Thứ sáu, nâng cao năng lực nhân viên như:
Xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực du lịch
theo từng giai đoạn cụ thể; các doanh nghiệp và
cơ sở kinh doanh lữ hành và lưu trú cần tổ chức
các chương trình huấn luyện, nâng cao nghiệp
vụ cho nhân viên, cũng như có cơ chế lương,
thưởng để khuyến khích tinh thần cho nhân
viên; tạo điều kiện cho các tổ chức đầu tư xây
dựng cơ sở đào tạo về du lịch, cơ sở đào tạo
nghề du lịch mở rộng công tác đào tạo, cơ sở đào
tạo ngoại ngữ và khuyến khích các doanh
nghiệp tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên;
tiếp tục duy trì mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp
vụ mang tính đặc thù. Phối hợp mở các lớp bồi
dưỡng về kỹ năng giao tiếp với khách cho các
đối tượng lái xe, bán hàng, hướng dẫn viên du
lịch ; khuyến khích các doanh nghiệp có nhu
cầu về lao động nghề du lịch chủ động triển khai
mô hình tự đào tạo và đào tạo tại chỗ, phù hợp
với nhu cầu thực tế; xây dựng cơ sở đào tạo một
cách hệ thống gồm dạy nghề, đào tạo từ trung
cấp đến đại học về du lịch. Đổi mới cơ bản công
tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực,
đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo theo
chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch, gắn lý
thuyết với thực hành để nâng cao trình độ đội
ngũ nhân viên.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái biển tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Tập 6 (12/2019) 54
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI BIỂN
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Phạm Ngọc Khanh1
Title: The factors affect to the
satisfastion level of the marine
eco-tourism services quality in
Baria Vungtau province
Từ khóa: Du lịch sinh thái biển,
du lịch Bà Rịa Vũng Tàu
Keywords: Marine eco-
tourism, Baria Vungtau
tourism
Lịch sử bài báo:
Ngày nhận bài: 25/7/2019;
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
30/7/2019;
Ngày chấp nhận đăng bài:
28/8/2019.
Tác giả: 1 Trường Đại học Bà
Rịa Vũng Tàu
Email: khanhpn@bvu.edu.vn
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái biển tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu (BRVT). Tác giả tiến hành phân tích dữ liệu dựa
vào 270 mẫu. Tác giả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân
tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson, và xác
định và phân tích mô hình hồi quy đa biến; kiểm định hiện tượng
đa cộng tuyến, kiểm định ANOVA của mô hình. Kết quả nghiên cứu
cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp và không có hiện tượng đa
cộng tuyến; 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng
dịch vụ du lịch sinh thái biển tỉnh BRVT: (i) Hoạt động du lịch và
giải trí; (ii) Môi trường du lịch; (iii) Năng lực phục vụ; (iv) Cơ sở hạ
tầng; (v) An toàn; (vi) Năng lực nhân viên. Dựa trên kết quả phân
tích, tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị liên quan đến sự hài lòng
của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái biển tỉnh BRVT.
ABSTRACT
The aim of this study is to assess factors that affect the
satisfaction level of the marine eco-tourism services quality in
Baria Vungtau province. The author analyzes data based on 270
samples. The author evaluates Cronbach's Alpha reliability, EFA
analysis, Pearson correlation analysis, determines and analyzes
multivariate regression models; Multi-collinearity assay and
ANOVA. The results show that the regression model is suitable
and does not have multi-collinearity; 6 factors affect the
satisfaction of the marine eco-tourism service quality in BRVT
province: (i) Tourism and recreation; (ii) tourism environment;
(iii) capacity to serve; (iv) infrastructure; (v) safe; (vi) staff
capacity. Based on the found results, the author points out some
management implications related to visitor’s satisfaction on the
quality of ecotourism services in BRVT province.
1. Giới thiệu
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa
vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với
giáo dục môi trường đóng góp cho nỗ lực
bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham
gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (BRVT) là một
tỉnh có tiềm năng về du lịch, đặc biệt là du
lịch sinh thái biển. Tỉnh có vị trí địa lý thuận
lợi, khí hậu ôn hòa, có truyền thống văn hoá
lịch sử lâu đời với những khu di tích mang
đậm dấu ấn của những thời kỳ lịch sử, toàn
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 55
tỉnh hiện có 31 khu di tích được xếp hạng cấp
quốc gia. Tỉnh BRVT có các bãi tắm tuyệt
đẹp, các món ăn đặc sản biển khá phong phú,
đặc biệt có những thắng cảnh nguyên sơ
tuyệt đẹp rất thuận lợi cho phát triển du lịch
sinh thái biển như: Vườn Quốc gia Côn Đảo,
Hồ Tràm, Hồ Cóc, Bình Châu Tuy nhiên,
trong thời gian qua, du lịch BRVT và đặc biệt
là du lịch sinh thái biển BRVT chưa phát huy
hết tiềm năng và lợi thế vốn có của mình, đó
là điều lãng phí; hơn nữa, chất lượng dịch vụ
du lịch sinh thái biển (CLDVDLSTB) chưa đa
dạng, phong phú và chưa đáp ứng được nhu
cầu của du khách làm cho lượng khách đến
du lịch BRVT chưa cao. Do đó, nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng
về chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái biển
BRVT cần được quan tâm, góp phần nâng
cao cạnh tranh du lịch với các địa phương
khác cũng như tăng thu nhập, cải thiện cuộc
sống cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế du lịch tỉnh BRVT một cách
ổn định và bền vững hơn trong thời gian tới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
và phạm vi nghiên cứu
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Theo Vũ Văn Đông (2014) nghiên cứu
về: “Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa –
Vũng Tàu”. Tác giả phân tích các nhân tố tác
động đến phát triển du lịch BRVT và đưa ra
các giải pháp phát triển bền vững từ góc độ
kinh tế, tài nguyên môi trường, văn hoá xã
hội, phát triển sản phẩm du lịch mà chưa đề
cập cụ thể đến phát triển du lịch sinh thái
biển BRVT; Theo Đinh Kiệm (2013), nghiên
cứu về: “Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh
vùng duyên hải cực Nam Trung bộ đến năm
2020”. Tác giả dự báo các chỉ tiêu kinh tế du
lịch của vùng và đưa ra các nhóm giải pháp
đồng bộ cho chiến lược phát triển gắn với
khung kế hoạch hành động cụ thể của vùng
về phát triển du lịch sinh thái cho từng thời
kỳ; Tác giả Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn
Hồng Giang (2011): “Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi
đến du lịch ở Kiên Giang”. Kết quả nghiên
cứu thu thập dựa trên cuộc khảo sát 295 du
khách cho thấy có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của du khách sắp xếp theo
mức độ giảm dần đó là: Cơ sở lưu trú,
Phương tiện vận chuyển, Hài lòng về
chuyến đi, Phong cảnh du lịch và Hướng
dẫn viên; Theo nghiên cứu của Salleh
N.H.M, R Othman, T Sarmidi, A.H Jaafar,
B.M.N Norghani (2012) nghiên cứu về: “Sự
hài lòng của khách du lịch về chất lượng
dịch vụ, môi trường khi đến công viên biển
hòn đảo Tioman”. Nghiên cứu này ước
lượng niềm vui của những khách du lịch
đến công viên biển hòn đảo Tioman. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tất cả khách du lịch
(khách địa phương và nước ngoài) đồng ý
niềm vui về công tác (dịch vụ) môi trường
có chất lượng.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Tại 8 khu du lịch sinh thái biển của tỉnh
BRVT (bao gồm KDL sinh thái Vườn Quốc
gia Côn Đảo, KDL sinh thái đảo Ngọc mùa
Xuân, KDL sinh thái nghĩ dưỡng Hồ Tràm,
Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu, Suối
nước nóng Bình Châu, KDL sinh thái Bưng
Bạc, KDL sinh thái Tứ Phương Thất Đảo,
KDL sinh thái Ngọc Sương).
3. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
3.1. Khái quát du lịch sinh thái
Luật Du lịch (2005), Du lịch sinh thái là
hình thức du lịch “dựa vào thiên nhiên, gắn với
bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia
của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.
Theo Piroginoic, tài nguyên du lịch
sinh thái “là các thành phần và thể cảnh
quan và nhân sinh có thể dùng để tạo ra sản
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 56
phẩm du lịch, thoả mãn các nhu cầu của con
người”. Tài nguyên du lịch sinh thái chính là
các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ
sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản
địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ
sinh thái tự nhiên đó. Du lịch sinh thái bao hàm nhiều loại
hình khác nhau như: Du lịch thiên nhiên
(Nature Tourism), Du lịch dựa vào thiên
nhiên (Nature - Based Tourism), Du lịch môi
trường (Environmental Tourism), Du lịch
đặc thù (Particular Tourism), Du lịch xanh
(Green Tourism), Du lịch mạo hiểm
(Adventure Tourism), Du lịch bản xứ
(Indigenous Tourism), Du lịch có trách
nhiệm (Responsible Tourism), Du lịch nhạy
cảm (Sensitized Tourism), Du lịch nhà tranh
(Cottage Tourism), Du lịch bền vững
(Sustainable Tourism) Ơ� nước ta hiện nay,
loại hı̀nh Du lịch thiên nhiên (Nature
Tourism) hay Du lịch dựa vào thiên nhiên
(Nature - Based Tourism) đang được nhie�u
người ưa thı́ch. Các tours, chương trı̀nh lữ
hành đe�n với các di sản thiên nhiên, các khu
dự trữ sinh quye�n, các khu vực sinh thái
bie�n đảo đã die�n ra nhie�u năm và càng ngày
càng trở nên pho� bie�n.
3.2. Chất lượng dịch vụ, chất lượng
dịch vụ du lịch
3.2.1. Chất lượng dịch vụ
Theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa
ISO: “Chất lượng là khả năng của tập hợp
các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống
hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của
khách hàng và các bên có liên quan”.
Gronroos (1984) cho rằng: Chất lượng
dịch vụ được đánh giá trên hai khía cạnh:
Chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức
năng. Chất lượng kỹ thuật liên quan đến
những gì được phục vụ, còn chất lượng
chức năng nói lên chúng được phục vụ như
thế nào. Theo Parasuraman, Zeithaml và
Berry (1985), chất lượng dịch vụ được xem
là khoảng cách giữa kỳ vọng của các khách
hàng và nhận thức của họ khi đã qua sử
dụng dịch vụ.
3.2.2. Chất lượng dịch vụ du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, chất
lượng dịch vụ du lịch là quá trình trong đó
đảm bảo sự hài lòng của tất cả các sản phẩm
hợp pháp và nhu cầu dịch vụ, yêu cầu và
mong đợi của người tiêu dùng, với một mức
giá chấp nhận được, trong sự phù hợp với
các yếu tố quyết định chất lượng cơ bản
như: An toàn, an ninh, vệ sinh, khả năng tiếp
cận, tính minh bạch, tính xác thực và sự phù
hợp của các hoạt động du lịch liên quan đến
môi trường, con người và tự nhiên của nó.
3.3. Sự hài lòng của khách hàng và
mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và
sự hài lòng của khách hàng
3.3.1. Sự hài lòng của khách hàng
Theo Spreng, MacKenzie, và Olshavsky
(1996), sự hài lòng của khách hàng được
xem là nền tảng trong khái niệm của
marketing về việc thỏa mãn nhu cầu và
mong ước của khách hàng; sự hài lòng của
khách hàng là phản ứng của họ về sự khác
biệt cảm nhận giữa kinh nghiệm đã biết và sự mong đợi (Parasuraman và ctg, 1988;
Spreng và ctg, 1996).
Theo Kotler (2000) cho rằng “Sự hài
lòng như là một cảm giác hài lòng hoặc thất
vọng của một người bằng kết quả của việc
so sánh thực tế nhận được của sản phẩm
(hay kết quả) trong mối liên hệ với những
mong đợi của họ”; theo Hoyer và MacInnis
(2001) cho rằng, sự hài lòng có thể gắn liền
với cảm giác chấp nhận, hạnh phúc, giúp đỡ,
phấn khích, vui sướng.
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 57
3.3.2. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch
vụ và sự hài lòng của khách hàng
Theo Cronin & Taylor (1992) đã kiểm
định mối quan hệ này và kết luận rằng cảm
nhận chất lượng dịch vụ dẫn đến sự thỏa
mãn của khách hàng. Các nghiên cứu đã kết
luận rằng chất lượng dịch vụ là tiền đề của sự thỏa mãn và là nhân tố chủ yếu ảnh
hưởng đến sự thỏa mãn.
Theo Oliver (1993), chất lượng dịch vụ
ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của khách
hàng. Nghĩa là chất lượng dịch vụ được xác
định bởi nhiều nhân tố khác nhau, là một
phần nhân tố quyết định của sự hài lòng
(Parasuraman, 1985, 1988).
Theo Zeithaml và Bitner (2000), sự hài
lòng của khách hàng là một khái niệm tổng quát
nói lên sự hài lòng của họ khi tiêu dùng một dịch
vụ, còn nói đến chất lượng dịch vụ là quan tâm
đến các thành phần cụ thể của dịch vụ.
Hình 1. Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ
và sự hài lòng khách hàng (Nguồn: Spreng
và Mackoy (1996))
4. Khung phân tích của nghiên cứu Từ lý thuyết, phỏng vấn các chuyên gia,
các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng
dịch vụ du lịch của các nhà nghiên cứu
trước đây và đặc thù tiềm năng du lịch sinh
thái biển của BRVT so với các địa phương
khác trong cả nước, tác giả đưa ra mô hình
nghiên cứu đề xuất như sau:
Hình 2. Mô hình lý thuyết sự hài lòng về
chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái biển tại
tỉnh BRVT
Các giả thuyết:
H1: Nhân tố chất lượng cơ sở hạ tầng
(CSHT) có quan hệ cùng chiều với sự hài lòng
của du khách.
H2: Nhân tố chất lượng Môi trường du
lịch (MTDL) có quan hệ cùng chiều với sự hài
lòng của du khách.
An toàn
H1
Môi trường
du lịch
Hoạt động du
lịch
và giải trí
Cơ sở hạ tầng
Năng lực phục
vụ
Sự hài lòng
về chất
lượng dịch
vụ du lịch
sinh thái
biển tỉnh
BRVT
H2
H 3
H4
H5 Chất lượng mong
đợi Chất
lượng
dịch
vụ
Chất
lượng
cảm
nhận
Sự hài
lòng Chất
lượng
mong
đợi
Nhu cầu
được đáp
ứng
Nhu cầu
không
được đáp
ứng
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 58
H3: Nhân tố An toàn (AT) có quan hệ
cùng chiều với sự hài lòng của du khách.
H4: Nhân tố chất lượng Hoạt động du
lịch và giải trí (HĐDLGT) có quan hệ cùng
chiều với sự hài lòng của du khách.
H5: Nhân tố chất lượng Năng lực phục
vụ (NLPV) có quan hệ cùng chiều với sự hài
lòng của du khách.
5. Thiết kế và kết quả nghiên cứu
Thang đo gồm 5 thành phần và đã được
điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của
tỉnh BRVT. Các biến quan sát được đo lường
trên thang đo Likert 5 cấp độ thay đổi từ: (1)
Hoàn toàn không hài lòng; (2) Không hài lòng;
(3) Bình thường; (4) hài lòng và (5) Hoàn toàn
hài lòng. Các phát biểu này đại diện cho các
thành phần chất lượng dịch vụ du lịch:
Hình 3. Các biến quan sát trong từng yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng
về chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái biển
Môi trường
du lịch
An toàn
Cơ sở hạ tầng
Các hoạt động
du lịch và giải
trí
Năng lực phục
vụ
Sự đa dạng của nhà hàng, khách sạn phục vụ du khách
Trang thiết bị cần thiết tại các điểm du lịch
Hệ thống thông tin liên lạc, đường truyền mạng (Internet)
luôn sẵn sàng phục vụ du khách
DV y tế, ngân hàng, luôn sẵn sàng phục vụ du khách
Hệ thống giao thông thuận tiện
Sự đa dạng, phong phú của tài nguyên tự nhiên
Sự bảo tồn các bãi rạn san hô, các đảo, núi đá, bãi đá nguyên sơ
Sự bảo tồn hệ động thực vật biển
Khí hậu tại địa phương thuận lợi cho hoạt động du lịch
Không khí trong lành
Du khách được tha quan nhiều địa điểm du lịch sinh
thái biển tuyệt đẹp
Có nhiều địa điểm mua sắm
Sự kiện, lễ hội mang dấu ấn lịch sử văn hóa của địa
phương diễn ra thường xuyên
Có các địa điểm vui chơi vào buổi tối (cà phê, bar,)
Các hoạt động vui chơi tại các địa điểm du lịch đa dạng
(chèo thuyền, lặn, câu cá, ngắm các rạn san hô)
Sự đáp ứng đầy đủ phương tiện, đội ngũ NV cứu hộ cứu nạn ở khu du lịch
Vệ sinh an toàn thực phẩm tại khu du lịch và tại địa phương
An ninh tại các khu vực nghỉ ngơi, riêng tư của du khách
Tình hình an ninh trật tự tại các khu du lịch và địa
phương (trộm cắp, cờ bạc, thách giá, ....)
Vệ sinh môi trường tại các khu du lịch
Sự phù hợp của giá cả các sản phẩm, dịch vụ du lịch
Trình độ ngoại ngữ của nhân viên
Người dân hiếu khách, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ du khách
Nhân viên có trang phục gọn gàng, lịch sự
Sự chuyên nghiệp của hướng dẫn viên, nhân viên khu du lịch
Sự đa dạng phong phú của ẩm thực
Sự đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng các sản phẩm, dịch vụ du lịch
Mức độ hài lòng
về CLDVDLSTB
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Tập 6 (12/2019) 59
Nghiên cứu này gồm 33 biến quan sát và
5 biến độc lập thì:
Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu nhân tố là:
33 x 5 = 165 mẫu.
Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu hồi quy là:
8x5 + 50 = 90 mẫu.
Qui mô mẫu kế hoạch là 300 khách du
lịch được chọn để khảo sát chính thức.
Kết quả thu lại được 270 phiếu trả lời,
đạt 90% tỷ lệ hồi đáp chung, sau khi kiểm
tra 270 phiếu trả lời thu được, có 30 phiếu
trả lời không đạt yêu cầu do khách du lịch
còn bỏ nhiều ô trống, cuối cùng còn 240
phiếu trả lời đạt yêu cầu được dùng cho
nghiên cứu này, do đó nghiên cứu này có cỡ
mẫu là 240 mẫu, thỏa các điều kiện về cỡ
mẫu nghiên cứu.
Địa bàn khảo sát: Tại 8 khu du lịch sinh
thái biển của tỉnh BRVT. Địa điểm phỏng
vấn là các khách sạn, nhà hàng, bãi biển, các
khu du lịch sinh thái biển của tỉnh BRVT.
Đối tượng được khảo sát: Khách du lịch
đến 8 địa điểm khu DLSTB tỉnh BRVT.
Thời gian tiến hành khảo sát: Từ
01/10/2018 đến 31/3/2019.
Bảng 1. Kết quả kiểm định thang đo qua
Cronbach’s Alpha
Các biến
quan sát
Trung
bình
thang đo
nếu loại
biến
Phương
sai thang
đo nếu
loại biến
Tương
quan
biến
tổng
Alpha
nếu
loại
biến
Cơ sở hạ tầng: Cronbach's Alpha = 0,840
CSHT1 12.94 6.235 .592 .825
CSHT2 12.75 5.831 .786 .765
CSHT3 12.65 6.570 .689 .797
CSHT4 12.84 6.653 .604 .818
CSHT5 12.35 6.891 .565 .828
Môi trường du lịch: Cronbach's Alpha =
0,743
MTDL1 12.07 5.895 .444 .720
MTDL2 12.36 4.960 .614 .654
MTDL3 12.37 5.580 .474 .711
MTDL4 12.12 5.359 .594 .666
MTDL5 12.25 5.956 .413 .731
An toàn: Cronbach's Alpha = 0,810
AT1 12.74 8.178 .482 .805
AT2 12.55 7.369 .649 .759
AT3 12.65 7.089 .663 .753
AT4 12.87 6.339 .701 .739
AT5 12.87 7.622 .507 .801
Hoạt động du lịch và giải trí: Cronbach's
Alpha = 0,878
HĐDLGT1 10.40 10.199 .752 .838
HĐDLGT2 10.32 9.924 .774 .829
HĐDLGT3 10.40 10.350 .759 .835
HĐDLGT5 10.41 10.653 .665 .872
Năng lực phục vụ: Cronbach's Alpha =
0,847
NLPV1 12.78 6.265 .670 .813
NLPV3 12.62 6.087 .672 .812
NLPV4 12.76 6.065 .673 .812
NLPV6 12.63 6.116 .642 .820
NLPV7 12.80 6.097 .625 .825
Nhân tố 6: Cronbach's Alpha = 0,794.
NLPV5 3.3292 .565 .660
NLPV2 3.5125 .636 .660
Sự hài lòng về chất lượng: Cronbach's
Alpha = 0,903
SHL1 16.11 6.318 .699 .891
SHL2 16.13 6.381 .741 .885
SHL3 16.12 6.514 .702 .890
SHL4 16.11 6.293 .762 .882
SHL5 16.12 6.291 .747 .884
SHL6 16.07 6.153 .757 .882
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm
SPSS 20.0
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 60
Từ kết quả bảng 1, ta thấy độ tin cậy
Cronbach’s Alpha của nhân tố “Hoạt động
du lịch và giải trí” sau khi loại biến
HĐDLGT4 là 0,878 (> 0,6) nên đảm bảo các
biến trong nhân tố này có tương quan với
nhau. Và hệ số tương quan tổng biến của tất
cả các biến quan sát đều > 0,3, nên có sự
tương quan giữa các biến trong thang đo,
đáp ứng độ tin cậy. Cronbach’s Alpha của
nhân tố “Nhân tố 6” sau là 0,845 (> 0,6).
Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố khám
phá EFA
Ma trận xoay
Biến
quan sát Nhân tố 1 2 3 4 5 6
NLPV7 .802
NLPV3 .756 .224
NLPV6 .717 .201
NLPV4 .704
NLPV1 .690 .221 .296
CSHT2 .853
CSHT3 .776
CSHT1 .203 .729
CSHT4 .258 .670 .245
CSHT5 .593 .338 .367
HĐDLGT2 .883
HĐDLGT3 .868
HĐDLGT1 .868
HĐDLGT5 .797
AT4 .826
AT3 .808
AT2 .785
AT5 .677
AT1 .642 -.235
MTDL2 .747
MTDL4 .225 .733
MTDL3 .612 .201
MTDL5 .207 .611
MTDL1 .201 .609
NLPV2 .264 .210 .814
NLPV5 .356 .734
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm
SPSS 20.0
Sau khi tiến hành phân tích hệ số
Cronbach’s Alpha và thực hiện phương pháp
rút trích Principal components với phép
quay Varimax, có 6 nhân tố được hình thành gồm 26 biến quan sát có ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ du lịch sinh thái biển tỉnh
BRVT. Cụ thể như sau: (i) Nhân tố thứ 1:
“Năng lực phục vụ”, gồm 5 biến quan sát:
NLPV1, NLPV3, NLPV4, NLPV6, NLPV7; (ii)
Nhân tố thứ 2: “Cơ sở hạ tầng”, gồm 5 biến
quan sát: CSHT1, CSHT2, CSHT3, CSHT4,
CSHT5; (iii) Nhân tố thứ 3: “Hoạt động du
lịch và giải trí”, gồm 4 biến quan sát:
HĐDLGT1, HĐDLGT2, HĐDLGT3, HĐDLGT4;
(iv) Nhân tố thứ 4: “An toàn”, gồm 5 biến
quan sát: AN1, AN2, AN3, AN4, AT5; (v)
Nhân tố thứ 5: “Môi trường du lịch” gồm 5
biến quan sát: MTDL1, MTDL2, MTDL3,
MTDL4, NTDL5; (vi) Nhân tố thứ 6: gồm 2
biến quan sát là NLPV5, NLPV2. 2 biến quan
sát trong yếu tố này là “Sự chuyên nghiệp
của hướng dẫn viên, nhân viên KDL” và
“Trình độ ngoại ngữ của NV” tách ra từ yếu
tố “Năng lực phục vụ” sau khi phân tích nhân
tố khám phá EFA. Tác giả đặt tên nhân tố thứ
6 là “Năng lực của nhân viên”.
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 61
Bảng 3. Bảng ma trận tương quan
Correlations
Các biến quan sát CSHT MTDL AT HDDLGT NLPV NLNV HL
CSHT Hệ số tương quan 1.000 442** -.061 -.013 .424** .394** .405** Sig. (2-tailed) .000 .346 .842 .000 .000 .000
N 240 240 240 240 240 240 240
MTDL Hệ số tương quan .442** 1.000 -.042 -.041 .394** .398** .473** Sig. (2-tailed) .000 .521 .529 .000 .000 .000
N 240 240 240 240 240 240 240
AT Hệ số tương quan -.061 -.042 1.000 .096 -.071 -.026 .188** Sig. (2-tailed) .346 .521 .137 .275 .688 .003
N 240 240 240 240 240 240 240
HDDLGT Hệ số tương quan -.013 -.041 .096 1.000 .070 .033 .363** Sig. (2-tailed) .842 .529 .137 .277 .612 .000
N 240 240 240 240 240 240 240
NLPV Hệ số tương quan .424** .394** -.071 .070 1.000 .525** .507** Sig. (2-tailed) .000 .000 .275 .277 .000 .000
N 240 240 240 240 240 240 240
NLNV Hệ số tương quan .394** .398** -.026 .033 .525** 1.000 .436** Sig. (2-tailed) .000 .000 .688 .612 .000 .000
N 240 240 240 240 240 240 240
HL Hệ số tương quan .405** .473** .188** .363** .507** .436** 1.000 Sig. (2-tailed) .000 .000 .003 .000 .000 .000
N 240 240 240 240 240 240 240
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
Như vậy, hệ số tương quan giữa các
biến độc lập với biến phụ thuộc đều lớn hơn
0 và tương quan cùng chiều, nghĩa là có tồn
tại mối tương quan giữa biến phụ thuộc
Mức độ hài lòng về chất lượng DVDLSTB
tỉnh BRVT với các biến độc lập: MTDL,
CSHT, AT, HĐDLGT, NLPV và NLNV. Hệ số
tương quan giữa các biến độc lập < 0.8:
chưa có dấu hiệu của đa cộng tuyến giữa các
biến độc lập.
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 62
Bảng 4. Kết quả tổng hợp phân tích hồi quy
Model Summaryb
Mô
hình Hệ số R Hệ số R
2 Hệ số R
2 –
hiệu chỉnh
Sai số chuẩn
của ước lượng
Hệ số Durbin-
Watson 1 .843a .711 .703 .27139 1.909
a. Predictors: (Constant), NLNV, HDDLGT, AT, MTDL, CSHT, NLPV
b. Dependent Variable: HL
Coefficientsa
Model
Hệ số chưa
chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn hóa
Giá trị t Giá rị
Sig.
Đa cộng tuyến
B Sai số chuẩn Beta
Hệ số
Tolerance VIF
1
Hằng số -.422 .163 -2.594 .010
CSHT .196 .035 .245 5.664 .000 .664 1.506
MTDL .279 .037 .320 7.558 .000 .694 1.441
AT .178 .027 .236 6.630 .000 .982 1.019
HDDLGT .168 .017 .354 9.960 .000 .983 1.017
NLPV .211 .037 .257 5.716 .000 .614 1.629
NLNV .102 .030 .144 3.399 .001 .688 1.454
. Dependent Variable: HL
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
Sig của các hệ số β chuẩn hóa < 0.05: các
hệ số β có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa
5%. Như vậy, mô hình hồi qui các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ hài lòng về chất lượng
dịch vụ du lịch sinh thái biển tỉnh BRVT là: HL
= 0,245*CSHT + 0,320*MTDL + 0,236*AT +
0,354*HĐDLGT + 0,257*NLPV + 0,144*NLN.
Tóm lại, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ hài lòng về CLDVDLSTB, thuận chiều
với các mức độ trọng yếu. Trong đó, ảnh
hưởng mạnh nhất là nhân tố Hoạt động du
lịch giải trí (𝛽𝛽1=0.354); nhân tố Năng lực
nhân viên (𝛽𝛽6=0.144) ít ảnh hưởng nhất đến
mức độ hài lòng chung về CLDVDLSTB.
Bảng 5. Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình ANOVAa
Mô hình Tổng bình
phương Bậc tự do
Trung bình
bình phương F Sig. 1 Regression 42.153 6 7.026 95.385 .000b Residual 17.161 233 .074
Total 59.315 239
a. Dependent Variable: HL
b. Predictors: (Constant), NLNV, HDDLGT, AT, MTDL, CSHT, NLPV
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
Bảng ANOVA cho thấy, giá trị F =
95,385 và mức ý nghĩa Sig. = 0,000 (< 0,05)
nên biến phụ thuộc có tương quan tuyến
tính với toàn bộ biến độc lập.
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Tập 6 (12/2019) 63
Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội
Coefficientsa
Model
Hệ số chưa
chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn hóa
Giá trị t Giá trị
Sig.
Đa cộng tuyến
B Sai số chuẩn Beta
Hệ số
Tolerance
Hệ số
VIF
1
Hằng số -.422 .163 -2.594 .010
CSHT .196 .035 .245 5.664 .000 .664 1.506
MTDL .279 .037 .320 7.558 .000 .694 1.441
AT .178 .027 .236 6.630 .000 .982 1.019
HDDLGT .168 .017 .354 9.960 .000 .983 1.017
NLPV .211 .037 .257 5.716 .000 .614 1.629
NLNV .102 .030 .144 3.399 .001 .688 1.454
a. Dependent Variable: HL
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
Độ chấp nhận (Tolerance) và hệ số
phóng đại phương sai (VIF) của các biến
đều không vượt quá 10, chứng tỏ không
xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong
mô hình. Như vậy, mô hình hồi quy bội là
phù hợp với mô hình và dữ liệu nghiên
cứu; các biến đều có ý nghĩa về mặt thống
kê với mức ý nghĩa 5%. Dựa vào kết quả
bảng 4, kiểm định Durbin Watson có giá
trị là 1,909 nằm trong khoảng [1,3] nên
không có hiện tượng tương quan của các
phần dư.
Bảng 7. Kiểm định giả định phân phối
chuẩn của phần dư
Nguồn: Tác giả xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
Qua bảng 7 cho thấy, phân phối của
phần dư xấp xỉ chuẩn (Mean lệch với 0 vì số quan sát khá lớn, độ lệch chuẩn Std. Dev = 0,987). Vì vậy, có thể kết luận rằng, giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Residuals Statisticsa
Giá trị Minimum
Nhỏ nhất
Maximum
Lớn nhất
Mean
Trung bình
Std. Deviation
Độ lệch chuẩn
N
Giá trị dự báo đã được
chuẩn hóa -3.775 3.497 .000 1.000 240
Phần dư được chuẩn hóa -2.515 2.662 .000 .987 240
a. Dependent Variable: HL
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Tập 6 (12/2019) 64
Bảng 8. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả
thuyết Nội dung
Trị thống
kê (Sig.) Kết quả
H1 Cơ sở hạ tầng có quan hệ cùng chiều với sự hài
lòng về CLDVDLSTB tỉnh BRVT 0.000 Chấp nhận H0: có mối tương quan tuyến tính
H2 Môi trường du lịch có quan hệ cùng chiều với sự
hài lòng về CLDVDLSTB tỉnh BRVT 0.000 Chấp nhận H0: có mối tương quan tuyến tính
H3 An toàn có quan hệ cùng chiều với sự hài lòng
về CLDVDLSTB tỉnh BRVT 0.000 Chấp nhận H0: có mối tương quan tuyến tính
H4 Hoạt động du lịch giải trí có quan hệ cùng chiều với sự hài lòng về CLDVDLSTB tỉnh BRVT 0.000 Chấp nhận H0: có mối tương quan tuyến tính
H5 Năng lực phục vụ có quan hệ cùng chiều với sự
hài lòng về CLDVDLSTB tỉnh BRVT 0.000 Chấp nhận H0: có mối tương quan tuyến tính
H6 Năng lực nhân viên có quan hệ cùng chiều với sự hài lòng về CLDVDLSTB tỉnh BRVT 0.001 Chấp nhận H0: có mối tương quan tuyến tính
Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả
Qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết
chính thức, mô hình nghiên cứu chính thức:
Hình 4. Mô hình chính thức điều chỉnh
về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài
lòng về chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái
biển tỉnh BRVT
6. Kết luận và hàm ý quản trị
6.1. Kết luận
Nghiên cứu cho thấy mô hình vẫn được
giữ nguyên 5 nhân tố với số biến quan sát là
33. Kết quả sau khi tiến hành phân tích dữ
liệu như sau:
(i) Bằng phương pháp đánh giá độ tin
cậy Cronbach’s alpha xác định 26/33 biến
quan sát có ảnh hưởng đến sự hài lòng về
chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái biển
tỉnh BRVT.
(ii) Sau khi phân tích nhân tố khám
phá EFA và phân tích tương quan
Pearson, mô hình nghiên cứu chính thức
có 26 biến quan sát trong 6 nhân tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch
vụ du lịch STB gồm: (1) Năng lực phục vụ,
(2) Cơ sở hạ tầng, (3) Hoạt động du lịch và
giải trí, (4) An toàn, (5) Môi trường du lịch
và (6) Năng lực nhân viên.
(iii) Có 6 nhân tố tác động cùng chiều
đến sự hài lòng về chất lượng DVDLSTB
tỉnh BRVT: nhân tố “Hoạt động du lịch và
giải trí” có ảnh hưởng lớn nhất đến chất
lượng dịch vụ du lịch, thứ hai là “Môi
trường du lịch”, tiếp theo là “Năng lực phục
vụ”, “Cơ sở hạ tầng”, “An toàn” và cuối cùng
là “Năng lực nhân viên”.
(iv) Mô hình sử dụng là phù hợp và
không có hiện tượng đa cộng tuyến.
(v) Từ kiểm định ANOVA cho thấy,
không có sự khác biệt giữa mức độ hài lòng
giữa các nhóm du khách khác nhau về giới
tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập cá
nhân, điểm xuất phát Tour.
0.245
0.320
0.354
0.257
An toàn
Môi trường du lịch
Hoạt động du
lịch và giải trí
Cơ sở hạ tầng
Năng lực phục vụ
Sự hài
lòng về
chất lượng
dịch vụ du
lịch sinh
thái biển
tỉnh BRVT
0.236
Năng lực nhân viên 0.144
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 65
6.2. Hàm ý quản trị
Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa
ra một số kiến nghị giải pháp cho chính quyền
địa phương và các tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch để hoàn thiện chất lượng dịch
vụ du lịch sinh thái biển để nâng cao sự hài
lòng nhằm thu hút khách du lịch đến tỉnh
BRVT như sau:
Thứ nhất, nâng cao hoạt động du lịch và
giải trí, phát huy giá trị du lịch của địa phương
là vấn đề quan trọng nhất hiện nay như: Các
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành muốn nâng
cao chất lượng chương trình tham quan cần biết
kết hợp nhiều sản phẩm du lịch như: Kết hợp du
lịch sinh thái với du lịch cộng đồng, chương
trình văn hóa tín ngưỡng (các lễ hội văn hóa dân
gian vùng biển), phát triển những môn thể thao
trên biển (lướt sóng, ca nô, đua thuyền); hình
thành các trung tâm mua sắm tại một số điểm
tham quan để trưng bày những sản phẩm, đồ
lưu niệm độc đáo, mang tính đặc trưng của địa
phương phục vụ cho khách du lịch. Những sản
phẩm lưu niệm vừa là dấu ấn để du khách luôn
nhớ về chuyến du lịch, lại vừa là phương thức
quảng cáo hình ảnh BRVT được rộng rãi hơn;
khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp có quỹ đất xây dựng cơ sở vật chất, hình
thành nhiều địa điểm ăn uống, giải trí, mua sắm;
có chiến lược đa dạng hoá sản phẩm du lịch
hàng năm nhằm tạo điểm nhấn thu hút khách
du lịch trong nước và quốc tế.
Thứ hai, yếu tố môi trường du lịch có tác
động mạnh đến sự hài lòng của khách du lịch
với chất lượng dịch vụ du lịch. Vì vậy, việc nâng
cao yếu tố môi trường du lịch và phát huy giá trị
du lịch của địa phương là vấn đề quan trọng
nhất hiện nay như: Cần đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý nước thải, chất thải đạt tiêu chuẩn,
đầu tư mảng cây xanh, chuyển sang sử dụng hệ
thống điện năng lượng mặt trời, máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời, thay hệ thống
chiếu sáng bằng đèn compact tiết kiệm điện.
Bằng nhiều hình thức như đầu tư từ nguồn vốn
của doanh nghiệp, vốn vay từ Quỹ bảo vệ môi
trường tỉnh, doanh nghiệp chung tay cùng chính
quyền tích cực tuyên truyền, vận động ý thức
giữ gìn, bảo vệ môi trường trong chính đội ngũ
nhân viên, lao động trong doanh nghiệp và
trong cộng đồng; tăng cường giám sát chặt chẽ
việc khai khác nguồn tài nguyên thiên nhiên
phục vụ cho du lịch nhầm ngăn chặn tình trạng
thay đổi cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên (các bãi
rặng san hô, các đảo, núi đá nguyên sơ,).
Thứ ba, nâng cao năng lực phục vụ du lịch
tỉnh BRVT: Các công ty lữ hành cần cung cấp
tour du lịch có chất lượng với giá cả, chương
trình tham quan rõ ràng, phương tiện tham
quan hiện đại, tiêu chuẩn về địa điểm lưu trú
và ăn uống phù hợp với gói dịch vụ; hướng dẫn
viên và nhân viên khách sạn, resort phải luôn
có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với công
việc và tương tác tốt với du khách; các doanh
nghiệp và cơ sở kinh doanh lữ hành và lưu trú
cần chú trọng về trang phục nhân viên, cách bài
trí, phong cách đặc biệt là cần chú ý nhiều hơn
ở yếu tố ẩm thực để tạo ấn tượng với du khách;
các sở và cơ quan ban ngành cần khuyến khích,
hỗ trợ người dân địa phương tham gia vào
hoạt động du lịch theo hướng phát triển du lịch
cộng đồng để tạo điểm nhấn cho ngành du lịch
tỉnh BRVT.
Thứ tư, cải thiện yếu tố cơ sở hạ tầng, cụ
thể là: Nâng cấp hệ thống đường xá, phương
tiện giao thông vận chuyển đồng bộ với hệ
thống thông tin liên lạc, tạo điều kiện đi lại
thuận tiện và an toàn cho du khách; đầu tư các
trang thiết bị cần thiết tại các điểm du lịch phục
vụ cho nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du
khách; cải tạo, nâng cấp cơ sở lưu trú, nhà hàng,
khách sạn và bổ sung thêm nhiều dịch vụ để đáp
ứng nhu cầu của du khách; xây dựng các trạm y
tế, các điểm ATM tại các điểm du lịch để tạo
thuận lợi hơn cho du khách.
Thứ năm, bảo đảm an toàn, an ninh trật
tự cho du khách, cụ thể: Các cơ sở kinh doanh
du lịch cần đầu tư, nâng cấp phương tiện vận
chuyển, tham quan, đảm bảo điều kiện an
toàn của tàu, thuyền; đeo phao cho du khách;
cơ quan chức năng cần quản lý chặt vấn đề
vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm
không chỉ tại các khu du lịch mà còn trong
chính địa phương để đảm bảo an toàn sức
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 66
khỏe của du khách; các cơ quan chức năng,
cơ quan quản lý du lịch của tỉnh cần phối hợp
với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có
uy tín mở các quầy hướng dẫn để giới thiệu
thông tin hỗ trợ khách du lịch. Tại các điểm
du lịch cũng cần có đội bảo vệ an ninh để xử
lý các hành vi vi phạm như tranh giành
khách, ép giá, chèo kéo, gây phiền hà cho
khách du lịch; tại các bãi tắm, cần có các dải
ngăn cách và biển báo để ngăn du khách tắm
ở những vùng nước nguy hiểm, có đội cứu hộ
thường xuyên túc trực ở những địa điểm du
lịch để hỗ trợ khách du lịch.
Thứ sáu, nâng cao năng lực nhân viên như:
Xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực du lịch
theo từng giai đoạn cụ thể; các doanh nghiệp và
cơ sở kinh doanh lữ hành và lưu trú cần tổ chức
các chương trình huấn luyện, nâng cao nghiệp
vụ cho nhân viên, cũng như có cơ chế lương,
thưởng để khuyến khích tinh thần cho nhân
viên; tạo điều kiện cho các tổ chức đầu tư xây
dựng cơ sở đào tạo về du lịch, cơ sở đào tạo
nghề du lịch mở rộng công tác đào tạo, cơ sở đào
tạo ngoại ngữ và khuyến khích các doanh
nghiệp tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên;
tiếp tục duy trì mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp
vụ mang tính đặc thù. Phối hợp mở các lớp bồi
dưỡng về kỹ năng giao tiếp với khách cho các
đối tượng lái xe, bán hàng, hướng dẫn viên du
lịch; khuyến khích các doanh nghiệp có nhu
cầu về lao động nghề du lịch chủ động triển khai
mô hình tự đào tạo và đào tạo tại chỗ, phù hợp
với nhu cầu thực tế; xây dựng cơ sở đào tạo một
cách hệ thống gồm dạy nghề, đào tạo từ trung
cấp đến đại học về du lịch. Đổi mới cơ bản công
tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực,
đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo theo
chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch, gắn lý
thuyết với thực hành để nâng cao trình độ đội
ngũ nhân viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Thị Ái Cẩm (2011), “Giải thích sự hài
lòng và mong muốn quay trở lại Nha
Trang, Việt Nam của du khách”. The
Norwegian College of Fishery Science
University of Tromso, Norway & Nha
Trang University, Vietnam.
Cronin, J.J. and Taylor, S.A. (1992).
“Measuring service quality: A
reexamination and extension”, Journal
of Marketing, 56, 55-68.
Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa
(2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nhà xuất
bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Vũ Văn Đông (2014), “Phát triển du lịch bền
vững Bà Rịa – Vũng Tàu”. Luận án Tiến
sĩ, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang
(2011), “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của du khách khi
đến du lịch ở Kiên Giang”. Tạp chí Khoa
học. 19b, 85-96.
Đinh Kiệm (2013), Luận án Tiến sĩ: “Phát
triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên
hải cực Nam trung bộ đến năm 2020”. Đại
học Kinh tế TP. HCM.
Kotler, P., & Keller, K.L., (2006), Marketing
Management, Pearson Prentice Hall., USA.
Lesley Pender and Richard Sharpley
(2005), The Management of Tourism.
SAGE Publications Ltd., London.
Mik Wisniewski (2001). “Using SERVQUAL
to assess customer satisfaction with
public sector services”, Managing
Service Quality: An International
Journal, 11(6), 380-388.
Parasuraman, A. Zeithaml, V.A & Berry, L. L.
(1985). “A Conceptual Model of 6
Service Quality and Its Implications for
Future Research”, Journal of Marketing,
49, 41-50.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_muc_do_hai_long_ve_chat_luong_dich.pdf