Các đa hình của gen il-1RN ở người Việt Nam

Nếu xem xét rằng đặc điểm di truyền là không thay đổi trong suốt cuộc đời, không bị ảnh hưởng bởi tuổi, khu vực cư trú và giới (chỉ trừ những đặc điểm liên quan đến giới tính); các đối tượng tham gia nghiên cứu này mặc dù trẻ, nữ nhiều hơn nam, đa số là người miền Nam vẫn có thể là đại diện cho dân tộc Kinh của Việt Nam. Khi đánh giá tần suất các đa hình của gen IL-1RN theo khu vực thường trú và giới tính (bảng 1 và 2) đã không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa. Trong một nghiên cứu chúng tôi thực hiện bên Úc trước đó trên đối tượng người Trung Quốc, người Ấn Độ và người Mã Lai cư ngụ ở Singapore và Malaysia. Chúng tôi tìm thấy rằng ba dân tộc này dù cùng sống chung trong một quốc gia, cùng là người châu Á nhưng đặc điểm các đa hình của các gen cytokine là khác nhau. Khi tra cứu tài liệu của những nghiên cứu khác trên thế giới để so sánh, chúng tôi đã phát hiện hai kiểu mẫu của các gen này là kiểu của các nước Đông Á (gồm các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và kiểu các nước Phương Tây (người da trắng) [8]. Riêng số liệu về gen IL-1RN allele 2 của hai nhóm dân tộc này được nêu trong bảng 4 và hình 3 ở trên. Sự chênh lệch tần suất này là rất lớn giữa các nước Phương Tây (trung bình là 26,5%) so với các nước Đông Á (tần suất trung bình là 6,3%). Nhận xét đặc điểm các đa hình của gen IL-1RN trên người Việt cho thấy đa số là genotype 1/1 (90%) và allele 1 (93,9%), genotype 2/2 và allele 2 chiếm rất ít (2,3% và 8,6%) (bảng 2 và 3). So sánh với hai nhóm quốc gia Đông Á và Phương Tây cho thấy đặc điểm gen IL-1RN của người Việt giống với nhóm Đông Á. Sở dĩ allele 2 được đem ra tính toán và so sánh vì theo những nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới, IL- 1RN allele 2 cho thấy là có liên quan đến các biến đổi bệnh lý. Việc nghiên cứu tần suất các đa hình gen trên người bình thường là bước đầu của việc nghiên cứu kế tiếp là nghiên cứu các đa hình này trên người bệnh để so sánh xem điểm gen nào, đoạn gen nào và loại đa hình nào góp phần vào quá trình hình thành bệnh lý để góp phần vào chiến lược phòng chống bệnh tật. Việc giống nhau trong kiểu gen của một số dân tộc sẽ đưa đến giả định là cách phản ứng đối với bệnh tật của các dân tộc này là giống nhau. Đa số những nghiên cứu tập trung vào mối liên quan giữa các đa hình gen và bệnh lý ung thư dạ dày. Những nghiên cứu về mối liên quan giữa các đa hình này với nhiễm H. pylori hầu như rất ít. Nghiên cứu đầu tiên ghi nhận mối liên quan giữa các đa hình gen và nhiễm H. pylori là của tác giả người Nhật Hamajima và cộng sự vào năm 2001. Trong nghiên cứu này những người mang IL-1B-31 genotype T/T cho thấy dễ nhiễm H. pylori hơn so với những người mang IL-1B-31 genotype C/C 2,46 lần (9). Trong nghiên cứu này của chúng tôi, những người mang IL-1RN genotype 2/2 cho thấy dễ nhiễm H. pylori 9 lần nhiều hơn so với những người mang IL-1RN genotype 1/1. Cơ chế hoạt động của gen IL-1RN cuối cùng cũng liên quan đến hoạt động của IL-1B. Kết quả này đưa ra một giả định với những mức độ hoạt động khác nhau của IL-1B sẽ ảnh hưởng đến quá trình bám vào thành dạ dày của vi khuẩn và tạo thuận lợi cho quá trình nhiễm H. pylori mãn tính.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các đa hình của gen il-1RN ở người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC ĐA HÌNH CỦA GEN IL-1RN Ở NGƯỜI VIỆT NAM Hà Mai Dung*, Tống Thị Hằng* TÓM TẮT Đặt vấn ñề: Đa hình của các gen trong ñó có IL-1RN ñược xem góp phần vào cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh lý. Những dân tộc khác nhau cho thấy kiểu ña hình gen khác nhau; ñiều này ñưa ñến nhu cầu nghiên cứu các ña hình gen này trên người bình thường ở các dân tộc riêng biệt. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu ñặc ñiểm và tần suất các ña hình của gen IL- 1RN trên người Việt; so sánh với hai nhóm dân tộc Đông Á và Phương Tây; xem xét mối liên quan giữa các ña hình này với nhiễm H. pylori trên người Việt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 130 sinh viên khoẻ mạnh người Kinh tham gia nghiên cứu và cho máu. DNA ly trích từ máu toàn phần. Genotyping gen IL- 1RN bằng PCR. Tình trạng nhiễm H. pylori ñược xác ñịnh bằng in house ELISA test kit. SPSS and GraphPad InStat 3 ñược dùng ñể phân tích kết quả. Kết quả: Các ña hình của gen IL-1RN như sau: genotype 1/1 (90%), 1/2 (7,7%), 2/2 (2,3%). Tần suất allele 2: 8,6%, giống với nhóm các nước Đông Á. Người mang genotype 2/2 cho thấy 9 lần dễ nhiễm H. pylori hơn người mang genotype 1/1. Kết luận: Kiểu gen IL-1RN ở người Việt giống các nước Đông Á. IL-1RN allele 2 có thể có liên quan ñến tăng nguy cơ nhiễm H. pylori trên người Việt. Từ khóa: Đa hình gen IL-1RN, Người Việt, Helicobacter pylori ABSTRACT IL-1RN POLYMORPHISMS IN VIETNAMESE Ha Mai Dung*, Tong Thi Hang* Background: Polymorphisms of genes including IL-1RN have been proved to play a role in pathogenesis of many diseases. Different ethnic groups have showed different patterns of genetic polymorphisms; this finding requires studying a pattern of genetic polymorphism in a specific population. Aims: Studying characteristics and prevalence of IL-1RN polymorphisms in Vietnamese; doing comparison between Vietnamese and the two groups: East-Asia and Western countries in this gene; examining the correlation between IL-1RN polymorphisms and Helicobacter pylori infection in Vietnamese. Methods: 130 healthy Vietnamese Kinh students participated in the study and donated their blood. DNA was isolated from the whole blood. IL-1RN genotyping was conducted using PCR. H. pylori infection was evaluated using in house ELISA test kit. SPSS and GraphPad InStat 3 were used for analyzing. * Trường Đại Học Quốc tế - Đại Học Quốc Gia TPHCM Địa chỉ liên hệ: TS BS Hà Mai Dung. Điện thoại: 0937957058 Email: hmdung@hcmiu.edu.vn, mdungha@yahoo.com.au Results: Polymorphisms of IL-1RN have been showed: Genotype 1/1 (90%), 1/2 (7,7%) and 2/2 (2,3%). Allele 2 rate being 8,6% was similar to East-Asian group. Carriers of genotype 2/2 were 9 times more likely to get infection with H. pylori than carriers of genotype 1/1. Conclusion: The pattern of IL-1RN polymorphisms in Vietnamese was similar to East-Asian group. IL-1RN allele 2 may increases the risk of H. pylori infection in Vietnamese. Keywords: IL-1RN polymorphisms, Vietnamese, Helicobacter pylori ĐẶT VẤN ĐỀ Helicobacter pylori nhiễm hơn phân nữa dân số thế giới và gây ra nhiều bệnh cảnh khác nhau từ viêm loét dạ dày tá tràng cho ñến ung thư dạ dày [14]. Năm 1994, tổ chức quốc tế về nghiên cứu ung thư (International Agency for Research on Cancer: IARC) ñã xếp H. pylori vào nhóm 1 của các yếu tố gây ung thư [13]. Tuy nhiên có thể thấy rõ một ñiều là mặc dù tỉ lệ nhiễm H. pylori cao nhưng tỉ lệ ung thư dạ dày trên người nhiễm H. pylori thì không cao (<3%); như vậy ngoài yếu tố nhiễm khuẩn còn có những yếu tố khác góp phần vào cơ chế bệnh sinh của ung thư dạ dày. Gần ñây yếu tố di truyền của người bệnh ñược nghiên cứu nhiều như là một tác nhân góp phần vào cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh lý khác nhau trong ñó có nhiễm khuẩn H. pylori và ung thư dạ dày. Mở ñầu cho các nghiên cứu về vai trò của yếu tố di truyền trong ung thư dạ dày là nghiên cứu của El-Omar và cộng sự vào năm 2000. Trong nghiên cứu này, El-Omar ñã cho thấy mối liên quan giữa mang một số ña hình ñặc biệt của gen IL-1RN, các ñiểm gen IL-1B-511 và TNFA-308 và nguy cơ ung thư dạ dày. Đối với gen IL-1RN, người mang genotype IL-1RN 2/2 sẽ tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày hơn những người khác [5,19]. Nếu như những nghiên cứu về mối liên quan giữa yếu tố di truyền và ung thư dạ dày sau ñó ñược nghiên cứu rất rộng rãi, thì những báo cáo về mối liên quan giữa yếu tố di truyền và nhiễm H. pylori hầu như rất ít, không ñáng kể và chưa có báo cáo nào nêu lên mối liên quan giữa nhiễm H. pylori và các ña hình của gen IL-1RN. IL-1RN viết tắt của gen Interleukin 1 receptor antagonist, là một gen ñối vận với gen IL-1B (Interleukin-1β). Gen IL-1B mã hóa cytokine Interleukin-1B, là một trong những cytokine quan trọng của phản ứng tiền viêm. Hoạt ñộng ñối vận của IL-1RN xảy ra do IL-1RN tranh dành receptors với IL-1B dẫn ñến giãm hoạt ñộng của IL-1B. Đa hình IL-1RN allele 2 ñược cho là ảnh hưởng ñến hoạt ñộng của gen IL-1RN thông qua cơ chế gene splicing [1, 25]. Khi càng có nhiều nghiên cứu thực hiện trong lĩnh vực di truyền và bệnh lý thì người ta phát hiện ra rằng những nghiên cứu ở những dân tộc, quốc gia khác nhau cho ra những kết quả không giống nhau. Và một trong những nguyên nhân ñược tìm ra là kiểu mẫu di truyền của các dân tộc khác nhau là khác nhau. Chính vì ñiều này, nhu cầu nghiên cứu ñặc ñiểm của các gen gây bệnh ở những quốc gia dân tộc khác nhau là cần thiết. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu các kiểu ña hình khác nhau của gen IL-1RN trên người Việt Nam, qua ñó so sánh với một số quốc gia khác. Đồng thời ñánh giá mối tương quan giữa các ña hình của gen IL-1RN và nhiễm khuẩn H. pylori trên người Việt. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Một trăm ba mươi sinh viên khoẻ mạnh thuộc dân tộc Kinh ñang theo học tại trường Đại Học Quốc Tế-Đại Học Quốc Gia TPHCM ñược thông báo về ñề tài nghiên cứu, tự nguyện ký giấy tham gia nghiên cứu, ñiền thông tin cá nhân và cho máu. Mỗi ñối tượng tham gia nghiên cứu cho 3ml máu toàn phần với chống ñông bằng EDTA dành cho ly trích DNA và 2ml máu ñông dành cho ly trích huyết thanh ñể ñánh giá tình trạng nhiễm H. pylori. Tất cả mẫu máu ñược thu thập trong tháng 9/2009. Các mẫu máu toàn phần và huyết thanh sau khi ly trích ñược bảo quản ở -200C cho ñến lúc thử nghiệm. Phương pháp nghiên cứu Ly trích DNA: DNA ñược ly trích từ máu toàn phần bằng cách sử dụng bộ kít Qiagen Blood minikit và thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Xác ñịnh các ña hình của IL-1RN: Bằng kỹ thuật PCR với PCR master Mix kit của công ty Qiagen và cặp mồi IL-1RNF: CTC AGC AAC ACT CCT AT và IL- 1RNR: TCC TGG TCT GCA GGT AA (24). Điều kiện phản ứng PCR: Biến tính chuỗi DNA ở 940C trong 4 phút; sau ñó thực hiện 35 chu kỳ nhiệt với 940C 30 giây, 560C 30 giây, 720C 45 giây; sau cùng là 720C trong 5 phút. Sản phẩm PCR ñược xác ñịnh bằng cách chạy ñiện di với agarose 2% và có chạy kèm với 100 base pair DNA ladder ñể so sánh. Sau ñó bản thạch ñược nhuộm với Ethidium bromide và ñọc kết quả bằng hệ thống Gel Doc. Các ña hình của IL-1RN là số lần lập lại khác nhau (VNTR: Variable Number Tandem Repeat) của chuỗi 86 nucleotides tại vị trí intron2, 2q14.2 của gen IL-1RN (hình 1). Đánh giá tình trạng nhiễm H. pylori: bằng in house ELISA test kít do Viện Vệ sinh Dịch Tễ Trung ương Hà Nội phối hợp với viện Karolinska của Thụy Điển chế tạo và bộ kít này ñã ñược chuẩn hóa trên người Việt ñể có ñược ñộ nhạy cảm (94,1%) và ñộ chuyên biệt (97,8%) tốt nhất (10, 11). Quản lý và phân tích dữ liệu bằng Phần mềm SPSS phiên bản 17. Phần mềm GraphPad InStat 3 dùng ñể xác ñịnh Fisher Exact test và OR (Odd Ratio) ñể xác ñịnh mối liên quan giữa các ña hình của gen IL-1RN và nhiễm H. pylori. KẾT QUẢ Đặc ñiểm mẫu nghiên cứu Mẫu bao gồm 130 sinh viên tuổi từ 18 ñến 27, tuổi trung bình là 20; bao gồm 53 nam và 77 nữ. Hầu hết những người tham gia nghiên cứu là người miền Nam (92,3%) bao gồm thành phố Hồ Chí Minh (55,4%), miền Đông Nam bộ (25,4%) và miền tây Nam bộ (11,5%). Số lượng mẫu có nguồn gốc từ miền Trung và miền Bắc rất nhỏ (5,4% và 2,3%). Tần suất các ña hình của gen IL-1RN Chỉ có 3 loại genotype IL-1RN1/1, IL-1RN1/2 và IL-1RN2/2 ñược quan sát thấy trên mẫu với tần suất cao nhất là genotype IL-1RN1/1 (90%), genotype IL-1RN1/2 và IL-1RN2/2 chiếm tần suất rất thấp (7,7% và 2,3%) (bảng 1). Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các khu vực thường trú khác nhau lên trên tần suất các ña hình của gen IL-1RN với giá trị p=0,5 (χ2 test) (bảng 1); giới tính cũng không có ảnh hưởng lên tần suất các ña hình của gen này với p=0,4 (χ2 test) (bảng 2). Bảng 1: Tần suất các ña hình của gen IL-1RN theo khu vực thường trú Các ña hình của gen IL- 1RN Số lượng (phần trăm) Tổng cộng Nơi thường trú 1/1 1/2 2/2 TP HCM 66(91,7) 4(5,6) 2(2,8) 72 Đông Nam Bộ 30(90,9) 3(9,1) 0(0,0) 33 Tây Nam Bộ 12(80,0) 2(13,3) 1(6,7) 15 Miền Trung 7(100) 0(0,0) 0(0,0) 7 Miền Bắc 2(66,7) 1(33,3) 0(0,0) 3 Tổng cộng 117(90,0) 10(7,7) 3(2,3) 130 Bảng 2: Tần suất các ña hình của gen IL-1RN theo giới tính Các ña hình của gen IL- 1RN Số lượng (phần trăm) Tổng cộng Giới tính 1/1 1/2 2/2 Nam 46(86,8) 6(11,3) 1(1,9) 53 Nữ 71(92,2) 4(5,2) 2(2,6) 77 Tổng cộng 117(90) 10(7,7) 3(2,3) 130 Mối liên hệ giữa các ña hình của gen IL-1RN với nhiễm H. pylori Mặc dù mối liên quan giữa genotype IL-1RN2/2 và IL-1RN allele 2 với nhiễm H. pylori không có ý nghĩa thống kê (p=0,09 và p=0,2), nhưng có thể quan sát thấy người mang genotype IL-1RN2/2 dễ nhiễm H. pylori 9 lần nhiều hơn người mang genotype IL-1RN1/1 [OR=9,0(0,5-179,1); p=0,09]. Cũng tương tự, người mang IL-1RN allele 2 dễ nhiễm H. pylori 2,2 lần nhiều hơn người mang IL-1RN allele 1 [OR=2,2(0,8-6,2); p=0,2] (bảng 3). Bảng 3: Mối liên quan giữa các genotypes và alleles của IL-1RN và nhiễm khuẩn H. pylori Các genotypes và alleles của IL-1RN H. pylori (-) Số lượng (%) H. pylori (+) Số lượng (%) OR(95%CI) P value (Two- sided Fisher’s Exact test) 1/1 66(91,7) 51(87,9) 1 1/2 6(8,3) 4(6,9) 0,9(0,2-3,2) 1 2/2 0(0,0) 3(5,2) 9,0(0,5-179,1) 0,09 allele 1 138(95,8) 106(91,4) 1 allele 2 6(4,2) 10(8,6) 2,2(0,8-6,2) 0,2 So sánh tần suất IL-1RN allele 2 của người Việt với các nước thuộc Đông Á và các nước Phương Tây Khảo sát tần suất IL-1RN allele 2 ở hai nhóm nước Đông Á và Phương Tây thấy có một sự khác biệt rõ rệt (bảng 4 và hình 3). Tần suất này ở các nước Phương Tây trung bình là 26,5%; lớn hơn hẳn so với tần suất trung bình ở các nước Đông Á là 6,3% (p<0,001, T test). Tần suất IL-1RN allele 2 của Việt Nam là 8,6%, giống với nhóm các nước Đông Á (bảng 4 và hình 3). Bảng 4: Tần suất IL-1RN allele 2 trên người bình thường của Việt Nam và các nước thuộc Đông Á và Phương Tây Quốc gia Dân tộc Số lượng mẫu trong nghiên cứu Tần suất IL-1RN allele 2 (%) Tài liệu tham khảo Việt Nam Kinh 130 8,6 Nghiên cứu này Đông Á Trung Quốc Bắc Trung Quốc 166 12.3 Zhang et al. 2005 (28) Trung Quốc Bắc Trung Quốc 300 9.3 Lu et al. 2005 (17) Nhật Bản Nhật 264 8.0 Furuta et al. 2002 (6) Nhật Bản Nhật 117 3.8 Hwang et al. 2002 (12) Nhật Bản Nhật 103 6 Sakuma et al. 2005 (22) Nhật Bản Nhật 250 5.3 Taguchi et al. 2005 (23) Hàn Quốc Người Hàn Quốc 172 6.0 Lee et al. 2003 (16) Hàn Quốc Người Hàn Quốc 434 3.0 Chang et al. 2005 (2) Hàn Quốc Người Hàn Quốc 386 5.6 Lee et al. 2008 (15) Đài Loan Người Hán 164 2.7 Chen et al. 2004 (3) Đài Loan Người Trung Quốc 230 7.4 Wu et al. 2003 (29) Phương Tây Đức Người Đức da trắng 145 28.6 Glas et al. 2004 (7) Ý Người Ý 218 23.0 Zambon et al. 2002 (27) Ý Người Ý 546 26.1 Palli et al. 2005 (20) Ý Người Ý 100 22 Ruzzo et al. 2005 (21) Ý Người Ý 106 27 Corleto et al. 2010 (4) Ba Lan Người Ba Lan 429 26.9 El-Omar et al. 2000 (5) Bồ Đào Nha Người Bồ Đào Nha 306 29.2 Machado et al. 2003(18) Mỹ Người Mỹ da trắng 289 29.2 Zabaleta et al. 2008 (26) BÀN LUẬN Nếu xem xét rằng ñặc ñiểm di truyền là không thay ñổi trong suốt cuộc ñời, không bị ảnh hưởng bởi tuổi, khu vực cư trú và giới (chỉ trừ những ñặc ñiểm liên quan ñến giới tính); các ñối tượng tham gia nghiên cứu này mặc dù trẻ, nữ nhiều hơn nam, ña số là người miền Nam vẫn có thể là ñại diện cho dân tộc Kinh của Việt Nam. Khi ñánh giá tần suất các ña hình của gen IL-1RN theo khu vực thường trú và giới tính (bảng 1 và 2) ñã không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa. Trong một nghiên cứu chúng tôi thực hiện bên Úc trước ñó trên ñối tượng người Trung Quốc, người Ấn Độ và người Mã Lai cư ngụ ở Singapore và Malaysia. Chúng tôi tìm thấy rằng ba dân tộc này dù cùng sống chung trong một quốc gia, cùng là người châu Á nhưng ñặc ñiểm các ña hình của các gen cytokine là khác nhau. Khi tra cứu tài liệu của những nghiên cứu khác trên thế giới ñể so sánh, chúng tôi ñã phát hiện hai kiểu mẫu của các gen này là kiểu của các nước Đông Á (gồm các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và kiểu các nước Phương Tây (người da trắng) [8]. Riêng số liệu về gen IL-1RN allele 2 của hai nhóm dân tộc này ñược nêu trong bảng 4 và hình 3 ở trên. Sự chênh lệch tần suất này là rất lớn giữa các nước Phương Tây (trung bình là 26,5%) so với các nước Đông Á (tần suất trung bình là 6,3%). Nhận xét ñặc ñiểm các ña hình của gen IL-1RN trên người Việt cho thấy ña số là genotype 1/1 (90%) và allele 1 (93,9%), genotype 2/2 và allele 2 chiếm rất ít (2,3% và 8,6%) (bảng 2 và 3). So sánh với hai nhóm quốc gia Đông Á và Phương Tây cho thấy ñặc ñiểm gen IL-1RN của người Việt giống với nhóm Đông Á. Sở dĩ allele 2 ñược ñem ra tính toán và so sánh vì theo những nghiên cứu ñã thực hiện trên thế giới, IL- 1RN allele 2 cho thấy là có liên quan ñến các biến ñổi bệnh lý. Việc nghiên cứu tần suất các ña hình gen trên người bình thường là bước ñầu của việc nghiên cứu kế tiếp là nghiên cứu các ña hình này trên người bệnh ñể so sánh xem ñiểm gen nào, ñoạn gen nào và loại ña hình nào góp phần vào quá trình hình thành bệnh lý ñể góp phần vào chiến lược phòng chống bệnh tật. Việc giống nhau trong kiểu gen của một số dân tộc sẽ ñưa ñến giả ñịnh là cách phản ứng ñối với bệnh tật của các dân tộc này là giống nhau. Đa số những nghiên cứu tập trung vào mối liên quan giữa các ña hình gen và bệnh lý ung thư dạ dày. Những nghiên cứu về mối liên quan giữa các ña hình này với nhiễm H. pylori hầu như rất ít. Nghiên cứu ñầu tiên ghi nhận mối liên quan giữa các ña hình gen và nhiễm H. pylori là của tác giả người Nhật Hamajima và cộng sự vào năm 2001. Trong nghiên cứu này những người mang IL-1B-31 genotype T/T cho thấy dễ nhiễm H. pylori hơn so với những người mang IL-1B-31 genotype C/C 2,46 lần (9). Trong nghiên cứu này của chúng tôi, những người mang IL-1RN genotype 2/2 cho thấy dễ nhiễm H. pylori 9 lần nhiều hơn so với những người mang IL-1RN genotype 1/1. Cơ chế hoạt ñộng của gen IL-1RN cuối cùng cũng liên quan ñến hoạt ñộng của IL-1B. Kết quả này ñưa ra một giả ñịnh với những mức ñộ hoạt ñộng khác nhau của IL-1B sẽ ảnh hưởng ñến quá trình bám vào thành dạ dày của vi khuẩn và tạo thuận lợi cho quá trình nhiễm H. pylori mãn tính. KẾT LUẬN Các ña hình của gen IL-1RN ñược quan sát trên người Việt Nam là genotype 1/1 (90%), genotype 1/2 (7,7%) và genotype 2/2 (2,3%). So sánh ñặc ñiểm IL-1RN allele 2 với hai nhóm dân tộc Đông Á và Phương Tây cho thấy ñặc ñiểm gen này của người Việt giống với nhóm Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản). IL-1RN genotype 2/2 có thể có vai trò tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc nhiễm khuẩn H. pylori trên người Việt. Một nghiên cứu rộng lớn hơn về vấn ñề này có thể nên ñược thực hiện ñể khẳng ñịnh giả thuyết trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arend WP, GuthridgeCJ. Biological role of interleukin-1 receptor antagonist isoforms. Annals of the Rheumatic Diseases. 2000;59(Suppl):i60-i4. 2. Chang YW, Jang JY, Kim NH, Lee JW, Lee HJ, Jung WW, et al. Interleukin-1B (IL-1B) polymorphisms and gastric mucosal levels of IL-1beta cytokine in Korean patients with gastric cancer. International Journal of Cancer. 2005;114(3):465-71. 3. Chen A, Li CN, Hsu PI, Lai KH, Tseng HH, Hsu PN, et al. Risks of interleukin-1 genetic polymorphisms and Helicobacter pylori infection in the development of gastric cancer. Alimentary Pharmacology & Therapeutics. 2004;20(2):203-11. 4. Corletoa VD, Pagninia C, G.Margagnonia, D. Guagnozzib, M. S. Torrea, M. Martorelli, et al. IL-1 -511 and IL-1RN*2 polymorphisms in inflammatory bowel disease: An Italian population study and meta-analysis of European studies. Digestive and Liver Disease. 2010;42:178-84. 5. El-Omar EM, Carrington M, Chow WH, McColl KE, Bream JH, Young HA, et al. Interleukin-1 polymorphisms associated with increased risk of gastric cancer. Nature. 2000;404(6776):398-402. 6. Furuta T, El-Omar EM, Xiao F, Shirai N, Takashima M, Sugimura H. Interleukin 1beta polymorphisms increase risk of hypochlorhydria and atrophic gastritis and reduce risk of duodenal ulcer recurrence in Japan. Gastroenterology. 2002;123(1):92-105. 7. Glas J, Torok HP, Schneider A, Brunnler G, Kopp R, Albert ED, et al. Allele 2 of the interleukin-1 receptor antagonist gene is associated with early gastric cancer. Journal of Clinical Oncology. 2004;22(23):4746-52. 8. Ha Mai Dung. The role of specific genetic host factors, specific dietary factors and Helicobacter pylori infection on the risk of gastric cancer [PhD thesis]. Sydney: University Of New South Wales; 2007 9. Hamajima N, Matsuo K, Saito T, Tajima K, Okuma K, Yamao K, et al. Interleukin 1 polymorphisms, lifestyle factors, and Helicobacter pylori infection. Japanese Journal of Cancer Research. 2001;92(4):383-389. 10. Hoang TTH, Bengtsson C, Phung DC, Sorberg M, Granstrom M. Seroprevalence of Helicobacter pylori infection in urban and rural Vietnam. Clinical & Diagnostic Laboratory Immunology. 2005;12(1):81-85. 11. Hoang TTH, Bengtsson C, Phung D C, Sorberg M, Granstrom M. Enzyme-Linked Immunosorbent Assay for Helicobacter pylori Needs Adjustment for the Population Investigated. Journal of Clinical Microbiology. 2004;42(2):627–30. 12. Hwang IR, Kodama T, Kikuchi S, Sakai K, Peterson LE, Graham DY, et al. Effect of interleukin 1 polymorphisms on gastric mucosal interleukin 1beta production in Helicobacter pylori infection. Gastroenterology. 2002;123(6):1793-803. 13. IARC. Schistosomes, Liver Flukes and Helicobacter pylori. Lyon, IARCPress, 1994. 14. Lee A, Dixon MF, Danon SJ, Kuipers E, Megraud F, Larsson H, et al. Local acid production and Helicobacter pylori: a unifying hypothesis of gastroduodenal disease. European Journal of Gastroenterology & Hepatology. 1995;7(5):461-5. 15. Lee JM, Y. R. Kang , S. H. Park, S. I. Cha, J. S. Kim, H. K. Kang, et al. Polymorphisms in interleukin-1B and its receptor antagonist genes and the risk of chronic obstructive pulmonary disease in a Korean population: a caseecontrol study. Respiratory Medicine. 2008;102:1311- 20. 16. Lee SK, Stack A, Katzowitsch E, Aizawa SI, Suerbaum S, Josenhans C. Helicobacter pylori flagellins have very low intrinsic activity to stimulate human gastric epithelial cells via TLR5. Microbes & Infection. 2003;5(15):1345-56. 17. Lu W, Pan K, Zhang L, Lin D, Miao X, You W. Genetic polymorphisms of interleukin (IL)- 1B, IL-1RN, IL-8, IL-10 and tumor necrosis factor {alpha} and risk of gastric cancer in a Chinese population. Carcinogenesis. 2005;26(3):631-6. 18. Machado JC, Figueiredo C, Canedo P, Pharoah P, Carvalho R, Nabais S, et al. A proinflammatory genetic profile increases the risk for chronic atrophic gastritis and gastric carcinoma. Gastroenterology. 2003;125(2):364-71. 19. McLean MH, El-Oma EM. Genetic aspects of inflammation. Current Opinion in Pharmacology. 2009;9:370-4. 20. Palli D, Saieva C, Luzzi I, Masala G, Topa S, Sera F, et al. Interleukin-1 gene polymorphisms and gastric cancer risk in a high-risk Italian population. American Journal of Gastroenterology. 2005;100(9):1941-8. 21. Ruzzo A, Graziano F, Pizzagalli F, Santini D, Battistelli V, Panunzi S, et al. Interleukin 1B gene (IL-1B) and interleukin 1 receptor antagonist gene (IL-1RN) polymorphisms in Helicobacter pylori-negative gastric cancer of intestinal and diffuse histotype. Annals of Oncology. 2005;16(6):887-92. 22. Sakuma K, Uozaki H, Chong JM, Hironaka M, Sudo M, Ushiku T, et al. Cancer risk to the gastric corpus in Japanese, its correlation with interleukin-1beta gene polymorphism (+3953*T) and Epstein-Barr virus infection. International Journal of Cancer. 2005;115(1):93- 7. 23. Taguchi A, Ohmiya N, Shirai K, Mabuchi N, Itoh A, Hirooka Y, et al. Interleukin-8 promoter polymorphism increases the risk of atrophic gastritis and gastric cancer in Japan. Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention. 2005;14(11 Pt 1):2487-93. 24. Tarlow JK, Blakemore AI, Lennard A, Solari R, Hughes HN, Steinkasserer A, et al. Polymorphism in human IL-1 receptor antagonist gene intron 2 is caused by variable numbers of an 86-bp tandem repeat. Human Genetics. 1993;91(4):403-4. 25. Tountas NA C-RV, Yang H, Di Giovine FS, Vecchi M, Kam L, et al. Functional and ethnic association of allele 2 of the interleukin-1 receptor antagonist gene in ulcerative colitis. Gastroenterology. 1999;117:806-13. 26. Zabaleta J, Schneider BG, Ryckman K, Hooper PF, Camargo MC, Piazuelo MB, et al. Ethnic diVerences in cytokine gene polymorphisms: potential implications for cancer development. Cancer Immunology, Immunotherapy. 2008;57:107-14. 27. Zambon CF, Basso D, Navaglia F, Germano G, Gallo N, Milazzo M, et al. Helicobacter pylori virulence genes and host IL-1RN and IL-1beta genes interplay in favouring the development of peptic ulcer and intestinal metaplasia. Cytokine. 2002;18(5):242-51. 28. Zhang WH, Wang XL, Zhou J, An LZ, Xie XD. Association of interleukin-1B (IL-1B) gene polymorphisms with risk of gastric cancer in Chinese population. Cytokine. 2005;30(6):378- 81. 29. Wu MS, Wu CY, Chen CJ, Lin MT, Shun CT, Lin JT. Interleukin-10 genotypes associate with the risk of gastric carcinoma in Taiwanese Chinese. International Journal of Cancer. 2003;104(5):617-623.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_da_hinh_cua_gen_il_1rn_o_nguoi_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan