Một là, cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan
đến việc chống chuyển giá. Việt Nam cần xem xét ban
hành luật về chống chuyển giá qua đó tạo hành lang
pháp lý rõ ràng về việc kiểm tra việc chuyển giá giữa các
công ty trong tập đoàn đa quốc gia. Qua đó, cơ quan thuế
có thể kiểm tra giá đối với các doanh nghiệp đa quốc gia
có dấu hiệu rủi ro lớn về thuế do hành vi chuyển giá. Bên
cạnh đó cần tăng hình phạt đối với các hành vi chuyển giá
vi phạm quy định pháp luật.
Hai là, xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin về các doanh
nghiệp FDI từ đó có những cảnh báo sớm, phát hiện từ xa
các hành vi chuyển giá. Hệ thống thông tin giúp nâng cao
hiệu quả việc quản lý thuế, đánh giá nguy cơ, rủi ro chuyển
giá từ đó tăng cường thanh tra, xử lý vi phạm về giá chuyển
giao giữa các thành viên liên kết nói riêng.
Ba là, Tổng cục thuế cần thành lập một cơ quan
chuyên trách về chống chuyển giá. Đây cơ quan thực hiện
chức năng đào tạo nhân sự, nghiên cứu khuôn khổ pháp
lý và thực hiện việc chống chuyển giá tại cơ quan Thuế
Trung ương đến địa phương.
Bốn là, Chính phủ cũng cần ra soát lại toàn bộ chính
sách ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI. Cần hạn chế ưu
đãi cho những ngành mang lại hiệu ứng tiêu cực đối với
nền kinh tế. Cần trọng cấp phép cho doanh nghiệp có
"truyền thống chuyển giá".
Năm là, các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất
linh kiện điện tử thì vòng đời công nghệ ngắn nên doanh
nghiệp nên có biện pháp quản lý khấu hao phù hợp,
phương pháp khâu hao nên được xem xét sử dụng nhiều
để phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ.
Sáu là, các doanh nghiệp FDI nên tập trung tuyển lao
động có trình độ, liên kết với các cơ sở đào tạo trên địa bàn
đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng yêu cầu của doanh
nghiệp để tiết kiệm chi phí và việc đào tạo hiệu quả.
Bảy là, về trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp,
các doanh nghiệp FDI nên tiếp tục có chính sách thu hút
nhân tài thông qua việc tuyển dụng lao động với chế độ
đãi ngộ tốt hơn, xây dựng chính sách đào tạo chuyên
nghiệp hơn để nâng cao được hiệu lực quản lý.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 2 (Apr 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 133
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP FDI
TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC NINH
FACTORS AFFECTING PRODUCTION AND BUSINESS EFFICIENCY OF FDI ENTERPRISES
IN INDUSTRIAL PARKS IN BAC NINH PROVINCE
Nguyễn Phương Thảo1,*, Trần Thị Minh2
TÓM TẮT
Bài báo này được viết nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại Khu công nghiệp Bắc Ninh.
Nhóm tác giá sử dụng Hàm Cobb - Dolags để tiến hành hồi quy theo các biến. Kết
quả sau khi tiến hành hồi quy, biến chi phí nguyên liệu và chi phí khấu hao có
mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Biến chi phí lao động, trình độ của quản
lý trong doanh nghiệp, vốn sử dụng cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh và biến
giả về chính sách hỗ trợ đều có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận của doanh
nghiệp. Trên cơ sở xác định mức độ ảnh hưởng, nhóm tác giả đề xuất các giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại các
khu công nghiệp Bắc Ninh trong tương lai.
Từ khóa: Nhân tố, hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp FDI, khu công
nghiệp, Bắc Ninh.
ABSTRACT
This paper is written to evaluate the influence of factors on the business and
production efficiency of FDI enterprises in Bac Ninh Industrial Zone. The authors
used the Cobb - Dolags function to conduct regressions according to the
variables. The results after regression, the variable raw materials and
depreciation costs are inversely correlated with profit. The variable the labor
costs, the level of manager, the capital used for investment in production and
business and the dummy variable of supporting policies are positively correlated
with the profit of the enterprises. Based on the determination of the influence
level, the authors propose solutions to enhance the performance of FDI
enterprises in Bac Ninh Industrial Zones in the future.
Keywords: Factors, production and business efficiency, FDI enterprises,
industrial parks, Bac Ninh.
1Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên
2Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
*Email: thaonp.tueba@gmail.com
Ngày nhận bài: 16/2/2020
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 10/4/2020
Ngày chấp nhận đăng: 24/4/2020
1. GIỚI THIỆU
Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội,
phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ
đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp
tỉnh Hải Dương. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với
các tỉnh trong vùng như: Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh -
Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc
Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải
Phòng; Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái
Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và
cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với
phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hướng xây dựng các
thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội.
Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã
hội và giao lưu của Bắc Ninh với bên ngoài và thu hút đầu tư
nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh [20].
Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc
tế, với lợi thế về vị trí địa lý cùng khả năng liên kết vùng,
khu vực thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng và sự năng
động của lãnh đạo tỉnh, những năm qua, Bắc Ninh đã thu
hút có hiệu quả dòng vốn FDI. Tính đến hết năm 2018, Bắc
Ninh đã thu hút được 1.144 dự án với tổng vốn đầu tư đăng
ký là 15,8 tỷ USD trong đó có nhiều tập đoàn lớn trên thế
giới: Microsoft, Samsung, Pepsico, Canon, Sumitomo, ABB.
Số dự án FDI thu hút đầu tư vào các KCN Bắc Ninh chiếm
70% của cả tỉnh.
Với kết quả này, Bắc Ninh là tỉnh nằm trong Top đầu các
tỉnh, thành phố của Việt Nam về thu hút vốn đầu tư nước
ngoài. Các doanh nghiệp FDI tại các Khu công nghiệp Bắc
Ninh đã có đóng góp rất lớn vào tăng trưởng sản xuất công
nghiệp, thu ngân sách của tỉnh, nâng cao kim ngạch xuất
khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo sự lan tỏa mạnh
mẽ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân,
tạo việc làm cho 284.470 lao động, trong đó lao động địa
phương là 74.918 người, thu nhập bình quân của lao động
đạt mức 6 triệu đồng/người/tháng. Đến nay, chưa có công
trình nghiên cứu nào xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại
các KCN Bắc Ninh. Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
FDI tại các KCN Bắc Ninh trong thời gian tới có ý nghĩa quan
XÃ HỘI
Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 2 (4/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 134
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619
trọng để từ đó có thêm cơ sở về chính sách, định hướng
thu hút đầu tư FDI tại các KCN của tỉnh đảm bảo hiệu quả
khi Bắc Ninh với diện tích nhỏ nhất cả nước, quỹ đất cho
phát triển sản xuất không nhiều nhưng lựa chọn phát triển
các khu công nghiệp là khâu đột phá cho phát triển kinh tế
của tỉnh, giúp các doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả,
ổn định, phát triển.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu liên
quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Nghiên cứu của Panco và Korn (1999), Hansen et al.
(2002) chỉ ra rằng tuổi của doanh nghiệp hay số năm hoạt
động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Thêm vào đó, nghiên cứu của
Hansen et al. (2002), Kokko và Sjoholm (2004) đã chỉ ra rằng
một trong số những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp là quy mô hoạt động của doanh
nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu của Hansen et al. (2002), Khôi
và ctv. (2008) cho thấy rằng chính sách hỗ trợ của Chính
phủ và trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp có ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
DNNVV. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây của Lộc
và Trọng (2010) chỉ ra rằng loại hình doanh nghiệp, kinh
nghiệm và trình độ của chủ doanh nghiệp cũng tác động
đến hiệu quả hoạt kinh doanh của DNVVN. Nghiên cứu của
Nam và Nghi (2011) cho thấy một số nhân tố có ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như
các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, mối quan hệ xã hội,
trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp và tốc độ tăng
tưởng doanh thu là những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của DNNVV. Tuy nhiên chưa có
nghiên cứu nào đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh cho các doanh nghiệp FDI, đặc biệt trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh
Kế thừa các nghiên cứu trên, gắn với thực tế về hoạt
động của các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các yếu tố được đưa ra xem xét
trong nghiên cứu này gồm: Chi phí nguyên liệu cho sản
xuất của các doanh nghiệp FDI, Chi phí khấu hao tài sản cố
định của doanh nghiệp, Chi phí lao động, Trình độ của
người quản lý, Thời gian hoạt động của doanh nghiệp FDI,
Quy mô vốn của doanh nghiệp và Chính sách của chính
phủ. Bên cạnh đó, là các chính sách thu hút đầu tư của các
tỉnh, nơi các doanh nghiệp FDI đầu tư cần tạo mọi điều kiện
thông thoáng để thu hút đầu tư, từ đó tận dụng nguồn
vốn, công nghệ của các doanh nghiệp này và tạo việc làm
cho lao động địa phương và tăng thu ngân sách cho chính
địa phương đó.
3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, kết hợp với
phương pháp phỏng vấn chuyên gia, mô hình nghiên cứu
được đề xuất phù hợp với điều kiện các doanh nghiệp FDI
tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như sau:
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
Nhóm tác giả thu thập số liệu sơ cấp bằng cách dùng
mẫu phiếu chuẩn bị sẵn để khảo sát các doanh nghiệp FDI
trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và
các cán bộ quản lý tại Ban quản lý các KCN Bắc Ninh.
Phương pháp thu thập cụ thể như sau:
- Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp FDI:
+ Xác định số lượng mẫu: Theo Báo cáo của Ban Quản lý
các KCN Bắc Ninh tính đến hết năm 2018, tại các KCN tỉnh có
599 doanh nghiệp FDI tại 10 KCN đã đi vào hoạt động [4].
Để hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình chọn
mẫu, mẫu được lựa chọn dựa trên công thức xác định cỡ
mẫu của Slovin như sau:
n =
N
1+ N* e2
Trong đó: n: Cỡ mẫu
N: Tổng thể mẫu
e2: Sai số
Trong nghiên cứu tác giả sử dụng sai số cho phép 5%.
Ta có N= 599, thay vào công thức ta có n = 240 doanh
nghiệp
+ Nội dung khảo sát: ngành nghề kinh doanh; số năm
hoạt động của doanh nghiệp; tổng nguồn vốn đăng ký
kinh doanh; tổng giá trị tài sản; tổng số lao động; tổng
doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh; tổng chi phí;...
đóng góp ngân sách địa phương.
- Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý tại Ban quản lý các KCN
tỉnh Bắc Ninh:
Theo số liệu Báo cáo của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh,
tính đến hết năm 2018 tại Ban quản lý tỉnh có 98 cán bộ
nhân viên, trong đó 35 cán bộ là nhà quản lý [4]. Do vậy,
nhóm tác giả tiến hành khảo sát toàn bộ cán bộ quản lý tại
Ban quản lý các KCN Bắc Ninh.
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 2 (Apr 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 135
- Nội dung điều tra: Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI
của tỉnh Bắc Ninh; những khó khăn và thuận lợi của các
doanh nghiệp FDI trên địa bàn trong thời gian qua;...
Thông qua kết quả khảo sát, tác giả đi phân tích thực
trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp FDI tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, hiệu quả
kinh tế - xã hội mà các doanh nghiệp này đem lại cho tỉnh
trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp phù
hợp với thực tế cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp FDI tại các KCN trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Phương pháp phân tích dữ liệu
* Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI
trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, thông qua các
bảng biểu và đồ thị thống kê.
* Phương pháp phân tích tài chính
Phương pháp này được sử dụng để tính toán hiệu quả
hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp
FDI trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thông qua các
chỉ tiêu tài chính (vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài
sản, tỷ lệ doanh thu và chi phí,...). Phương pháp phân tích
tài chính còn được sử dụng trong việc tổng hợp, phân tích
chi phí, doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI
trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
* Phương pháp hồi quy
Để phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu
quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong
các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nhóm tác giả sử dụng
hàm sản xuất Cobb - Douglas. Cụ thể:
Mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas (CD). Mô hình được
lựa chọn nhằm thể hiện mối quan hệ giữa kết quả sản xuất Y
(output) và các yếu tố đầu vào X1 (inputs).
Hàm sản xuất Cobb - Douglas có dạng:
Y = f(X1, X2,, Xn,D1, D2,, Dm, u)
Trong đó: Y là kết quả sản xuất (output)
Xi là các yếu tố đầu vào (inputs)
Hàm CD được viết lại dưới dạng:
Y = AX1b1X2b2 Xibi Xnbn eβ1D1 +β2 D2 +++βj Dj ++βm Dm+u (1)
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc
X1, X2, , Xi, Xn: Các biến giải thích có tác động ảnh
hưởng tới biến phụ thuộc Y.
D1, D2, Dj, Dm: Các biến định tính (biến giả), nhận 1 trong
2 giá trị: 0 hoặc 1.
bi: Các tham số cần ước lượng của bài toán và hệ số ảnh
hưởng của từng nhân tố định lượng tới biến phụ thuộc Y
U: Sai số ngẫu nhiên, nói lên ảnh hưởng của các yếu tố
khác ngoài các Xi và Dj tới Y.
Logarit 2 vế của phương trình (1), ta được:
LnY = LnA + b1LnX1+..+ bnLnXn + D1 + D2 ... + Dm+ U(2)
Mô hình hàm CD sử dụng để phân tích ảnh hưởng của
các yếu tố tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp FDI trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Bảng 1. Mô tả tên biến sử dụng trong mô hình hàm sản xuất CD
Tên biến Nội dung biến ĐVT
LOINHUAN Lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI tại KCN Bắc
Ninh trong năm
Triệu
đồng
CPNL Chi phí nguyên liệu, bao gồm cả chi phí nguyên
liệu chính và chi phí nguyên liệu phụ cho sản xuất
kinh doanh của DN
Triệu
đồng
KHAUHAO Tổng chi phí khấu hao máy móc thiết bị của DN
phục vụ cho sản xuất kinh doanh của DN
Triệu
đồng
LAODONG Chi phí phải trả cho người lao động trong năm Triệu
đồng
VON Tổng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Triệu
đồng
TGHĐ Số năm hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Năm
TRINHDO Trình độ của chủ DN, tính theo số năm đi học của
chủ DN Năm
HOTRO
(Biến giả)
Chính sách hỗ trợ của nhà nước:
D1 = 0 DN FDI hết thời hạn được hưởng chính sách
hỗ trợ của nhà nước về: tiền thuê đất, tiền thuế,...
D1 = 1 DN đang trong thời gian được miễn giảm
thuế của nhà nước.
+
U: Sai số ngẫu nhiên
Hàm sản xuất CD được ước lượng trên phần mềm
Eview. Các thông số ước lượng trong mô hình được giải
thích như sau:
Adjusted R-Square: Hệ số xác định điều chỉnh được sử
dụng để phản ánh mức độ phù hợp của mô hình hồi qui
tuyến tính đa biến, cho biết bao nhiêu % sự biến động của
Y được giải thích bởi các biến được xác định trong mô hình.
Sử dụng Adjusted R-Square để đánh giá mức độ phù hợp
của mô hình vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại
của R2.
Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai để
kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi qui
tuyến tính tổng thể. Trị giá thống kê F được tính từ R-Square
của mô hình đầy đủ, giá trị Sig. rất nhỏ cho thấy ta sẽ an toàn
khi bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi qui bằng
0 (ngoại trừ hằng số), mô hình hồi qui tuyến tính bội của ta
phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
βk: Hệ số hồi qui riêng phần, đo lường sự % thay đổi của
Y khi Xk thay đổi 1%, giữ các biến độc lập không đổi.
Hay có thể giải thích theo hiệu suất đầu tư biên (MPP-
Marginal Physical Product) của một đơn vị yếu tố i.
- Với các biến định lượng (quantitative variable)
MPPXi =
= bi
(i=1,2,n)
XÃ HỘI
Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 2 (4/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 136
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619
Trong đó: bi là hệ số co giãn của Y theo Xi, chính là tham
số bi ứng với LnXi trong hàm Cobb-Douglas; Y là sản lượng;
là mức đầu tư bình quân của yếu tố sản xuất Xi.Ý nghĩa:
Đầu tư thêm 1 đơn vị của yếu tố sản xuất thứ i sẽ mang lại
thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm, với giả thiết là đầu tư các
yếu tố khác không đổi.
+ Với các biến định tính: Khi biến giả Dj nhận giá trị 1 thì
sản lượng tăng thêm một lượng là: = exp(Cj)
Hệ số beta là hệ số của biến độc lập khi tất cả dữ liệu
trên các biến được biểu diễn bằng đơn vị đo lường độ lệch
chuẩn. Thông qua hệ số beta cho ta biết mức độ ảnh
hưởng của từng biến X đến Y.
Để kiểm tra khuyết tật mô hình:
- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc
lập thông qua độ phóng đại của phương sai VIF nhỏ hơn 10
thì các biến độc lập không có tương quan với nhau.
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh
Hiện nay, Bắc Ninh hiện có tổng số 16 KCN tập trung
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung
theo Văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/8/2014 và Văn bản
số 2007/TTg-KTN ngày 06/11/2015, với tổng diện tích
6.397,68 ha.
Tất cả các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều có vị trí
địa lý thuận lợi, có các tuyến trục giao thông lớn, quan
trọng của đất nước chạy qua. Về mặt phân bố, các KCN đã
tham gia vào việc thực hiện phân vùng kinh tế giữa phía
Bắc sông Đuống (phát triển công nghiệp và dịch vụ) và
phía Nam sông Đuống (phát triển nông nghiệp theo hướng
hàng hoá cao sản). Để khắc phục sự phát triển kinh tế
không đồng đều giữa các vùng, tỉnh đã quy hoạch một số
KCN phía Nam tỉnh (04 KCN) phục vụ chủ yếu làm đòn bẩy
kích thích và hỗ trợ nông nghiệp nông thôn phát triển. Việc
quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng các KCN theo
đúng trình tự, tạo mặt bằng có hạ tầng tốt, đón bắt được cơ
hội, đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, tạo nguồn vốn
lớn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn với tỷ lệ lấp đầy
bình quân chung 04 KCN đi vào hoạt động 73,5%, vốn đầu
tư cơ sở hạ tầng KCN đạt trên 50%.
Các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh chủ yếu
đầu tư vào các lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông công nghệ
cao của các tập đoàn đa quốc gia như: Canon (Nhật Bản),
Sam Sung (Hàn Quốc), Foxconn (Đài Loan), ABB (Thuỵ
Điển)... Đây là cơ sở để Bắc Ninh xác lập ngành công nghiệp
mũi nhọn trong thời gian tới mà trọng tâm là ngành công
nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, vật liệu mới, chế biến công
nghệ cao.
4.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
FDI tại các KCN Bắc Ninh
Các doanh nghiệp FDI tại các Khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là hoạt động tại một số lĩnh vực
như: điện tử viễn thông, cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ
trợ Đây là các doanh nghiệp đòi hỏi lượng vốn đầu tư
lớn, trình độ tay nghề cao, điều này đã góp phần không
nhỏ vào quá trình phát triển của tỉnh Bắc Ninh. Một số lĩnh
vực hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp FDI tại các
KCN Bắc Ninh như bảng 2.
Bảng 2. Một số lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp FDI tại các KCN
Đơn vị tính: số doanh nghiệp
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Điện tử, viễn thông 185 190 203
Cơ khí chế tạo 120 124 127
Công nghiệp hỗ trợ 130 145 148
Dịch vụ sơn, mạ, gia công 64 74 80
Khác 25 37 41
Tổng 524 570 599
Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh [19]
Phân tích bảng 2 ta thấy, cơ cấu ngành nghề của các
doanh nghiệp FDI tại khu công nghiệp đã có sự thay đổi
mạnh, hình thành ngành công nghiệp mũi nhọn điện tử -
viễn thông tại Bắc Ninh. Các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực điện tử - viễn thông như: Công ty Canon, Công ty
TNHH Samsung Electronics Việt Nam, Công ty TNHH
Samsung Display Việt Nam, Công ty TNHH Funing Precision
Component (Tập đoàn Hồng Hải), Intop, Mobase, New
Circuit Việt Nam, Công ty TNHH Hanoi Doosung Tech, Công
ty TNHH Jenway Technology Việt Nam Các công ty này có
quy mô lớn với nhiều các mặt hàng được sản xuất và lắp ráp:
Điện thoại, máy in, dây cáp điện, đèn, công tắc, màn hình
điện thoại Đây là các mặt hàng có giá trị sản xuất cao, các
mặt hàng này chủ yếu phục vụ xuất khẩu nên các công ty đã
đóng góp một lượng không nhỏ vào thuế xuất khẩu.
Tóm lại, các doanh nghiệp FDI tại Bắc Ninh chủ yếu là vệ
tinh của Samsung, Canon, Foxconn. Do đó, tình hình sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc
Ninh phụ thuộc rất lớn vào các Công ty lớn này. Khi các
doanh nghiệp này thay đổi kế hoạch hoặc thay đổi về cơ
cấu tổ chức, quản lý đều tác động và có ảnh hưởng đến các
DN FDI. Do đó, UBND tỉnh cần tiếp tục đa dạng hóa lĩnh vực
trong công tác thu hút, xúc tiến đầu tư, tránh phụ thuộc
quá nhiều vào các tập đoàn lớn này, giảm bớt rủi ro. Bên
cạnh việc thu hút vốn đầu tư, UBND tỉnh Bắc Ninh cần có
chính sách khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp hỗ
trợ trên địa bàn tỉnh phát triển.
Doanh thu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI
tại các KCN tỉnh Bắc Ninh
Các KCN Bắc Ninh thu hút được nhiều dự án đầu tư
nước ngoài. Số lượng và chất lượng của dự án, nhất là dự
án FDI tăng mạnh, tỷ suất đầu tư đạt khoảng 13,07 triệu
USD/dự án và khoảng 9,03 triệu USD/ha. Doanh thu của các
doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp Bắc Ninh như
bảng 3.
Phân tích bảng 3 ta thấy, số lượng doanh nghiệp FDI tại
các KCN tỉnh Bắc Ninh tăng qua các năm, với tốc độ tăng
bình quân 106,92%; doanh thu tăng qua các năm. Năm
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 2 (Apr 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 137
2016 tổng doanh thu của các doanh nghiệp FDI tại các KCN
Bắc Ninh đạt 576.388 tỷ đồng, năm 2017 doanh thu đạt
602.476 tỷ đồng, tốc độ tăng 104,53%; năm 2018 doanh
thu đạt 679.084 tỷ đồng, tăng 112,72% so với năm 2017;
tốc độ tăng bình quân trong 3 năm đạt 108,54%. Đây là
điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp FDI tại các KCN
tỉnh Bắc Ninh đóng góp cho ngân sách địa phương. Bên
cạnh đó, đây cũng là tiền đề quan trọng để các doanh
nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh phát triển.
Bảng 3. Doanh thu của doanh nghiệp FDI
Chỉ
tiêu
Đơn
vị
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
So sánh (%)
2017/2016 2018/2017 BQ
Số
lượng
DN FDI
Số
DN 524 570 599 108,78 105,09 106,92
Tổng
doanh
thu
Tỷ
đồng 576.388 602.476 679.084 104,53 112,72 108,54
Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh [2,3,4]
Lợi nhuận sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI
tại các KCN tỉnh Bắc Ninh
Mức đóng góp vào ngân sách của các doanh nghiệp FDI
tại các KCN tỉnh Bắc Ninh chưa cao, chưa tương xứng với
tiềm năng thực sự của các doanh nghiệp này. Cụ thể, lợi
nhuận của các doanh nghiệp này chưa cao, rất nhiều
doanh nghiệp hiện đang báo lỗ.
Bảng 4. Lợi nhuận của doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Doanh nghiệp có lợi nhuận
Số lợi nhuận 12.585 15.385 23.596
Số doanh nghiệp 365 373 424
Doanh nghiệp thua lỗ
Số thua lỗ 1.485 1.274 1.573
Số doanh nghiệp 159 197 175
Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh [2,3,4]
Phân tích bảng 4 ta thấy, lợi nhuận của các doanh nghiệp
FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh tăng qua các năm với số lượng
doanh nghiệp báo lãi cũng tăng qua các năm. Năm 2016 có
365 doanh nghiệp báo lãi với tổng số lãi 12.585 tỷ; năm 2017
có 373 doanh nghiệp báo lãi với 15.385 tỷ; năm 2018 có 424
doanh nghiệp báo lãi với 23.596 tỷ. Số doanh nghiệp báo lỗ
cũng tăng, cụ thể năm 2016 có 159 doanh nghiệp báo lỗ với
tổng số lỗ là 1.485 tỷ; năm 2017 có 197 doanh nghiệp báo lỗ
với số lỗ là 1.274 tỷ; năm 2018 có 175 doanh nghiệp báo lỗ,
với số lỗ là 1.573 tỷ đồng.
Thực tế tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp đang trong
giai đoạn mở rộng hoạt động, đòi hỏi đầu tư nhiều vốn và
lao động. Do vậy các doanh nghiệp này có thể tạm thời
bỏ qua mục tiêu lợi nhuận trước mắt và kỳ vọng vào tăng
trưởng trong tương lai. Điều này được thể hiện qua việc
doanh nghiệp FDI vẫn tin tưởng vào triển vọng kinh
doanh tại Việt Nam. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp FDI tại các
KCN của tỉnh Bắc Ninh tăng vốn đầu tư năm 2018 là
13,5%, tăng nhẹ so với 11,8% năm 2017. Thêm nữa, tỷ lệ
doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Bắc
Ninh tăng từ 50% lên 60%.
Hiện tượng doanh nghiệp FDI báo lỗ hoặc có lãi nhưng
đóng góp vào ngân sách ít là việc không phải hiếm. Các
doanh nghiệp này phần lớn là doanh nghiệp điện tử,
nguyên nhiên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu, sản phẩm
cũng chủ yếu phục vụ xuất khẩu nên hiện tượng chuyển
giá diễn ra rất phức tạp. Trong gia đoạn đầu, các doanh
nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi như thuế thu nhập doanh
nghiệp, tiền thuê đất, chính sách hỗ trợ nên nhiều doanh
nghiệp báo lãi, nhưng trong nhiều năm sau các doanh
nghiệp thường xuyên báo lỗ để giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp. Việc xác định lãi thực tế của doanh nghiệp FDI là
tương đối khó khăn, đây là một trong những thách thức
không nhỏ đối với các nhà quản lý.
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Đối với doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh, khi đầu
tư đòi hỏi một lượng vốn lớn để xây dựng nhà xưởng, đầu
tư máy móc thiết bị, thuê nhân công,... để tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh. Theo báo cáo của Ban quản lý
các khu công nghiệp Bắc Ninh về tình hình vốn của các
doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh như bảng 5.
Bảng 5. Nguồn vốn của doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016
Năm
2017
Năm
2018
So sánh (%)
2017/
2016
2018/
2016
BQ
(2016-
2018)
Vốn chủ sở hữu 222.765 244.011 285.477 109,54 116,99 113,20
Nợ phải trả 133.525 153.563 149.375 115,01 97,27 105,77
Tổng 356.290 397.574 434.852 111,59 109,38 110,48
Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh [2,3,4]
Phân tích bảng 5 ta thấy, tổng nguồn vốn của các
doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh tăng qua các
năm. Năm 2016 tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp này
là 356.290 tỷ đồng, năm 2018 tăng lên 434.852 tỷ đồng, với
tốc độ tăng bình quân trong 3 năm đạt 110,48%. Trong đó
chủ yếu là vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 60 - 70%, còn lại
là nợ phải trả (phải trả các khoản vay ngắn hạn, trung hạn
và vay dài hạn, các khoản phải trả khách hàng). Như vậy có
thể thấy, các doanh nghiệp FDI có nguồn vốn lớn. Đối với
nguồn vốn chủ sở hữu, phần lớn là nguồn vốn góp của
công ty mẹ và dùng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để
tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp FDI tại các
KCN tỉnh Bắc Ninh
Để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các
doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh, nghiên cứu đi phân
XÃ HỘI
Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 2 (4/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 138
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619
tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn
tại các doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh như bảng 6.
Bảng 6. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh
nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh
Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu Năm 2016
Năm
2017
Năm
2018
Sức sinh lời của vốn 0,03 0,04 0,05
Sức sản xuất của vốn 0,85 0,86 0,94
Suất hao phí của vốn so với doanh thu 1,18 1,16 1,07
Suất hao phí của vốn so với lợi nhuận sau thuế 0,06 0,05 0,03
Nguồn: Theo kết quả tính toán của tác giả
Phân tích bảng 6 ta thấy, sức sinh lời của vốn các doanh
nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh tương đối cao, mỗi
một đồng vốn các doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc
Ninh bỏ ra thì tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận vào năm 2016, và
tạo được 0,05 đồng lợi nhuận vào năm 2018. Như vậy, có
thể thấy, mặc dù các doanh nghiệp này mới đầu tư vào các
KCN tỉnh Bắc Ninh song hiệu quả kinh doanh tương đối
cao. Vì vậy các doanh nghiệp FDI này đã mở rộng quy mô
sản xuất và sức sinh lời của vốn đang có xu hướng tăng lên
qua các năm. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp này đang
đầu tư đúng hướng. Sức sản xuất của vốn của các doanh
nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh khá cao và đang có xu
hướng tăng dần qua các năm (năm 2016 là 0,85, năm 2018
là 0,94).
Suất hao phí của vốn so với lợi nhuận của các doanh
nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh cũng tương đối cao.
Tuy nhiên đang có xu hướng giảm qua các năm (năm 2016
là 0,06, năm 2018 là 0,03). Điều này thể hiện được là các
doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn.
Tóm lại, với quy mô vốn của các doanh nghiệp FDI tại các
KCN tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh lại có nhiều chính sách ưu
đãi khuyến khích đầu tư và phát triển cho các doanh nghiệp
này, nên các doanh nghiệp FDI trên địa bàn đang hoạt động
hiệu quả. Tuy nhiên, mức đóng góp vào ngân sách địa
phương của các doanh nghiệp còn thấp hơn rất nhiều so với
thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể hàng năm
còn có hàng trăm doanh nghiệp báo lỗ. Do đó, UBND tỉnh
Bắc Ninh cần có chính sách quản lý phù hợp về doanh thu và
lợi nhuận của các doanh nghiệp này, đảm bảo có sự cạnh
tranh công bằng giữa các doanh nghiệp FDI và doanh
nghiệp trong nước, đặc biệt đảm bảo mức đóng góp cho
ngân sách địa phương của các doanh nghiệp này.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất
kinh doanh của các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh
Để thấy rõ các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tác giả sử dụng hàm hồi
quy Cobb - Douglas để đánh giá mức độ tác động của các
yếu tố tới lợi nhuận từ quá trình sản xuất của các doanh
nghiệp này.
Hàm sản xuất Cobb - Douglass được sử dụng để nghiên
cứu như sau:
Ln(LN) = + LN(CPNL)+ Ln(KHAUHAO)+
Ln(LAODONG) + Ln(TGHĐ)+ Ln(TRINHDO) +
Ln(VON) + HOTRO + ε
Sau khi xác định mô hình, nhóm tác giả tiến hành hồi
quy các biến theo mô hình trên.
Để kiểm tra độ tin cậy của mô hình, nhóm tác giả tiến
hành kiểm tra độ tin cậy.
Độ phù hợp của mô hình: R-squared = 0,767417 > 0,5
vậy mô hình phù hợp, bên cạnh đó Adjusted R-squared =
0,7604, tức là các biến độc lập giải thích được 76,04% biến
phụ thuộc.
Các kiểm định đã được thực hiện như sau:
Kết quả kiểm định hiện tượng đa công tuyến:
Bảng 7. Hệ số phóng đại VIF
Coefficient Uncentered Centered
Variable Variance VIF VIF
LN_CPNL_ 0,002637 704,7575 4,768779
LN_KHAUHAO_ 0,001784 529,7464 3,161001
LN_LAODONG_ 0,002270 24,74319 2,129179
LN_TGHĐ_ 0,019490 39,35539 1,044351
LN_TRINHDO_ 0,071377 270,2128 1,136331
LN_VON_ 0,005274 1693,781 3,598548
HOTRO 0,011885 4,473960 1,155773
C 4,072474 2067,086 NA
Nguồn: Theo số liệu tính toán của tác giả
Qua bảng 7 ta thấy được rằng hệ số VIF < 10 vậy mô
hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Kiểm định hiện tượng thiếu biến, tác giả sử dụng kiểm
định Wald và xác định được mô hình không có hiện tượng
thiếu biến cần thiết.
Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy. Ta
có mô hình như sau:
Ln(LN) = 18,35 - 0,1886Ln(CPNL) -
0,2491Ln(KHAUHAO) + 0,200Ln(LAODONG) + 0,3383
Ln(TGHĐ) + 0,5166Ln(TRINHDO) + 0,2032 Ln(VON) +
0,2669 HOTRO + ε
Biến Chi phí nguyên liệu (CPNL): Hệ số ước lượng là -
0,1886, dấu âm (-) của hệ số thể hiện mối quan hệ tỷ lệ
nghịch giữa chi phí nguyên liệu và lợi nhuận từ hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các KCN
Bắc Ninh. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, chi phí
nguyên liệu tăng 1% thì lợi nhuận sẽ giảm 0,1886%. Đây
chính là thực tế của các doanh nghiệp FDI, khi mà toàn bộ
nguyên vật liệu họ phải nhập khẩu từ công ty mẹ, giá cả
do công ty mẹ quyết định. Do vậy, giá cả nguyên vật liệu
của các doanh nghiệp FDI rất cao. Điều này luôn làm cho
lợi nhuận của doanh nghiệp giảm (hiện tượng chuyển giá
tại các doanh nghiệp FDI).
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 2 (Apr 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 139
Biến Chi phí khấu hao (KHAUHAO) tài sản cố định của
doanh nghiệp FDI: Hệ số ước lượng -0,2491, dấu âm (-) của
hệ số thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí đầu tư
cho tài sản và lợi nhuận của doanh nghiệp. Với điều kiện
các yếu tố khác không đổi, doanh nghiệp đầu tư thêm 1%
giá trị tài sản cố định thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ
giảm 0,2491%. Thực tế, tại các doanh nghiệp khi đầu tư
thêm công nghệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì sẽ
làm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tạo ra lợi
nhuận cao hơn. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp FDI tại
các KCN tỉnh Bắc Ninh phần lớn là các doanh nghiệp mới đi
vào hoạt động, do vậy việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu
tư thêm máy móc thiết bị sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh
doanh rất lớn cho doanh nghiệp, do vậy làm giảm lợi
nhuận của doanh nghiệp trong năm tài chính.
Biến Chi phí lao động (LAODONG) là chi phí phải trả cho
người lao động tại các doanh nghiệp FDI: Hệ số ước lượng
+0,200, dấu dương (+) của hệ số thể hiện mối quan hệ tỷ lệ
thuận giữa chi phí phải trả cho người lao động và lợi nhuận
của doanh nghiệp. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi,
doanh nghiệp đầu tư thêm 1% cho chi phí lao động thì lợi
nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng 0,200%.
Thời gian hoạt động (TGHĐ), thể hiện thông qua số năm
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI trên
địa bàn: Hệ số ước lượng + 0,3383, dấu dương (+) của hệ số
thể hiện quan hệ cùng chiều với biến lợi nhuận. Với điều kiện
các yếu tố khác không đổi với số năm hoạt động của doanh
nghiệp FDI, nếu số năm hoạt động của doanh nghiệp tăng
1% thì lợi nhuận sẽ tăng 0,3383%.
Biến Trình độ của quản lý trong doanh nghiệp
(TRINHDO), thể hiện số năm đi học của cán bộ quản lý: Hệ số
ước lượng +0,4166, quan hệ cùng chiều với lợi nhuận của
doanh nghiệp. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu
số trình độ của người quản lý tăng 1% thì lợi nhuận doanh
nghiệp sẽ tăng 0,5166%.
Biến Vốn (VON) sử dụng cho việc đầu tư sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp FDI: Hệ số ước lượng là
+0,2032, dấu dương của hệ số thể hiện mối quan hệ tỷ lệ
thuận giữa vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và lợi nhuận của DN. Với điều kiện các yếu tố khác
không đổi, khi đầu tư tăng thêm 1% vốn thì lợi nhuận sẽ
tăng 0,2032%.
Biến giả về chính sách hỗ trợ (HOTRO) cho doanh
nghiệp FDI cho thấy doanh nghiệp đang được hưởng các
chính sách nhà nước: chính sách miễn giảm tiền thuê đất,
chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, chính
sách miễn thuế nhập khẩu đối với doanh nghiệp FDI sản
xuất sản phẩm công nghệ cao,... thì có lợi nhuận cao hơn
những doanh nghiệp đã sắp hết thời gian được giảm thuế
hoặc hết thời hạn được miễn thuế là 1,305 lần.
Thông qua kết quả mô hình hồi quy, sẽ là căn cứ
quan trọng giúp các doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh
Bắc Ninh nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình.
Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
DN FDI tại các KCN Bắc Ninh
Về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh:
- Với nhiều chính sách thu hút đầu tư FDI vào tỉnh, trong
3 năm gần đây số lượng các doanh nghiệp FDI tại các KCN
Bắc Ninh đi vào hoạt động tăng đáng kể, từ 524 doanh
nghiệp năm 2016 lên 599 doanh nghiệp vào năm 2018.
- Doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI tại
các KCN tăng đều qua các năm, với tốc độ tăng doanh thu
bình quân của các doanh nghiệp này là 108,52%; tốc độ
tăng lợi nhuận đạt trên 12%, số doanh nghiệp báo lãi trong
3 năm từ 365 doanh nghiệp lên 425 doanh nghiệp; số
doanh nghiệp báo lỗ giảm từ 197 doanh nghiệp năm 2016,
xuống còn 175 doanh nghiệp năm 2018.
- Hiệu quả sử dụng lao động, sử dụng tài sản, sử dụng
vốn của doanh nghiệp FDI tương đối cao và tăng dần qua
các năm.
- Các doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh đã tạo
việc làm cho 284.470 lao động tỉnh Bắc Ninh và một số tỉnh
lân cận. Với thu nhập bình quân của lao động gián tiếp là 6,8
triệu đồng/tháng, lao động trực tiếp là 5,7 triệu đồng/tháng.
- Số vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI đầu tư mở
rộng sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, với tốc độ tăng
bình quân trong 3 năm 2016 - 2018 là 110,48%. Đồng thời,
các doanh nghiệp này cũng đầu tư nhiều máy móc thiết bị
cho sản xuất kinh doanh. Tổng giá trị máy móc thiết bị của
các doanh nghiệp này năm 2018 là 272.934 tỷ đồng, tốc độ
đầu tư tăng bình quân trong 3 năm là 108,02%.
- Mức đóng góp vào ngân sách địa phương của các
doanh nghiệp này tăng từ 6.035 tỷ đồng (năm 2016) lên
8.700 tỷ đồng năm 2018. Giá trị xuất khẩu tăng từ 22.675
triệu USD năm 2016 lên 28.428 triệu USD năm 2018.
Như vậy, có thể thấy các doanh nghiệp FDI đã có vai trò
đáng kể trong việc tạo việc tạo việc làm, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho người dân Bắc Ninh nói chung và
cho lao động trên địa bàn nói riêng và đã đóng góp không
nhỏ cho ngân sách địa phương.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Theo kết quả phân tích hồi quy, để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các KCN
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các DN này cần thực hiện đồng
bộ những giải pháp sau:
Thứ nhất, về yếu tố chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho
sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp FDI 100% nguyên
liệu nhập khẩu từ công ty mẹ, giá cả tùy thuộc vào công ty
mẹ. Do vậy, giá trị nguyên vật liệu rất đắt. Để nâng cao lợi
nhuận cho doanh nghiệp, các công ty nên tìm kiếm thị
trường nguyên liệu phù hợp, giá rẻ, tập trung tìm kiếm thị
trường nguyên vật liệu tại chính nước sở tại. Có như vậy các
doanh nghiệp này vừa giảm được chi phí nhập khẩu, chi
phí vận chuyển và hạn chế bớt giá cả nguyên liệu chỉ phụ
thuộc vào công ty mẹ.
XÃ HỘI
Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 2 (4/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 140
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619
Hơn nữa, hiện nay Việt Nam đang hoàn thiện dần
chính sách pháp luật để quản lý, hạn chế việc chống
chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Cụ thể năm 2017,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP
ngày 20/2/2017 quy định về quản lý thuế đối với doanh
nghiệp có giao dịch liên kết.
Như vậy, đối với các giao dịch phát sinh từ công ty mẹ sẽ
thuộc diện theo dõi quản lý thuế theo Nghị định này. Những
tác động tiềm ẩn lên các vấn đề vượt ra ngoài phạm vi giá
giao dịch liên kết, doanh nghiệp cần sớm chủ động nghiên
cứu, đánh giá mức độ của các tác động tiềm tàng đến việc
tuân thủ quy định về thuế tại Việt Nam, cũng như đến các
hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó vấn đề có yếu tố
quan trọng trong hoạt động kinh doanh hàng ngày đó là
nguyên vật liệu đầu vào.
Thứ hai, về yếu tố khấu hao tài sản cố định. Đây là giai
đoạn đầu của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các KCN Bắc
Ninh, do vậy chi phí khấu hao lớn. Tuy nhiên, sau một thời
gian đầu tư tài sản cố định (máy móc, trang thiết bị,...) phục
vụ cho sản xuất kinh doanh, khi các doanh nghiệp đã khấu
hao dần thì việc đầu tư tài sản cố định sẽ nâng cao năng suất
chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Đồng thời các
doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử
thì vòng đời công nghệ ngắn nên doanh nghiệp nên có biện
pháp quản lý khấu hao phù hợp. Hơn nữa, đầu ra sản phẩm
phụ thuộc chủ yếu vào các Tập đoàn lớn như Samsung,
Canon nên các doanh nghiệp lựa chọn hình thức đầu tư cho
phù hợp. Giai đoạn đầu khi thăm dò thị trường có thể lựa
chọn hình thức thuê nhà xưởng để tiết kiệm thời gian cũng
như chi phí đầu tư. Sau khi thị trường ổn định, có thể đầu tư
xây dựng nhà xưởng. Qua đó, đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Thứ ba, để giảm chi phí lao động thì các doanh nghiệp
này nên tập trung tuyển lao động có trình độ, vừa giảm được
chi phí đào tạo cho doanh nghiệp, vừa đem lại hiệu quả sản
xuất kinh doanh cho doanh nghiệp; hoặc doanh nghiệp nên
liên kết với các cơ sở đào tạo trên địa bàn đào tạo lao động
có tay nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, thay vì
doanh nghiệp trực tiếp đào tạo như hiện nay, hoặc một số
lao động doanh nghiệp phải cử đi học tập tại nước ngoài,...
Thứ tư, về quy mô vốn của doanh nghiệp, các doanh
nghiệp nên tiếp tục đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua việc mở rộng sản
xuất kinh doanh , đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại
cho doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh cho doanh nghiệp.
Thứ năm, về trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp,
các doanh nghiệp FDI tiếp tục có chính sách thu hút nhân tài
thông qua việc tuyển dụng lao động có mức lương cao. Hiện
nay, đối với cán bộ quản lý ở các DN FDI trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh tương đối cao, trên 17 triệu đồng/tháng. Do vậy, để
quản lý doanh nghiệp tốt và nâng cao hiệu quả quản lý
doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần có chính sách thu hút
nhân tài và chính sách đào tạo phù hợp.
Kết quả mô hình hồi quy cho thấy, yếu tố hỗ trợ
(HOTRO) có tác động cùng chiều đối với lợi nhuận của
doanh nghiệp. Tức là những doanh nghiệp FDI đang được
hỗ trợ từ các chính sách của chính quyền địa phương như:
chính sách miễn giảm tiền thuê đất, chính sách miễn giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp, chính sách miễn giảm thuế
nhập khẩu,... thì sẽ có lợi nhuận cao hơn những doanh
nghiệp đã hết thời hạn được miễn giảm.
Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng giữa các doanh
nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước thì nhà nước
nói chung và UBND tỉnh Bắc Ninh nói riêng cũng cần có
những chính sách về thuế phù hợp, tránh hiện tượng quá
ưu ái doanh nghiệp FDI, trong khi các doanh nghiệp trong
nước (động lực chính cho phát triển đất nước) không thể
cạnh tranh nổi mà thua ngay trên sân nhà. Trong khi đóng
góp vào ngân sách địa phương của các doanh nghiệp này
chưa tương xứng với thực tế hoạt động của họ. Nghiên cứu
đề xuất Chính phủ và UBND tỉnh Bắc Ninh cần thực đồng
bộ một số giải pháp sau:
Một là, cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan
đến việc chống chuyển giá. Việt Nam cần xem xét ban
hành luật về chống chuyển giá qua đó tạo hành lang
pháp lý rõ ràng về việc kiểm tra việc chuyển giá giữa các
công ty trong tập đoàn đa quốc gia. Qua đó, cơ quan thuế
có thể kiểm tra giá đối với các doanh nghiệp đa quốc gia
có dấu hiệu rủi ro lớn về thuế do hành vi chuyển giá. Bên
cạnh đó cần tăng hình phạt đối với các hành vi chuyển giá
vi phạm quy định pháp luật.
Hai là, xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin về các doanh
nghiệp FDI từ đó có những cảnh báo sớm, phát hiện từ xa
các hành vi chuyển giá. Hệ thống thông tin giúp nâng cao
hiệu quả việc quản lý thuế, đánh giá nguy cơ, rủi ro chuyển
giá từ đó tăng cường thanh tra, xử lý vi phạm về giá chuyển
giao giữa các thành viên liên kết nói riêng.
Ba là, Tổng cục thuế cần thành lập một cơ quan
chuyên trách về chống chuyển giá. Đây cơ quan thực hiện
chức năng đào tạo nhân sự, nghiên cứu khuôn khổ pháp
lý và thực hiện việc chống chuyển giá tại cơ quan Thuế
Trung ương đến địa phương.
Bốn là, Chính phủ cũng cần ra soát lại toàn bộ chính
sách ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI. Cần hạn chế ưu
đãi cho những ngành mang lại hiệu ứng tiêu cực đối với
nền kinh tế. Cần trọng cấp phép cho doanh nghiệp có
"truyền thống chuyển giá".
Năm là, các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất
linh kiện điện tử thì vòng đời công nghệ ngắn nên doanh
nghiệp nên có biện pháp quản lý khấu hao phù hợp,
phương pháp khâu hao nên được xem xét sử dụng nhiều
để phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ.
Sáu là, các doanh nghiệp FDI nên tập trung tuyển lao
động có trình độ, liên kết với các cơ sở đào tạo trên địa bàn
đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng yêu cầu của doanh
nghiệp để tiết kiệm chi phí và việc đào tạo hiệu quả.
Bảy là, về trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp,
các doanh nghiệp FDI nên tiếp tục có chính sách thu hút
nhân tài thông qua việc tuyển dụng lao động với chế độ
đãi ngộ tốt hơn, xây dựng chính sách đào tạo chuyên
nghiệp hơn để nâng cao được hiệu lực quản lý.
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 2 (Apr 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban Tuyên giáo Trung ương, 2016. Những điểm mới trong Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. NXB Chính trị quốc gia, HON.
[2]. Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, số 768/BC-BQL, 2016. Báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.
[3]. Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, số 865/BC-BQL, 2017. Báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017.
[4]. Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, số 589/BC-BQL, 2018. Báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.
[5]. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2018. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm
2017.
[6]. Chính phủ, 2008. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, quy định về Khu công
nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Hà Nội.
[7]. Đào Quang Thu, 2013.Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: 25 năm
thu hút và phát triển, Kỷ yếu hội thảo “25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội
[8]. Đặng Thành Cương, 2012. Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ, Hà Nội.
[9]. Hoàng Dương, 2011. Một số vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Kinh tế, số 398.
[10]. Nhìn lại giá trị của FDI ở Việt Nam sau 30 năm,
lai-gia-tri-cua-fdi-o-viet-nam-
sau-gan-30-nam.html
[11]. Phạm Thị Quốc Hưng, 2014. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
[12]. Trần Việt Lâm, 2015. Giáo trình Phương pháp tối ưu trong kinh doanh.
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
[13]. Nguyễn Bích Ngọc, 2017. Tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của
ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, ĐH Kinh
tế Quốc dân Hà Nội.
[14]. Quốc hội, 2014. Luật Đầu tư.
[15]. Quốc hội, 2014. Luật Doanh nghiệp.
[16]. Thái Sơn, 2017. Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở
vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[17]. Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Nghiên cứu quốc tế,
[18]. UBND tỉnh Bắc Ninh, số 60/2008/QĐ-UBND. Quyết định về việc quy định
vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Ban Quản lý
các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
[19]. Website cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh,
[20]. Trương Đông Lộc và Nguyễn Đức Trọng, 2010. Hiệu quả sản xuất kinh
doanh củacác DNVVN Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí công nghệ ngân hàng
số 50.
[21]. Mai Văn Nam và Nguyễn Quốc Nghi, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Cần Thơ.
Tạp chí Khoa học 2011:19b 122-129
[22]. Nguyễn Quốc Nghi , 2010. Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
nguồn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí
Công nghệ ngân hàng số 57.
[23]. Lê Khương Ninh, 2011. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp ởđồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Công nghệ ngân hàng số 67.
AUTHORS INFORMATION
Nguyen Phuong Thao1, Tran Thi Minh2
1TNU-University of Economics and Business Administration
2Bac Ninh Industrial Zones Authority
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_hieu_qua_san_xuat_va_kinh_doanh_cu.pdf