LỜI MỞ ĐẦU
Công trình “ các giải pháp thay thế phương tiện tự chế cho người nghèo trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm mục đích đưa ra những giải pháp nhằm giải
quyết vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Vấn đề này có liên quan đến việc mưu
sinh của nhiều người dân nghèo trên địa bàn thành phố nên việc giải quyết triệt để
hay không có vai trò vô cùng quan trọng. Đó cũng chính là mục đích của công
trình.
Công trình được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp từ
nhiều bài báo cũng như những thông tin mang tính cập nhật hiện nay. Trong quá
trình thực hiện không thể không mắc thiếu sót nhưng điều quan trọng là ý nghĩa
mà công trình mang lại.
Nội dung của công trình được chia thành ba phần chính: tổng quan về phương tiện
tự chế, những vấn đề kinh tế xã hội về người nghèo và phương tiện tự chế, các giải
pháp thay thế phương tiện tự chế.
MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan về phương tiện tự chế
1. Phương tiện tự chế .1
2. Vai trò của phương tiện tự chế đối với người nghèo và hoạt động kinh tế
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 1
Vai trò của phương tiện tự chế đối với người nghèo 1
Vai trò của phương tiện tư chế đối với hoạt động kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 2
3. Tổng quan nghị quyết 32 và việc cấm lưu hành phương tiện tự chế .3
Tổng quan nghị quyết 32 .3
Cấm lưu hành phương tiện tự chế .4
Chương 2 : Những vấn đề kinh tế xã hội về người nghèo và phương tiện tự chế
1. Những vấn đề kinh tế xã hội về người nghèo .5
2. Tình hình về phương tiện tự chế từ khi có nghị quyết 32 trên một số địa bàn
trong cả nước 8
2.1 Tại thành phố Hồ Chí Minh .8
2.2 Hà Nội: chỉ kiểm tra nhắc nhở 11
2.3 Cần Thơ: tịch thu bán phế liệu 11
2.4 Đà Nẵng: không dời thời hạn 11
2.5 Quảng Ngãi: cấm trên quốc lộ và đường đô thị 12
2.6 Thừa Thiên - Huế: xe chở rác vẫn được lưu hành 12
2.7 Bến Tre: vùng nông thôn vẫn cho phép 12
2.8 Tiền Giang: còn rất lúng túng .12
3. Những vấn đề đặt ra 13
3.1. Đối với chính phủ 13
3.1.1. Chính sách "sinh non", hậu quả lâu dài 13
3.1.2. Những chính sách, quyết định liên quan đến số đông và nhất là có liên
quan đến những nhóm yếu thế trong xã hội thì phải được suy nghĩ thật kỹ
lưỡng 17
3.1.3. Sau 30-6, phương tiện nào thay thế xe tự chế 17
3.1.4. Bằng lái cho người khuyết tật: Bao giờ .19
3.2. Đối với các cấp ngành 21
3.2.1 TP Hồ Chí Minh: Lúng túng trong việc cấm xe ba bánh, bốn bánh tự sản
xuất lưu thông 21
3.2.2 Khi nào có đề án chuyển đổi .23
3.2.3 Suốt 6 tháng, công luận hầu như im lặng 26
3.2.4 Một chính sách, mỗi nơi hiểu một khác 26
3.2.5 Suốt 6 tháng, các cơ quan quản lý đã làm gì .27
3.2.6 Suốt 6 tháng, doanh nghiệp ngủ quên 28
3.2.7 Đề nghị cho xe ba bánh được hoạt động ban ngày - Chỉ nên cấm trên
một số tuyến đường 29
3.3. Đối với người dân nói chung và những người dân nghèo trên địa bàn thành
phố nói riêng .29
3.3.1 Người nghèo vẫn khó .29
3.3.2 Giải pháp cho xe tự chế: Thiếu khả thi – Triển khai quá chậm .30
3.3.3 Xe lôi Trung Quốc tràn vào Việt Nam 33
Chương 3 : Các giải pháp
1. Chuyển đổi thế nào 36
2. Lại tiếp tục gia hạn 37
3. TP.HCM: đề xuất phương án chuyển đổi xe ba, bốn bánh tự chế 38
4. Vay vốn ở đâu .40
5. TPHCM đã giao Sở GTCC phối hợp với các sở, ngành, quận - huyện xây
dựng đề án chuyển đổi các loại xe 3-4 bánh tự chế đang lưu thông trên địa
bàn, trình UBND TP trong quý III/2008. Nội dung và thời gian thực hiện đề
án sau khi được TP duyệt sẽ công bố rộng rãi cho người dân biết và giám
sát việc thực hiện .43
6. Hai phương án .44
7. TP.HCM: Lộ trình thay thế xe 3, 4 bánh tự chế kéo dài đến hết 2009 45
8. Chuyển đổi xe 3-4 bánh tự chế: Sẽ có cơ chế hỗ trợ chung cả nước 46
53 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các giải pháp thay thế phương tiện tự chế cho người nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y định cấm xe tự chế lưu hành có
hiệu lực, UBND TPHCM mới triệu tập cuộc họp khẩn quyết định gia hạn thêm
thời gian cho từng loại phương tiện và chỉ cho phép chạy vào ban đêm.
Tiếp đó, UBNDTP đã chỉ đạo cho các sở ban ngành liên quan xây dựng đề án
chuyển đổi thay thế các loại xe tự chế trình UBNDTP trước ngày 20-2. Tuy nhiên,
đến chiều 28-2, báo cáo với UBNDTP, Ban xây dựng đề án trên chỉ mới nắm được
số liệu của 3/24 quận, huyện báo cáo về số lượng xe 3, 4 bánh tự chế và nhu cầu
chuyển đổi phương tiện, nghề nghiệp trên địa bàn.
Trước thực tế đó, Ban xây dựng đề án đã có văn bản kiến nghị UBNDTP xem xét
cho lùi thời hạn trình đề án đến cuối tháng 3-2008. Đến 29-2, trước tình thế không
thể không lùi, UBNDTP tiếp tục có công văn khẩn lùi thời hạn “khai tử” xe tự chế
đến 30-6 thay vì từ 1-3 như lần gia hạn trước đó.
Xét một cách khách quan, 4 tuần không phải là thời gian dài để hoàn thành một đề
án chuyển đổi phương tiện, chuyển đổi nghề, hỗ trợ vốn cho hàng ngàn người
trong khi chưa có được các số liệu khảo sát căn bản như số lượng xe tự chế trên
địa bàn, số hộ bị ảnh hưởng, nguồn vốn hỗ trợ từ đâu, đâu là phương tiện thay
thế… Một thành viên trong ban xây dựng đề án cũng thừa nhận, thời gian 1 tháng
để hoàn tất tất cả các công việc trên và cho ra một đề án tốt là điều không tưởng.
Một chuyên viên trong ngành phân tích: Cứ cho là đề án chuyển đổi phương tiện
tự chế xây dựng đúng thời hạn 31-3, nhưng sau đó phải trình UBNDTP chỉnh sửa,
phê duyệt rồi triển khai đến các sở ngành, quận huyện. Việc triển khai bao gồm
hàng núi công việc: chuẩn bị nguồn vốn, chuẩn bị phương tiện, lập danh sách
người cần hỗ trợ rồi phân phát, chuyển giao v.v…
Với khối lượng công việc đó, 3 tháng còn lại là không thể đủ, nhất là việc triển
khai lại liên quan đến nhiều sở ngành như GTCC, LĐ-TBXH, hệ thống ngân hàng,
các quận huyện, đoàn thể… Mỗi nơi chậm một chút thì việc triển khai có khi phải
kéo dài đến 5-6 tháng nữa may ra mới kịp. Và như thế, sẽ lại vượt quá thời hạn
“khai tử” do UBNDTP quy định.
Chưa kể theo Nghị quyết 05 mới đây của Chính phủ, xe 3 bánh, kể cả xe nhập
khẩu sẽ không được đăng ký mới. Như vậy, người chạy xe tự chế muốn chuyển
đổi phương tiện bắt buộc phải sử dụng xe 4 bánh.
Mà sử dụng xe 4 bánh thì lại phải có bằng B2, mà để học và thi lấy bằng B2 phải
mất ít nhất 5 tháng. Với những trở ngại đó, dư luận đặt câu hỏi: Sau 30-6, người sử
dụng xe tự chế sử dụng phương tiện nào để tiếp tục mưu sinh hay đến thời hạn
trên, UBNDTP lại phải tiếp tục gia hạn?
3.1.4 Bằng lái cho người khuyết tật: Bao giờ?
Nghị quyết 05 của Chính phủ (ban hành ngày 4-2-2008) nêu rõ, chủ tịch UBND
các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng hoàn thành rà soát, ban hành
các quy định về điều kiện an toàn, đăng ký, cấp biển số các loại xe thô sơ theo quy
định trước ngày 30-6-2008 và không cấp phép mới cho lưu hành các loại xe cơ
giới ba bánh. Đối với các loại xe cơ giới ba bánh hiện có đang lưu hành thì ban
hành quy định cấm lưu hành (kể cả xe cơ giới ba bánh nhập khẩu) trong nội thành,
nội thị và các quốc lộ (trừ xe xích lô phục vụ du lịch, xe thu gom rác thải phục vụ
vệ sinh môi trường, xe làm phương tiện đi lại của thương binh, người tàn tật).
Trong các văn bản mới đây của của Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Công an đều nhấn
mạnh sẽ tạo điều kiện đăng kiểm, cấp biển số, bằng lái cho xe ba bánh tự chế dành
cho người tàn tật sử dụng trước ngày 1-1-2008.
Theo ông Lê Trung Tính, Phó phòng Vận tải -Công nghiệp (Sở GTCC), hiện tại cả
10 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn TPHCM đều tiếp nhận kiểm định
xe tự chế 3, 4 bánh dành cho người khuyết tật.
Theo ông Tính, loại xe này sẽ được kiểm định miễn phí về các tiêu chí theo quy
định tạm thời của Bộ GTVT và Cục Đăng kiểm Việt Nam về chất lượng an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tuy nhiên, việc đăng kiểm chỉ thực hiện đến cuối
tháng 6-2008, sau thời gian này sẽ không được giải quyết.
Thế nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, đến thời điểm hiện tại, số xe 3 bánh tự chế
dành cho người khuyết tật đến kiểm định rất khiêm tốn so với số lượng thực tế.
Nhiều người khuyết tật cho rằng, họ chưa biết thông tin kiểm định miễn phí trên.
Về việc cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật, ông Dương Tự Lực, Trưởng
phòng sát hạch và cấp giấy phép lái xe (Sở GTCC) cho biết đến nay vẫn chưa có
hướng dẫn hay quy định nào về việc cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật.
Theo quy định hiện hành của Bộ Y tế thì những người khuyết tật không được cấp
giấy chứng nhận sức khoẻ để thi lấy bằng lái.
Chưa hết, trong các hạng bằng lái xe hiện nay của theo quy định của Bộ GTVT
không có hạng bằng nào dành riêng cho người khuyết tật dù trong đó có hạng bằng
A3 dành cho người lái xe mô tô 3 bánh. Vì thế, nếu không sớm có quy định mới
về các loại bằng dành riêng cho người khuyết tật, sẽ xảy ra tình trạng nếu cấp bằng
lái A3 cho người khuyết tật thì người khuyết tật sẽ có quyền chạy cả xe mô tô 3
bánh chuyên dùng và cả xe ba gác!
Cũng chính việc chưa có quy định nào về việc cấp giấy phép lái xe cho người
khuyết tật nên cho đến thời điểm này, Cục Đường bộ vẫn chưa ban hành giáo trình
giảng dạy… Và câu hỏi khi nào người khuyết tật có được bằng lái xe – với quá
nhiều cơ sở pháp lý chưa có như thế này – thì tìm câu trả lời là không dễ!
3.2. Đối với các cấp ngành:
3.2.8 TP Hồ Chí Minh: Lúng túng trong việc cấm xe ba bánh, bốn bánh tự sản
xuất lưu thông
TP Hồ Chí Minh vẫn còn chần chừ, lúng túng trong việc tổ chức thực hiện Quyết
định 32 của Chính phủ cấm các xe ba bánh, bốn bánh tự sản xuất lưu thông trên
đường từ ngày 1-1-2008 do thời gian chuẩn bị ngắn, số người sử dụng phương tiện
này khá đông.
Thực hiện Quyết định 32 của Chính phủ từ ngày 1-1-2008 cấm các xe ba bánh,
bốn bánh tự sản xuất lưu thông trên đường, lực lượng cảnh sát giao thông thành
phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện đang tích cực triển khai thực hiện đúng thời
hạn. Tuy nhiên, do thời gian chuẩn bị ngắn, số người sử dụng phương tiện này khá
đông nên các cơ quan, ban, ngành liên quan vẫn còn chần chừ, lúng túng trong
việc tổ chức thực hiện quyết định nói trên.
Số xe tự sản xuất không bảo đảm chất lượng, an toàn khi vận hành, làm xấu mỹ
quan thành phố, góp phần gây ùn tắc và tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, phương tiện giao thông thô sơ này lại đang trực tiếp nuôi sống hàng
nghìn người dân thuộc diện nghèo, cận nghèo tại thành phố.
Chỉ riêng chợ nông sản đầu mối Thủ Ðức, mỗi ngày có hơn 1.000 người hành
nghề bằng phương tiện này. Kết quả điều tra, khảo sát mới đây của Ban Chỉ đạo
xóa đói, giảm nghèo (XÐGN) và việc làm thành phố cho biết: Hiện có 1.535 hộ
dân thuộc diện nghèo với gần 8.000 nhân khẩu đang sinh sống bằng nghề lái xe ba
bánh, bốn bánh tự sản xuất. Khi được phổ biến cấm hoạt động, đã có 1.019 hộ có
nhu cầu vay vốn để chuyển đổi phương tiện, đổi nghề và 382 hộ muốn vay vốn để
học nghề mới và tìm việc làm mới.
Ðể giảm bớt khó khăn cho các hộ nói trên, Ban Chỉ đạo XÐGN và việc làm đề
xuất với thành phố dành 11 tỷ đồng hỗ trợ các hộ đang sinh sống bằng các phương
tiện này với mức 7 triệu đồng/xe (5 triệu đồng từ ngân sách và 2 triệu đồng từ Quỹ
vì người nghèo).
Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm (CEP) trực thuộc Liên đoàn Lao
động thành phố cũng có kế hoạch lập danh sách hỗ trợ cho đoàn viên các nghiệp
đoàn vệ sinh dân lập tập trung ở các quận 4, 6, 11 và Gò Vấp bằng cách cho vay
(tín chấp) để nâng cấp phương tiện hoặc chuyển đổi ngành nghề với mức vay từ 10
- 15 triệu đồng theo phương thức trả góp ngày, trả góp tuần và trả góp tháng, tùy
theo yêu cầu và khả năng của từng đoàn viên công đoàn.
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo XÐGN và việc làm thành phố cũng đề nghị thành phố kiến
nghị với Chính phủ cho lùi thời gian thực hiện quyết định nói trên từ 6 - 9 tháng
trước khi thực hiện, để người dân có thêm thời gian, điều kiện chuyển đổi phương
tiện, chọn cho mình ngành nghề khác phù hợp.
Lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Trong thời
gian chờ đợi Chính phủ xem xét, điều chỉnh (hay không điều chỉnh) mọi người
vẫn phải chấp hành nghiêm quy định của Chính phủ.
Thiết nghĩ, việc cấm các phương tiện không bảo đảm kỹ thuật, an toàn hoạt động
trên đường là đúng đắn và cần thiết. Nhưng ngoài nguồn vốn hỗ trợ, ngành giao
thông vận tải và các ban, ngành liên quan cũng sớm nghiên cứu, đưa ra thị trường
loại xe thay thế phương tiện trên tiện lợi và văn minh, phù hợp với môi trường
thành phố.
3.2.9 Khi nào có đề án chuyển đổi?
Trước đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 05 (ngày 4-2-2008) nêu rõ, chủ
tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng hoàn thành rà soát,
ban hành các quy định về điều kiện an toàn, đăng ký, cấp biển số các loại xe thô sơ
theo quy định của Luật Giao thông đường bộ trước ngày 30-6-2008 và không cấp
phép mới cho lưu hành các loại xe cơ giới ba bánh.
Đối với các loại xe cơ giới ba bánh hiện có đang lưu hành thì ban hành quy định
cấm lưu hành (kể cả xe cơ giới ba bánh nhập khẩu) trong nội thành, nội thị và các
quốc lộ (trừ xe xích lô phục vụ du lịch, xe thu gom rác thải phục vụ vệ sinh môi
trường, xe làm phương tiện đi lại của thương binh, người tàn tật); quy định các
khu vực khác và thời gian được phép lưu hành của xe cơ giới ba bánh và xe thô sơ
ba, bốn bánh phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương.
Riêng xe tự chế dùng làm phương tiện đi lại của thương binh, người tàn tật (không
chở thêm người và hàng hóa) được phép lưu hành đến ngày 31-12-2008.
Trong công văn khẩn ngày 29-2, UBNDTP cũng chỉ đạo UBND các quận, huyện
khẩn trương chỉ đạo hoàn tất công tác điều tra, khảo sát hiện trạng, số lượng và đối
tượng sử dụng các loại xe 3, 4 bánh tự chế theo yêu cầu tiến độ của Ban xây dựng
đề án chuyển đổi các loại xe tự chế do lãnh đạo Sở GTCC làm trưởng ban. Đồng
thời, UBNDTP yêu cầu các cơ quan liên quan có trách nhiệm hoàn tất đề án
chuyển đổi phương tiện xe 3, 4 bánh tự chế không được phép lưu hành hoặc
chuyển đổi nghề cho chủ xe, trình UBNDTP xem xét cho thực hiện theo đúng thời
hạn đã được gia hạn.
Tuy nhiên, đến thời điểm này mới chỉ có được 4 quận huyện báo cáo kết quả khảo
sát. Mà muốn xây dựng đề án chuyển đổi thì phải biết hiện nay trên địa bàn có bao
nhiêu phương tiện tự chế, bao nhiêu gia đình bị ảnh hưởng…
Để có được kết quả đó rồi mới xây dựng đề án thì từ nay đến 31-3 chỉ còn 4 tuần
nữa liệu Ban xây dựng để án chuyển đổi xe tư chế có thể hoàn thành được không?
Câu hỏi trên khiến cho những thành viên ban soạn thảo đề án nay cũng không dám
trả lời.
Mặc dù vào giờ chót đã được UBND TPHCM gia hạn hoạt động đến 30-6-2008,
nhưng trong sáng nay, 1-3, khi trở lại các khu tập trung xe tự chế vận chuyển
hàng, mọi sự lo lắng vẫn còn hằn lên khuôn mặt từng người. Tại khu tập trung xe
tự chế tại cảng Tôn Thất Thuyết, khi được hỏi họ mới biết là thành phố đã gia hạn.
Thoáng chút vui, khi khi thời hạn cấm xe được lùi lại đến 30-6-2008. Nhưng sau
đó khuôn mặt ai nấy đều hằn lên nỗi lo không biết làm gì sau thời hạn này. Gia
đình, con cái rồi sẽ ra sao nếu không còn chạy xe nữa.
Anh Lê Đình Phúc (bãi xe Tôn Thất Thuyết quận 4), quê ở Đồng Tháp, ở quê làm
nông không đủ sống nên tìm đường lên TPHCM để chạy ba gác mưu sinh, kiếm
tiền gửi về nuôi vợ con ở quê. Anh tỏ ra chán nản: “Mấy bữa nay ế ẩm, ban ngày
không dám chạy, ban đêm không ai kêu, đến tiền ăn, tiền trọ cũng không đủ để trả
thì lấy gì cho mấy đứa nhỏ ở nhà ăn học!”.
Anh Ngô Thanh Tính (ngụ G11 khu tái thiết Khánh Hội, phường 6, quận 4) băn
khoăn: “Không hiểu TP, địa phương có chính sách hỗ trợ gì cho chúng tôi chuyển
đổi nghề nghiệp, hay cho vay để mua xe mới mà chạy, sao từ ngày bắt đầu có
thông tin cấm xe đến giờ không thấy chính quyền tuyên truyền gì cho người dân
chúng tôi cả?”.
Chú Thanh (ngụ phường 4, quận 4) thì lo lắng cho những người như chú: “Tui đã
53 tuổi rồi, cấm chạy chắc ở nhà chứ làm gì nặng nhọc thì đâu có được. Tui là dân
có hộ khẩu ở TP mà cũng chưa biết có được hỗ trợ gì không thì những người nhập
cư, họ biết chuyển đổi như thế nào?
Đơn vị được giao trách nhiệm sản xuất xe thay thế xe tự chế đến bây giờ cũng
không thấy công bố mẫu xe? Nói có xe thay thế thì phải có sớm để chúng tôi còn
biết đường mà tính chứ! Tháng 6 cấm xe mà hết năm mới có xe thì thời gian đó tụi
tui sống bằng cách nào?”.
Được biết, hiện nay phía Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn
(Samco) cũng đã có đề án sản xuất, lắp ráp xe thay thế 3, 4 bánh tự chế nhưng giá
thành đều trên 100 triệu đồng. Do giá quá cao nên hiện nay phải có cơ chế hỗ trợ
chuyển đổi phương tiện hoặc chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp cho người dân.
Như vậy, đến nay UBNDTP đã 2 lần gia hạn “khai tử” xe tự chế nhưng vẫn chưa
có được đề án chuyển đổi phương tiện hay hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân.
Vậy liệu trong 3 tháng được gia hạn còn lại liệu có đủ thời gian cho các sở, ban,
ngành liên quan xây dựng đề án và chuyển đổi phương tiện được không, hay lại
tiếp tục gia hạn lần nũa? Và khi nào người mưu sinh bằng xe 3, 4 bánh tự chế hết
phập phồng lo lắng về những quy định kiểu này?
3.2.10 Suốt 6 tháng, công luận hầu như im lặng
Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế ùn tắc
và TNGT được ban hành từ cuối tháng 6/2007. Trong đó, thời điểm lệnh cấm lưu
thông xe công nông, xe tự chế 3 - 4 bánh đã được ấn định vào ngày 1/1/2008.
Chỉ đến khi “giờ G" sắp điểm, các phương tiện truyền thông mới tới tấp đưa tin.
Hàng vạn hộ gia đình mưu sinh nhờ xe tự chế mới bàng hoàng hay tin về lệnh
cấm.
Các phương tiện truyền thông dường như đã thực hiện khá tốt chức năng phản ánh
đời sống xã hội “từ dưới lên”. Tuy nhiên, qua vụ xe 3-4 bánh có thể thấy sự thiếu
sót của truyền thông trong việc phổ biến chính sách “từ trên xuống.”
Tại sao một chính sách ảnh hưởng đến mưu sinh của hàng vạn hộ gia đình, suốt 6
tháng không được phổ biến đến họ?
3.2.11 Một chính sách, mỗi nơi hiểu một khác
Ngoài sự lấn cấn về thi hành hay hoãn lệnh cấm xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh
của Chính phủ, ngay cách hiểu và áp dụng lệnh cấm này cũng không nhất quán,
mỗi nơi mỗi kiểu.
Theo Thượng tá Nguyễn Đến, Trưởng phòng CSGT Đà Nẵng, xe ba gác, xích lô
không phải là xe tự chế 3, 4 bánh nên vẫn cho 2 loại xe này hoạt động bình thường
trên địa bàn Đà Nẵng.
Còn tại TP.HCM, trước khi lệnh cấm bị hoãn thi hành, Công an TP.HCM cũng
hiểu xe xích lô, ba gác có biển số, còn thời hạn đăng kiểm thì không thuộc đối
tượng cấm lưu thông.
Nghị quyết 32 quy định cấm xe công nông, xe 3, 4 bánh tự chế. Thế nhưng, công
văn 1992 sau đó lại quy định: “Không cho phép đăng ký và lưu hành xe môtô ba
bánh, xe gắn máy ba bánh để vận chuyển khách và hàng hóa trong nội thành, nội
thị. Các khu vực khác thì do UBND tỉnh, thành phố đó quy định".
Còn người dân thì chỉ biết kinh hoàng trước lời khẳng định của Cục Giao thông
đường bộ về phương tiện mưu sinh của mình: “sẽ tịch thu bán phế liệu, sung công
quỹ.”
3.2.12 Suốt 6 tháng, các cơ quan quản lý đã làm gì?
Chỉ vài ngày trước khi lệnh cấm có hiệu lực, một vài ban ngành mới thống kê
được lượng xe 3, 4 bánh tự chế ở một vài địa phương, và tạm đưa ra số liệu chung
chung về số người có thể bị đảo lộn cuộc sống khi thực hiện lệnh cấm. Thống kê
này cũng chỉ được đưa ra theo kiểu... ước tính, chứ không theo những cuộc điều
tra cụ thể.
Sáng ngày 31/12/2007, UBND Thành phố HCM phải tổ chức cuộc họp đột xuất,
để đi đến một kết luận của Chủ tịch UBND là hoãn lệnh cấm. Kết luận này ra đời
chỉ vỏn vẹn… 12 giờ trước khi lệnh cấm có hiệu lực…
Ngày 28/12/2007, Hội đồng Nhân dân tỉnh Trà Vinh có phiên họp bất thường để
thảo luận về số phận xe tự chế…
Ngày 28/12/2007, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai gửi tờ trình đề nghị Thủ tướng cho
gia hạn việc sử dụng xe công nông phục vụ nông nghiệp…
Tình trạng "xé rào" này cũng diễn ra tương tự ở nhiều địa phương khác như Bạc
Liêu, Trà Vinh...
Đêm giao thừa 31/12/2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông gửi công điện khẩn đến các
địa phương để lùi thời điểm cấm xe tự chế…
Mặc dù có công điện khẩn của Bộ Giao thông, Thành phố Đà Nẵng và một số địa
phương như Cần Thơ, Đồng Tháp... vẫn thông báo tuân thủ nghiêm lệnh cấm của
Chính phủ. Trong khi theo nguyên tắc ban hành văn bản, văn bản do cơ quan nào
ban hành, chỉ cơ quan đó mới có quyền hủy bỏ (trừ phán quyết, quyết định của tòa
án).
3.2.13 Suốt 6 tháng, doanh nghiệp ngủ quên?
Hàng vạn chiếc xe 3-4 bánh tự chế cần phải được thay thế. Nhưng các doanh
nghiệp đã phản ứng như thế nào trước nhu cầu của người dân và cơ hội mới trên
thị trường?
Còn nhớ trong năm 2007, nhu cầu thay thế xe công nông tại các tỉnh vùng cao
phía Bắc và Tây Nguyên đã mau mắn được đáp lại bằng chính sách gây nhiều
phản ứng: trợ giá lãi suất và trợ cấp 9 triệu đồng cho một chiếc xe tải của doanh
nghiệp TMT bán ra.
Còn việc cung cấp phương tiện thay thế cho xe 3 bánh, dường như các doanh
nghiệp bỏ qua thị trường này.
Suốt 6 tháng, không thấy một doanh nghiệp nào trong nước thông báo sẽ sản xuất
xe thay thế. Cũng không thấy một doanh nghiệp nào lên tiếng 6 tháng đó là đủ hay
không đủ để họ sản xuất hàng vạn phương tiện thay thế.
Phải chăng các doanh nghiệp sản xuất đã ngủ quên? Hay họ thấy thị trường này
không có lãi? Hay họ thấy không có trách nhiệm trước một nhu cầu của người
nghèo?
Có lẽ, đây là một trường hợp điển hình của việc một chính sách đúng nhưng không
thể thi hành, vì tổng hợp của sự thiếu trách nhiệm từ nhiều ngành.
3.2.14 Đề nghị cho xe ba bánh được hoạt động ban ngày - Chỉ nên cấm trên
một số tuyến đường
UBMTTQ VN TP.HCM vừa có văn bản đề nghị UBND TP xem xét cho phép xe
xích lô đạp, xe ba gác có đăng ký được phép hoạt động vào ban ngày thay vì từ
22g đến 6g sáng hôm sau như qui định hiện nay.
Theo UBMTTQ VN TP, việc qui định giờ như trên chỉ phù hợp với loại xe rác dân
lập, xe chở hàng từ các chợ đầu mối vào TP. Qui định này đối với xe xích lô đạp,
xe ba gác là chưa hợp lý vì thời gian này không có khách đi xe cũng như người
thuê chuyên chở. Vì vậy thu nhập của những người làm nghề này đã sụt giảm
nghiêm trọng gây nhiều khó khăn đến cuộc sống của họ.
UBMTTQ VN TP đề nghị thêm chỉ cần cấm các loại xe này lưu thông trên một số
tuyến đường, đặc biệt là ở các quận trung tâm như quận 1, quận 3 trong khi chờ
đợi các phương tiện thay thế. Các phương tiện nào chưa đăng ký thì yêu cầu phải
đăng ký mới cho phép lưu thông.
3.3. Đối với người dân nói chung và những người dân nghèo trên địa bàn thành
phố nói riêng:
3.3.4 Người nghèo vẫn khó
Đã 4 lần đề án chuyển đổi xe 3, 4 bánh được trình UBND TP nhưng đều bị bác bỏ
và đây là lần thứ 5 đề án này được trình. Điểm khác biệt lớn nhất của đề án lần này
so với đề án trình lần thứ 4 là kinh phí chi cho việc chuyển đổi đã giảm từ khoảng
700 tỉ đồng xuống còn 50 - 80 tỉ đồng. Theo một thành viên Ban xây dựng đề án,
với số tiền 50 - 80 tỉ đồng, TP chỉ có thể hỗ trợ lãi suất vay cho người phải chuyển
đổi phương tiện. Nhưng vấn đề là làm sao những người mưu sinh bằng xe 3, 4
bánh tự chế có thể vay tín dụng, ngân hàng hàng chục triệu, thậm chí cả trăm triệu
đồng để thay phương tiện lại không thấy đề án đặt ra. Trong khi đó, hầu hết họ đều
là người nghèo, không có tài sản thế chấp, vốn đối ứng... thì việc đi vay vốn
thương mại ở các tổ chức tín dụng là gần như không tưởng! Một khi vốn không
vay được, thì "bài toán" hỗ trợ lãi suất đặt ra "cũng chỉ để cho vui" và việc chuyển
đổi phương tiện cũng không thể thực hiện.
Cũng cần nói thêm, cho dù người có xe 3, 4 bánh tự chế chuyển đổi được phương
tiện theo đề án, thì việc mưu sinh của họ cũng không dễ dàng gì khi hành lang lưu
thông bị giới hạn và thời gian lưu thông trong khu vực nội đô chỉ từ 22 giờ đêm
đến 5 giờ sáng hôm sau. "Khoảng thời gian này có ai thuê chúng tôi đâu, ngoại trừ
một số xe vận chuyển hàng hóa từ các chợ đầu mối về chợ lẻ. Vì thế, có cho chúng
tôi chạy cũng bằng không!" - một người mưu sinh bằng xe ba gác máy đậu trên
đường Lê Lai, quận 1, chiều 21.5, lo lắng. Và đây cũng là nỗi lo của hàng vạn
người cùng cảnh ngộ khi mà việc chuyển đổi phương tiện mưu sinh của họ vẫn
chưa có lối thoát.
3.3.5 Giải pháp cho xe tự chế: Thiếu khả thi – Triển khai quá chậm
Nhiều cơ quan chức năng ở TP.HCM vẫn còn lúng túng trong việc hỗ trợ người sử
dụng xe ba, bốn bánh tự chế chuyển đổi phương tiện, nghề nghiệp.
Anh Quang Chấn Lân (34 tuổi) - chạy xe ba gác máy số 56L-6391, đang chờ
khách ở khu vực bến xe Chợ Lớn - cho biết: "Sáng 3-1, tôi lên UBND phường 4,
quận 6 - nơi tôi cư trú - để hỏi thông tin về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp nhưng
được trả lời là... chưa có chủ trương cụ thể".
Theo thống kê ban đầu, TP.HCM có 11/24 quận huyện có số hộ nghèo sử dụng xe
ba, bốn bánh tự chế với số lượng lớn. Các quận huyện cho biết đa số những người
nghèo hành nghề nói trên có trình độ văn hóa thấp, không có tay nghề, độ tuổi trên
35 chiếm 75%.
Mỗi hộ gia đình sinh sống bằng nghề này bình quân có sáu thành viên, với mức
thu nhập 1,5-2 triệu đồng/tháng và nguồn thu nhập này chủ yếu từ phương tiện
chuyên chở là xích lô hoặc xe ba gác.
Theo Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm TP, số hộ nghèo và cận nghèo
sinh sống làm ăn bằng xe ba, bốn bánh tự chế nói trên nay không thể sống bằng
nghề này nữa, có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh dịch vụ, chuyển đổi
nghề nghiệp thì đủ điều kiện vay vốn từ Quĩ xóa đói giảm nghèo TP.
Mức vay vốn từ quĩ này tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn của hộ nghèo, nhưng
có thể được xem xét cho vay vốn đến từng thành viên trong hộ với điều kiện tổng
số tiền vay của các thành viên trong hộ tối đa không quá 50 triệu đồng.
Nhưng vay vốn để làm gì đang là câu hỏi lớn của những người sắp bị thất nghiệp
vì việc đình chỉ lưu hành xe ba, bốn bánh tự chế. Không phải ai cũng muốn và dễ
tìm được một công việc khác để sinh sống.
Thêm nữa, theo qui định người vay vốn thuộc diện nghèo và cận nghèo phải
chứng minh được mục đích sử dụng vốn vay sao cho phù hợp. Các trường hợp
mua sắm vật tư, vật nuôi để tổ chức sản xuất kinh doanh, học nghề... thì người vay
vốn có thể chứng minh.
Nhưng những người có nhu cầu vay vốn để chuyển đổi xe ba, bốn bánh tự chế
đang gặp lúng túng vì có thể nhiều tháng nữa vẫn chưa có loại xe chuyển đổi phù
hợp qui định để người vay tiền có thể mua phương tiện mới hành nghề, thì làm sao
chứng minh được mục đích sử dụng vốn vay!
Riêng những trường hợp không nằm trong danh sách hộ nghèo và cận nghèo
nhưng nguồn thu nhập chính từ xe ba gác máy, sắp tới không còn phương tiện
hành nghề thì nhiều quận huyện hiện chưa trả lời một cách rõ ràng khả năng hỗ trợ
đến đâu.
UBND TP đã chỉ đạo Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco)
thiết kế xe bốn bánh đúng qui định để chuyển đổi các loại xe ba, bốn bánh tự chế.
Nhưng liệu đến cuối tháng sáu năm nay - thời hạn cuối cùng xe ba, bốn bánh tự
chế được lưu hành (từ 22g đến 4g sáng hôm sau) ở TP - thì có mẫu xe mới đưa ra
thị trường hay chưa? Giá cả có phù hợp túi tiền người nghèo hay không?...
Lãnh đạo Samco cho biết do mới được chỉ đạo vài ngày, mọi việc còn mới mẻ lắm
nên chưa thể có những thông tin gì cụ thể. Tuy nhiên, Samco đã có họp bàn triển
khai cho phòng công nghệ và các đơn vị thành viên bắt tay vào khảo sát, nghiên
cứu và xây dựng đề án, thiết kế mẫu xe trình UBND TP xem xét.
Theo lãnh đạo Samco, nếu sản xuất loại xe không có động cơ thì đơn giản, còn sản
xuất loại xe có động cơ phải mất nhiều thời gian về thủ tục. Chẳng hạn, xe được
thiết kế mẫu phải được các sở, ngành chức năng như Sở Khoa học - công nghệ, Sở
Giao thông công chính, đăng kiểm kiểm tra và chấp thuận. Riêng việc lập đề án có
thể phải đến hết tháng 2-2008 mới trình UBND TP được.
Sau khi được các cơ quan chức năng thông qua đề án thiết kế xe, Samco mới đàm
phán với đối tác nước ngoài để đặt hàng nhập động cơ, khung gầm để đưa vào sản
xuất hàng loạt. Do đó, sẽ còn mất nhiều tháng làm thủ tục về thiết kế và mất nhiều
tháng nhập động cơ máy, khung gầm. Đại diện của Samco cho biết thêm tinh thần
là khẩn trương tiến hành mọi việc nhưng thời điểm nào ra mắt mẫu xe phù hợp để
thay thế xe ba, bốn bánh tự chế thì không ai dám nói.
Nhu cầu thay thế các xe tự chế dùng chuyên chở, thu gom rác trên địa bàn TP
cũng rất lớn. Song hiện nay chưa có mẫu phương tiện nào được công bố để thay
thế.
Bên cạnh đó, nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao UBND TP chỉ giao cho mỗi Samco
thực hiện sản xuất xe thay thế để đến nỗi chính Samco cũng lúng túng? Vì sao
không đưa ra một qui cách thế nào là xe đạt tiêu chuẩn để kêu gọi nhiều đơn vị
cùng tham gia thiết kế, sản xuất hoặc tổ chức đấu thầu công khai để có thể nhanh
chóng cung cấp cho người sử dụng một mẫu xe mới đạt qui chuẩn, giá cả phải
chăng?
Có lẽ đó cũng là giải pháp để sau sáu tháng nữa mọi chuyện không rơi vào tình
trạng vẫn... chưa tới đâu.
3.3.6 Xe lôi Trung Quốc tràn vào Việt Nam:
Người dân đang "săn lùng" mua xe lôi Trung Quốc. Để đáp ứng nhu cầu tăng cao,
doanh nghiệp đang khẩn trương nhập loại xe này. Tuy nhiên, giá bán xe lôi Trung
Quốc tại VN gấp hai, ba lần so với giá gốc.
Từ khi xe ba, bốn bánh tự chế bị cấm, xe môtô ba bánh Trung Quốc (gọi tắt là xe
lôi Trung Quốc) bắt đầu tràn vào thị trường VN, lăn bánh trên các nẻo đường.
Dọc quốc lộ 1A và quốc lộ 20 thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai như TP Biên Hòa,
Trảng Bom, Định Quán hầu như cửa hàng, salon bán xe máy nào cũng có bán xe
lôi Trung Quốc. Ghé vào salon Phương Tiến tại thị trấn Định Quán, người bán
hàng vồn vã chỉ chúng tôi chiếc xe ba bánh mới tinh hiệu Kawaki, nói: "Đây là
loại xe 150 phân khối nhập từ Trung Quốc về thay thế xe lôi và xe ba gác, giá trọn
gói là 42 triệu đồng, bao luôn giấy tờ và ra biển số".
Kể từ đầu tháng 1-2008 đến nay đã có hai doanh nghiệp ở Tây Ninh đưa về hơn 20
chiếc xe lôi Trung Quốc và đã bán gần hết số xe trên trong vòng ba ngày sau khi
đưa xe về. Đây là loại xe 150 phân khối nhập nguyên chiếc từ Trung Quốc hoặc
được doanh nghiệp trong nước lắp ráp từ linh kiện nhập của Trung Quốc. Giá khá
cao: từ 35 đến gần 40 triệu đồng/chiếc.
Đến cuối tháng một này, sẽ có thêm hơn 100 chiếc như thế được đưa về Tây Ninh.
Trong khi đó, xe lôi Trung Quốc bắt đầu có mặt tại các tỉnh ĐBSCL vào thời điểm
các loại xe ba, bốn bánh tự chế "made in VN" sắp bị "khai tử" theo qui định của
Chính phủ. Ông Chí Trung, chủ DNTN Chí Trung ở TP Mỹ Tho (Tiền Giang),
cho biết trên thị trường VN hiện có khá nhiều nhãn hiệu xe lôi có xuất xứ từ Trung
Quốc như Sandi, Yinxiang... do nhiều DN nhập khẩu về phân phối. DNTN Chí
Trung bán xe lôi nhãn hiệu Yinxiang do đối tác Công ty Thương mại Lạng Sơn
nhập và phân phối vì "giá thấp hơn các DN khác và giao hàng tận nơi".
Theo ghi nhận tại TP.HCM, một số tuyến đường như Kha Vạn Cân (Q.Thủ Đức),
quốc lộ 13, Phan Văn Hân (Q.Bình Thạnh), Huỳnh Tấn Phát (Q.7), Lê Văn Việt
(Q.9)... đã xuất hiện xe lôi Trung Quốc. Ông Tư - người lái xe lôi máy trên đường
Kha Vạn Cân - cho biết vừa mới mua chiếc xe lôi Trung Quốc hiệu Sandi khoảng
một tuần nay với giá 36 triệu đồng.
Để mua được xe với giá này ông đã phải đăng ký với nơi bán từ tháng 9-2007. Số
tiền này gia đình ông phải vay với lãi suất 0,9%/tháng. Chính vì thế dù xe chưa
được đăng kiểm, đăng ký ông vẫn bấm bụng chạy liều để có tiền lo cho gia đình
và trả nợ ngân hàng. Một người lái xe lôi Trung Quốc tên Hưng trên đường Nơ
Trang Long, Q.Bình Thạnh cho biết vì xe chưa được đăng ký nên không dám chạy
thuê ở xa mà "chỉ dám chạy vòng vòng khu vực đường Nơ Trang Long". Mặt khác
các thủ tục khác vẫn chưa thực hiện được vì nơi bán chưa giao giấy tờ hải quan.
Sáng 22-1, tại Công ty TNHH DP (P.Linh Trung, Q.Thủ Đức), có hàng chục
người đến xem và đăng ký mua xe, trong đó có cả khách hàng ở các tỉnh. Tại cửa
hàng trưng bày và bảo hành sản phẩm của Công ty TNHH sản xuất - thương mại -
dịch vụ Đình Vũ (38 Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) có hai chiếc
xe lôi màu xanh trông khá bắt mắt đang được trưng bày.
Theo nhân viên cửa hàng, xe dài khoảng 3,2m, rộng 1,2m, tải trọng tối đa 350kg,
tốc độ tối đa có thể đạt 60km/giờ. Theo quan sát, xe được trưng bày tại đây cũng
không khác mấy so với xe lôi máy tự chế ở đồng bằng sông Cửu Long, chỉ khác là
màu sắc trông lạ mắt hơn và thùng xe phía sau được thiết kế hệ thống ben để dễ
dàng trong việc đổ hàng.
Một nữ nhân viên ở đây cho biết: "Xe nhãn hiệu CTM được nhập nguyên chiếc từ
Trung Quốc. Muốn mua bao nhiêu cũng có. Tuy nhiên phải qua Tết Nguyên đán
làm xong thủ tục đăng kiểm thì mới bán được...". Cũng theo nhân viên này, ngoài
nhãn hiệu CTM, công ty còn có nhiều mặt hàng xe lôi của các nhãn hiệu khác như:
Xinling, Sandi...
Chương 3 : Các giải pháp
9. Chuyển đổi thế nào?
Theo cách phân chia xe tự chế được chia thành 4 nhóm gồm: xe 3 - 4 bánh của
người khuyết tật (nhóm 1); xe tự chế đang hoạt động thu gom rác (nhóm 2); xe cơ
giới 3 bánh có đăng ký biển số nhưng không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường (nhóm 3) và xe tự chế không có biển số đăng ký (nhóm 4).
Cụ thể, số xe thuộc nhóm 1 có 386 xe; số xe thuộc nhóm 2 là 2.938 xe; số xe thuộc
nhóm 3 gồm 2.272 xe trong đó có 1.055 xe đã bị hạn chế lưu thông trên một số
tuyến đường khu vực trung tâm thành phố và số còn lại là các phương tiện tự chế
không có biển số đăng ký.
Hiện tại, các xe thuộc nhóm 1 không phải chuyển đổi mà chỉ kiểm định và đăng ký
theo đúng quy định. Thậm chí, những loại xe không có giấy tờ hợp lệ (trừ xe gian
và xe đang tranh chấp) đều được đăng ký, đăng kiểm miễn phí.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là cấp bằng lái cho người khuyết tật. Mặc dù Chính
phủ đã có chỉ đạo bằng văn bản vào cuối năm 2007, tuy nhiên đến nay Cục Đường
bộ vẫn chưa có hướng dẫn về việc đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe và Bộ
Y tế vẫn chưa ban hành quy định về điều kiện để cấp giấy phép lái xe cho người
khuyết tật.
Đối với xe nhóm 2 sẽ được chuyển đổi sang các loại phương tiện đúng tiêu chí kỹ
thuật. Cụ thể, đối với xe ba gác đạp sẽ được thay thế bằng xe thùng đẩy tay loại
660 lít (khoảng 6 triệu đồng/xe); đối với các loại xe 3 bánh có động cơ sẽ được
thay thế bằng xe tải dưới 1 tấn và xe ép rác loại 2,5 tấn.
Hiện nay giá thành của xe tải dưới 1 tấn có giá khoảng 120 triệu đồng/chiếc; xe ép
rác có giá khoảng 1,4 tỷ đồng/chiếc. Như vậy, để thay thế số xe rác trên, theo con
số tạm tính của Sở TN-MT kinh phí lên đến 249 tỷ đồng. Số tiền này được đề xuất
cho vay không lãi suất trong vòng 3 năm và hỗ trợ tiền học lái xe.
Đối với các loại xe ba gác máy có biển số nhưng không được kiểm định (1.217 xe)
dự kiến sẽ được vay không lãi suất trong 3 năm đối với những chủ xe có nhu cầu
chuyển đổi sang xe tải dưới 1 tấn hoặc xe 3 bánh nhập khẩu theo quy định. Mức
vay không quá 120 triệu đồng đối với xe tải và 15 triệu đồng đối với xe 3 bánh
nhập khẩu.
Đối với 15.500 chủ phương tiện tự chế không có biển số đăng ký nếu có nhu cầu
học nghề sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng/người/khóa. Riêng các hộ thuộc diện nghèo
sẽ được hỗ trợ 7 triệu đồng/xe và hộ không thuộc diện nghèo, không có nhu cầu
học nghề sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng/xe. Dự kiến toàn bộ kinh phí hỗ trợ chuyển
đổi nghề cho chủ xe và phương tiện tự chế trên 611 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền để
hỗ trợ này lấy từ nguồn nào thì hiện nay vẫn đang… bí.
2. Lại tiếp tục gia hạn?
“Từ khi có chủ trương, tôi cũng đã gom góp được một ít tiền định mua xe ba bánh
nhập khẩu nhưng chờ mãi cũng chưa thấy tiền hỗ trợ. Hỏi phường thì phường bảo
chờ thành phố chỉ đạo. Đến thời điểm này thì cơ hội của tôi không còn khi loại xe
ba bánh trên đã cấm nhập khẩu. Còn chuyển đổi sang xe ô tô tải thì tôi mới chỉ học
hết lớp 3 thì làm sao mà học lấy bằng ô tô”, anh Long, chủ xe ba gác tại Khu công
nghiệp Tân Bình rầu rĩ tâm sự.
Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TPHCM Lê Hiếu Đằng cũng đã có văn
bản kiến nghị UBNDTP chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn lắp ráp loại xe ba
gác đạt tiêu chuẩn an toàn dành cho người nghèo có cơ hội chuyển đổi phương
tiện để mưu sinh.
“Đến khi thời hạn còn lại chỉ còn hơn 2 tháng mà đề án chuyển đổi xe tự chế vẫn
chưa được thống nhất. Khi cần hàng ngàn xe tải một lúc liệu có đơn vị nào cung
cấp đủ không, nguồn vốn ở đâu ra? 611 tỷ đó lấy ở đâu ra để hỗ trợ, ngân sách có
kham nổi không? Và vẫn chưa biết khi nào đề án mới được thông qua vì theo quy
trình thì phải trình Ủy ban MTTQ và HĐNDTP. Chưa nói đến các thủ tục vay vốn,
chỉ tính thời gian triển khai từ cấp thành phố về cấp phường xã đã mất cả tháng.
Như vậy, sau 30-6 khó có thể chuyển đổi xong phương tiện”, lãnh đạo một quận
ven băn khoăn.
Một thành viên trong Ban xây dựng đề án chuyển đổi cũng cho rằng, phải mất
khoảng 6 tháng để học và thi lái bằng lái xe tải nên phải đến cuối năm 2008 những
người được chuyển đổi phương tiện mới có thể lái xe. Và có khả năng các đơn vị
tham mưu lại tiếp tục xin UBNDTP gia hạn đến 31-12.
Trong đề án cũng nêu, trong trường hợp đến 31-12, số xe thu gom rác tại một số
quận, huyện không thể chuyển đổi hết hoặc không đồng thuận tham gia chuyển
đổi thì công ty dịch vụ công ích tại các quận, huyện đó tổ chức lực lượng nhân sự
và trang thiết bị để thu gom tại các khu vực bị trống. Riêng về đào tạo nghề cho
những người có nguyện vọng, theo đề án phải đến tháng 12-2009 mới hoàn thành.
3. TP.HCM: đề xuất phương án chuyển đổi xe ba, bốn bánh tự chế:
Sở Giao thông công chính TP.HCM vừa trình UBND TP đề án chuyển đổi xe ba,
bốn bánh tự chế với mục tiêu đảm bảo tính an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường.
Đồng thời giúp các chủ phương tiện thuộc diện chuyển đổi có điều kiện chuyển
đổi sang phương tiện khác để làm ăn. Cụ thể như sau:
* Đối với loại xe ba, bốn bánh có đăng ký cấp biển số, Sở Giao thông công chính
TP chia làm ba loại. Loại 1 gồm xe lam khách và xe lam tải (trước mắt TP cho
phép lưu hành đến 30-6-2008 và hoạt động từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau).
Loại này cần được xem xét loại bỏ sau khi hết thời gian gia hạn. Đối với xe lam
chở rác, chất thải vệ sinh môi trường cần thực hiện việc chuyển đổi sang loại xe
đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Loại 2 gồm xe ba bánh gắn máy (xe ba gác máy và xe xích lô máy): được tiếp tục
sử dụng khi xe được kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước ngày
30-6-2008. Sau ngày 1-7-2008 các loại xe này chỉ được hoạt động bên ngoài khu
vực nội ô TP. Riêng loại hoạt động vận chuyển rác và không đảm bảo an toàn kỹ
thuật khi kiểm định sẽ chuyển đổi sang loại xe đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường.
Loại 3 là xe ba bánh thô sơ (ba gác đạp và xích lô đạp): giữ lại, cải tạo thiết kế,
đầu tư một số xe xích lô theo thiết kế mới để tổ chức vận chuyển khách du lịch
theo tuyến đường qui định. Các đối tượng sử dụng xe xích lô đạp, ba gác đạp, kể
cả xe ba gác đạp thu gom rác, sẽ được tiếp tục hoạt động sau ngày 1-7-2008 với
phạm vi ngoài khu vực nội ô.
* Đối với loại xe ba, bốn bánh tự chế không có biển số đăng ký, bán hàng rong:
Với xe ba gác máy, xe ba gác đạp đang hoạt động vận chuyển rác, chất thải vệ
sinh môi trường cần được chuyển đổi sang loại xe đẩy tay có thiết kế đạt tiêu
chuẩn an toàn kỹ thuật và được đăng ký biển số mới. Đối với xe xích lô, xe ba gác
đạp không đăng ký cấp biển số sẽ loại bỏ sau ngày 29-2-2008 và đưa vào đối
tượng chuyển đổi nếu có nhu cầu. Đối với xe ba, bốn bánh tự chế đẩy tay bán hàng
rong sẽ lưu hành đến 29-2-2008, sau đó không cho tiếp tục phát triển. Loại xe này
đưa vào diện sắp xếp lại nơi buôn bán ổn định và có qui định thời gian buôn bán.
4. Vay vốn ở đâu?
Với nhóm dân cư bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm các loại xe ba, bốn bánh tự chế có
thể được xem xét cho vay từ một số nguồn vốn như: quĩ xóa đói giảm nghèo của
địa phương và của Ngân hàng Chính sách xã hội; Quĩ quốc gia giải quyết việc làm
(nguồn vốn của trung ương và địa phương)...
Những người gắn cuộc sống của gia đình với chiếc xe ba, bốn bánh tự chế (bị cấm
lưu hành từ 1-1-2008) chuyển đổi sang phương tiện mới phù hợp là một trong
những đối tượng được xem xét cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội. Khi
muốn vay vốn người dân tới UBND các phường, xã hoặc phòng lao động thương
binh xã hội quận - huyện sẽ được hướng dẫn làm thủ tục.
Nếu người sử dụng xe ba, bốn bánh tự chế được xã, phường xác nhận là hộ nghèo
thì được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (mức vay cao nhất 30 triệu
đồng/hộ, với lãi suất 0,65%/tháng).
Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội là vay bằng tín chấp thông qua các
sổ tiết kiệm và vay vốn của các hội đoàn thể, có xác nhận của chính quyền xã,
phường về nơi cư trú và xác nhận là hộ nghèo thì được cho vay.
* Các hộ nghèo có thể vừa vay từ quĩ xóa đói giảm nghèo địa phương, vừa vay từ
nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội?
- Hiện không có văn bản nào cấm cả nhưng đa số xã, phường chỉ giải quyết một
nguồn thôi. Trường hợp đặc biệt sẽ được giải quyết bằng nhiều nguồn để hợp vốn.
Ví dụ như đối với các hộ nghèo vay vốn để đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở
nước ngoài tại một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản... cần một khoản tiền lớn, có
thể vay từ ba nguồn vốn khác nhau: vốn cho vay hộ nghèo địa phương, vốn cho
vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội và vay các ngân hàng thương mại
với lãi suất thị trường.
* Có rất nhiều hộ gia đình không thuộc diện hộ nghèo nhưng cuộc sống rất khó
khăn, đặc biệt nhóm hộ gia đình lâu nay sống bằng xe ba, bốn bánh tự chế. Ngân
hàng Chính sách xã hội có loại tín dụng nào dành cho họ không, thưa ông?
- Với nhóm dân cư này, có thể giải quyết cho vay từ nguồn vốn của Quĩ quốc gia
giải quyết việc làm, cũng có hai nguồn: vốn trung ương và nguồn vốn địa phương
lãi suất 0,65%/tháng, mức vay tối đa là 20 triệu đồng/hộ, nhưng chỉ được vay một
trong hai nguồn, không được vay cả hai.
Điều kiện vay là phải có đơn xin vay và có dự án, được các ngành chức năng của
địa phương cùng Ngân hàng Chính sách xã hội thẩm định xét duyệt. Chỉ cần trong
dự án thuyết minh được mục đích sử dụng vốn rõ ràng và có khả năng hoàn vốn
(có mẫu in sẵn).
Ví dụ như đối với việc thu gom rác dân lập, một hộ gia đình hoặc một nhóm cùng
liên kết lập dự án để mua xe thu gom rác thì trong dự án chỉ cần có đơn trình bày
(nếu 10 người cùng liên kết thì có 10 đơn) và thuyết minh cho được mục đích sử
dụng vốn và thu hút bao nhiêu lao động.
* Ngoài những điều kiện về mục đích sử dụng vốn, khả năng hoàn trả vốn thì điều
kiện cho vay có phụ thuộc hộ khẩu thường trú hay tạm trú?
- Theo qui định chung, những người có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn
(hay gọi là diện KT3) thì được xem xét cho vay (với chương trình cho vay hộ
nghèo). Đồng thời những người này phải được UBND xã, phường xác nhận có nơi
ở ổn định.
Ba nhà bắt tay nhau
Ở quận Tân Bình (TP.HCM) có cách giúp người hành nghề rác dân lập chuyển đổi
phương tiện tốt hơn rất hiệu quả theo mô hình "ba nhà” bắt tay nhau. Cụ thể: công
ty công trình đô thị quận đứng ra xác nhận ông A, bà C hoặc một nhóm 2-3 người
có đường rác hoạt động, thu nhập ổn định, đồng thời công ty kết nối với một ngân
hàng và công ty sản xuất xe tải nhỏ để cùng ngồi lại với nhau. Đến nay, quận này
đã giải quyết cho vay trang bị xe tải nhỏ được 21 chiếc.
* Có một số lượng người không nhỏ từ các tỉnh đến TP.HCM làm ăn nhiều năm
nhưng chỉ đăng ký tạm trú mỗi lần 3-6 tháng. Nhưng họ rời nơi cư trú đã nhiều
năm, nay trở về địa phương không xác nhận. Chẳng lẽ những trường hợp như vậy
sẽ phải đứng bên lề của mọi chính sách?
- Chỉ khi chính quyền địa phương quản lý được lao động cũng như Ngân hàng
Chính sách xã hội biết rõ khả năng có thể quản lý vốn thì mới có thể xem xét giải
quyết cho vay.
* Thưa ông, dường như mức vốn vay tối đa mà Ngân hàng Chính sách xã hội có
thể giải quyết còn quá thấp so với nhu cầu vốn để chuyển đổi phương tiện làm
nghề?
- Chúng tôi hiểu để chuyển đổi sang phương tiện tốt hơn, có thể phải đầu tư xe tải
nhẹ giá khoảng 80-100 triệu đồng, thậm chí cao hơn, trong khi Ngân hàng Chính
sách xã hội (nguồn vốn trung ương) chỉ có thể cho vay một hộ 20 hoặc 30 triệu
đồng thôi.
Theo chúng tôi, những người có hộ khẩu thường trú nên đứng ra đăng ký thành lập
một pháp nhân dưới hình thức hộ cá thể kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã... thì
việc xem xét cho vay sẽ dễ dàng hơn. Nếu là pháp nhân, có thể vay với mức 200-
500 triệu đồng.
Tuy nhiên, phải đảm bảo điều kiện thế chấp. Người vay có thể mua chiếc xe và thế
chấp ngay chiếc xe đó cũng được giải quyết bằng nguồn vốn địa phương. Còn
đường dây rác thì không thể mang ra thế chấp được vì đó là tài sản vô hình.
5. TPHCM đã giao Sở GTCC phối hợp với các sở, ngành, quận - huyện xây
dựng đề án chuyển đổi các loại xe 3-4 bánh tự chế đang lưu thông trên địa
bàn, trình UBND TP trong quý III/2008. Nội dung và thời gian thực hiện đề
án sau khi được TP duyệt sẽ công bố rộng rãi cho người dân biết và giám
sát việc thực hiện.
Sở GTCC (đơn vị được giao chủ trì xây dựng đề án) cho biết, phương án đề xuất
ban đầu của Ban xây dựng đề án, tổng kinh phí ngân sách chi hơn 600 tỉ đồng,
nhưng TP chỉ chấp thuận chi 40 tỉ đồng từ ngân sách hỗ trợ người dân trong việc
chuyển đổi.
Với mức kinh phí khoảng 40 tỉ đồng, nên trong lần trình thứ năm vào cuối tháng
5.2008 vừa qua, Ban xây dựng đề án đề xuất cơ chế hỗ trợ lãi suất vay khoảng
6%/năm (thời gian 3 năm) cho các đối tượng, hỗ trợ ban đầu đối với các hộ thuộc
diện nghèo 5 triệu đồng/hộ, hỗ trợ đào tạo lái xe, đào tạo nghề 3 triệu
đồng/người/lớp. Phương án này hiện vẫn chưa được TP chấp thuận.
Chỉ đạo mới đây nhất của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín, giao
các đơn vị báo cáo cụ thể tình hình chi tiết về số lượng phương tiện yêu cầu
chuyển đổi, tiến độ phải giải quyết chuyển đổi phương tiện, chuyển đổi nghề nào
phải hoàn thành trước 30.6; những công việc, đối tượng nào hoàn thành trước
31.12.2008. Theo đó, Sở TNMT báo rõ tình hình thực hiện chuyển đổi đối với loại
xe 3-4 bánh tự chế dùng thu gom rác công cộng, chất thải.
TP lưu ý Sở TNMT đưa ra một số mẫu xe thu gom, vận chuyển rác phù hợp với
từng khu vực, từng loại đường hẻm... Riêng Sở LĐTBXH lo về công tác chuyển
đổi, đào tạo lại nghề và học nghề khác... đảm bảo người được đào tạo, chuyển đổi
nghề có thu nhập tương xứng... Sở GTCC được giao bổ sung hoàn chỉnh đề án
trình TP trong quý III/2008.
Theo ông Nguyễn Hữu Tín, nội dung và thời gian thực hiện đề án, sau khi được
UBND TP thông qua, phải công bố rộng rãi cho mọi người dân biết, giám sát việc
thực hiện. TP cũng yêu cầu công khai từng nhiệm vụ, phạm vi công việc, thời gian
hoàn thành, đơn vị chịu trách nhiệm... để làm cơ sở kiểm điểm trách nhiệm trong
quá trình chỉ đạo thực hiện đề án.
6. Hai phương án
Phương án 1: hỗ trợ lãi vay 6%/năm trong 3 năm để thay thế xe 3, 4 bánh thu gom
rác, chất thải vệ sinh (thay bằng loại xe đẩy tay thùng 660 lít và xe tải 550 - 1.000
kg) và thay thế xe cơ giới 3 bánh có đăng ký biển số (thay bằng loại xe tải <1.000
kg), người chọn xe tải để thay thế được hỗ trợ 1 suất học thi lấy bằng lái xe B2 (3
triệu đồng/người/lớp); mua tặng 100 hộ nghèo có thu nhập dưới 5 triệu
đồng/người/năm, mỗi hộ 1 xe mô tô 2 bánh (khoảng 15 triệu đồng/xe) để thay thế
xe 3, 4 bánh tự chế làm phương tiện mưu sinh; hỗ trợ ban đầu cho các hộ nghèo có
xe 3, 4 bánh tự chế 5 triệu đồng/hộ; hỗ trợ học lái xe, đào tạo nghề 3 triệu
đồng/người/lớp; lồng ghép các chương trình vay vốn tại các quỹ xóa đói giảm
nghèo (quỹ 140), quỹ quốc gia về giải quyết việc làm (quỹ 71) và Ngân hàng
Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi (từ 0,5% đến 0,65%/tháng) cho những người
đang sử dụng xe 3, 4 bánh không có biển đăng ký; tổng ngân sách chi cho phương
án 1 dự kiến khoảng 50 tỉ đồng.
Phương án 2, dựa trên phương án 1, được bổ sung thêm cơ chế hỗ trợ lãi vay trên
số dư thực tế cho những người có xe 3, 4 bánh tự chế không có biển đăng ký:
4%/năm khi vay tại các quỹ 140, quỹ 71 và Ngân hàng Chính sách xã hội;
6%/năm khi vay tại các tổ chức tín dụng khác; tổng ngân sách chi cho phương án
2 hơn 83,3 tỉ đồng.
Ban xây dựng đề án cũng kiến nghị lộ trình thực hiện việc chuyển đổi từ tháng
6.2008 đến tháng 12.2008 đối với xe của người tàn tật, xe thu gom rác, chất thải vệ
sinh và xe cơ giới 3 bánh có đăng ký biển số; từ tháng 6.2008 đến tháng 12.2009
đối với nhóm xe không có biển đăng ký. Ngoài ra, các phương tiện này chỉ được
hoạt động trong hành lang quy định, riêng khu vực nội thành chỉ được hoạt động
từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.
7. TP.HCM: Lộ trình thay thế xe 3, 4 bánh tự chế kéo dài đến hết 2009
Theo báo SGGP, chiều 20-5, Phó Giám đốc Sở GTCC TP.HCM Dương Hồng
Thanh đã ký tờ trình gửi UBNDTP về đề án chuyển đổi xe 3, 4 bánh tự chế trên
địa bàn TP.HCM. Đề án lần này đưa ra 2 phương án hỗ trợ cho chủ phương tiện có
xe tự chế và lộ trình thay thế sẽ kéo dài đến hết tháng 12-2009.
Phương án 1: những chủ phương tiện xe tự chế (có đăng ký biển số), xe thu gom
rác khi thay thế phương tiện sẽ được hỗ trợ 6% lãi suất; tặng 100 xe máy (15 triệu
đồng/xe) cho hộ nghèo mưu sinh bằng xe 3, 4 bánh tự chế; Các hộ nghèo còn lại
sẽ được hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ; hỗ trợ học lái xe, đào tạo 3 triệu đồng/người. Kinh
phí chuyển đổi xe tự chế theo phương án này hết khoảng 50 tỷ đồng, thực hiện
trong 3 năm.
Phương án 2: bổ sung thêm cơ chế hỗ trợ cho những phương tiện tự chế bao gồm
cả loại xe không có đăng ký biển số. Nếu theo phương án 2, kinh phí hỗ trợ trong
3 năm là 83 tỷ đồng.
Về tổ chức thực hiện, UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm chính trong việc
xây dựng và chỉ đạo thực hiện đề án chuyển đổi các loại xe 3, 4 bánh tự chế trên
địa bàn phụ trách.
Ban xây dựng đề án đề xuất UBND TP.HCM không cấm xe 3, 4 bánh tự chế (có
đăng ký, đăng kiểm) lưu thông ở khu vực ngoại ô thành phố.
Khu vực nội ô chỉ được lưu thông trong khoảng thời gian từ 22g-5g sáng hôm sau
(khu vực nội ô bao gồm các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11, Phú Nhuận, Bình Thạnh;
một phần các quận: Gò Vấp, Tân Phú, Tân Bình).
Theo đề án, lộ trình thay thế xe 3, 4 bánh tự chế sẽ kéo dài đến hết tháng 12-2009
8. Chuyển đổi xe 3-4 bánh tự chế: Sẽ có cơ chế hỗ trợ chung cả nước
Sau gần nửa năm lệnh cấm lưu hành xe ba, bốn bánh tự chế có hiệu lực, có địa
phương thực hiện, có địa phương chưa thực hiện. Ngay sau chỉ đạo của Thủ tướng
yêu cầu các địa phương công khai thông tin về đình chỉ lưu thông đối với xe công
nông và xe cơ giới ba, bốn bánh tự chế theo Nghị quyết số 32 của Chính phủ năm
2007 đã xuất hiện nhiều chuyển biến tích cực từ phía các bộ liên quan.
Cái vướng lớn nhất hiện nay là làm sao hỗ trợ những người sống bằng nghề lái xe
ba, bốn bánh tự chế chuyển đổi nghề để không rơi vào cảnh thất nghiệp, nghèo
đói. Không ít tỉnh miền Tây Nam bộ chỉ hỗ trợ mỗi xe ba bánh tự chế chừng một,
hai triệu đồng và chi phí học nghề khác cũng không là bao. Ngay tại TP HCM, dự
án hỗ trợ các tài xế xe ba bánh chuyển nghề đã mấy lần trình UBND TP nhưng bị
trả lại để nghiên cứu bổ sung chỉ vì không đủ kinh phí như đề án dự kiến.
Sắp tới, vấn đề kinh phí hỗ trợ sẽ được tháo gỡ. Ông Dương Đức Minh - Phó
phòng Ngân hàng (Vụ Tài chính Ngân hàng, Bộ Tài chính) cho biết bộ này đang
xây dựng dự thảo quyết định của Thủ tướng hướng dẫn hỗ trợ người dân mua
phương tiện mới thay thế cho xe hết niên hạn sử dụng, xe cơ giới ba, bốn bánh tự
chế. Dự thảo này đang lấy ý kiến các bộ, ngành, dự kiến đầu tháng 7/2008 sẽ trình
Thủ tướng.
Ông Nguyễn Văn Công - Chánh văn phòng Bộ GTVT cho biết Thứ trưởng Lê
Mạnh Hùng đã được giao tổng hợp tất cả các văn bản pháp quy liên quan đến việc
đình chỉ xe ba, bốn bánh tự chế, báo cáo bộ trưởng để chuẩn bị ban hành hẳn một
văn bản mới. Theo ông Thân Văn Thanh - Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT), chủ
trương từ ngày 1/1/2008, đình chỉ lưu hành xe công nông, xe ba, bốn bánh tự chế
đã được thể hiện khá rõ ràng, chặt chẽ qua các văn bản đã ban hành theo đúng tinh
thần chỉ đạo của Nghị quyết 32 và Nghị quyết 05 năm 2008 của Chính phủ. Do
vấn đề này ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người dân nên cần phải có các giải
pháp kèm theo (hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện và một số điều kiện
khác). Nếu địa phương nào thực hiện sai với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng thì
phải kịp thời điều chỉnh.
Theo ông Minh, dự thảo quyết định ghi rõ để hỗ trợ kịp thời các cá nhân thuộc
diện phải thay thế phương tiện, mỗi địa phương sẽ phải rà soát lại số lượng xe trên
địa bàn cần phải thay thế. Sau đó, kinh phí của địa phương được xuất ngay cho các
chủ phương tiện để chuyển đổi nghề. Việc hỗ trợ dự kiến sẽ bằng hai cách:
- Hỗ trợ bằng lãi suất vay ngân hàng. Ví dụ chủ phương tiện phải vay 50 triệu
đồng để mua xe mới thì khoản lãi phải trả cho ngân hàng sẽ do ngân sách của địa
phương hỗ trợ hoàn toàn.
- Ngân sách của địa phương sẽ hỗ trợ một khoản tiền, có thể 20%-30% giá trị tổng
phương tiện. Cụ thể là bao nhiêu thì các bộ, ngành sẽ góp ý. Nhưng tinh thần là
kinh phí sẽ được hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng để các chủ phương tiện có thể mua
được xe ngay.
Trường hợp ngân sách địa phương có hạn, không đủ để hỗ trợ thì lãnh đạo địa
phương sẽ báo cáo, đề xuất xin ngân sách của trung ương. Nếu địa phương đưa ra
mức hỗ trợ cao hơn mức chung của trung ương thì càng tốt. Đối với một số địa
phương đã có biện pháp hỗ trợ rồi thì căn cứ vào yêu cầu thực tế để có thể bổ sung
thêm cho người dân, đảm bảo mức hỗ trợ sẽ giúp được người dân một phần để họ
có thể mua được phương tiện mới kiếm sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
_the_xe_tu_che/1434338.epi
12515cdcc
ứ Bảy, 21-06-2008)
Báo Sài gòn giải phóng online ngày 21-05-2008.
Báo Sài gòn giải phóng online ngày 21-04-2008.
(ngày 23-05-2008)
ngày 19-01-2008)
ngày 20-06-2008)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf