Các cơ quan cung cấp thông tin lập pháp cho quốc hội cộng hòa Liên Bang Đức và quốc hội Việt Nam

- Các sản phẩm của Cơ quan Dịch vụ khoa học Quốc hội Liên bang CHLB Đức do chuyên viên chịu trách nhiệm cung cấp tự do cho nghị sĩ (trừ các ý kiến về một số vấn đề nhạy cảm về chính trị, ví dụ như vấn đề dự thảo luật có liên quan đến Hiến pháp thì lãnh đạo trực tiếp của Cơ quan Dịch vụ khoa học chịu trách nhiệm xem trước). Ở Việt Nam, các sản phẩm này phải do Tổng Thư ký Quốc hội kiêm Chủ nhiệm VPQH quyết định trước khi cung cấp cho ĐBQH tại Kỳ họp Quốc hội18 hoặc tất cả các sản phẩm của Viện Nghiên cứu Lập pháp phải do Viện trưởng duyệt trước khi cung cấp cho các ĐBQH (ngoài kỳ họp Quốc hội). - Mọi sản phẩm của Cơ quan Dịch vụ khoa học của Quốc hội Liên bang CHLB Đức đều được công khai trên mạng của Quốc hội. Ở Việt Nam, các sản phẩm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lập pháp được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Viện; Tổng thư ký Quốc hội quyết định các thông tin, tài liệu kỳ họp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội19. - Cơ quan Dịch vụ khoa học của Quốc hội Liên bang CHLB Đức có Bản thông tin khoa học, nhưng không xuất bản tạp chí nghiên cứu lập pháp. Bản tin này cũng giống như tạp chí chuyên môn, có một Ban biên tập bản tin (gồm mười người đến từ mười đơn vị trong Cơ quan này). Viện Nghiên cứu Lập pháp của UBTVQH Việt Nam có một Bản tin Thông tin Khoa học lập pháp và xuất bản Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp. Bản tin Thông tin Khoa học lập pháp của Viện Nghiên cứu Lập pháp cung cấp thông tin về hoạt động của Viện, các bài viết tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học của các cơ quan của Quốc hội, Ban Công tác đại biểu, Ban Dân nguyện, Viện Nghiên cứu Lập pháp của UBTVQH và VPQH. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp thực hiện rất đa dạng nhiệm vụ thông tin lập pháp, công bố kết quả nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH và các cơ quan Nhà nước khác; là một diễn đàn quan trọng về Nhà nước, Pháp luật và Chính sách. Bên cạnh đó, VPQH cũng có các Bản tin cung cấp thông tin phục vụ cho những nội dung cụ thể.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các cơ quan cung cấp thông tin lập pháp cho quốc hội cộng hòa Liên Bang Đức và quốc hội Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Quốc hội Liên bang Cộng hòa Liên bang Đức và Quốc hội Việt Nam đều có các cơ quan giúp việc làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin, tư vấn, dịch vụ khoa học, nghiên cứu và tổ chức thông tin khoa học lập pháp... Bài viết giới thiệu và so sánh chức năng nhiệm vụ, cách thức thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan này của Quốc hội Liên bang Cộng hòa Liên bang Đức và Quốc hội Việt Nam. Lê Minh Hồng* Nguyễn Hoàng Thanh** Abstract: Both the National Parliament of the Federal Republic of Germany and the National Assembly of Vietnam have established supporting entities for papers, publications, libraries and museums, the application of information technology, the arrangement of legislative scientific information and technical supports. This article provides introduction and comparison of the functions, mandates and performance of these entities under the National Parliament of the Federal Republic of Germany and the National Assembly of Vietnam. Thông tin bài viết: Từ khóa: nghiên cứu, cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn khoa học, Cơ quan Dịch vụ khoa học của Quốc hội Liên bang, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 14/07/2017 Biên tập: 21/07/2017 Duyệt bài: 25/07/2017 Article Infomation: Keywords: studies, information provision, scientific advisory services, Scientific Service Agency of the National Parliament, Secretary General of the National Assembly, the Office of the National Assembly, Institute for Legislative Studies. Article History: Received: 14 Jul. 2017 Edited: 21 Jul. 2017 Appproved: 25 Jul. 2017 * TS, Viện Nghiên cứu Lập pháp ** TS, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp CÁC CƠ QUAN CUNG CẤP THÔNG TIN LẬP PHÁP CHO QUỐC HỘI CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VÀ QUỐC HỘI VIỆT NAM 1. Cơ quan cung cấp thông tin lập pháp của Quốc hội Liên bang Đức Nhà nước Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức là nhà nước theo mô hình nhà nước Liên bang gồm ba nhánh quyền lực hoạt động độc lập: lập pháp, hành pháp, tư KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 57Số 15(343) T8/2017 pháp được quy định theo Luật Cơ bản (Hiến pháp) năm 1949 (sửa đổi ngày 23/10/2014). Cơ quan lập pháp ở cấp Liên bang bao gồm Quốc hội Liên bang (Federal Parliament) và Hội đồng Liên bang (Federal Council). Ở cấp Liên bang, Quốc hội Liên bang Đức là một trong số các chủ thể tham gia vào quy trình lập pháp gồm: Quốc hội Liên bang, Hội đồng Liên bang, Chính phủ Liên bang (Nội các, đứng đầu là Thủ tướng), Tổng thống CHLB (vai trò Nguyên thủ quốc gia, ký ban hành luật). Quốc hội Liên bang (Bundestag) còn gọi là Viện Dân biểu. Quốc hội Liên bang là cơ quan lập hiến và lập pháp tại Đức. Quốc hội Liên bang được lập theo Hiến pháp Đức năm 1949, là cơ quan kế nhiệm của Reichstag (Hạ viện Cộng hòa Weimar). Quốc hội Liên bang có nhiệm kỳ 4 năm hoặc kết thúc nhiệm kỳ sớm nếu Thủ tướng bị thua trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, yêu cầu Tổng thống giải tán Bundestag và tổ chức một cuộc bầu cử mới. Quốc hội Liên bang được bầu theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp, tự do, bình đẳng và bỏ phiếu kín1. Quốc hội Liên bang là đại diện của nhân dân. Thông thường, một nửa thành viên của Quốc hội Liên bang (299 đại biểu) được bầu trực tiếp tại 299 khu vực bầu cử của 16 bang (lá phiếu thứ nhất), nửa còn lại được bầu theo danh sách ứng viên các Đảng tại các bang (lá phiếu thứ hai). Các Đảng phải có trên 5% số phiếu bầu mới được tham gia vào Quốc hội Liên bang, hoặc có ít nhất 3 người được bầu trực tiếp, tránh tình trạng Quốc hội bị phân chia thành nhiều nhóm nhỏ. Quốc hội Liên bang gồm ít nhất 598 Nghị sĩ2, hiện nay có 630 Nghị sĩ3. Các nghị sĩ mới trúng cử và tái cử nhóm họp vài ngày sau bầu cử tại Berlin để thành lập các Nhóm 1 Điều 38 và Điều 39 Hiến pháp Đức (Luật Cơ bản) năm 1949, sửa đổi năm 2014. 2 Mục 1 Luật Bầu cử Liên bang. 3 The Parliament of the Federal Republic of Germany. https://www.bundestag.de 4 Susanne Linn – Frank Sobolewski (2015). The German Bundestag Functions and procedures – Organisation and work- ing methods The legislation of the Federation. 18th Electoral Term. Kürschners Politikkontakte. 2015. pag.17. nghị sĩ, theo Quy tắc thủ tục của Quốc hội Liên bang, một Nhóm nghị sĩ được thành lập theo điều kiện sau: một là, ít nhất phải đạt 5% tổng số nghị sĩ Quốc hội; hai là, thành viên Nhóm nghị sĩ phải cùng đảng phái hoặc thuộc đảng phái có cùng mục tiêu chính trị và không đối lập với nghị sĩ của bất kỳ một bang nào trong 16 bang. Các Nhóm nghị sĩ đôi khi được hiểu là “các đảng phái trong Quốc hội” và họ là các tổ chức qua đó các mục tiêu chính trị, các sáng kiến được thực hiện và theo đuổi một cách cụ thể và họ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Quốc hội4. Số lượng các Ủy ban thường trực đã thay đổi qua thời gian, hiện có 23 Ủy ban. Quốc hội Liên bang CHLB Đức thành lập Cơ quan Dịch vụ khoa học của Quốc hội Liên bang để nghiên cứu, cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn khoa học cho Quốc hội Liên bang, các Ủy ban thường trực, các nghị sĩ Cơ quan Dịch vụ khoa học của Quốc hội Liên bang có 90 người, bao gồm các nhà chính trị, luật gia, nhà khoa học, nhà sử học không theo đảng phái nào, không làm việc cho đảng phái nào. Cơ quan có 11 đơn vị chuyên môn, bao gồm: WD1 (Lịch sử, lịch sử đương đại và chính trị); WD2 (Ngoại giao, luật pháp quốc tế, hợp tác kinh tế và phát triển, quốc phòng, nhân quyền và viện trợ nhân đạo); WD 3 (Luật Hiến pháp và Hành chính Công); WD4 (Ngân sách - Tài chính); WD5 (Kinh tế và Công nghệ, Thực phẩm, Nông nghiệp và Bảo vệ Người tiêu dùng, Du lịch); WD6 (Lao động và Xã hội); WD7 (Luật Dân sự, Hình sự và tố tụng, Luật Bảo vệ Môi trường, Giao thông vận tải, Xây dựng và Phát triển Đô thị); WD8 (Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn Hạt nhân, Giáo dục và Nghiên cứu); WD9 (Y tế, gia đình, người cao tuổi, phụ nữ và thanh niên); WD10 (Văn hoá, Truyền thông KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 58 Số 15(343) T8/2017 và Thể thao); PE6 (Các vấn đề Châu Âu)5. Hoạt động của Cơ quan Dịch vụ khoa học Quốc hội liên bang bảo đảm các yêu cầu sau đây: Các sản phẩm được trình bày phù hợp với mục đích của Quốc hội; bảo đảm tính liên ngành; tính trung lập chính trị; tính bảo mật (đối với nghị sĩ đặt câu hỏi); tóm tắt chủ động tình hình những năm gần đây. Cơ quan Dịch vụ khoa học của Quốc hội Liên bang có các nhiệm vụ: (1) Nghiên cứu, cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn khoa học cho Quốc hội Liên bang, các Ủy ban thường trực của Quốc hội Liên bang, các nghị sĩ, hỗ trợ các nghị sĩ trong các lĩnh vực hoạt động của Quốc hội Liên bang, bình luận khoa học về các vấn đề Quốc hội Liên bang xem xét, thảo luận; (2) Hỗ trợ các nghị sĩ trong việc giám sát thi hành Hiến pháp (trong nhiệm vụ giám sát thi hành Hiến pháp thì tư vấn khoa học là “tai và mắt” của nghị sĩ); (3) Trả lời các câu hỏi của các nghị sĩ (trung bình có 1.800 câu hỏi/năm), từ năm 1970 đến nay càng ngày càng có nhiều nghị sĩ sử dụng dịch vụ nghiên cứu khoa học của Cơ quan Dịch vụ khoa học; (4) Tư vấn cho các nghị sĩ về các vấn đề liên quan đến Dự thảo luật mà Quốc hội Liên bang đang xem xét, ví dụ Dự thảo luật có thuộc thẩm quyền xem xét của Liên bang hay không? có tương thích với Hiến pháp Đức hay pháp luật của Liên minh châu Âu hay không6? Mục đích, tính khả thi của dự thảo luật có thể đạt được không? So sách xem Dự thảo luật có tương tự pháp luật của các quốc gia khác hay không?... Các sản phẩm chính của Cơ quan Dịch vụ khoa học của Quốc hội Liên bang bao gồm: Một là, Bản giám định/ý kiến tư vấn về dự thảo luật hay một vấn đề Quốc hội Liên bang xem xét do các nghị sĩ yêu cầu: Các sản phẩm của Cơ quan Dịch vụ khoa học Quốc 5 Deutscher Bundestag, Berlin (February 2015). The Research Services / Hotline W. Published by: German Bundestag, Public Relations Division. 6 Cơ quan Dịch vụ khoa học Quốc hội Liên bang Đức có mối quan hệ hợp tác với các thành viên của Trung tâm Nghiên cứu và Tài liệu của Nghị viện châu Âu - European Centre for Parliamentary Research and Documentation (ECPRD) để trao đổi thông tin, so sánh dự thảo luật đang được Quốc hội Liên bang Đức xem xét với pháp luật Liên minh châu Âu. hội Liên bang được coi là các bản ý kiến mang tính giám định, thường được đánh giá cao trong các Ủy ban thường trực của Quốc hội Liên bang, nhất là những ý kiến về tính hợp hiến của Dự thảo luật. Các nghị sĩ cũng thường tham khảo ý kiến của Cơ quan này để soạn thảo ra các Đơn kiến nghị sửa đổi dự thảo luật. Bản tư vấn khoa học này khoảng mười trang, gồm tóm tắt tình hình, tổng quan các nguồn thông tin tham khảo, ý kiến tư vấn. Hai là, Báo cáo nghiên cứu ngắn do Cơ quan Dịch vụ khoa học tự đưa ra: Cơ quan Dịch vụ khoa học cũng tự nghiên cứu và đưa ra các bản thông tin ngắn khoảng hai trang bắt nguồn từ các lĩnh vực chuyên môn, ví dụ như vấn đề thay đổi quy định của Hiến pháp về việc tài trợ cho các đảng phái. Ba là, Bản thông tin khoa học: Cơ quan Dịch vụ khoa học không chủ động xuất bản tạp chí nghiên cứu lập pháp mà đưa ra bản tin cũng giống như tạp chí chuyên môn, có một Ban biên tập bản tin này gồm mười người đến từ mười đơn vị trong Cơ quan này. Các sản phẩm của Cơ quan Dịch vụ khoa học do chuyên viên chịu trách nhiệm cung cấp tự do cho nghị sĩ (trừ các ý kiến về một số vấn đề nhạy cảm về chính trị, ví dụ như vấn đề dự thảo luật có liên quan đến Hiến pháp thì lãnh đạo trực tiếp của Cơ quan Dịch vụ khoa học chịu trách nhiệm xem trước). Từ năm 2016 đến nay, mọi sản phẩm của Cơ quan Dịch vụ khoa học của Quốc hội Liên bang đều được công khai trên mạng của Quốc hội. 2. Các cơ quan cung cấp thông tin lập pháp cho Quốc hội Việt Nam Theo Điều 69, Điều 70 Hiến pháp năm 2013, “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 59Số 15(343) T8/2017 lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Như vậy, ở Việt Nam, chỉ có Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Để thực hiện các quyền, các chức năng, nhiệm vụ này, Quốc hội nước ta có nhiều cơ quan giúp việc, như Ban Công tác đại biểu, Ban Dân nguyện, Viện Nghiên cứu Lập pháp của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH); và Văn phòng Quốc hội - VPQH (gồm cả các Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) ở địa phương7) Đối với việc cung cấp thông tin cho các hoạt động của Quốc hội, Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Nội quy kỳ họp8,... đã có những quy định liên quan đến việc cung cấp thông tin cho Quốc hội và ĐBQH. Về quyền được cung cấp thông tin của ĐBQH, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định tại Điều 35 (quyền yêu cầu cung cấp thông tin của ĐBQH) như sau: “Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, ĐBQH có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó” (Khoản 1). Chủ thể được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các hoạt động của Quốc hội 7 Nghị quyết số 1097/2015/UBTVQH13 ngày 22/12/2015 thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trước tháng 12 năm 2015 là Văn phòng Đoàn ĐBQH và Hội dồng nhân dân trực thuộc HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). 8 Nghị quyết số 102/2015/QH13 ngày 24/11/2015 Ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội. 9 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định tại Điều 99. VPQH: “2. Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm VPQH, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và UBTVQH về hoạt động của VPQH.” 10 Được thành lập từ năm 2003 theo Nghị quyết số 368/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 về việc thành lập Ban Công tác đại biểu. 11 Được thành lập từ năm 2003 theo Nghị quyết số 370/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 về việc thành lập Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH, đã được sửa đổi, bổ sung Điều 2 theo Nghị quyết số 695/2008/NQ-UBTVQH12 ngày 15/10/2008. 12 Được thành lập từ năm 2008 theo Nghị quyết số 614/2008/UBTVQH12 ngày 29/4/2008 về việc thành lập Viện Nghiên cứu Lập pháp. được quy định tại các Điều 98, 99 và 100 của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, như sau: Điều 98 (về Tổng thư ký Quốc hội)9 quy định Tổng thư ký Quốc hội “Là người phát ngôn của Quốc hội, UBTVQH; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và ĐBQH” (điểm c Khoản 1); Điều 99 (về VPQH) quy định VPQH “Chịu trách nhiệm bảo đảm cơ sở vật chất và các điều kiện khác cho hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Đoàn ĐBQH, ĐBQH; tạo điều kiện cho ĐBQH trong việc trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh”, bao gồm cả việc cung cấp thông tin (điểm d Khoản 1). Bên cạnh đó, khi quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thuộc UBTVQH, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định tại Điều 100 (về Các cơ quan thuộc UBTVQH) như sau “UBTVQH thành lập các cơ quan thuộc UBTVQH để tham mưu, giúp UBTVQH về các lĩnh vực công việc cụ thể” (Khoản 1). Và từ quy định tại Điều 100 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, UBTVQH đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ba cơ quan chuyên môn là Ban Công tác đại biểu10, Ban Dân nguyện11 và Viện Nghiên cứu Lập pháp12. Trong đó: Điều 1 Nghị quyết số 368/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 60 Số 15(343) T8/2017 của UBTVQH quy định “Ban Công tác đại biểu là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBTVQH, có trách nhiệm giúp UBTVQH về công tác đại biểu”; Điều 1 Nghị quyết số 1156/2016/UBTVQH13 ngày 17/3/2016 quy định “Ban Dân nguyện là cơ quan thuộc UBTVQH, có chức năng tham mưu, giúp UBTVQH về công tác dân nguyện” và Điều 1 Nghị quyết số 1050/2015/UBTVQH13 ngày 09/10/2015 quy định “Viện Nghiên cứu Lập pháp là cơ quan thuộc UBTVQH có chức năng nghiên cứu khoa học lập pháp, tổ chức thông tin khoa học lập pháp để tham mưu chính sách, tư vấn, hỗ trợ, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH và ĐBQH trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; giúp UBTVQH quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH và VPQH”. Như vậy, theo quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, các chủ thể có quyền và trách nhiệm cung cấp thông tin cho các hoạt động của Quốc hội bao gồm: - Tổng Thư ký Quốc hội; - VPQH do Tổng Thư ký Quốc hội là Chủ nhiệm và các Văn phòng Đoàn ĐBQH (nay cũng đã trực thuộc VPQH); - Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc UBTVQH. Trước đó, theo Nghị quyết số 417/2003/ NQ-UBTVQH11 ngày 01/10/2003 của UBTVQH về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VPQH, VPQH là cơ quan giúp việc của Quốc hội, có chức năng nghiên cứu, tham mưu tổng hợp và tổ 13 Nghị quyết số 02-NQ/UBTVQH9 ngày 17/10/1992 về tổ chức nhiệm vụ của VPQH quy định “VPQH là cơ quan giúp việc của Quốc hội, có trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu tổng hợp và tổ chức phục vụ mọi hoạt động của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội” (Điều 1). 14 Điều 90 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 quy định “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, VPQH, Văn phòng Đoàn ĐBQH, Văn phòng HĐND cấp tỉnh, Văn phòng HĐND và Ủy ban nhân dân cấp huyện và bộ phận phục vụ HĐND cấp xã có trách nhiệm bảo đảm điều kiện vật chất, tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH, ĐBQH, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND” (Khoản 2). chức phục vụ các hoạt động của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội; các hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Điều 1)13. Trong đó, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học được giao là đơn vị đầu mối cung cấp thông tin tham khảo phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và ĐBQH. Quyết định của Chủ nhiệm VPQH về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm này ghi rõ nhiệm vụ: “Tổ chức các hoạt động thông tin phục vụ Quốc hội, các ĐBQH, các cơ quan của Quốc hội; tổ chức việc biên soạn, biên dịch và cung cấp thông tin tham khảo, thông tin chuyên đề, tổ chức dịch vụ thông tin hỏi - đáp phục vụ công tác lập pháp và các hoạt động khác của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và VPQH”. Hiện nay, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học đã được tách thành hai đơn vị là Vụ Thông tin và Thư viện Quốc hội đều thực hiện chức năng cung cấp thông tin, tài liệu cho các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và ĐBQH. Điều 47 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 quy định trách nhiệm của VPQH, Văn phòng giúp việc Đoàn ĐBQH như sau: “Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, VPQH, Văn phòng giúp việc Đoàn ĐBQH có trách nhiệm bảo đảm điều kiện vật chất và cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết, tổ chức phục vụ Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH thực hiện các hoạt động giám sát”14. Tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 61Số 15(343) T8/2017 XIII, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 27 NQ/2012/QH13, trong đó quy định rõ: “Khi ĐBQH có đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh, Viện Nghiên cứu Lập pháp của UBTVQH, VPQH, Văn phòng Đoàn ĐBQH và Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ ĐBQH trong việc lập, hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình UBTVQH, Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình”. Ngày 29/4/2008, UBTVQH có Nghị quyết số 614/2008/UBTVQH12 thành lập Viện Nghiên cứu Lập pháp, cơ quan thuộc UBTVQH, có chức năng nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Quốc hội; tổ chức thông tin khoa học để hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và ĐBQH. Một trong những nhiệm vụ đó đã được ghi trong khoản 3 Điều 2 của Nghị quyết là: “Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khoa học liên quan đến việc thực hiện chức năng của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và ĐBQH; thực hiện và phối hợp thực hiện việc phổ biến, ứng dụng kết quả, nghiên cứu hỗ trợ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH; là đầu mối trong việc thu thập, chọn lọc, phổ biến, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước phục vụ cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội”15. Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ này, Viện Nghiên cứu Lập pháp đã triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, công tác cung cấp thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin và đã trở thành một chủ thể cung cấp thông tin quan trọng bậc nhất cho Quốc hội và các ĐBQH16. 15 Nghị quyết số 614/2008/UBTVQH12 ngày 29/04/2008, của UBTVQH khóa XII. 16 Hoàng Văn Tú, Đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện Nghiên cứu Lập pháp, bài viết cho hội thảo Mô hình các cơ quan giúp việc của Quốc hội, Quảng Ninh, 20-21/9/2012. 17 Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: “ĐBQH có quyền tự mình hoặc đề nghị VPQH, Văn phòng Đoàn ĐBQH, Viện Nghiên cứu Lập pháp hỗ trợ trong việc lập văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh, hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định tại Điều 37 của Luật này” (khoản 3 Điều 33). Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp “là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Viện Nghiên cứu Lập pháp, có chức năng tổ chức các hoạt động trao đổi thông tin, tuyên truyền, đăng tải các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn phục vụ việc thực hiện các chức năng của Quốc hội” (Quyết định số 172/ QĐ-VNCLP của Viện Nghiên cứu Lập pháp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp). Từ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn này, với lợi thế là một cơ quan báo chí phục vụ thông tin trực tiếp cho Quốc hội và các ĐBQH, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp đã thực hiện rất đa dạng nhiệm vụ thông tin lập pháp, tư vấn chính sách cho Quốc hội, ĐBQH và các cơ quan Nhà nước khác; là một diễn đàn quan trọng về Nhà nước, Pháp luật và Chính sách. Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 201517, khi ban hành Nghị quyết số 1050/2015/UBTVQH13 (sửa đổi Nghị quyết số 614/2008/UBTVQH12), nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Lập pháp trong việc nghiên cứu, cung cấp thông tin phục vụ Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH và ĐBQH và tư vấn, hỗ trợ ĐBQH trong việc trình sáng kiến lập pháp đã được quy định cụ thể hơn. Theo đó: Viện Nghiên cứu Lập pháp có nhiệm vụ, quyền hạn “Nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu để tham mưu, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH và ĐBQH trong việc đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội” (Khoản 1); “Chủ động hoặc theo yêu cầu của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH và ĐBQH thực hiện nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn những vấn đề liên KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 62 Số 15(343) T8/2017 quan đến việc Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước” (khoản 2); “Tư vấn, hỗ trợ ĐBQH trong việc thực hiện quyền trình kiến nghị về luật, pháp lệnh và dự án luật, dự án pháp lệnh trước Quốc hội, UBTVQH” (Khoản 3); “Chủ động hoặc theo yêu cầu của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH, ĐBQH tổ chức cung cấp thông tin khoa học lập pháp, kết quả nghiên cứu khoa học để phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH và ĐBQH thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao” (Khoản 4); “Tiếp nhận, quản lý, khai thác, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học lập pháp, tài liệu, sản phẩm chứa đựng thông tin khoa học lập pháp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để cung cấp phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH, ĐBQH” (Khoản 5); “Xuất bản Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp để đăng tải, cung cấp, trao đổi thông tin khoa học lập pháp và tuyên truyền, phổ biến thông tin khoa học lập pháp, thực tiễn lập pháp và về văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, UBTVQH ban hành” (Khoản 6); “Thực hiện hoạt động hợp tác triển khai nghiên cứu, thông tin khoa học lập pháp với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, thông tin ở trong nước và nước ngoài; thu hút các nhà khoa học, các chuyên gia tham gia nghiên cứu và tổ chức thông tin khoa học lập pháp” (Khoản 8). 3. Một số so sánh, nhận xét Ngoài các nguồn cung cấp thông tin chung, đại chúng, Quốc hội Liên bang CHLB Đức chỉ có một cơ quan chuyên biệt thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin, các dịch vụ khoa học là Cơ quan Dịch vụ khoa học của Quốc hội Liên bang. Quốc hội Việt Nam có hai chủ thể thực hiện nhiệm vụ này, đó là Viện Nghiên cứu Lập pháp và Tổng Thư ký Quốc hội kiêm Chủ nhiệm VPQH (VPQH là nơi cung cấp thông tin cho cả hai tư cách cung cấp thông tin là Tổng Thư ký Quốc hội và Chủ nhiệm VPQH). Các sản phẩm cung cấp thông tin cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH/nghị sĩ hai nước có sự giống nhau và có cả các đặc thù riêng: - Các chủ thể cung cấp thông tin cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH/ nghị sĩ hai nước đều có chức năng nghiên cứu, cung cấp dịch vụ khoa học, tư vấn khoa học, thông tin khoa học, trả lời các câu hỏi của các ĐBQH/nghị sĩ Các kết quả nghiên cứu khoa học đều phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH/nghị sĩ. - Các chủ thể cung cấp thông tin cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH/nghị sĩ hai nước đều có sản phẩm là các bản tư vấn khoa học/báo cáo chuyên đề gồm: tóm tắt tình hình, tổng quan các nguồn thông tin tham khảo, tổng hợp và nêu ý kiến tư vấn về một nội dung, lĩnh vực mà Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH/nghị sĩ quan tâm. - Các chủ thể cung cấp thông tin cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH/ nghị sĩ hai nước đều thực hiện việc trả lời các câu hỏi nhằm tìm kiếm thông tin của các ĐBQH/nghị sĩ. - Các chủ thể cung cấp thông tin cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH/ nghị sĩ hai nước đều sử dụng mạng internet hay mạng nội bộ cùng với nhiều phương tiện khác để cung cấp thông tin. - Cơ quan Dịch vụ khoa học của Quốc hội Liên bang CHLB Đức thường cung cấp các bản thông tin ngắn (khoảng hai trang) về các lĩnh vực chuyên môn, ví dụ như vấn đề thay đổi quy định của Hiến pháp về việc tài trợ cho các đảng phái, còn các chủ thể cung cấp thông tin cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH Việt Nam chưa làm việc này. Thay vào đó là các Bản tin (do Viện Nghiên cứu Lập pháp và VPQH thực hiện), nhưng nội dung rộng hơn và ít tính chuyên sâu hơn. - Sản phẩm của Cơ quan Dịch vụ khoa KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 63Số 15(343) T8/2017 học Quốc hội Liên bang CHLB Đức được coi là các bản giám định/ý kiến tư vấn mang tính giám định, nhất là các bản đánh giá về tính hợp hiến của Dự thảo luật. Trong khi các chuyên đề nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lập pháp cũng đề cập về tính hợp hiến, hợp pháp của các quy phạm pháp luật cụ thể của dự án luật (nếu có) nhưng chỉ mang tính bình luận khoa học. Các ý kiến đánh giá về tính hợp hiến của Dự thảo luật ở Quốc hội Việt Nam thường do Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban (nhất là Ủy ban Pháp luật) của Quốc hội Việt Nam thực hiện trong nội dung báo cáo thẩm tra. - Các sản phẩm của Cơ quan Dịch vụ khoa học Quốc hội Liên bang CHLB Đức do chuyên viên chịu trách nhiệm cung cấp tự do cho nghị sĩ (trừ các ý kiến về một số vấn đề nhạy cảm về chính trị, ví dụ như vấn đề dự thảo luật có liên quan đến Hiến pháp thì lãnh đạo trực tiếp của Cơ quan Dịch vụ khoa học chịu trách nhiệm xem trước). Ở Việt Nam, các sản phẩm này phải do Tổng Thư ký Quốc hội kiêm Chủ nhiệm VPQH quyết định trước khi cung cấp cho ĐBQH tại Kỳ họp Quốc hội18 hoặc tất cả các sản phẩm của Viện Nghiên cứu Lập pháp phải do Viện trưởng duyệt trước khi cung cấp cho các ĐBQH (ngoài kỳ họp Quốc hội). - Mọi sản phẩm của Cơ quan Dịch vụ khoa học của Quốc hội Liên bang CHLB Đức đều được công khai trên mạng của Quốc hội. Ở Việt Nam, các sản phẩm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lập pháp được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Viện; Tổng thư ký Quốc hội quyết định các thông tin, tài liệu kỳ họp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội19. - Cơ quan Dịch vụ khoa học của Quốc hội Liên bang CHLB Đức có Bản thông tin khoa học, nhưng không xuất bản tạp chí 18 Điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị quyết số 102/2015/QH13 ngày 24/11/2015 Ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội quy định: “Tài liệu tham khảo gồm các ấn phẩm và chuyên đề nghiên cứu được cung cấp cho ĐBQH để cung cấp thêm thông tin về nội dung Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp, do Tổng thư ký Quốc hội quyết định”. 19 Khoản 4 Điều 11 Nghị quyết số 102/2015/QH13 ngày 24/11/2015 quy định “Tổng thư ký Quốc hội quyết định thông tin, tài liệu kỳ họp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội”. nghiên cứu lập pháp. Bản tin này cũng giống như tạp chí chuyên môn, có một Ban biên tập bản tin (gồm mười người đến từ mười đơn vị trong Cơ quan này). Viện Nghiên cứu Lập pháp của UBTVQH Việt Nam có một Bản tin Thông tin Khoa học lập pháp và xuất bản Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp. Bản tin Thông tin Khoa học lập pháp của Viện Nghiên cứu Lập pháp cung cấp thông tin về hoạt động của Viện, các bài viết tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học của các cơ quan của Quốc hội, Ban Công tác đại biểu, Ban Dân nguyện, Viện Nghiên cứu Lập pháp của UBTVQH và VPQH. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp thực hiện rất đa dạng nhiệm vụ thông tin lập pháp, công bố kết quả nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH và các cơ quan Nhà nước khác; là một diễn đàn quan trọng về Nhà nước, Pháp luật và Chính sách. Bên cạnh đó, VPQH cũng có các Bản tin cung cấp thông tin phục vụ cho những nội dung cụ thể. * Như vậy, tuy hình thức cung cấp, các sản phẩm cung cấp, cơ sở hạ tầng để nghiên cứu và cung cấp thông tin có khác nhau, nhưng các chủ thể cung cấp thông tin cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH/nghị sĩ hai nước đều thực hiện các nhiệm vụ giống nhau trong nghiên cứu, cung cấp thông tin phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH/nghị sĩ. Hoạt động này đã hỗ trợ cho các hoạt động Quốc hội khoa học hơn, hiệu quả hơn và thực sự, các chủ thể cung cấp thông tin cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH/nghị sĩ hai nước đang là các “công xưởng” hàng ngày sản xuất ra các sản phẩm hữu dụng cho Quốc hội hai nước KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 64 Số 15(343) T8/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_co_quan_cung_cap_thong_tin_lap_phap_cho_quoc_hoi_cong_ho.pdf
Tài liệu liên quan