Sử dụng kết hợp các phương pháp phổ, cấu trúc
hóa học của 6 hợp chất được phân lập lần đầu tiên từ
dịch chiết metanol cây đại cà dược (Brugmansia
suaveolens) được xác định là kaempferol 3-O-α-Larabinopyranoside 7-O-α-L-rhamnopyranoside (1),
kaempferol 3-O-β-D-glucopyranoside 7-O-α-Lrhamnopyranoside (2), kaempferol 3-O-β-Dglucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranoside 7-O-α-
L-rhamnopyranoside (3), benzyl--Larabinopyranosyl-(l6)--D-glucopyranoside (4),
2,6-dimethoxy-4-hydroxyphenol 1-O-β-D
xylopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside (5) và
2,6-dimethoxy-4-hydroxyphenol 1-O-β-Dglucopyranoside (6).
Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ
Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia
(NAFOSTED) trong đề tài mã số 104.01-2014.69
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các hợp chất phenolic glycoside Phân lập từ cây đại cà dược (Brugmansia suaveolens) - Nguyễn Thị Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Hóa học, 54(5): 635-639, 2016
DOI: 10.15625/0866-7144.2016-00378
635
Các hợp chất phenolic glycoside
Phân lập từ cây đại cà dược (Brugmansia suaveolens)
Nguyễn Thị Mai1, Nguyễn Thị Cúc2, Phạm Hải Yến2, Bùi Hữu Tài2*
1Đại học Giao thông Vận tải, 3 Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
2Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Đến Tòa soạn 5-5-2016; Chấp nhận đăng 25-10-2016
Abstract
Six phenolic glycosides, kaempferol 3-O--L-arabinopyranoside 7-O--L-rhamnopyranoside (1), kaempferol 3-O-
-D-glucopyranoside 7-O--L-rhamnopyranoside (2), kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranoside
7-O-α-L-rhamnopyranoside (3), benzyl--L-arabinopyranosyl-(l6)--D-glucopyranoside (4), 2,6-dimethoxy-4-
hydroxyphenol 1-O--D-xylopyranosyl-(1→6)--D-glucopyranoside (5), and 2,6-dimethoxy-4-hydroxyphenol 1-O-β-D-
glucopyranoside (6) were isolated from the methanol extract of Brugmansia suaveolens. Their chemical structures were
characterized by 1D-, 2D-NMR, ESI-MS spectra, and as well as in comparison with those reported in the literature.
This is the first report of these compounds from B. suaveolens.
Keywords. Brugmansia suaveolens, phenolic glycoside, kaempferol.
Cây đại cà dược (Brugmansia suaveolens
(Humb. & Bonpl. ex Willd.) Bercht. & J.Presl,
1820) còn gọi là cà độc dược quả nhẵn, cà độc dược
cảnh Cà (Solanaceae) được trồng làm cảnh
và sử dụng làm dược liệu. Tuy nhiên, do chứa nhiều
các hợp chất dạng tropane alkaloid nên cây có độc
tính hoặc gây dị ứng khi tiếp xúc hoặc sử dụng với
liều lượng cao. Trong những năm gần đây,
phenolic, alkaloit, triterpenoit...[1,
, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu thành phần hóa học loài B. suaveolens.
Bài báo này thông báo kết quả phân lập và xác định
cấu trúc của 6 hợp chất phenolic glycoside từ dịch
chiết metanol của cây đại cà dược.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Mẫu thực vật
Phần trên mặt đất cây đại cà dược (B.
suaveolens) được thu hái vào tháng 3 năm 2015, tại
Sa Pa, Lào Cai. Tên khoa học được TS. Bùi Văn
Thanh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật giám
định. Mẫu tiêu bản được lưu giữ tại Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật và Viện Hóa sinh biển.
2.2. Hóa chất thiết bị
Sắc ký lớp mỏng (TLC): Thực hiện trên bản
mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254 (Merck
1,05715), RP18 F254S (Merck); phát hiện vết chất
bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 365
nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10 %
được phun đều lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ nóng từ
từ đến khi hiện màu.
Sắc ký cột (CC): Được tiến hành với chất hấp
phụ là silica gel pha thường và pha đảo. Silica gel
pha thường có cỡ hạt là 0,040-0,063 mm (240-430
mesh) và silica gel pha đảo RP-18 (150 m, Fuji
Silysia Chemical Ltd.).
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): Đo trên
máy Bruker AM500 của Viện Hóa học.
Phổ khối lượng (LC-MS): Đo trên máy
AGILENT 1100 series của Viện Hóa sinh biển.
2.3. Phân lập các hợp chất
Phần trên mặt đất cây đại cà dược được phơi
khô, nghiền thành bột (5,0 kg), và chiết với metanol
(3 lần 10 lít) trên thiết bị chiết siêu âm (ở 50 oC,
mỗi lần 1 giờ). Dịch chiết được lọc qua giấy lọc,
gom lại và loại bỏ dung môi dưới áp suất giảm thu
được 300 g cặn chiết metanol. Phân bố cặn chiết
metanol vào 2 lít nước cất sau đó chiết lần lượt với
diclometan (2 lần 3 lít) và etyl axetat (2 lần 3
TCHH, 54(5) 2016 Bùi Hữu Tài và cộng sự
636
lít) thu được cặn diclometan (30 g), cặn etyl axetat
(12 g), và lớp nước. Phân tách sơ bộ lớp nước qua
cột trao đổi ion (Diaion HP-20) và giải hấp phụ với
hệ dung môi tăng dần nồng độ metanol trong nước
(25, 50, 75, và 100 %; v/v) thu được 4 phân đoạn
W1 (22 g), W2 (12 g), W3 (10 g), và W4 (30 g).
Phân đoạn W2 tiếp tục được phân tách thành 5 phân
đoạn W2.1-W2.5 bằng sắc ký cột silica gel và rửa
giải với hệ dung môi diclometan/metanol/nước
(4/1/0,1; v/v/v). Tiến hành sắc ký cột silica gel pha
đảo RP-18 với hệ dung môi metanol/nước (1/5, v/v)
để phân tách tiếp phân đoạn W2.4 thành 3 phân đoạn
nhỏ hơn W2.4.1-W2.4.3. Hợp chất 5 (6 mg) và 6 (8
mg) thu được từ phân đoạn W2.4.1 bằng sắc ký cột
silica gel sử dụng hệ dung môi rửa giải etyl
axetat/metanol (5/1, v/v). Hợp chất 4 (8 mg) thu
được sau khi tinh chế phân đoạn W2.4.2 bằng sắc ký
cột silica gel sử dụng hệ dung môi rửa giải
diclometan/metanol/nước (3/1/0,1; v/v/v). Tiếp đó,
phân đoạn W4 (12 g) được phân tách thành 5 phân
đoạn W4.1-W4.5 trên cột sắc ký sử dụng chất hấp
phụ silica gel và giải hấp với hệ dung môi
diclometan/metanol tăng dần độ phân cực (100/1,
50/1, 20/1, 5/1, và 0/1; v/v). Hợp chất 1 (30 mg), 2
(35 mg) và 3 (25 mg) thu được từ phân đoạn W4.4
sau khi phân tách trên cột sắc ký pha đảo RP-18 với
hệ dung môi axeton/nước (1/3, v/v) và tinh chế lại
bằng sắc ký cột silica gel sử dụng hệ dung môi rửa
giải etyl axetat/metanol/nước (3/1/0,1, v/v/v).
Kaempferol 3-O--L-arabinopyranoside 7-O-
-L-rhamnopyranoside (1): Bột vô định hình màu
vàng. ESI-MS: m/z 587 [M+Na]
+. Công thức phân tử
C26H28O14 (M = 564).
1
H-NMR (500 MHz, DMSO-
d6) và
13
C-NMR (125 MHz, DMSO-d6): xem bảng 1.
Kaempferol 3-O--D-glucopyranoside 7-O--
L-rhamnopyranoside (2): Bột vô định hình màu
vàng. ESI-MS: m/z 617 [M+Na]
+. Công thức phân tử
C27H30O15 (M = 594).
1
H-NMR (500 MHz, DMSO-
d6) và
13
C-NMR (125 MHz, DMSO-d6), xem bảng 1.
Kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-
β-D-glucopyranoside 7-O-α-L-rhamnopyranoside
(3): Bột vô định hình màu vàng. ESI-MS: m/z 779
[M+Na]
+. Công thức phân tử C33H40O20 (M = 756).
1
H-NMR (500 MHz,CD3OD) và
13
C-NMR (125
MHz, CD3OD), xem bảng 1.
Benzyl--L-arabinopyranosyl-(l6)--D-
glucopyranoside (4): Bột vô định hình, màu trắng.
ESI-MS: m/z 425 [M+Na]
+
. Công thức phân tử
C18H26O10 (M = 402).
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD)
δH: 7,44 (2H, d, J = 7,0 Hz, H-2 và H-6), 7,35 (2H,
dd, J = 7,0, 7,0 Hz, H-3 và H-5), 7,29 (1H, dd, J =
7,0, 7,0 Hz, H-4), 4,68 (1H, d, J = 11,5 Hz, Ha-7),
4,93 (1H, d, J = 11,5 Hz, Hb-7), 4,39 (1H, d, J = 8,0
Hz, H-1′), 3,77 (1H, dd, J = 5,0, 11,5 Hz, Ha-6′),
4,14 (1H, dd, J = 2,0, 11,5 Hz, Hb-6′), 4,37 (1H, d, J
= 7,0 Hz, H-1″), 3,56 (1H, dd, J = 5,0, 12,0 Hz, Ha-
6′′), và 3,88 (1H, dd, J = 3,0, 12,0 Hz, Hb-6′′);
13
C-
NMR (125 MHz, MeOD-d4) δC: 139,09 (C-1),
129,28 (C-2 và C-6), 129,19 (C-3 và C-5), 128,67
(C-4), 71,94 (C-7), 103,40 (C-1′), 75,09 (C-2′),
77,95 (C-3′), 71,69 (C-4′), 76,97 (C-5′), 69,46 (C-
6′), 105,18 (C-1″), 72,39 (C-2″), 74,18 (C-3″), 69,53
(C-4″), và 66,68 (C-5″).
2,6-Dimethoxy-4-hydroxyphenol 1-O-β-D-
xylopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside (5):
Bột vô định hình, màu trắng. ESI-MS: m/z 487
[M+Na]
+
. Công thức phân tử C19H28O13 (M = 464).
1
H-
NMR (500 MHz, CD3OD) δH: 6,15 (2H, s, H-3 và
H-5), 3,82 (6H, s, 2-OCH3 và 6-OCH3), 4,27 (1H, d,
J = 7,5 Hz, H-1′), 3,76 (1H, dd, J = 5,5, 11,5 Hz, Ha-
6′), 4,03 (1H, dd, J = 2,0, 11,5 Hz, Hb-6′), 4,67 (1H,
d, J = 7,5 Hz, H-1″), 3,19 (1H, dd, J = 2,5, 12,0 Hz,
Ha-6′′) và 3,85 (1H, dd, J = 5,0, 12,0 Hz, Hb-6′′);
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD) δC: 129,48 (C-1),
154,83 (C-2 và C-6), 94,59 (C-3 và C-5), 155,95 (C-
4), 56,82 (2-OCH3 và 6-OCH3), 105,10 (C-1′), 75,58
(C-2′), 77,72 (C-3′), 71,32 (C-4′), 77,39 (C-5′),
69,33 (C-6′), 105,98 (C-1″), 74,83 (C-2″), 77,43
(C-3″), 71,20 (C-4″), và 66,73 (C-5″).
2,6-Dimethoxy-4-hydroxyphenol 1-O-β-D-
glucopyranoside (6): Bột vô định hình, màu trắng.
ESI-MS: m/z 355 [M+Na]
+
. Công thức phân tử
C14H20O9 (M = 332).
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD)
δH: 6,15 (2H, s, H-3 và H-5), 3,81 (6H, s, 2-OCH3 và
6-OCH3), 4,69 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1′), 3,70 (1H,
dd, J = 5,0, 12,0 Hz, Ha-6′) và 3,82 (1H, dd, J = 2,5,
12,0 Hz, Hb-6′);
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD) δC:
129,65 (C-1), 154,75 (C-2 và C-6), 94,63 (C-3 và C-
5), 156,09 (C-4), 56,82 (2-OCH3 và 6-OCH3),
106,25 (C-1′), 75,73 (C-2′), 77,82 (C-3′), 71,35 (C-4′),
78,26 (C-5′), và 62,63 (C-6′).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1 ột vô đị
1
H-NMR của 1
thuộc hệ tương tác spin-spin AA’BB’ H
6,90 (2H, d, J = 9,0 Hz) và 8,10 (2H, d, J = 9,0 Hz)
gợi ý cho sự có mặt của mộ para.
Bên cạnh đó, hai tín hiệu xuất hiện tại H
lần lượt đặc trưng cho tín hiệu của
hai proton H- H-8 ở ộ
flavone. Ngoài ra, trên phổ 1H-NMR của 1 còn quan
sát thấy tín hiệu của hai proton anome tại H 5,32
(1H, d, J = 5,5 Hz), 5,55 (1H, br s), và một nhóm
metyl tại H 1,11 (3H, d, J = 6,0 Hz).
Phổ 13C-NMR và DEPT của 1 xuất hiện tín hiệu
của 26 nguyên tử cacbon, trong đó có 9 nguyên tử
cacbon không liên kết với hydro (C), 15 cacbon
TCHH, 54(5) 2016 Các hợp chất phenolic glycoside phân lập
637
Hình 1: Cấu trúc hoá học của hợp chất 1-6
metin (CH), 1 cacbon metylen (CH2) và 1 cacbon
metyl (CH3). Ngoại trừ tín hiệu của hai cacbon
anome [C 101,38 (C-1′′) và 98,48 (C-1′′′)], sự xuất
hiện tín hiệu của 15 cacbon ở vùng Csp2 (C
94,74~177,84) cũng cho thấy đây là một hợp chất
dạng flavone glycoside khung kaempferol (Bảng 1).
Tín hiệu của 11 cacbon còn lại thuộc hợp phần
đường cho thấy sự có mặt của một đơn vị đường
pentose và một đơn vị đường hexose. Trong đó, tín
hiệu của 5 cacbon tại C 101,38 (C-1′′), 70,92 (C-
2′′), 71,76 (C-3′′), 66,22 (C-4′′) và 64,50 (C-5′′); và
tín hiệu của 6 cacbon khác C 98,48 (C-1′′′),
70,19 (C-2′′′), 70,39 (C-3′′′), 71,76 (C-4′′′), 69,91
(C-5′′′), và 18,02 (C-6′′′); cùng với dạng tín hiệu của
proton anome [H 5,32 (d, J = 5,5 Hz) và 5,55 (br s)]
lần lượt phù hợp với sự có mặt của hai đơn vị đường
α-L-arabinopyranoside và α-L-rhamnopyranoside
thường gặp trong các hợp chất phân lập từ tự nhiên.
Mặt khác, trên phổ HMBC của 1 nhận thấy có tương
tác giữa proton anome H-1′′ (H 5,32) với cacbon C-
3 (C 133,95) và giữa proton anome H-1′′′ (H 5,55)
với cacbon C-7 (C 161,76) (hình 2). Qua đó cho
phép xác định hai đường α-L-arabinopyranose và α-
L-rhamnopyranose liên kết với khung aglycone lần
lượt tại C-3 và C-7. Từ phân tích trên cho phép xác
định hợp chất 1 là kaempferol 3-O--L-
arabinopyranoside 7-O--L-rhamnopyranoside. Các
số liệu 13C-NMR của hợp chất 1 cũng hoàn toàn phù
hợp với các số liệu đã được công bố [3]. Đồng thời,
khối lượng phân tử của 1 (C26H28O14, M = 564) cũng
phù hợp với sự xuất hiện của pic ion giả phân tử m/z
587 [M+Na]
+
trên phổ ESI-MS.
2 cũng ột vô đị
Các tín hiệu trên phổ 1H-NMR của 2
khá tương tự với của 1 cho thấy hợp chất 2 cũng là
một kaemferol glycoside (bảng 1). Sự khác biệt tín
hiệu phổ 1H-NMR giữa 2 và 1 là các tín hiệu thuộc
hợp phần đường. Mặt khác, phân tích phổ 13C-NMR
và DEPT hợp chất 2 nhận thấy xuất hiện tín hiệu của
27 nguyên tử cacbon bao gồm: 9 nguyên tử cacbon
không liên kết với hydro (C), 16 cacbon metin (CH),
1 cacbon metylen (CH2) và 1 cacbon metyl (CH3).
Sự xuất hiện thêm tín hiệu của một cacbon thuộc
hợp phần đường ở 2 so với 1 và giá trị độ chuyển
dịch hóa học của các tín hiệu cacbon tại C 100,82
(C-1′′), 74,24 (C-2′′), 76,46 (C-3′′), 69,94 (C-4′′),
77,57 (C-5′′), và 60,87 (C-6′′) cho thấy sự có mặt
của một đường glucose ở 2 thay cho đường
arabinose ở 1. Trên phổ HMBC của 2 cũng nhận
thấy có tương tác giữa proton anome H-1 [H 5,46
(d, J = 7,5 Hz)] với cacbon C-3 (C 133,52) và giữa
proton anome H-1′′′ [H 5,55 (br s)] với cacbon C-7
(C 161,63) cùng với giá trị hằng số tương tác spin-
spin của các proton anome cho phép xác định đơn vị
-D-glucopyranosyl gắn ở vị trí C-3 và α-L-
rhamnopyranosyl gắn ở vị trí C-7 của khung
kaempferol (hình 2). Từ các phân tích trên cho phép
xác định hợp chất 2 là kaempferol 3-O-β-D-
glucopyranoside 7-O-α-L-rhamnopyranoside, một
hợp chất đã được phân lập từ loài Delphinium
hybridum [3]. Công thức phân tử của 2 (C27H30O15,
M = 594) cũng được kiểm tra lại bằng phân tích phổ
khối lượng ESI-MS với sự xuất hiện của pic ion giả
phân tử m/z 617 [M+Na]+.
Phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 3 khá tương tự
với của hợp chất 1 và 2 ở các tín hiệu phần aglycone
(bảng 1), gợi ý 3 cũng là một kaempferol glycoside.
Tuy nhiên, trên phổ 1H-NMR của 3 quan sát thấy tín
hiệu của ba proton anome tại H 4,79 (1H, d, J = 7,5
Hz), 5,50 (1H, d, J = 7,5 Hz) và 5,59 (1H, br s) chứng
tỏ cấu trúc của 3 có chứa ba đơn vị đường. Phổ 13C-
NMR và DEPT xuất hiện tín hiệu của 33 nguyên tử
cacbon. Trong đó có 15 nguyên tử cacbon của khung
kaempferol, và 18 nguyên tử cacbon còn lại gợi ý cho
3 đơn vị đường hexose. Phân tích và so sánh các số
liệu phổ 13C-NMR của 3 với hợp chất 2 nhận thấy ở
hợp chất 3 xuất hiện thêm các tín hiệu đặc trưng cho
một đơn vị đường glucose ở cuối mạch chuỗi saccarit
[C 104,75 (C-1′′′), 75,57 (C-2′′′), 77,88 (C-3′′′), 71,23
(C-4′′′), 78,29 (C-5′′′), 62,59 (C-6′′′)]. Thêm vào đó,
sự dịch chuyển khá mạnh về phía trường thấp của tín
hiệu cacbon C-2′′ ở chất 3 so với chất 2
TCHH, 54(5) 2016 Bùi Hữu Tài và cộng sự
638
1-3 và các chất tham khảo
C
1 2 3
#C C
a,c
H
a,d
(mult., J, Hz)
%C C
a,c
H
a,d
(mult., J, Hz)
$C C
b,c
H
b,d
(mult., J, Hz)
2 157,9 156,99 - 157,8 156,84 - 159,5 159,40 -
3 135,9 133,95 - 135,9 133,52 - 135,2 135,14 -
4 179,0 177,84 - 178,8 177,68 - 180,0 179,78 -
5 162,5 160,97 - 162,3 160,91 - 163,0 163,00 -
6 100,4 99,55 6,44 (d, 2,0) 100,4 99,42 6,44 (d, 2,0) 100,7 100,58 6,47 (br s)
7 162,8 161,76 - 162,8 161,63 - 163,6 163,45 -
8 94,8 94,74 6,81 (d, 2,0) 94,8 94,54 6,82 (d, 2,0) 95,6 95,50 6,76 (br s)
9 157,0 156,06 - 156,9 156,03 - 158,2 158,03 -
10 106,9 105,74 - 106,9 105,71 - 107,6 107,51 -
1′ 121,6 120,49 - 121,8 120,75 - 122,7 122,54 -
2′, 6′ 132,0 131,23 8,10 (d, 9,0) 131,9 131,03 8,07 (d, 9,0) 132,5 132,40 8,08 (d, 8,5)
3′, 5′ 116,4 115,53 6,90 (d, 9,0) 116,2 115,21 6,90 (d, 9,0) 116,4 116,35 6,93 (d, 8,5)
4′ 162,2 160,58 - 161,9 160,23 - 161,7 161,82 -
3-O-Ara 3-O-Glc 3-O-Glc
1′′ 103,8 101,38 5,32 (d, 5,5) 103,6 100,82 5,46 (d, 7,5) 100,9 100,84 5,50 (d, 7,5)
2′′ 72,7 70,92 3,75 (dd, 5,5, 7,0) 76,1 74,24 3,19 (m) 82,8 82,64 3,77 (dd, 7,5, 9,0)
3′′ 73,9 71,76 3,52 (dd, 3,0, 7,0) 78,5 76,46 3,21 (m) 78,0 77,88 3,42 (m)
4′′ 68,1 66,22 3,66 (m) 71,4 69,94 3,08 (m) 71,3 71,29 3,40 (m)
5′′
66,3 64,50 3,21 (dd, 2,5, 11,0)
3,57 (dd, 5,5, 11,0)
79,1 77,57 3,08 (m) 78,4 78,16 3,32 (m)
6′′
62,6 60,87 3,32 (m)
3,54 (m)
62,6 62,45 3,51 (dd, 3,5, 12,0)
3,72 (dd, 5,0, 12,0)
7-O-Rha 7-O-Rha 7-O-Rha
1′′′ 100,0 98,48 5,55 (br s) 100,0 98,42 5,55 (br s) 99,9 99,77 5,59 (br s)
2′′′ 71,6 70,19 3,41 (br s) 71,6 70,09 3,42 (br s) 71,8 71,67 4,05 (br s)
3′′′ 72,4 70,39 3,64 (dd, 3,5, 9,0) 72,4 70,30 3,62 (dd, 3,0, 9,0) 72,2 72,07 3,86 (dd, 3,0, 9,5)
4′′′ 73,6 71,76 3,30 (t, 9,0) 73,5 71,66 3,30 (m) 73,7 73,59 3,50 (m)
5′′′ 71,5 69,91 3,84 (m) 71,4 69,84 3,84 (m) 71,3 71,14 3,61 (m)
6′′′ 18,6 18,02 1,11 (d, 6,0) 18,6 17,94 1,11 (d, 6,0) 18,1 18,05 1,27 (d, 6,0)
2′′-O-Glc
1′′′′ 104,8 104,75 4,79 (d, 7,5)
2′′′′ 75,7 75,57 3,39 (m)
3′′′′ 78,0 77,88 3,64 (m)
4′′′′ 71,4 71,23 3,40 (m)
5′′′′ 78,3 78,29 3,24 (m)
6′′′′
62,7 62,59 3,72 (dd, 5,0, 12,0)
3,82 (dd, 2,0, 12,0)
a)đo trong DMSO-d6,
b)đo trong CD3OD,
c)125 MHz, d)500 MHz, #C của kaempferol 3-O-α-L-arabinopyranoside 7-O-α-L-
rhamnopyranoside [3], %C của kaempferol 3-O-β-D-glucopyranoside 7-O-α-L-rhamnopyranoside [3],
$C của kaempferol 3-O-β-D-
glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranoside 7-O-α-L-rhamnopyranoside [4].
(ΔC 8,40 ppm) gợi ý cho một liên kết glycoside tại
C-2′′. Tương tự hợp chất 1 và 2, tín hiệu 13C-NMR
của đường α-L-rhamnopyranosyl của 3 được xác
định C 99,77, 71,67, 72,07, 73,59, 71,14, 18,05.
Tương tác HMBC giữa proton H-1′′′ (H 5,59) với
cacbon C-7 (C 163,45) cho phép xác định đơn vị
đường α-L-rhamnopyranosyl gắn vào vị trí C-7 của
khung kaempferol (hình 2). Hai tín hiệu proton
anome tại H 5,50 (d, J = 7,5 Hz, H-1′′) và 4,79 (d, J
= 7,5 Hz, H-1′′′) cùng với tương tác HMBC giữa
proton anome H-1′′′ (H 4,79) với cacbon C-2′′ (C
82,64) đã khẳng định sự tồn tại của mảnh cấu trúc
disaccarit O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-β-D-
glucopyranoside. Vị trí liên kết với khung
kaempferol của chuỗi disaccarit này được xác định
tại C-3 do xuất hiện tương tác HMBC giữa proton
anome H-1 (H 5,50) với cacbon C-3 (C 135,14).
Căn cứ vào dữ kiện phổ nêu trên, kết hợp so sánh
với tài liệu tham khảo [4], và sự phù hợp giữa công
thức phân tử với mảnh ion giả phân tử trên phổ ESI-
MS (m/z 779 [M+Na]
+
), cấu trúc hóa học của hợp
chất 3 được xác định là kaempferol 3-O-β-D-
glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranoside 7-O-α-
L-rhamnopyranoside.
4-6 lần lượt được xác định là
benzyl--L-arabinopyranosyl-(l6)--D-
glucopyranoside (4) [5], 2,6-dimethoxy-4-
hydroxyphenol 1-O-β-D-xylopyranosyl-(1→6)-β-D-
TCHH, 54(5) 2016 Các hợp chất phenolic glycoside phân lập
639
glucopyranoside (5) [6] và 2,6-dimethoxy-4-
hydroxyphenol 1-O-β-D-glucopyranoside (6) [7]
bằng cách so sánh dữ kiện phổ NMR
tương ứng đã được công bố.
Hình 2: Một số tương tác HMBC chính của hợp chất 1-3
4. KẾT LUẬN
Sử dụng kết hợp các phương pháp phổ, cấu trúc
hóa học của 6 hợp chất được phân lập lần đầu tiên từ
dịch chiết metanol cây đại cà dược (Brugmansia
suaveolens) được xác định là kaempferol 3-O-α-L-
arabinopyranoside 7-O-α-L-rhamnopyranoside (1),
kaempferol 3-O-β-D-glucopyranoside 7-O-α-L-
rhamnopyranoside (2), kaempferol 3-O-β-D-
glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranoside 7-O-α-
L-rhamnopyranoside (3), benzyl--L-
arabinopyranosyl-(l6)--D-glucopyranoside (4),
2,6-dimethoxy-4-hydroxyphenol 1-O-β-D
xylopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside (5) và
2,6-dimethoxy-4-hydroxyphenol 1-O-β-D-
glucopyranoside (6).
Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ
Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia
(NAFOSTED) trong đề tài mã số 104.01-2014.69.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam, Nxb. Trẻ, tập II,
tr. 413 (2003).
2. Dictionary of Natural Products on DVD, version
18.1, Copyright® 1982-2009 CRC Press.
3. H. Yoshimitsu, M. Nishida, F. Hashimoto, M.
Tanaka, Y. Sakata, M. Okawa, T. Nohara. Chromone
and flavonol glycosides from Delphinium hybridum
cv. Belladonna Casablanca, J. Nat. Med., 61, 34-338
(2007).
4. G. C. Kite, N. C. Veitch, M. E. Boalch, G. P. Lewis,
C. J. Leon, M. S. J. Simmonds. Flavonol
tetraglycosides from fruits of Styphnolobium
japonicum (Leguminosae) and the authentication of
Fructus sophorae and Flos Sophorae,
Phytochemistry, 70, 785-794 (2009).
5. S. D. Rosa, A. D. Giulio, G. Tommonaro, Aliphatic
and aromatic glycosides from the cell cultures of
Lycopersicon escullentum, Phytochemistry, 42, 1031-
1034 (1996).
6. W. Disadee, C. Mahidol, P. Sahakitpichan, S.
Sitthimonchai, S. Ruchirawat, T. Kanchanapoom.
Unprecedented furan-2-cacbonyl C-glycosides and
phenolic diglycosides from Scleropyrum pentandrum,
Phytochemistry, 74, 115-122 (2012).
7. K. Ishimaru, H. Sudo, M. Satake and K. Shimomura.
Phenyl glucosides from a hairy root culture of
Swertia japonzca, Phytochemistry, 29, 3823-3825
(1990).
Liên hệ: Bùi Hữu Tài
Viện Hóa sinh biển
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Số 18, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
E-mail: bhtaiich@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thi_mai1_2748_2084358.pdf