Khi bước vào siêu thịCo.opMart, bạn không chỉbịchoáng ngợp bởi nhiều
chủng lọai hàng hóa khác nhau mà bạn còn bịthu hút bởi cách thức trình bày bắt
mắt không kém gì bất cứsiêu thịnước ngoài nào nhất là hàng thực phẩm, với cách
thức bài trí thông thường nhưsau:
o Tầng trệt: mỹphẩm, giày dép, hoa quả, thực phẩm từthực phẩm tươi sống đến
thực phẩm chếbiến, đồkhô, Còn có các món ăn được chếbiến, đầu tưphong
phú, các bà nội trợtha hồlựa chọn cho bữa cơm gia đình vừa ngon lại vừa thuận
tiện vềthời gian. Nếu khách hàng chưa ăn sáng có thểlưa chọn một trong những
món ăn đã được bán sẵn ởtầng này.
o Tầng 1: quần áo may sẵn, vải vóc; hàng điện, điện tử; dụng cụnhà bếp, đồnội
thất, hàng nhựa gia dụng. Chưa hết, còn có nhà sách, khu giải trí cho trẻem.
Khách hàng có thểyên tâm vừa lựa chọn những mẫu áo, đồdùng gia đình vừa có
thểcho chúng chơi những trò chơi đểchúng khỏi quấy rầy đến những người bên
cạnh.
42 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các định chế bán lẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* McDonald cũng đã mời được ca sỹ nổi tiếng Justin Timberlake quảng bá hình
ảnh McDonald trong giới trẻ trên toàn thế giới.
* Đột phá lớn nhất của McDonald là việc khai trương nhà hàng ở Sierra Vista năm
1975 mà khách hàng tới mua đồ ăn không phải đi xuống khỏi xe ô tô.
* Hoạt động tài trợ: Cúp bóng đá thế giới, Thế Vận hội Olympic, Hiệp hội bóng đá
Scotland, Hiệp hội bóng đá Bắc Ailen, Hiệp hội bóng đá xứ Wales
* Hoạt động nhượng quyền.
2.3.2.5. Khách hàng của McDonald’s.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày, cứ bốn người Mỹ thì có một người ghé vào
quán fastfood của McDonald, tập đoàn thức ăn nhanh lớn nhất thế giới. Đây là một
con số mà bất cứ hãng thức ăn nào cũng mơ ước. Vậy khách hàng của Mc
Donald’s họ là ai.
- Họ là những người công nghiệp bận rộn. Công việc của xã hội và công ty làm
họ ngập đầu và không còn thời gian để đến với việc bếp núc, hay thong thả ngồi
nhâm nhi từng ngớp rượu trong các nhà hàng sang trọng.
- Họ là những người thích sự mau chóng và tiện nghi.
- Họ thích cái cách tự mình phục vụ mình trong một cửa hàng không phải của
mình, rất tự nhiên như ở nhà.
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 22
- Họ không phải nấu ăn, không phải lo lắng về chất lượng của món ăn, hàm
lượng dinh dưỡng, bởi tất cả những điều này đã được cửa hàng tính toán kỹ, trong
thực đơn của họ.
- Họ là những người trẻ và lối sống cũ không còn nhiều trong họ (lối sống cũ là
lối sống mang đậm nét truyền thống như phụ nữ phải lo chuyện bếp núc, gia đình).
- Họ thường tập trung ở trong thành phố nơi mà nền công nghiệp phát triển và
thời gian được xem như vàng.
2.3.2.6. Chúng ta nói gì?
Việc thay thế các hình thức kinh doanh độc lập (independent business)
bằng hình thức kinh doanh theo chuỗi ( chains) đã tạo ra rất nhiều cuộc tranh cãi,
những làn sóng phản đối của các quốc gia hay cộng đồng. Đó là những tranh cãi
về vấn đề tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hay là những ảnh hưởng đối với nền kinh tế
địa phương nơi đặt các cửa hàng…Nhưng đồng thời nó cũng làm gia tăng sự hợp
tác giữa các cơ sở kinh doanh độc lập. Và từ đó dẫn đến sự xuật hiện các nhóm
thương mại trong phạm vi quốc gia. Ví dụ như ở Mỹ, hình thành nên Hiệp Hội
Các Nhà Bán Sách Mỹ ( American Booksellers Association), Khối Liên Minh
Kinh Doanh Độc Lập ( Independent Business Alliances), tổ chức The New Rules
Project. Ở Anh, có tổ chức New Economics Foundation.
Mặt trái của fast food đã bị các nhà y tế kết
tội là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh
tim mạch. Live as american, die as american. Sống
như Mỹ, ăn fast food thường xuyên, thì phải chết như
Mỹ (béo phì và bệnh tim mạch), đây là sự thật hiển
nhiên rồi. Phải chăng toàn cầu hóa (globalization,
mondialisation) fast food đồng thời cũng là toàn cầu
hóa bệnh tật? Nhưng dù muốn dù không thì mọi người
đều phải nhìn nhận rằng McDonald’s vẫn rất xứng
đáng với ngôi vị chúa tể về fast food trên thế giới.
Fast food tại Việt Nam và lý do McDonald chưa xuất hiện ở Việt Nam.
Ở đây nếu chúng ta chỉ nói về McDonald thì McDonald chưa có mặt tại
Việt Nam, và nếu chỉ nói về FastFood thì đó lại là cuộc chiến của các thương hiệu
nước ngoài. Và như vậy trong cuộc đua này các khách hàng của Việt Nam sẽ được
lợi vì sẽ được hưởng những dịch vụ tốt hơn, và có sự lựa chọn đa dạng hơn. Hiện
nay, nếu chỉ xét riêng ở thành phố Hồ Chí Minh đã có 4 hãng thức ăn nhanh nước
ngoài cạnh tranh nhau quyết liệt, đó là KFC (Kentucky Fried Chicken) với hơn 10
cửa hàng, Lotteria với 8 cửa hàng, Chicken Town, Jollibee (do công ty Tân Việt
Hương mua của nước ngoài) với 3 cửa hàng.
Vậy tại sao một tập đoàn lớn như McDonald lại chưa có một cửa hàng
nhượng quyền nào tại Việt Nam, họ sợ đối thủ cạnh tranh ư? Chắc là không rồi mà
có thể đó là vì họ chưa thấy phù hợp hay thời điểm xuất hiện là chưa phù hợp. Có
thể đó là do lối sống văn hoá của người Việt, vì cho dù đã quen với Fast food
nhưng cách mà họ dùng Fast food lại chưa “đúng điệu”. Ở nước ngoài người ta sử
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 23
dụng Fast food như một bữa ăn chính và mục đích là chạy với thời gian, thì ngược
lại ở Việt Nam người ta ăn nó như một bữa ăn phụ và dùng như thưởng thức.
Các cửa hàng thúc ăn truyền thống trong nước liệu có chống đỡ nổi làn
sóng fastfood từ nước ngoài mà đặc biệt là khi người khổng lồ McDonald’s
đến Việt Nam trong thời gian tới.
Trong những nhiều năm qua McDonald’s nổi lên như một thương hiệu của
toàn cầu, sự thành công của McDonald’s là niềm mơ ước của tất cả các công ty,
thế nhưng McDonald’s đã từng thất bại. Người ta so sánh sự kiện vùng Altamura ở
phía Nam Italia, đánh bật Mc Donald’s như người anh hùng tí hon David đánh
thắng kẻ khổng lồ Goliah hùng mạnh. McDonald’s không phải bị đánh bại bởi một
hay nhiều người thợ làm bánh. McDonald’s đã thua bởi nền văn hóa lâu đời ở đây.
Như vậy cho dù MacDonald’s có vào Việt Nam thì những chuỗi như Phở 24 vẫn
đủ sức cạnh tranh vì phở đã là một món ăn văn hóa của người Việt.
Nói tóm lại một điều sự xuất hiện của các cửa hàng thức ăn nhanh chỉ góp
phần làm tăng thêm sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam, chứ không ảnh hưởng gì
đến các nhà bán lẻ lĩnh vức ăn uống trong nước, có chăng đó chỉ là cuộc chiến
giữa các hãng đến từ nước ngoài nhằm lấy lòng của khách hàng người Việt.
2.3.2.7. Một số chuỗi cửa hàng khác.
2.4. Discount Store – Cửa hàng giảm giá.
2.4.1. Giới thiệu về Discount store.
Cửa hàng giảm giá thực chất là một dạng của cửa hàng bách hoá tổng hợp
(department store), chuyên bán các sản phẩm với giá rẻ hơn các nhà bán lẻ truyền
thống. Hầu hết các cửa hàng loại này thường mang đến cho khách hàng sự đa dạng
về chủng loại hàng hoá. Tuy nhiên cũng có một số cửa hàng giảm giá chỉ chuyên
bán một số loại mặt hàng nhất định như trang sức, các thiết bị và dụng cụ điện…
Cũng cần nói rõ ở đây các cửa hàng giảm giá không phải là dạng cửa hàng một đô
Lĩnh vực Cửa hàng
Thời trang Quần áo:Việt Tiến, Việt Thy, May Nhà Bè, May Phương Đông,
Thái Tuấn, Ad, Tốt, Nino Max, Blue Exchange, Sea, Focci…
Giày dép: Biti’s, giày 199.000 đồng, Hồng Thạnh, Hồng Anh…
Siêu thị Coop-Mart, Maxi Mart, Bigc…
Điện máy Nguyễn Kim…
G7-mart…
24h…
Ẩm thực Bánh: Kinh Đô Bakery, Đức Phát, Hỷ Lâm Môn…
Thức Ăn Nhanh: KFC, Loterria…
Đồ Nguội: Vissan…
Giải Khát: Cà Phê Trung Nguyên, Nước Mía Siêu Sạch, Alo Trà…
Phở 24
Di động Thế giới di động, Nettra
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 24
( Dollar Store) – loại cửa hàng chuyên bán sản phẩm với giá một đô hoặc thấp
hơn. Bởi vì, tại cửa hàng giảm giá người ta có thể mua nhiều loại nhãn hiệu hàng
hoá và giá cả cho từng chủng loại cũng có nhiều khác biệt.
Ngày nay cửa hàng giảm giá xuất hiện khá phổ biến tại Mỹ và nhiều quốc
gia trên toàn thế giới. Nhưng có lẽ cũng ít ai biết là sự ra đời của loại cửa hàng này
là trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà một loạt các nhà bán lẻ tại
Mỹ đã bắt đầu nhận thấy lợi ích của chiến thuật giảm giá để hấp dẩn nhiều khách
hàng hơn để rồi từ đó tăng lợi nhuận nhờ tính quy mô.
Trong giai đoạn những năm 1950 đến những năm cuối của thập niên 80,
các cửa hàng giảm giá đã xuất hiện phổ biến và rộng rãi đến người tiêu dùng còn
hơn cả siêu thị và các cửa hàng bách hoá tổng hợp cùng thời khác. Hàng trăm cửa
hàng giảm giá mọc ra như nấm, và mang lại thời hoàng kim cho loại cửa hàng này
vào thập niên 60 tại Mỹ, với sự ra đời của những hệ thống cửa hàng giảm giá đầy
tên tuổi như là K-Mart, Zayre, Kuhn’s-BigK (sau này bán lại cho Wal-Mart vào
năm 1981), GEM, TG&Y, Woolco (đóng cửa vào 1983, và cũng bán một phần lại
cho Wal-Mart) cùng một loạt các cửa hàng giảm giá khác. Còn về hiện tại thì sao,
Wal-Mart đang là nhà bán lẻ lớn nhất trên toàn thế giới với hơn 1,353 cửa hàng tại
Mỹ, còn Target và K-Mart là hai đối thủ cạnh mạnh hàng đấu của Wal-Mart xếp ở
những vị trí tiếp theo. Và chúng tôi xin giới thiệu cửa hàng giảm giá tiêu biểu đó
là:
2.4.2.Cửa hàng giảm giá WAL-MART.
2.4.2.1.Vài nét về Wal-Mart.
Type Discount department store/Public
Founded Rogers, Arkansas (1962)
Headquarters Bentonville, Arkansas, USA
Key people
Sam Walton (1918–1992), Founder
H. Lee Scott, CEO
S. Robson Walton, Chairman
Thomas Schoewe, CFO
Industry Retail
Products Discount stores, grocery stores, and hypermarkets
Revenue $315.654 billion USD (2006)
Net income $11.231 billion USD (2006)
Employees 1.8 Million (2006)
Slogan
Wal-Mart. Always Low Prices. Always./
Save More. Smile More. (U.S.) / WE SELL
FOR LESS every day! (Canada)
Website
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 25
Vào năm 1962, Sam Walson đã mở cửa hàng Wal-Mart đầu tiên, Wal-
Mart Discount City, tại Rogers, Arkansas. Trong vòng 5 năm sau đó, công ty đã
mở rộng thêm 24 cửa hàng xuyên suốt bang Arkansas và mang về doanh thu cho
Wal-Mart là $12.6 triệu USD.
Vào 1-10-1972 công ty chính thức niêm yết giá trên New York Stock
Exchange. Tờ cổ phiếu đầu tiên được công ty đưa đến công chúng là vào tháng 5-
1971 với mệnh giá là 47USD
Đến 1975, và lúc này công ty đã có 125 cửa hàng với 7,500 nhân viên, và
tổng doanh thu bán hàng là $340.3 triệu USD. Và tiếp tục nhanh chóng phát triển
trong giai đoạn những năm 1980 đến 1990.
Trong năm 2005, Wal-Mart là tập đoàn bán lẻ đứng hàng đầu thế giới và là
tập đoàn mạnh thứ hai sau Exxon Mobil. Kết thúc năm tài chính vào ngày 31-1-
2006, thu nhập ròng của Wal-Mart là 11,2 triệu USD trên tổng doanh thu bán hàng
là 316 triệu USD, mức tăng trưởng lợi nhuận là 3,5%. Vào ngày 2-11-2006 thu
nhập ròng của công ty đã là 26,7 triệu USD cao hơn so với một năm trước đó. Đó
là một thành quả to lớn của tập đoàn bán lẻ này khi họ đã chiếm lĩnh 20% thị phần
bán lẻ tại Mỹ và Mexico. Và chiếm 22% thị phần về đồ chơi mà nổi bật là loại đồ
chơi Toys*R*Us, một thương hiệu có từ khoảng cuối thập niên 90.
2.4.2.2. Hệ thống cửa hàng và sản phẩm.
Diện tích: 3,000x21,000 (m2)
Sản phẩm: các loại hàng hoá thông
thường như thực phẩm chín, đông lạnh,
các phẩm sữa, gia dụng, dụng cụ, đồ điện
tử….. Nhiều Wal-Mart Discount Stores
cũng có những đặc trưng để tạo nên sự
khác biệt như một garden center,
pharmacy, Tire & Lube Express, optical
center, one-hour photo processing lab,
portrait studio, hay như một cửa hàng fast
food.
Đặc điểm: Đây là mô hình phổ biến của
Wal-Mart.
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 26
Wal-mart supercenter
Wal-Mart Neighborhood Market
Sam's Club
Đây là một hệ thống kho dùng để bán tạp hoá, và các sản phẩm thông dụng khác,
có một điểm khác biệt là Sam’s Club chỉ bán cho các khách hàng thân quen của
mình, hiện có khoảng 574 Sam’s Club tại Mỹ.
Wal-Mart International
Madison Heights,
Virginia, United States.
Diện tich: 9,000x24,000 (m2)
Sản Phẩm: Các mặt hàng thông thường
tương tự như Wal-Mart Discount Stores
và cũng có những sự khác biệt. Tuy nhiên ở
đây, Wal-Mart phân chia các mặt hàng,
dịch vụ ra từng khu, và cũng có các dịch vụ
tương tự như trên thậm chí có cả cửa hàng
cung cấp dịch vụ điện thoại, beauty salons,
cửa hàng cho thuê phim, trung tâm giải trí
gia đình, chi nhánh ngân hàng địa phương,
và cả việc bán gas…..
Đậc điểm: lớn hơn Wal-Mart Discount
Stores, có nhiều dịch vụ và sản phẩm đa
dạng hơn, và có hai cổng chính.
Diện tích: 3,900m2
Sản phẩm: tương tự như hai mô
hình trên, nhưng hàng hóa không
đa dạng bằng, có tính chất gần
gũi như chợ.
Đặc điểm: Thường chỉ xuất hiện
tại các vùng nông thôn.
Winter Springs, Florida.
Wal-Mart Supercenter
in Torreón, Mexico.
Wal-Mart Supercenter in
Bucheon, South Korea.
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 27
Hiện tại Wal-Mart có khoảng 2700 cửa hàng có mặt trên 14 quốc gia.
2.4.2.3. Động thái của ngưới bán.
- Kế hoạch mở rộng nhóm khách hàng.
Theo một thông tin trên Wall Street Journal vào 7-9-2006 Wal-Mart đang
chuẩn bị kế hoạch để mở rộng nhóm khách hàng tiềm năng của mình từ one-size-
fits-all (tạm dịch: chỉ một nhóm khách hàng phù hợp với cửa hàng) sang fitting
(tạm dịch: tất cả đếu phù hợp). Được chia làm 6 nhóm: người Mỹ gốc phi, người
giàu có, người vô gia cư, Người la tinh, người sống ngoại ô và người dân ở thôn
quê. Như vậy kế hoạch trên cho thấy Wal-Mart đang bắt đầu cho chiến dịch thay
đổi hình tượng của mình, không chỉ phục vụ đối tượng “con nhà nghèo” mà còn
phục vụ cho những đối tượng “con nhà giàu” và các đối tượng khác.
- Giá cả: đây cũng là một đặc điểm chính của bất kỳ cửa hàng giảm giá nào đó
là giá cả của tất cả các mặt hàng phải thấp hơn các nhà bán lẻ khác ( không so
sánh với cửa hàng một đô).
2.4.2.4. Khách hàng của Wal-Mart.
Khách hàng của Wal-Mart là hệ thống khách hàng toàn cầu nơi mà có sự hiện
diện của họ. Tuy nhiên về cơ bản tại Mỹ, người ta nhận thấy khách hàng của Wal-
Mart có những đặc điểm như sau:
- Đa số họ là người có mức thu nhập thấp so với mức trung bình của quốc gia.
- Một điều tra cho biết rằng, 1/5 khách hàng của Wal-Mart không có tài khoản
tại ngân hàng.
- Trong cuộc bầu cử năm 2004, có đến 76% những người mua sắm tại Wal-Mart
bỏ phiếu cho George W Bush. Trong khi đó chỉ có 23% bầu John Kerry. Trái lại
những người không mua sắm tại Wal-Mart (những người nói không với Wal-
Mart) đến 80% bầu cho John Kerry trong khi Geogre W Bush chỉ có được 18%
người ủng hộ.
2.4.2.5. Chúng ta nói gì?.
Ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa xuất hiện loại cửa hàng giảm giá nào
(không tính các cửa hàng giảm giá theo thời vụ), và theo chúng tôi lý do đó là vì:
- Các công ty trong nước năng lực còn yếu chưa đủ năng lực để có thể ép giá
nhà sản xuất.
- Quan niệm cũ thường thích bán với giá cáo hơn là bán với giá thấp.
Chuyện gì sẽ xảy ra khi Wal-Mart vào Việt Nam,
Theo dự báo thì sau khi Việt Nam vào WTO, Wal-Mart và một số tập đoàn
bán lẻ khác sẽ tiếp cận thị trường Việt Nam.
Nhận định:
- Khách hàng sẽ đổ xô đi mua sắm vì giá rẻ.
- Trong giai đoạn đầu khách hàng của họ không phải phân loại theo thu nhập.
- Tình hình sẽ khó khăn cho các nhà bán lẻ trong nước.
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 28
- Một số công ty bán lẻ sẽ phải giã từ cuộc chơi, tuy nhiên nếu công ty nào đủ
sức chống trả thì về lâu dài khách hàng sẽ có thể quay lại với mình nếu như mình
có những chính sách tốt cũng như sự chuẩn bị tốt (xem phần giải pháp trong
chương 3).
2.4.2.6. Một số cửa hàng giảm giá khác: Kmart, Target, …
2.5. Supermarket - Siêu thị.
2.5.1. Giới thiệu.
Siêu thị là một cửa hàng tự phục vụ được chia ra nhiều khu vực, bộ phận
cung cấp nhiều loại mặt hàng khác nhau như: thức ăn, quần áo, mỹ phẩm, đồ dùng
gia đình,………... Nó có qui mô lớn và có nhiều sự lựa chọn hơn là cửa hàng bách
hóa truyền thống.
Ở Việt Nam, siêu thị là một loại hình giải trí văn hoá nhằm thỏa mãn nhu
cầu nhìn ngắm và chọn lựa của người dân – là hình thức bán lẻ giành cho mọi đối
tượng xã hội.
Tuy chỉ mới phát triển tại Việt Nam năm 1994, từ 10 siêu thị ở 4/64 tỉnh
thành phố thì 10 năm sau đã có khoảng 150 siêu thị đang hoạt động tại 25 tỉnh
thành. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của kênh phân phối hiện đại này khoảng
15%-20%. Từ chỗ chỉ chiếm dưới 3% thị phần bán lẻ, siêu thị đã tăng lên khoản
trên 20% và tốc độ này vẫn chưa dừng lại. Người tiêu dùng Việt Nam đã có xu
hướng chuyển từ mua sắm tại chợ truyền thống sang mua sắm tại siêu thị. Ở
Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội hiện nay có trên 80% hộ gia đình có thói quen đi chợ
hảng ngày. Chỉ hơn 10% hộ thích đi siêu thị thay cho đi chợ hàng tuần nhưng nếu
chỉ đi 1 lần/tháng thì con số tăng lên tới hơn 60%. Một số siêu thị mà người dân
đến như Maximak, Big C, Metro, Citimart,… mỗi siêu thị có những đặc trưng và
ưu điểm riêng. Tuy nhiên ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu vài nét về siêu thị
Co.opMart.
2.5.2. Siêu thị CO.OPMART.
2.5.2.1. Vài nét về Co.op Mart.
Bước vào lĩnh vực siêu thị bán lẻ từ năm 1996, sau 8 năm, Saigon
Co.op đã đưa 12 Co.opMart đi vào hoạt động, hiện chiếm trên 50% thị phần siêu
thị tại TP.HCM. Từ cuối năm 2000, Saigon Co.op đã quyết định tiến hành xây
dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào
hoạt động quản lý kinh doanh tại đơn vị và hệ thống siêu thị Co.opMart để phục
vụ khách hàng hiệu quả nhất. Cũng theo bình chọn này, Saigon Co.op tiếp tục là
nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Saigon Co.op chiếm
vị trí số 1 của các nhà cung cấp hàng hóa tại Việt Nam và lọt vào top 500 nhà bán
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 29
lẻ lớn trong khu vực của tạp chí này. Năm ngoái, Saigon Co.op ở thứ hạng 330, có
nghĩa là trên bảng xếp hạng năm nay Saigon Co.op đã tụt 37 bậc.
Tên chính thức : Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại TP Hồ Chí Minh
Tên giao dịch đối ngoại : Saigon Union of Trading Co-operatives
Tên viết tắt : Saigon Co.op
Thành lập : 12/5/1989
Địa điểm : Trụ sở chính tại 199-205 Nguyễn Thái Học, Quận 1, Tp HCM
Điện thoại : ( 84.8 ) 8.360.143
Fax : ( 84.8 )8.370.560
Email : sgcoop@saigonco-op.com.vn
Website : www.saigonco-op.com.vn
Hệ Thống Co.op Mart
Siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh
Siêu thị Co.opMart Trần Hưng Đạo
Siêu thị Co.opMart Hậu Giang
Siêu thị Co.opMart Ðầm Sen
Siêu thị Co.op Mart Nguyễn Ðình Chiểu
Siêu thị Co.opMart Ðinh Tiên Hoàng
Siêu thị Co.opMart Phú Lâm
Siêu thị Co.opMart Thắng Lợi
Siêu thị Co.opMart Phú Mỹ Hưng
Siêu thị Co.opMart Nguyễn Kiệm
Siêu thị Co.opMart Xa lộ Hà Nội
Siêu thị Co.opMart Qui Nhơn
Siêu thị Co.opMart Cần Thơ
Siêu thị Co.opMart Mỹ Tho
Thương hiệu Co.opMart đã trở thành một trong những thương hiệu có tên
tuổi trên thị trường hệ thống bán lẻ bởi việc luôn cố gắng hoàn thiện để đem đến
sự phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Với gam màu xanh đỏ trắng (Mart màu đỏ,
nhỏ nổi bật trên nền màu xanh của chữ Co.op, hai chữ ấy kết hợp hài hòa trên nền
màu trắng) tạo nên một phong cách riêng, độc đáo cho thương hiệu. Ngoài ra, với
slogan (khẩu hiệu): “Bạn của mọi nhà" và "Nơi mua sắm đáng tin cậy" nó đã trở
nên có sức sống thật sự, tồn tại trong "bộ nhớ" của người tiêu dùng chứ không chỉ
trên băng rôn, tờ bướm quảng cáo hay các bản tin hàng hoá thông thường.
Và chỉ mới 10 năm Co.opMart đã tạo được uy tín vững chắc chẳng những
trong nước mà cả khu vực Đông Nam Á, có nhiều đối tác lớn trong vùng, học tập
được nhiều kinh nghiệm trên thương trường Quốc tế.
2.5.2.2. Cách thức bán hàng:
Để đi đến sự thống nhất về phương thức bán hàng ban lãnh đạo Co.opMart đã
mất không ít thời gian cho việc nghiên cứu, điều tra, tìm hiểu, học hỏi từ các mô
hình siêu thị trên thế giới, tìm hiểu nhu cầu của thị trường trong nước... Sau đây là
một số chiêu thức bán hàng như về trưng bày hàng hóa, chính sách khuyến mãi,
nhân viên phục vụ, máy móc, thiết bị dành cho việc bán hàng,…
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 30
- Hình thức trưng bày:
Khi bước vào siêu thị Co.opMart, bạn không chỉ bị choáng ngợp bởi nhiều
chủng lọai hàng hóa khác nhau mà bạn còn bị thu hút bởi cách thức trình bày bắt
mắt không kém gì bất cứ siêu thị nước ngoài nào nhất là hàng thực phẩm, với cách
thức bài trí thông thường như sau:
o Tầng trệt: mỹ phẩm, giày dép, hoa quả, thực phẩm từ thực phẩm tươi sống đến
thực phẩm chế biến, đồ khô,… Còn có các món ăn được chế biến, đầu tư phong
phú, các bà nội trợ tha hồ lựa chọn cho bữa cơm gia đình vừa ngon lại vừa thuận
tiện về thời gian. Nếu khách hàng chưa ăn sáng có thể lưa chọn một trong những
món ăn đã được bán sẵn ở tầng này.
o Tầng 1: quần áo may sẵn, vải vóc; hàng điện, điện tử; dụng cụ nhà bếp, đồ nội
thất, hàng nhựa gia dụng... Chưa hết, còn có nhà sách, khu giải trí cho trẻ em.
Khách hàng có thể yên tâm vừa lựa chọn những mẫu áo, đồ dùng gia đình vừa có
thể cho chúng chơi những trò chơi để chúng khỏi quấy rầy đến những người bên
cạnh..
Ngoài ra, còn có khu vực gửi xe khách hàng có thể yên tâm mua sắm mà
không cần phải lo sợ bị mất xe, hay phải đứng đợi ở ngoài vì không có chỗ gửi,
như vậy sẽ hạn chế thời gian mua sắm.
- Máy móc thiết bị, phục vụ bán hàng:
o Máy tính tiền: Hệ thống máy tính tiền hiện đại đọc qua hệ thống mã vạch, mỗi
mặt hàng chỉ được tính trong vài giây, do đó khách hàng không cần phải chờ đợi
lâu để có được mặt hàng mà mình mua. Hiện nay, Co.opMart đã tăng cường 2-4
quầy thu ngân phụ cho mỗi siêu thị. Mặt khác, Co.opMart còn bố trí một quầy thu
ngân riêng cho những khách hàng mua dưới 10 sản phẩm, tăng cường lực lượng
xếp hàng vào bao để thu ngân hoạt động nhanh tay hơn, tổ chức đóng gói sẵn một
số sản phẩm, đồng thời bố trí người điều phối hài hoà lượng khách hàng thanh
toán tại các quầy.
o Máy lạnh: Hệ thống máy lạnh được đặt khắp cả trong siêu thị. Bạn có thể đi
mua sắm bất kỳ lúc nào mà không sợ bị nóng hay bị lạnh, vì nó được lan tỏa khắp
các khu vực, gian hàng, tạo không khí mát lạnh, dễ chịu cho người mua.
o Máy camera: Trong siêu thị, có lắp đặt camera quan sát, bố trí nhân viên bảo
vệ giả làm khách mua hàng trà trộn trong siêu thị, lắp đặt bộ từ bằng nhựa hoặc
tem chống trộm bằng từ tính đính trên sản phẩm. Loại bọ từ và tem từ tính này sẽ
được một cổng từ kiểm soát trong phạm vi phát sóng từ ở khoảng cách 0,9-1,5m,
đặt ngay cổng ra vào của khu vực hàng tự chọn. Nếu khách hàng quên thanh toán
hoặc cất giấu các sản phẩm có gắn bọ từ - tem từ trong người, khi đi ngang qua
cổng từ, còi báo động sẽ kêu “tít tít”. Đối với hàng quần áo thường chọn hình
thức gắn bọ từ bằng nhựa (tag) lên sản phẩm. Bọ từ nhựa là một miếng nhựa, được
giữ bằng một đinh ghim. Muốn tháo bọ nhựa ra khỏi sản phẩm phải dùng đến thiết
bị. Riêng các sản phẩm tiêu dùng khác như thực phẩm, hóa mỹ phẩm, chọn cách
dán tem từ có hình dán bên ngoài rất giống với tem của mã hàng, nhưng nếu đưa
tay sờ lên mặt tem thì mới thấy cộm vì bên dưới loại tem này có gắn thiết bị cảm
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 31
ứng từ. Như vậy, khách hàng có thể yên tâm về hệ thống bảo mật, tránh tình trạng
trộm cắp làm cho một số người lo ngại, không dám đi mua sắm.
- Nhân viên:
o Nhân viên bán hàng: vui vẻ, thân thiện, ân cần, nhã nhặn, trung thực bạn có thể
hỏi nhân viên về một món hàng hay thực phẩm họ sẽ hướng dẫn một cách cặn kẽ
hay đưa ra những lời khuyên đúng đắn. Cũng có thể tự do lựa chọn hàng hóa mà
không sợ bị người bán hàng khó chịu vì bị mất mở hàng hoặc trả giá quá sát…,
được ngắm thỏa thích và học cách sử dụng những mặt hàng mới từ các nhân viên
bán hàng. Ngoài ra, với bộ đồng phục xanh dương phù hợp với thương hiệu
Co.opMart đã tạo cho nhân viên một phong cách chuyên nghiệp, lịch sự.
o Nhân viên quản lý: phong cách làm việc năng động do sự bổ sung liên tục nhân
sự trẻ giữ các chức vụ chủ chốt, từ Giám Đốc siêu thị, Trưởng, phó phòng chuyên
môn cho đến thành viên trong Ban Tổng Giám Đốc (điều này có được nhờ sự ra
đời khá đều đặn của các Co.opMart, góp phần tạo nên sự năng động trong toàn bộ
máy ); của việc " bảo toàn lực lượng " hay nói cách khác là không bị mất chất xám
khi cử người sang các liên doanh hay đưa đi đào tạo ở nước ngoài. Chính vì điều
này sẽ làm cho khách hàng tin tưởng vào hệ thống bán hàng, bởi hệ thống này đã
được quản lý bởi những người có chuyên môn.
- Thời gian phục vụ:
Từ 8 giờ sáng đến 10 giờ tối (cả chủ nhật và ngày lễ). Như vậy khách hàng
có thể lựa chọn thời gian hợp phù hợp nhất để đi mua sắm.
- Chính sách khuyến mãi:
Đặc biệt để gây ấn tượng và lôi cuốn khách hàng, Co.opMart có nhiều
chương trình khuyến mãi mới, hấp dẫn. Ví dụ như chương trình “Người tiêu dùng
và hàng Việt Nam Chầt Lượng Cao” lần 9 với chủ đề “Người Việt Nam, tự hào
dùng hàng Việt Nam” được thực hiện tại hệ thống siêu thị Co.opMart đã diễn ra
vào ngày 28-8 đến 1-10-2006, với sự hợp tác giữa Saigon Co.op, Báo Sài Gòn
Tiếp thị và 82 nhà cung cấp hàng Việt Nam tham gia. Tham gia chương trình,
người tiêu dùng được hưởng nhiều ưu đãi, và quyền lợi đặc biệt như: Chương trình
“Giá đặc biệt”: Đợt 1: từ 28-8 đến 10-9-2006. Đợt 2: từ 11-9 đến 1-10-2006 với
trên 500 mặt hàng thiết yếu - chủ lực được bán với giá giảm từ 5%-30% so với
giá thông thường. Bên cạnh việc mua hàng với giá đặc biệt, chương trình “Quà
tặng hàng Việt Nam Chầt Lượng Cao” sẽ mang đến cho người tiêu dùng gần 300
phần quà/1ngày. Thêm vào đó Co.opMart đã tặng riêng 40.000 phiếu giảm giá
10% cho các thầy cô giáo đến mua hàng tại hệ thống siêu thị Co.opMart (từ 19/11
đến 21/11). Đến mua hàng vào ngày 19/11, các thầy cô còn được giảm giá hai lần:
giảm giá trên sản phẩm APEC và giảm giá trên phiếu mừng 20/11
Ngoài hoạt động khuyến mãi tại hệ thống siêu thị Co.opMart, Saigon Co.op
còn tổ chức đội bán hàng lưu động đưa hàng đi bán tại các xã vùng ven, các huyện
ngoại thành, với các mặt hàng chủ yếu là hàng tiêu dùng, các mặt hàng khuyến
mãi đang bán tại hệ thống siêu thị Co.opMart với giá giảm tương đương với giá
bán tại hệ thống siêu thị Co.opMart. Từ ngày 7-9-2006 đến ngày 29-9-2006, Cửa
hàng bán hàng lưu động Saigon Co.op bán tại 12 xã thuộc các huyện Nhà Bè, Hóc
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 32
Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ. Từ ngày 1-9-2006 đến ngày 28-9-2006, hệ
thống siêu thị Co.opMart đã tổ chức đội bán hàng lưu động tại 41 xã thuộc các
huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và quận 9, TP.HCM.
- Bán hàng qua mạng:
Siêu thị Co.opMart có ưu thế vừa có chỗ thi thố trên
“mặt đất” qua hệ thống các Co.opMart ở nhiều quận huyện,
tỉnh thành vừa có diện tích ở trên “trời” - siêu thị điện tử
trên mạng. Co.opMart (www.saigon-
coopmart.com.vn)…đang khuấy động thị trường mua sắm
qua mạng máy tính. Những chương trình khuyến mãi được
đẩy lên mạng để thông tin cho mọi người và ai cũng có thể
tranh thủ đăng ký một gói hàng cuối năm bằng cách “nhấp
chuột”. Lượng hàng hoá trên mạng cũng dần dần trở nên
phong phú hơn trước nhờ sự phối hợp giữa các đơn vị kinh doanh trên mạng với
các nhà phân phối. Các nhà sản xuất, nhà phân phối hàng tiêu dùng cũng muốn có
thêm một kênh phân phối mới bên cạnh các kênh phân phối truyền thống hiện nay.
Đồng thời, khả năng chuyển tải thông tin về những chương trình khuyến mãi qua
mạng sẽ nhanh hơn việc chờ quảng cáo hoặc đăng tải thông tin trên các báo.
Khách hàng muốn mua một sản phẩm nào đó chỉ cần điền vào đơn đặt hàng trên
mạng, sau đó kiểm tra lại đơn đặt hàng đã đủ chưa, nếu thừa thì delete còn thiếu
thì update vào. Có thể bổ sung chi tiết của món hàng cần mua như màu sắc, kích
cỡ, mùi vị…. tạo sự thuận tiện cho người mua. Co.opMart cũng miễn phí vận
chuyển khu vực nội thành, chiết khấu cho khách đặt hàng với số lượng lớn. Với
cách thức bán hàng này Co.opMart đã thu hút được một lượng lớn khách hàng trở
thành khách hàng quen thuộc và thường xuyên, làm tăng doanh thu cho siêu thị.
2.5.2.3. Khách hàng của Co.op Mart.
Lượng khách hàng đến mua sắm tại hệ thống siêu thị Co.op Mart đạt trên
9,5 triệu lượt khách, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2004. Bình quân mỗi ngày,
hệ thống siêu thị Co.op Mart đón trên 55.000 lượt khách.
Những đối tượng khách hàng đến với hệ thống siêu thị Co.opMart:
- Đa số là những người nội trợ đủ mọi thành phần lứa tuổi.
- Họ thường là những người có thu nhập trung bình khá trở lên.
- Họ là những người không thích sự ồn ào náo nhiệt của việc mua sắm ngoài
chợ.
- Họ không thích trả giá
- Họ là những người mua sắm bốc đồng, vì có thể họ đến siêu thị là đi cùng với
bạn bè, hoặc chỉ để ngắm nhưng có thể một mặt hàng nào đó khiến họ không thể
kiềm lại cái cảm giác thích mua sắm bốc đồng của mình.
- Họ là những người bận rộn.
- Họ là những người quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Họ thường xống ở khu vực thành phố.
Siêu thị Coopmart
lên Internet hoà nhập
vào xu hướng thương
mại điện tử.
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 33
2.5.2.4. Chúng ta nói gì?
Hiện nay, các siêu thị ở Tp.HCM, nhìn chung đã có cố gắng trong việc
quan tâm đến người mua hàng, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố khiến người mua hàng
thấy chưa thoải mái:
- Giá cả hàng hóa: Chẳng hạn tại siêu thị Marximart đường 3-2, khách hàng
không thể mua trọn gói một thùng mì tôm hay một thùng bia. Họ mua cả thùng
nhưng lại được tính tiền theo lối phải phân ra từng gói mỳ hay từng lon bia và
nhân tiền lên cộng thuế VAT. Kết quả là hàng hoá đắt đáng kể so với mua một
thùng mỳ tôm hay một thùng bia ở các cửa hàng chuyên bán các sản phẩm này
ngoài đường.
- Phiếu quà tặng: Các khách hàng mua hàng bằng vé quà tặng thường gặp rắc
rối khi trả tiền do người bán hàng xem đi xét lại vé quà tặng và khách hàng cũng
phải mua hết giá trị của vé mà không được trả lại tiền thừa.
- Hàng hóa: Nhiều mặt hàng không in rõ giá, thậm chí chưa có tem giá nên có
khi khách hàng đã chọn lựa tơi bời mới lấy nó ra được thì quầy tính tiền không thể
tính tiền, báo phải chờ đợi. Ða phần khách hàng thường bỏ không mua mặt hàng
đó nữa. Phần đông người mua chỉ mua thịt và đồ khô. Họ ít mua rau vì rau được
bảo quản kém, nhìn không hấp dẫn và lượng rau héo khá nhiều.
- Trình bày: Một số quầy hàng cách xếp đặt không hợp lý. Như tại siêu thị
Coopmart Nguyễn Ðình Chiểu, cho dù lượng quần áo bán cho dân chúng ở đây rất
phong phú nhưng do cách trình bày theo kiểu dùng các móc móc quần áo sít sao
trên sào hay đổ chồng đống đủ kiểu và đủ loại với nhau nên khách hàng muốn tìm
mua cho mình một bộ quần áo hợp lý là rất khó khăn.
- Lối đi: Đa phần các siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh có lối đi nhỏ, hẹp, chen chúc,
lối thóat hiểm thiếu thốn Chính vì thế mà có một vài siêu thị đã có tên trong danh
sách các tòa nhà dễ cháy. Một số bãi giữ xe vẫn còn thấy rác rến làm cho khách
hàng cảm thấy khó chịu, dẫn đến việc không muốn quay lại mua sắm lần nữa.
- Không phải là chỗ dành cho người nghèo: Trong siêu thị mặt hàng nào cũng
đắt hơn bên ngoài từ vài chục phần trăm, có khi tới gấp đôi, nên người nghèo
thường không đến siêu thị. Thậm chí khi siêu thị phát triển ào ạt tạo ra càng nhiều
vùng sa mạc hàng hóa, sẽ khiến người nghèo, người không có điều kiện tiếp cận
còn tiếp tục khó khăn hơn. Kể từ khi có siêu thị một số sạp hàng bán lẻ ngoài chợ
phải nghỉ vì mất khách, khiến cho hoạt động các chợ, các khu vực mua bán tạm
dần dần bị thu hẹp. Các chuyên gia kinh tế gọi tình trạng này là “sa mạc hóa hàng
hóa”.
=> Tóm lại, để khắc phục những tình trạng trên các siêu thị cần có những biện
pháp như là:
- Giá cả hàng hóa cần có thêm những giá bán sỉ để khuyến khích khách hàng
mua nhiều sản phẩm và họ cũng sẽ cảm thấy thích thú vì mình đã tiết kiệm được
một số tiền so với khi mua một sản phẩm.
- Có một dấu hiệu đặc biệt nào đó trên các phiếu tặng quà, giảm giá để nhân viên
có thể nhận biết được ngay, không làm mất thời gian của khách hàng.
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 34
- Cần kiểm soát chặt chẽ việc in tem giá để khách hàng có thể biết chính xác giá
cả mặt hàng mà mình muốn mua.
- Thường xuyên đổi mới rau quả, tránh tình trạng khô héo.
- Các quầy hàng cần được trình bày một cách hợp lý, bắt mắt, thuận lợi cho việc
lựa chọn của người mua.
- Cần quan tâm triệt để đến công tác phòng cháy và chữa cháy, tạo thêm các lối
thoát hiểm và phải mở được dễ dàng các lối thoát hiểm này
- Tạo công ăn, việc làm cho người nghèo bằng cách lấy nguồn hàng từ người
nông dân để họ không bị thất nghiệp.
- Cần làm sạch hơn ở khu vực bãi giữa xe để tạo được bộ mặt bên ngoài cho các
siêu thị.
2.5.2.5. Các siêu thị khác: Siêu thị Big C, siêu thị Maximart, Siêu thị Metro,
Siêu thị Sài Gòn………..
2.6. Các định chế bán lẻ khác.
2.6.1. Dollar Store – Cửa hàng một đô.
- Khái niệm: Cửa hàng một đô là loại cửa hàng chỉ bán những món hàng có giá
trị thấp từ một USD trở xuống
- Sản phẩm kinh doanh (thường thấy trong các cửa hàng một đô).
* Dụng cụ làm sạch: bọt biển, bình xịt, giẻ lau, dụng cụ hốt rác…
* Dụng cụ nhỏ: tua-vít, cờ-lê, đèn pin, móc khóa, dây thừng.
* Dụng cụ nhà bếp: dao, đồ bóc vỏ, chén, đĩa….
* Dụng cụ văn phòng nhỏ: bút, giấy, kẹp giấy, tẩy..
* Dụng cụ trang trí trong các ngày lễ: đồ trang trí lễ giáng sinh, trứng phục sinh…
* Dụng cụ làm vườn; kéo tỉa hoa….
* Và nhiều mặt hàng thông dụng có giá trị nhỏ khác như xà bông, pin, đèn pin…
- Khách hàng:
* Khách hàng của cửa hàng một đô là mọi thành phần trong xã hội, nhưng đa phần
họ có thu nhập không cao có thể cho rằng là thấp.
* Họ cũng chỉ mua sản phẩm khi họ cần, hoặc sản phẩm hết bất ngờ, không có yếu
tố mua nhiều để giảm giá hay mua dự trữ.
* Độ tuổi của họ cũng rất khác biệt ( ví dụ một em nhỏ thì có thể mua tập vở, một
người nội trợ thì có thể mua chén đĩa…)
* Họ có thể ở thành thị, nhưng thường cửa hàng loại này phù hợp với người dân
vùng nông thôn hơn.
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 35
- Giới thiệu cửa hàng một đô tiêu biểu:
Type Dollar store
Founded 1986
Headquarters Chesapeake, Virginia, USA
Industry Retail
Products Snacks, Toys, Books, Food, Housewares, Dollar Closeouts
Website
Dollar Tree Stores, Inc. là một trong những công ty bán lẻ dạng cửa hàng
một USD nổi tiếng của Mỹ có trụ sở chính tại Chesapeake, Virginia. Mỗi món
hàng mà cửa hàng này bán ra có giá thấp hơn hoặc bằng một đô và đây là một
trong những cửa hàng một USD đúng nghĩa (vì một số cửa hàng tuy có chữ
Dollar, nhưng không phải là cửa hàng một đô vì họ có bán sản phẩm cao hơn một
đô, mục đích họ sử dụng chữ “dollar” là vì chính phủ không đánh thuế những mặt
hàng có giá trị dưới một đô). Tính đến ngày 29-7-2006, Dollar Tree đang có mạng
lưới 3,156 cửa hàng trên 48 bang của Mỹ.
Hiện nay đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Dollar Tree là Family Dollar và
Dollar General, Fred’s cùng với một số các công ty và tập đoàn bán lẻ khác.
- Chúng ta nói gì? – Chúng ta chưa có cửa hàng một đô và chúng ta nên có
những cửa hàng như vậy. Vì trên thế giới, cửa hàng một đô chính là đối thủ đáng
gờm của Wal-Mart, mà đại gia này thì đang chuẩn bị đến Việt Nam, như vậy
chúng ta không nên quá tự tin vào văn hoá tiêu dùng “người Việt sài hàng Việt”,
phải có sự sẵn sàng đón đầu và cách xây dựng những cửa hàng một đô là chiến
lược hiệu quả.
Thực ra cửa hàng một đô cũng giống như các cửa hàng bán lẻ nhỏ truyền
thống đã có mặt từ lâu ở Việt Nam, nhưng cách bán lẻ này thiếu chuyên nghiệp và
sự chăm sóc khách hàng do đa phần người bán là những người tự mở cửa hàng và
đứng bán. Còn cửa hàng một đô thực sự là một doanh nghiệp nên có những chiến
lược và mục tiêu rõ ràng, có những chíến dịch bán hàng cũng như những chiến
thuật chăm sóc khách hàng, đó cũng là cái mà các đại gia chiết khấu cũng thường
làm.
2.6.2. Hypermarket – Siêu siêu thị.
- Khái niệm: Hypermarket là sự kết hợp của Siêu thị (supermarket) và cửa hàng
bách hoá tổng hợp (Department store). Khách hàng sẽ hoàn toàn bị choáng ngợp
bởi một không gian rộng lớn khoảng từ 45,000 dến 65,000 m2 và có thể rộng hơn
với hàng trăm nghìn chủng loại hàng hoá và dịch vụ mà khách hàng cho dù đi cả
ngày cũng không thể nào đi hết.
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 36
France's Carrefour là kẻ tiên phong trong việc xây dựng một hypermarket
vào năm 1963 tại Sainte-Geneviève-des-Bois, Pháp. Còn hypermarket đầu tiên tại
Mỹ được giới thiệu bởi Oshawa group gần Montreal vào năm 1973,.
- Sản phẩm: vì là sự kết hợp của hai mô hình bán lẻ quy mô lớn nên hàng hóa
của hypermarket là sự cộng lại của mô hình này đồng thời còn có thêm những loại
hàng hoá, dịch vụ mà các hình thức kia có thể không có như trạm xăng, cửa hàng
thuốc, dịch vụ sữa xe là một ví dụ. Còn về giá cả, thì các Hypermarket không có
khác biệt gì so với supermarket và Department Store.
- Khách hàng: Khách hàng của hypermarket là những người có thu nhập cao,
họ thường đến hypermarket vào những ngày cuối tuần để mua sắm và hưởng các
dịch vụ mà loại hình này mang lại, cũng xin nói thêm là các hypermarket thường
chỉ nằm vùng ngoại ô, vì nó quá rộng nên không thích hợp trong khu vực nội
thành.
- Giới thiệu Hypermarket tiêu biểu:
Type Grocery/Department store/Hypermarket
Founded 1922 (Portland, Oregon)
Headquarters Portland, Oregon
Key people Micheal Ellis, president
Industry Retail
Products
Food, clothing, footwear, bedding,
furniture, jewelry, beauty products,
electronics, toys, lumber, garden supplies
and housewares.
Parent Kroger
Website
Fred Meyer, Inc là một trong những nhà bán lẻ được thành lập vào năm
1922 tại khu phố kinh doanh ở Portland, Oregon bởi Fred G. Meyer. Họ là công
ty tiên phong trong việc định dạng một mô hình kinh doanh mới tại Mỹ là
hypermarket
- Chúng ta nói gì? – Một biện pháp rất hay cho việc bảo vệ nền bán lẻ trong
nước. Có thể nói Việt Nam đã gia nhập WTO trong khi nền bán lẻ trong nước còn
chưa đủ lực, vậy tại sao không quy định những nhà bán lẻ muốn xây siêu thị thì
phải xây đó là Hypermarket, như vậy sẽ hạn chế được việc họ đầu tư quá nhiều
vào siêu thị, thêm nữa các hypermarket thường nằm khu vực ngoại thành nên cũng
có ý nghĩa trong việc bảo vệ nền bán lẻ trong nước, vì đa phần người ta ngại đi xa,
và thu nhập của người Việt Nam cũng chưa xứng tầm để vào các hypermarket.
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 37
CHƯƠNG 3. BÁN LẺ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ
ĐẦU WTO, NHẬN ĐỊNH – GIẢI PHÁP.
Năm 2005, tổng mức hàng hoá bán lẻ tại Việt Nam đạt 23,5 tỉ USD, tăng
25%, số lượng người tiêu dùng tăng 16%. Theo thống kê, số doanh nhân trong
ngành bán lẻ có độ tuổi dưới 30 chiếm tới 50% đủ cho thấy tính năng động, hấp
dẫn trong lĩnh vực kinh doanh này.
Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một trong bảy thị trường bán
lẻ hấp dẫn nhất trên thế giới và sẽ là điểm “tập kết“ của các tập đoàn bán lẻ quốc
tế.
Đến lúc đó những nhà bán lẻ trong nước sẽ ra sao, nếu cứ mãi “nhỏ“ như
bây giờ?
3.1. Bán lẻ ở Việt Nam thời kỳ đầu WTO “cá lớn nuốt cá bé”.
Mười năm trước, Wal-Mart đến Trung
Quốc theo hình thức liên doanh rồi cuối cùng là
100% vốn của họ. Wal-Mart thu mua các sản
phẩm của các nhà sản xuất Trung Quốc để đa
dạng hoá mặt hàng, đồng thời trang trí các trung
tâm phân phối này thật đẹp. Để rồi sau 10 năm,
không chỉ một số tập đoàn nước ngoài khác đang
có mặt tại Trung Quốc mà ngay các nhà phân phối
Trung Quốc cũng không thể cạnh tranh nổi với họ. Theo tính toán, cứ một điểm
bán hàng mà Wal-Mart mở ra, thì trong vòng bán kính 35 km vuông lại có tới 3
nhà phân phối Trung Quốc bị phá sản.
Trung Nguyên từng đám phán với Wal-Mart để phân phối cà phê ra thế
giới, nhưng cứ 6 tháng, Wal-Mart đưa những yêu sách có lợi cho họ. Ông Đặng Lê
Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Trung Nguyên cho rằng, một khi những tập đoàn lớn
như Wal-Mart vào Việt Nam, các nhà phân phối khác ở Việt Nam coi như không
có đất sống, và nhà sản xuất sẽ trở thành làm thuê, cả triệu người làm trong ngành
bán lẻ sẽ mất việc. Theo ông Vũ, phía Việt Nam nên cấp giấy phép cho người
nước ngoài ở vị trí xa trung tâm, nhằm tránh rủi ro quá cao cho các nhà phân phối
nội địa. Ý kiến của Vũ xem chừng không thoả đáng, nhất là khi Việt Nam đã vào
WTO. Theo bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư
TP.HCM (ITPC), cũng cần phải tính tới góc độ này, nhất là sức cạnh tranh của đôi
bên còn quá chênh lệch. Với tỉ lệ 10/9 thì còn gọi là cạnh tranh, còn với tỉ lệ 1/10
như hiện nay thì không thể làm phép so sánh.
Chỉ cần siêu thị Metro (xếp vị trí thứ 5 trên toàn cầu) được vào trung tâm
thành phố, thì các nhà phân phối nội địa cũng khó tồn tại. Trong khi đó, việc
hoạch định chính sách đầu tư trong lĩnh vực này giữa các bộ, ngành cũng chưa
thống nhất. Ngay như với trường hợp của Metro, phía bộ thương mại chủ trương
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 38
chỉ cấp giấy phép theo năm, thế nhưng khi vừa trở về sau chuyến công tác nước
ngoài, Bộ Trưởng Bộ thương mại Trương Đình Tuyển cũng thấy bất ngờ khi Bộ
Kế Hoạch và Đầu tư đã cấp giấy phép cho ra đời 8 Metro, 10 Big C (đã làm 4) và
10 Parkson (đã làm 1).
3.2. Những rào cản phân phối.
Mạng lưới bán lẻ hiện đại, đặc biệt là hệ thống siêu thị đang trở thành kênh
phân phối quan trọng tại Việt Nam. Nếu như siêu thị gần như không tồn tại vào
năm 1990, đã vươn lên chiếm tỷ trọng 10–20% thị trường bán lẻ vào đầu những
năm 2000 và tiếp tục phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, theo điều tra của Trung tâm
nghiên cứu người tiêu dùng và doanh nghiệp TP.HCM, trong chín kênh phân phối
chính được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng thì kênh bán hàng qua một đầu
mối chuyên nghiệp được sử dụng nhiều nhất, chiếm tỷ trọng 19%.
Ông Đào Xuân Khương, giám đốc kinh doanh của tập đoàn phân phối Phú
Thái với 2.500 nhân viên trải đều từ Bắc vào Nam, cho biết: Rất nhiều nhà sản
xuất tự đứng ra phân phối sản phẩm, nhưng chi phí sẽ rất cao, chiếm tới 30% giá
thành. Quan trọng hơn, một nhà phân phối chuyên nghiệp sẽ có điều kiện phân
tích thị trường, tư vấn hợp lý cho nhà sản xuất.
Ông Richard Moore, chuyên gia kinh tế của Mỹ, trong một buổi làm việc
tới 20 doanh nghiệp TP.HCM mới đây, phát biểu: Các bạn có một “nền văn hóa“
xe gắn máy, và đó là lý do để 1,16 triệu điểm bán lẻ hộ gia đình ở Việt Nam vẫn
phát triển tốt. Nhận định của ông Moore cũng trùng với dự án của Công ty Trung
Nguyên, có tên “Lên đời chạp phô”. Theo ông Ngô Văn Bình giám đốc kinh
doanh thương hiệu cà phê G7, chủ các tiệm tạp phô và tạp hoá quen ngồi chờ giới
thiệu hoặc giao hàng tận nơi nên thường bị chi phối bởi các chương trình khuyến
mãi, trang trí cửa hàng theo yêu cầu của các nhà sản xuất nên có khi không đẹp
mắt hoặc dẫn đến việc đọng hàng, đọng vốn. Ông Bình cho biết, G7 mart muốn
cải thiện tình trạng này với mục tiêu cửa hàng đẹp, phân phối hàng hợp lý. Ý
tưởng của G7 mart cũng khó thành công khi mà các tên tuổi như Coca Cola hay
Pepsi từng chi nhiều triệu USD để dành được sự độc quyền “cấp cửa hàng” trong
thập niên 90 (thế kỷ trước). Đồng thời tuy chỉ mới công khai “tham vọng“ vươn ra
hệ thống phân phối bán lẻ, thì G7 đã gặp phản ứng, Metro là đơn vị đầu tiên ngưng
phân phối hàng của Trung Nguyên mà không nêu lý do, Ngoài ra, trước G7, tập
đoàn Massan (có thương hiệu Chinsu) đã từng mở nhiều cửa hàng, nhưng sau đó
đã thất bại vì doanh số mà Massan áp cho cửa hàng quá cao, trong khi cửa hàng
chưa đủ gây ấn tượng với người tiêu dùng.
Tại các thành phố lớn thì siêu thị dần trở thành kênh phân phối quan trọng,
nhưng thực tế còn nhiều chuyện đáng phàn nàn. Ông Phạm Đình Hồng, Giám đốc
công ty may Tây Đô cho biết, hàng năm May Tây Đô bán cho Metro ở châu Âu
300.000 sản phẩm, cho Wal-Mart 500.000 sản phẩm, nhưng ngoài siêu thị
Coopmart Cần Thơ, công ty không thể đưa được hàng vào siêu thị trong nước, dù
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 39
giá chỉ bằng 50% giá xuất khẩu. Ông Hồng nói thẳng: “Có lẽ tôi không biết cách
đưa phong bì, nên hàng của công ty mới khó vào.”
Ngay cả Coopmart Cần Thơ, khách hàng báo hết hàng, họ đến gặp trưởng
quầy đề nghị cung ứng thêm thì bị mắng là không biết cách làm việc. Không riêng
gì May Tây Đô, nhiều doanh nghiệp khác cho biết, các siêu thị trong nước rất khó
tiếp cận để đưa hàng vào. Ngược lại, hàng vào Metro, Big C không khó, kể cả ở
nước ngoài.
Một thông tin từ ITPC đáng quan tâm, ở TP.HCM, siêu thị, nhượng quyền thương
hiệu là mô hình thành công, nhưng mô hình này lại chiếm tỷ lệ chưa tới 10% trên
cả nước. Như vậy, để phát triển hệ thống phân phối đồng bộ giữa các tỉnh thành,
thật sự là khó khăn.
Trong bối cảnh hiện nay khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO, các đại gia
bán lẻ nước ngoài đang nhăm nhe vào thị trường Việt Nam, theo ông Hoàng Thọ
Xuân, Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước nhận định” Trong xu thế
văn minh hiện đại, rất cần thiết phải cải tổ lại hệ thống bán lẻ hiện nay tại Việt
Nam bằng những chuỗi cửa hàng nhằm tạo sức mạnh liên kết thị trường nội địa,
đồng thời chia sẻ những rủi ro bất khả kháng”.
Và từ những thực tiễn như trên chúng tôi nói gì?
- Một cuộc chiến của các nhà bán lẻ sắp nổ ra, liệu những gã tý hon trong nước
có thể đánh bại những người khổng lồ, thực tế đã chứng minh là có thể nhưng liệu
chúng ta có thể không khi mà chúng ta vẫn còn quá bao cấp và còn muốn dựa vào
chính sách của quốc gia.
- Liệu sẽ có bao nhiêu nhà bán lẻ trong nước sống sót trong cuốc chiến thị
trường này. Ai là kẻ mạnh thực sự, người khổng lồ hay gã tý hon.
Thực khó mà nói trước được nhiều điều bởi lý luận và thực tiễn không phải
lúc nào cũng giống nhau, tuy chưa biết chắc chúng ta sẽ ra sao, nhưng chúng tôi
cũng xin kiến nghị các giải pháp như sau:
3.3. Giải pháp.
Điều đầu tiên và là điều kiện tiên quyết nhất trong bước đầu hội nhập là đã
đến lúc chúng ta phải liên kết lại và cùng hành động. Bởi vì ông cha ta ngày xưa
vẫn có câu “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.Vâng
sức mạnh đoàn kết bao giờ cũng là điểm mạnh của dân tộc Việt Nam ta trong bất
kỳ cuộc chiến nào. Vậy thì tại sao chúng ta không phát huy tối đa tinh thần đoàn
kết ấy trong một cuộc chiến mà mức độ khốc liệt của nó cũng không hề kém cạnh
bất kỳ cuộc chiến tranh nào, “cuộc chiến giành thị trường”. Trên thực tế, muốn đối
đầu với các nhà bán lẻ lớn nước ngoài thì chúng ta phải gia cố chắc hơn, chuyên
nghiệp hơn các mạng lưới phân phối của mình. Các nhà bán lẻ Việt Nam phải
nhanh chóng trở thành nhà phân phối chuyên nghiệp. Chúng tôi xin lấy dẫn chứng
về Saigon Coop:
Bà Nguyễn Thị Tranh, Phó tổng giám đốc Saigon Coop, cho rằng “Coop
muốn phát triển nhất thiết phải liên kết, nếu không sẽ gặp khó khăn vì thiếu vốn,
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 40
thiếu mặt bằng…” Theo bà Tranh “đã đến lúc các nhà sản xuất và các nhà phân
phối bắt tay nhau để tăng sức mạnh cạnh tranh với nước ngoài. Ngay trong năm
nay, Coop Mart sẽ xây dựng một trung tâm phân phối cấp vùng ở tại đồng bằng
sông Cửu Long”.
Qua những lời nhận định này chúng ta cũng có thể nhận thấy được quyết
tâm của Saigon Coop nói riêng và của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Họ
đã nhận thức rõ được vấn đề và đã chọn cho mình những con đường đi phù hợp
cho mình để có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế nước ta ngày càng
mở cửa.
- Nâng cấp và phát triển nguồn nhân lực của ngành bán lẻ và phân phối, đồng
thời kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất và phân phối, tìm kiếm và tận dụng
các cơ hội thị trường.
- Nâng cấp hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam cả trình độ quản lý công
nghệ thiết bị kỹ thuật, đặc biệt phương thức kinh doanh phải đạt đến chuẩn mực
quốc tế, và nâng cấp co sở hậu cần bán lẻ như: kho, cảng, vận chuyển,…….Ngoài
ra phải tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các cửa hàng bán lẻ trong cùng hệ thống.
Mặt khác để giảm giá thành sản phẩm và không bị nhà phân phối nước ngoài o ép,
các doanh nghiệp sản xuất trong nước cần phải xây dựng các cửa hàng và hệ thống
phân phối của riêng mình.
- Đồng thời chúng ta còn nên học hỏi kinh nghiệm từ một số quốc gia
Malaysia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam trong thời kỳ đầu về thu hút
đầu tư, nhưng để tránh tiếng thiếu bình đẳng, Malaysia đã cấp phép cho nhiều tập
đoàn phân phối lớn, sắp xếp những vị trí gần kề nhằm mục đích để họ trị lẫn nhau,
nhưng quan trọng nhất là Malaysia chỉ đồng ý cho phía nước ngoài mở thêm chi
nhánh sau 5 năm hoạt động.
Hay như Phần Lan khi gia nhập WTO, nhà nước muốn bảo hộ ngành gỗ trong
nước, vấp phải yêu cầu quyết liệt được tham gia của các tập đoàn phân phối gỗ
toàn cầu của Thuỵ Điển, buộc lòng phải đồng ý, nhưng chính phủ nước này khéo
léo mời nhà đầu tư ra ngoại ô.
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 41
KẾT LUẬN
Thị trường ngày nay đã trở thành nơi cạnh tranh khốc liệt của những nhà
bán lẻ.
Đã qua rồi cái thời mà nhà sản xuất cũng chính là người phân phối trực tiếp
sản phẩm đến người tiêu dùng. Từ nhiều thập kỷ trở lại đây người ta đã nhìn nhận
vai trò của những trung gian phân phối. Không một công ty nào không nhờ nhà
trung gian mà có thể phân phối sản phẩm của mình rộng khắp trong dân chúng.
Nói như vậy không có nghĩa là người ta phủ nhận vai trò của nhà sản xuất. Nhưng
một nhà sản xuất có thể làm ra những sản phẩm chất lượng cao thôi chưa đủ, mà
nhà sản xuất ấy còn phải biết lựa chọn những kênh phân phối đúng đắn để làm cho
sản phẩm của mình ngày càng trở nên phổ biến. Trong những trung gian phân phối
ấy, thì những nhà bán lẻ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Họ có
thể mang sản phẩm đến với những khách hàng dù là xa xôi nhất và cũng chính họ
là người có thể hiểu được tâm tư và nguyện vọng của khách hàng nhất.
Hiện nay có rất nhiều loại hình bán lẻ đang dần xuất hiện và ngày càng khẳng định
vị trí của mình trong nhiệm vụ phân phối hàng. Như vậy trong tương lai loại hình
nào sẽ phát triển và chiếm ưu thế, điều này còn tuỳ thuộc vào chiêu bài của các đại
gia bán lẻ và sự quyết định của người tiêu dùng.
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Website: http\\:www.wikipedia.org.
2. Website: http\\:www.sailormoon.com.
3. Website: http\\:www.bwportal.com.
4. Website: http\\:www.unicom.com.vn
5. Báo Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần.
6. Báo Tầm Nhìn.
7. Diển Đàn Doanh Nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 48396332dinhchebanle.pdf