Các giá trị sử dụng được mang lại từ hệ sinh thái rừng ngập mặn tiên lãng, Hải Phòng

Các thí nghiệm nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu các chức năng sinh thái được cung cấp từ HST rừng ngập mặn Tiên Lãng như hấp thụ chất ô nhiễm, lọc dinh dưỡng của nước trong RNM, lắng đọng trầm tích, quang hợp đã có được những kết quả bước đầu làm cơ sở cho việc xác định các giá trị sử dụng ñược mang lại từ HST này. Những kết quả này cũng là cơ sở cho tính toán tổng giá trị kinh tế của HST được nghiên cứu ở bước tiếp theo. đã nhận dạng và xác định được các nhóm giá trị sử dụng trực tiếp (bao gồm khai thác và nuôi trồng thủy sản, lâm sản, du lịch), gián tiếp (bao gồm các giá trị phòng hộ, bảo vệ đường bờ, bồi tụ, lọc dinh dưỡng và các chất ô nhiễm, hấp thụ cacbon và làm giảm71 CO2, ña dạng sinh học) và chưa sử dụng từ các hàng hóa, dịch vụ chức năng sinh thái ñược cung cấp từ các HST RNM Tiên Lãng (Hải Phòng).

pdf16 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các giá trị sử dụng được mang lại từ hệ sinh thái rừng ngập mặn tiên lãng, Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57 Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T11 (2011). Số 1. Tr 57 - 72 CÁC GIÁ TRỊ SỬ DỤNG ðƯỢC MANG LẠI TỪ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TIÊN LÃNG, HẢI PHÒNG NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN, TRẦN MẠNH HÀ, CAO THU TRANG, ðẶNG HOÀI NHƠN, PHẠM THẾ THƯ Viện Tài nguyên và Môi trường biển Tóm tắt: Vùng ven bờ Tiên Lãng nằm ở phía Nam Hải Phòng thuộc vùng biển ðông Bắc Việt Nam. ðây là khu vực ñược bồi tụ mạnh nhất của Hải Phòng và cũng là nơi có tiềm năng mở rộng quỹ ñất dự phòng lớn nhất. Rừng ngập mặn (RNM) ven biển nói chung và RNM Tiên lãng nói riêng ñược coi là nguồn tài nguyên ven biển vô cùng hữu ích ñối với sự phát triển kinh tế - xã hội và ñời sống con người. Các khu RNM là lá phổi không thể thiếu, ñảm bảo cho hệ sinh thái ven biển phát triển. ðể có ñược các kết quả nghiên cứu và cung cấp ñầy ñủ các giá trị của các dạng tài nguyên trong hệ sinh thái (HST) RNM Tiên Lãng, các nhà khoa học của Viện Tài nguyên và môi trường Biển ñã tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu tìm hiểu các chức năng sinh thái của RNM Tiên Lãng như hấp thụ ô nhiễm, lọc dinh dưỡng, lắng ñọng trầm tích và quang hợp. ðây là cơ sở nhận dạng các nhóm giá trị sử dụng, tính toán tổng giá trị kinh tế của HST và giúp xác ñịnh phân bổ các giá trị ñến từng nhóm cộng ñồng và cấp chính quyền ñang hàng ngày sở hữu và khai thác tài nguyên RNM. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc hoạch ñịnh chính sách và nâng cao nhận thức của cộng ñồng về sử dụng và bảo vệ tài nguyên của HST rừng ngập mặn tại Tiên Lãng nói riêng và RNM ven biển nói chung. I. MỞ ðẦU Một trong những biện pháp quản lý môi trường có hiệu quả là sử dụng các công cụ kinh tế. Ngày nay, các dạng tài nguyên hàng ngày ñang ñược khai thác, sử dụng dưới mọi hình thức phục vụ phát triển, dẫn ñến suy thoái và cạn kiệt. Do ñó, việc phối hợp hài hoà giữa bảo vệ và khai thác, sử dụng nhằm phát triển bền vững tài nguyên là thách thức với mỗi Quốc gia, vùng lãnh thổ. ðể giải quyết vấn ñề này, ñòi hỏi phải hiểu biết những giá trị của các dạng tài nguyên. Việc lượng giá kinh tế (LGKT) tài nguyên là một giải pháp hữu hiệu giúp “tiền tệ hoá” giá trị của tài nguyên làm cơ sở quan trọng cho các nhà hoạch ñịnh chính sách, các cấp chính quyền, các nhà quản lý lựa chọn giải pháp tối ưu sử dụng bền vững tài nguyên trong mối quan hệ giữa bảo vệ, khai thác và sử dụng. ðể có thể lượng giá ñược giá trị của các HST quy ñổi sang giá trị tiền tệ, cần nắm 58 ñược cơ cấu và sự vận ñộng của các thành phần thuộc HST trong không gian và thời gian tạo nên các loại hàng hoá và dịch vụ của chúng. ðặc biệt cần nắm vững chức năng của các HST cũng như mối quan hệ giữa chức năng và dịch vụ trong hệ. Muốn vậy, cần nhận dạng và chứng minh các giá trị ñược mang lại từ các HST thông qua các giá trị ñược sử dụng trực tiếp, gián tiếp và chưa sử dụng cho cộng ñồng ñịa phương nói riêng và xã hội nói chung. Tài liệu sử dụng trong bài báo này là một phần kết quả nghiên cứu của của các ñề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và thành phố Hải Phòng về lượng giá kinh tế tài nguyên của các HST biển tiêu biểu Hải Phòng và Việt Nam, ñược thực hiện trong 2 năm 2008 - 2009. II. ðỐI TƯỢNG, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. ðối tượng Các hợp phần tự nhiên và môi trường, sinh vật, ñất - trầm tích, nước trong HST RNM Tiên Lãng (Hải Phòng) hình thành nên các nhóm chức năng (chức năng nguồn lợi, chức năng sinh thái và môi trường). Các nhóm giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và chưa sử dụng từ các hàng hóa, dịch vụ chức năng sinh thái ñược cung cấp từ các HST RNM Tiên Lãng. 2. Tài liệu Các tài liệu ñã có về tiềm năng tài nguyên (sinh vật, phi sinh vật và môi trường) của HST RNM Tiên Lãng hiện ñang ñược lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển. Các số liệu thu ñược trong ñợt ñiều tra khảo sát thực ñịa bổ sung, xác ñịnh hiện trạng phân bố và tiềm năng tài nguyên của HST RNM Tiên Lãng vào tháng 11 năm 2008. 3. Phương pháp nghiên cứu Tiến hành các thí nghiệm ñể tìm hiểu các chức năng sinh thái ñược cung cấp từ các HST biển nghiên cứu như hấp thụ ô nhiễm, lọc dinh dưỡng, lắng ñọng trầm tích, quang hợp làm cơ sở tính toán tổng giá trị kinh tế của các HST nghiên cứu. Phân tích thành phần loài, phân bố, ñộ phủ và cấu trúc thực vật ngập mặn (TVNM) trong các HST RNM tiêu biểu theo phương pháp của Braun - Blanquet (1932) , Fujiwara K. (1987), S. English và cộng sự (1997) và các tài liệu ñịnh loại của Phan Nguyên Hồng (2003), Phạm Hoàng Hộ (2000). Phân tích thành phần, mật ñộ của các nhóm ñối tượng sinh vật sinh sống trong HST RNM (sinh vật phù du, cá, ñộng vật ñáy, vi sinh vật) theo quy phạm ñiều tra tổng hợp biển 59 (vùng triều) của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước ban hành và của S. English et al (1997) cho vùng dưới triều, các phương pháp khảo sát và thu mẫu cùng các tài liệu phân loại chuyên sâu của các nhóm ñối tượng khác nhau. ðồng thời với quá trình thu các mẫu sinh vật, tiến hành ño ñạc và thu các mẫu nước, trầm tích ñể phân tích các chỉ tiêu thuỷ lý và thuỷ hoá, theo quy phạm phương pháp quan trắc, phân tích môi trường của cục Môi trường, Bộ KHvà CN năm 1999 hiện ñang áp dụng cho các trạm Quốc gia quan trắc môi trường biển. ## # # ## # # # # # # Tó S¬n An Thä §¹i Hî p§oµn X¸ B»ng La Hîp §øc Nam H−n g T© n Ph ong KiÕ n Quèc Th ôy H −¬ng Hïng Th¾ ng C öa V ¨n óc 66900 0 66900 0 67200 0 67200 0 67500 0 67500 0 67800 0 67800 0 68100 0 68100 0 2 27 70 00 2 27 7000 2 28 00 00 228 0000 2 28 3 0 00 228 3 000 2 28 60 00 228 6000 2 28 90 00 228 9000 2 29 20 0 0 22 9 2000 2 29 50 00 229 5000 C öa T h¸i B ×nh HuyÖn Tiªn L·ng HuyÖn KiÕn Thôy V Þ n h B ¾ c B é Khu vùc ph©n bè HST rõng ngËp mÆn §ª ®Çm §ª quèc gia §−êng bê §−êng mùc biÓn trung b×nh # Chó gi¶ i 1 0 1 Kilome ters §Þa danh N Hình 1: Bản ñồ phân bố HST rừng ngập mặn khu vực Tiên Lãng 60 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Nhóm giá trị sử dụng trực tiếp 1.1. Giá trị thuỷ hải sản và thực phẩm Bảng 1: Các loài sinh vật có ý nghĩa kinh tế tại vùng triều RNM Tiên Lãng TT Tiếng Việt Tên khoa học Giá trị 1 Rong câu Gracilaria asiatica thực phẩm, xuất khẩu 2 Phi Sanguinolaria diphos thực phẩm 3 Don Glaucomya chinensis thực phẩm 4 Dắt Aloidis leavis thực phẩm 5 Trùng trục Solen grandis thực phẩm 6 Hến Corbicula sp Thực phẩm 7 Tôm he mùa Penaeus merguiensis thực phẩm, xuất khẩu 8 Tôm nương P. orientalis thực phẩm, xuất khẩu 9 Tôm thẻ vằn P. semisulcatus thực phẩm, xuất khẩu 10 Tôm sú P. monodon thực phẩm, xuất khẩu 11 Tôm sú P. latisulcatus thực phẩm, xuất khẩu 12 Tôm he Nhật P. japonicus thực phẩm, xuất khẩu 13 Tôm sắt Parapenaeopsis sp. thực phẩm 14 Tôm sắt P. luongerfordi thực phẩm 15 Tôm rảo Metapenaeus ensis thực phẩm, xuất khẩu 16 Tôm vàng M. joyneri thực phẩm, xuất khẩu 17 Tôm bộp M. affinis thực phẩm, xuất khẩu 18 Cua biển Scylla serrata thực phẩm, xuất khẩu 19 Ghẹ cát Portunus trituberculatus thực phẩm, xuất khẩu 20 Ghẹ xanh P. pelagicus thực phẩm, xuất khẩu 21 Cá 30 loài thực phẩm, xuất khẩu, chăn nuôi 22 Chim, Thú: 122 loài Bảo tồn, Du lịch 61 TVNM ñóng vai trò chủ ñạo tạo thành HST RNM Tiên Lãng. Thảm cây này góp phần làm giàu nguồn dinh dưỡng trong vùng này, tạo thành nơi ở và kiếm mồi cho nguồn giống và các loài hải sản. Nguồn lợi hải sản ở khu vực RNM Tiên Lãng ñược ñánh giá là khá phong phú. Trong số 288 loài sinh vật ñã phát hiện trong khu vực, có tới gần 100 loài có giá trị kinh tế, du lịch và nghiên cứu khoa học trong ñó có 7 loài thuộc loài quý hiếm ñược ñưa vào sách ñỏ Việt Nam ñể bảo vệ, gồm các loài: quạ khoang, rắn ráo, rái cá, rắn cạp nong, rắn hổ mang, le khoang cổ. Các nhóm sinh vật có ý nghĩa kinh tế chính như trong bảng 1. Rong biển: Loài rong biển duy nhất ñược coi như nguồn lợi thực phẩm của khu vực này là rau câu chỉ vàng, ñược các nhà khoa học của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển di nhập vào Tiên lãng năm 1992-1993, phát triển tốt ở các ñầm nuôi nước lợ Tiên Lãng và vùng cửa sông Thái Bình cho hiệu quả kinh tế khá cao. Nhóm tôm biển: Là nhóm có giá trị kinh tế nổi tiếng của khu vực. ðặc biệt loài tôm rảo thường cho sản lượng cao nhất trong tất cả các loài tôm biển ñã biết và cũng là nguồn lợi hàng ñầu của Tiên Lãng. Tôm rảo phân bố ở tất cả các ñầm nước lợ và trong các cánh ñồng lúa v.v. Ngoài ra, khu vực còn có khoảng trên 10 loài tôm khác (tôm he, tôm thẻ, tôm nương, tôm bộp v.v.), nhưng sản lượng ñánh bắt thấp hơn tôm rảo. Hiện nay, loài tôm sú (Penaeus monodon) ñã ñược thuần hoá nuôi thành công và trở thành ñối tượng nuôi chính bán thâm canh và thâm canh, mang lại giá trị kinh tế cao cho các chủ ñầm nuôi. Nhóm cua biển: Tiên lãng nổi tiếng về nguồn lợi cua biển, ñặc biệt loài cua bùn (Scylla serrata) phân bố ở khắp các ñầm, bãi triều, rừng ngập mặn và cửa sông v.v. Ước tính một năm, dân Tiên Lãng có thể khai thác khoảng trên 20 tấn cua. Ngoài cua, nhóm ghẹ, ñặc biệt là ghẹ xanh (Portunus pelagicus) cũng là loài có giá trị kinh tế ñáng kể. Nhóm thân mềm hai mảnh vỏ: ðất ngập triều Tiên Lãng có số loài cũng như sản lượng các loài thân mềm không nhiều. Hiện nay ở ñây chủ yếu khai thác don và dắt, sản lượng trên 100 tấn/năm, các loài có giá trị chính gồm: Don (Glaucomya chinensis) và dắt (Aloidis leavis): Phân bố thành bãi lớn ở khu vực cồn nổi, cho sản lượng thu hoạch cao. Ngao (Meretrix meretrix): Chỉ mới phát hiện ở vùng cồn nổi, nhưng số lượng không ñáng kể. Hiện phong trào nuôi ngao ñang có xu thế phát triển tại một nơi thuộc Tiên Lãng. Hến (Corbicula sp): Phân bố nhiều trong các ñầm thuộc xã Vinh Quang, nhưng ít ñược khai thác vì khó tiêu thụ trên thị trường. Ngoài ra còn gặp các loài phi (Sanguinolaria diphos), trùng trục, móng tay nhưng sản lượng không lớn. 62 Cá biển: Vùng ñất ngập triều Tiên Lãng có khoảng trên 30 loài cá sinh sống, các loài có giá trị kinh tế cao gồm cá bớp, cá chai, cá bơn, cá ñối, cá vược và các nác. Trong ñó, cá bớp, cá vược, cá ñối và cá nác ñược coi là nguồn lợi cá có giá trị ở ñây. Mặc dù tiềm năng tài nguyên sinh vật vùng ñất ngập nước triều Tiên Lãng là khá ña dạng và phong phú về thành phần loài, nhưng do môi trường biến ñộng mạnh theo mùa nên các ñối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế không ñạt ñược sản lượng cao. Tuy nhiên với một diện tích bãi triều bùn khá lớn có rừng ngập mặn bao phủ và một vùng nước lợ vừa về mùa khô và lợ nhạt về mùa mưa, vùng ñất ngập nước triều Tiên Lãng ñã và sẽ là nguồn tiềm năng rất lớn cho các ñối tượng thuỷ sản truyền thống của vùng như tôm rảo, cua và cá bớp ... 1.2. Giá trị lâm sản Công dụng của các loài TVNM rất ña dạng. Tỷ lệ các loài ñược sử dụng so với tổng số loài rất lớn, từ lâu ñã cung cấp cho các vùng ven biển những nhu cầu cấp thiết hàng ngày như gỗ xây dựng, lá lợp nhà, chất ñốt v.v.. Trong số những loài cây cho gỗ, chỉ có 5 - 6 loài phổ biến và cho trữ lượng lớn thuộc các chi ñước, mắm, vẹt, cóc. Nhưng cũng tùy từng vùng, tùy ñiều kiện sinh thái và kích thước của cây khác nhau nên sử dụng khác nhau. Nhiều loài gỗ tạp cho vỏ bào ñể làm ván ép, làm bột giấy. Các loại gỗ của RNM thích hợp với nhiều công dụng: phần lớn ñược dùng làm cột kèo, xẻ ván làm sàn nhà, ñóng các ñồ dùng thông thường của ñịa phương. Ở nhiều nước cũng dùng gỗ làm tà vẹt và chống lò. Theo nghiên cứu của ñề tài chúng tôi, ở RNM Tiên lãng, loài bần chua Sonneratia caseolaris chiếm ưu thế nhất, có thân gỗ, phát triển tốt, cây to và cao. Tiếp ñến là các loài trang, sú, ñước và vẹt thường ở dạng cây bụi, thấp, có giá trị trong cung cấp chất ñốt. Chúng tôi cũng ñã tính ñược RNM Tiên Lãng cung cấp sản phẩm trực tiếp gỗ, củi: ước tính hàng năm rừng bần, trang cung cấp khỏang 19,5 tấn gỗ/ha/năm (Lê Thị Thanh và cộng sự, 2008). Từ năm 2006, với cơ chế giao khoán, huyện tích cực trồng bổ sung nhiều diện tích RNM. Từ khi thực hiện việc giao khoán diện tích rừng cho các hộ dân quản lý, hiện toàn bộ có hơn 938 ha rừng ñược bảo vệ nguyên vẹn và trồng mới (năm 2008), không có tình trạng phá rừng ñể nuôi trồng thuỷ sản như trước kia. Tình trạng chặt phá, khai thác gỗ ñược ngăn chặn và người quản lý rừng nâng cao trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ rừng. ðồng thời, diện tích RNM ñược trồng bổ sung hàng năm cũng tăng. Công tác quản lý và khai thác ñã ñạt hiệu quả cao hơn. 1.3. Giá trị dược liệu Theo các kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Nguyên Hồng và cộng sự, nhân dân 63 Việt Nam và các nước có RNM từ lâu ñã sử dụng TVNM làm thuốc nam chữa các bệnh thông thường. Dựa vào kết quả ñã sưu tầm ñược về tác dụng chữa bệnh của TVNM trong các tài liệu và từ kinh nghiệm của nhân dân ñịa phương của nhóm tác giả Phan Nguyên Hồng và kết quả nghiên cứu về thành phần loài TVNM tại Tiên Lãng, nghiên cứu của chúng tôi thu ñược kết quả về giá trị dược liệu có thể sử dụng từ một số loài TVNM của RNM Tiên Lãng trong bảng sau: Bảng 2: Các loài cây ngập mặn có thể sử dụng làm dược liệu tại Tiên lãng - Hải Phòng Tên khoa học Tên ñịa phương Công dụng Bộ phận sử dụng Rhizophora stylosa ñâng, ñước vòi tanin dùng ñể chữa bỏng và vết thương phần mềm vỏ, thân, cành Acanthus ilicifolius ô rô biển bệnh vàng da nt Clerodendron inerme vạng hôi ỉa chảy, kiết lỵ lá Ipomoea-pes-caprae muống biển giảm sốt, ñau ñầu hạt (sắc lên) Nguồn: Chapman 1975, Dagar và cs 1991, Hồng và Sản 1993, Côi 1995, Hồng 1996. Ngoài ra, hoa của TVNM ñược ong nuôi làm mật, mỗi lít mật ong rừng trị giá từ 300.000ñ - 500.000ñ, loại mật này có nhiều công dụng chữa bệnh cho người dân rất tốt và mang lại một nguồn thu ñáng kể cho các hộ nuôi ong trong RNM. 1.4 Giá trị du lịch Tiên Lãng có tài nguyên RNM gồm các loài cây: bần chua, trang, sú ... phân bố ở cửa sông Văn Úc, sông Thái Bình và trên 3.000 ha vùng bãi triều ngập mặn, có khí hậu trong lành, cảnh quan ñẹp rất thuận lợi cho thăm quan, du lịch sinh thái và thu hút các dự án ñầu tư nuôi trồng thuỷ sản. Nằm rìa các cánh rừng ngập mặn, tại xã Vinh Quang còn có một khu rừng thông rất ñẹp trên một khu cồn cát rộng. Cánh rừng này thường thu hút khá ñông học sinh trong huyện xuống ñây cắm trại và khách du lịch ñến nghỉ và tham quan. Tại ñây khách du lịch có thể thăm quan các cánh RNM, ngắm chim cư trú trong các cánh rừng, thưởng thức các món ăn với hương vị của biển như tôm, cua, cá, ngao, ñặc biệt các món ăn ñược chế biến từ sứa biển. ðây là những món ăn có hương vị lạ theo chế biến của ñịa phương, và chỉ có ở những vùng ven biển phía Bắc. Tiềm năng du lịch của HST RNM tại Tiên Lãng còn ñược mở rộng thêm nhờ trên ñịa bàn của huyện có mỏ nước khoáng nóng và mỏ nước ngọt. Mỏ nước khoáng nóng nằm 64 giáp ñường 354 ñã ñược xây dựng thành khu nghỉ dưỡng, chữa bệnh, sản xuất nước khoáng ñóng chai, khu vui chơi giải trí cho mọi lứa tuổi. Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Tiên Lãng ñã có từ hàng ngàn năm. Tiên Lãng ñang giữ gìn, bảo tồn những ngôi ñền chùa kiến trúc cổ kính, mang ñậm tính dân gian, có giá trị văn hoá và mang tính nghệ thuật cao như: ðình Cựu ðôi, chùa Phú Kê (Thị trấn) v.v... Tiên Lãng còn có di tích quê ngoại danh nhân văn hoá Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng An Tử Hạ xã Kiến Thiết - nơi thờ tiến sĩ Nhữ Văn Lan ông ngoại và người mẹ Nhữ Thị Thục ñã sinh thành Trạng Trình. Tại xã ðại Thắng có nhà lưu niệm Bác Tôn. Cùng với việc lập ñền chùa, ñình miếu ñể thờ các vị danh tướng có công với sự nghiệp dựng nước, giữ nước của dân tộc và quê hương, Tiên Lãng có nhiều lễ hội truyền thống mang ñậm bản sắc của văn minh sông Hồng, thu hút rất nhiều tầng lớp, lứa tuổi tham gia. Việc giao lưu kinh tế, ñi lại và sản xuất của nhân dân trong huyện ñã có rất nhiều thuận lợi, hoà nhập với tuyến du khảo ñồng quê của thành phố, tạo nên các tua du lịch hấp dẫn. Hiện Tiên Lãng ñang là ñiểm ñến tham quan của du khách, tuy nhiên lượng khách du lịch từ xa ñến tham quan rừng thông Vinh Quang và RNM chưa nhiều. ðây sẽ là tiềm năng phát triển du lịch trong tương lai. 2. Nhóm các giá trị sử dụng gián tiếp của hệ sinh thái rừng ngập mặn Tiên Lãng Giá trị bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai (bảo vệ bờ biển, hạn chế xói lở, lắng ñọng trầm tích và ñộc tố, tích tụ chất dinh dưỡng, ñồng hóa chất ô nhiễm, nạp tiết nước ngầm, ñiều hòa vi khí hậu). Thêm vào ñó, các RNM ven biển còn là nơi sản xuất sinh khối, tạo nguồn thức ăn cho các loại thủy sản, gia súc, ñộng vật hoang dã hoặc vật nuôi; môi trường thích hợp cho việc cư trú, ñẻ trứng, sinh sống và phát triển của nhiều loại ñộng, thực vật hoang dã và duy trì ña dạng sinh học. ðây chính là các giá trị thuộc nhóm các giá trị sử dụng gián tiếp của HST RNM Tiên Lãng hay còn gọi là hệ thống chức năng sinh thái. 2.1. Giá trị bảo vệ bờ biển, chống xói lở bờ biển Vùng ven biển Hải Phòng nói chung và Tiên Lãng nói riêng nằm trong vùng có tần xuất có bão và áp thấp nhiệt ñới ñổ bộ cao. Nhưng vùng ven biển Tiên Lãng cũng là nơi thuận lợi cho TVNM phát triển. ðới bãi triều chủ yếu gồm các bãi cát triều, bãi lầy sú vẹt, các bãi triều thấp và lạch triều. Hệ thống lạch triều phát triển dày ñặc, chia cắt vùng triều thành các bãi ñảo có dòng triều chảy mạnh làm chức năng hoàn lưu, vận chuyển nước và bồi tích. ðây là ñiều kiện thuận lợi ñể hình thành các dải RNM. Chính sự tồn tại và phát triển của RNM cũng làm thúc ñẩy các quá trình bồi tích nền ñáy làm giảm năng lượng do dòng triều và dòng chảy sóng, tăng tốc ñộ lắng ñọng trong RNM. 65 2.1.1. Vai trò làm giảm sóng của rừng ngập mặn Chiều cao sóng khi qua dải rừng ngập mặn khu vực giảm theo quy luật hàm mũ và mức suy giảm phụ thuộc chủ yếu vào 3 chỉ tiêu: cấu trúc rừng, mật ñộ và ñộ tàn che của cây rừng (Yoshihiro Mazda và cộng sự, 2007; Vũ ðoàn Thái, 2008). Ngoài ảnh ñặc ñiểm chung của chế ñộ sóng, khu vực ven bờ Tiên Lãng còn chịu tác ñộng có những ñặc ñiểm riêng như ñịa hình nông, ñộ dốc ñáy nhỏ và ñặc biệt là sự có mặt của các dải rừng ngập mặn trồng. Tác giả Vũ ðoàn Thái (2008) ñã ñánh giá ñược vai trò làm giảm năng lượng sóng khi truyền qua RNM, ñã ño ñạc những số liệu về ñộ cao sóng truyền qua các dải rừng với ñộ rộng khác nhau ở những hướng truyền khác nhau ñể phân tích năng lượng sóng còn lại khi ñi qua các cánh RNM ñược quan trắc. Tại RNM có ñộ rộng 650m ở xã Vinh Quang (Tiên Lãng) với ñộ cao trung bình cây là 3,68m, mật ñộ 1667cây/ha. Khi sóng bão truyền qua rừng ñã bị suy giảm ñáng kể với giá trị trung bình qua ba cơn bão là 77,7%. Cũng tại xã Vinh Quang, dải rừng bần 920m có ñộ cây cao trung trung bình 8,62m và mật ñộ là 1353 cây/ha ñã cản và làm suy giảm ñộ cao sóng trung bình trong ba cơn bão số 2, số 6 và số 7 là 79,7%. ðây là những con số rất có ý nghĩa thể hiện vai trò chắn sóng của RNM tại khu vực ven biển Tiên Lãng. Trong khi tại ñiểm ñối chứng không có rừng chắn sóng phía trước bờ thì ñộ cao sóng chỉ giảm trung bình 51,3%. 2.1.2.Vai trò làm hạn chế xói lở bờ của rừng ngập mặn Ngoài tác ñộng trực tiếp làm giảm năng lượng và ñộ cao sóng, các dải rừng ngập mặn còn tác ñộng thúc ñẩy quá trình bồi, hạn chế xói lở ở vùng ven biển. Chúng tôi ñã tiến hành thí nghiệm và tính toán ñược tốc ñộ lắng ñọng trầm tích trong HST RNM Tiên Lãng và khu vực Bàng La của Hải Phòng trong khoảng 36,69 - 151,51 g/m2/ngày. So sánh với các nghiên cứu khác, có thể thấy tốc ñộ lắng ñọng trầm tích trong rừng ngập mặn khá lớn, hơn hàng chục ñến hàng trăm lần so với trên rạn san hô, do môi trường yên tĩnh hơn và gần nguồn cung cấp trầm tích hơn. Tốc ñộ lắng ñọng trầm tích lớn thể hiện vai trò của rừng ngập mặn trong quá trình bảo vệ bờ biển tránh ñược quá trình xói lở và tạo môi trường tốt ñể quá trình lắng ñọng trầm tích trong rừng ngập mặn ñạt giá trị cao. ðặc ñiểm thành phần cấp hạt của trầm tích ñáy của nền RNM là một trong những yếu tố thể hiện vai trò của RNM ñến việc thúc ñẩy quá trình bồi lắng trầm tích trong nền ñáy rừng. Tại những ñiểm lấy mẫu trong RNM Tiên Lãng, loại trầm tích trên bề mặt nền rừng là bùn sét với thành phần cấp hạt chủ yếu là 0,001 - 0,05 mm, chiếm hơn 95%. Trong khi tại những nơi không có RNM, trầm tích bề mặt chủ yếu là cát nhỏ, với cấp hạt từ 0,05 -1,0mm, chiếm trên 90%. 66 2.2. Giá trị tích luỹ cac bon và hấp thụ, giảm khí CO2 Nồng ñộ ñiôxít cácbon (CO2) trong khí quyển tăng là một nguyên nhân quan trọng gây biến ñổi khí hậu, làm tăng cao nhiệt ñộ không khí, nhiệt ñộ nước biển và thúc ñẩy quá trình a xit hoá nước biển, làm thay ñổi môi trường sống của các quần xã sinh vật biển. Một trong những biện pháp hữu hiệu làm giảm tải khí nhà kính, ñiều hoà khí hậu cho trái ñất là trồng và bảo vệ rừng, trong ñó có RNM. ðặc biệt, RNM còn tham gia vào chu trình chuyển hoá các bon và nitơ, góp phần ñáng kể trong việc cố ñịnh khí cacbonnic làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Thông qua quá trình quang hợp, cây rừng ñã sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời và khí cacbonnic trong bầu khí quyển ñể tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể. Kết quả thí nghiệm của nhóm nghiên cứu TVNM Viện Tài nguyên Môi trường Biển và Trung tâm Nghiên cứu HST RNM (MERC) - ðH Sư Phạm Hà Nội tiến hành năm 2008 tại RNM Tiên Lãng ñã bước ñầu ñã ghi nhận quá trình quang hợp của cây bần chua ở khu vực Vinh Quang, Tiên Lãng ñã ñạt mức hấp thụ 1,7 tấn C02 /ha rừng/ha và sự thoát hơi nước của cây là: 970 kg H20/ha/h (Lê Thị Thanh và cộng sự, 2008). 2.3. Giá trị lưu giữ, tái chu trình chất thải và ô nhiễm (lọc nước, hấp thu các chất ñộc hại, ô nhiễm ...) 2.3.1.Vai trò của Quần xã vi sinh vật trong RNM Tiên Lãng Vi sinh vật (VSV) trong ñất và trong RNM bao gồm vi khuẩn, nấm sợi, nấm men và xạ khuẩn ñều có khả năng phân huỷ các hợp chất ở lớp ñất mặt như tinh bột, xenlulozơ, pectin, gelatin, casein, kitin có trong xác ñộng vật và thực vật và một số hợp chất phức tạp hơn như cacboxin methyl xenlulozơ (CMC), các chất lighnoxenlulozơ ở các mức ñộ khác nhau và khoáng hoá nhanh các chất này nhờ khả năng sản sinh các enzym ngoại bào mạnh như xenluloza, amylaza, proteinaza, kitinaza (Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2007). Nghiên cứu của chúng tôi tại HST RNM Tiên Lãng trong năm 2008 ñã cho thấy các kết quả cụ thể về vai trò lọc dinh dưỡng và phân huỷ các chất hữu cơ và ô nhiễm môi trường. Cụ thể, quần xã VSV trong HST RNM Tiên Lãng bao gồm ñầy ñủ các nhóm: vi khuẩn hiếu khí (HK) và lên men (LM) là các vi khuẩn dị dưỡng, có khả năng phát triển trên nguồn cơ chất sẵn có như hiñrocacbon, lipid và protein ở ñiều kiện ôxy hay ít ôxy. Xạ khuẩn (XK), nấm mốc (NM) và nấm men (NM) cũng là các vi sinh vật dị dưỡng, sử dụng các nguồn cơ chất hữu cơ từ môi trường ñể sinh trưởng và phát triển. Các nhóm vi sinh vật này ñóng vai trò rất quan trọng trong chu trình chuyển hoá vật chất cũng như trong các hệ sinh thái biển. 67 Thành phần các nhóm vi sinh vật ở ñây rất ña dạng, bao gồm: vi khuẩn HK, LM, SDD, KSF, XK, NM, NS với số lượng như sau: HK: 2x104 - 107tb/g; LM: 103 - 105tb/g; SDD: 102 - 105tb/g; KSF: 101 - 105tb/g; XK: 0 - 5x102tb/g; NM: 0 - 102tb/g; NS: 0 - 5x102tb/g. Mặt khác, số lượng các nhóm vi sinh vật trong các mẫu trầm tích ở phía trong rừng ngập mặn thường có mật ñộ cao và cao hơn phía ngoài rừng ngập mặn từ 10 - 100 lần. ðiều này cho thấy rõ sự phong phú của quần xã VSV bên trong RNM, chứng minh vai trò tham gia tích cực của quần xã VSV trong phân huỷ mùn bã hữu cơ, lọc dinh dưỡng và phân huỷ các chất ô nhiễm môi trường khi ñi qua HST RNM Tiên Lãng. 2.3.2.Các chất dinh dưỡng trong môi trường nước Các muối dinh dưỡng khoáng. Các kết quả quan trắc hàm lượng muối dinh dưỡng khoáng của nitơ, phospho, silic trong nước biển tại khu vực rừng ngập mặn Tiên Lãng tháng 11/2008 cho thấy, nước vùng ven biển có hàm lượng các muối dinh dưỡng khoáng khá phong phú, dồi dào. Hàm lượng nitrat cao nằm trong khoảng từ 287,6 - 410,3 µg/l, hàm lượng phosphat từ 33,7 - 62,2 µg/l, hàm lượng silicat từ 4758 - 7006 µg/l, hàm lượng nitrit từ 24,5 - 44,1 µg/l, hàm lượng amoni nằm trong khoảng từ 101,7 - 179,9 µg/l. So sánh hàm lượng các muối dinh dưỡng khoáng trong và ngoài RNM, có thể thấy ở trong RNM, lượng chất dinh dưỡng khoáng trong nước lớn hơn hẳn so với nước ở ngoài RNM (trung bình 4,6% ñối với nitrat, 24,5% ñối với phosphat, 17,6% ñối với silicat), chứng tỏ vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng cho các thuỷ vực của các HST RNM là rất quan trọng. Các chất hữu cơ. Trong các hệ sinh thái RNM khu vực Tiên Lãng, hàm lượng các chất hữu cơ trong HST RNM cao hơn so với các ñiểm thu mẫu ở ngoài HST RNM khoảng từ 4,9% - 21,3%, trung bình là 11,6% ñối với BOD và 7,7% ñối với COD. Do trong RNM có nhiều các vật rụng, lá rụng dễ phân huỷ tạo nguồn dinh dưỡng cho thuỷ vực nên lượng chất hữu cơ lớn hơn so với vực nước không có RNM. Trong RNM, sự chênh lệch hàm lượng các chất hữu cơ trong nước giữa các ñiểm thu mẫu thấp hơn (25% ñối với BOD và 12% ñối với COD) so với ngoài RNM (36% ñối với BOD, 17% ñối với COD), thể hiện môi trường trong RNM ổn ñịnh hơn. Với hàm lượng này, so với GHCP, nước khu vực chưa có biểu hiện ô nhiễm chất hữu cơ. Các chất ô nhiễm ñược nghiên cứu bao gồm dầu mỡ, xyanua và các kim loại nặng như Cu, Pb và Zn. ðối với dầu mỡ, do ít tan trong nước, khả năng bám dính vào các vật thể cao nên nồng ñộ dầu trong nước bên trong các khu RNM lớn hơn nhiều so với nồng ñộ dầu trong nước phía ngoài RNM. Mức ñộ chênh lệch nồng ñộ dầu trong nước phía trong 68 và ngoài HST dao ñộng từ 29 - 84%, trung bình là 55,5%. Như vậy, nước phía trong các khu RNM có giá trị nồng ñộ dầu lớn hơn GHCP từ 1 - 1,2 lần. Tiên Lãng - BOD5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Mặt cắt I Mặt cắt II Mặt cắt III m g/ l Trong HST Ngoài HST Tiên Lãng - COD 0 2 4 6 8 Mặt cắt I Mặt cắt II Mặt cắt III m g/ l Trong HST Ngoài HST Hình 2: Hàm lượng các chất hữu cơ trong và ngoài hệ sinh thái RNM khu vực Tiên Lãng Mức ñộ chênh lệch hàm lượng các chất ô nhiễm khác như Cyanua, Cu, Pb, và Zn trong nước phía trong và ngoài RNM không rõ ràng. Tuy nhiên, tính trung bình, hàm lượng các chất ô nhiễm này trong nước phía trong RNM lớn hớn phía ngoài RNM do lưu thông nước trong RNM kém, các chất này ñược giữ lại, hấp thụ và lọc khi tham gia vào các chu trình của nước và trầm tích, và sẽ ñược quần xã vi sinh vật trong RNM phân huỷ. Cũng như dầu, nếu hàm lượng các chất ô nhiễm này cao sẽ làm ảnh hưởng ñến sự phát triển của TVNM và các quần xã sinh vật khác sinh sống trong HST này. So sánh với giới hạn cho phép của Việt Nam ñối với nước biển ven bờ (TCVN 5943-1995), nước tại các khu vực RNM ñã bị ô nhiễm bởi kẽm và có biểu hiện ô nhiễm bởi Cu. 2.3.3.Các chất dinh dưỡng trong môi trường trầm tích Tác ñộng của con người ñến môi trường trầm tích ñều có sự ảnh hưởng trở lại ñến các hệ sinh thái và thế giới sinh vật. Một số yếu tố ñịa hóa các chất ô nhiếm trong trầm tích các hệ sinh thái ven bờ khu vực ñã ñược xem xét nhằm chứng minh vai trò tích tụ, lưu giữ và làm sạch môi trường của HST biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng các chất dinh dưỡng và kim loại nặng trong trầm tích ñều thấp hơn mức giới hạn cho phép trừ có Cu và Pb và chất 4’4-DDD trong tổng dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật mùa mưa là cao hơn giới hạn từ 2 ñến vài lần. Các chất dinh dưỡng và ô nhiễm ñược hấp thụ, lưu giữ trong trầm tích, sau ñó tham gia vào các chu trình sinh ñịa hoá trong HST. 2.4. Giá trị cung cấp thức ăn, nơi nuôi dưỡng, sinh ñẻ cho các loài thuỷ hải sản Vùng ven bờ Tiên Lãng thuộc châu thổ sông Hồng, do ñặc trưng chủ yếu của môi trường là vùng triều cửa sông, nên sự ña dạng sinh học cũng thể hiện rất rõ tính chất của khu hệ sinh vật vùng cửa sông ven biển miền Bắc Việt Nam. ðó là sự phát triển ñặc biệt 69 phong phú của các khu rừng ngập mặn với sự phát triển mạnh của các quần xã sinh vật sống trong hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM). ðây cũng chính là nguồn lợi sinh vật quan trọng nhất của ñất ngập triều khu vực và cũng là cơ sở nguồn gen, nguồn giống, cơ sở thức ăn phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực này. Thảm TVNM ñóng vai trò chủ ñạo tạo thành hệ sinh thái rừng ngập mặn của vùng ñất ngập nước triều Tiên Lãng. Thảm cây này góp phần làm giầu nguồn dinh dưỡng trong vùng ñất ngập nước triều, tạo thành nơi ở và kiếm mồi cho nguồn giống và các loài hải sản. Nhờ vậy TVNM ñã góp phần làm giàu nguồn lợi chim. Ngoài nguồn giống tôm cua cá vào ñầm theo khối nước, các bãi triều ven bờ và cửa sông nhất là các dải RNM là chiếc nôi lý tưởng cho việc dự trữ và ương ấp nhiều loại nguồn giống tôm, cua và cá tự nhiên khác, vừa cho giá trị kinh tế khai thác vừa duy trì sự phát triển của các loại giống tự nhiên và nguồn lợi sinh vật vùng triều. Hầu hết nguồn giống sống trên bãi triều là thuộc họ cá bống trắng, số còn lại là cá bống ñen (bao gồm nguồn giống của loài cá bớp). Số lượng giống cá bống có thể tới vào chục ñến vài trăm con /100 m2, tôm rảo 2 - 5 con/100 m2, tôm càng tới vài trăm ñến hàng nghìn con/100 m2 v.v. (Nguyễn Thị Thu, 2001, 2009). ðể ñánh giá tiềm năng giống tự nhiên ngoài bãi triều, chúng tôi ñã thu thập thêm số liệu từ phỏng vấn các hộ khai thác, nuôi trồng trong vùng và thấy rằng: có thể thu ñược cua con trong các vùng có RNM và bãi triều phía trước hai cửa sông. Cứ khoảng 200 m ñăng quây phía ngoài RNM trong một ngày ñêm khi triều rút ra có thể bắt ñược 5 - 10 cá thể cua con. Số cua này ñã ñược gom lại bán, thả vào các ñầm nuôi. Ngoài ra HST RNM còn là nơi cư trú của các nhóm ñộng vật có giá trị khác thuộc các nhóm thú biển và chim biển. Sự có mặt của 9 loài chim, thú và bò sát quý hiếm tại khu vực ñã ñược ñưa vào Sách ðỏ Việt Nam và Thế giới ñược coi là có giá trị bảo tồn cao của vùng ven biển Tiên Lãng. 3. Nhóm các giá trị chưa sử dụng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Tiên Lãng Bên cạnh các giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp thuộc hệ thống chức năng sinh thái nêu, HST RNM Tiên lãng còn có các giá trị thuộc nhóm chưa sử dụng (hay còn gọi giá trị phi sử dụng - non use value). Về giá trị chưa sử dụng: sự phát triển của xã hội kéo theo là tăng nhu cầu về thực phẩm, nguyên - nhiên vật liệu. ðể ñáp ứng nhu cầu trong tương lai, một trong những giải pháp ñó là phải dựa vào những loài ñộng, thực vật mà chưa ñược khai thác. Theo thời gian, các loài ñược phát hiện ngày một nhiều hơn có thể cung cấp những hợp chất phòng chống và chữa bệnh cho con người (ñặc biệt là những căn bệnh nguy hiểm) và ñây chính 70 là một trong những giá trị quan trọng của giá trị lựa chọn và bán lựa chọn (option value và quasi option value). Thêm vào ñó, các quần xã sinh vật trong hệ sinh thái rừng ngập mặn luôn có giá trị tồn tại (cụ thể, ñó là chi phí ñầu tư và chi trả ñể bảo tồn các khu vực rừng trồng, khai thác rừng hợp lý). Như ác chi phí cho các nghiên cứu về vai trò làm giảm tác hại của sóng biển, chống xói lở, trồng cây con ở các khu vực có rừng ngập mặn ñã bị phá huỷ trong các cơn bão năm 2005 và 2006 nhằm bảo vệ ña dạng sinh học trong vùng ñó, làm cơ sở cho việc bảo vệ nguồn lợi, cung cấp nguồn giống cho các hoạt ñộng nuôi trồng thuỷ sản và khai thác tự nhiên tại Tiên Lãng và các vùng lân cận. Các việc làm này cho thấy nhu cầu bảo vệ các nguồn lợi và ña dạng sinh học trong khu vực rừng ngập mặn là rất quan trọng cho thế hệ mai sau. Chính ñiều này ñã chứng minh hệ sinh thái rừng ngập mặn Tiên lãng có giá trị quan trọng cần thiết phải tồn tại. Rất khó ñể xác ñịnh ñược giá trị ñể lại (bequest value) của ña dạng sinh học ở RNM Tiên Lãng. Trước sức ép của phát triển kinh tế, của xuất khẩu mà các nguồn lợi ñã ñang bị khai thác ở tần suất cao ñể phục vụ cho các nhu cầu của con người. Tuy nhiên, việc dần hạn chế sử dụng các lưới mắt nhỏ, ñánh bắt bằng các phương tiện có tính huỷ diệt, quản lý chặt chẽ nghề cá bằng quota ñánh bắt v.v. là bước ñầu tạo ra giá trị ñể lại. Chương trình giảm số lượng tàu thuyền ñánh bắt gần bờ và tăng cường tiềm lực cho nghề cá xa bờ là những hoạt ñộng cần thiết tạo lập lại các giá trị cân bằng ñánh bắt giữa các vùng, ñược coi là những tiền ñề cho việc xác lập giá trị ñể dành cho thế hệ mai sau. Việc quản lý chặt chẽ kích thước ñánh bắt, quota ñánh bắt, giảm các hình thức ñánh bắt huỷ diệt là ñiều kiện bắt buộc ñang tạo nên các giá trị ñể lại cho ña dạng sinh học biển. Bản thân các giá trị có từ các hệ thống chức năng HST RNM Tiên Lãng ñang hàng ngày ñược sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp, cũng còn có thể là các giá trị dự trữ và ñể dành lại cho các thế hệ mai sau thông qua một phần khai thác hợp lý và một phần bảo vệ các tài nguyên sinh vật trong HST RNM Tiên Lãng. IV. KẾT LUẬN Các thí nghiệm nghiên cứu ñược tiến hành ñể tìm hiểu các chức năng sinh thái ñược cung cấp từ HST rừng ngập mặn Tiên Lãng như hấp thụ chất ô nhiễm, lọc dinh dưỡng của nước trong RNM, lắng ñọng trầm tích, quang hợp ñã có ñược những kết quả bước ñầu làm cơ sở cho việc xác ñịnh các giá trị sử dụng ñược mang lại từ HST này. Những kết quả này cũng là cơ sở cho tính toán tổng giá trị kinh tế của HST ñược nghiên cứu ở bước tiếp theo. ðã nhận dạng và xác ñịnh ñược các nhóm giá trị sử dụng trực tiếp (bao gồm khai thác và nuôi trồng thủy sản, lâm sản, du lịch), gián tiếp (bao gồm các giá trị phòng hộ, bảo vệ ñường bờ, bồi tụ, lọc dinh dưỡng và các chất ô nhiễm, hấp thụ cacbon và làm giảm 71 CO2, ña dạng sinh học) và chưa sử dụng từ các hàng hóa, dịch vụ chức năng sinh thái ñược cung cấp từ các HST RNM Tiên Lãng (Hải Phòng). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alan T. White, Annabelle Cruz-Trinidad, 1998. The Values of Philippine Coastal Resouorce: Why Protection and Management are Critical. Cebu City, Philippnies. 95p. 2. Lưu Văn Diệu, Nguyễn ðức Cự, ðỗ Công Thung, 2002. Sổ tay quan trắc và phân tích môi trường biển. Báo cáo chuyên ñề thuộc ñề tài “Xây dựng triển khai chương trình bảo ñảm chất lượng, kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quan trắc và phân tích môi trường”. Lưu trữ tại Viện TN&MT biển. 3. English S, Wilkinson C, Baker V (eds), 1997. Survey Manual for Tropical Marine Resources, ASEAN-Australian marine science project, Australian Institute of Marine Science, Twonsville 4. Phan Nguyên Hồng, Phan Hồng Anh, Quản Thị Quỳnh Giao, 2007. Mối quan hệ giữa hệ sinh thái rừng ngập mặn và nguồn lợi hải sản. Trong: “Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn và rạn san hô trong việc giảm nhẹ thiên tai và cải thiện cuộc sống ở vùng ven biển”. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội: 177-189. 5. Vũ ðoàn Thái, 2007. Bước ñầu nghiên cứu khả năng chắn sóng, bảo vệ bờ biển trong bão qua một số kiểu cấu trúc rừng ngập mặn trồng ven biển Hải Phòng. Trong: “Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn và rạn san hô trong việc giảm nhẹ thiên tai và cải thiện cuộc sống ở vùng ven biển”. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội:77-87. 6. Lê Thị Thanh, Nguyễn Mạnh Hùng và nnk, 2008. Bước ñầu nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của cây bần chua. Báo cáo tổng kết ñề tài cấp cơ sở Phòng Sinh thái thực vật biển năm 2008. Lưu trữ tại Viện TN&MT biển. 7. Tiêu chuẩn Việt Nam, 2005. Tuyển tập 31 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng. 8. Nguyễn Thị Thu và nnk, 2001. ðánh giá tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản vùng triều Tiên Lãng. Báo cáo khoa học. Lưu trữ tại Viện TN&MT biển. 9. Nguyễn Hoàng Trí, 2006. Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn - Nguyên lý và ứng dụng. Nxb. ðại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội, 2006. 139 trang. 72 10. Yoshihiro Mazda, Faizail Parish, Finn Danielsen và Fumihoko Imamura, 2007. Chức năng thuỷ lực của rừng ngập mặn liên quan ñến sóng thần. Trong: Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Vũ Thục Hiền (chủ biên). Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn và rạn san hô trong việc giảm nhẹ thiên tai và cải thiện cuộc sống ở vùng ven biển. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội: 33-47. USE VALUES BROUGHT FROM MANGROVE ECOSYSTEM IN IN TIEN LANG AREA, HAI PHONG CITY NGUYEN THI MINH HUYEN, TRAN MANH HA, CAO THU TRANG, DANG HOAI NHON, PHAM THE THU Summary: The Tien Lang coastal area is located in the south east of Hai Phong, Northern Vietnam. This area is the most powerful accretion and has the greatest expanding potential of land reserve in the Haiphong coastal zone. The coastal mangrove forests in general and Tien Lang mangroves in particular are considered coastal resources extremely useful for economic development - social and human life. The mangrove forests are the lungs that can be indispensable, and ensure the coastal ecosystem development. To get the research results and provide the full values of the different resources forms of mangrove ecosystem in Tien Lang, the scientists of the Institute of Marine Resources and Environment have conducted scientific experiments to find out the ecological functions of the mảngove ecosystem in Tien Lang area as absorb pollution, filter nutrients, sediment deposition, and photosynthesis. This is the basis for identifying the group of used values, calculating the total economic value of mangrove ecosystem, and supporting the determination of values allocation to each community and governmental levels who are owning and exploiting mangrove resources daily. This research result is a scientific basis for making policy and raising awareness of communities on use and protection of the resources of Tien Lang mangrove ecosystem in particular and coastal mangrove forest in general. Ngày nhận bài: 15 - 6 - 2010 Người nhận xét: PGS. TS. Trần ðức Thạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf366_912_1_pb_2_2079483.pdf
Tài liệu liên quan