Đẩy mạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc Khmer, trong đó có các loại hình
nghệ thuật dân tộc Khmer không phải tạo ra các
chính sách riêng, quy định riêng, điều kiện riêng
mà dựa vào các chính sách chung, quy định chung,
điều kiện sẵn có, nhưng chỉ là sự quan tâm nhiều
hơn, có định hướng rõ ràng hơn, có cách thức thực
hiện cụ thể hơn và đảm bảo hài hòa giữa một bên
là sự sáng tạo, nỗ lực, vươn lên của chính đồng
bào Khmer và một bên là sự hỗ trợ, đầu tư của
Nhà nước bằng các chính sách, quy định chung
hiện hành. Ví dụ: Đào tạo đội ngũ nghiên cứu về
ngôn ngữ - văn hóa - nghệ thuật Khmer Nam Bộ
tại Trường Đại học Trà Vinh đáp ứng nhiệm vụ
phát triển văn hóa - xã hội ở Nam Bộ là nhiệm vụ
chung, là cách thức đào tạo chung theo quy định
hiện hành như các trường đại học khác được giao
nhiệm vụ đào tạo đội ngũ này, nhưng ở đây chỉ có
thêm sắc thái văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ.
Đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công để có
kỹ năng diễn xướng, diễn tấu các loại hình nghệ
thuật Khmer tại một số trường văn hóa nghệ thuật
hiện có ở các tỉnh/thành Tây Nam Bộ là nhiệm vụ
chung, là cách thức đào tạo chung theo quy định
hiện hành như cách đào tạo đội ngũ diễn xướng,
diễn tấu các loại hình hình nghệ thuật của đồng
bào Kinh (chèo, tuồng, kịch, Cải lương, ca, múa,
nhạc, hát xoan, hát chầu văn, hát bài chòi, múa
rối nước ).
Việc nâng một số đoàn nghệ thuật Khmer hiện
có thành nhà hát là việc làm theo quy định chung,
mô hình chung, nhưng ở đây chỉ mang sắc thái văn
hóa, nghệ thuật dân tộc Khmer mà thôi.
Việc thành lập một số đội thông tin văn nghệ
Khmer ở một số địa phương có điều kiện và có
nhu cầu là trách nhiệm chung, là việc làm theo
quy định chung, mô hình chung (như mô hình Đội
Thông tin Lưu động của Trung tâm Văn hóa thuộc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành
trong cả nước)
9 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các loại hình nghệ thuật của đồng bào khmer Nam Bộ-Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tồn và phát triển ở tầm cao hơn,
thì phải nhờ đến lực lượng văn nghệ sĩ ở các đoàn
nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp, vì nơi đây có
điều kiện hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị,
kinh phí hoạt động... Trong hơn ba thập kỷ qua,
các đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp đã bảo
tồn nguyên bản các tác phẩm cổ điển mang tính
bác học, các điệu múa dân gian, các bài ca truyền
thống, các dòng nhạc dân tộc đặc thù Song song
đó, các đoàn còn xây dựng mới những tác phẩm
ca, múa, nhạc chủ yếu dựa trên chất liệu cổ điển và
dân gian Khmer, thông qua phản ánh được những
vấn đề xã hội đương đại mà công chúng quan tâm.
2.1.3. Đối với loại hình kịch múa
Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh
Trà Vinh đã xây dựng thành công thể loại kịch múa
- đỉnh cao của nghệ thuật múa, trong 3 lần tham
gia Hội diễn Ca múa nhạc Chuyên nghiệp Toàn
quốc đã đạt 02 Huy chương Vàng, 01 Huy chương
Bạc và được đồng bào, sư sãi Khmer hết lời khen
ngợi. Điều này chứng minh rõ sức sáng tạo và tinh
thần lao động nghệ thuật cao độ của đội ngũ nghệ
sĩ Khmer.
Với kết quả nêu trên, chúng ta thấy được văn
hoá, văn nghệ trong đồng bào Khmer có chiều
hướng phát triển, nghệ thuật biểu diễn cũng từng
bước nâng lên ở tầm vóc tương đối khá hơn trước.
2.2. Về hạn chế, bất cập
2.2.1. Sự mai một, vắng bóng
Loại hình Rô băm vốn phát triển khá mạnh
trước đây, nay bị mai một đến mức báo động. Nếu
trước đây có nhiều đoàn Rô băm với quy mô lớn
biểu diễn cả một trường ca Ream kê (hay còn gọi
là nàng Sê Đa) phục vụ đồng bào gần như quanh
năm, thì hiện nay các đoàn ấy đã tan rã, chỉ có
một số địa phương còn duy trì dưới hình thức giữ
lại nhân vật Chằn Krông Riếp và Khỉ Hanuman
kết hợp với đội trống Chhay dam để phục vụ diễu
hành nhân các dịp lễ, tết. Hơn nữa, các nghệ nhân
Rô băm hầu hết đã qua đời, mất đi hầu hết các vũ
điệu đầy chất nghệ thuật mà thế hệ kế thừa không
tiếp thu được.
Vì sao sân khấu Rô băm bị mai một? Sân khấu
Rô băm là loại hình kịch múa có dẫn chuyện, tái
hiện toàn bộ câu chuyện Ream kê, đặc biệt sân
khấu Rô băm từ xưa đến nay chỉ biểu diễn duy
nhất câu chuyện Riêm kê, thông thường biểu diễn
hàng đêm liên tục ít nhất từ một đến hai tháng mới
tái hiện hết câu chuyện Riêm kê tùy theo lối dẫn
chuyện. Xét về mặt hình thức, loại hình Rô băm
có động tác múa phong phú, đa dạng, đẹp mắt mà
các diễn viên múa ngày nay khó thể hiện được nếu
như thiếu công khổ luyện. Do nhược điểm của loại
hình Rô băm là biểu diễn kéo dài thời gian, mặt
khác loại hình Dù kê, ca múa nhạc phát triển khá
mạnh dần dần đẩy lùi loại hình sân khấu Rô băm
bị mai một và tan rã.
Đối với sân khấu Dù kê, từ năm 1980 về
trước, trong vùng đồng bào Khmer có rất nhiều
đội Dù kê quần chúng, có thể nói cứ hai đến ba
ấp thì có một đội Dù kê phục vụ sinh hoạt cộng
đồng trong những ngày lễ hội, lễ cưới, lễ cúng
ông Tà, đám phước do chùa và do gia đình đồng
bào Khmer tổ chức. Song, kể từ năm 1980 về sau,
do hậu quả chiến tranh để lại khá nặng nề, chiến
tranh biên giới phía Bắc và chiến tranh biên giới
phía Tây Nam của Tổ quốc nổ ra, hạn hán mất
mùa nhiều năm liên tiếp làm cho đời sống của
nhân dân cả nước nói chung, đồng bào Khmer
nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, do đó các đội
Dù kê địa phương không còn đủ sức duy trì, dần
dần tan rã, hiện nay chỉ còn vài đội Dù kê không
chuyên (chủ yếu ở Sóc Trăng). Tuy thiếu vắng các
đội Dù kê không chuyên, nhưng một số tỉnh có
đông đồng bào Khmer sinh sống đã có đoàn nghệ
thuật Khmer được Nhà nước quan tâm đầu tư, xây
dựng thành công nhiều vở Dù kê có giá trị về nội
dung, nghệ thuật, được đồng bào đón nhận một
cách trân trọng.
2.2.2. Nội dung nghệ thuật thiếu phong phú
Tất cả các đội văn nghệ quần chúng Khmer
(Dù kê, Dì kê) và ngay cả các đoàn, đội nghệ thuật
Khmer chuyên nghiệp trong thời gian khá dài đều
tập trung xây dựng kịch mục, chương trình nghệ
thuật với đề tài cổ điển, dân gian mà chủ đề, nội
dung gần giống nhau, nên thiếu phong phú cả về
nội dung lẫn hình thức. Cụ thể là trong lối biên
kịch, cách dàn dựng, hình thức trang phục, trang
trí mỹ thuật của hầu hết vở diễn, chương trình nghệ
thuật cũng rất giống nhau, chưa tạo ra nét đột phá,
chấm phá riêng cho từng vở diễn, chương trình
nghệ thuật. Đồng thời chúng ta cũng dễ dàng nhận
thấy: có rất ít kịch mục, chương trình nghệ thuật
với đề tài hiện đại.
Vì sao? Vì khi chọn đề tài cổ điển, dân gian thì
dễ viết, dễ thông qua, dễ chấp nhận, dễ dàn dựng,
dễ thể hiện... Nếu chọn đề tài xã hội đương đại thì
chưa đủ khả năng, chưa đủ điều kiện về trình độ
sáng tác, dàn dựng, thể hiện...
2.2.3. Chất lượng nghệ thuật chưa cao
Chất lượng biên kịch, sáng tác, dàn dựng, biên
đạo tiết mục, kịch mục, chương trình nghệ thuật
còn đơn điệu, chưa theo kịp nhu cầu thưởng thức
ngày càng nhiều và thị hiếu ngày càng cao của
đồng bào, thậm chí chưa theo kịp trình độ dân trí,
sự hiểu biết của đồng bào Khmer.
Do hầu hết đội ngũ sáng tác, dàn dựng kịch
mục, chương trình nghệ thuật chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm, những hiểu biết học hỏi được trong
công tác, trong cuộc sống để biên tập, dàn dựng,
chưa được đào tạo căn bản nên hạn chế đến chất
lượng nội dung và thẩm mỹ của kịch mục, chương
trình nghệ thuật.
2.2.4. Kỹ năng diễn xướng còn hạn chế
Đội ngũ diễn viên, nhạc công tham gia thể
hiện tiết mục, kịch mục, chương trình nghệ thuật
còn một số mặt hạn chế. Trong đó, động tác múa,
ra điệu bộ chưa đẹp, thiếu kỹ thuật; giọng hát chưa
hay, thiếu điêu luyện; diễn tấu âm nhạc còn đơn
điệu, thiếu phối âm, phối khí để tạo những biến tấu
du dương hoặc cao trào...
Hầu hết đội ngũ diễn viên được đào tạo dưới
hình thức truyền nghề, chưa đào tạo căn bản về
kiến thức chung, kiến thức nghệ thuật, kỹ năng
sáng tác, dàn dựng, biên đạo, diễn xướng, diễn
tấu... nên ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng biểu
diễn. Mặt khác, các đoàn nghệ thuật Khmer đều
là đơn vị nghệ thuật tổng hợp, với số lượng diễn
viên, nhạc công ít ỏi, mức đầu tư có hạn, nhưng lại
phải xây dựng rất nhiều loại hình nghệ thuật, nên
thiếu tính chuyên biệt, khác hẳn với các đoàn nghệ
thuật, các nhà hát chuyên biệt như hiện nay (ví dụ
như đoàn Cải lương, nhà hát Cải lương, đoàn ca
múa nhạc, nhà hát ca múa nhạc, đoàn chèo, nhà
hát chèo, đoàn tuồng, nhà hát tuồng, đoàn kịch,
nhà hát kịch, nhà hát giao hưởng...). Hiện nay, tất
cả các đoàn nghệ thuật Khmer đang đứng trước
những bức xúc, khó khăn, bất cập về đội ngũ văn
nghệ sĩ kế thừa.
2.2.5. Không gian phổ biến nghệ thuật còn hạn hẹp
Đồng bào Khmer Nam Bộ có dân số không
đông (khoảng 1,3 trệu người), lại sinh sống rải rác
ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt
khó khăn, vốn là địa bàn có điểm xuất phát thấp,
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội có nhiều mặt
còn yếu kém, nên ảnh hưởng rất lớn đến việc vận
chuyển đạo cụ, trang thiết bị phục vụ biểu diễn, do
đó không gian phổ biến nghệ thuật còn hạn hẹp.
Thời lượng chương trình phát thanh, truyền
hình tiếng Khmer ngắn, khó khăn trong việc bố trí
chuyên mục văn nghệ. Thực tế chương trình văn
nghệ, nhất là chương trình sân khấu Dù kê phải bố
trí trong nhiều buổi phát sóng mới chuyển tải hết
một vở kịch, nên thiếu tính liên tục làm cho khán,
thính giả khó khăn theo dõi, thưởng thức.
2.2.6. Kênh phổ biến nghệ thuật thiếu hợp lý
Hầu hết chương trình nghệ thuật (bao gồm cả
Dù kê, Dì kê, ca, múa, nhạc) được các đoàn nghệ
thuật Khmer biên tập, dàn dựng theo lối biểu diễn
ngoài trời lưu diễn phục vụ khán giả ở nhiều nơi.
Do đó, thời lượng kịch mục, chương trình nghệ
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201422 Soá 13, thaùng 3/2014 23
thuật trung bình từ 120 - 150 phút; đường nét dàn
dựng, biên đạo, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, trang
trí mỹ thuật, hình thức phục trang, cách thức hóa
trang cũng được xử lý phù hợp với không gian
ngoài trời. Song, các đài phát thanh, truyền hình
đều thu âm, thu hình hầu như nguyên bản kịch
mục, chương trình nghệ thuật được dàn dựng biểu
diễn ngoài trời để phát sóng phục vụ khán, thính
giả, nên có nhiều điểm không phù hợp, đôi khi gây
phản cảm. Đáng lẽ kịch mục, chương trình nghệ
thuật phục vụ cho phát thanh, truyền hình phải
được biên tập, dàn dựng, xử lý phù hợp với thể
loại phát thanh, truyền hình.
Bên cạnh việc dàn dựng kịch mục, chương
trình nghệ thuật để biểu diễn ngoài trời, lưu động
phục vụ khán giả vùng nông thôn mang tính phổ
biến như từ trước đến nay, nhất thiết từng đoàn
nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp ở các tỉnh phải
có rạp biểu diễn. Chỉ khi có rạp biểu diễn thì mới
dàn dựng kịch mục, chương trình nghệ thuật có
chất lượng cao cả về quy mô chương trình, hình
thức dàn dựng, mỹ thuật, phục trang, âm thanh,
ánh sáng cho đến việc bố trí chỗ ngồi cho khán giả
đến xem mang tính văn minh, lịch sự. Nhưng thực
tế, các đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp đến
nay vẫn chưa có rạp biểu diễn, nên không có cơ hội
để dàn dựng kịch mục, chương trình nghệ thuật có
chất lượng cao.
Mặt khác, hơn 10 năm qua, một bộ phận khá
lớn đồng bào Khmer, nhất là giới trẻ có điều kiện
đi học, tìm kiếm việc làm ở các trung tâm tỉnh lỵ,
thành phố trong và ngoài vùng, nên số lượng khán
giả đến xem các đoàn nghệ thuật cũng giảm nhiều.
Song, việc đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ
thuật Khmer cho những người đi học, đi làm xa
bằng hình thức băng đĩa, phát thanh, truyền hình
còn rất hạn chế, chưa có điều kiện để phát huy,
chưa được chú trọng đầu tư.
2.3. Nguyên nhân
2.3.1. Nguyên nhân tích cực
Được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ, đầu
tư và được các địa phương tạo điều kiện thuận lợi
trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, trong đó có các loại hình nghệ thuật.
Sự nỗ lực, vươn lên và tình yêu nghề, lao động
nghệ thuật miệt mài của các nghệ nhân, văn nghệ
sĩ dân tộc Khmer đã góp phần rất lớn trong việc
bảo tồn và từng bước phát huy các loại hình nghệ
thuật truyền thống của dân tộc Khmer.
Đời sống của đồng bào Khmer từng bước
được cải thiện, nâng lên, trình độ dân trí của đồng
bào Khmer có bước phát triển đáng kể, kéo theo sự
phát triển trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
2.3.2. Nguyên nhân hạn chế, bất cập
Những thập kỷ qua, đời sống của nhân dân nói
chung, trong đó có đồng bào Khmer còn gặp nhiều
khó khăn, nên ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo tồn
và phát huy nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Sự đầu tư của Nhà nước còn có hạn, chưa
đủ sức thúc đẩy các đoàn nghệ thuật Khmer phát
triển ngang tầm với xu thế phát triển chung của
đất nước, trong khi nội lực của chính nghệ thuật
truyền thống dân tộc Khmer còn nhiều mặt yếu
kém, bất cập. Nơi ăn, chốn ở của diễn viên còn khó
khăn, phương tiện đưa đón diễn viên còn cũ kỹ,
trang thiết bị phục vụ biểu diễn chưa hiện đại
khó thu hút được nhân tài tham gia làm công tác
nghệ thuật.
Việc đào tạo đội ngũ sáng tác, đạo diễn, biên
đạo, diễn viên, nhạc công kế thừa chưa được chú
trọng, chưa đặt thành vấn đề trọng tâm, nhất là chưa
tìm được cách thức đào tạo, nơi đào tạo cụ thể.
Trong khi nghệ thuật truyền thống của dân
tộc Khmer đang gặp nhiều khó khăn bất cập chậm
được khắc phục, cải tiến nâng cao, thì các phương
tiện thông tin đại chúng, nhất là phương tiện nghe
nhìn ngày càng phát triển (có thể nói phát triển khá
nhanh, khá mạnh) với nhiều chương trình giải trí,
văn hóa, nghệ thuật phong phú, đa dạng, hấp dẫn thu
hút được đông đảo khán, thính giả, nên một bộ phận
đồng bào Khmer, nhất là giới trẻ ít quan tâm đến các
loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
3. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển nghệ
thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ
3.1. Nhóm giải pháp bảo tồn và phát huy các
loại hình nghệ thuật
3.1.1. Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn giá trị nghệ
thuật biểu diễn
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh có
đông đồng bào Khmer chỉ đạo các đơn vị chuyên
môn nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn các loại hình
nghệ thuật của đồng bào Khmer Nam Bộ với hình
thức cơ bản như: (1) Ghi chép, biên soạn các loại
hình nghệ thuật; (2) Ký âm nguyên bản các bài ca,
bài nhạc truyền thống; (3) Thu hình, hoặc vẽ lại
nguyên bản các điệu múa, động tác múa, vũ đạo...
Trường Đại học Trà Vinh tổ chức nghiên cứu,
biên soạn các loại hình nghệ thuật của đồng bào
Khmer Nam Bộ vừa làm tài liệu phục vụ giảng
dạy, học tập, vừa là tài liệu phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học.
Phát động phong trào, khuyến khích các nghệ
nhân, nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu, lý luận, phê
bình sân khấu... sưu tầm, biên soạn để giới thiệu,
phổ biến các loại hình nghệ thuật của đồng bào
Khmer Nam Bộ.
3.1.2. Đào tạo đội ngũ nghiên cứu, sáng tác, dàn
dựng, diễn xướng.
Thứ nhất: Đào tạo đội ngũ nghiên cứu
Hằng năm tổ chức đào tạo đội ngũ nghiên cứu
về ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật Khmer Nam
Bộ tại Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật
Khmer Nam Bộ của Trường Đại học Trà Vinh bậc
cao đẳng, đại học và trên đại học. Đội ngũ này sẽ
góp phần rất lớn trong việc nghiên cứu, sưu tầm,
quản lý, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Khmer, trong đó có các loại hình nghệ thuật dân
tộc Khmer.
Đầu vào của việc đào tạo này có thể áp dụng
bằng nhiều hình thức tùy theo hoàn cảnh, điều kiện
cụ thể: (1) Tuyển chọn qua kỳ thi tuyển cao đẳng,
đại học hàng năm theo quy định hiện hành; (2) Cử
tuyển theo quy định hiện hành; (3) Có thể mở một
số lớp riêng đối với một số ngành học cụ thể... Các
tỉnh/thành có đông đồng Khmer sinh sống quan
tâm, định hướng, cử cán bộ, học sinh tham gia
hình thức đào tạo này.
Đội ngũ này sau khi tốt nghiệp có thể tham gia
công tác quản lý, công tác nghiên cứu, công tác
chuyên môn tại một số ngành có liên quan như:
Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Ủy ban Nhân dân,
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy,
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngành Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, ngành Giáo dục và
Đào tạo, cơ quan thông tấn báo chí có sử dụng
tiếng Khmer...
Thứ hai: Đào tạo đội ngũ sáng tác, dàn dựng
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngành
Phát thanh, Truyền hình ở từng tỉnh/thành có đông
đồng bào Khmer sinh sống và có điều kiện phát
triển nghệ thuật Khmer, định kỳ từ 3 đến 5 năm
xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
đề án đào tạo đội ngũ sáng tác, dàn dựng chương
trình nghệ thuật Khmer tại các cơ sở đào tạo được
giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ này (có thể ở Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) nhằm tạo ra đội ngũ
phục vụ việc phát triển nghệ thuật Khmer tại địa
phương mình.
Thứ ba: Đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công
Đây là đội ngũ trực tiếp thể hiện, biểu diễn tiết
mục, kịch mục, chương trình nghệ thuật Khmer
cần được đào tạo ngay từ bây giờ tại một số trường
văn hóa nghệ thuật hiện có ở các tỉnh, thành phố
có điều kiện. Để làm được việc này, cần thực hiện
ngay hai công việc cơ bản mang tính chủ đạo
sau đây:
Một là, Ủy ban Nhân dân các tỉnh/thành giao
thêm nhiệm vụ đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc
công biểu diễn, thể hiện các loại hình nghệ thuật
Khmer cho các trường văn hóa nghệ thuật hiện có
tại địa phương mình.
Hai là, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các
tỉnh/thành định kỳ 3 năm đến 5 năm xây dựng trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án và tổ chức thực
hiện đề án đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công
biểu diễn, thể hiện các loại hình nghệ thuật Khmer
gồm các lớp: Dù kê, Dì kê, Rô băm, Ca, Múa, Nhạc
truyền thống tại trường văn hóa nghệ thuật hiện có
ở các tỉnh (các lớp học này tuy có vẻ riêng biệt,
nhưng thực chất nó bổ sung lẫn nhau làm cho nghệ
thuật Khmer thêm phong phú, đa dạng). Nếu tỉnh
nào có điều kiện và có nhu cầu thì xây dựng và
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án đào đào
đội ngũ diễn viên, nhạc công biểu diễn nghệ thuật
đương đại tại các trường ở Thành phố Hồ Chí Minh
để bổ sung, nâng cao nghệ thuật dân tộc Khmer
vừa giữ được nét truyền thống vừa mang tính hiện
đại (hiện đại ở đây có nghĩa là vẫn kế thừa yếu
tố truyền thống nhưng khi biên tập, dàn dựng, thể
hiện theo lối hiện đại về mặt phương pháp).
Việc đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công
(nhất là đội ngũ diễn viên) cần được đào tạo từ độ
tuổi 15 (tức là sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở),
vì đây là độ tuổi đang phát triển về thể chất, nên
dễ giải phóng cơ thể trong quá trình tập luyện kỹ
năng, kỹ thuật biểu diễn. Nếu để sau khi tốt nghiệp
trung học phổ thông mới đào tạo thì khó luyện tập
kỹ năng, kỹ thuật biểu diễn vì thể chất đã cơ bản
đã ổn định.
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201422 Soá 13, thaùng 3/2014 23
thuật trung bình từ 120 - 150 phút; đường nét dàn
dựng, biên đạo, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, trang
trí mỹ thuật, hình thức phục trang, cách thức hóa
trang cũng được xử lý phù hợp với không gian
ngoài trời. Song, các đài phát thanh, truyền hình
đều thu âm, thu hình hầu như nguyên bản kịch
mục, chương trình nghệ thuật được dàn dựng biểu
diễn ngoài trời để phát sóng phục vụ khán, thính
giả, nên có nhiều điểm không phù hợp, đôi khi gây
phản cảm. Đáng lẽ kịch mục, chương trình nghệ
thuật phục vụ cho phát thanh, truyền hình phải
được biên tập, dàn dựng, xử lý phù hợp với thể
loại phát thanh, truyền hình.
Bên cạnh việc dàn dựng kịch mục, chương
trình nghệ thuật để biểu diễn ngoài trời, lưu động
phục vụ khán giả vùng nông thôn mang tính phổ
biến như từ trước đến nay, nhất thiết từng đoàn
nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp ở các tỉnh phải
có rạp biểu diễn. Chỉ khi có rạp biểu diễn thì mới
dàn dựng kịch mục, chương trình nghệ thuật có
chất lượng cao cả về quy mô chương trình, hình
thức dàn dựng, mỹ thuật, phục trang, âm thanh,
ánh sáng cho đến việc bố trí chỗ ngồi cho khán giả
đến xem mang tính văn minh, lịch sự. Nhưng thực
tế, các đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp đến
nay vẫn chưa có rạp biểu diễn, nên không có cơ hội
để dàn dựng kịch mục, chương trình nghệ thuật có
chất lượng cao.
Mặt khác, hơn 10 năm qua, một bộ phận khá
lớn đồng bào Khmer, nhất là giới trẻ có điều kiện
đi học, tìm kiếm việc làm ở các trung tâm tỉnh lỵ,
thành phố trong và ngoài vùng, nên số lượng khán
giả đến xem các đoàn nghệ thuật cũng giảm nhiều.
Song, việc đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ
thuật Khmer cho những người đi học, đi làm xa
bằng hình thức băng đĩa, phát thanh, truyền hình
còn rất hạn chế, chưa có điều kiện để phát huy,
chưa được chú trọng đầu tư.
2.3. Nguyên nhân
2.3.1. Nguyên nhân tích cực
Được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ, đầu
tư và được các địa phương tạo điều kiện thuận lợi
trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, trong đó có các loại hình nghệ thuật.
Sự nỗ lực, vươn lên và tình yêu nghề, lao động
nghệ thuật miệt mài của các nghệ nhân, văn nghệ
sĩ dân tộc Khmer đã góp phần rất lớn trong việc
bảo tồn và từng bước phát huy các loại hình nghệ
thuật truyền thống của dân tộc Khmer.
Đời sống của đồng bào Khmer từng bước
được cải thiện, nâng lên, trình độ dân trí của đồng
bào Khmer có bước phát triển đáng kể, kéo theo sự
phát triển trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
2.3.2. Nguyên nhân hạn chế, bất cập
Những thập kỷ qua, đời sống của nhân dân nói
chung, trong đó có đồng bào Khmer còn gặp nhiều
khó khăn, nên ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo tồn
và phát huy nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Sự đầu tư của Nhà nước còn có hạn, chưa
đủ sức thúc đẩy các đoàn nghệ thuật Khmer phát
triển ngang tầm với xu thế phát triển chung của
đất nước, trong khi nội lực của chính nghệ thuật
truyền thống dân tộc Khmer còn nhiều mặt yếu
kém, bất cập. Nơi ăn, chốn ở của diễn viên còn khó
khăn, phương tiện đưa đón diễn viên còn cũ kỹ,
trang thiết bị phục vụ biểu diễn chưa hiện đại
khó thu hút được nhân tài tham gia làm công tác
nghệ thuật.
Việc đào tạo đội ngũ sáng tác, đạo diễn, biên
đạo, diễn viên, nhạc công kế thừa chưa được chú
trọng, chưa đặt thành vấn đề trọng tâm, nhất là chưa
tìm được cách thức đào tạo, nơi đào tạo cụ thể.
Trong khi nghệ thuật truyền thống của dân
tộc Khmer đang gặp nhiều khó khăn bất cập chậm
được khắc phục, cải tiến nâng cao, thì các phương
tiện thông tin đại chúng, nhất là phương tiện nghe
nhìn ngày càng phát triển (có thể nói phát triển khá
nhanh, khá mạnh) với nhiều chương trình giải trí,
văn hóa, nghệ thuật phong phú, đa dạng, hấp dẫn thu
hút được đông đảo khán, thính giả, nên một bộ phận
đồng bào Khmer, nhất là giới trẻ ít quan tâm đến các
loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
3. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển nghệ
thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ
3.1. Nhóm giải pháp bảo tồn và phát huy các
loại hình nghệ thuật
3.1.1. Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn giá trị nghệ
thuật biểu diễn
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh có
đông đồng bào Khmer chỉ đạo các đơn vị chuyên
môn nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn các loại hình
nghệ thuật của đồng bào Khmer Nam Bộ với hình
thức cơ bản như: (1) Ghi chép, biên soạn các loại
hình nghệ thuật; (2) Ký âm nguyên bản các bài ca,
bài nhạc truyền thống; (3) Thu hình, hoặc vẽ lại
nguyên bản các điệu múa, động tác múa, vũ đạo...
Trường Đại học Trà Vinh tổ chức nghiên cứu,
biên soạn các loại hình nghệ thuật của đồng bào
Khmer Nam Bộ vừa làm tài liệu phục vụ giảng
dạy, học tập, vừa là tài liệu phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học.
Phát động phong trào, khuyến khích các nghệ
nhân, nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu, lý luận, phê
bình sân khấu... sưu tầm, biên soạn để giới thiệu,
phổ biến các loại hình nghệ thuật của đồng bào
Khmer Nam Bộ.
3.1.2. Đào tạo đội ngũ nghiên cứu, sáng tác, dàn
dựng, diễn xướng.
Thứ nhất: Đào tạo đội ngũ nghiên cứu
Hằng năm tổ chức đào tạo đội ngũ nghiên cứu
về ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật Khmer Nam
Bộ tại Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật
Khmer Nam Bộ của Trường Đại học Trà Vinh bậc
cao đẳng, đại học và trên đại học. Đội ngũ này sẽ
góp phần rất lớn trong việc nghiên cứu, sưu tầm,
quản lý, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Khmer, trong đó có các loại hình nghệ thuật dân
tộc Khmer.
Đầu vào của việc đào tạo này có thể áp dụng
bằng nhiều hình thức tùy theo hoàn cảnh, điều kiện
cụ thể: (1) Tuyển chọn qua kỳ thi tuyển cao đẳng,
đại học hàng năm theo quy định hiện hành; (2) Cử
tuyển theo quy định hiện hành; (3) Có thể mở một
số lớp riêng đối với một số ngành học cụ thể... Các
tỉnh/thành có đông đồng Khmer sinh sống quan
tâm, định hướng, cử cán bộ, học sinh tham gia
hình thức đào tạo này.
Đội ngũ này sau khi tốt nghiệp có thể tham gia
công tác quản lý, công tác nghiên cứu, công tác
chuyên môn tại một số ngành có liên quan như:
Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Ủy ban Nhân dân,
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy,
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngành Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, ngành Giáo dục và
Đào tạo, cơ quan thông tấn báo chí có sử dụng
tiếng Khmer...
Thứ hai: Đào tạo đội ngũ sáng tác, dàn dựng
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngành
Phát thanh, Truyền hình ở từng tỉnh/thành có đông
đồng bào Khmer sinh sống và có điều kiện phát
triển nghệ thuật Khmer, định kỳ từ 3 đến 5 năm
xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
đề án đào tạo đội ngũ sáng tác, dàn dựng chương
trình nghệ thuật Khmer tại các cơ sở đào tạo được
giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ này (có thể ở Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) nhằm tạo ra đội ngũ
phục vụ việc phát triển nghệ thuật Khmer tại địa
phương mình.
Thứ ba: Đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công
Đây là đội ngũ trực tiếp thể hiện, biểu diễn tiết
mục, kịch mục, chương trình nghệ thuật Khmer
cần được đào tạo ngay từ bây giờ tại một số trường
văn hóa nghệ thuật hiện có ở các tỉnh, thành phố
có điều kiện. Để làm được việc này, cần thực hiện
ngay hai công việc cơ bản mang tính chủ đạo
sau đây:
Một là, Ủy ban Nhân dân các tỉnh/thành giao
thêm nhiệm vụ đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc
công biểu diễn, thể hiện các loại hình nghệ thuật
Khmer cho các trường văn hóa nghệ thuật hiện có
tại địa phương mình.
Hai là, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các
tỉnh/thành định kỳ 3 năm đến 5 năm xây dựng trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án và tổ chức thực
hiện đề án đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công
biểu diễn, thể hiện các loại hình nghệ thuật Khmer
gồm các lớp: Dù kê, Dì kê, Rô băm, Ca, Múa, Nhạc
truyền thống tại trường văn hóa nghệ thuật hiện có
ở các tỉnh (các lớp học này tuy có vẻ riêng biệt,
nhưng thực chất nó bổ sung lẫn nhau làm cho nghệ
thuật Khmer thêm phong phú, đa dạng). Nếu tỉnh
nào có điều kiện và có nhu cầu thì xây dựng và
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án đào đào
đội ngũ diễn viên, nhạc công biểu diễn nghệ thuật
đương đại tại các trường ở Thành phố Hồ Chí Minh
để bổ sung, nâng cao nghệ thuật dân tộc Khmer
vừa giữ được nét truyền thống vừa mang tính hiện
đại (hiện đại ở đây có nghĩa là vẫn kế thừa yếu
tố truyền thống nhưng khi biên tập, dàn dựng, thể
hiện theo lối hiện đại về mặt phương pháp).
Việc đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công
(nhất là đội ngũ diễn viên) cần được đào tạo từ độ
tuổi 15 (tức là sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở),
vì đây là độ tuổi đang phát triển về thể chất, nên
dễ giải phóng cơ thể trong quá trình tập luyện kỹ
năng, kỹ thuật biểu diễn. Nếu để sau khi tốt nghiệp
trung học phổ thông mới đào tạo thì khó luyện tập
kỹ năng, kỹ thuật biểu diễn vì thể chất đã cơ bản
đã ổn định.
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201424 Soá 13, thaùng 3/2014 25
Để giải quyết trình độ văn hóa song cùng với
thời gian 03 năm đào tạo nghề (tức đào tạo diễn
viên, nhạc công), các trường cần bố trí thời gian
hợp lý để học viên vừa học được nghề, vừa học
được chương trình bổ túc văn hóa theo hệ giáo
dục thường xuyên. Như vậy, sau 03 năm đào
tạo, học viên có được bằng trung cấp nghề và
bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hệ giáo dục
thường xuyên.
Đối với chương trình đào tạo, các trường thực
hiện hai nhóm nội dung đào tạo: (1) Giảng dạy kiến
thức chung theo quy định hiện hành; (2) Giảng dạy
kỹ năng biểu diễn nghệ thuật dân tộc do nghệ nhân
Khmer trực tiếp giảng dạy và mời giảng viên có
kinh nghiệm khác nếu thấy cần thiết.
Chỉ khi đào tạo được đội ngũ diễn viên, nhạc
công thì mới giải quyết được những vấn đề khó
khăn, bức xúc, bất cập hiện nay:
Một là, có đội ngũ kế thừa được đào tạo cơ
bản, nhất là luôn trẻ hóa được đội ngũ diễn viên,
nhạc công tại các đoàn nghệ thuật Khmer.
Hai là, có đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện để tuyển
dụng vào các đoàn nghệ thuật Khmer theo quy
định hiện hành, theo Luật Công chức.
Ba là, có đội ngũ đáp ứng cho nhu cầu phát
động, nuôi dưỡng, phát triển phong trào văn hóa,
văn nghệ ở cơ sở.
3.1.3. Mở rộng không gian, hình thức phổ biến
nghệ thuật
Các đoàn nghệ thuật Khmer cần tăng cường
mở rộng địa bàn biểu diễn sang các tỉnh/thành
trong vùng, không nên chỉ bó hẹp trong tỉnh của
mình, tức là đoàn của tỉnh nào thì chỉ chú trọng
biểu diễn trên địa bàn của tỉnh đó như thời gian
qua. Việc mở rộng địa bàn lưu diễn sẽ tăng thêm
thu nhập, đồng thời tạo sự phong phú, đa dạng cho
khán giả, tức là được xem nhiều tiết mục của nhiều
đoàn nghệ thuật. Đồng thời, việc mở rộng địa bàn
biểu diễn, giao lưu nghệ thuật giữa các địa phương
cũng là yếu tố tác động đến việc nâng cao chất
lượng, hiệu quả nghệ thuật.
Tăng cường phổ biến nghệ thuật qua băng đĩa,
trên phương tiện thông tin đại chúng mang tính
rộng rãi phục vụ được nhiều khán, thính giả hơn.
3.1.4. Phát động viết kịch bản
Một trong những khó khăn trong thời gian
qua đối với nghệ thuật biểu diễn dân tộc Khmer
là thiếu kịch bản cả về số lượng lẫn chất lượng.
Do đó, cần thiết phải mở các trại sáng tác viết kịch
bản sân khấu Khmer, chủ yếu là kịch bản sân khấu
Dù kê. Có thể Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại
thành phố Cần Thơ chủ trì, phối hợp với Đài Phát
thành - Truyền hình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Hội Văn học Nghệ thuật các tỉnh/thành Tây
Nam Bộ định kỳ tổ chức các trại sáng tác viết kịch
bản Dù kê, Dì kê.
Các kịch bản có được qua trại sáng tác sẽ là
nguồn kịch bản dồi dào để các đoàn nghệ thuật
Khmer, các đài phát thanh, truyền hình trong vùng
biên tập, chuyển thể, dàn dựng thành kịch bản Dù
kê. Trong đó, khi biên tập, chuyển thể, dàn dựng
thành kịch bản Dù kê, chú ý biên tập, chuyển thể,
dàn dựng sao cho phù hợp với hình thức thể hiện:
kịch bản phát thanh, kịch bản truyền hình, kịch
bản biểu diễn lưu động ngoài trời, vì mỗi hình thức
thể hiện có thời lượng và lối dàn dựng khác nhau.
3.1.5. Phát động và nuôi dưỡng phong trào văn
nghệ ở cơ sở
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh/
thành với chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo
việc phát động, tạo điều kiện, nuôi dưỡng phong
trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở vùng đồng bào
Khmer; định kỳ tổ chức liên hoan, hội thi văn nghệ
quần chúng hoặc hình thức ngày hội văn hóa, thể
thao và du lịch dân tộc Khmer vừa tạo sân chơi,
vừa khuyến khích, nuôi dưỡng phong trào.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với
các bộ, ngành có liên quan và các địa phương có
đồng đồng bào Khmer sinh sống tổ chức hiệu quả
hơn nữa, chất lượng hơn nữa Ngày hội Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Dân tộc Khmer Nam Bộ. Một
trong những nội dung hoạt động của ngày hội là tổ
chức liên hoan nghệ thuật dân tộc Khmer, nhưng
mới tổ chức được liên hoan nghệ thuật tổng hợp,
chưa liên hoan theo từng loại hình nghệ thuật cụ
thể. Do đó, có thể nâng liên hoan nghệ thuật dân
tộc Khmer mang tính tổng hợp như trước đây của
ngày hội thành liên hoan nghệ thuật sân khấu dân
tộc Khmer, nghệ thuật ca múa nhạc dân tộc Khmer
mang tính độc lập (mời Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt
Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam tham gia Ban Chỉ
đạo, Ban Tổ chức ngày hội để cùng thực hiện hoạt
động này).
3.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
3.2.1. Đầu tư cho Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa -
Nghệ thuật Khmer Nam Bộ của Trường Đại học
Trà Vinh
Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer
Nam Bộ của Trường Đại học Trà Vinh đã được
thành lập, đi vào hoạt động trong những năm gần
đây. Ngày 08/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đồng
ý chủ trương giao Trường Đại học Trà Vinh thực
hiện nhiệm vụ trọng điểm quốc gia đào tạo nguồn
nhân lực về Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật
Khmer Nam Bộ, đáp ứng nhiệm vụ phát triển văn
hóa - xã hội ở Nam Bộ.
Do đó, nhất thiết phải đầu tư thêm cơ sở vật
chất, trang thiết bị và các điều kiện đáp ứng nhiệm
vụ giảng dạy, học tập.
3.2.2. Chọn và đầu tư một số trường văn hóa
nghệ thuật các tỉnh/thành có điều kiện để tào tạo
đội ngũ diễn viên, nhạc công cho nghệ thuật dân
tộc Khmer
Hiện nay, hầu hết các tỉnh/thành vùng Tây
Nam Bộ đều có trường văn hóa nghệ thuật đào tạo
nguồn nhân lực về văn hóa, văn nghệ bậc sơ cấp,
trung cấp cho từng địa phương mình. Trên cơ sở
sẵn có này, đề xuất thêm:
Giao nhiệm vụ cho Trường Văn hóa Nghệ
thuật tỉnh Trà Vinh, Trường Văn hóa Nghệ thuật
tỉnh Sóc Trăng, Trường Văn hóa Nghệ thuật
tỉnh Kiên Giang đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc
công cho nghệ thuật dân tộc Khmer bậc sơ cấp,
trung cấp.
Nâng Trường Văn hóa Nghệ thuật thành phố
Cần Thơ thành Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật để đào tạo cho cả vùng, trong đó có nhiệm
vụ đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công cho nghệ
thuật dân tộc Khmer bậc cao đẳng (sau khi được
đào tạo bậc trung học ở các tỉnh).
Đi kèm với nhiệm vụ đào tạo đào tạo đội
ngũ diễn viên, nhạc công cho nghệ thuật dân tộc
Khmer, nhất thiết phải đầu tư thêm cơ sở vật chất,
trang thiết bị và các điều kiện đáp ứng nhiệm vụ
giảng dạy, học tập tại các trường này.
3.2.3. Tăng cường đầu tư các đoàn, đội nghệ
thuật Khmer
Hiện nay toàn vùng Tây Nam Bộ có 04 đoàn
nghệ thuật Khmer và 01 đội thông tin văn nghệ
dân tộc Khmer. Đề xuất tăng cường đầu tư:
- Tăng biên chế cho các đoàn để thực hiện
được nhiệm vụ: xây dựng, biểu diễn nghệ thuật
tổng hợp.
- Xây dựng cơ sở vật chất của các đoàn, đội để
đảm bảo làm việc, tập luyện.
- Xây dựng rạp biểu diễn (rạp hát) cho các
đoàn nghệ thuật Khmer để dàn dựng và biểu diễn
được các chương trình nghệ thuật mang tính quy
mô lớn, hoành tráng, có chất lượng về mặt nghệ
thuật.
3.2.4. Nâng cấp, thành lập đoàn, đội nghệ
thuật Khmer
Nâng một số đoàn nghệ thuật Khmer hiện có
thành nhà hát. Có thể là nhà hát nghệ thuật tổng
hợp dân tộc Khmer (Nhà hát ca múa nhạc dân tộc
Khmer) hoặc nhà hát chuyên biệt về nghệ thuật
dân tộc Khmer (Nhà hát Dù kê, Nhà hát Dì kê, Nhà
hát Rô băm) để đảm bảo việc giữ gìn và phát huy
các loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer ở tầm cao
hơn trong bối cảnh nghệ thuật của cả nước, của
khu vực và của thế giới.
Thành lập một số đội thông tin văn nghệ
Khmer ở các tỉnh có điều kiện và có nhu cầu như:
Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang, thành phố Cần
Thơ do nhà nước đầu tư, quản lý. Sau thời gian
phát triển, khi đủ điều kiện thì nâng thành đoàn
nghệ thuật Khmer cấp tỉnh/thành.
3.3. Lập hồ sơ đề nghị công nhận các loại hình
nghệ thuật dân tộc Khmer
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành
vùng Tây Nam Bộ nghiên cứu, sưu tầm, lập hồ sơ
đề nghị công nhận loại hình nghệ thuật dân tộc
Khmer là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thế
giới. Nếu loại hình nghệ thuật nào liên quan đến cả
vùng Nam Bộ thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
chủ trì, phối hợp thực thực hiện.
4. Thay lời kết
Đồng bào Khmer Nam Bộ là dân tộc giàu bản sắc,
có tiếng nói và chữ viết riêng, có nền văn hóa phong
phú, đa dạng, phát triển từ lâu đời. Song, do đời sống
của phần lớn đồng bào Khmer còn gặp khó khăn cùng
những yếu tố, điều kiện bất cập khác làm cho việc giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, trong
đó có các loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer chưa
được thuận lợi, suông sẻ và có nguy cơ bị mai một,
lu mờ, pha tạp, tiếp biến phát triển theo hướng khác.
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201424 Soá 13, thaùng 3/2014 25
Để giải quyết trình độ văn hóa song cùng với
thời gian 03 năm đào tạo nghề (tức đào tạo diễn
viên, nhạc công), các trường cần bố trí thời gian
hợp lý để học viên vừa học được nghề, vừa học
được chương trình bổ túc văn hóa theo hệ giáo
dục thường xuyên. Như vậy, sau 03 năm đào
tạo, học viên có được bằng trung cấp nghề và
bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hệ giáo dục
thường xuyên.
Đối với chương trình đào tạo, các trường thực
hiện hai nhóm nội dung đào tạo: (1) Giảng dạy kiến
thức chung theo quy định hiện hành; (2) Giảng dạy
kỹ năng biểu diễn nghệ thuật dân tộc do nghệ nhân
Khmer trực tiếp giảng dạy và mời giảng viên có
kinh nghiệm khác nếu thấy cần thiết.
Chỉ khi đào tạo được đội ngũ diễn viên, nhạc
công thì mới giải quyết được những vấn đề khó
khăn, bức xúc, bất cập hiện nay:
Một là, có đội ngũ kế thừa được đào tạo cơ
bản, nhất là luôn trẻ hóa được đội ngũ diễn viên,
nhạc công tại các đoàn nghệ thuật Khmer.
Hai là, có đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện để tuyển
dụng vào các đoàn nghệ thuật Khmer theo quy
định hiện hành, theo Luật Công chức.
Ba là, có đội ngũ đáp ứng cho nhu cầu phát
động, nuôi dưỡng, phát triển phong trào văn hóa,
văn nghệ ở cơ sở.
3.1.3. Mở rộng không gian, hình thức phổ biến
nghệ thuật
Các đoàn nghệ thuật Khmer cần tăng cường
mở rộng địa bàn biểu diễn sang các tỉnh/thành
trong vùng, không nên chỉ bó hẹp trong tỉnh của
mình, tức là đoàn của tỉnh nào thì chỉ chú trọng
biểu diễn trên địa bàn của tỉnh đó như thời gian
qua. Việc mở rộng địa bàn lưu diễn sẽ tăng thêm
thu nhập, đồng thời tạo sự phong phú, đa dạng cho
khán giả, tức là được xem nhiều tiết mục của nhiều
đoàn nghệ thuật. Đồng thời, việc mở rộng địa bàn
biểu diễn, giao lưu nghệ thuật giữa các địa phương
cũng là yếu tố tác động đến việc nâng cao chất
lượng, hiệu quả nghệ thuật.
Tăng cường phổ biến nghệ thuật qua băng đĩa,
trên phương tiện thông tin đại chúng mang tính
rộng rãi phục vụ được nhiều khán, thính giả hơn.
3.1.4. Phát động viết kịch bản
Một trong những khó khăn trong thời gian
qua đối với nghệ thuật biểu diễn dân tộc Khmer
là thiếu kịch bản cả về số lượng lẫn chất lượng.
Do đó, cần thiết phải mở các trại sáng tác viết kịch
bản sân khấu Khmer, chủ yếu là kịch bản sân khấu
Dù kê. Có thể Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại
thành phố Cần Thơ chủ trì, phối hợp với Đài Phát
thành - Truyền hình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Hội Văn học Nghệ thuật các tỉnh/thành Tây
Nam Bộ định kỳ tổ chức các trại sáng tác viết kịch
bản Dù kê, Dì kê.
Các kịch bản có được qua trại sáng tác sẽ là
nguồn kịch bản dồi dào để các đoàn nghệ thuật
Khmer, các đài phát thanh, truyền hình trong vùng
biên tập, chuyển thể, dàn dựng thành kịch bản Dù
kê. Trong đó, khi biên tập, chuyển thể, dàn dựng
thành kịch bản Dù kê, chú ý biên tập, chuyển thể,
dàn dựng sao cho phù hợp với hình thức thể hiện:
kịch bản phát thanh, kịch bản truyền hình, kịch
bản biểu diễn lưu động ngoài trời, vì mỗi hình thức
thể hiện có thời lượng và lối dàn dựng khác nhau.
3.1.5. Phát động và nuôi dưỡng phong trào văn
nghệ ở cơ sở
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh/
thành với chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo
việc phát động, tạo điều kiện, nuôi dưỡng phong
trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở vùng đồng bào
Khmer; định kỳ tổ chức liên hoan, hội thi văn nghệ
quần chúng hoặc hình thức ngày hội văn hóa, thể
thao và du lịch dân tộc Khmer vừa tạo sân chơi,
vừa khuyến khích, nuôi dưỡng phong trào.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với
các bộ, ngành có liên quan và các địa phương có
đồng đồng bào Khmer sinh sống tổ chức hiệu quả
hơn nữa, chất lượng hơn nữa Ngày hội Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Dân tộc Khmer Nam Bộ. Một
trong những nội dung hoạt động của ngày hội là tổ
chức liên hoan nghệ thuật dân tộc Khmer, nhưng
mới tổ chức được liên hoan nghệ thuật tổng hợp,
chưa liên hoan theo từng loại hình nghệ thuật cụ
thể. Do đó, có thể nâng liên hoan nghệ thuật dân
tộc Khmer mang tính tổng hợp như trước đây của
ngày hội thành liên hoan nghệ thuật sân khấu dân
tộc Khmer, nghệ thuật ca múa nhạc dân tộc Khmer
mang tính độc lập (mời Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt
Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam tham gia Ban Chỉ
đạo, Ban Tổ chức ngày hội để cùng thực hiện hoạt
động này).
3.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
3.2.1. Đầu tư cho Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa -
Nghệ thuật Khmer Nam Bộ của Trường Đại học
Trà Vinh
Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer
Nam Bộ của Trường Đại học Trà Vinh đã được
thành lập, đi vào hoạt động trong những năm gần
đây. Ngày 08/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đồng
ý chủ trương giao Trường Đại học Trà Vinh thực
hiện nhiệm vụ trọng điểm quốc gia đào tạo nguồn
nhân lực về Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật
Khmer Nam Bộ, đáp ứng nhiệm vụ phát triển văn
hóa - xã hội ở Nam Bộ.
Do đó, nhất thiết phải đầu tư thêm cơ sở vật
chất, trang thiết bị và các điều kiện đáp ứng nhiệm
vụ giảng dạy, học tập.
3.2.2. Chọn và đầu tư một số trường văn hóa
nghệ thuật các tỉnh/thành có điều kiện để tào tạo
đội ngũ diễn viên, nhạc công cho nghệ thuật dân
tộc Khmer
Hiện nay, hầu hết các tỉnh/thành vùng Tây
Nam Bộ đều có trường văn hóa nghệ thuật đào tạo
nguồn nhân lực về văn hóa, văn nghệ bậc sơ cấp,
trung cấp cho từng địa phương mình. Trên cơ sở
sẵn có này, đề xuất thêm:
Giao nhiệm vụ cho Trường Văn hóa Nghệ
thuật tỉnh Trà Vinh, Trường Văn hóa Nghệ thuật
tỉnh Sóc Trăng, Trường Văn hóa Nghệ thuật
tỉnh Kiên Giang đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc
công cho nghệ thuật dân tộc Khmer bậc sơ cấp,
trung cấp.
Nâng Trường Văn hóa Nghệ thuật thành phố
Cần Thơ thành Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật để đào tạo cho cả vùng, trong đó có nhiệm
vụ đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công cho nghệ
thuật dân tộc Khmer bậc cao đẳng (sau khi được
đào tạo bậc trung học ở các tỉnh).
Đi kèm với nhiệm vụ đào tạo đào tạo đội
ngũ diễn viên, nhạc công cho nghệ thuật dân tộc
Khmer, nhất thiết phải đầu tư thêm cơ sở vật chất,
trang thiết bị và các điều kiện đáp ứng nhiệm vụ
giảng dạy, học tập tại các trường này.
3.2.3. Tăng cường đầu tư các đoàn, đội nghệ
thuật Khmer
Hiện nay toàn vùng Tây Nam Bộ có 04 đoàn
nghệ thuật Khmer và 01 đội thông tin văn nghệ
dân tộc Khmer. Đề xuất tăng cường đầu tư:
- Tăng biên chế cho các đoàn để thực hiện
được nhiệm vụ: xây dựng, biểu diễn nghệ thuật
tổng hợp.
- Xây dựng cơ sở vật chất của các đoàn, đội để
đảm bảo làm việc, tập luyện.
- Xây dựng rạp biểu diễn (rạp hát) cho các
đoàn nghệ thuật Khmer để dàn dựng và biểu diễn
được các chương trình nghệ thuật mang tính quy
mô lớn, hoành tráng, có chất lượng về mặt nghệ
thuật.
3.2.4. Nâng cấp, thành lập đoàn, đội nghệ
thuật Khmer
Nâng một số đoàn nghệ thuật Khmer hiện có
thành nhà hát. Có thể là nhà hát nghệ thuật tổng
hợp dân tộc Khmer (Nhà hát ca múa nhạc dân tộc
Khmer) hoặc nhà hát chuyên biệt về nghệ thuật
dân tộc Khmer (Nhà hát Dù kê, Nhà hát Dì kê, Nhà
hát Rô băm) để đảm bảo việc giữ gìn và phát huy
các loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer ở tầm cao
hơn trong bối cảnh nghệ thuật của cả nước, của
khu vực và của thế giới.
Thành lập một số đội thông tin văn nghệ
Khmer ở các tỉnh có điều kiện và có nhu cầu như:
Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang, thành phố Cần
Thơ do nhà nước đầu tư, quản lý. Sau thời gian
phát triển, khi đủ điều kiện thì nâng thành đoàn
nghệ thuật Khmer cấp tỉnh/thành.
3.3. Lập hồ sơ đề nghị công nhận các loại hình
nghệ thuật dân tộc Khmer
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành
vùng Tây Nam Bộ nghiên cứu, sưu tầm, lập hồ sơ
đề nghị công nhận loại hình nghệ thuật dân tộc
Khmer là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thế
giới. Nếu loại hình nghệ thuật nào liên quan đến cả
vùng Nam Bộ thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
chủ trì, phối hợp thực thực hiện.
4. Thay lời kết
Đồng bào Khmer Nam Bộ là dân tộc giàu bản sắc,
có tiếng nói và chữ viết riêng, có nền văn hóa phong
phú, đa dạng, phát triển từ lâu đời. Song, do đời sống
của phần lớn đồng bào Khmer còn gặp khó khăn cùng
những yếu tố, điều kiện bất cập khác làm cho việc giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, trong
đó có các loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer chưa
được thuận lợi, suông sẻ và có nguy cơ bị mai một,
lu mờ, pha tạp, tiếp biến phát triển theo hướng khác.
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201426 Soá 13, thaùng 3/2014 27
Do đó, đẩy mạnh việc giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc Khmer, trong đó có các loại
hình nghệ thuật dân tộc Khmer là việc làm cấp
bách và lâu dài, là cách ứng xử tốt đẹp của toàn
xã hội đối với một dân tộc đã từng có nhiều đóng
góp cho sự phát triển của vùng đất Nam Bộ, đồng
thời là cách giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi dành
cho dân tộc thiểu số đã, đang và sẽ chung sống gần
gũi, xen kẽ lâu dài với dân tộc đa số, nghĩa là tạo
điều kiện thuận lợi nhất để dân tộc thiểu số phát
triển, hòa nhập với xu thế phát triển chung, nhưng
vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc của mình,
nói nôm na là: “hòa nhập được, nhưng không bị
hòa tan”.
Đẩy mạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc Khmer, trong đó có các loại hình
nghệ thuật dân tộc Khmer không phải tạo ra các
chính sách riêng, quy định riêng, điều kiện riêng
mà dựa vào các chính sách chung, quy định chung,
điều kiện sẵn có, nhưng chỉ là sự quan tâm nhiều
hơn, có định hướng rõ ràng hơn, có cách thức thực
hiện cụ thể hơn và đảm bảo hài hòa giữa một bên
là sự sáng tạo, nỗ lực, vươn lên của chính đồng
bào Khmer và một bên là sự hỗ trợ, đầu tư của
Nhà nước bằng các chính sách, quy định chung
hiện hành. Ví dụ: Đào tạo đội ngũ nghiên cứu về
ngôn ngữ - văn hóa - nghệ thuật Khmer Nam Bộ
tại Trường Đại học Trà Vinh đáp ứng nhiệm vụ
phát triển văn hóa - xã hội ở Nam Bộ là nhiệm vụ
chung, là cách thức đào tạo chung theo quy định
hiện hành như các trường đại học khác được giao
nhiệm vụ đào tạo đội ngũ này, nhưng ở đây chỉ có
thêm sắc thái văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ.
Đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công để có
kỹ năng diễn xướng, diễn tấu các loại hình nghệ
thuật Khmer tại một số trường văn hóa nghệ thuật
hiện có ở các tỉnh/thành Tây Nam Bộ là nhiệm vụ
chung, là cách thức đào tạo chung theo quy định
hiện hành như cách đào tạo đội ngũ diễn xướng,
diễn tấu các loại hình hình nghệ thuật của đồng
bào Kinh (chèo, tuồng, kịch, Cải lương, ca, múa,
nhạc, hát xoan, hát chầu văn, hát bài chòi, múa
rối nước).
Việc nâng một số đoàn nghệ thuật Khmer hiện
có thành nhà hát là việc làm theo quy định chung,
mô hình chung, nhưng ở đây chỉ mang sắc thái văn
hóa, nghệ thuật dân tộc Khmer mà thôi.
Việc thành lập một số đội thông tin văn nghệ
Khmer ở một số địa phương có điều kiện và có
nhu cầu là trách nhiệm chung, là việc làm theo
quy định chung, mô hình chung (như mô hình Đội
Thông tin Lưu động của Trung tâm Văn hóa thuộc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành
trong cả nước).
Tài liệu tham khảo
Huỳnh Thanh Quang. 2011. Giá trị văn hóa Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Chính
trị Quốc gia.
Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường.1990. Văn hóa và cư dân Đồng bằng sông Cửu
Long. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội.
Nguyễn Mạnh Cường. 2002. Vài nét về người Khmer Nam Bộ. NXB KHXH
Nhiều tác giả. 2004. Xây dựng đời sống văn hóa vùng dân tộc Khmer Nam Bộ (Kỉ yếu hội thảo khoa
học). Bộ VHTT và Vụ Văn hóa-Dân tộc. Hà Nội.
Nhiều tác giả. 2013. Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. NXB Sở Văn hóa Thông tin. Sóc Trăng.
Trường Lưu. 1993. Văn hóa người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Văn hóa Dân tộc. HN.
Viện Văn hoá.1998. Tìm hiểu vốn văn hoá dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang.
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU
DÙ KÊ KHMER NAM BỘ - DI SẢN VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC
Lê Tiến Thọ1
Tóm tắt
Bài viết giới thiệu một số đặc trưng tiêu biểu của nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ, một số
khó khăn hiện nay của loại hình nghệ thuật này. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến
và nâng cao chất lượng nghệ thuật sân khấu Dù kê, góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa
truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển, hòa nhập cùng
với cộng đồng thế giới và thời đại.
Từ khoá: Nghệ thuật Sân khấu Dù kê, dân tộc Khmer Nam Bộ
Abstract
This paper is to introduce some typical features of Southern Khmer Du ke theatre and show its
current facing difficulties. Since then, the paper will propose solutions to improve quality of Du ke
theatre, contributing to preserve and develop traditional values of Southern Khmer people and creating
an important premise for the development and integration into the world community.
Keywords: Du ke theatre, Southern Khmer people
1 Nghệ sĩ Nhân dân, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam
1. Đặt vấn đề
Từ bao đời nay, mảnh đất Đồng bằng sông
Cửu Long cây xanh trái ngọt, lúa gạo trĩu bông,
ruộng đồng cò bay thẳng cánh với những con
người trọng nghĩa, khinh tài, chân chất, sống thân
tình giữa các dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm
đã tạo nên một bản sắc văn hóa độc đáo, phong
phú. Xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt văn hóa và tín
ngưỡng thờ cúng thần linh mà mỗi dân tộc nơi đây
hình thành những loại hình nghệ thuật diễn xướng
và sân khấu dân gian riêng biệt. Người dân Khmer
Nam Bộ có quyền tự hào vì đã góp vào bản sắc văn
hóa dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo,
trong đó có nghệ thuật sân khấu Dù kê. Nghệ thuật
Dù kê Khmer với đặc trưng có tính cốt truyện,
nghệ thuật biểu diễn tinh tế, ý nghĩa nhân văn sâu
sắc nên được người dân yêu thích, trở thành một
món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã
hội của cộng đồng dân tộc Khmer nên được bà con
luôn bảo tồn và phát triển.
Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, đặt ra trách
nhiệm cho các nhà quản lý và các nghệ sĩ trên lĩnh
vực nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer. Làm cách
nào để giữ gìn và phát triển nghệ thuật sân khấu
truyền thống trong cơ chế thị trường, làm sao để
tìm ra các giải pháp cho sáng tạo để có nhiều tác
phẩm nghệ thuật sân khấu Dù kê có chất lượng
phục vụ nhân dân góp phần xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc trong xu thế hội nhập.
2. Bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù
kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hoá của dân tộc
Nghệ thuật sân khấu Dù kê ra đời trên cơ
sở kế thừa những loại hình nghệ thuật đã có trước
đó của dân tộc Khmer như Rô băm. Hình thành và
phát triển ở vùng đất mới, nơi có đời sống cộng
cư, nên nghệ thuật sân khấu Dù kê đã có những
ảnh hưởng bởi sự giao thoa văn hóa giữa người
Khmer với người Kinh và người Hoa trên địa
bàn... Với những đặc điểm của vùng miền, của sự
hội tụ và lan tỏa, nghệ thuật sân khấu Dù kê ra đời
đã nhanh chóng được phổ biến khắp các tỉnh đồng
bằng Nam Bộ. Chúng ta thấy có nhiều đơn vị nghệ
thuật sân khấu Dù kê Khmer lần lượt ra đời, trong
đó phải kể tới các tỉnh có sự phát triển mạnh như:
Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Vĩnh
Long, Cà Mau
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_loai_hinh_nghe_thuat_cua_dong_bao_khmer_nam_bo_thuc_tran.pdf