KẾT LUẬN
Tỉnh BR-VT là một trung tâm dịch vụ Logistics
của cả nước và khu vực, là thành phố “đô thị cảng
trong tương lai” thì phát triển nguồn nhân lực dịch
vụ Logistics là rất quan trọng. Chúng tôi tiến hành
nghiên cứu tại các doanh nghiệp dịch vụ Logistics
và sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh BR-VT
được kết quả các nhân tố: kết quả người lao động,
trình độ lao động, tác phong công nghiệp, kỹ năng
người lao động và sức khỏe của người lao động
tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp. Từ đó
đề ra các giải pháp nâng cao nhận thức về dịch vụ
logistics, nâng cao kết quả lao động, cơ chế chính
sách, chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn,
trong đó Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đã
được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh
và đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung
ứng từ năm học 2018-2019.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực dịch vụ logistics tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
>> HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỊA PHƯƠNG
18 > ĐẶC SAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NGUỒN NHÂN LỰC DỊCH VỤ
LOGISTICS TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
|| ThS. Đỗ Thanh Phong
Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Tóm tắt: Ngành dịch vụ logistics đã và đang
có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT). Chúng
tôi tiến hành nghiên cứu tại các doanh nghiệp dịch
vụ Logistics và sản xuất công nghiệp trên địa bàn
tỉnh BR-VT được kết quả các nhân tố: kết quả làm
việc người lao động, trình độ người lao động, tác
phong công nghiệp, kỹ năng người lao động và
sức khỏe của người lao động tác động đến sự hài
lòng của doanh nghiệp. Từ đó đề ra giải pháp phát
triển nguồn nhân lực dịch vụ Logistics tỉnh BR-VT
nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển
dịch vụ logistics BR-VT trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn.
Từ khóa: Đào tạo, hài lòng, logistics, nhân lực,
nhân tố.
I. GIỚI THIỆU
Theo Luật Thương mại Việt Nam, logistics
là một hoạt động thương mại do các thương nhân
tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao
gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, làm thủ
tục hải quan và các loại giấy tờ, tư vấn khách hàng,
đóng gói, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên
quan đến hàng hóa để hưởng phí thù lao. Thuật
ngữ “Logistics” được nhắc đến nhiều trong thời
gian gần đây, nhất là trong lĩnh vực cảng biển, vận
tải quốc tế, vận chuyển hàng hóa. Nguồn nhân lực
logistics có các nhân tố ảnh hưởng là: Thể trạng
- sức khỏe; hành vi, thái độ, tác phong và ý thức
lao động; trình độ nghiệp vụ chuyên môn và kinh
nghiệm; kỹ năng mềm, tin học, ngoại ngữ và kết
quả làm việc của người lao động.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành thu thập số liệu của
100 doanh nghiệp (khoảng 5% tổng số doanh
nghiệp vận tải, kho bãi và công nghiệp ở tỉnh BR-
VT) [1] đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ
logistics, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh
BR-VT, cuộc khảo sát tiến hành từ tháng 6 năm
2018 đến tháng 7 năm 2018, theo phương pháp
chọn mẫu thuận tiện và phỏng vấn trực tiếp với
bảng câu hỏi được thiết kế theo 5 nhân tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp và thang
điểm từ 1-5. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần
mềm IBM SPSS (Statistical Package for Social
Science) phiên bản 20 và thuật toán thống kê.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu dịch vụ logistics BR–VT trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn
Theo định hướng phát triển dịch vụ logistics tỉnh
BR-VT thành một Trung tâm dịch vụ Logistics của
cả nước và khu vực đạt trình độ quốc tế, phục vụ
có hiệu quả việc phát triển kinh tế cảng biển, thương
mại và đầu tư của tỉnh và vùng Kinh tế trọng điểm
Phía Nam, góp phần phát triển BR-VT thành “đô
thị cảng trong tương lai” [5]. Tỉnh BR-VT thu hút
các tập đoàn lớn trên thế giới vào đầu tư xây dựng,
khai thác tại Trung tâm logistics Cái Mép và xây
dựng các giải pháp về quy hoạch phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng trung tâm
logistics, xây dựng bộ máy quản lý vận hành khai
thác; xây dựng cơ chế thu hút vốn đầu tư; xây dựng
trình Chính phủ các cơ chế, chính sách để phát
triển ngành Logistics trên địa bàn tỉnh [3].
3.2. Thực trạng nguồn nhân lực Logistics trên
địa bàn tỉnh BR-VT
3.2.1. Cơ sở lý thuyết
Theo Harold Koontz & Heinz Weihrich (2008),
sự hài lòng của người sử dụng lao động là mức độ
cảm xúc của nhà quản lý đối với nhân viên trong
doanh nghiệp. Sự hài lòng của nhà quản lý đối với
ĐẶC SAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ < 19
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỊA PHƯƠNG <<
các biến quan sát sử dụng thang điểm Likert 5
mức độ (Likert R.A., 1932) (1: Hoàn toàn không
tốt; 2: Chưa tốt; 3: Trung bình; 4: tốt; 5: Rất tốt)
điểm càng lớn thì mức độ đồng ý càng cao). Đề tài
nghiên cứu 5 thang đo đại diện cho các yếu tố ảnh
hưởng (25 biến quan sát) và 1 thang đo đại diện
cho hài lòng của doanh nghiệp (với 3 biến quan
sát). Qua kiểm định Cronbach Alpha, ta được kết
quả sau:
Bảng 1: Biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt
Thang
đo Biến đặc trưng
Cronbach Alpha
của thang đo
SK SK1, SK2,SK3 0,905
HV HV1,HV2,HV3, HV4, HV5,HV6, HV7, HV8 0,931
KT KT1, KT2,KT3,KT4,KT5 0,946
KN KN1,KN2,KN3,KN4,KN5 0,922
KQ KQ1,KQ2,KQ3,KQ4 0,935
HL HL1, HL2, HL3 0,833
Các thang đo đều có độ tin cậy đạt yêu cầu do
lớn hơn 0,7 [1], trong đó thấp nhất là thang đo hài
lòng của doanh nghiệp có α=0,833, và cao nhất là
thang đo trình độ kiến thức, chuyên môn và kinh
nghiệm của người lao động có α=0,946.
Kiểm định tính thích hợp của EFA
Bảng 2: Kiểm định KMO and Bartlett’s Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of
Sampling Adequacy. 0,784
Bartlett’s Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 3.911,643
Df 300
Sig. 0,000
KMO=0,784, thỏa mãn điều kiện: 0,5<KMO<1,
phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ
liệu thực tế.
Kiểm định tương quan của các biến quan sát
trong thước đo đại diện, kiểm định Bartlett có Sig.
<0,05, các biến quan sát có tương quan tuyến tính
với nhân tố đại diện.
Kết quả của mô hình EFA cho biết các biến đặc
trưng đều có hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn
hơn 0,55. Có 2 nhân tố đại diện cho các yếu tố ảnh
hưởng đến hài lòng của doanh nghiệp được sắp
xếp lại khác với mô hình lý thuyết ban đầu:
Nhóm 1 (Component 1) bao gồm các biến: SK1,
SK2, SK3. Đặt tên là Sức khỏe của người lao động
(SK).
nhân viên được định nghĩa và đo lường theo hai
khía cạnh: (1) Thỏa mãn của người sử dụng lao
động đối với người lao động; (2) Thỏa mãn theo
các yếu tố thành phần trong công việc mà người
nhân viên mang lại cho người sử dụng lao động.
Mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của Dale Yode
(1962) thì sự hài lòng tập trung vào các nhân tố:
Phẩm chất cá nhân thể hiện qua cá tính, học vấn,
sức khỏe, lòng trung thành, nhân cách của người
lao động.
Để nhận diện mô hình phù hợp với điều kiện ở
tỉnh BR-VT, Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát
sự hài lòng của các nhà quản lý doanh nghiệp ở
tỉnh BR-VT theo các nhân tố sau:
(1) Thể trạng - sức khỏe của người lao động
(SK): Thể hiện qua độ bền dẻo dai trong công
việc, cường độ lao động, ngoại hình, chiều cao cân
nặng.
(2) Hành vi, thái độ, tác phong và ý thức lao
động của người lao động (HV): Mức độ tập trung
trong làm việc (HV1), tinh thần cầu tiến trong
công việc (HV2), tính chịu trách nhiệm, chấp hành
nội quy, thời gian, cẩn thận, chính xác trong công
việc, tác phong lao động.
(3) Trình độ kiến thức chuyên môn và kinh
nghiệm của người lao động (KT): Mức độ hiểu
biết công việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
trình độ học vấn, kinh nghiệm trong công việc, các
yếu tố liên quan đến công việc.
(4) Kỹ năng, khả năng cá nhân của người lao
động (KN): bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
làm việc nhóm, kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kỹ
năng tư duy sáng tạo.
(5) Kết quả lao động của người lao động (KQ):
Khối lượng công việc hoàn thành, hiệu quả, kết
quả công việc đạt được, kết quả lao động vượt yêu
cầu.
(6) Hài lòng của doanh nghiệp (HL): Khối lượng
công việc được hoàn thành trong điều kiện bình
thường, nhân viên luôn làm việc trên khả năng
được yêu cầu, nhân viên luôn quan tâm đến tính
hiệu quả và chất lượng công việc.
3.2.2. Kết quả ứng dụng
Bước 1: Phân tích nhân tố
Để phù hợp với tỉnh BR-VT, nhóm nghiên cứu
tiến hành xác định những yếu tố chính ảnh hưởng
đến hài lòng của doanh nghiệp. Các thang đo và
>> HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỊA PHƯƠNG
20 > ĐẶC SAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Nhóm 2 (Component 2) bao gồm các biến: HV2,
HV3, HV4, HV5, HV6, HV7, HV8 và KN2. Đặt
tên cho nhóm này là tác phong công nghiệp (TP).
Nhóm 3 (Component 3) bao gồm: KT1, KT2,
KT3, KT4, KT5. Đặt tên cho nhóm này là trình độ
lao động (TĐ).
Nhóm 4 (Component 4) bao gồm các biến: KN1,
KN3, KN4, KN5. Đặt tên cho nhóm này là kỹ
năng của người lao động (KN).
Nhóm 5 (Component 3) bao gồm các biến: KQ1,
KQ2, KQ3, KQ4. Đặt tên cho nhóm này là kết quả
lao động (KQ).
Nhóm 6 (Component 6) bao gồm các biến: Mức
độ tập trung trong làm việc (HV1). Đặt tên cho
nhóm này là mức độ tập trung (MD).
Như vậy, qua các kiểm định chất lượng thang
đo và các kiểm định mô hình EFA, nhận diện có 6
thang đo đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến hài
lòng của doanh nghiệp và 1 thang đo đại diện cho
hài lòng của doanh nghiệp với 28 biến đặc trưng.
Bước 2: Phân tích hồi qui đa biến
Để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến hài lòng
của doanh nghiệp tỉnh BR-VT, mô hình tương
quan tổng thể có dạng hồi quy tuyến tính HL = β
0
+ β
1
F
1
+ β
2
F
2
+ β
3
F
3
+ β
4
F
4
+ β
5
F
5
+ β
6
F
6
+ e
i
. Trong
đó: β
1
, β
2.
, β
k
là các hệ số cần xác định được sử
dụng mối tương quan giữa sự hài lòng của doanh
nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng. Các biến đưa vào
phân tích hồi quy xác định bằng cách tính điểm
các nhân tố.
Kiểm định hệ số hồi quy
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh
nghiệp là quan trọng để đề ra các giải pháp, điều
chỉnh phù hợp, tạo mức lợi nhuận cao và bền vững
cho doanh nghiệp. Kết quả kiểm định như sau:
Bảng 3: Hệ số hồi quy (Coefficientsa)
Model Unstandardized Coefficients B T Sig.
(Constant) 0,000 ,000 1,000
F1- SK ,155 2,046 ,043
F2- TP ,157 2,068 ,041
F3- TĐ ,242 3,191 ,002
F4- KN ,156 2,049 ,042
F5- KQ ,360 4,748 ,000
F6- MD ,042 ,548 ,584
- Biến sức khỏe (F1), biến tác phong công nghiệp
(F2) và biến kỹ năng (F4) có ý nghĩa Sig. <0,05,
do đó biến tác phong công nghiệp tương quan có
ý nghĩa với sự hài lòng của doanh nghiệp với độ
tin cậy 95%.
- Biến trình độ lao động (F
3
) và kết quả lao động
(F5) có ý nghĩa Sig. <0,01, do đó biến kết quả lao
động tương quan có ý nghĩa với sự hài lòng của
doanh nghiệp với độ tin cậy 99%.
- Biến mức độ tập trung (F6) tương quan không
ý nghĩa với sự hài lòng của doanh nghiệp với độ
tin cậy dưới 95% (loại).
Từ kết quả kiểm định bảng trên, ta có hàm hồi
quy sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh BR-VT
là:
HL (Y) = 0,000 + 0,157 (F1) +0,242 (F2) +
0,360 (F3) + 0,156 (F4) + 0,155 (F5)
Qua hàm hồi quy có thể thấy, trong 5 yếu tố
kiểm định có quan hệ thuận với sự hài lòng của
doanh nghiệp. Trong đó yếu tố thông tin với hệ số
hồi quy β
3
=0,360 (Sig=0,000) có ý nghĩa khá cao,
tác động mạnh đến sự hài lòng của doanh nghiệp
tỉnh BR-VT.
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
- Mức độ giải thích của mô hình: Sự hài lòng của
doanh nghiệp tỉnh BR-VT được giải thích bởi các
yếu tố (sức khỏe của người lao động, tác phong
công nghiệp, trình độ lao động, kỹ năng của người
lao động và kết quả lao động). Kết quả kiểm định
trên phần mền IBM SPSS 20 như sau:
Trong bảng trên, hệ số tương quan chung là
R=0,513 cho thấy mối quan hệ sự hài lòng của
doanh nghiệp với các yếu tố khác được kiểm định
là tương đối chặt chẽ. Với 5 yếu tố kiểm định đã
giải thích được 26,3% (R2=0,263) thay đổi sự hài
lòng của doanh nghiệp. Như vậy, thay đổi sự hài
lòng của doanh nghiệp tại tỉnh BR–VT được giải
thích bởi các biến độc lập là: sức khỏe của người
lao động (F
1
), tác phong công nghiệp (F
2
), trình độ
lao động (F
3
), kỹ năng của người lao động (F
4
) và
kết quả lao động (F
5
).
- Mức độ phù hợp: Phân tích phương sai với
Sig.<0,01, có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù
hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, các
biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ
thuộc với độ tin cậy 99%.
Kiểm định phương sai phần dư không đổi
ĐẶC SAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ < 21
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỊA PHƯƠNG <<
Sử dụng kiểm định Spearman. Xác định giá trị
tuyệt đối số dư được chuẩn hóa. Ta đưa các biến
ABSRES, và các biến độc lập đã qua các kiểm
định bảo đảm có ý nghĩa (F1, F2, F3, F4, F5) vào
kiểm định Spearman, ta được kết quả kiểm định
Spearman các biến F1, F2, F3, F4 và F5 có mức ý
nghĩa (Sig.) lớn hơn 0,05. Qua các kiểm định của
mô hình hồi quy, các biến có ý nghĩa thống kê bao
gồm: F1, F2, F3, F4 và F5.
Thảo luận kết quả hồi quy
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa xác định vị trí
ảnh hưởng của các biến độc lập như sau: Biến
kết quả lao động đóng góp 33,64%, biến trình độ
lao động đóng góp 22,62%, biến tác phong công
nghiệp đóng góp 14,67%, biến kỹ năng người lao
động đóng góp 14,58%, biến sức khỏe đóng góp
14,49%. Như vậy, thứ tự ảnh hưởng đến sự hài
lòng của doanh nghiệp tại tỉnh BR-VT là kết quả
người lao động, trình độ người lao động, tác phong
công nghiệp, kỹ năng người lao động và sức khỏe
của người lao động.
3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
logistics cho tỉnh BR–VT
Giải pháp nâng cao nhận thức của người lao
động về dich vụ logistics tại tỉnh BR-VT
Phát triển dịch vụ logistics là đảm bảo sự liên
kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu trong
chuỗi cung ứng dịch vụ, sử dụng các nguồn lực
trong điều kiện và năng lực của tổ chức để đáp ứng
tốt nhất những nhu cầu và nguyện vọng của khách
hàng theo triết lý “JIT” với chi phí thấp nhất, sẽ tạo
đột phá trong phát triển bền vững dịch vụ logistics
trong thời gian tới. Vì logistics là khoa học tối ưu
hóa tổ chức và quản lý, là nghệ thuật, là sự kết
nối Nói đến logistics là nói đến hiệu quả, nói
đến tối ưu hóa trong các ngành, các doanh nghiệp
và nền kinh tế quốc dân, quan điểm logistics đồng
nghĩa với quan điểm hiệu quả cả quá trình, chuỗi
cung ứng, nó đối lập với lợi ích cục bộ, lợi ích
nhóm làm tổn hại đến lợi ích toàn cục, lợi ích quốc
gia.
Giải pháp nâng cao kết quả lao động
Để nâng cao kết quả lao động, các cơ sở đào tạo
trong lĩnh vực logistics cần xây dựng chương trình
đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng mô hình
đo lường kết quả lao động tiên tiến tạo ra những
con người có năng suất lao động cao, có tác phong
công nghiệp.
Giải pháp cơ chế chính sách
Hỗ trợ nâng cao sức khỏe, chiều cao, thể trạng
cho người lao động tại tỉnh BR-VT bằng các hoạt
động thiết thực của đoàn thanh niên và chế độ dinh
dưỡng, thực phẩm an toàn.
Hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về dịch
vụ logistics, cán bộ công chức được hỗ trợ 100%
chi phí đào tạo về dịch vụ logistics và cam kết
làm việc lâu dài tại các cơ quan quản lý nhà nước
về dịch vụ logistics nhằm tạo ra tác phong công
nghiệp cho người lao động.
Giải pháp xây dựng chương trình đào tạo nguồn
nhân lực logistics
Chương trình đào tạo ngắn hạn: Thời lượng
trung bình 24 giờ, được bố trí trong 3 ngày đến 2
tuần là các chương trình huấn luyện nghề logistics
tổ chức tại doanh nghiệp hoặc tại các trung tâm,
các trường trên địa bàn tỉnh BR-VT [4].
Chương trình trung hạn: Thời lượng trung bình
220 giờ, bố trí từ 4 đến 8 tháng. Là các chương
trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tăng
cường bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học [4].
Chương trình dài hạn: Các chương trình theo
hệ giáo dục chuyên nghiệp, bậc trung cấp, cao
đẳng và đại học. Trường Đại học Bà Rịa - Vũng
Tàu (BVU) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quyết định số 4448/QĐ-BGDĐT, ngày
20/10/2017 do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký chính
thức cho phép được tuyển sinh và đào tạo ngành
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ở bậc Đại
học (trước đó BVU đã đào tạo chuyên ngành Quản
trị Logistics và chuỗi cung ứng thuộc ngành Quản
trị kinh doanh từ năm 2012).
Chương trình đào tạo bao gồm: Tổng số tín
chỉ cần tích lũy: 120 tín chỉ, trong đó: khối kiến
thức giáo dục đại cương 15 tín chỉ; khối kiến thức
chuyên nghiệp 105 tín chỉ; thời gian đào tạo 3,5
năm (9 kỳ học, 1 kỳ viết khóa luận). Chương trình
đào tạo gồm giáo dục đại cương, kiến thức kinh
tế, kiến thức ngành chính bao gồm các môn bắt
buộc như: Quản trị Logistics, quản trị chuỗi cung
Bảng 4: Tóm tắt mô hình
R R Square Adjusted R Square
Change
Statistics Sig. F
Change
Durbi-
Watson
,513a ,263 ,229 ,000 ,775
>> HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỊA PHƯƠNG
22 > ĐẶC SAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ứng, quản lý kho hàng, vận tải đa phương thức,
giao nhận, xuất khẩu-nhập khẩu, hải quan và
các môn thuộc hướng chuyên ngành logistis và
quản lý chuỗi cung ứng, quản lý xuất nhập khẩu,
giao nhận hàng hóa và quản lý công nghiệp.
Ngoại ngữ (Tiếng Anh giao tiếp quốc tế (TOEIC)
và Tin học văn phòng, MS Word, MS Excel, MS
PowerPoint
IV. KẾT LUẬN
Tỉnh BR-VT là một trung tâm dịch vụ Logistics
của cả nước và khu vực, là thành phố “đô thị cảng
trong tương lai” thì phát triển nguồn nhân lực dịch
vụ Logistics là rất quan trọng. Chúng tôi tiến hành
nghiên cứu tại các doanh nghiệp dịch vụ Logistics
và sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh BR-VT
được kết quả các nhân tố: kết quả người lao động,
trình độ lao động, tác phong công nghiệp, kỹ năng
người lao động và sức khỏe của người lao động
tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp. Từ đó
đề ra các giải pháp nâng cao nhận thức về dịch vụ
logistics, nâng cao kết quả lao động, cơ chế chính
sách, chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn,
trong đó Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đã
được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh
và đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung
ứng từ năm học 2018-2019.
Đ.T.P
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (2017), Niên giám thống kê năm 2016
[2] Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2008
[3] Sở Công thương tỉnh BR-VT (2017), Báo cáo thực hiện kế hoạch Công nghiệp, thương mại năm 2017.
[4] Sở Giao thông Vận tải tỉnh BR-VT (2017), Báo cáo thực hiện kế hoạch GTVT năm 2017.
Sinh viên Lớp DH15LG ngành Logistics của BVU làm việc tại Cụm cảng Tân Cảng Sài Gòn- Cái Mép
( từ ngày 21/5- 30/8/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_nguon_nhan_luc_dich_vu_logistics_t.pdf