Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng
khoa học, công nghệ; tăng cường hợp tác
quốc tế trong công tác chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả, nhất là với các
nước có chung đường biên giới, các nước
trong khu vực ASEAN. Phối hợp với các tổ
chức, thương hiệu toàn cầu trong hợp tác
chống buôn lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu
trí tuệ.
- Bảo đảm về sự phối hợp chặt chẽ
của các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức
năng và sự tham gia, ủng hộ, giúp đỡ của
quần chúng nhân dân đối với công tác
phòng, chống buôn lậu.
Quan hệ phối hợp hoạt động đấu
tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả giữa các Bộ, ngành
và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải
tuân thủ đúng pháp luật, đúng chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn được giao; đảm bảo
hỗ trợ lẫn nhau, tránh sơ hở, chồng chéo
trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Làm tốt công tác phối hợp lực
lượng, phân định cơ quan chịu trách nhiệm
chính và cơ quan phối hợp trên từng địa bàn,
tuyến trọng điểm; xây dựng cơ chế chia sẻ
thông tin giữa các Bộ, ngành, địa phương và
lực lượng chức năng để nắm chắc địa bàn,
đối tượng, phương thức thủ đoạn buôn lậu,
gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh
hàng giả.
- Bảo đảm hợp tác quốc tế trong đấu
tranh phòng, chống buôn lậu.
Bên cạnh những thách thức an ninh
truyền thống, phi truyền thống, hoạt động
của các loại tội phạm có tổ chức, xuyên
quốc gia, như buôn lậu, ma túy, rửa tiền,
công nghệ cao, mua bán người, sản xuất,
mua bán tân dược giả. với quy mô ngày
càng rộng, tính chất ngày càng nguy hiểm
đã đòi hỏi mỗi quốc gia phải có giải pháp
đối phó và phối hợp hành động hữu hiệu.
Tăng cường hợp tác đảm bảo an
ninh thương mại, góp phần đấu tranh hiệu
quả với các hành vi, thủ đoạn buôn lậu, làm
giả hàng hóa trong khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương là nội dung trọng tâm được
Tiểu ban thủ tục hải quan của 21 nền kinh
tế APEC đưa vào chương trình nghị sự thảo
luận trong khuôn khổ SOM1 đang diễn ra
tại Nha Trang, Khánh Hòa. Sự tăng cường
hợp tác quốc tế không chỉ quản lý tốt hơn
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, mà còn
đẩy mạnh đấu tranh phòng chống buôn lậu
và gian lận thương mại, vận chuyển các chất
ma tuý, hàng cấm qua biên giới.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26 Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 56 (06/2019) 26-30
CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Đặng Thế Dũng*6
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 6/12/2018
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/6/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/6/2019
Tóm tắt: Việc ban hành pháp luật và bảo đảm các điều kiện để thực hiện pháp luật về
phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là điều kiện tất yếu để mỗi quốc gia phát triển.
Đặc biệt, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ, các đối tượng xấu thực
hiện hành vi buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi và xảo quyệt. Bài viết tập trung
phân tích các quy định và điều kiện cần thiết để thực hoạt động phòng chống buôn lậu có hiểu
quả trong thời gian tới.
Từ khóa: Chống buôn lậu; Hội nhập quốc tế; Gian lận thương mại
Thứ nhất, bảo đảm về chính trị
Nghị quyết số 41/NQ-CP đã được
Chính phủ ký ban hành ngày 09/6/2015 về
đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong
tình hình mới. Tại Nghị quyết này, Chính
phủ đã giao cho các bộ, ngành, chính quyền
địa phương,... triển khai nhiều nhiệm vụ cụ
thể, nhất là các bộ, ngành chức năng như:
Quốc phòng, Công an, Tài chính, Công
Thương và giao Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia
chủ trì chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện Nghị quyết.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác
phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu.
Xác định công tác phòng, chống tội phạm,
chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả là những nhiệm vụ chính trị quan
trọng, thường xuyên của tất cả các bộ,
ngành, địa phương; kiên quyết không cho
6* Phòng Cảnh sát môi trường, công an Tp Hải Phòng
phép có “vùng cấm” trong công tác này.
Phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng
ngừa và chủ động phát hiện tội phạm; phải
phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả ngay trong
các cơ quan có chức năng phòng, chống tội
phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả.
Ngày 15/7/2016 Ban Bí thư đã ban
hành kết luận số 05-KL/TW về việc tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW
của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,
chống tội phạm trong tình hình mới, Chiến
lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai
đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm
2030; Chương trình phòng, chống mua bán
người giai đoạn 2016-2020.
Thứ hai, bảo đảm về pháp luật
Pháp luật về phòng chống buôn lậu là
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 27
tổng thể các quy phạm pháp luật phát sinh
trong quá trình tổ chức, THPL về phòng,
chống buôn lâu như trình tự, thủ tục, cách
thức thực hiện để đấu tranh chống lại các
hành vi buôn lậu.
Ngày 20/6/2017 Quốc hội đã ban
hành Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi Bộ luật
Hình sự 2015, chính thức có hiệu lực áp
dụng từ ngày 01/01/2018 6. Mục tiêu
chính của việc ban hành Luật này là khắc
phục những điểm sai sót đã phát hiện được
của BLHS số 100/2015/QH13 nhằm bảo
đảm tính đồng bộ, nhất quán của BLHS, góp
phần bảo đảm áp dụng thống nhất Bộ luật
trong thực tiễn, đồng thời, bổ sung một số
vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn sau khi
BLHS số 100/2015/QH13 được thông qua
nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng,
chống tội phạm trong tình hình mới.
Điều 188, Bộ Luật hình sự Việt Nam
2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
buôn lậu là hành vi buôn bản qua trái phép
hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí
quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử,
văn hoá, hàng cấm qua biên giới Việt Nam.
Ngày 29/6/2001, Quốc hội khoá X
thông qua Luật Hải quan, quy định Hải quan
Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra,
giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải;
phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàn g hóa qua biên giới; tổ chức thực
hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện
pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Năm 2003, Quốc hội ban hành Bộ luật
tố tụng hình sự (BLTTHS) thì thẩm quyền
điều tra của Hải quan được quy định cụ thể tại
Điều 111. Khi phát hiện những hành vi phạm
tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự
trong lĩnh vực quản lý của mình thì CQHQ có
thẩm quyền: đối với tội phạm ít nghiêm trọng
trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng
cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra
quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến
hành điều tra và chuyển hồ sơ cho VKS có
thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày,
kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án; đối
với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm
ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết
định khởi tố vụ án, tiến hành hoặc hoạt động
điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ
quan điều tra (CQĐT) có thẩm quyền trong
thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định
khởi tố vụ án [0].
Ngày 20/8/2004, Uỷ ban thường vụ
Quốc hội ban hành Pháp lệnh số
23/2004/PL-UBTVQH11 về tổ chức điều
tra hình sự. Điều 20 của Pháp lệnh quy định,
cơ quan Hải quan (CQHQ) khi thực hiện
nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình
mà phát hiện tội phạm quy định tại Điều 153
và Điều 154 của BLHS thì Cục trưởng Cục
điều tra chống buôn lậu (CBL), Cục trưởng
Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng
Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục
Hải quan cửa khẩu.
Với việc ban hành Luật Hải quan
năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm
2005), những vấn đề cơ bản về hoạt động
phòng, chống buôn lậu qua biên giới của cơ
quan Hải quan đã được đề cập như trách
nhiệm, địa bàn, lực lượng, trang bị phương
tiện, mối quan hệ phối hợp, thẩm quyền,
biện pháp nghiệp vụ đấu tranhNhững vấn
đề liên quan đến hoạt động phòng, chống
buôn lậu của Hải quan còn được Chính phủ
kịp thời ban hành một số nghị định, quyết
định của quy định chi tiết, cụ thể.
28 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Ngày 27/11/2015, Quốc hội khóa
XIII kỳ họp thứ 10 thông qua BLTTHS năm
2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2016).
Điều 164 BLTTHS năm 2015 qui định
nhiệm vụ, quyền hạn của CQHQ được tiến
hành hoạt động điều tra [16]. Ngày
26/11/2015, Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ
10 đã thông qua Luật tổ chức CQĐT hình
sự (có hiệu lực từ ngày 01/7/2016). Điều 33
qui định nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của
Hải quan [6].
Theo Điều 164 BLTTHS năm 2015
và Điều 33 Luật Tổ chức cơ quan điều tra
hình sự đã qui định CQHQ có thẩm có
quyền khởi tố vụ án và tiến hành các hoạt
động điều tra đối với 03 tội danh: tội buôn
lậu theo Điều 188, tội tội vận chuyển trái
phép hàng hóa, tiền vệ qua biên giới theo
Điều 189 và tội sản xuất, buôn bán hàng
cấm theo Điều 190 BLHS năm 2015. So với
qui định trước đây, thẩm quyền điều tra của
CQHQ đã được mở rộng hơn với 03 tội và
về thời gian điều tra đối với các tội phạm ít
nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội
quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm
tội rõ ràng cũng được tăng lên 01 tháng
(trước đây là 20 ngày). Tuy nhiên, lại hạn
chế đối với các hành vi khác như vận
chuyển hàng cấm.
Triển khai Luật Hải quan ngày
30/6/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015
quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động
hải quan; trách nhiệm phối hợp trong
phòng, CBL, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới. Thực hiện Nghị định này, cần
có các văn bản hướng dẫn cụ thể về phạm
vi địa bàn, về trách nhiệm, mối quan hệ
công tác giữa các lực lượng chức năng,
chính quyền địa phương. Để cụ thể hóa,
trước mắt cần rà soát, sửa đổi, bổ sung, ký
các qui chế phối hợp lực lượng giữa Hải
quan và các cơ quan Công an, Bộ đội Biên
phòng, Cảnh sát biển,... Cụ thể hóa các qui
chế, qui định ở tất cả các cấp, các địa
phương.
Đồng thời, tại Nghị định số
08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi
hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan,
kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, thì
các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan
đã được qui định. Tại Chương VII của Nghị
định này đã qui đinh các biện pháp nghiệp
vụ đảm bảo cho việc phòng ngừa, phát hiện,
bắt giữ, điều tra và đảm bảo xử lý tội phạm,
trong đó có tội phạm buôn lậu
Như vậy, từ khi thành lập đến nay,
Hải quan đều có thẩm quyền tiến hành một
số hoạt động điều tra hình sự đối với hành
vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá
qua biên giới. Từ việc nghiên cứu lịch sử
hình thành và phát triển của ngành Hải quan
cho thấy cơ quan hải quan có vị trí quan
trọng trong bộ máy nhà nước, có thẩm
quyền tiến hành một số hoạt động điều tra
để đấu tranh với các tội phạm liên quan đến
lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.
Ngày 28/3/2016, Uỷ ban thường vụ
Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Quản lý thị
trường. Tại điều 7 của Pháp lệnh quy định
vị trí, chức năng của lực lượng Quản lý thị
trường. Ngày 04/11/2016, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 148/2016/NĐ-CP: Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh Quản lý thị trường.
Có thể nói, các văn bản trên đây có ý
nghĩa quan trọng để cập nhật khá đầy đủ,
chi tiết thẩm quyền, trình tự thực hiện công
tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu là cơ
sở là điều kiện tiên quyết cho thực hiện pháp
luật về phòng, chống buôn lậu trên thực tế,
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 29
là cơ sở pháp lý để các địa phương ban hành
các văn bản về phòng, chống buôn lậu.
Thứ ba, các điều kiện bảo đảm khác
Cùng với đảm bảo về mặt pháp luật
thì đảm bảo về con người là yếu tố vô cùng
quan trọng vì xét cho cùng mọi hoạt động
đều do con người quyết định. Đảm bảo về
con người trong thực hiện pháp luật về
phòng, chống buôn lậu
Củng cố lực lượng làm công tác
chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả theo hướng tập trung, chuyên sâu,
phân định rõ trách nhiệm theo địa bàn, lĩnh
vực và đề cao trách nhiệm của người đứng
đầu; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán
bộ, công chức tiếp tay, dung túng hoặc có
biểu hiện tiêu cực khác trong thực hiện
nhiệm vụ được giao, đảm bảo nội bộ vững
mạnh, đáp ứng yêu cầu công tác. Khẩn
trương rà soát, sửa đổi bổ sung hoặc xây
dựng và ban hành chế độ, quy trình luân
chuyển, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ,
công chức trong các lực lượng chức năng,
nhất là tại các vị trí nhạy cảm, dễ phát sinh
tiêu cực, tham nhũng trên cơ sở đó thực hiện
đúng, đủ chế độ. Xây dựng và ban hành chế
độ, quy trình luân chuyển, chuyển đổi vị trí
công tác cán bộ, chiến sỹ tại các vị trí nhạy
cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng
khoa học, công nghệ; tăng cường hợp tác
quốc tế trong công tác chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả, nhất là với các
nước có chung đường biên giới, các nước
trong khu vực ASEAN. Phối hợp với các tổ
chức, thương hiệu toàn cầu trong hợp tác
chống buôn lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu
trí tuệ.
- Bảo đảm về sự phối hợp chặt chẽ
của các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức
năng và sự tham gia, ủng hộ, giúp đỡ của
quần chúng nhân dân đối với công tác
phòng, chống buôn lậu.
Quan hệ phối hợp hoạt động đấu
tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả giữa các Bộ, ngành
và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải
tuân thủ đúng pháp luật, đúng chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn được giao; đảm bảo
hỗ trợ lẫn nhau, tránh sơ hở, chồng chéo
trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Làm tốt công tác phối hợp lực
lượng, phân định cơ quan chịu trách nhiệm
chính và cơ quan phối hợp trên từng địa bàn,
tuyến trọng điểm; xây dựng cơ chế chia sẻ
thông tin giữa các Bộ, ngành, địa phương và
lực lượng chức năng để nắm chắc địa bàn,
đối tượng, phương thức thủ đoạn buôn lậu,
gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh
hàng giả.
- Bảo đảm hợp tác quốc tế trong đấu
tranh phòng, chống buôn lậu.
Bên cạnh những thách thức an ninh
truyền thống, phi truyền thống, hoạt động
của các loại tội phạm có tổ chức, xuyên
quốc gia, như buôn lậu, ma túy, rửa tiền,
công nghệ cao, mua bán người, sản xuất,
mua bán tân dược giả... với quy mô ngày
càng rộng, tính chất ngày càng nguy hiểm
đã đòi hỏi mỗi quốc gia phải có giải pháp
đối phó và phối hợp hành động hữu hiệu.
Tăng cường hợp tác đảm bảo an
ninh thương mại, góp phần đấu tranh hiệu
quả với các hành vi, thủ đoạn buôn lậu, làm
giả hàng hóa trong khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương là nội dung trọng tâm được
Tiểu ban thủ tục hải quan của 21 nền kinh
tế APEC đưa vào chương trình nghị sự thảo
luận trong khuôn khổ SOM1 đang diễn ra
tại Nha Trang, Khánh Hòa. Sự tăng cường
hợp tác quốc tế không chỉ quản lý tốt hơn
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, mà còn
30 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
đẩy mạnh đấu tranh phòng chống buôn lậu
và gian lận thương mại, vận chuyển các chất
ma tuý, hàng cấm qua biên giới.
Trong những năm tới, hoạt động của
loại tội phạm xuyên quốc gia vẫn còn diễn
biến phức tạp. Bọn tội phạm lợi dụng chính
sách mở cửa của Nhà nước ta để vào Việt
Nam lẩn trốn cũng như các đối tượng trong
nước ra nước ngoài câu kết hoạt động phạm
tội. Hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng
cấm từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược
lại sẽ rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng.
Ðể chủ động phòng, chống tội
phạm, trong quá trình hội nhập quốc tế,
chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống
pháp luật liên quan quốc tế; khẩn trương xúc
tiến ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp,
đặc biệt là các nội dung liên quan phối hợp
điều tra, truy nã và dẫn độ tội phạm. Công
an nhân dân (CAND) phải thường xuyên
phối hợp chặt chẽ với quân đội nhân dân
(QÐND), các ngành hải quan, ngoại giao...
để phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia,
ngay trong lực lượng CAND cũng cần có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong
nắm tình hình, trao đổi thông tin, tạo điều
kiện thuận lợi để xác minh, bắt giữ tội
phạm.
Tài liệu tham khảo:
1. Đại học quốc gia Hà Nội (1998), Giáo trình
Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công An
nhân dân, Hà Nội.
2. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ Luật hình sự năm 1999, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Quốc hội (2016), Nghị quyết số
144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 về việc lùi
hiệu lực thi hành của BLHS số 100/2015/QH13,
BLTTHS số 101/2015/QH13,
5. Quốc hội (2017), Bộ luật hình sự 2015 sửa
đổi bổ sung năm 2017, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia sự thật, Hà Nội.
6. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo
trình Lý luận nhà nước và pháp luật (tái bản lần
thứ 3 có sửa đổi), Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
7. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2004), Pháp
lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Viện Nhà nước và Pháp luật (2004), Giáo
trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật,
Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
Địa chỉ tác giả: Phòng Cảnh sát môi trường,
công an Tp Hải Phòng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_dieu_kien_dam_bao_thuc_hien_phap_luat_ve_phong_chong_buo.pdf