Để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị
nhân lực trong các doanh nghiệp cần thực hiện các
giải pháp sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần thay đổi và
nâng cao nhận thức về vai trò của nhân lực và quản
trị nhân lực trong doanh nghiệp. Cần dành quỹ thời
gian nghiên cứu học tập các kiến thức về quản trị
nhân lực của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có đầy
đủ bộ phận chuyên trách đảm nhiệm các công việc
về phân tích, hoạch định nhân lực, tuyển dụng, đào
tạo và đánh giá lao động
Thứ hai, cần có các phương pháp đổi mới
trong công tác tuyển dụng nhân lực. Có các chính
sách duy trì và đãi ngộ để tuyển được người lao
động vào làm việc. Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều
khu công nghiệp nên việc thu hút lao động đang gặp
khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp không tuyển
được lao động. Vì vậy, cần thông tin rộng rãi tới
các địa phương có ít khu công nghiệp để thu hút
nhân lực.
Chú trọng các chế độ đãi ngộ đối với người
lao động. Hiện tại, các khu công nghiệp tỉnh Hưng
Yên chưa có hệ thống nhà ở, trường học, bệnh viện
cho công nhân đến làm việc. Do đó, ủy ban nhân
dân tỉnh cũng cần xem xét các yếu tố đó để có chiến
lược phát triển các khu công nghiệp cho hợp lý.
Thứ ba, Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng
ban chức năng cần phân tích những khó khăn và
thách thức của doanh nghiệp và đưa ra chiến lược
phát triển, quản lý doanh nghiệp trong 5-10 năm.
Đặc biệt, các chiến lược thu hút và giữ chân người
lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology48 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
Nguyễn Thị Mơ, Hoàng Văn Huệ, Bùi Thị Thu Thủy
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 09/10/2018
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 15/11/2018
Ngày bài báo được xét duyệt đăng: 21/11/2018
Tóm tắt:
Nghiên cứu này tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nhân lực trong
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Số liệu của nghiên cứu được thu thập thông qua phát phiếu
khảo sát 270 giám đốc, quản lý và nhân viên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định độ tin cậy bằng
hệ số Cronbach’s anpha, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính. Kết quả cho thấy, nhân tố môi
trường bên trong và môi trường bên ngoài có ảnh hưởng cùng chiều đến hoạt động quản trị nhân lực và
không có sự khác biệt theo độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn và chức vụ trong quản trị nhân lực tại
các doanh nghiệp.
Từ khóa: quản trị nhân lực, các nhân tố ảnh hưởng.
I. Đặt vấn đề
Quản trị nhân lực gắn liền với mọi tổ chức,
nó có gốc rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi trong
mọi tổ chức. Quản trị nhân lực hiện diện ở khắp các
phòng ban, bất cứ cấp quản trị nào cũng có nhân
viên dưới quyền vì thế đều phải có quản trị nhân
lực. Cung cách quản trị nhân lực tạo ra bầu không
khí văn hoá cho một doanh nghiệp. Đây cũng là một
trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của
một doanh nghiệp.
Do vậy, công tác quản trị nhân lực có vai trò
to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
một doanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu chìm bên
trong doanh nghiệp nhưng lại mang yếu tố quyết
định đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Hưng Yên là một tỉnh có tốc độ công nghiệp
hóa rất nhanh, tạo điều kiện cho sự hình thành và
phát triển mạnh các doanh nghiệp với số lượng
lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong quá trình
phát triển các doanh nghiệp còn nhiều vấn đề đặt ra
khiến cho chất lượng và hiệu quả công việc chưa
cao. Trong đó, công tác quản trị nhân lực của các
doanh nghiệp chưa được chú trọng đúng mức, do
đó việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động quản trị nhân lực là một nghiên cứu thực sự
có ý nghĩa, nhằm tìm ra các nhân tố và mức độ tác
động của từng nhóm nhân tố tới hoạt động quản trị
nhân lực trong các doanh nghiệp hiện nay.
II. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1. Cơ sở lý thuyết
Nguồn nhân lực là tài sản quan trọng nhất
của tổ chức vì nó là nguồn lực duy nhất tạo ra giá trị
lớn hơn giá trị bản thân và nó giúp doanh nghiệp tạo
nên sự khác biệt. Nguồn nhân lực của một tổ chức
bao gồm tất cả những người làm việc trong tổ chức
đó (Trần Xuân Cầu, 2014).
Theo Guest (1987), quản trị nguồn nhân
lực là hệ thống các chính sách nhằm tối đa hóa hội
nhập tổ chức, cam kết của nhân viên, tính linh hoạt
và chất lượng công việc. Với quan điểm có tính hệ
thống, Wright và McMahan (1992, trang 228) định
nghĩa: quản trị nguồn nhân lực là mô hình của triển
khai kế hoạch nguồn nhân lực và các hoạt động cho
phép một tổ chức đạt được mục tiêu của mình.
Theo Nguyễn Vân Điềm và cộng sự (2010),
quản trị nguồn nhân lực là tất cả các hoạt động của
tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, đánh giá,
bảo toàn và gìn giữ một lực lượng lao động yêu cầu
phù hợp với công việc của tổ chức cả về số lượng và
chất lượng. Thực chất của quản trị nguồn nhân lực
là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ
một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức đối với người
lao động.
2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên những cơ sở lý thuyết nổi tiếng
trên, nghiên cứu của Trần Thị Kim Dung (2005),
Đinh Văn Tới (2018), Đào Văn Tú (2017) và khảo
sát tình hình thực tế tại các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên. Tác giả đề xuất mô hình và giả
thuyết nghiên cứu như sau.
Giả thuyết nghiên cứu:
H1: Môi trường bên ngoài doanh nghiệp có
tác động cùng chiều tới hoạt động quản trị nhân lực
H2: Môi trường bên trong doanh nghiệp có
tác động cùng chiều tới hoạt động quản trị nhân lực
H3. Nhân tố nhà quản trị có tác động cùng
chiều tới hoạt động quản trị nhân lực.
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology 49
H4. Nhân tố người lao động trong DN tác
động cùng chiều tới hoạt động quản trị nhân lực
H5. Có sự ảnh hưởng khác biệt về giới tính
tới hoạt động quản trị nhân lực
H6. Có sự ảnh hưởng khác biệt về độ tuổi tới
hoạt động quản trị nhân lực
H7: Có sự ảnh hưởng khác biệt về chuyên
môn tới hoạt động quản trị nhân lực
H8: Có sự ảnh hưởng khác biệt về chức vụ
tới hoạt động quản trị nhân lực
Mô hình hồi quy sử dụng:
Y = β
0
+ β
1
X
1
+ β
2
X
2
+ β3X3 + β4X4 + ei
Trong đó: Y là hoạt động quản trị nhân lực
X
1
: Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
X
2
: Môi trường bên trong doanh nghiệp
X3: Nhân tố nhà quản trị
X4: Nhân tố con người
e
i
: Sai số ngẫu nhiên
β
0
, β
1
, β
2
, β3, β4: Các hệ số hồi quy
Sơ đồ 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện trên 2
phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng. Thang đo Likert với 5 cấp
độ được sử dụng trong bảng câu hỏi khảo sát:
(1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không
đồng ý; (3) Không có ý kiến; (4) Đồng ý; (5) Hoàn
toàn đồng ý. Thang đo đo lường 4 nhân tố với 23
quan sát. Trong đó các nhân tố như môi trường bên
ngoài (MTN) có 6 quan sát; môi trường bên trong
(MTT) có 5 quan sát; nhân tố nhà quản trị (QT) có
6 quan sát; Nhân tố người lao động có 6 quan sát,
Biến phụ thuộc có 6 quan sát. Các thông tin cá nhân
như giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn và chức
vụ cũng được thiết kế trong bảng câu hỏi theo thang
đo định tính, định lượng dùng để sàng lọc và thu
thập thông tin của các ứng viên.
Dữ liệu thu về được làm sạch, xử lý sơ bộ
với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. Để khẳng
định rằng các thang đo lường đảm bảo về độ tin
cậy, độ hiệu lực hội tụ và độ hiệu lực phân biệt,
nghiên cứu thực hiện 2 bước: tính toán độ tin cậy
Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá
EFA cho tất cả thang đo bằng thủ tục Principal Axis
Factoring với phép quay Promax. Để đánh giá mô
hình đề xuất, các điểm nhân tố sẽ được tính, sau đó
phương pháp hồi quy bội sẽ được sử dụng.
III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
1. Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng hệ số
Cronbach’s alpha
Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo
các biến độc lập cho thấy Cronbach’s Alpha là
0,819>0,6 và hệ số tương quan biến tổng phải lớn
hơn 0,3 mới có thể đưa vào phân tích nhân tố tiếp
theo. Do vậy, cần loại các biến MTN3, MTN6,
MTT3, MTT5, QT3, QT5, NLD2, NLD4 ra khỏi
mô hình. Kết quả cuối cùng còn 15 quan sát được
đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Kết quả kiểm định thang đo các biến phụ
thuộc cho thấyCronbach’s Alpha là 0,93>0,6 và các
hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên đạt
yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
2. Phân tích nhân tố khám phá - EFA
Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo
thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, các thang đo
được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân
tích nhân tố khám phá (EFA). Phương pháp trích
yếu tố được sử dụng là Principal components với
phép quay Varimax.
Biến kiểm soát:
- Giới tính (H5)
- Độ tuổi (H6)
- Chuyên môn(H7)
- Chức vụ (H8)
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology50 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018
Bảng 1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến độc lập
KMO and Bartlett’s Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .845
Approx. Chi-Square 7371.284
Bartlett’s Test of Sphericity Df 105
Sig. .000
(Nguồn: Tác giả xử lý trên SPSS)
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy phân tích
nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu do có hệ số
KMO là 0.845 (0,5 < KMO < 1). Đồng thời kết quả
kiểm định Bartlett’s với mức ý nghĩa sig. Là 0,000
nhỏ hơn 0,05. Các biến quan sát trong tổng thể có
mối tương quan với nhau và chứng tỏ dữ liệu dùng
để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến phụ thuộc
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .870
Approx. Chi-Square 2130.724
Bartlett's Test of Sphericity Df 15
Sig. .000
TT Quan sát Hệ số tải
nhân tố
1 Kế hoạch hóa nguồn nhân lực .931
2 Công tác tuyển dụng nhân lực .944
3 Hoạt động đào tạo và phát triển .642
4 Đánh giá thực hiện công việc .394
5 Tiền lương và các chế độ phúc lợi .638
6 Các quan hệ lao động .927
7 Eigen value 4.477
8 Phương sai trích (%) 74.609
9 Phương sai trích tích lũy (%) 74.609
(Nguồn: Tác giả xử lý trên SPSS)
Phân tích EFA với phương sai trích nhân
tố Principal compoment, phép quay Varimax trích
được một nhân tố với 6 biến quan sát và phương sai
trích tích lũy được 74.609% (>50%) là đạt yêu cầu.
3. Phân tích tương quan giữa các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động quản trị nhân lực trong các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Ma trận tương quan ở Bảng 3 trình bày các
hệ số tương quan Pearson (r) giữa các biến nghiên
cứu và ý nghĩa của từng hệ số đó. Mức ý nghĩa của
hệ số rất nhỏ (Sig đều nhỏ hơn 0,05) nên các hệ số
tương quan có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3. Tương quan giữa các nhân tố đến QTNL
QTNL MTN MTT QT NLD
Pearson Correlation 1 .260** .329** .200** .211**
QTNL Sig. (2-tailed) .000 .000 .003 .001
N 226 226 226 226 226
Pearson Correlation .260** 1 .914** .928** .798**
MTN Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 226 226 226 226 226
Pearson Correlation .329** .914** 1 .906** .898**
MTT Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 226 226 226 226 226
Pearson Correlation .200** .928** .906** 1 .774**
QT Sig. (2-tailed) .003 .000 .000 .000
N 226 226 226 226 226
Pearson Correlation .211** .798** .898** .774** 1
NLD Sig. (2-tailed) .001 .000 .000 .000
N 226 226 226 226 226
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
(Nguồn: Tác giả xử lý trên SPSS)
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology 51
4. Phân tích hồi quy tuyến tính
Phân tích hồi quy được thực hiện với 4 biến
độc lập, tác giả đã tiến hành kiểm tra các giả định.
Với giả thuyết ban đầu cho mô hình lý thuyết hồi
quy có dạng như sau:
Y = β
0
+ β
1
X
1
+ β
2
X
2
+ β3X3 + β4X4 + ei
Trong đó: Y là hoạt động quản trị nhân lực
X
1
: Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
X
2
: Môi trường bên trong doanh nghiệp
X3: Nhân tố nhà quản trị
X4: Nhân tố con người
e
i
: Sai số ngẫu nhiên
β
0
, β
1
, β
2
, β3, β4: Các hệ số hồi quy.
Bảng 4. Mức độ giải thích của mô hình
Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn Durbin-Watson
1 .474a .524 .510 .52999 1.929
Bảng số liệu cho thấy, R2 hiệu chỉnh bằng
.510 nghĩa là 51% sự biến thiên hoạt động quản trị
nhân lực được giải thích bởi sự biến thiên của 4
biến độc lập. Ngoài ra kiểm định Durbin-Watson
d = 1.929 (1<d<3), không có tương quan giữa các
phần dư.
Bảng 5. Mức độ phù hợp của mô hình ANOVAa
Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig.
Hồi quy 17.946 4 4.486 15.973 .000b
1 Phần dư 62.076 221 .281
Tổng 80.021 225
a. Biến phụ thuộc: QTNL
b. Biến độc lập: (Hằng số), MTN, MTT, QT, NLD
(Nguồn: tác giả tổng hợp và xử lý trên SPSS)
Qua Bảng 5 cho thấy trị số F có mức ý nghĩa
Sig.=0.000(<0,05) mô hình hồi quy tuyến tính đưa
ra là phù hợp với dữ liệu thu thập được và các biến
đều có ý nghĩa trong thống kê.
Bảng 6. Thống kê phân tích các hệ số hồi quy
Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig.
B Std. Error Beta
(Constant) 2.648 .374 7.090 .000
MTN .194 .263 .132 .735 .463
1 MTT 2.009 .313 1.404 6.409 .000
QT -.990 .231 -.751 -4.286 .000
NLD -.794 .191 -.574 -4.159 .000
a. Dependent Variable: QTNL
(Nguồn: tác giả tổng hợp và xử lý trên SPSS)
Từ Bảng 6 cho thấy mô hình hồi quy có dạng
như sau:
Y = 2.648+ 0.194 X
1
+ 2.009 X
2
– 0.99X3 –
0.794X4
Hay QTNL = 2.648 +0.194 * Môi trường bên
ngoài + 2.009 * Môi trường trong – 0.99 * Nhân tố
nhà quản trị - 0.794 * Người lao động.
5. Kiểm định sự khác biệt về quản trị nhân lực
theo biến kiểm soát
a. Kiểm định sự khác biệt về QTNL theo
giới tính
Để kiểm định sự khác biệt giữa nam và nữ
trong hoạt động quản trị nhân lực, phương pháp
kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (Independent-
samples T-test) được sử dụng. Kết quả được thể
hiện ở Bảng 7 cho thấy sig >0.05. Do đó không có
sự khác biệt về giới tính trong hoạt động quản trị
nhân lực trong các doanh nghiệp.
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology52 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018
Bảng 7. Kiểm định sự khác biệt về giới tính trong QTNL
Gioitinh N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
QTNL
Nữ 82 4.3374 .61918 .06838
Nam 144 4.4201 .58303 .04859
(Nguồn: tác giả tổng hợp và xử lý trên SPSS)
b. Kiểm định sự khác biệt về sự QTNL theo
độ tuổi
Để kiểm định sự khác biệt về QTNL theo độ
tuổi, phương pháp phân tích phương sai một yếu tố
(One-Way ANOVA) được sử dụng. Kết quả được
thể hiện ở Bảng 8 cho thấy sig >0,05 nên không có
sự khác biệt về độ tuổi trong QTNL của tổ chức.
Điều đó có nghĩa dù ở nhóm tuổi nào, hoạt động
quản trị nhân lực vẫn mang lại hiệu quả cho các
doanh nghiệp. Trên thực tế, các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên đều có các nhà quản trị, nhà
lãnh đạo rất trẻ, có tài năng.
Bảng 8. Kiểm định sự khác biệt về QTNL theo độ tuổi
QTNL
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Between Groups .844 3 .281 .789 .501
Within Groups 79.177 222 .357
Total 80.021 225
(Nguồn: tác giả tổng hợp và xử lý trên SPSS)
c. Kiểm định sự khác biệt về QTNL theo
trình độ chuyên môn
Để kiểm định sự khác biệt về sự gắn bó
với tổ chức theo trình độ chuyên môn, phương
pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-Way
ANOVA) được sử dụng.
Bảng 9. Kiểm định sự khác biệt về QTNL theo trình độ chuyên môn
QTNL
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Between Groups 1.131 2 .565 1.598 .205
Within Groups 78.890 223 .354
Total 80.021 225
(Nguồn: tác giả tổng hợp và xử lý trên SPSS)
Kết quả được thể hiện ở Bảng 9 cho thấy
Sig của kiểm định này đều lớn hơn 0,05. Chứng tỏ
không có sự khác biệt về QTNL trong tổ chức theo
trình độ chuyên môn.
d. Kiểm định sự khác biệt về QTNL theo
chức vụ
Để kiểm định sự khác biệt về QTNL theo
chức vụ, phương pháp phân tích phương sai một
yếu tố (One-Way ANOVA) được sử dụng. Kết quả
được thể hiện ở Bảng 10 cho thấy sig lớn hơn 0.05.
Điều đó có nghĩa là không có sự khác biệt về chức
vụ trong hoạt động quản trị nhân lực của các doanh
nghiệp hiện nay. Mỗi bộ phận làm tốt nhiệm vụ,
quyền hạn của mình sẽ giúp cho hoạt động quản trị
nhân lực trong toàn bộ tổ chức sẽ tốt.
Bảng 10. Kiểm định sự khác biệt về QTNL theo trình độ chức vụ
QTNL
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups .368 3 .123 .342 .795
Within Groups 79.654 222 .359
Total 80.021 225
(Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý trên SPSS)
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology 53
6. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động quản trị nhân lực trong các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
6.1. Ưu điểm
Đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên bằng phương pháp nghiên
cứu định lượng. Kết quả kiểm định độ tin cậy của
thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha cho
thấy các biến quan sát từ thang đo ban đầu đều có độ
tin cậy trong việc phân tích ảnh hưởng đến QTNL.
Tuy nhiên khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá
EFA, phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính
bội, trong 23 biến quan sát ban đầu thì chỉ có 15
biến được đưa vào mô hình phân tích.
Phần thống kê suy diễn bắt đầu từ các kiểm
định sự khác nhau về các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động quản trị nhân lực như giới tính, độ tuổi,
chức vụ và trình độ chuyên môn. Các công cụ kiểm
định giả thuyết về trung bình tổng thể như kiểm định
trung bình 2 mẫu độc lập (Independent-samples
T-test) và phương pháp phân tích phương sai một yếu
tố (One-Way ANOVA) đã được sử dụng. Kết quả
cho thấy không có sự khác biệt về giới tính, độ tuổi,
trình độ chuyên môn và chức vụ đối với hoạt động
quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp hiện nay.
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
quả trị nhân lực thì nhân tố môi trường bên trong có
ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động QTLN. Do đó,
các nhà lãnh đạo cần phải quan tâm đến các quan sát
cấu thành nên nhân tố để có những điều chỉnh kịp
thời và hợp lý.
6.2. Hạn chế
Thang đo về mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến quản trị nhân lực ban đầu được xây
dựng trên cơ sở lý thuyết và những mô hình nghiên
cứu trước, xong trước khi xây dựng thang đo tác giả
chưa có điều kiện phỏng vấn sâu nhiều lần để chỉnh
sửa bảng câu hỏi nghiên cứu. Các tiêu chí đưa ra
vẫn còn sơ sài, chưa bao quát được hết nội dung.
Bài viết chưa chỉ rõ cụ thể sự khác nhau giữa
các mô hình quản trị nhân lực của các doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Chưa có sự phân loại về quy mô các doanh
nghiệp khi tiến hành khảo sát và phân tích.
Tác giả chỉ dừng lại ở phân tích nhân tố
khám phá, phân tích tương quan, phân tích mô tả
kiểm định các giả thuyết và kỹ thuật hồi quy. Do
đó, các kết quả nghiên cứu còn có những hạn chế
nhất định.
IV. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Quản trị nhân lực đóng vai trò then chốt
trong sự vận hành của mỗi doanh nghiệp. Quản trị
nhân lực vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật mà cần
có sự kết hợp hài hòa, hợp lý từ người lao động làm
công việc giản đơn, đến các cấp quản lý trung gian
và quản lý cấp cao. Kết quả phân tích của đề tài
cho thấy rằng, môi trường bên trong doanh nghiệp
và môi trường bên ngoài có sự tác động cùng chiều
tới nhân tố này. Môi trường bên ngoài như khung
cảnh kinh tế, chính sách lao động – tiền lương,
chính sách bảo hiểm, đều có ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động quản trị nhân lực của tổ chức. Môi
trường bên trong như sứ mạng- mục tiêu, văn hóa
doanh nghiệp, các nguồn lực của doanh nghiệp,
lợi thế cạnh tranh cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động này. Do đó, trong quá trình phát triển để quản
trị hiệu quả, các nhà lãnh đạo cần quan tâm nhiều
hơn nữa đến nội lực của mình.
2. Kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị
nhân lực trong các doanh nghiệp cần thực hiện các
giải pháp sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần thay đổi và
nâng cao nhận thức về vai trò của nhân lực và quản
trị nhân lực trong doanh nghiệp. Cần dành quỹ thời
gian nghiên cứu học tập các kiến thức về quản trị
nhân lực của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có đầy
đủ bộ phận chuyên trách đảm nhiệm các công việc
về phân tích, hoạch định nhân lực, tuyển dụng, đào
tạo và đánh giá lao động
Thứ hai, cần có các phương pháp đổi mới
trong công tác tuyển dụng nhân lực. Có các chính
sách duy trì và đãi ngộ để tuyển được người lao
động vào làm việc. Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều
khu công nghiệp nên việc thu hút lao động đang gặp
khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp không tuyển
được lao động. Vì vậy, cần thông tin rộng rãi tới
các địa phương có ít khu công nghiệp để thu hút
nhân lực.
Chú trọng các chế độ đãi ngộ đối với người
lao động. Hiện tại, các khu công nghiệp tỉnh Hưng
Yên chưa có hệ thống nhà ở, trường học, bệnh viện
cho công nhân đến làm việc. Do đó, ủy ban nhân
dân tỉnh cũng cần xem xét các yếu tố đó để có chiến
lược phát triển các khu công nghiệp cho hợp lý.
Thứ ba, Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng
ban chức năng cần phân tích những khó khăn và
thách thức của doanh nghiệp và đưa ra chiến lược
phát triển, quản lý doanh nghiệp trong 5-10 năm.
Đặc biệt, các chiến lược thu hút và giữ chân người
lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Thứ tư, quan tâm đến thu nhập, chế độ phúc
lợi cho người lao động. Đây là vấn đề mà người lao
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology54 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018
động rất quan tâm khi họ cân nhắc và xem xét lựa
chọn vị trí việc làm. Xây dựng hệ thống các tiêu
chí, đánh giá phù hợp. Xây dựng môi trường làm
việc thân thiện, luôn biết ơn những người làm ra sản
phẩm và có các chế độ khen thưởng kịp thời những
sáng kiến, cải tiến kĩ thuật.
Thứ năm, cần xác định nhu cầu đào tạo nhân
lực trong doanh nghiệp đặc biệt là lao động mới
tuyển và những người có trình độ, năng lực để đào
tạo lên các cấp quản lý. Cần giáo dục nhận thức cho
người lao động về lợi ích sẽ nhận được khi làm việc,
họ sẽ được hưởng thù lao xứng đáng với công sức
mà họ bỏ ra. Giáo dục cho mọi cá nhân trong doanh
nghiệp các vấn đề về an toàn lao động, ý thức bảo vệ
môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Thứ sáu, Cần xây dựng văn hóa ứng xử trong
doanh nghiệp cởi mở và thân thiện. Người lãnh đạo,
người làm công tác quản lý luôn ân cần, không quát
mắng nhân viên, cần chỉ ra cho họ biết lỗi sai khi họ
làm sai. Bên cạnh đó, cần trang bị cơ sở vật chất đầy
đủ để đáp ứng yêu cầu công việc của mỗi người lao
động tại doanh nghiệp.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trung tâm
Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học và Công nghệ,
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên mã số
đề tài UTEHY.T006.P1718.05.
Tài liệu tham khảo
[1]. Trần Xuân Cầu. Giáo trình Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Hà Nội, 2014.
[2]. Trần Kim Dung và cộng sự, Cấu trúc tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Tạp chí phát triển kinh tế, 2017, số 28.
[3]. Trần Kim Dung. Quản trị nguồn nhân lực, NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2011.
[4]. Nguyễn Vân Điềm và cộng sự. Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học KTQD, 2007.
[5]. Vũ Thị Thu Giang, Quản trị nhân sự tại công ty TNHH NN một thành viên Vườn thú Hà Nội,
Luận văn thạc sỹ, Hà Nội, 2015.
[6]. Phạm Thị Thúy Mai, Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty
viễn thông liên tỉnh đến năm 2015, Luận văn thạc sỹ.
[7]. Trần Xuân Tuấn, Quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV thí nghiệm điện Miền Bắc,
Luận văn thạc sỹ, Hà Nội, 2015.
[8]. Phetsamone Phonevilaisack, Quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty Điện lực Cộng họà dân
chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sỹ, 2012.
[9]. Đinh Văn Tới, Tác động của quản trị nhân lực đến kết quả phi tài chính của doanh nghiệp trên
HOSE. Tài chính. Kỳ 1 2018, 2017, số 8, tr. 100-104.
[10]. Đinh Văn Tới, Tác động của các biện pháp quản trị nhân lực đến kết quả hoạt động của các
doanh nghiệp Việt Nam, Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương 2017, 2018, số 490, tr. 81-83.
[11]. Đào Văn Tú, Giải pháp tăng cường công tác quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Nghiên cứu Tài chính Kế toán, 2018, số 2, tr. 13-16.
[12]. Augustine A. Lado and Mary C. Wilson, Human Resource Systems and Sustained Competitive
Advantage: A Competency-Based Perspective. Academy of Management Review, 1994, Vol. 19, No. 4.
[13]. Patrick M. Wright, Gary C. McMahan, Theoretical Perspectives for Strategic Human Resource
Management, First Published June 1, 1992 Research Article, 1992.
[14]. Website: http:\\hungyen.gov.vn
FACTORS AFFECTING HUMAN RESOURCE MANAGEMENT ACTIVITIES
IN ENTERPRISES IN HUNG YEN PROVINCE
Abstract:
This study focuses on analyzing the factors affecting human resource management in enterprises in
Hung Yen province. The data of the study was collected through a survey survey of 270 directors, managers
and employees. The study used reliability testing method with Cronbach’s alpha coefficient, exploratory
factor analysis and linear regression. The results show that internal environmental factors and external
environment have a positive impact on human resource management and there is no difference according
to age, gender, professional level and position in the management. human resources at businesses.
Keywords: human resource management, factor affecting.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_hoat_dong_quan_tri_nhan_luc_trong.pdf