Có thể tiến hành tại công ty trên cơ sở xem xét lý lịch, uy tín của nhà thầu phụ, kết quả phân tích, giấy chứng nhận sản phẩm hoặc tổ chức 1 chuyến kiểm tra cơ sở của nhà thầu phụ.
+ Đối với các nhà thầu phụ đã cung ứng sản phẩm cho công ty nhiều lần, thấy chất lượng sản phẩm ổn định thì không cần phân tích mẫu.
+ Đối với nhà thầu phụ cung cấp vật tư, dịch vụ sau khi đánh giá, nếu đạt yêu cầu, cần lập danh sách nhà thầu phụ được chấp nhận, trình Giám đốc xí nghiệp (đối với các dự án thuộc xí nghiệp) hoặc trình Giám đốc dự án (đối với các dự án thuộc công ty) phê duyệt.
105 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở công ty xây dựng số 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghiệp - Xây dựng
37,5
Các ngành dịch vụ
39,5
- Về khả năng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển:
ã Năm 2001: cần 150 nghìn tỷ đồng tương đương khoảng trên 10 tỷ USD, tăng khoảng 20,4% so với ước thực hiện năm 2000 trong đó nguồn vốn trong nước chiếm 65%, tỷ lệ đầu tư so với GDP bằng 30%.
Vốn đầu tư phát triển
Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn (%)
Tăng so với năm 2000 (%)
Ngân sách Nhà nước
22,3
10,6
Tín dụng Nhà nước
16,9
17,9
Khu vực doanh nghiệp Nhà nước
18,6
23,3
Khu vực dân cư, doanh nghiệp tư nhân đầu tư trực tiếp
24,7
25,7
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
19,1
25,9
ã Khả năng thực hiện nguồn vốn ODA khoảng 1,7 tỷ USD, sẽ sử dụng đầu tư qua ngân sách Nhà nước khoảng 570 triệu USD tương đương 8.265 tỷ đồng, đầu tư qua tín dụng Nhà nước khoảng 685 triệu USD. Ngoài ra còn khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán và vay thương mại để đầu tư trung và dài hạn.
- Mục tiêu đầu tư phát triển:
ã Tập trung đầu tư hoàn thành dứt điểm những dự án quan trọng đưa vào sử dụng trong năm.
ã Đầu tư vào các ngành sản xuất kinh doanh nhằm tạo bước phát triển mạnh về sức cạnh tranh trong từng sản phẩm từng ngành và trong toàn bộ nền kinh tế.
ã Khởi công và chuẩn bị điều kiện để thực hiện 1 số dự án quan trọng, có ý nghĩa cấp thiết của nền kinh tế mở đầu cho thời kỳ kế hoạch 5 năm 2001-2005.
ã Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ.
ã Hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cho các vùng còn khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
ã Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi.
b. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và 1 số thành phố khác ở nước ta đang trong quá trình đô thị hoá. Nhu cầu xây dựng là lớn. Trong đó nhu cầu xây dựng nhà ở cho dân là 1 mục tiêu quan trọng. Phát triển nhà ở cho dân sẽ trực tiếp làm tăng tổng cung để đáp ứng tổng cầu về nhà ở ngày càng gia tăng; tạo điều kiện cải thiện điều kiện sống cho dân, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị, cải tạo cảnh quan và môi trường thủ đô theo hướng văn minh hiện đại; tăng cùng với mức tăng dân số tự nhiên, cơ học và cùng với mức tăng thu nhập bình quân của dân cư như thu nhập GDP trên đầu người của Hà Nội hiện gấp 3 lần mức trung bình của cả nước.
Thực trạng nhà ở của dân là vấn đề đáng lo ngại. Trong tổng quỹ nhà đô thị của Hà Nội thì 80% là nhà 1-2 tầng, thuộc diện bán kiên cố; chỉ có 33% là loại tốt, còn lại đều đã xuống cấp và thuộc diện cần sửa chữa lớn hoặc dỡ bỏ. Có tới 30% quỹ nhà do Nhà nước quản lý là chung cư, phần lớn là loại 4-5 tầng, được xây từ những năm 1956-1985. Trong đó 91% số công trình chung cư được khảo sát có độ nghiêng và độ lún vượt mức cho phép.
ã 100% nhà ở chung cư bị thấm dột.
ã 20-40% bị hiện tượng ăn mòn mối nối, cốt thép và nứt tách giữa các cấu kiện.
ã Các kết cấu chính nhiều chung cư bị xuống cấp và hư hỏng nghiêm trọng, nặng nề nhất là ở các khu Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Quỳnh Mai,...
ở các khu phố cổ thì chỉ có:
ã 15%-20% quỹ nhà còn tốt
ã 10% bị hư hỏng nặng, cần phá bỏ
ã >70% cần sửa chữa cải tạo.
Hà Nội đang đứng trước sức ép thu hẹp dần diện tích đất ở đô thị: đất ở bình quân trong các quận nội thành giảm từ 22,75m2/người năm 1996 xuống 14,1m2/người năm 2000. Năm 1954, Hà Nội chỉ có khoảng 1.200ha với 25 vạn dân, đến nay thì diện tích và dân số đã tăng lên nhiều. Dự kiến đến năm 2010, Hà Nội có diện tích khoảng 8.000-9.000ha và có thể lên tới 12.000ha với trên 2 triệu dân.
Do vậy năm 2001, Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố đề ra mục tiêu 620 nghìn m2 nhà ở nhằm đáp ứng các đối tượng dân cư trên địa bàn. Mô hình cơ quan tự tổ chức xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên vẫn tiếp tục triển khai tại các khu đất đã giao đồng thời thành phố nghiên cứu triển khai các khu đô thị mới trên cơ sở đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện dự án theo Nghị định 88 và Nghị định 14 của Chính phủ.
Nguồn vốn xây dựng cơ bản năm 2001 của Hà Nội:
- Ngân sách thành phố:
ã Cấp 1 tỷ 455 triệu đồng cho công tác chuẩn bị đầu tư 12 dự án phát triển hạ tầng các khu đô thị mới, nhà ở chính sách.
ã Dành 20 tỷ 442 triệu đồng cho thực hiện 13 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và nhà ở phục vụ di dân giải phóng mặt bằng, nhà nguy hiểm phải dỡ bỏ.
- Nguồn vốn sự nghiệp đầu tư, bố trí 8 tỷ 305 triệu đồng phục vụ cải tạo, sửa chữa chống xuống cấp quỹ nhà hiện có.
- Vốn tín dụng ưu đãi được đầu tư cho các dự án kinh doanh hạ tầng và nhà ở, các dự án nâng cấp mở rộng diện tích.
- Khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi phát triển nhà ở với mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên trong năm 2001.
Ngoài ra thành phố còn có chủ trương di chuyển các nhà máy công nghiệp cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường rời ra ngoại thành.
c. Nhu cầu trên thị trường nguyên vật liệu xây dựng là rất lớn song lại chưa được đáp ứng.
- Về sắt thép xây dựng, hiện Việt Nam vẫn phải nhập là chủ yếu.
- Nhu cầu kính xây dựng cũng mở ra 1 thị trường "lấp lánh" cho các nhà sản xuất kính khi mốt xây dựng các kiến trúc bằng kính đang là "thời thượng". Trong khi đó công suất Nhà máy kính Đáp Cầu, nhà cung cấp kính chủ yếu trong nước hiện nay là 3 triệu m2 kính tiêu chuẩn 1 năm chỉ đáp ứng được 1 nửa nhu cầu của thị trường.
2. Nhiệm vụ phát triển của công ty
Năm 2001, mục tiêu về giá trị sản xuất kinh doanh của công ty là:
Giá trị sản xuất kinh doanh
280 tỷ đồng
Doanh thu
168 tỷ đồng
Nộp ngân sách
5,055 tỷ đồng
Thu nhập bình quân
920.000đ/người/tháng
Lợi nhuận thực hiện
1-2%
1. Đẩy mạnh hoạt động Marketing xây dựng
Cạnh tranh là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Trong thị trường xây dựng, muốn tồn tại và phát triển, trước tiên công ty phải khẳng định được chỗ đứng đồng thời nâng cao uy tín của mình. Điều này tạo cơ hội cho công ty, được các chủ đầu tư mời thầu hay được chỉ định thầu, nhất là các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Hiện nay, ở công ty đã có phòng kinh tế thị trường. Các cán bộ của phòng được đào tạo qua chuyên môn nghiệp vụ về Marketing cộng với kinh nghiệm thực tế nên hoạt động Marketing của công ty luôn đạt hiệu quả cao. Thông qua hoạt động Marketing đã làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty, tăng cường các mối quan hệ trong xây dựng tạo thuận lợi cho công tác đấu thầu.
Trong thời gian tới, công ty cần phối hợp thực hiện các công tác Marketing sau:
1. Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là việc chia cắt thị trường thành những "mảng", những "đoạn" tách biệt tuỳ thuộc vào những đặc điểm khác nhau về nhu cầu, thị hiếu, tính chất, khả năng và mức độ của khách hàng.
Mục đích của phân đoạn thị trường là tách rõ phần hàng hoá, dịch vụ mà 1 doanh nghiệp nào đó có khả năng chiếm lĩnh và phục vụ khách hàng có ưu thế hơn hẳn những doanh nghiệp khác.
Lý thuyết phân đoạn thị trường có thể ứng dụng trong công ty đối với các công việc:
- Xác định mảng thị trường đầu tư của công ty.
- Xác định khu vực địa lý gây ảnh hưởng có hiệu quả.
Một số phương pháp khả thi đối với việc phân đoạn thị trường:
a. Phương pháp bảng kẻ ô:
Là phương pháp phân chia thị trường theo các tiêu thức khác nhau, phân theo từng cặp đôi trên bảng kẻ ô.
Ví dụ: Có số liệu điều tra về nhà ở của 1 khu dân cư theo các tiêu thức sau:
- Thành phần hộ gia đình: viên chức nhà nước, các hộ gia đình kinh doanh và các thành phần lao động khác.
- Cấp nhà có nhu cầu xây dựng trước mắt: từ cấp I đến cấp IV
Đơn vị: %
Cấp nhà
Loại hộ
I
II
III
IV
Tổng
Viên chức
2
5
12
16
35
Hộ kinh doanh
26
7
3
1
37
Thành phần lao động khác
1
3
7
17
28
Tổng
29
15
22
34
Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy mối quan hệ giữa những thành phần hộ gia đình khác nhau với nhu cầu về cấp nhà ở, công ty có thể lựa chọn đối tượng để phục vụ.
Trong thực tiễn kinh doanh công ty không nên cố gắng phục vụ tất cả các loại đối tượng khách hàng mà hãy tập trung vào những đoạn thị trường phù hợp với năng lực của công ty.
b. Phương pháp xác định tỷ trọng
Là phương pháp xác định các đoạn thị trường khác nhau theo 1 tiêu thức.
Ví dụ: Sản lượng xây lắp thực hiện nhiều năm ở 1 địa phương có cơ cấu và nguồn vốn như sau:
Tổng số vốn
100%
Ngân sách cấp
30%
Vốn vay tín dụng
10%
Vốn tự có của các tổ chức trong và ngoài quốc doanh
35%
Vốn tư nhân
15%
Vốn khác
10%
Qua bảng thấy mức độ có nhu cầu xây dựng khác nhau từ các nguồn vốn khác nhau và yêu cầu về quy mô công trình, kỹ thuật thi công cũng khác nhau. Do vậy công ty có thể lựa chọn cho mình 1 đoạn thị trường nhất định, phù hợp trình độ tổ chức và năng lực.
Công ty có thể chọn đoạn thị trường là các công trình được đầu tư bởi ngân sách Nhà nước để phục vụ.
2. Hoạt động chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản phẩm
Công ty tập trung vào thực hiện nhiệm vụ chính của mình là thực hiện các công việc xây dựng và thực hiện xây dựng các công trình nhằm khai thác triệt để lợi thế và kinh nghiệm của công ty, tạo điều kiện nâng cao chất lượng các công trình do công ty thi công.
Ngoài ra nhằm giảm thiếu rủi ro khi tham gia đấu thầu, công ty cần đẩy nhanh công tác nghiên cứu khả thi các dự án trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng trình Tổng công ty xét duyệt vì nhu cầu về vật liệu xây dựng là rất lớn.
Các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá trình đô thị hoá nên nhu cầu xây dựng nhà ở cho người dân là rất lớn nhưng chưa được đáp ứng, việc xây dựng hệ thống thoát nước, giao thông đô thị và thể thao là rất cần thiết. Do vậy công ty chuyển mạnh sang lĩnh vực kinh doanh nhà để bán, chú trọng các dự án thoát nước, giao thông đô thị và thể thao ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh việc chiếm lĩnh các thị trường truyền thống trong nước công ty từng bước thâm nhập vào thị trường xây dựng ở nước Cộng hoà dân chủ Lào.
3. Công tác nắm bắt thông tin và quảng cáo:
a. Công tác nắm bắt thông tin
+ Duy trì quan hệ với các chủ đầu tư đã có công trình do công ty nhận thầu dù nhu cầu xây dựng là không liên tục.
+ Công ty phải thiết lập 1 hệ thống thông tin đầy đủ về những định hướng chiến lược đầu tư của Nhà nước, của các bộ ngành; các dự án lớn trọng điểm của Nhà nước, tiếp cận các cơ quan lập dự án từ bước nghiên cứu tiền khả thi đến nghiên cứu khả thi.
+ Công ty cần xác định rõ những mặt mạnh mặt yếu của đối thủ để đề ra chiến lược đấu thầu thích hợp. Trong lĩnh vực xây dựng, rào cản về vốn, công nghệ đối với việc thành lập 1 doanh nghiệp mới là rất lớn nên công ty ít bị đe doạ về các đối thủ tiềm ẩn mới xâm nhập vào thị trường xây dựng. Các đối thủ chính của công ty là những công ty xây dựng trong nước và nước ngoài đã hoạt động lâu năm và có thị phần nhất định.
Các công ty trong nước như:
ã Tổng công ty xây dựng sông Đà có uy tín và thế mạnh trong xây dựng các công trình nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, các công trình đê đập.
ã Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Tràng An là những Tổng công ty quân đội có sức mạnh trong vấn đề huy động nhân lực và giá tranh thầu của họ thường hấp dẫn ở 1 số công trình do giảm được chi phí nhân công.
Các công ty xây dựng nước ngoài chủ yếu tham gia đấu thầu và nhận thầu các công trình có vốn FDI, ODA, WB, ADB, JBIC.
Các công ty nước ngoài trúng thầu thường là các công ty của chính những nước có nguồn vốn đầu tư nói trên hoặc là là các công ty xây dựng nước ngoài được chủ đầu tư mời dự thầu. Đây là những công ty có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, tổ chức quản lý và có kinh nghiệm, uy tín lớn. Công ty nên mở rộng mối quan hệ với các công ty xây dựng nước ngoài để nhận làm thầu phụ khi tham gia đấu thầu quốc tế nếu như công ty không trúng thầu nhằm học hỏi kinh nghiệm.
Ngoài ra còn có các doanh nghiệp xây dựng thuộc các Sở xây dựng và ngoài quốc doanh. Các công ty này chỉ xuất hiện và cạnh tranh với công ty khi công ty tham gia đấu thầu các công trình tại địa phương. Các công ty này tuy khả năng về tài chính, công nghệ, lao động còn hạn chế song lại có mối quan hệ chặt chẽ với chủ đầu tư, cơ quan Nhà nước tại địa phương. Do đó công ty phải đi nghiên cứu thực tế tình hình tại địa phương nơi sẽ xây dựng công trình, tìm hiểu kỹ giá nguyên vật liệu, điều kiện vận chuyển cung ứng ở địa phương, tăng cường mối quan hệ với chủ đầu tư, chính quyền địa phương hoặc liên doanh với các đơn vị xây dựng địa phương để tham gia đấu thầu nếu thấy xác xuất trúng thầu là thấp.
Cuối cùng công ty phải báo cáo kịp thời những thông tin cập nhật đưa lên lãnh đạo Tổng công ty để có phương án triển khai mua sắm máy móc, thiết bị thi công, bố trí kế hoạch sản xuất, bố trí lao động 1 cách đầy đủ, hợp lý nhằm giành ưu thế khi tham dự đấu thầu.
+ Giải quyết khiếu nại của khách hàng:
Nhằm nâng cao uy tín cho công ty đồng thời tạo dựng lòng tin đối với các đơn vị có dự án giao cho công ty thi công xây lắp, công ty sẽ tiếp nhận, giải quyết những khiếu nại của các đơn vị về các sản phẩm, dịch vụ do công ty cung cấp.
Người phụ trách liên quan của công ty để giải quyết những đề nghị, sự phàn nàn và không đồng ý của khách hàng là trưởng các phòng/Xí nghiệp/Đội trực thuộc công ty hoặc người được uỷ quyền. Việc giải quyết khiếu nại sẽ được Giám đốc công ty hoặc người phụ trách liên quan phân công.
Đối với các khiếu nại thuộc trách nhiệm của công ty, xí nghiệp, đội trực thuộc thì người phụ trách liên quan phải xác định được nguyên nhân, lập báo cáo khiếu nại theo mẫu để giải quyết hoặc trình Giám đốc công ty quyết định hướng giải quyết nếu vượt quá thẩm quyền hoặc khiếu nại có liên quan đến các quy định của pháp luật. Người phụ trách liên quan thông báo cho khách hàng về cách thức, thời gian giải quyết và theo dõi đảm bảo việc giải quyết được thực hiện 1 cách kịp thời, đảm bảo thoả mãn các yêu cầu đã thoả thuận với khách hàng.
Nếu khiếu nại không thuộc trách nhiệm của công ty, xí nghiệp, đội trực thuộc hoặc không có căn cứ thì người phụ trách liên quan sẽ trao đổi, làm rõ về khiếu nại đó với khách hàng và kết quả ghi theo mẫu.
Phòng quản lý thi công sẽ giải quyết các khiếu nại về: Thời gian thi công, nghiệm thu, bàn giao; sự phù hợp của chất lượng công trình, của các quy trình kỹ thuật và của thiết kế công trình.
Khiếu nại có liên quan tới nội dung và thời gian thanh quyết toán và các công việc khác trong phạm vi quản lý của phòng thuộc trách nhiệm của phòng kỹ thuật giám đốc công ty xem xét, giải quyết khiếu nại liên quan đến những bộ phận hoặc ngoài khả năng giải quyết của người phụ trách liên quan.
Nếu không giải quyết các khiếu nại của khách hàng hoặc có giải quyết nhưng không rõ ràng hoặc chỉ coi việc giải quyết khiếu nại là hình thức thì công ty có thể bị huỷ Hợp đồng xây dựng, uy tín công ty sẽ gảm sút.
* Mẫu:
Tổng công ty Xây dựng Hà Nội
Công ty xây dựng số 4
Báo cáo số:.....................
Báo cáo giải quyết khiếu nại của khách hàng
Ngày:.................
Phòng/Bộ phận:.................................................................................................................
Khách hàng:.......................................................................................................................
Người phụ trách:................................................................................................................
Nội dung khiếu nại:...............................................
Tên người viết:................................
Ngày:..............................................
Ký:..................................................
Nguyên nhân:........................................................
Tên người viết:................................
Ngày:..............................................
Ký:..................................................
Biện pháp giải quyết:.............................................
Tên người viết:................................
Ngày:..............................................
Ký:..................................................
Hành động phòng ngừa:........................................
Tên người viết:................................
Ngày:..............................................
Ký:..................................................
Theo dõi hành động khắc phục phòng ngừa:........
Tên người viết:................................
Ngày:..............................................
Ký:..................................................
+ Công ty phải chọn những cán bộ ngoài chuyên môn nghiệp vụ thành thạo còn phải có những tư chất như: năng khiếu nói chuyện, khả năng ứng xử, khả năng nhạy cảm xét đoán có những hiểu biết xã hội và có kinh nghiệm tiếp xúc để giải quyết những khiếu nại của khách hàng, để đàm phán ký kết hợp đồng.
Người giao tiếp của công ty phải nắm bắt được ý đồ của khách hàng bằng việc trao đổi trực tiếp hỏi khách hàng hay bằng các công văn, thư từ, fax, internet,... Tiếp đó phải nghiên cứu ý đồ của khách hàng tức là đặt lên bàn cân những yêu cầu lợi ích và sự trả giá của khách hàng với khả năng và lợi ích của công ty với nguyên tắc chấp nhận 1 lợi ích chung từ 2 phía. Sau đó, phải thuyết phục khách hàng. Người giao tiếp của công ty phải có những lý lẽ, chứng cứ tài liệu, số liệu để làm cho khách hàng hiểu được những yêu cầu bất hợp lý mà họ cho là hợp lý. Quyết định chấp nhận và ký kết hợp đồng là công việc cuối cùng ở giai đoạn giao tiếp ban đầu của khách hàng với công ty.
b. Công tác quảng cáo
Nhằm giới thiệu năng lực và uy tín của mình, công ty cần tăng cường hoạt động quảng cáo.
Công ty làm những bộ phim video nhiều tập những cuốn cataloge giới thiệu về sự hình thành, phát triển của công ty, những công trình đạt huy chương vàng chất lượng cao do Bộ Xây dựng tặng, những kỹ thuật thi công tiên tiến. Những bộ phim này được trình chiếu và những cuốn cataloge này được trưng bày tại các kỳ hội chợ, triển lãm chuyên ngành.
2. Xây dựng chiến lược đấu thầu
2.1. Khái niệm, mục tiêu
2.2. Một số phương pháp tham dự đấu thầu
a. Lý thuyết của Friedman
+ Dữ liệu:
- Số liệu về giá dự thầu của 1 đối thủ đã cạnh tranh trong việc giành các HĐxây dựng
- Xác định lãi của đối thủ cạnh tranh bằng cách chia giá dự thầu của đối thủ cho chi phí dự kiến của chúng ta trong từng trường hợp tương ứng
- Xây dựng 1 bảng phân bố xác xuất
+ Từ 3 dữ liệu trên đ xác định mối quan hệ toán học giữa xác xuất trúng thầu với mức lãi (tính = % so với chi phí sản xuất).
+ Việc nghiên cứu mô hình Friedman và ứng dụng nó trong thực tiễn chỉ mang tính giả định trong các điều kiện ràng buộc:
- Giữa ta và đối thủ cạnh tranh chưa tính đến các yếu tố về năng lực sản xuất
- Chưa tính đến các yếu tố tiêu cực
- Vấn đề thắng thầu được quyết định bởi yếu tố giá mà chưa đề cập đến các yếu tố khác
0
10
20
30
40
20
40
60
80
100
Mức lãi(% so với chi phí)
Xác suất trúng thầu (%)
Mối quan hệ xác suất thắng thầu và mức lãi tương ứng
0
1
2
3
4
2
4
6
8
10
5
± 5%
± 10%
± 15%
Số nhà thầu tham dự
Mức lãi trung bình bị mất trong cạnh tranh (% so với chi phí dự tính)
Độ chính xác của giá dự toán
Mối quan hệ giữa mức lãi trung bình bị mất trong cạnh tranh và số nhà thầu tham dự theo những mức độ chính xác khác nhau của giá dự thầu
+ Qua đồ thị, nếu càng tăng lãi thì khả năng giành được hợp đồng càng giảm.
+ Do đó xuất hiện lý thuyết về mức lãi thực tế bị mất qua cạnh tranh.
- Cơ sở của lý thuyết này: mức lãi dự kiến vẫn cố định song do tính chi phí thấp hơn chi phí hợp lý (chi phí đúng của công trình đấu thầu) để tăng khả năng trúng thầu nên lãi thực tế của nhà thầu sẽ thấp hơn lãi dự kiến.
- Do đó có thể chấp nhận 1 thực tế là nhiều nhà thầu có chiến lược nộp hồ sơ dự thầu với chi phí thấp hơn chi phí đúng hay cố tình tính sai giá dự thầu theo hướng thấp đi để dễ dàng thắng thầu nhưng sau đó để đạt được mức lãi dự kiến, nhà thầu trúng thầu sẽ dùng các yêu sách đòi hỏi để tăng thêm giá hợp đồng bù lại phần thiếu hụt nói trên.
b. Lý thuyết của Gates
+ Là sự phát triển của bài toán Friedman tức là xác định khả năng trúng thầu trong quan hệ với các mức lợi nhuận khác nhau với sự tham gia của nhiều đối thủ.
+ Xác xuất giành được hợp đồng với mức lợi nhuận dự kiến để cạnh tranh với 1 số đối thủ đã biết là:
Với: PA , PB , PC , ... PN : Xác suất để có thể đánh bại đối thủ A, B, C, ... , N
+ Trong trường hợp có nhiều đối thủ mà ta chưa có các số liệu lịch sử, có thể áp dụng công thức:
Với: Pn : Xác suất đánh bại n đối thủ
Pm : Xác suất đánh bại 1 đối thủ mẫu.
c. Phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp để ra quyết định tranh thầu
+ Công thức:
Với:
- TH : Chỉ tiêu tổng hợp
- n : Số các chỉ tiêu trong danh mục
- Ai : Điểm số của chỉ tiêu thứ i ứng với trạng thái của nó
- pi : trọng số của chỉ tiêu i
+ Đánh giá khả năng thắng thầu và ra quyết định.
- Khả năng thắng thầu: K = . 100
Với:
- K : Khả năng thắng thầu (%)
- TH : Chỉ tiêu tổng hợp
- M : Mức điểm tối đa trong thang điểm được dùng
- Ra quyết định:
Nếu:
K < 50% ị doanh nghiệp không nên tham gia dự thầu
K ³ 50% ị doanh nghiệp nên tham gia dự thầu
+ Ví dụ: Giả sử 1 công ty xây dựng đã xây dựng được 1 danh mục các chỉ tiêu, trọng số từng chỉ tiêu và thang điểm 5 bậc như sau:
TT
Các chỉ tiêu
Trọng số (%)
Thang điểm và trạng thái
4
3
2
1
0
1
Mục tiêu và lợi nhuận
30
rất thấp
thấp
trung bình
cao
rất cao
2
Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật
20
rất cao
cao
trung bình
thấp
rất thấp
3
Mức độ quen thuộc với gói thầu
15
rất cao
cao
trung bình
thấp
rất thấp
4
Khả năng đáp ứng tiến độ thi công
5
rất cao
cao
trung bình
thấp
rất thấp
5
Khả năng đáp ứng về năng lực thi công
10
rất cao
cao
trung bình
thấp
rất thấp
6
Đánh giá về đối thủ cạnh tranh
20
rất yếu
yếu
trung bình
mạnh
rất mạnh
- Khi xuất hiện 1 gói thầu X, công ty đã phân tích gói thầu, xác định trạng thái tổng hợp của các chỉ tiêu và tính toán được chỉ tiêu tổng hợp của gói thầu này như sau:
TT
Các chỉ tiêu
Trạng thái
4
5
6=4x5
Điểm
Trọng số
Kết quả
1
Mục tiêu lợi nhuận
trung bình
2
0,3
0,6
2
Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật
rất cao
4
0,2
0,8
3
Mức độ quen thuộc với gói thầu
trung bình
2
0,15
0,3
4
Khả năng đáp ứng tiến độ thi công
cao
3
0,05
0,15
5
Khả năng đáp ứng về năng lực thi công
rất cao
4
0,1
0,4
6
Đánh giá về đối thủ cạnh tranh
mạnh
1
0,2
0,2
TH = 0,6 + 0,8 + 0,3 + 0,15 + 0,4 + 0,2 = 2,45
K = . 100 = 61,25% > 50% ị doanh nghiệp nên tham gia đấu thầu gói thầu này.
+ áp dụng:
- Tính đúng đắn của quyết định đưa ra phụ thuộc rất lớn vào việc phân tích và xác định chính xác trạng thái của từng chỉ tiêu cũng như tầm quan trọng của nó.
- Là phương pháp lượng hoá sự ảnh hưởng của các nhân tố cần xem xét giúp cho doanh nghiệp ra quyết định tranh thầu theo quan điểm đánh giá của doanh nghiệp.
- Thực tế khi sử dụng, doanh nghiệp cần chi tiết hơn các chỉ tiêu trên. Ví dụ như chỉ tiêu thứ 6, có thể phân thành 2 chỉ tiêu: - Dự đoán số lượng nhà thầu tham dự
- So sánh tương quan với các đối thủ.
2.3. Chiến lược đặt giá thấp
Công ty bỏ thầu với giá thấp hơn các nhà thầu đối thủ để thắng thầu thì có thể xảy ra 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Công ty thu được mức lợi nhuận thấp hơn đối với từng công trình song số lượng công trình thắng thầu tăng, tổng lợi nhuận thu được từ các công trình thắng thầu cũng tăng.
Trường hợp 2: Công ty vẫn thu được mức lợi nhuận như các nhà thầu đối thủ dựa vào:
- Năng suất lao động tăng do kinh nghiệm thi công các công trình tương tự nên chi phí nhân công trực tiếp giảm.
- Cân đối kế hoạch bố trí xe máy thi công, tổ chức thi công hợp lý, giảm được chi phí quản lý.
- Định mức vật tư, kinh nghiệm quản lý tiết kiệm, giảm được chi phí nguyên vật liệu.
- Tính toán từ mức hiệu quả đồng vốn bỏ ra nên chi phí sử dụng máy đưa vào dự toán có thể giảm được 10% vẫn bảo đảm máy hoạt động tốt trong những năm kế tiếp.
Có người cho rằng, do đấu thầu cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, các nhà thầu bỏ giá thầu thấp cốt để trúng thầu nên chất lượng công trình kém theo kiểu "tiền nào của ấy". Nhưng thực tế không hẳn như vậy.
- Nếu chủ đầu tư chấp nhận mức giá bỏ thầu cao hoặc mức giá bỏ thầu trung bình nhưng khâu giám sát, quản lý kỹ thuật không tốt thì chất lượng công trình cũng không đảm bảo.
- Nếu chủ đầu tư chấp nhận giá thấp với điều kiện nhà thầu có khả năng về trang thiết bị thi công, lực lượng lao động, vốn sản xuất,... để đảm bảo thi công gói thầu và được sự giám sát chặt chẽ ở tất cả các khâu như yêu cầu trong hồ sơ mời thầu và các cam kết của nhà thầu nêu trong hồ sơ dự thầu thì chất lượng công trình vẫn đảm bảo.
Nhà thầu sẽ phải chấp nhận lãi ít hơn dự kiến hoặc lỗ để hoàn thành gói thầu, giữ uy tín cho nhà thầu hoặc bỏ cuộc, chịu mất tiền bảo lãnh dự thầu và mất uy tín trên thương trường.
5. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề; bố trí, sắp xếp, và sử dụng hợp lý đội ngũ lao động. (Chương 3)
Lao động là 1 bộ phận của nguồn lực phát triển, là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Máy móc do con người sáng tạo ra song nó chỉ phát huy tác dụng thông qua kinh nghiệm, kiểm nghiệm và hiện thực hoá của hoạt động sản xuất trực tiếp của con người.
Nếu số lượng lao động nhiều nhưng trình độ thấp thì hàm lượng chất xám trong sản phẩm thấp, giá bán sản phẩm của doanh nghiệp sẽ thấp.
Nếu đẩy mạnh giáo dục và đào tạo sẽ nâng cao trình độ, tích luỹ kiến thức, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động có thể phát huy tối đa công suất máy móc, cải tiến đổi mới công nghệ, năng suất lao động được tăng lên, chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn. Điều này sẽ tạo sự tín nhiệm đối với sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. doanh nghiệp sẽ dần dần chiếm lĩnh thị trường và có lợi nhuận.
Người lao động làm việc trong 1 môi trường đảm bảo vệ sinh an toàn lao động thì hiệu quả lao động sẽ tăng lên, làm việc với tinh thần sảng khoái. Đồng thời nếu có sức khoẻ tốt, sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao độ trong khi đang làm việc, sản phẩm do người lao động làm ra sẽ đồng đều và có chất lượng tốt.
Để xây dựng được 1 đội ngũ cán bộ công nhân viên có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn cao đáp ứng các yêu cầu mục tiêu phát triển, công ty cần thực hiện các nội dung sau:
5.1. Lập kế hoạch tuyển dụng
- Việc lập kế hoạch tuyển dụng nhân lực dài hạn hàng năm và lao động thời vụ của công ty phải dựa trên cơ sở:
ã Kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty.
ã Nhu cầu bổ sung nhân lực cho các bộ phận trong công ty.
ã Thực trạng nhân lực của công ty.
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch tuyển dụng bao gồm:
ã Số lượng
ã Ngành nghề
ã Trình độ
ã Thời gian cần tuyển.
- Quá trình tuyển dụng lao động dài hạn cần tuân thủ các bước sau:
ã Bước 1: Thông báo cần tuyển nhân lực trên các phương tiện thông tin đại chúng và các văn bản cần có trong hồ sơ dự tuyển.
ã Bước 2: Kiểm tra hồ sơ dự tuyển.
ã Bước 3: Thành lập hội đồng thi tuyển.
ã Bước 4: Tiến hành thi tuyển.
ã Bước 5: Ký hợp đồng thử việc.
Thời gian thử việc đối với lao động tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên là 2 tháng; tốt nghiệp trung sơ cấp kỹ thuật, nghiệp vụ là 1 tháng.
ã Bước 6: Xét tuyển chính thức.
Sau khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động phải báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện hợp đồng thử việc. Trưởng các phòng ban, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc công ty hoặc người được uỷ quyền có liên quan đến công tác tuyển dụng nhân lực phải nhận xét kết quả thử việc và đề xuất việc tuyển dụng chính thức hay thôi tuyển dụng người thử việc tại bộ phận mình phụ trách.
- Đối với tuyển dụng lao động ngắn hạn (thời vụ):
ã Chủ nhiệm công trình xác định nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ cho từng dự án dựa trên khối lượng công việc và tiến độ thực tế của công trình.
ã Tiến hành thông báo nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ bằng các hình thức như: đăng tin, nhờ môi giới hoặc liên hệ trực tiếp.
ã Hồ sơ tuyển dụng cần có: đơn xin việc, lý lịch, giấy khám sức khoẻ, bằng cấp (nếu có).
ã Tiến hành tuyển dụng:
Chủ nhiệm công trình kiểm tra hồ sơ lý lịch, nhận thấy lý lịch rõ ràng, sức khoẻ đảm bảo, giấy chứng nhận nghề nghiệp phù hợp. Đối với các trường hợp không có bằng cấp thì trước khi chấp nhận phải kiểm tra tay nghề đối với công việc có liên quan để đảm bảo đảm đương được yêu cầu công việc, kết quả kiểm tra phải lưu hồ sơ.
ã Những lao động được chấp nhận sẽ lập thành danh sách gửi cho phòng tổ chức lao động đối với các công trình trực thuộc công ty hoặc giám đốc xí nghiệp đối với các công trình trực thuộc xí nghiệp. Phòng tổ chức lao động hoặc giám đốc xí nghiệp sẽ ký hợp đồng thời vụ với đại diện của các lao động trong danh sách được chỉ định.
- Kế hoạch tuyển dụng lao động dài hạn do giám đốc công ty hay người được uỷ quyền phê duyệt trước khi thực hiện. Kế hoạch tuyển dụng lao động thời vụ do giám đốc xí nghiệp hay chủ nhiệm công trình phê duyệt.
5.2. Lập kế hoạch đào tạo
- Hàng năm, trưởng các phòng, đội trưởng đội sản xuất hoặc người được uỷ quyền có liên quan đến công tác đào tạo của công ty phải xác định các nhu cầu đào tạo chung cho nhân viên của bộ phận mình quản lý.
- Nhu cầu đào tạo được xác định trên các cơ sở sau:
ã Nhân viên mới tuyển dụng
ã Yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật
ã Kết quả xem xét của lãnh đạo
ã Nhu cầu đột xuất để đáp ứng yêu cầu.
- Với nhân viên mới tuyển dụng theo hợp đồng dài hạn phải được đào tạo theo các nội dung sau:
ã Các quy định, nội quy của công ty
ã Cơ cấu tổ chức công ty
ã Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng.
ã Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 của công ty.
- Với nhân viên mới tuyển dụng theo hợp đồng ngắn hạn, thời vụ cho các dự án, phải được đào tạo theo các nội dung sau:
ã Các quy định, nội quy của công ty
ã Biện pháp thi công, đảm bảo an toàn
ã Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng
ã Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 của công ty
ã Các yêu cầu về kỹ thuật khi thấy cần thiết.
- Lập kế hoac hoạch đào tạo:
Nội dung của kế hoạch bao gồm: nội dung, thời gian và hình thức đào tạo. Ngoài kế hoạch đào tạo định kỳ đã xác định khi có nhu cầu đào tạo đột xuất thì giám đốc cong ty, giám đốc xí nghiệp hoặc chủ nhiệm dự án có thể quyết định kế hoạch đào tạo bổ sung hoặc điều chỉnh kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm sao cho phù hợp.
- Thực hiện đào tạo:
Việc đào tạo có thể được thực hiện theo các hình thức khác nhau sao cho đáp ứng các yêu cầu đào tạo, có thể bao gồm:
ã Đào tạo tại chỗ trên công việc
ã Đào tạo tập trung tại công ty, xí nghiệp hoặc tại công trường
ã Đào tạo bên ngoài.
Đối với việc đào tạo do công ty tự thực hiện, giám đốc công ty, giám đốc xí nghiệp hoặc chủ nhiệm dự án sẽ quyết định lựa chọn giảng viên có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp. Giảng viên được lựa chọn phải có trách nhiệm chuẩn bị bài giảng và các tài liệu cần thiết sao cho đáp ứng được nhu cầu đào tạo.
Khi có nhu cầu đào tạo bên ngoài, trưởng phòng tổ chức lao động, chỉ huy công trường cần xem xét khả năng của đơn vị đào tạo bên ngoài trên cơ sở uy tín và kinh nghiệm của đơn vị đó.
Khi kết thúc khoá học, giảng viên cần đánh giá kết quả học tập của các học viên bằng hình thức kiểm tra hay nhận xét. Các học viên không đạt yêu cầu cần có hình thức đào tạo bổ sung hay tự học để được kiểm tra, đánh giá lại nhằm đáp ứng được các yêu cầu đào tạo đặt ra.
5.3. Thưởng phạt hợp lý, mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên trên công trường; mua bảo hiểm xã hội; tặng thưởng các cháu học sinh là con của các cán bộ công nhân viên công ty có thành tích cao trong học tập, trợ cấp cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn trong công ty.
5.4. Đề cao lòng tự trọng, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp; phát huy tinh thần dám chịu trách nhiệm và tinh thần đoàn kết cho toàn thể cán bộ công nhân viên qua các phong trào, hoạt động sôi nổi, bổ ích do công ty tổ chức.
5.5. Bố trí, sắp xếp sử dụng hợp lý đội ngũ lao động.
Việc bố trí, sắp xếp, sử dụng đúng người, đúng việc sẽ tiết kiệm yếu tố nhân lực, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí nhân công trong giá dự thầu, tăng khả năng trúng thầu. Phải xem người để giao việc, không thể để tự do ai muốn làm cũng được nếu không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
4. Phát huy các biện pháp sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thực hiện đầu tư có trọng điểm đồng bộ, tăng cường hoạt động kiểm tra chất lượng máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu sản xuất.
a. Công nghệ là chìa khoá của sự phát triển. Công nghệ làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, sử dụng 1 cách triệt để và hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có. Các thành phần cơ bản của công nghệ là phần vật tư kỹ thuật, phần con người, phần thông tin và phần tổ chức. Chúng bổ sung cho nhau và không thể thiếu bất cứ 1 thành phần nào trong mỗi công nghệ.
Phần vật tư kỹ thuật bao gồm các công cụ, trang bị, máy móc, vật tư, phương tiện vận chuyển, nhà máy,... Nó là cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào. Nó được triển khai, lắp đặt và vận hành do con người. Nhờ nó, con người tăng sức lực và trí tuệ. Khi phần vật tư kỹ thuật tăng thì 3 thành phần còn lại cũng tăng theo.
Công ty cần phát động thành phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật cho toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty. Hoạt động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật có tác dụng khắc phục những khó khăn về mặt kỹ thuật, tiết kiệm kinh phí trong sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho công ty.
Nhu cầu đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị của công ty phải xuất phát từ nhu cầu thực tế như: khối lượng và thành phần công việc dự kiến, năng lực thiết bị thi công hiện có.
Công ty luôn quán triệt quan điểm đầu tư là đầu tư trọng điểm và đồng bộ. Công ty nên mua sắm các máy móc thiết bị thi công hoàn toàn mới và hiện đại của các hãng nổi tiếng ở các nước có nền công nghệ phát triển như: Nhật, Italia, Đức,... Công ty phải đầu tư số vốn khá lớn nhưng đổi lại năng lực kỹ thuật sản xuất của công ty được nâng cao rõ rệt, đảm bảo nhu cầu tiến độ cũng như chất lượng ở các công trình đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật phức tạp, thi công quy m ô lớn, đảm bảo độ chính xác cao. Điều này sẽ tăng khả năng trúng thầu của công ty. Nếu thắng thầu các công trình lớn, công ty có thể khấu hao từ 90-100% giá trị máy móc thiết bị thi công mới mua sau khi thi công xong. Đối với máy móc thiết bị văn phòng, công ty mua sắm các máy hiện đại, đồng bộ.
Công ty có thể mua thiết bị thi công từ các nước Châu á như: Trung Quốc, ấn Độ, Thái Lan,... với chi phí chỉ bằng 50-60% chi phí mua sắm thiết bị ở các nước Đức, Italia, Nhật. Việc mua sắm này chỉ đáp ứng các công trình có yêu cầu về kỹ thuật không phức tạp, quy mô công việc không lớn.
Ngoài ra công ty có thể liên doanh, liên kết trong đấu thầu nhằm bổ sung cho nhau những điểm yếu về năng lực thiết bị, kinh nghiệm thi công, tận dụng năng lực thừa của nhau, phát huy sức mạnh tổng hợp của các bên nhằm giành thắng lợi khi đấu thầu. Công ty có thể thuê máy móc thiết bị thi công của các đơn vị khác. Nhưng trước khi mua sắm mới hay thuê, công ty cần cân nhắc lợi ích do mỗi hình thức đem lại. Nếu thuê, công ty có thể giải quyết khó khăn về vốn song nếu thuê phải máy móc thiết bị cũ, khấu hao gần hết thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
b. Hoạt động kiểm tra chất lượng máy móc thiết bị thi công phải được sự quan tâm thường xuyên và tiến hành liên tục. Hoạt động này giúp cán bộ quản lý biết máy móc nào chưa phát huy hết năng lực phục vụ, máy nào đã cũ, đã hỏng cần bảo dưỡng, sửa chữa, xác định được chính xác giá trị còn lại của máy móc đồng thời hỗ trợ cho công tác lập hồ sơ kỹ thuật năng lực thiết bị thi công trong hồ sơ dự thầu được chính xác, đề ra kế hoạch tiến độ thi công hợp lý. Các máy móc thiết bị chuyên dụng cần phải được những cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn giỏi đánh giá, kiểm tra.
Đối với nguyên vật liệu sản xuất thì việc kiểm tra chất lượng sẽ đảm bảo được chất lượng của công trình.
7. Kiến nghị với Nhà nước
1. Về đấu thầu quốc tế và vai trò của nhà thầu trong nước
Việc giao thầu tại các công trình có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các công trình từ nguồn vốn ODA thường thông qua đấu thầu quốc tế, trong đó phần lớn đơn vị trúng thầu là các nhà thầu nước ngoài hoặc tổ hợp các công ty nước ngoài, rất ít trường hợp đơn vị thắng thầu là DNNN.
Mặc dầu những năm qua các nhà thầu Việt Nam đã tỏ rõ năng lực và tiến bộ của mình, đủ khả năng để tự xây dựng những công trình lớn như thuỷ điện Yaly, các đường quốc lộ, các cầu cảng lớn,... Nhưng tại sao trong đấu thầu quốc tế nhà thầu Việt Nam không dành được lợi thế ngay trên đất nước mình? Điều đó là do chính sách đấu thầu của Việt Nam. Có thể nói hầu hết các hồ sơ mời thầu đều do các công ty tư vấn nước ngoài chuẩn bị và đối với công trình vốn vay quốc tế thì chủ đầu tư Việt Nam lại ít kinh nghiệm. Tư vấn nước ngoài đã lợi dụng các sơ hở trong quảng cáo đấu thầu để tự chia dự án thành các gói thầu quá lớn, đòi hỏi các điều kiện dự thầu cao gay khó khăn và làm cho các nhà thầu nước ngoài dự thầu đều trúng vai trò thầu chính. Còn nhà thầu Việt Nam chỉ được cam kết làm thầu phụ cho nhà thầu nước ngoài. Khi trúng thầu, nhà thầu chính nước ngoài không thực hiện đúng các cam kết đó thì cũng không có cơ chế xử lý.
Nếu có thực hiện cam kết thì nhà thầu nước ngoài cũng phân chia lại công việc, m, giá trị theo ý muốn của họ. Thực tế là tất cả các nhà thầu nước ngoài sau khi thắng thầu tự ý lựa chọn nhà thầu khác có giá thấp hơn giá khi 2 bên cam kết vào đấu thầu.
Hướng giải quyết:
- Quy định rõ việc liên kết với nhà thầu Việt Nam là bắt buộc trong đấu thầu quốc tế, các điều kiện liên kết phải được xác định trước khi dự thầu và các điều kiện ràng buộc này phải được thực hiện sau khi thắng thầu, trong văn bản công bố kết quả đấu thầu ghi rõ các nhà thầu phụ tham gia liên kết đấu thầu.
- Việc phân chia gói thầu cho 1 dự án cần hợp lý để khai thác được tiềm năng trong nước, tạo điều kiện cho các nhà thầu trong nước có thể dự thầu độc lập. Tránh việc tổ chức đấu thầu hợp đồng chìa khoá trao tay vì nó yêu cầu điều kiện dự thầu cao mà nhà thầu trong nước khó có khả năng đáp ứng.
- Có chính sách ưu đãi đối với nhà thầu trong nước. Điều này đã được các nước và các tổ chức quốc tế áp dụng.
2. Để khắc phục tình trạng bỏ giá thầu quá thấp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và sự phát triển lâu dài của các nhà thầu trong nước, có thể xác định giá xét thầu như kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới.
Cụ thể là:
a. Nhà thầu trúng thầu là người chào giá (giá đánh giá) gần nhất so với giá trung bình của tất cả các hồ sơ dự thầu chủ đầu tư nhận được.
b. Nhà thầu trúng thầu là người chào giá có thể lớn hơn giá trung bình nói trên nhưng là giá gần nhất với giá này và vẫn thấp hơn giá dự toán của chủ đầu tư.
Tác dụng: nếu chọn 1 trong 2 cách này thì:
- Đảm bảo "bí mật" của giá xét thầu
- Tránh được việc phải lựa chọn những nhà thầu bỏ giá dự thầu quá thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình
- Tìm được nhà thầu có mức giá sát thực tế.
- Bảo đảm sử dụng đầy đủ các nguồn tài chính cho xây dựng công trình
- Bảo đảm mức lợi nhuận hợp lý cho nhà thầu
- Vẫn đảm bảo tính khách quan, ngẫu nhiên và cạnh tranh trong đấu thầu.
3. Nhà nước thành lập trung tâm giải quyết khiếu nại đấu thầu để tháo gỡ các vướng mắc trong đấu thầu.
Nhiều doanh nghiệp không biết "kêu" cụ thể cơ quan nào trong những trường hợp có khiếu nại xung quanh việc đấu thầu.
4. Về vốn thi công
Khi nhà thầu đã nhận được công trình, ngân hàng có thể nghiên cứu cho vay vốn lưu động với lãi suất ưu đãi không cần thế chấp vì chính hợp đồng mà doanh nghiệp ký kết đã là "tài sản thế chấp" đáng tin cậy.
Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ về tín dụng dài hạn để nhà thầu có điều kiện mua sắm trang thiết bị thi công. Tình trạng nhiều nhà thầu trong nước vẫn phải sử dụng tín dụng ngắn hạn để mua sắm thiết bị là nguyên nhân khiến các nhà thầu gặp khó khăn khi cân đối tài chính.
5.5. Đặc điểm máy móc thiết bị thi công
Năng lực thiết bị hiện có của công ty xây dựng số 4tính đến ngày 1/6/1999
STT
Máy thi công và mã hiệu
Nước sản xuất
Năm sản xuất
Số lượng
Công suất hoặc số liệu đặc trưng kỹ thuật
Giá trị còn lại
Ghi chú (mức độ còn dùng được)
1
2
3
4
5
6
7
8
I
Máy công cụ
1
Máy tiện vạn năng C620
Trung Quốc
Công suất động cơ 7 KW
Chất lượng còn 60%
2
Máy khoan đứng 2A 125
Việt Nam
Công suất động cơ 3 KW
1.819.000
Chất lượng còn 40%
3
Máy cắt sắt tròn
Nhật Bản
2
Công suất động cơ 7 KW
67.738.666
Chất lượng còn 70%
4
Máy cắt sắt tròn
Italia
1
Công suất động cơ 7 KW
30.000.000
Chất lượng còn 70%
5
Máy cắt sắt tròn
Trung Quốc
2
Công suất động cơ 7 KW
20.000.000
Chất lượng còn 60%
6
Máy cắt sắt tròn GJB-40B
Liên Xô
1
Công suất động cơ 3 KW
Chất lượng còn 40%
7
Máy uốn sắt
Trung Quốc
3
Công suất động cơ 4 KW
18.000.000
Chất lượng còn 60%
8
Máy cắt uốn sắt
Trung Quốc
1
Công suất động cơ 4 KW
6.000.000
Chất lượng còn 30%
9
Máy uốn sắt
Nhật Bản
1
Công suất động cơ 4 KW
16.356.000
Chất lượng còn 70%
II
Máy xây dựng
1
Máy xúc thuỷ lực bánh lốp HITACHI EX-100
Nhật Bản
1
Dung tích gầu 0,45 M3
25.650.000
Chất lượng còn 60%
2
Máy xúc thuỷ lực bánh lốp E2621A
Liên Xô
1
Dung tích gầu 0,25 M3
5.009.078
Chất lượng còn 30%
3
Máy xúc thuỷ lực bánh lốp KOBELKO
Nhật Bản
1
Dung tích gầu 0,45 M3
185.765.650
Chất lượng còn 60%
4
Máy xúc thuỷ lực bánh xích - HITACHI-EX220
Nhật Bản
3
Dung tích gầu 0,2 M3
414.851.700
Chất lượng còn 70%
5
Máy ủi DT-75
Liên Xô
1
Dung tích gầu 0,7 M3
936.542.680
Chất lượng còn 70%
6
Máy ủi D-6H
Mỹ
1
75CV
5.152.000
Chất lượng còn 40%
7
Máy trộn Bêtông JZQ-350
Trung Quốc
5
230CV
612.189.100
Chất lượng còn 70%
8
Máy trộn Bêtông JZ-200
Trung Quốc
2
325 Lít
Chất lượng còn 60%
9
Máy trộn Bêtông
Pháp
6
250 Lít
Chất lượng còn 60%
10
Máy hàn điện soay chiều IHX
Việt Nam
5
60 Lít
Chất lượng còn 70%
11
Dây truyền khoan cọc nhồi
Italia
1
Đường kính lỗ khoan Dmax 2m
Chất lượng còn 85%
12
Máy ép cọc thuỷ lực
Việt Nam
1
Qmax = 60 tấn
Chất lượng còn 70%
13
Búa đóng cọc DIEZEN D35
Trung Quốc
1
P = 3,5 tấn
Chất lượng còn 85%
14
Búa đóng cọc DIEZEN D50
Trung Quốc
1
P = 5 tấn
Chất lượng còn 85%
15
Giá búa đóng cọc
Việt Nam
2
H = 23m
Chất lượng còn 90%
16
Máy nén khí DIEZEN PDR-509
Nhật Bản
1
Công suất động cơ 30 CV
Chất lượng còn 50%
17
Máy xoa nền chạy xăng PT-36
Nhật Bản
3
Công suất động cơ 1,5 CV
Chất lượng còn 90%
18
Máy đầm dùi chạy xăng EY-20D
Nhật Bản
3
Công suất động cơ 1,5 CV
Chất lượng còn 90%
19
Máy đầm đất chạy xăng MTR-80HR
Nhật Bản
2
Công suất động cơ 1,5 CV
Chất lượng còn 70%
20
Máy vận thăng
Liên Xô
5
Qmax=0,5T, Hmax=23m
Chất lượng còn 60%
21
Máy vận thăng chở người OIST-CAR
Hàn Quốc
4
Sức nâng Qmax=1T, Hmax=75m
Chất lượng còn 60%
22
Máy phát điện MISUBISI MGS-0120
Nhật Bản
1
125 KVA
Chất lượng còn 100%
23
Máy lu bánh sắt SAKAI
Nhật Bản
1
110CV, P=12T
Chất lượng còn 70%
24
Lu rung W900D
CH Séc
1
110CV, P=12-25 tấn
Chất lượng còn 85%
III
Phương tiện bốc rỡ
1
Cẩu tháp Kb-100
Liên Xô
1
Tải trọng Qmax=6T, Hmax=32m
Chất lượng còn 40%
2
Cẩu tháp Kb-308
Liên Xô
1
Tải trọng Qmax=6T, Hmax=42m
Chất lượng còn 60%
3
Cẩu tự hành bánh lốp Kc-3577
Liên Xô
1
Tải trọng Qmax=12 tấn
Chất lượng còn 80%
4
Tời điện 2 tấn KUSW-X7
Nhật Bản
2
Tải trọng Qmax=2 tấn
Chất lượng còn 80%
IV
Phương tiện vận tải
1
Ôtô du lịch 4 chỗ - TOYOTA
Nhật Bản
8
4 ghế ngồi CS
Chất lượng còn 80%
2
Ôtô du lịch 7 chỗ ngồi - TOYOTA
Nhật Bản
1
Chất lượng còn 70%
3
Ôtô du lịch NISAN - SUNNY
Nhật Bản
4
4 ghế ngồi
Chất lượng còn 70%
4
Ôtô vận tải tự đổ KAMAZ
Liên Xô
3
12 tấn
Chất lượng còn 70%
5
Xe ôtô du lịch YAT-461
Liên Xô
1
Chất lượng còn 60%
V
Thiết bị đo
1
Máy kinh vĩ
Đức
7
Chất lượng còn 70%
2
Máy thuỷ bình
Đức
6
Chất lượng còn 60%
Kế hoạch đầu tư năm 2001
Tên đơn vị: Công ty xây dựng số 4
TT
Tên dự án
Tiến độ
Vốn đầu tư
Nhu cầu vốn 2001
Ghi chú
Khởi công
Hoàn thành
Tổng số
Chia ra các nguồn vốn
Vốn NS
Vốn tín dụng ưu đãi
Khấu hao để lại
Vay nước ngoài
Tín dụng thương mại
Vốn tự bổ sung
Vốn khác
I
Dự án do cấp trên duyệt
310.000
310.000
1
Dự án ĐTXD cơ sở điều hành SX và giao dịch
20.000
19.000
1.000
20.000
2
Dự án ĐTXD NM cán thép công suất 120,000T/năm
150.000
150.000
150.000
3
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy kính xây dựng công suất 200,000m2/năm
55.000
55.000
55.000
4
Dự án đầu tư bổ xung thiết bị thi công
15.000
15.000
15.000
5
Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở BIIe,g,h - Làng Quốc tế Thăng Long
35.000
15.000
20.000
35.000
6
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán
20.000
10.000
10.000
20.000
7
Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở trung tầng C3 - Làng quốc tế TL
15.000
15.000
II
Dự án do đơn vị duyệt
2.500
2.500
1
Dự án đầu tư máy tính + máy V/phòng
1.000
1.000
1.000
2
Dự án đầu tư thiết bị thi công vừa và nhỏ
1.500
1.500
1.500
Hà nội, ngày 20 tháng 12 năm 2000
Công ty xây dựng số 4
Tổng hợp tình hình đầu tư năm 2000
TT
Tên máy móc thiết bị
Đơn vị tính
Số lượng
Vốn đầu tư được duyệt
Vốn đầu tư thực hiện
Ghi chú
I
Máy móc thiết bị văn phòng
2.813.884.600
2.557.765.427
1
Máy in laser HP1100 cho BĐH HCM
chiếc
1
6.300.000
5.682.000
2
Máy vi tính IBM 300GL 22A cho XN4
chiếc
1
24.000.000
22.260.499
3
Máy vi tính ĐNA cho XN4
chiếc
1
29.000.000
27.572.804
4
ổn áp LIOA choVPCT
chiếc
1
28.000.000
24.650.000
5
Máy vi tính cho BĐH CT đường HCM
chiếc
1
7.600.000
7.157.425
6
Máy vi tính COMPAQ 500 cho P.TCKT
chiếc
1
22.000.000
21.111.000
7
Máy ĐTDĐ NOKIA cho VPCT
chiếc
1
6.200.000
5.600.000
8
Mấy ĐTDĐ SAMSUNG cho VPCT
chiếc
1
9.20.000
8.262.700
9
Máy vi tính ĐNA cho XN4
chiếc
1
16.000.000
15.837.965
10
Máy điều hoà nhiệt độ DAIKIN cho XN
chiếc
1
22.000.000
20.704.760
11
Máy vi tính ĐNA cho phòng dự án
chiếc
3
57.129.000
52.548.865
12
Máy vi tính ĐNA cho P.KT3
chiếc
1
19.600.000
17.681.000
13
Máy vi tính ĐNA + ổn áp cho Đội QLT
chiếc
1
19.050.000
18.323.050
14
Xe máy Angel cho BĐH đường HCM
chiếc
1
16.500.000
15.001.000
15
Xe ô tô ISUZU cho VPCT
chiếc
1
739.500.000
681.686.000
Tạm tính
16
Nhà làm việc A2
m2 sàn
750
1.791.805.600
1.613.686.359
Tạm tính
II
Máy móc thiết bị thi công
10.793.190.000
7.945.141.409
1
Máy trộn BT cho XNXD số 10
chiếc
1
22.000.000
20.476.190
2
Xe ôtô tự đổ KAMAZ cho XNCGSC
chiếc
2
590.000.000
561.904.000
3
Máy trộn BT B201 cho XN5
chiếc
1
13.000.000
12.381.000
4
Đầm dùi + 2 dây đầm 32B, 45B cho XN5
chiếc
1
20.000.000
0
5
Máy mài MAKITA 1KW
chiếc
1
2.500.000
0
6
Máy hàn 200/220/380V cho XN5
chiếc
1
2.200.000
0
7
Máy bơm nước cho CT CP4
chiếc
1
6.000.000
5.500.000
8
Lu bánh sắt 11T SAKAI cho VPCT
chiếc
1
180.000.000
170.000.000
9
Khoan cọc nhồi ED 4000
chiếc
1
2.100.000.000
1.185.338.277
10
Xe ôtô KAMAZ cho VPCT - đội HCM
chiếc
1
858.000.000
621.742.971
11
Lu rung HAMM 2420D cho VPCT
chiếc
1
784.000.000
913.125.859
12
Máy xúc KOBELKO cho VPCT
chiếc
1
485.000.000
480.932.780
13
Trạm trộn BTXM, công suất 30m3/h cho XN4
chiếc
1
550.000.000
14
Đầm chân cừu RAMMAX cho VPCT
chiếc
1
120.000.000
83.957.000
15
Máy đầm đất chạy xăng cho XN4
chiếc
1
21.000.000
19.500.000
16
Phụ kiện máy khoan cọc nhồi ED5500 cho XNNM
chiếc
1
485.490.000
17
Máy trộn BT 2501 cho VPCT - đội HCM
chiếc
1
12.000.000
11.500.000
18
Máy phát điện 15KW - TQ cho VPCT
chiếc
1
15.000.000
14.300.000
19
Máy san gạt cho XNCG
chiếc
1
350.000.000
342.857.142
20
Máy trải nhựa BMG 601 cho VPCT
chiếc
1
987.000.000
839.558.000
21
Lu rung HAMM 2420D cho VPCT
chiếc
1
648.000.000
660.372.000
22
Lu rung BOMAG 213D - 2 cho VPCT
chiếc
1
648.000.000
618.309.000
23
Lu rung AMMAN DVK913
chiếc
1
648.000.000
567.835.000
24
Lu rung AMMAN DTV903
chiếc
1
648.000.000
475.299.000
25
Máy xúc ATLAS 1622D cho VPCT
chiếc
1
216.000.000
141.328.000
26
Máy xúc MH4 cho VPCT
chiếc
1
360.000.000
278.449.000
27
Máy trộn BT 2501 cho XN8
chiếc
1
22.000.000
20.476.190
Cộng
13.607.074.600
10.502.906.836
Kết luận
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường xây dựng nhằm giành được những hợp đồng xây dựng, bất kỳ doanh nghiệp xây dựng nào cũng phải nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu của đơn vị mình.
Qua thời gian học tập tại trường và đi sâu tìm hiểu thực tế công tác đấu thầu ở công ty xây dựng số 4, em đã tích luỹ được những kinh nghiệm thực tế quý báu về công tác đấu thầu xây dựng. Đề tài: "Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở công ty xây dựng số 4" chính là sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn của hoạt động đấu thầu xây dựng.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Từ Quang Phương cùng các cán bộ phòng dự án, công ty xây dựng số 4 đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Trong quá trình tìm hiểu đề tài, do kiến thức và khả năng còn hạn chế, chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy và các cán bộ phòng dự án để em có điều kiện hoàn thiện chuyên đề.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ
2. Nghị định số 93/CP của Chính phủ ngày 23/8/1997 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996.
3. Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999
4. Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung 1 số điều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP.
5. Thông tư số 04/2000/TT-BKH ngày 26/5/2000 của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ.
6. Thông tư số 08/1997/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản. Thông tư số 01/1999/TT-BXD hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản. Định mức xây dựng cơ bản năm 1999.
7. Quy định của WB, ADB và OECF về tuyển dụng tư vấn, mua sắm hàng hoá và xây lắp - Bộ Kế hoạch và đầu tư - NXB Thống kê - Hà Nội, 1999.
8. Đấu thầu xây dựng - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội - NXB Xây dựng - Hà Nội, 1991.
9. Tạp chí xây dựng các số năm 1998, năm 1999 và năm 2000.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0097.doc