại cho bên A và trong thời gian bên A chưa tất toán số cổ phiếu đó trả tiền mua của bờn B, bờn B khụng được đặt lệnh bán nào cho số cổ phiếu này (ở đây cần có sự bảo lónh của CTCK hoặc nhõn viờn mụi giới hoặc cú sự tin cậy cao giữa A và B).

doc14 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các chiến thuật và thủ thuật kinh doanh cổ phiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Phần mở đầu: Trong giai đoạn hiện nay chắc hẳn không một ai trong số chúng ta còn lạ lẫm với các khái niệm về thị trường chứng khoán,cổ phiếu,cổ phần cổ tức,giao dịch chứng khoán v..v nhưng để tiến hành kinh doanh thành công trên thị trường chứng khoán quả là một việc không hề dễ dàng một chút nào và không phải ai cũng làm được. Trong thời gian gần đây, ở nước ta, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang rộ lên phong trào “nhà nhà chơi chứng khoán, người người chơi chứng khoán”, mà theo cách nói tắt, đượm chút hóm hỉnh của người dân là “đi buôn chứng”Có rất nhiều nhà đầu tư đã tham gia thị trường mà không hề biết tới một chiến lược,chiến thuật kinh doanh cụ thể nàoVà việc các nhà đầu tư chuyên nghiệp đã lựa chọn cho mình những chiến thuật và thủ thuật nào để mang đến cho họ những thành công những món lợi nhuận khổng lồ là điều rất đáng để chủng ta quan tâm và học hỏi kinh nghiệm.Vì vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Các chiến thuật và thủ thuật kinh doanh cổ phiếu”.Bài viết là tổng hợp của những nghiên cứu ,những phân tích đánh giá sâu sắc về chiến thuật và thủ thuật kinh doanh trên thị trường chứng khoán của các chuyên gia hàng đầu.Do tầm nhìn cũng như trình độ hiểu biết còn hạn chế nên đề tài của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như về hình thức trình bày vì thế em rất mong nhận được sự đánh giá ,nhận xét của thầy giáo,thạc sỹ VŨ TRỌNG NGHĨA.Em xin cảm ơn thầy. II.Nội dung: 1.Khái niệm chiến thuật kinh doanh,thủ thuật kinh doanh: Chiến thuật kinh doanh:Chiến thuật là những việc hoạch định trước cho mình những kế hoạch hành động,vẽ trước con đường tương lai của mình,vạch ra một phương hướng cụ thể,nhưng khác chiến lược đó là những hoạt động mang tính chiến thuật thì thường thể hiện được hiệu quả tức thì và hiệu quả là điều bất cứ ai cũng mong muốn.Một chiến lược kinh doanh sẽ bao gồm nhiều chiến thuật kinh doanh khác nhau. Thủ thuật kinh doanh:Thủ thuật kinh doanh là những hành động cụ thể,chi tiết mà những người kinh doanh áp dụng(cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp) trong kinh doanh nhằm thu được những kết quả mà mình đặt ra. Như vậy một chiến thuật kinh doanh sẽ bao gồm trong nó nhiều thủ thuật kinh doanh khác nhau.Những nhà kinh doanh sẽ tùy vào chiến thuật hành động của mình,tính cách cá nhân và cơ chế pháp luật kinh doanh mà sẽ áp dụng cho mình những thủ thuật thich hợp để đạt được mục tiêu. 2.Thực trạng kinh doanh cổ phiếu hiện nay: a. Sôi động thị trường chứng khoán: Hoạt động của thị trường chứng khoán vào những tháng cuối năm 2006 đã bắt đầu trở nên sôi động.Có thể thấy một số điểm mới như sau: Thứ nhất, đã và đang có sự thành công bước đầu trong xây dựng, duy trì vận hành và quảng bá hoạt động của thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Có thể nói, trên thực tế, từ vài tháng cuối năm 2006, dường như đã có bước chuyển sang giai đoạn mới trong việc phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, với sự hoàn thiện hơn về luật pháp (Luật Chứng khoán có hiệu lực từ tháng 1-2007), với sự mở rộng tự do hóa kinh doanh, đa dạng về cơ cấu hàng hóa chứng khoán, cũng như có sự đột biến về quy mô, dung lượng thị trường. Số lượng các nhà đầu tư mới từ trong nước và nước ngoài, bao gồm các nhà đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, các nhà đầu tư có tổ chức và đầu tư cá nhân… ngày càng tăng. Thứ hai, thị trường chứng khoán đang dần trở thành kênh dẫn vốn mới cho các doanh nghiệp, cũng như đang tạo ra các cơ hội đầu tư mới khá hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, từ đó tạo ra động lực mới cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Thứ ba, huy động được lượng vốn khá lớn còn tiềm tàng trong dân và người dân Việt Nam có thêm kiến thức mới, đang dần dần hình thành bản lĩnh, trong kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong đầu tư vào lĩnh vực mới. Nếu như từ năm 2005 trở về trước, các nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam chủ yếu là các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có tổ chức hoặc những sinh viên, công chức đương nhiệm, cán bộ và nhà kinh doanh có kiến thức, thông tin về thị trường chứng khoán…, thì trong thời gian nửa cuối năm 2006 trở lại đây, cơ cấu các nhà đầu tư tư nhân có sự thay đổi, mở rộng đáng kể. Đội ngũ các nhà đầu tư chứng khoán bao gồm cả những người buôn bán nhỏ, công chức về hưu, giáo viên, bộ đội, thậm chí cả nông dân, trong đó có nhiều người chưa hề đọc hết một tài liệu lý thuyết, một bản tin chứng khoán, hoặc tham gia một lớp bồi dưỡng kiến thức thị trường chứng khoán ngắn hạn nào… Hiện tượng gia tăng các nhà đầu tư tư nhân không chuyên hoặc thiếu chuyên nghiệp như đã nêu trên là bình thường và tất yếu, để dần hình thành một đội ngũ đông đảo hơn các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Sự gia tăng đó xuất phát từ chỗ: thị trường chứng khóan của Việt Nam mới chính thức được thành lập và hoạt động trong vài năm gần đây. Thị trường chứng khoán đang còn là mới mẻ không chỉ với các nhà đầu tư, mà còn cả với bản thân các nhà quản lý, cũng như các nhà tổ chức loại hình thị trường này. Thêm vào đó, sự phát triển của thị trường chứng khoán vừa đòi hỏi, vừa cho phép các nhà đầu tư tư nhân không chuyên tham gia rộng rãi và thuận lợi vào hoạt động kinh doanh chứng khoán, không phân biệt họ là ai, có vốn nhiều hay ít. Mức độ tham gia rộng rãi của công chúng đầu tư chính là một trong những thước đo sự thành công trong phát triển thị trường chứng khoán của một nước. Sự nới lỏng việc tham gia của các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam đã, đang và sẽ càng kích thích các nhà đầu tư tư nhân không chuyên nghiệp thêm động lực và chỗ dựa để nhập “cuộc chơi” này, bởi họ có thể đầu tư kiểu “ăn theo”, bắt chước, hoặc thông qua công ty tín thác do các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài quản lý. b. Những vấn đề cần quan tâm: - Việc có nhiều nhà đầu tư mới tham gia kinh doanh chứng khoán gần đây khiến người ta liên tưởng và nhận thấy đâu đó một số biểu hiện mang tính phong trào và tâm lý đám đông, gần giống như các “cơn sốt” buôn bán bất động sản cách đây không lâu ở Việt Nam. Khi tỷ lệ các nhà đầu tư tư nhân thiếu chuyên nghiệp đạt tới mức độ nào đó trong tổng giao dịch trên thị trường chứng khoán sẽ có khả năng tạo ra những tiềm ẩn bất ổn, thậm chí dẫn đến đổ vỡ trong hoạt động của thị trường chứng khoán. Bởi lẽ, những phán đoán và phản ứng của họ thường nặng về cảm tính và tâm lý đám đông, dựa trên các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn, thậm chí mang đậm tính đầu cơ. Chỉ cần một tin đồn kiểu rỉ tai, hoặc trước một hoạt động mua – bán chứng khoán của một “đại gia” nào đó mà họ ngầm theo dõi để bắt chước, cũng khiến các phản ứng mua - bán chứng khoán của họ trở nên gia tăng đột biến, phá vỡ các quy luật thông thường của cung – cầu thị trường, từ đó làm hỗn loạn các hoạt động trên thị trường chứng khoán và có thể làm lây lan sang các thị trường và hoạt động kinh tế - xã hội khác. Đến lúc đó, rủi ro mà các nhà đầu tư tư nhân gánh chịu sẽ không chỉ là rủi ro do rớt giá chứng khoán (kết quả của việc bán tháo chứng khoán, hoặc tăng lượng cung chứng khoán từ các nhà phát hành gắn với việc tăng lượng phát hành hoặc mới tham gia niêm yết), do biến động của tỷ giá và tình trạng “sức khỏe” của các doanh nghiệp phát hành chứng khoán mà họ nắm giữ, mà còn là những thiệt hại từ sự thiếu hiểu biết và phản ứng không phù hợp với thị trường của mình. - Có tình trạng thông tin công bố từ các nhà phát hành hoặc thông tin lưu truyền trên thị trường chứng khóan gây khó hiểu cho các nhà đầu tư không chuyên, mới tham gia thị trường. Điều này bắt nguồn từ 3 nguyên nhân: Một là, doanh nghiệp cố tình “mập mờ đánh lận con đen”, nhằm che dấu sự thật hoạt động kém hiệu quả và tình trạng tài chính không lành mạnh của mình, nhằm định hướng cho dư luận đánh giá chứng khoán cao hơn thực tế chất lượng chứng khoán mà doanh nghiệp phát hành. Từ đó, tiếp tục giữ ổn định giá chứng khoán hoặc thậm chí gây “cơn sốt” giá mới cho chứng khoán doanh nghiệp đã và sẽ phát hành. Hai là, những quy định về công bố thông tin và kiểm soát, thẩm định, cũng như tư vấn thông tin chứng khoán của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chứng khoán có liên quan đã và đang có kẽ hở, tồn tại nhiều bất cập và bị lợi dụng, khiến chất lượng thông tin chứng khoán thiếu minh bạch, không kịp thời, không hệ thống và thiếu chính xác, gây bất lợi cho nhà đầu tư. Ba là, khả năng phân tích tài chính, cũng như khả năng kiểm soát và thẩm định thông tin của bản thân nhà đầu tư chứng khoán còn nhiều bất cập, hạn chế về kiến thức và thiếu kinh nghiệm, trong khi các dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán và dịch vụ thông tin hỗ trợ các nhà đầu tư vừa thiếu, vừa yếu, vừa không thuận lợi, không vì lợi ích của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư tư nhân nhỏ. - Các nhà đầu tư tư nhân ngày càng chịu ảnh hưởng của nhà đầu tư chứng khoán lớn. Trong khi đó, các nhà đầu tư chứng khoán lớn đang ngày càng có ảnh hưởng mạnh hơn đến các “cơn sốt” trên thị trường. Điều này gắn với khả năng các nhà đầu tư lớn đang và sẽ nắm giữ tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị giao dịch chứng khoán trên thị trường, gắn với những “chiêu thức” và thủ thuật đầu tư mà họ triển khai tác động đến động thái thị trường, cũng như gắn với mức độ họ nắm giữ và thao túng thông tin thị trường. Việc các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường mua vào các chứng khoán với tỷ lệ vượt trội so với lượng bán ra đang là một trong các nguyên nhân quan trọng, trực tiếp và gián tiếp, tạo ra “cơn sốt nóng” trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại và trước mắt. Khi các nhà đầu tư lớn đã đạt được mục tiêu đầu tư nhằm giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, thì ảnh hưởng của họ đến thị trường chứng khoán nước ta sẽ ngày càng lớn. - Thực tế thị trường cho thấy, có những thời điểm nhà đầu tư nước ngoài bán ra những cổ phiếu có giá cao, trong khi các nhà đầu tư trong nước lại háo hức mua những cổ phiếu này. Đây cũng là điều bình thường trong kinh doanh chứng khoán, bởi lẽ: một mặt, có sự trùng hợp giữa nhu cầu nhà đầu tư nước ngoài bán ra để thu hồi vốn cho mục tiêu kinh doanh khác, với nhu cầu mua vào của nhà đầu tư trong nước đặt hy vọng vào việc thu được cổ tức cao và giá trị tăng thêm trong tương lai của cổ phiếu này; mặt khác, có thể do sự thiếu kinh nghiệm của các nhà đầu tư trong nước khi săn lùng các chứng khoán đang tăng giá, mà không “đọc vị” được thủ thuật kinh doanh của nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài là tìm cách mua vào và tạo dư luận đẩy giá chứng khoán tăng tối đa, để rồi đột ngột bán ra, thậm chí bán ồ ạt, để thu lợi nhuận cao, trong khi các nhà đầu tư khác vẫn đang say sưa mua vào cổ phiếu đó (nhất là trong xu hướng tổng mặt bằng giá chứng khoán đang tăng lên), mà không biết được thời điểm “gió đã đổi chiều”. Đoán định được thời điểm và giá cả cần mua vào - bán ra chứng khoán là cả một nghệ thuật và thường phải trả giá không rẻ. Phần thưởng trong việc này thường chỉ dành cho những người tỉnh táo, có khả năng nắm bắt và chi phối thị trường, có kiến thức và thông tin cần thiết để nhìn trước tương lai. 3.Các chiến thuật kinh doanh cổ phiếu thành công nhất: a. Chiến thuật kinh doanh “không cảm xúc” và “phân tích cơ bản” của Bernard Baruh: Bernard Baruh, xuất thân là nhân viên văn phòng của một công ty môi giới chứng khoán, là một nhà kinh doanh cổ phiếu thành công. Ông kiếm được bộn nhờ vào dự đoán sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ vào năm 1907 và 1929. Không chỉ là một nhà kinh doanh cổ phiếu thành công, ông còn làm việc cho chính phủ của Tổng thống Woodrow Wilson. Bernard Baruh quan niệm rằng thị trường chứng khoán phản ảnh tình hình kinh tế, chứ thị trường chứng khoán không quyết định được nền kinh tế. Và ông cũng tin tưởng mãnh liệt rằng, kết quả kinh doanh được quyết định bởi tâm lý của những người kinh doanh cổ phiếu. Ông sử dụng cái đầu “lạnh”, chứ không để cảm xúc len vào khi kinh doanh chứng khoán. Ông là người đầu tiên đưa ra chiến lược phân tích cơ bản trong kinh doanh. Trong đó ông nhấn mạnh đến ba yếu tố: độ lớn tài sản của công ty, giá trị của sản phẩm đối với người mua, và năng lực của ban lãnh đạo, trong việc chọn cổ phiếu của mình. b. Chiến thuật “Kim tự tháp” và “Thăm dò” của Jess Livermore: Jess Livermore, xuất thân từ nhân viên của một công ty chứng khoán, là người có những chuỗi thành công và cả thất bại lớn trên thị trường kinh doanh chứng khoán. Ông cũng kiếm được cả núi tiền nhờ vào việc tiên đoán sự sụp đổ của thị trường vào năm 1907 và 1929. Tuy vậy, năm 1940, ngay sau khi ông viết cuốn sách nổi tiếng “How to Trade in Stocks”, ông bị thất bại, phá sản và tự tử. Chiến thuật “Kim tự tháp” do ông phát triển (mua vào nhiều hơn những cổ phiếu đang tăng giá và bán ra những cổ phiếu đang rớt giá), là một trong những chiến thuật được các nhà kinh doanh cổ phiếu áp dụng cho đến bây giờ. Chiến thuật thứ hai là “Thăm dò”, theo đó ông thực hiện việc mua có tính cách thăm dò một số cổ phiếu. Sau một thời gian ngắn, dựa vào hiệu quả lợi nhuận của những cổ phiếu thăm dò này, hoặc là ông bán hẳn; còn không thì sẽ mua thật nhiều để đưa vào kim tự tháp của mình. Jess Livermore, cũng giống như phần lớn các nhà kinh doanh cổ phiếu lớn khác, quyết định dựa vào nghiên cứu và phân tích của bản thân, chứ ít khi dựa vào tư vấn của các chuyên gia, hay các công ty tư vấn. c. Chiến thuật “kinh doanh tập trung” và “hành động nhanh” của Gerald M. Loeb: Thừa hưởng một lượng tài sản lớn, Gerald Loeb có nhiều thuận lợi hơn các nhà kinh doanh, đầu tư khác. Một điều khá lý thú là vào năm khi Benjamin Graham - một trong những “ông tổ” về đầu tư, viết cuốn “Phân tích chứng khoán”, kêu gọi các nhà đầu tư mua cổ phiếu và giữ lại để được nhận giá trị thật của cổ phiếu trong tương lai, thì Gerald M. Loeb viết cuốn “Chiến đấu cho sự tồn tại trên trị trường chứng khoán” với quan điểm hoàn toàn đối nghịch. Ông quan niệm rằng, các nhà kinh doanh phải hết sức năng động trong việc mua bán, và thị trường là chiến trường. Trái với quan điểm truyền thống của đầu tư là đa dạng hóa danh mục đầu tư, chiến thuật của ông là “kinh doanh tập trung”, tức là chỉ mua một số loại cổ phiếu sau khi đã lựa chọn kỹ càng và chấp nhận rủi ro của những cổ phiếu đó. Chiến thuật thành công thứ hai của ông là “hành động nhanh”. Ông luôn quyết định mua và bán thật nhanh trước khi những diễn biến lớn xảy ra. d. Chiến thuật “Kỹ thuật và cơ bản” và “lý thuyết hộp” của Nicolar Darvas: Nicolar Darvas là một nhà kinh doanh nghiệp dư. Nghề nghiệp chính của ông là vũ công. Thế nhưng, với sự tập trung cao độ vào kinh doanh, ông đã kiếm được 2 triệu đô la, đó là số tiền lớn vào những năm 50 của thế kỷ trước. Ông là người phát triển lý thuyết hộp. Theo lý thuyết này, giá cổ phiếu lên và xuống trong những giới hạn nhất định, và tạo ra một cái “hộp”. Đến một thời điểm nào đó, giá của cổ phiếu sẽ vượt qua cái hộp này, và tạo ra một cái “hộp” mới. Mua vào những cổ phiếu ngay giai đoạn nó thoát ly cái hộp cũ sẽ tạo ra những lợi nhuận cao. Ông cũng là người đề ra phương pháp phân tích kỹ thuật - phối hợp với cơ bản. Tuy quan tâm cả hai, nhưng ông nghiêng về yếu tố kỹ thuật - chuyển động của giá, và số lượng cổ phiếu mua bán - hơn là yếu tố cơ bản - tình hình kinh doanh và năng lực quản lý của công ty. e. Chiến lược CANSLIM của William J. O’Neil: Xuất thân là một người môi giới chứng khoán, William O’Neil trở thành nhà kinh doanh thành công và vẫn tiếp tục kinh doanh cho đến bây giờ. Ông là người sáng lập tờ Investor’s Business Daily và viết nhiều sách về đầu tư và kinh doanh cổ phiếu. Ông là người phát triển lý thuyết kinh doanh chứng khoán gọi là CANSLIM. Theo lý thuyết này của ông, giá một cổ phiếu sẽ chuẩn bị tăng khi có một hay nhiều đặc điểm sau đây: C - Current Quarter: Lợi nhuận trong quí tăng trưởng ít nhất 25%. A - Annual Earning: Lợi nhuận năm tăng trưởng so với ba năm trước ít nhất 25%. N - New Factors: Yếu tố mới, chẳng hạn sản phẩm mới, quản lý mới. S - Supply and Demand: Khi lượng cổ phiếu giao dịch tăng cao. L - Leader or Laggard: Giá cổ phiếu đi theo khuynh hướng những cổ phiếu hàng đầu. I - Institutional Sponsorship: Khi các nhà đầu tư tổ chức mua và sở hữu. M - Market Direction: Khi có 75% số cổ phiếu trên thị trường đi theo xu hướng của nó. Mặc dù những nhà kinh doanh thành công có những chiến thuật, chiến lược khác nhau nhưng họ cùng chia sẻ những điểm chung sau khi tham gia thị trường chứng khoán: - Cần có một khoản tiền dự trữ đề phòng những rủi ro. Khoản dự trữ này sẽ giúp nhà kinh doanh tiếp tục kinh doanh chứ không thụ động phụ thuộc vào kết quả của những “phi vụ” trước. - Cắt lỗ càng sớm càng tốt. Khi đã lỡ mua cổ phiếu bị xuống giá, cắt ngay. Không bao giờ giữ cố phiếu đang giảm giá và chờ giá sẽ cao trở lại. - Mua giá cao và bán giá cao hơn. Để kinh doanh thành công, không chỉ là mua thấp bán cao, mà còn là mua giá cao và bán ra cao hơn. - Đôi khi rút khỏi thị trường. Không phải lúc nào nhà kinh doanh cũng thành công, mà phải biết rút khỏi thị trường. O’Neil, Darvas và Loeb thường không thích tham gia thị trường đang xuống giá, trong khi đó Livermore lại không tham gia khi thị trường đều đặn,bình ổn. - Mua tập trung chứ không nên đa dạng hóa danh mục đầu tư. - Quan tâm đặc biệt đến khối lượng giao dịch và giá. Đối với những nhà kinh doanh cổ phiếu, hai chỉ số này quan trọng hơn bất cứ chỉ số nào, kể cả P/E, các loại tỷsuất lợi nhuận. - Sau khi thực hiện các phi vụ, phải bỏ thời gian phân tích để rút kinh nghiệm, tại sao mình thua hay thắng phi vụ đó. - Cống hiến toàn thời gian. Để kinh doanh thành công, phải dành công sức, thời gian. Ngay cả trường hợp Darvas là vũ công nhưng cũng dành một thời gian lớn hàng ngày (trên 8 tiếng) để theo dõi và thực hiện việc kinh doanh. - Thực hiện các cuộc nghiên cứu phân tích độc lập, các nhà kinh doanh cổ phiếu thành công phải biết tự nghiên cứu và phân tích, không nên dựa vào ý kiến tư vấn của người khác. - Quyết định dựa vào dữ kiện, không dựa vào cảm xúc. Ví dụ như nhà kinh doanh không tiếc khi phải bán ra cổ phiếu, không quá mừng rỡ mà bán lúa non khi giá cổ phiếu vẫn còn đang lên. - Quan trọng nhất là phải chấp nhận rủi ro. Một chiến lược đầu tư gọi là hiệu quả khi có thể giảm thiểu rủi ro và tăng cao lợi nhuận. Trong khi đó, các chiến lược kinh doanh hầu như phải chấp nhận mức rủi ro cao vì chính rủi ro cao đó là nguồn gốc của lợi nhuận cao. Nhà kinh doanh vì vậy phải chấp nhận những phi vụ thất bại, và đừng nên kỳ vọng rằng lúc nào họ cũng thắng được thị trường. 4.Các thủ thuật kinh doanh cổ phiếu: a.Thủ thuật 'thổi' cổ phiếu: Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, có doanh nghiệp đã "thổi" được cổ phiếu của mình từ 10.000 đồng lên 30.000 đồng. Cách phù phép của doanh nghiệp này rất bài bản. Đó là một đơn vị thuộc tổng công ty trong ngành xây dựng, đã cổ phần hóa được gần bốn năm. Khi cổ phần hoá, cán bộ, nhân viên công ty buộc phải mua cổ phần vì sợ mất việc. Vận động mãi nhưng công ty cũng không bán hết được số 49% cổ phần mà doanh nghiệp đã lên kế hoạch bán cho cán bộ, công nhân. Phần còn ế lại trị giá đến trên 5 tỷ đồng. Cho đến tận cuối tháng 11/2006, hơn 5 tỷ đồng vẫn nằm im trong sổ sách tài chính của doanh nghiệp. Cách đây vài tháng, nhiều nhân viên vớt vát, bán cổ phần của mình với giá 8.000 đồng/cổ phiếu, trong khi mua của công ty với giá 10.000 đồng. Nhưng đùng một cái, trong vòng chưa đầy 30 ngày, doanh nghiệp này đã "thổi" cổ phiếu của mình lên tới 3 lần mệnh giá. Họ đã làm như thế nào? Cuối tháng 11/2006, những người đứng đầu doanh nghiệp úp úp mở mở sẽ tham gia góp vốn xây dựng thủy điện, rồi công ty sẽ lên sàn. Đây là những thông tin rất có ý nghĩa đối với cổ phiếu của doanh nghiệp này, vì hiện tại giá cổ phiếu của các công ty cổ phần điện ít nhất là gấp 2-3 mệnh giá ban đầu. Còn các đơn vị khác trong cùng tổng công ty, khi lên sàn chứng khoán, giá trị của cổ phiếu tăng 7-8 lần so với mệnh giá. Để các nhà đầu tư tin tưởng hơn, người ta bày ra cách phân chia quyền lợi được mua số cổ phần còn ế. Nếu để một cục, hơn 5 tỷ đồng là lớn nhưng nó sẽ chẳng thấm tháp gì khi chia đều cho hàng trăm lao động đang làm việc tại công ty. Thông tin chỉ có lãnh đạo công ty mới được ưu tiên mua nốt số cổ phần còn lại được cán bộ, nhân viên công ty tung ra ngoài. Bằng những thủ thuật trên, trong vòng chưa đầy hai tuần, hơn 5 tỷ đồng cổ phần ế gần bốn năm trời đã bán hết sạch. Không chỉ bán hết, cổ phiếu của công ty này còn lên chóng mặt. Trong khoảng một tháng, từ 10.000 đồng/cổ phiếu lên 30.000 đồng/cổ phiếu. Người ta mua không cần biết tình hình thực tế kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, chỉ người nọ truyền tai người kia. Hỏi một người vừa mua 1.000 cổ phiếu của đơn vị này về báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chị cho biết: "Mua được là may rồi, mình đưa tiền cho họ rồi họ viết mấy chữ cho mình là xong chứ làm gì có báo cáo". Dự án mà doanh nghiệp dự định góp vốn tham gia xây dựng, đến thời điểm này vẫn chỉ tồn tại ở miệng các "sếp". Giám đốc một công ty nằm trong cùng tổng công ty với doanh nghiệp trên cho hay, đúng là cách Tết Nguyên đán khoảng 1 tháng, công ty đó có xin với tổng công ty để được góp vốn với một số doanh nghiệp khác xây dựng thủy điện, nhưng mới đây tổng công ty không đồng ý. Còn chuyện lên sàn chứng khoán thì chỉ có trưởng phòng kế toán tài chính và giám đốc công ty mới rành. Năm 2006, công ty thông báo lãi 5 tỷ đồng(vốn điều lệ 150 tỷ đồng) nhưng cơ quan kiểm toán chỉ công nhận có một nửa số đó. Lương cán bộ, nhân viên của công ty đã 2-3 năm nay chẳng có gì thay đổi, lương tháng sau mới trả cho tháng trước.Hiện nay, hiện tượng các doanh nghiệp thổi giá cổ phiếu không phải ít. Một trường hợp khác, giám đốc một công ty trong tổng A, tỏ nhã ý giúp đỡ những người bạn thân thiết: "Chỗ mình còn một ít cổ phiếu chưa bán hết, đợt này mọi người tranh giành nhau mua nhưng tớ sẽ ưu tiên cho cậu vài chục triệu. Tôi cũng sẽ góp vốn xây dựng thủy điện. Ông tin tôi đi, từ nay đến giữa năm 2007, tôi sẽ thổi 20 triệu của ông lên thành 60-70 triệu". b.Thủ thuật giao dịch ngoài sàn: không chỉ nhà đầu tư tại TP. HCM và cũng không phải bây giờ mà từ lâu, một bộ phận nhà đầu tư tại Hà Nội cũng tham gia giao dịch cổ phiếu niêm yết ngoài sàn.Hình thức giao dịch được mô phỏng như sau: - Giao dịch cổ phiếu hiếm: cổ phiếu X được coi là hiếm khi xác lập xu hướng tăng giá kịch trần liên tục và nhà đầu tư rất khó khăn để mua được cổ phiếu này trên sàn. Do đó, bên muốn mua (A) có thể thoả thuận với bên có cổ phiếu (B) việc mua - bán với giá cao hơn nhiều so với giá trần của ngày giao dịch. Thông thường, giá giao dịch được xác định theo mức giá trần của 3 đến 7 phiên sau đó và bên A thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của B hoặc chuyển tiền trực tiếp. Ngược lại, bên B sẽ chuyển cho bên A một lệnh bán số cổ phiếu bên A đã trả tiền mua, có chữ ký sẵn của bên B, để bên A có quyền bán lượng cổ phiếu này bất kỳ lúc nào. Tất nhiên, 2 bên sẽ phải thoả thuận việc khi bán số cổ phiếu X, số tiền về tài khoản của bên B sẽ được chuyển trở lại cho bên A và trong thời gian bên A chưa tất toán số cổ phiếu đã trả tiền mua của bên B, bên B không được đặt lệnh bán nào cho số cổ phiếu này (ở đây cần có sự bảo lãnh của CTCK hoặc nhân viên môi giới hoặc có sự tin cậy cao giữa A và B). - Giao dịch thỏa thuận giá danh nghĩa: Do hình thức giao dịch thoả thuận chỉ áp dụng cho lô lớn 10.000 CP, nên mức phí giao dịch mà hai bên phải trả là không nhỏ. Để lách việc trả phí cao, khi bên A và bên B định mua - bán thoả thuận với nhau, họ sẽ thoả thuận ngầm về giá giao dịch thực tế, còn mức giá hiển thị qua công ty chứng khoán là giá sàn. Sau khi giao dịch hoàn tất, bên mua sẽ trả thêm cho bên bán khoản tiền chênh lệch giữa giá thực mua và giá sàn. III.Kết luận: Những nội dung mà em trình bày chỉ là một phần rất rất nhỏ của những chiến thuật và thủ thuật kinh doanh cổ phiếu trên thị trường hiện nay,trên thực tế hiện nay còn có rất nhiều những thủ thuật kinh doanh cổ phiếu cả hợp pháp và không hợp pháp mà những nhà đầu tư đang áp dụng. Điều đó đòi hỏi những người muốn tham gia vào thị trường chứng khoán để kinh doanh phải cung cấp cho mình những kiến thức những hiểu biết thực sự sâu về thị trường chứng khoán để có cho mình những chiến thuật cũng như thủ thuật hợp lí nhất và tránh được những lừa lọc và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường chứng khoán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0737.doc
Tài liệu liên quan