Khi chạy EFA lần đầu tiên với 20 biến
quan sát của các nhân tố bao gồm đặc tính
doanh nghiệp, đặc điểm môi trường, cam kết
quốc tế, kinh nghiệm quốc tế và mối quan hệ
kinh doanh, kết quả cho thấy có 3 biến DN4,
MT4 và QH4 bị gộp chung vào một nhân tố
mới, trong đó MT4 có hệ số tải nhân tố cả
nhân tố đặc điểm môi trường và nhân tố mới.
Do đó để đảm bảo các biến quan sát tương
quan với nhau, 2 biến DN4 và QH4 đã đượ
loại bỏ và tiến hành chạy EFA lần 2.
Hệ số KMO = 0,811 nên EFA phù hợp
với dữ liệu và thống kê Chi-square của kiểm
định Bartlett đạt giá trị 1413,146 với mức ý
nghĩa Sig = 0,000. Như vậy, phân tích nhân tố
EFA thích hợp với các dữ liệu và các biến
quan sát có tương quan với nhau trong tổng
thể (Gerbing và Andersen, 1998), nên được sử
dụng cho phân tích tiếp theo.
17 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cao Minh Trí và Nguyễn L. Ly Na. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 89-105 89
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
THỦY SẢN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
CAO MINH TRÍ
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – tri.cm@ou.edu.vn
NGUYỄN LƯU LY NA
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – nguyenluulyna151096@gmail.com
(Ngày nhận: 29/03/2018; Ngày nhận lại: 26/04/2018; Ngày duyệt đăng: 04/05/2018)
TÓM TẮT
Hiện nay, hoạt động xuất khẩu thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng ở Việt Nam do sự tăng trưởng nhanh
và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc gia. Chính vì vậy, nghiên cứu về hiệu quả xuất khẩu được quan tâm bởi
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nghiên cứu trước đây được đánh giá là đã phát hiện ra nhiều nhân tố
nhưng lại thiếu sự nhất quán, liên kết thậm chí là mâu thuẫn. Dựa trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu này xác định,
kiểm định, đo lường và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam bằng cách kết
hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Các nhân tố đó là đặc điểm doanh nghiệp,
đặc điểm môi trường, cam kết quốc tế, kinh nghiệm quốc tế và mối quan hệ kinh doanh. Chiến lược Marketing- Mix
cũng được xem là nhân tố trung gian tác động đến hiệu quả xuất khẩu. Bên cạnh đó, giả thuyết nhân tố cam kết quốc
tế và kinh nghiệm quốc tế được vài nghiên cứu trước đây khẳng định ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả xuất khẩu bị
bác bỏ trong nghiên cứu này.
Từ khóa: Hiệu quả xuất khẩu; SEM; Thủy sản; Việt Nam.
Determinants of aquaculture export performance in Vietnamese enterprises
ABSTRACT
Aquaculture export is currently an important industry in Vietnam due to rapid growth and considerable
contribution to the national economy. Previous studies in export performance have found many factors, but they lack
consistency, association, or they even have contradictions. Based on the literature review, this research identifies,
verifies, measures and evaluates factors affecting Vietnamese aquaculture export performance by using both
qualitative and quantitative methods. Identified factors are firm’s characteristics, environmental characteristics,
international commitment, international experience and business relationships. Marketing- Mix strategy is also
considered as a mediating factor in this model. Besides, the hypothesis of international commitment and
international experience which were previously identified positively influencing the export performance are rejected
in this research.
Keywords: Export performance; SEM; Aquaculture; Vietnam.
1. Mở đầu
Nuôi trồng thủy sản vốn dĩ được xem là
ngành nghề truyền thống của người dân ven
biển tại Việt Nam. Trải qua những bước thăng
trầm, ngành thủy sản từ một lĩnh vực kinh tế
nhỏ bé thuộc khối nông nghiệp đã vươn lên
trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Nuôi
trồng thủy sản không chỉ là nguồn kinh tế
nông thôn mà còn là một sản phẩm thương
mại quốc tế và một nguồn ngoại hối. Một
nhân tố quan trọng trong việc mở rộng nuôi
trồng thủy sản ở Việt Nam là xuất khẩu sản
phẩm sang các thị trường tiềm năng. Năm
2017, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách
thức từ các thị trường như tác động của
chương trình thanh tra cá da trơn và việc EU
90 Cao Minh Trí và Nguyễn L. Ly Na. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 89-105
cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam,
xuất khẩu thủy sản vẫn nằm trong top 10 trị
giá xuất khẩu lớn nhất và cán đích trên 8,3%
tỷ USD, tăng 18% so với năm 2016. Sản
phẩm thủy sản được xuất khẩu sang 167 nước
và vùng lãnh thổ. Ba thị trường chính là EU
chiếm 18%, Mỹ 17% và Nhật Bản 16% và
đang có những thị trường tiềm năng như
Trung Quốc (15%) và ASEAN (18%) (Hiệp
hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
VASEP, 2017).
Tuy nhiên, cùng với các lợi thế vốn có từ
thiên nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu luôn
phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ
cạnh tranh về mọi mặt: giá cả, chất lượng,
kênh phân phối, công nghệ, khách hàng,
Đặc biệt, doanh nghiệp xuất khẩu còn phải
chịu sự áp lực từ chính nước mình xuất khẩu
hàng hóa sang như luật pháp, văn hóa, chính
sách bảo hộ, Tiếp cận thị trường cũng đang
trở nên khó khăn hơn vì thiếu kiến thức về kỹ
năng lẫn tài chính hoạt động. Việc nghiên cứu
hiệu quả xuất khẩu doanh nghiệp là bước đệm
để doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá sơ bộ để
thực hiện kế hoạch xuất khẩu mà doanh
nghiệp muốn hướng đến trong tương lai.
Doanh nghiệp cần nhận định được cơ hội và
thách thức ấy mới có thể có được những định
hướng đúng đắn, những điều chỉnh kịp thời,
nhanh chóng nắm bắt cơ hội, tận dụng mọi thế
mạnh để nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Các nghiên cứu trước đây về xuất khẩu
nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng chỉ
tập trung vào phân tích thực trạng xuất khẩu
của Việt Nam mà không chú trọng đến phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất
khẩu của các doanh nghiệp trong ngành. Các
nghiên cứu này có sự đa dạng của các yếu
tố/biến số ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu,
thang đo để đo lường và sự thiếu nhất quán
trong lý thuyết để lựa chọn các yếu tố/biến số
độc lập trong mô hình nghiên cứu. Chính sự
đa dạng ấy, dẫn đến sự khó hiểu và xung đột,
đưa ra kết quả phức tạp. Đứng trước vấn đề về
lý luận và thực tiễn, bài nghiên cứu này nhằm
mục đích: (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả xuất khẩu thông qua cơ sở lý
thuyết và các mô hình nghiên cứu liên quan,
(2) Kiểm định mô hình và (3) Kết luận và đề
xuất các hàm ý quản trị.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Hiệu quả xuất khẩu
Hiệu quả xuất khẩu là rất quan trọng cho
công ty để khám phá những cách khác nhau
để nhập vào thị trường nước ngoài. Hiệu quả
xuất khẩu là một khía cạnh trong nền kinh tế
hội nhập đã được thực hiện trong bốn mươi
năm qua (Diamantopoulos, 1998). Hiệu quả
xuất khẩu được định nghĩa là kết quả hoạt
động của một công ty tại các thị trường xuất
khẩu (Shoham, 1996), được khái niệm hóa
như là một kết hợp của doanh số bán hàng
quốc tế của một công ty (Shoham, 1998).
Trong khi đó, Diamantopoulos (1998) cho
biết rằng hiệu quả xuất khẩu là phản ánh kết
quả của hành vi xuất khẩu khi tiếp xúc với các
môi trường cụ thể khác nhau. Hiệu quả xuất
khẩu cũng được định nghĩa là kết quả xuất
khẩu của doanh nghiệp với mức độ thành tựu
kinh tế trong thị trường xuất khẩu (John,
2004).
Cavusgil và Zou (1994) cho rằng hiệu
quả xuất khẩu “như là một phản ứng chiến
lược của ban quản lý để tương tác lực lượng
bên trong và bên ngoài”. Hơn nữa, các tác giả
này đã xác định nó là “mức độ mà một mục
tiêu của công ty, cả về tài chính và chiến lược,
liên quan đến xuất khẩu một sản phẩm vào
một thị trường nước ngoài, đạt được thông
qua kế hoạch và thực hiện chiến lược tiếp thị”,
như là một cấu trúc ba chiều, có kích thước là
doanh số bán hàng xuất khẩu, lợi nhuận xuất
khẩu và thay đổi hiệu suất. Hơn nữa, hiệu quả
xuất khẩu là “đa diện và không thể đo lường
bởi bất kỳ chỉ số hiệu suất đơn lẻ nào”
(Diamantopoulos, 1998). Hiệu quả xuất khẩu
cũng được xem như là một cấu trúc đa chiều
bao gồm năng suất, hiệu quả và tính thích ứng
đáp ứng với những thay đổi môi trường (Aaby
và Slater 1989; Katsikeas và cộng sự, 2000).
Cao Minh Trí và Nguyễn L. Ly Na. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 89-105 91
2.2. Đo lường hiệu quả xuất khẩu
Mặc dù đã có một số cách tiếp cận đã
được sử dụng (Schlegelmilch và Ross, 1987;
Walters và Samiee, 1991; Cavusgil và Zou,
1994) nhưng vẫn không có sự thống nhất về
cách đo lường hiệu quả xuất khẩu, Mỗi nhà
nghiên cứu đều tự đặt tên thang đo đo lường
theo nhiều cách khác nhau, chính vì vậy dẫn
đến hàng chục tên đo lường hiệu quả xuất
khẩu (Matthyssens và Pauwels, 1996). Điều
này làm gây bất lợi cho các nghiên cứu sau
này vì khó có thể so sánh hay đối chiếu từ các
nghiên cứu trước đó. Các biện pháp được sử
dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu
trước đây được xem xét là tần số, cường độ
xuất khẩu (tỷ lệ xuất khẩu), khối lượng bán
hàng, thị phần xuất khẩu và đóng góp lợi
nhuận xuất khẩu. Sáu biện pháp bổ sung cũng
được tìm thấy như lợi tức đầu tư, sự hài lòng
xuất khẩu, sự thành công được nhận thức,
tăng trưởng xuất khẩu, nhận thức về khả năng
sinh lời và thị phần ước tính.
Các biện pháp thực hiện này đã được
nhóm lại bằng nhiều cách khác nhau. Shoham
(1998) đã phân chia các thước đo thành ba
loại: doanh thu, lợi nhuận và thay đổi.
Cavusgil và Zou (1994) đã sử dụng một biện
pháp hỗn hợp bao gồm bốn phần: mức độ đạt
được các mục tiêu chiến lược; sự thành công
được nhận thức của hoạt động xuất khẩu; sự
thay đổi tỷ lệ hàng năm trong tăng trưởng
doanh thu trong năm; và lợi nhuận tổng thể
trong năm năm. Trong khi đó, Matthyessens
và Pauwels (1996) cho rằng thước đo hiệu quả
xuất khẩu hợp lý nhất được phân thành ba
loại: tài chính, phi tài chính và phức hợp.
Tóm lại, hiệu quả xuất khẩu được đo
lường bằng 3 cách khác nhau. Thứ nhất, sử
dụng những chỉ số hiệu quả kinh tế như lợi
nhuận, doanh số, thị phần, Thứ hai, thông
qua chỉ số chiến lược chẳng hạn như kết quả
bao gồm sự mở rộng, gia tăng nhận thức sản
phẩm/dịch vụ của khách hàng. Cuối cùng, chỉ
số sự hài lòng thông qua thái độ hoặc mức độ
hài lòng. Các nghiên cứu chấp nhận quan
điểm này đã đánh giá trực tiếp hiệu quả xuất
khẩu của một công ty, ví dụ như thành công
hay sự hài lòng của liên doanh (Cavusgil và
Zou, 1994) hoặc gián tiếp như thái độ của
công ty đối với việc xuất khẩu (Johnston và
Czinkota, 1982) là sự đồng thuận ngày càng
tăng về tính phù hợp và giá trị của cách tiếp
cận này (Styles, 1998; Zou và cộng sự, 1998).
2.3. Các nghiên cứu có liên quan và mô
hình nghiên cứu dự kiến
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất
khẩu được phân chia thành các nhân tố bên
trong và bên ngoài. Sự phân chia này tương
ứng với hai cách tiếp cận lý thuyết - quan
điểm dựa vào nguồn lực của công ty (RBV)
và lý thuyết ngẫu nhiên hay lý thuyết tổ chức
công nghiệp (IO) (Zou và Stan, 1998). Lý
thuyết RBV cho rằng một công ty như là một
bó tài nguyên bao gồm tài sản, năng lực, quy
trình, thuộc tính quản lý, thông tin và kiến
thức được kiểm soát bởi một công ty; cho
phép nó hình thành, thực hiện các chiến lược
nhằm nâng cao tính hiệu quả và các nhân tố
quyết định chính của hiệu quả xuất khẩu là
các nguồn lực của tổ chức nội bộ (Daft, 1983;
Wernefelt, 1984; Barney và cộng sự, 2001).
Trong khi đó, lý thuyết IO cho rằng các nhân
tố bên ngoài quyết định chiến lược của công
ty, do đó xác định hiệu quả kinh tế (Scherer
và Ross, 1990).
Các nghiên cứu thực nghiệm dựa trên lý
thuyết RBV và IO ngày càng phát triển. Tuy
nhiên, mỗi tác giả đều chỉ nghiên cứu một vài
nhân tố nhất định trong từng trường hợp cụ
thể. Theo thời gian, các nhân tố quyết định
đến hiệu quả xuất khẩu có thể bao gồm: đặc
tính doanh nghiệp bao gồm lợi thế về quy mô,
nguồn lực sẵn có và năng lực cạnh tranh
(Cavusgil và Zou, 1994; Katsikeas và cộng
sự, 1997; Spyropoulou và cộng sự, 2015),
cam kết nguồn lực và kinh nghiệm quốc tế
(Papadopoulos và Martin, 2010; Adu-Gyamfi
và Korneliussen, 2013), đặc điểm thị trường
(Garcia và cộng sự, 2015) và chiến lược tiếp
thị xuất khẩu (Venkatraman, 1989; Cavusgil
92 Cao Minh Trí và Nguyễn L. Ly Na. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 89-105
và Zou, 1994; Leonidou và cộng sự, 2002;
Gomez và cộng sự, 2006; Kaimakoudi và
cộng sự, 2014).) Ngoài ra, nghiên cứu gần đây
của Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu, 2015 đã
dựa trên nghiên cứu của Zou & Stan, 1998 và
Anna, 2011 để nghiên cứu sự khác biệt giữa
tầm quan trọng và sự nhận thức các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu.
Bảng 1
Sơ lược các công trình nghiên cứu hiệu quả xuất khẩu trước đây
Tác giả Năm Đề tài Các yếu tố
Venkatraman 1989 Tác động của định hướng
chiến lược
Sự chủ động, chiến lược, môi trường.
Cavusgil và Zou 1994 Hiệu quả xuất khẩu của
doanh nghiệp
Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và
nhận thức việc đạt được các mục tiêu
chiến lược.
Katsikeas và
cộng sự
1997 Sự ảnh hưởng của các đặc
điểm doanh nghiệp và cam
kết xuất khẩu đến hiệu quả
xuất khẩu
Kinh nghiệm, quy mô doanh nghiệp,
lợi thế cạnh tranh và cam kết quốc tế.
Zou và cộng sự 1998 Hiệu quả xuất khẩu tài chính Hiệu quả xuất khẩu tài chính, chiến
lược và sự hài lòng hiệu quả xuất khẩu.
Leonidou và
cộng sự
2002 Tác động của yếu tố chiến
lược Marketing đến hiệu quả
xuất khẩu
Hiệu quả xuất khẩu, nhân tố quản lý, tổ
chức và môi trường.
O’Cass và
Weerawardena
2004 Sự ảnh hưởng của các đặc
điểm doanh nghiệp và đặc
điểm môi trường đến hiệu
quả xuất khẩu
Tính độc đáo, hiệu quả, kinh nghiệm,
năng lực tiếp thị, môi trường và cường
độ cạnh tranh.
Gomez và cộng
sự
2006 Chiến lược Marketing xuất
khẩu
Sản phẩm, giá, kênh phân phối và xúc
tiến.
Lages và cộng
sự
2009 Hiệu quả xuất khẩu của
doanh nghiệp
Hiệu quả xuất khẩu, chất lượng sản
phẩm, sự hài lòng của nhà nhập khẩu,
mối quan hệ giữa nhà nhập khẩu và
nhà cung cấp.
Papadopoulos và
Martin
2010 Ảnh hưởng của quốc tế hóa
đến hiệu quả xuất khẩu
Cam kết quốc tế, kinh nghiệm quốc tế
và hiệu quả xuất khẩu.
Adu-Gyamfi và
Korneliussen
2013 Tiền đề hiệu quả xuất khẩu
ở các thị trường mới nổi
Cam kết nguồn lực, kinh nghiệm, quy
mô doanh nghiệp, hàng rào xuất khẩu
và hiệu quả xuất khẩu.
Cao Minh Trí và Nguyễn L. Ly Na. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 89-105 93
Tác giả Năm Đề tài Các yếu tố
Kaimakoudi và
cộng sự
2014 Xem xét hiệu quả xuất khẩu
và sự cạnh tranh
Chiến lược, sự cạnh tranh và
Marketing xuất khẩu.
Bùi Thanh
Tráng và Lê Tấn
Bửu
2015 Hiệu quả xuất khẩu cà phê:
Nhận thức tầm quan trọng
và cảm nhận thực tế
Năng lực quản lý, thái độ và nhận thức
quản lý xuất khẩu, chiến lược
Marketing xuất khẩu, đặc điểm thị
trường trong nước và thế giới, mối
quan hệ kinh doanh.
Garcia và
cộng sự
2015 Hoạt động xuất khẩu và hiệu
quả xuất khẩu
Nguồn lực, cường độ cạnh tranh,
khoảng cách thị trường và hiệu quả
xuất khẩu.
Spyropoulou và
cộng sự
2015 Lợi thế thương hiệu và hiệu
quả xuất khẩu
Hiệu quả xuất khẩu, năng lực trao đổi
thông tin, nguồn lực tài chính và kinh
nghiệm.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Thông qua việc sơ lược các nghiên cứu
trước đây, nhận thấy mỗi nghiên cứu tuy có sự
đa dạng về các nhân tố và phát hiện ra những
nhân tố mới nhưng lại không có sự đồng nhất
và đôi khi mâu thuẫn về mối quan hệ tích cực,
tiêu cực hoặc trung lập với hiệu quả xuất khẩu.
Hơn nữa hầu hết các nghiên cứu điều tra mối
liên hệ trực tiếp giữa các nhân tố và hiệu quả
xuất khẩu mà chưa phân tích sự tác động trung
gian hay tác động qua lại của từng nhân tố. Do
đó, để có một mô hình nghiên cứu sâu và đầy
đủ, bài nghiên cứu này nhận thấy mô hình của
Julian và O’Cass (2002a, b) đã khắc phục
những hạn chế đó. Mô hình gồm các nhân tố
bên trong (đặc tính doanh nghiệp, cam kết
quốc tế và kinh nghiệm quốc tế) và nhân tố
bên ngoài (đặc tính môi trường). Hơn nữa,
trong mô hình nhóm tác giả cũng đề cập đến
chiến lược marketing –mix với sự đáp ứng của
doanh nghiệp trong sản phẩm, giá cả, phân
phối và xúc tiến. Nhân tố marketing-mix là
nhân tố trung gian của mô hình. Mô hình này
sẽ được điều chỉnh lại sau khi thảo luận với
chuyên gia.
Hình 1. Mô hình nghiên cứu dự kiến
Nguồn: Julian và O’Cass (2002a, b)
Đặc tính doanh nghiệp
Đặc tính môi trường
Cam kết quốc tế
Kinh nghiệm quốc tế
Chiến lược
Marketing-Mix
Hiệu quả
xuất khẩu
94 Cao Minh Trí và Nguyễn L. Ly Na. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 89-105
3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình
nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu tại bàn: Tham khảo các bài
nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài
cũng như các lý thuyết về các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả xuất khẩu trong nhiều
lĩnh vực khác nhau để làm cơ sở lý luận, từ
đó đúc kết ra một mô hình chung. Ba tiêu chí
lựa chọn các bài nghiên cứu để đánh giá như
sau: (1) Hiệu quả xuất khẩu được xem là biến
phụ thuộc; (2) Phạm vi nghiên cứu là hiệu
quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất
khẩu; (3) Nghiên cứu phải có tính thực
nghiệm, áp dụng các phép phân tích dữ liệu
và kiểm tra thống kê.
Nghiên cứu định tính: Thực hiện thông
qua tham khảo ý kiến của giảng viên hướng
dẫn và phỏng vấn chuyên gia đến từ các công
ty xuất khẩu (n=3). Nghiên cứu định tính
được thực hiện nhằm mục đích khám phá và
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
xuất khẩu thủy sản, điều chỉnh bổ sung mô
hình các nhân tố mới phù hợp với thực trạng
của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt
Nam hiện nay.
Kết quả nghiên cứu định tính: Các
chuyên gia cho rằng các nhân tố đều tác động
đến hiệu quả xuất khẩu, các biến đưa ra trong
từng nhân tố đều cần thiết và áp dụng để đo
lường các nhân tố tác động đến hiệu quả xuất
khẩu và thang đo của hiệu quả xuất khẩu cũng
được đồng ý. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng
thêm một nhân tố “Mối quan hệ kinh doanh”
đo lường bởi 4 mối quan hệ cơ bản khi hoạt
động xuất khẩu: mối quan hệ giữa nhà nhập
khẩu và nhà xuất khẩu; mối quan hệ giữa nhà
xuất khẩu và trung gian nhập khẩu; mối quan
hệ giữa nhà xuất khẩu và nhà cung cấp và mối
quan hệ giữa nhà xuất khẩu với các đối tác
kinh doanh khác (ngân hàng, hãng tàu, doanh
nghiệp vận chuyển,) và chỉnh sửa cho nhân
tố “Đặc tính doanh nghiệp”. Chuyên gia cho
rằng “Doanh nghiệp X có năng lực cạnh
tranh” được xem là thang đo mang tính trùng
lặp; “Hình ảnh doanh nghiệp X nổi tiếng và
uy tín” cần được đưa vào.
Hình 2. Mô hình nghiên cứu chính thức
Các giả thuyết được đặt ra trong mô hình:
H1. Đặc tính doanh nghiệp có ảnh
hưởng tích cực đến hiệu quả xuất khẩu.
H2. Đặc điểm môi trường có ảnh hưởng
tích cực đến hiệu quả xuất khẩu.
H3. Cam kết quốc tế có ảnh hưởng tích
cực đến hiệu quả xuất khẩu.
H4. Kinh nghiệm quốc tế có ảnh hưởng
tích cực đến hiệu quả xuất khẩu.
H5. Mối quan hệ kinh doanh có ảnh
hưởng tích cực đến hiệu quả xuất khẩu.
H6. Chiến lược Marketing- Mix có ảnh
H1 (+)
H5 (+)
H4 (+)
H3 (+)
H2 (+)
H6 (+)
H7 (+)
H8 (+)
H11 (+)
H10 (+)
H9 (+)
Mối quan hệ kinh doanh
Đặc tính doanh nghiệp
Đặc điểm môi trường
Cam kết quốc tế
Kinh nghiệm quốc tế
Chiến lược
Marketing-Mix
Hiệu quả
xuất khẩu
Cao Minh Trí và Nguyễn L. Ly Na. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 89-105 95
hưởng tích cực đến hiệu quả xuất khẩu.
H7. Đặc tính doanh nghiệp có ảnh
hưởng tích cực đến chiến lược Marketing- Mix.
H8. Đặc điểm môi trường có ảnh hưởng
tích cực đến chiến lược Marketing- Mix.
H9. Cam kết quốc tế có ảnh hưởng tích
cực đến chiến lược Marketing- Mix.
H10. Kinh nghiệm quốc tế có ảnh hưởng
tích cực đến chiến lược Marketing- Mix.
H11. Mối quan hệ kinh doanh có ảnh
hưởng tích cực đến chiến lược Marketing-
Mix
Kết quả nghiên cứu định tính đưa ra
Bảng câu hỏi gồm có 27 biến quan sát dùng
để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả xuất khẩu thủy sản bằng thang đo Likerts
5 điểm (Hoàn toàn không đồng ý, không đồng
ý, trung lập, đồng ý và hoàn toàn đồng ý).
Bảng 2
Thang đo nghiên cứu
Mã
biến
Các biến quan sát Nguồn
Đặc điểm doanh nghiệp
DN1 Doanh nghiệp X có khả năng huy động vốn và quản lý nguồn
vốn cho hoạt động xuất khẩu
Bùi Thanh Tráng
và Lê Tấn Bửu
(2015) và phỏng
vấn chuyên gia
DN2 Doanh nghiệp X có trang bị kỹ thuật công nghệ chế biến xuất
khẩu thủy sản
DN3 Doanh nghiệp X có đầu tư nước ngoài
DN4 Hình ảnh doanh nghiệp X nổi tiếng và uy tín
Đặc tính môi trường
MT1 Sức hấp dẫn thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới tác động đến
kinh doanh
Zou và Stan (1998)
MT2 Tuân thủ quy định về rào cản thương mại tạo thuận lợi cho hoạt
động xuất khẩu thủy sản
MT3 Sự tương đồng về văn hóa giữa nước xuất khẩu và nước nhập
khẩu tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu thủy sản
MT4 Sự hỗ trợ xuất khẩu của nhà nước và các hiệp hội tạo thuận lợi
cho hoạt động xuất khẩu thủy sản
Cam kết quốc tế
CK1 Doanh nghiệp X có tổ chức bộ phận xuất khẩu chuyên nghiệp và
kiểm soát xuất khẩu
Cavusgil và Zou
(1994);
Zou và cộng sự
(1998)
CK2 Doanh nghiệp X thường tổ chức các chuyến thực nghiệm (hội
chợ, triển lãm,) đến các thị trường xuất khẩu
CK3 Nguồn lực tài chính, con người và mức chi R&D phục vụ cho
xuất khẩu đạt yêu cầu
CK4 Doanh nghiệp X có kế hoạch nghiên cứu cách thức vượt các rào
cản kỹ thuật để thâm nhập thị trường
96 Cao Minh Trí và Nguyễn L. Ly Na. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 89-105
Mã
biến
Các biến quan sát Nguồn
Kinh nghiệm quốc tế
KN1 Đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp X có kiến thức và kinh
nghiệm khai thác thị trường xuất khẩu thủy sản
Bùi Thanh Tráng
và Lê Tấn Bửu
(2015)
KN2 Đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp X có kiến thức về thanh toán
quốc tế trong xuất khẩu thủy sản
KN3 Đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp X có kinh nghiệm giải quyết
các tình huống bất trắc
KN4 Đội ngũ quản lý của doanh nghiệp X có năng lực quản lý và kinh
nghiệm hoạt động ở nước ngoài
Mối quan hệ kinh doanh
QH1 Doanh nghiệp X có mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng ở nước
nhập khẩu
Bùi Thanh Tráng
và Lê Tấn Bửu
(2015)
QH2 Doanh nghiệp X có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà trung gian
nhập khẩu
QH3 Doanh nghiệp X có mối quan hệ với các đối tác kinh doanh khác
có liên quan (doanh nghiệp vận chuyển, hãng tàu,) và các hiệp
hội, cơ quan Nhà nước
QH4 Doanh nghiệp X có quan hệ chặt chẽ về nguồn hàng sản phẩm
đạt tiêu chuẩn cao
Chiến lược Marketing- Mix
CL1 Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của doanh nghiệp X thích ứng với
từng thị trường xuất khẩu
Bùi Thanh Tráng
và Lê Tấn Bửu
(2015);
Gomez, Monica.,
Valenzuela, Anna.
(2006)
CL2 Doanh nghiệp X có xây dựng chiến lược giá thích ứng với từng
thị trường xuất khẩu
CL3 Doanh nghiệp X có kênh phân phối thích ứng với từng thị trường
xuất khẩu
CL4 Doanh nghiệp X có xây dựng chiến lược xúc tiến thích ứng với
từng thị trường xuất khẩu
Hiệu quả xuất khẩu
HQ1 Doanh nghiệp X hài lòng với thị phần xuất khẩu thủy sản Cavusgil và Zou
(1994)
HQ2 Doanh nghiệp X hài lòng với doanh thu xuất khẩu thủy sản
HQ3 Doanh nghiệp X hài lòng với lợi nhuận xuất khẩu thủy sản
Nghiên cứu định lượng thực hiện bằng
hình thức phỏng vấn các doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản (thành viên của Hiệp hội chế
biến và xuất khẩu thủy sản VASEP) qua
email. Theo Yamane (1973), cỡ mẫu cho
nghiên cứu là 154 dựa theo công thức cho
mẫu ngẫu nhiên. Trên cơ sở đó, 200 email
được gửi đến các doanh nghiệp. Số liệu được
Cao Minh Trí và Nguyễn L. Ly Na. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 89-105 97
xử lý bằng phần mềm SPSS và AMOS, sử
dụng mô hình SEM để xác định mức độ tác
động của các nhân tố đến hiệu quả xuất khẩu.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Thống kê mô tả
Với 200 bản khảo sát được gửi đi, thu
được 197 bản. Sau khi sàng lọc, đã loại đi 26
bản do câu trả lời không đáng tin cậy, còn lại
171 bản đạt yêu cầu tối thiểu (154 bản). Kết
quả thống kê mô tả cho thấy doanh nghiệp
hoạt động cả về chế biến và xuất khẩu thủy
sản chiếm ưu thế 71,3%; thời gian hoạt động
trên 10 năm chiếm 98,8%, số lượng nhân viên
trên 200 nhân viên chiếm 94,7% và doanh
nghiệp chủ yếu có cơ cấu vốn tư nhân lớn hơn
50% chiếm 96,5%.
Bảng 3
Kết quả thang đo
Biến quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Đặc tính doanh nghiệp (DN)
DN1 1 5 4,06 0,855
DN2 1 5 3,77 0,890
DN3 1 5 3,40 0,986
DN4 1 5 3,81 0,769
Đặc điểm môi trường (MT)
MT1 1 5 3,57 0,951
MT2 1 5 3,46 0,959
MT3 1 5 3,37 0,933
MT4 1 5 3,58 0,873
Cam kết quốc tế (CK)
CK1 1 5 3,39 0,698
CK2 1 5 3,46 0,776
CK3 1 5 3,44 0,901
CK4 1 5 3,80 0,809
Kinh nghiệm quốc tế (KN)
KN1 1 5 3,99 0,809
KN2 1 5 3,88 0,874
KN3 1 5 3,98 0,880
KN4 1 5 3,88 0,710
Mối quan hệ kinh doanh (QH)
98 Cao Minh Trí và Nguyễn L. Ly Na. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 89-105
Biến quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
QH1 2 5 3,70 0,868
QH2 1 5 3,70 0,832
QH3 1 5 3,57 0,887
QH4 1 5 3,70 0,798
Chiến lược Marketing (CL)
CL1 1 5 3,92 0,755
CL2 1 5 3,91 0,788
CL3 1 5 3,44 1,018
CL4 2 5 3,93 0,878
Hiệu quả xuất khẩu (HQ)
HQ1 2 5 3,82 0,802
HQ2 1 5 3,27 1,041
HQ3 1 5 3,82 0,829
4.2. Kiểm định thang đo
Kết quả cho thấy các nhân tố đều có hệ số
Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7 và các hệ số
tương quan biến tổng của các thang đo đều
lớn hơn 0,3, nên tất cả các thang đo của các
nhân tố đều đạt độ tin cậy (Nunnally và
Burnstein, 1994) và được sử dụng để phân
tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 4
Đánh giá độ tin cậy
Thang đo
Số biến quan sát
Cronbach’s Alpha
Hệ số tương quan
biến tổng nhỏ nhất Trước Sau
Đặc tính doanh nghiệp 4 4 0,788 0,479
Đặc điểm môi trường 4 4 0,857 0,516
Cam kết quốc tế 4 4 0,766 0,473
Kinh nghiệm quốc tế 4 4 0,760 0,460
Mối quan hệ kinh doanh 4 4 0,841 0,449
Chiến lược Marketing- Mix 4 4 0,809 0,489
Hiệu quả xuất khẩu 3 3 0,805 0,630
Cao Minh Trí và Nguyễn L. Ly Na. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 89-105 99
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Khi chạy EFA lần đầu tiên với 20 biến
quan sát của các nhân tố bao gồm đặc tính
doanh nghiệp, đặc điểm môi trường, cam kết
quốc tế, kinh nghiệm quốc tế và mối quan hệ
kinh doanh, kết quả cho thấy có 3 biến DN4,
MT4 và QH4 bị gộp chung vào một nhân tố
mới, trong đó MT4 có hệ số tải nhân tố cả
nhân tố đặc điểm môi trường và nhân tố mới.
Do đó để đảm bảo các biến quan sát tương
quan với nhau, 2 biến DN4 và QH4 đã được
loại bỏ và tiến hành chạy EFA lần 2.
Hệ số KMO = 0,811 nên EFA phù hợp
với dữ liệu và thống kê Chi-square của kiểm
định Bartlett đạt giá trị 1413,146 với mức ý
nghĩa Sig = 0,000. Như vậy, phân tích nhân tố
EFA thích hợp với các dữ liệu và các biến
quan sát có tương quan với nhau trong tổng
thể (Gerbing và Andersen, 1998), nên được sử
dụng cho phân tích tiếp theo.
Bảng 5
Phân tích nhân tố EFA
Biến đo
lường
Hệ số tải nhân tố
Đặc tính
doanh
nghiệp
Đặc điểm
môi trường
Cam kết
quốc tế
Kinh
nghiệm
quốc tế
Mối quan
hệ kinh
doanh
Chiến lược
Marketing-
Mix
Hiệu quả
xuất khẩu
DN1 0,747
DN2 0,794
DN3 0,767
MT1 0,834
MT2 0,872
MT3 0,796
MT4 0,651
CK1 0,830
CK2 0,779
CK3 0,750
CK4 0,632
KN1 0,747
KN2 0,754
KN3 0,820
KN4 0,646
DN1 0,747
DN2 0,794
DN3 0,767
DN4 Bị loại
QH4 Bị loại
CL1 0,833
CL2 0,883
100 Cao Minh Trí và Nguyễn L. Ly Na. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 89-105
Biến đo
lường
Hệ số tải nhân tố
Đặc tính
doanh
nghiệp
Đặc điểm
môi trường
Cam kết
quốc tế
Kinh
nghiệm
quốc tế
Mối quan
hệ kinh
doanh
Chiến lược
Marketing-
Mix
Hiệu quả
xuất khẩu
CL3 0,822
CL4 0,672
HQ1 0,833
HQ2 0,857
HQ3 0,867
Eigenvalue 1,223 5,580 1,888 1,606 2,125 2,601 2,180
Phương sai
trích %
69,008% 30,998% 53,293% 62,214% 42,807% 65,029% 72,680%
4.4. Phân tích CFA
Mô hình này có 254 bậc tự do, chỉ số Chi-
square = 417,549 (p = 0,000), Chi-square/df =
1,644 thỏa mãn <3, RMR = 0,05 <=0,05, các
chỉ số TLI = 0,906, CFI = 0,921> 0,9, GFI =
0,839> 0,8 và RMSEA = 0,062< 0,08 cho thấy
mô hình này tương thích với thực tế.
Hệ số chuẩn hóa dao động từ 0,503
(CK4) đến 0,899 (MT1) thỏa mãn điều kiện
lớn hơn 0,5. Các hệ số chưa chuẩn hóa đều có
ý nghĩa thống kê ở mức p = 0,000. Do đó,
thang đo đạt giá trị hội tụ. Kết quả cho thấy
độ tin cậy tổng hợp CR dao động từ 0,761 đến
0,888 và phương sai trích trung bình lớn hơn
44,7%. Do vậy thang đo đạt độ tin cậy và giá
trị hội tụ.
4.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
Hình 3. Mô hình SEM
Cao Minh Trí và Nguyễn L. Ly Na. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 89-105 101
Mô hình này có 254 bậc tự do, chỉ số
Chi-square = 417,549 (p = 0,000), Chi-
square/df = 1,644 thỏa mãn <3, RMR = 0,05
0,9, GFI = 0,839> 0,8 và RMSEA = 0,062<
0,08 cho thấy mô hình này tương thích với
thực tế.
Theo lý thuyết, các khái niệm có ý nghĩa
thống kê và thật sự ảnh hưởng với nhau khi p-
value giữa các khái niệm < 0,05. Do đó, dựa
trên kết quả kiểm định mô hình SEM, giả
thuyết H3, H4, H8 và H10 bị bác bỏ (Bảng 6).
Bảng 6
Tóm tắt kết quả kiểm định mô hình SEM
Giả
thuyết
Phát biểu P Kết quả
Mức độ
tác động
H1 Đặc tính doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực
đến hiệu quả xuất khẩu
0,024 Chấp nhận 0,225
H2 Đặc điểm môi trường có ảnh hưởng tích cực
đến hiệu quả xuất khẩu
0,015 Chấp nhận 0,198
H3 Cam kết quốc tế có ảnh hưởng tích cực đến
hiệu quả xuất khẩu
0,266 Bác bỏ 0,083
H4 Kinh nghiệm quốc tế có ảnh hưởng tích cực
đến hiệu quả xuất khẩu
0,091 Bác bỏ 0,132
H5 Mối quan hệ kinh doanh có ảnh hưởng tích
cực đến hiệu quả xuất khẩu
0,003 Chấp nhận 0,279
H6 Chiến lược Marketing- Mix có ảnh hưởng tích
cực đến hiệu quả xuất khẩu
0,022 Chấp nhận 0,230
H7 Đặc tính doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực
đến chiến lược Marketing- Mix
0,023 Chấp nhận 0,254
H8 Đặc điểm môi trường có ảnh hưởng tích cực
đến chiến lược Marketing- Mix
0,563 Bác bỏ 0,051
H9 Cam kết quốc tế có ảnh hưởng tích cực đến
chiến lược Marketing- Mix
0,040 Chấp nhận 0,179
H10 Kinh nghiệm quốc tế có ảnh hưởng tích cực
đến chiến lược Marketing- Mix
0,602 Bác bỏ -0,045
H11 Mối quan hệ kinh doanh có ảnh hưởng tích
cực đến chiến lược Marketing- Mix
0,000 Chấp nhận 0,435
102 Cao Minh Trí và Nguyễn L. Ly Na. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 89-105
5. Kết luận và hàm ý quản trị
Trong các giả thuyết được chấp nhận, có
thể thấy các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
xuất khẩu với mức độ khác nhau, trong đó
nhân tố mối quan hệ kinh doanh ảnh hưởng
đến hiệu quả xuất khẩu và chiến lược
Marketing là mạnh nhất. Bài nghiên cứu này
cũng loại bỏ đi giả thuyết cam kết quốc tế và
kinh nghiệm quốc tế có ảnh hưởng đến hiệu
quả xuất khẩu. Điều này có thể giải thích qua
nghiên cứu của Cies´lik, Jerzy., Kaciak,
Eugene., Thongpapanl, Narongsak (Tek).,
(2014) về tác động của kinh nghiệm xuất khẩu
và chiến lược phạm vi thị trường, sử dụng mô
hình chữ S để phân tích độc lập nhân tố kinh
nghiệm xuất khẩu. Nhóm tác giả chỉ ra rằng
kinh nghiệm xuất khẩu ảnh hưởng tích cực
đến hiệu quả xuất khẩu ở mức kinh nghiệm
thấp và cao, ảnh hưởng tiêu cực ở mức kinh
nghiệm trung bình, phụ thuộc vào nhân tố thời
gian tham gia xuất khẩu. Trong khi đó, mẫu
khảo sát mà nghiên cứu thu được về các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam có
thời gian hoạt động khác nhau nên dẫn đến sự
mâu thuẫn trong giả thuyết.
Kết quả nghiên cứu này đã gợi lên một số
hàm ý quản trị mà các đơn vị kinh doanh xuất
khẩu thủy sản Việt Nam nên xem xét nâng
cao hiệu quả xuất khẩu. Doanh nghiệp cần cải
thiện các nhân tố đặc tính doanh nghiệp (DN),
đặc điểm môi trường (MT), mối quan hệ kinh
doanh (QH), cam kết quốc tế (CK) và chiến
lược Marketing (CL). Từ đó, bảng hàm ý
quản trị được đề xuất (Bảng 7). Hàm ý quản
trị dựa vào kết quả trung bình (mean) của từng
phát biểu trong thang đo.
Bảng 7
Hàm ý quản trị
sản
Cao Minh Trí và Nguyễn L. Ly Na. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 89-105 103
104 Cao Minh Trí và Nguyễn L. Ly Na. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 89-105
Tài liệu tham khảo
Aaby, N.E and Slater, F.S. (1989). Managerial influences on export performance: a review of the empirical literature
1978-88. International Marketing Review, 6(4), 7-26.
Adu-Gyamfi N. and Korneliussen T. (2013). Antecedent of export performance; the case of an emerging market.
International Journal of Emerging Markets, 8(4), 354-372.
Anna, K. (2011). When exporting manufacturers compete on the basis of service: Resources and marketing
capabilities driving service advantage and performance. Journal of International Marketing, 19(1), 40–58.
Barney J., Wright M., and Ketchen D. Jr J., (2001). The resource based view of the firm: ten years after 1991.
Journal of Management, 27(6), 625-641.
Bùi Thanh Tráng, Lê Tấn Bửu (2015). Hiệu quả xuất khẩu cà phê: Nhận thức tầm quan trọng và cảm nhận thực tế.
Tạp chí khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 5(44), 51-61.
Cavusgil, S.T. and Zou, S. (1994). Marketing strategy performance relationship: an investigation of the empirical
link in export market ventures. Journal of Marketing, 58(1), 1-21.
Cies´lik, Jerzy., Kaciak, Eugene., Thongpapanl, Narongsak (Tek)., (2014). Effect of export experience and market
scope strategy on export performance: Evidence from Poland. International Business Review, 24(2015),
722-780.
Diamantopoulos, A. (1998). From the Guest Editor. Journal of International Marketing, 6(3), 3–6.
Draf, R. (1983). Organization Theory and Design (10th ed), New York: Joe Sabatio.
Garcia, A.N., Schmidt, A.C.M, and Rey- Moreno, M. (2015). Antecedents and consequences of export
entrepreneurship. Journal of Business Research, 68, 1532-1538.
Gomez, Monica. & Valenzuela, Ana. (2006). Export marketing strategies for high performance evidence from
Spanish export companies. Journal of Euromarketing, 15(1), 5-28.
John R. D., and Hannu T. Seristö (2004). Key steps for success in export markets: A new paradigm for
strategic decision making. European Business Review, 16(1), 28-43.
Johnston, W.J., and Czinkota, M.R. (1982). Managerial motivations as determinants of industrial export behavior. In
Export Management: An International Context. In M.R. Czinkota and G. Tesar (Eds.), Export Management:
An International Context (pp. 3-17), New York: Praeger Publishers.
Julian, C.C. and O'Cass, A. (2002a). Examining the internal-external determinants of International Joint Venture
(IJV) marketing performance in Thailand. Australasian Marketing Journal, 10(2), 55-71.
Julian, C.C. and O'Cass, A. (2002b). Drivers and outcomes of exportmarketing performance in a developing country
context. Journal of Asia Pacific Marketing, 1(2), 1-21.
Kaimakoudi E., K. Polymeros, and C. Batziosc, (2014). Investigating export performance and competitiveness of
Balkan and eastern European fisheries sector. Procedia Economics and Finance, 9, 219-230.
Katsikeas, C.S., Leonidou, L.C. and Morgan, N.A. (2000). Firm-level export performance assessment: review,
evaluation, and development. Journal of Academy of Marketing Science, 28(4), 493-511.
Lages L.F., G Silva, C. Styles, và Z.L. Pereira (2009). The NEP Scale: A measure of network export performance.
International Business Review, 18, 344-356.
Leonidou, L.C., Katsikeas, C. and Samiee, S. (2002). Marketing strategy determinants of export performance: a
meta- analysis. Journal of Business Research, 55(1), 51-67.
Cao Minh Trí và Nguyễn L. Ly Na. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 89-105 105
Matthyssens, P., and Pauwels, P. (1996). Assessing export performance measurement. In S.T. Cavusgil, & C. Axinn
(Eds.), Advances in international marketing (pp. 85-114). Greenwich, CT: JAI Press Inc.
O’Cass A. and Weerawardena, J. (2004). Exploring the characteristics of the market- driven firms and antecedants
to sustained competitive advantage. Industrial Marketing Management, 33(5), 419-428.
Papadopoulos, N. and Martín, O. (2010). Toward a model of the relationship between internationalization and
export performance. International Business Review, 19(4), 388-406.
Sabri Erdil,T., and Özdemir, O. (2016). The determinants of relationship between marketing- mix strategy and
drivers of export performance in foreign markets: An application on Turkish clothing industry. Procedia-
Social and Behavioral Sciences, 235, 546 – 556.
Scherer, F.M. and Ross, D. (1990). Industrial market structure and economic performance. university of illinois at
urbana-champaign's academy for entrepreneurial leadership historical research reference in entrepreneurship.
Retrieved from SSRN website: https://ssrn.com/abstract=1496716
Schlegelmilch, Bodu B. and A.G. Ross (1987). The influence of managerial characteristics on different measures of
export success. Journal of Marketing Management, 3(2), 145-58.
Shoham, A. (1996). Marketing - mix standardization: determinants of export performance. Journal of Global
Marketing, 10(2), 53-73.
Shoham, A. and Kropp, F. (1998). Explaining international performance: marketing mix, planning, and their
interaction. Marketing Intelligence & Planning, 16(2), 114-123.
Spyropoulou S., D. Skarmeas, and C.S. Katsikeas (2015). An examination of branding advantage in export ventures.
European Journal of Marketing, 45(6), 910-935.
Styles, C. (1998). Export Performance Measures in Australia and the United Kingdom. Journal of International
Marketing, 6(3), 12-36.
Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam năm 2017. Được rút trích từ
nganh.htm
Venkatraman, N. (1989). Strategic Orientation of Business Enterprises: The Construct, Dimensionality, and
Measurement. Management Science, 35(8), 942-962.
Walters, P. G. P., and Samiee, S. (1991). A model for assessing performance in small U.S. exporting firms.
Entrepreneuship Theory and Practice, 15(2), 33-50.
Wernerfelt, B. (1984). A resource-based view of the firm. Strategic Management Journal, 5(2), 171-80.
Yamane, Taro (1973). Statistics: an introductory analysis (3rd Edition). New York: Harper & Row.
Zou S., Taylor C.R., and Osland G.E (1998). The Experf scale: a cross-national generalized export performance
measure. Journal of International Marketing, 6(6), 37-58.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_hieu_qua_xuat_khau_thuy_san_cua_do.pdf