Thứ ba, tổ chức thường xuyên các hoạt
động đoàn thể tại doanh nghiệp để người lao
động thấy họ được đảm bảo quyền lợi không
chỉ về vật chất mà còn về tinh thần. Đây cũng
là cơ hội để người lao động gắn kết với nhau
cũng như được gắn kết và gần hơn với các
cấp quản lý, rút ngắn khoảng cách giữa cấp
trên và cấp dưới, tạo nên không khí làm việc
thân thiện, hiệu quả.
+ Đối với cá nhân:
Thứ nhất, để trở thành nhân viên lễ tân
khách sạn chuyên nghiệp đầu tiên phải có
khả năng chịu đựng: sự ức chế, bức xúc
những việc này luôn luôn xảy ra khi tiếp xúc
khách hàng vì thế cá nhân cần học được cách
ứng xử, cách giải quyết tình huống cần đối
mặt hằng ngày.
Thứ hai, phải rèn luyện tính kiên nhẫn,
phải hoà đồng, tạo không khí làm việc thân
thiện, đọc chính xác những tín hiệu của
khách hàng để có thể làm hài lòng khách
hàng.
Thứ ba, nhân viên nên chủ động hơn nữa
trong việc tự nâng cao kiến thức, kĩ năng của
bản thân. Bên cạnh đó cũng đóng góp xây
dựng công ty phát triển bằng cách đề xuất
các giải pháp, chủ trương để giải quyết các
vấn đề đang gặp phải trong công việc với ban
lãnh đạo doanh nghiệp.
14 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên lễ tân khách sạn tại thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(04) - 2019
1
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN
LỄ TÂN KHÁCH SẠN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
FACTORS AFFECTING THE COMMITMENT OF THE HOTEL RECEPTIONISTS IN
CAN THO CITY
Ngày nhận bài: 17/07/2019
Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2019
Nguyễn Mai Uyên, Huỳnh Trường Huy
TÓM TẮT
Nghiên cứu này tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên lễ tân
khách sạn, vị trí thu hút khá đông lực luợng lao động trong ngành du lịch. Các nhân tố ảnh hưởng
đến sự gắn bó của nhân viên ở vị trí này được xây dựng và phân tích thông qua cơ sở lý thuyết,
lược khảo nghiên cứu và khảo sát trực tiếp 130 nhân viên lễ tân đang làm việc tại các khách sạn
từ 2-5 sao trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy bốn nhân tố bao gồm
lương, phúc lợi, lãnh đạo; mối quan hệ với đồng nghiệp; điều kiện làm việc và mối quan hệ với
khách hàng đều có tác động đến sự gắn bó của nhân viên lễ tân khách sạn. Trong dó, nhân tố
lương, phúc lợi và lãnh đạo tác động nhiều nhất đến sự gắn bó công việc. Về mặt thực tiễn,
nghiên cứu giúp cho các lãnh đạo khách sạn thấy được mức độ gắn bó của nhân viên trong công
việc cũng như các yếu tố tác động đến sự gắn bó, từ đó đưa ra các giải pháp cần thiết và phù hợp
để nâng cao sự gắn bó trong công việc của người lao động.
Từ khóa: khách sạn, nhân viên lễ tân, sự gắn bó công việc, thành phố Cần Thơ.
ABSTRACT
This study is aimed to analyze the factors affecting the commitment of the hotel receptionists,
which attracts a huge amount of human resource in the hospitality industry. These factors are
proposed under the review of the existent literature, empirical findings and a survey of 130
receptionists working from 2-star to 5-star hotels in Can Tho City. The analyzed results show that
four factors including salary, welfare, and leadership; relationship with colleagues; working
conditions and relationship with customers influenced the commitment of the hotel receptionists. It
is worth noting that the salary, welfare and leadership have the most significant effect on job
commitment. On the practical side, the study helps hotel executives to realize the level of
commitment of employees in the workplace as well as the factors influencing the commitment,
thereby providing the necessary and appropriate solutions to enhance the commitment of
employees.
Keywords: hotel, receptionist, commitment, Can Tho city.
1. Giới thiệu
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội,
ngành du lịch Việt Nam đang có những bước
phát triển mạnh, ngày càng đóng vai trò to
lớn cho nền kinh tế. Theo số liệu thống kê
của Tổng cục du lịch, với tốc độ tăng trưởng
là 18,4 %, trong năm 2016, tổng doanh thu từ
khách du lịch cả nước đạt 400 nghìn tỉ đồng,
đồng nghĩa với sự phát triển của các cơ sở
lưu trú vẫn không ngừng tăng qua các năm.
Song song với sự phát triển của ngành thì
nhân lực được ví von như là nguồn tài
nguyên quý giá đối với sự phát triển của kinh
tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Nhu
cầu tuyển dụng nhân sự của các khách sạn
đang tăng cao. Theo báo cáo mới nhất của
Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch năm
Nguyễn Mai Uyên, Trường Đại học FPT Cần Thơ
Huỳnh Trường Huy, Trường Đại học Cần Thơ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
2
2016, cùng với tốc độ phát triển rất nhanh
của nhóm ngành du lịch tại Việt Nam, trong
giai đoạn 2016-2020, cả nước sẽ cần đến
870.000 lao động mới chất lượng cao, đáp
ứng được những yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Riêng vùng ĐBSCL, nhu cầu tuyển dụng lao
động đến năm 2020 là khoảng 208.000
người. Như vậy, mỗi năm ngành du lịch cần
tới 40.000 lao động nhưng số lượng sinh viên
tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du
lịch chỉ khoảng 15.000 người/năm.
Thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch sông
nước ở Cần Thơ nói riêng hay cả vùng đồng
bằng sông Cửu Long nói chung là một trong
những điểm đặc sắc nổi bật của du lịch Việt
Nam. Sở Văn hoá Thể thao & Du lịch thành
phố Cần Thơ cho biết năm 2017 thành phố
Cần Thơ đón hơn 7,5 triệu lượt khách du lịch
(tăng 41% so với cùng kì năm 2016). Khách
lưu trú đạt gần 2,2 triệu lượt (trong đó khách
quốc tế đạt trên 305 ngàn lượt). Tổng doanh
thu từ hoạt động du lịch của thành phố Cần
Thơ đạt 2.897 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng
kì năm 2016 và đạt 145% so với kế hoạch
năm. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có hơn
40 doanh nghiệp lữ hành, 244 cơ sở lưu trú
du lịch. Từ năm 2015 đến nay, thành phố
Cần Thơ phát triển không ngừng với nhiều
dự án khách sạn có quy mô lớn nhất đồng
bằng sông Cửu Long từ các ông lớn đầu tư
như Mường Thanh, Vingroup, Novaland...
khiến cho bộ mặt đô thị của thành phố nói
chung và của ngành khách sạn nói riêng được
thay đổi một cách mạnh mẽ. Nhiều các khách
sạn mang tầm cỡ 3-5 sao với quy mô lớn, đáp
ứng được khối lượng nhu cầu dịch vụ lưu trú
không nhỏ của khách du lịch.
Trong lĩnh vực khách sạn, nhân viên lễ tân
là những vị trí quan trọng đối với cả khách
hàng và khách sạn. Bộ phận tiền sảnh là bộ
phận đầu tiên tiếp xúc với khách, tạo cho
khách những ấn tượng ban đầu về khách sạn,
về chất lượng phục vụ của khách sạn. Tại
đây, khách đến đặt phòng, đăng kí khách sạn,
trao đổi thông tin, thanh toán.... Bộ phận tiền
sảnh là nơi tập trung mọi hoạt động của khách
sạn. Để trở thành lễ tân khách sạn, một nhân
viên đòi hỏi cần đáp ứng những yêu cầu cao
về ngoại hình, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp.
Không giống như những vị trí khác trong bộ
phận tiền sảnh như nhân viên hành lí, đặt
phòng hay chăm sóc khách hàng..., nhân viên
lễ tân đòi hỏi phải có vốn kiến thức chuyên
môn ở nhiều nghiệp vụ, vốn kiến thức rộng
và một số kĩ năng khác. Đây là công việc đòi
hỏi đảm bảo tính chính xác và kịp thời ở mỗi
trường hợp. Thêm vào đó, môi trường làm
việc chịu áp lực tâm lí, bởi vì nhân viên
thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với
khách hàng. Không như những lĩnh vực dịch
vụ khác, thời gian phục vụ của khách sạn là
24/24, do đó nhân viên lúc nào cũng phải thận
trọng để duy trì trạng thái hài lòng cao nhất
nơi khách hàng. Để trở thành một nhân viên
lễ tân chuyên nghiệp với nhiều yêu cầu, đòi
hỏi, một người cần phải trải qua ít nhất là hai
năm kinh nghiệm. Vì vậy, việc để huấn luyện
một nhân viên lễ tân có chất lượng cao cần
tốn nhiều thời gian và công sức.
Tuy nhiên, khảo sát được Mạng cộng
đồng nghề nghiệp cấp quản lý Anphabe.com
thực hiện từ tháng 9-12/2015 trên 22.688
người lao động thuộc 24 nhóm ngành nghề,
xu hướng chuyển dịch nhân sự đang diễn ra
khá rõ nét với tỷ lệ nghỉ việc 9%, tức 10 nhân
viên đi làm thì có khoảng 1 người muốn nghỉ
việc. Mặc dù lương, thưởng vẫn nằm trong
nhóm các tiêu chí quan trọng nhất, nhưng kỳ
vọng của người lao động về nhóm này đang
giảm dần theo từng năm. Osakwe (2014) đã
nghiên cứu được rằng tiền lương không phải
là một yếu tố mạnh mẽ như những yếu tố
khác có ảnh hưởng cao hơn đến động cơ của
nhân viên, để thu hút và giữ chân những
người có trình độ và các tổ chức không nên
chỉ dựa vào tiền lương, tiền thưởng và các ưu
đãi tiền tệ và phi tiền tệ khác để khuyến
khích lực lượng lao động đa dạng.
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(04) - 2019
3
Như vậy, xác định đúng những yếu tố nào
tạo nên sự gắn bó của nhân lực ngành du
lịch, cụ thể đối tượng chủ yếu được nghiên
cứu ở đây là nhân viên lễ tân khách sạn, từ
đó sẽ có những giải pháp phù hợp để xây
dựng chiến lược giữ chân và nâng cao chất
lượng nguồn lao động phục vụ ngành sẽ là
câu trả lời thuyết phục cho bài toán đã được
đặt ra.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. 2.1.1 Lý thuyết
Để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong các
doanh nghiệp thì một trong những vấn đề
quan trọng là thực hiện các chiến lược nhằm
nâng cao sự gắn bó với tổ chức (Brown,
2002). Sự gắn bó trong công việc được định
nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo
Becker (1960), khái niệm về sự gắn bó được
hiểu là khi người lao động định cư lâu dài với
một công việc nhất định, anh ta không thay
đổi công việc mặc dù thị trường công việc có
sự thay đổi, đó được xem như hành vi nhất
quán. Meyer và Allen (1997) thì cho rằng sự
gắn bó tổ chức là một thuật ngữ được xem
như là một trạng thái tâm lý mà nó kết nối
giữa nhân viên với tổ chức. Gắn bó có thể
được định nghĩa như sự nhận biết của cá
nhân với mức độ tham gia vào một tổ chức
cụ thể. Biểu hiện của sự gắn bó công việc là
tin tưởng mạnh mẽ vào mục tiêu và giá trị
của tổ chức, sẵn sàng nỗ lực vì tổ chức và
mong muốn mạnh mẽ duy trì tư cách thành
viên trong tổ chức (Mowday và cộng sự,
1982).
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra các
nhân tố tác động đến sự gắn bó công việc với
nhiều ngành nghề trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Theo Gross và Etzioni (1985), các loại
doanh nghiệp khác nhau định hướng trong
việc quản lý nguồn lao động khác nhau.
Những tổ chức theo hướng cưỡng chế sử
dụng đe dọa thể xác để kiểm soát hành vi của
nhân viên, trong khi các tổ chức thực dụng sử
dụng phần thưởng (ví dụ như tăng lương) để
ảnh hưởng đến nhân viên. Các tổ chức chuẩn
mực sử dụng sự công nhận, cơ hội thăng tiến
và cho phép mức độ tham gia của nhân viên
cao nhất. Nghiên cứu của Tung N. Nguyen
và cộng sự vào năm 2014 cũng đã tìm ra tác
động của các yếu tố khác nhau về sự gắn bó
của nhân viên lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt
trong ngành ngân hàng ở Việt Nam. Tung N.
Nguyen đã dựa trên lý thuyết hai nhân tố của
Herzberg để đưa ra giả thuyết kiểm định về
mối quan hệ giữa mối quan hệ với lãnh đạo,
môi trường làm việc, thăng tiến, tinh thần
đồng đội, sự đền bù và sự gắn bó công việc
của nhân viên trong ngành ngân hàng của
Việt Nam. Theo Gupta, Subramanian (2014)
nghiên cứu chuyên sâu Công ty Tư vấn Xây
dựng Việt Nam và mục đích của nghiên cứu
là tìm ra những yếu tố chính ảnh hưởng đến
sự gắn bó của nhân viên với công ty. Tác giả
đã sử dụng mức phân cấp của Maslow và Lý
thuyết Động lực của Herzberg vì được phân
tích chi tiết hơn. Trong lý thuyết của
Maslow, khi những nhu cầu thiết yếu của con
người được đáp ứng, họ sẽ muốn đạt được
nhu cầu ở mức cao hơn (Maslow, 1943). Nếu
tổ chức không cung cấp cho nhân viên cơ hội
để vượt qua nhiệm vụ công việc của mình
đến mức khả năng của họ, họ sẽ không bao
giờ hài lòng. Theo Lý thuyết của Herzberg,
để tạo ra sự hài lòng, nó là cần thiết để giải
quyết các yếu tố động lực gắn liền với công
việc. Mỗi công việc nên được kiểm tra để xác
định làm thế nào nó có thể được cải thiện để
đáp ứng nhiều hơn các nhân viên. Quan
Minh Nhựt và Đặng Thị Đoan Trang (2015)
đã phỏng vấn 165 nhân viên ở 50 doanh
nghiệp trên thành phố Cần Thơ để nghiên
cứu về sự gắn bó tổ chức của người lao động
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
4
có trình độ đại học trở lên. Kết quả năm yếu
tố có ảnh hưởng nhiều nhất là lương, phúc lợi
và thăng tiến; môi trường làm việc; đặc diểm
công việc; phong cách lãnh đạo và sự hứng
thú trong công việc. Trong nghiên cứu của
Nuanluk Sangperm (2017) xem xét điều gì
tạo sự gắn bó của nhân viên tại một trường
đại học và mức độ hài lòng trong công việc
của họ. Sau khi phỏng vấn 384 nhân viên, tác
giả đã kết luận rằng các yếu tố như sự tự chủ,
đặc điểm công việc, môi trường làm việc,
mối quan hệ với đồng nghiệp và lương có
mối quan hệ tương quan với sự gắn bó với
công việc.
Đối với lĩnh vực khách sạn, nghiên cứu về
“Các yếu tố ảnh hưởng đến làm việc của
nhân viên trong ngành khách sạn” được thực
hiện bởi Chei và cộng sự (2014). Mục tiêu
chính của nghiên cứu này là nghiên cứu mối
quan hệ giữa trao quyền, lãnh đạo, làm việc
theo nhóm, môi trường làm việc với hiệu suất
của nhân viên trong ngành khách sạn. Để
hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa trao quyền
và thực hiện công việc của nhân viên, tác giả
đã dựa vào mô hình khung lý thuyết của
Martin M.(2007). Theo lý thuyết trao quyền,
Spreitzer (2008) tin rằng yếu tố quyết định
hiệu suất công việc chính là việc trao quyền
và thiết kế công việc. Ông tin rằng trao
quyền có thể có tác động gián tiếp tích cực
đến việc thực hiện công việc của nhân viên.
Kết quả của nghiên cứu do Martin M. (2007)
đưa ra cho thấy cần tăng cường trao quyền và
nâng cao tinh thần làm việc nhóm có thể giúp
nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức.
Tác giả đã dựa trên cơ sở mô hình các nghiên
cứu của Biswas (2012) và Aarabi (2013) để
kiểm chứng mối tương quan của các nhân tố
còn lại đối với sự gắn bó công việc của nhân
viên trong ngành khách sạn. Tại Việt Nam,
Lưu Thị Bích Ngọc và cộng sự (2013) nghiên
cứu về những nhân tố tác động đến sự gắn bó
công việc làm việc của nhân viên trong
khách sạn. Các tác giả đã sử dụng lý thuyết
hai nhân tố của Herzberg (1966) làm cơ sở
nghiên cứu và Mô hình nghiên cứu được đề
xuất từ thuyết hai nhân tố của Herzberg của
Teck-Hong và Waheed (2011).
Nhìn chung, các nghiên cứu nêu trên đã
cung cấp sự đa dạng về các nhân tố tác động
đến sự gắn bó công việc của nhân viên thông
qua các kết quả khảo sát từ các nhóm đối
tuợng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong
đó, các nhân tố tác động đến sự gắn bó công
việc chủ yếu là (i) đặc điểm công việc, (ii)
lương, phúc lợi, (iii) cơ hội đào tạo và phát
triển, (iv) quan hệ với đồng nghiệp, (v) môi
trường làm việc và (vi) mối quan hệ với cấp
trên.
2.1.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến sự gắn bó của nhân viên lễ tân
khách sạn
Dựa vào những kết quả phân tích từ các
nghiên cứu đuợc luợc khảo nêu trên, mô hình
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự
gắn bó của nhân viên lễ tân khách sạn đuợc
giới thiệu sơ bộ với các 3 nhóm nhân tố
thành phần và 25 yếu tố thuộc tính như trình
bày ở Sơ đồ 1.
Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến sự gắn bó của nhân viên lễ tân khách
sạn
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(04) - 2019
5
Bảng 1: Các yếu tố thuộc tính ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên lễ tân khách sạn
Nhóm nhân tố Kí hiệu Diễn giải các yếu tố thuộc tính
Bản
chất
công
việc
Cơ hội
đào tạo và
phát triển
DTPT1
Nhân viên được khách sạn trang bị đầy đủ kỹ năng để thực
hiện tốt công việc
DTPT2
Khách sạn luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân viên
được học tập để nâng cao tay nghề và kỹ năng làm việc
DTPT3 Có nhiều cơ hội thăng tiến công bằng cho nhân viên
Đặc điểm
công việc
DDCV1
Công việc được thiết kế liên quan chặt chẽ với kiến thức
nhân viên
DDCV2 Thời gian làm việc linh hoạt
DDCV3 Bản chất công việc thách thức và thú vị
Môi
trường
làm việc
MTLV1 Nơi làm việc đảm bảo sức khỏe, an toàn
MTLV2 Khách sạn trang bị đầy đủ công cụ, trang thiết bị cần thiết
MTLV3 Nơi làm việc có vị trí thuận lợi
Yếu
tố
kinh
tế
Lương và
phúc lợi
LPL1
Mức lương mà tôi nhận được tương xứng với kết quả công
việc mà tôi hoàn thành
LPL2 Tiền lương đảm bảo cuộc sống cho nhân viên và gia đình
LPL3 Trả lương công bằng giữa các nhân viên
LPL4
Chính sách khen thưởng kịp thời, rõ ràng, công khai, minh
bạch
LPL5 Chế độ phúc lợi đa dạng, đầy đủ, đúng đối tượng
LPL6
Chính sách lương, thưởng, chế độ phúc lợi luôn trả đúng
thời hạn và thỏa đáng
Mối
quan
hệ xã
hội
Mối quan
hệ với
lãnh đạo
QHLD1
Lãnh đạo đối xử với nhân viên công bằng, không có sự phân
biệt
QHLD2 Lãnh đạo luôn tin tưởng trao quyền cho nhân viên
QHLD3 Lãnh đạo luôn động viên, giúp đỡ nhân viên
QHLD4 Ý kiến đóng góp của nhân viên được lãnh đạo tôn trọng
Mối quan
hệ với
đồng
nghiệp
QHDN1 Đồng nghiệp là người thân thiện, thoải mái, hòa đồng, vui vẻ
QHDN2 Đồng nghiệp là người đáng tin cậy và trung thực
QHDN3 Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ, tư vấn khi cần thiết
Mối quan
hệ với
khách
hàng
QHKH1
Một số khách là khách hàng quen thuộc của tôi khi đến
khách sạn
QHKH2
Môi trường tiếp xúc giữa tôi với khách hàng thân thiện,
thoải mái
QHKH3 Tôi làm hài lòng được những khách hàng khó tính
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
6
Để mô hình nghiên cứu đề xuất có độ tin
cậy cao, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tham
khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực
khách sạn. Cụ thể, 4 chuyên gia đã được mời
tham gia với các thông tin trong bảng 2:
Bảng 2. Thông tin các chuyên gia nhận xét
Giới
tính
Số năm
trong ngành
Chức vụ
Nam 20 Tổng quản lý (GM)
Nữ 10
Phó giám đốc Lễ
tân – Buồng phòng
Nam 7
Trưởng bộ phận Lễ
tân
Nữ 5
Trưởng phòng nhân
sự
Nhóm nghiên cứu bắt đầu cuộc phỏng vấn
bằng việc giải thích thuyết minh đề tài và
trình bày phác thảo về các yếu tố ảnh hưởng
đến sự gắn bó của nhân viên lễ tân khách sạn
trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Tiếp theo
các chuyên gia được mời trả lời phỏng vấn
bán cấu trúc các câu hỏi về:
- Mức độ phù hợp của các yếu tố đối với
thực tế trong lĩnh vực khách sạn
- Tính đầy đủ của các yếu tố
- Độ rõ ràng trong cách diễn giải các yếu
tố thuộc tính
Kết quả các cuộc phỏng vấn được nhóm
tác giả tập hợp lại dưới các khía cạnh như
sau:
- Theo họ, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
sự gắn bó trong công việc của người lao
động. Tuy nhiên trong lĩnh vực khách sạn sẽ
có các số yếu tố đặc trưng mang tính chất của
ngành. Cụ thể, với công việc của người làm
trong ngành dịch vụ thì mối quan hệ xã hội
sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ cũng như
động lực làm việc của nhân viên do tính chất
công việc là các hoạt động giữa người với
người. Ngoài mối quan hệ với cấp trên, với
đồng nghiệp thì mối quan hệ với khách hàng
cũng là một trong những nhân tố cần được
xem xét.
- Theo sự nhìn nhận của các chuyên gia,
đa số các nhân viên của họ nghỉ việc là do
mức thu nhập thấp so với năng lực của nhân
viên. Thêm vào đó, bản chất của công việc
như phải đứng liên tục trong một ca trực, làm
việc ca đêm, lượng công việc cần giải quyết
quá tảikhiến họ cảm thấy thiếu động lực
làm việc, từ đó dẫn đến kết thúc sự gắn bó
với doanh nghiệp.
- Các chuyên gia chú ý đến văn phong
diễn giải các yếu tố thuộc tính. Họ cho rằng
các diễn giải cần được thể hiện bằng từ ngữ
mang nét nghĩa hẹp và dễ hiểu.
Kết quả phỏng vấn trên đã làm rõ thêm
các yếu tố tác động đến sự gắn bó của nhân
viên lễ tân bằng kinh nghiệm thực tiễn của
các chuyên gia. Từ đó, độ tin cậy của mô
hình đề xuất được tăng cao.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập dữ liệu
Nghiên cứu này đuợc thực hiện dựa vào
nguồn thông tin, dữ liệu sau đây:
Thông tin thứ cấp: một số chỉ tiêu thống
kê về ngành du lịch, đặc biệt lĩnh vực khách
sạn trong giai đoạn 2016-2018 được thu thập
từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố
Cần Thơ và một số website như
tourismcantho.vn, baocantho.com.vn,
gso.gov.vn, vietnamtourism.gov.vn. Bên
cạnh đó, kết quả phân tích từ một số nghiên
cứu có liên quan được tham khảo nhằm làm
cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự
gắn bó công việc của nhân viên lễ tân khách
sạn.
Thông tin sơ cấp: được thu thập thông
qua khảo sát trực tiếp. Cụ thể là, cỡ mẫu tối
thiểu phải đạt 5 lần số yếu tố (biến) quan sát
(Hair & cộng sự, 1998; Hoàng Trọng & Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Do đó, trong
nghiên cứu sử dụng 25 biến để đo lường nên
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(04) - 2019
7
số mẫu tối thiểu cần thiết là 25 x 5 = 125
quan sát. Để tránh những trường hợp sai sót
về đáp án trả lời của đáp viên nghiên cứu
chọn cở mẫu là 130 quan sát.
+ Chọn mẫu: Nghiên cứu được tiến hành
thông qua việc thu thập ý kiến nhân viên lễ
tân khách sạn 2-5 sao trên địa bàn thành phố
Cần Thơ về các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn
bó bằng bảng câu hỏi. Để đạt mục tiêu
nghiên cứu đã đề ra, đối tượng phỏng vấn đã
được chọn theo phương pháp lấy mẫu hạn
ngạch (quota sampling). Các đối tượng khảo
sát được chia thành nhiều lớp ứng với các thứ
hạng sao có những đặc điểm khác nhau, cụ
thể là các khách sạn 2-5 sao tại thành phố
Cần Thơ.
Bảng 2: Số lượng quan sát theo tỉ lệ các khách
sạn 2-5 sao tại thành phố Cần Thơ, năm 2017
Khách
sạn
Số lượng
khách
sạn
Số lượng
quan sát
Tỉ lệ
2 sao 31 91 70,45
3 sao 8 24 18,18
4 – 5
sao
5 15 11,37
Tổng 41 130 100
Các bảng câu hỏi sẽ được sử dụng để
phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát ở mỗi
lớp cho đến khi thu đủ cỡ mẫu dự kiến. Lý
do của việc chọn phương pháp này là số
thống kê có độ chính xác cao.
+ Cách tiếp cận đáp viên: Nhóm nghiên
cứu khảo sát đáp viên bằng cách đến trực tiếp
các khách sạn có tên trong danh sách các
khách sạn từ 2-5 sao trên địa bàn thành phố
và phỏng vấn trực tiếp các nhân viên lễ tân
đang có mặt tại khách sạn. Ngoài ra, nhóm
nghiên cứu cũng phỏng vấn gián tiếp bằng
cách gửi lại bảng câu hỏi cho các nhân viên
lễ tân làm việc ca đêm tại các khách sạn trên
để lấy ý kiến của họ và quay lại để lấy phiếu
trả lời. Đối với các khách sạn từ 3 đến 5 sao,
nhóm nghiên cứu phỏng vấn ngẫu nhiên các
nhân viên sao cho số lượng các đáp viên phù
hợp với tỉ lệ các khách sạn từ 3 đến 5 sao
trên địa bàn thành phố. Đối với các khách sạn
2 sao, nhóm nghiên cứu phỏng vấn toàn bộ
các nhân viên lễ tân vì số lượng nhân viên lễ
tân tại các khách sạn này chỉ từ 2 đến 3
người, vừa đủ so với tỉ lệ của các khách sạn 2
sao trên địa bàn thành phố.
2.2.2. Phương pháp phân tích
Về cách tiếp cận đánh giá các yếu tố
thuộc tính của khung năng lực, thang đo 5
mức độ được vận dụng trong nghiên cứu này
để đánh giá năng lực nghề nghiệp của nhân
viên, tăng dần từ thấp đến cao. Cụ thể là, 1-
Rất kém, 2-Kém, 3-Chấp nhận được, 4-Tốt,
5-Rất tốt.
Với việc sử dụng thang đo trên, kết quả
tính toán đối với các yếu tố thuộc tính được
thể hiện qua giá trị trung bình của chúng. Vì
vậy, ý nghĩa của từng mức giá trị trung bình
cùa thang đo 5 mức độ được diễn giải như
sau:
Giá trị khoảng cách = (giá trị lớn nhất –
giá trị nhỏ nhất)/n = (5-1)/5= 0,8
Do đó, giá trị trung bình của các yếu tố
thuộc tính được xác định tương ứng với các
mức độ được đánh giá, cụ thể như sau:
1,00 – 1,80: rất không đồng ý
1,81 – 2,60: không đồng ý
2,61 – 3,40: đồng ý
3,41 – 4,20: đồng ý cao
4,21 – 5,00: rất đồng ý.
Liên quan đến kỹ thuật phân tích, trước
hết nhóm nghiên cứu sử dụng hệ số
Cronbach’s alpha để kiểm tra sự chặt chẽ và
sự tương quan giữa các biến quan sát ảnh
hưởng đến sự gắn bó công việc. Sau khi kiểm
định Cronbach’s alpha, nhóm nghiên cứu tiến
hành phân tích nhân tố khám phá EFA để thu
nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Cuối cùng, nhóm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
8
nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến
tính để giải thích mối quan hệ giữa các biến
bằng cách kiểm định chặt chẽ hơn về sự
tương quan nhân quả và độ phù hợp của tổng
thể.
3. Kết quả và đánh giá
3.1. Đặc điểm của nhân viên lễ tân khách
sạn tại thành phố Cần Thơ
Kết quả khảo sát thực tế được thu thập từ
130 đáp viên là các nhân viên lễ tân tại các
khách sạn từ 2-5 sao tại thành phố Cần Thơ.
Một số đặc điểm về mẫu khảo sát được trình
bày tóm tắt như sau: Về giới tính, trong số
130 đáp viên được khảo sát thì có 78 nhân
viên lễ tân là nữ, chiếm 60% và 52 là nam,
chiếm 40%. Tỉ lệ giữa nam và nữ không
chênh lệch cao do các khách sạn đều phải
hoạt động 24/24 nên các nhà tuyển dụng cần
tuyển thêm cả nam để phụ trách cho ca trực
đêm. Về độ tuổi của đáp viên, vì đại diện cho
bộ mặt của khách sạn nên nhân viên ở độ tuổi
từ 25 đến 30 chiếm tỉ lệ cao nhất là 57,7%.
Độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm 31,5% và 10,8%
còn lại là các nhân viên trên 30 tuổi vì ở độ
tuổi này các nhân viên lễ tân thường được
luân chuyển sang các công việc về hành
chính hoặc giữ các chức vụ cao hơn như phó
bộ phận hoặc trưởng bộ phận chịu trách
nhiệm quản lý chung chứ không còn trực tại
quầy như trước. Về trình độ chuyên môn, tỉ
lệ nhân viên có trình độ ở bậc đại học chiếm
hơn phân nửa số lượng được khảo sát, cụ thể
là 53,1% (69 người) cao hơn gấp đôi số
lượng các nhân viên có trình độ trung cấp
chuyên nghiệp/nghề với tỉ lệ là 24,6 % (32
người). Bên cạnh đó, tỉ lệ nhân viên có trình
độ cao đẳng cũng chiếm 17,7% (23 người) và
vẫn còn một số nhân viên với trình độ thấp là
chỉ mới tốt nghiệp trung học phổ thông là 6
người, chiếm tỉ lệ 4,6%.
Về thời gian công tác, từ 2014 - 2017, số
lượng khách sạn đã tăng thêm 44 cơ sở. Thời
gian làm việc của đa số đáp viên là từ 1 đến 3
năm với tỉ lệ 55,5% (71 người), dưới 1 năm
là 21,1% (27 người). Nhóm nhân viên có thời
gian công tác từ trên 3 đến 5 năm là 10,9%
(14 người) và chỉ 16 người làm việc trên 5
năm tại các khách sạn hoạt động từ lâu đời
như khách sạn Vạn Phát, khách sạn Cửu
Long, khách sạn Kim Thơ, chiếm 12,5%.
Người có thâm niên làm việc lâu nhất là 15
năm. Về thu nhập, theo kết quả phân tích, thu
nhập trung bình của nhân viên tại các khách
sạn 5 sao là cao nhất với 5 triệu/tháng, thấp
nhất là tại các khách sạn 3 sao với mức trung
bình là 4,05 triệu/tháng. Nếu xét về mức
lương cơ bản thì thu nhập sẽ tỉ lệ thuận với
hạng sao, có nghĩa là tại các khách sạn có
hạng sao càng cao thì mức lương cơ bản họ
trả cho nhân viên sẽ càng cao. Tuy nhiên, tại
các khách sạn từ 3 đến 5 sao, bên cạnh các
dịch vụ chính thì các dịch vụ khác như cho
thuê xe đạp/xe máy, tổ chức tour tham quan,
dịch vụ hướng dẫn viên du lịchđều có một
bộ phận riêng quản lý, nằm trong quyền quản
lý của khách sạn. Vì thế, nhân viên lễ tân tại
các khách sạn từ 3 đến 5 sao có thu nhập chủ
yếu chỉ từ lương cơ bản. Ngược lại, tại các
khách sạn 2 sao, do tổng nhân lực của bộ
phận lễ tân chỉ từ 2 đến 3 người nên lễ tân
chính là người phụ trách cả các dịch vụ khác
và họ sẽ được hưởng khoản tiền hoa hồng từ
việc đặt các dịch vụ bên ngoài cho khách. Đó
là lí do vì sao mức thu nhập của những người
làm việc ở các khách sạn 2 sao cao thứ hai
(4.85 triệu/tháng), chỉ sao khách sạn 5 sao.
3.2. Phân tích sự gắn bó công việc của
nhân viên lễ tân khách sạn
Để đánh giá xem một nhân viên có sự gắn
bó với công việc hay không, trong bài nghiên
cứu đã đưa ra 3 khía cạnh để đánh giá sự gắn
bó công việc của nhân viên đó là: Nhân viên
cảm thấy có niềm tin mạnh mẽ và chấp nhận
các mục tiêu, giá trị của khách sạn; sẵn lòng
nỗ lực làm việc tại khách sạn và mong muốn
cam kết làm việc lâu dài tại khách sạn.
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(04) - 2019
9
Bảng 3: Thống kê mô tả sự gắn bó công việc của
nhân viên
Nhân
tố
Biến
quan
sát
Giá
trị
trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Ý
nghĩa
Sự
gắn
bó
công
việc
Tôi cảm
thấy có
niềm tin
mạnh
mẽ và
chấp
nhận các
mục
tiêu, giá
trị của
khách
sạn
3,37 0,818
Đồng
ý
Tôi sẵn
lòng nỗ
lực làm
việc tại
khách
sạn
3,55 0,798
Đồng
ý cao
Tôi
mong
muốn
cam kết
làm việc
lâu dài
tại
khách
sạn
3,36 0,923
Đồng
ý
Điểm trung bình
chung 3,43 0,846
Đồng
ý cao
Nhân viên lễ tân khách sạn tại thành phố
Cần Thơ đồng ý cao với việc sẵn lòng nỗ lực
làm việc tại khách sạn. Việc sẵn lòng nỗ lực
làm việc tại khách sạn được thể hiện ở chỗ
họ sẵn sàng ở lại làm thêm ngoài giờ, tăng ca
hỗ trợ nhau trong những ngày đông khách
hay giai đoạn cao điểm. Tại các khách sạn 2
sao, số lượng nhân viên lễ tân đa số chỉ từ 2
đến 3 nhân viên được chia ra các ca trực
24/24 vì thế họ ít có thể nghỉ một lúc nhiều
ngày, ít có thời gian giải trí, du lịch, họ được
yêu cầu làm việc liên tục nhưng họ vẫn sẵn
lòng làm việc.
Nhân viên lễ tân khách sạn tại thành phố
Cần Thơ đồng ý với việc cảm thấy có niềm
tin mạnh mẽ và chấp nhận các mục tiêu, giá
trị của khách sạn và mong muốn cam kết làm
việc lâu dài tại khách sạn. Một khi cá nhân
người lao động có cùng mục tiêu, chí hướng
với doanh nghiệp, lợi ích của doanh nghiệp
gắn liền với lợi ích của người lao động thì sự
gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp
càng được nâng cao. Nhìn chung, nhân viên
lễ tân khách sạn tại thành phố Cần Thơ có
mong muốn gắn bó lâu dài với khách sạn.
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
sự gắn bó công việc của nhân viên lễ tân
khách sạn tại thành phố Cần Thơ
Dựa vào kết quả xử lý số liệu, tác giả
nhận thấy các thang đo được xây dựng trong
nghiên cứu có độ tin cậy cao khi tất cả hệ số
Cronbach’s Alpha của các thang đo này đều
lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng
đều > 0,3. Vì thế 28 biến quan sát là thích
hợp để đưa vào phân tích nhân tố EFA. Hệ số
KMO của kiểm định sự phù hợp của mô hình
(Kaiser – Meyer – Olkin measure of
sampling adequacy) đạt 0,914 (0,5 < KMO <
1), chứng tỏ các biến tác giả đưa vào phân
tích nhân tố là có ý nghĩa và mô hình phân
tích phù hợp với các giả thuyết đã đề ra. Tiếp
theo kiểm định tương quan biến (Bartlett's
Test of Sphericity) có Sig = 0 < 0,05. Điều
này chứng tỏ giả thuyết H0 (các biến không
có tương quan với nhau) đã bị bác bỏ và các
biến có tương quan với nhau, phù hợp với
việc phân tích nhân tố. Qua kiểm định KMO
và kiểm định Bartlett, ta thấy việc phân tích
nhân tố với dữ liệu được cung cấp là hoàn
toàn phù hợp. Tác giả tiếp tục xem xét đến
lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố,
có 5 nhân tố được rút ra, 5 nhân tố này giải
thích được 62,05% biến thiên của dữ liệu.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
10
23 biến quan sát được phân thành 5 nhân
tố mới. Trong đó có 5 biến (QHLD2,
DTPT3, DCV2, MTLV1, MTLV3) với hệ số
tải nhân tố của các biến nhỏ hơn 0,5 nên các
biến quan sát này bị loại, còn lại 23 biến có
hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 nên các
biến quan sát này đều quan trọng trong các
nhân tố và kết quả cũng cho thấy thang đo có
ý nghĩa thiết thực. Các nhân tố được hình
thành như sau:
- Nhân tố F1: Lương, phúc lợi và lãnh đạo
bao gồm 9 biến: Mức lương mà tôi nhận
được tương xứng với kết quả công việc mà
tôi hoàn thành; Tiền lương đảm bảo cuộc
sống cho nhân viên và gia đình; Trả lương
công bằng giữa các nhân viên; Chính sách
khen thưởng kịp thời, rõ ràng, công khai,
minh bạch; Chế độ phúc lợi đa dạng, đầy đủ,
đúng đối tượng; Chính sách lương, thưởng,
chế độ phúc lợi luôn trả đúng thời hạn và
thỏa đáng; Lãnh đạo đối xử với nhân viên
công bằng, không có sự phân biệt; Ý kiến
đóng góp của nhân viên được lãnh đạo tôn
trọng; Lãnh đạo luôn động viên, giúp đỡ, hỗ
trợ công bằng cho nhân viên hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
- Nhân tố F2: Mối quan hệ với đồng
nghiệp bao gồm 3 biến: Đồng nghiệp là
người thân thiện, thoải mái, hòa đồng; Đồng
nghiệp là người đáng tin cậy và trung thực;
Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ, tư vấn
khi cần thiết.
- Nhân tố F3: Điều kiện làm việc bao gồm
5 biến: Nhân viên được khách sạn trang bị
đầy đủ kỹ năng để thực hiện tốt công việc;
Khách sạn luôn khuyến khích, tạo điều kiện
cho nhân viên được học tập để nâng cao tay
nghề và kỹ năng làm việc; Công việc được
thiết kế liên quan chặt chẽ với kiến thức nhân
viên; Bản chất công việc thách thức và thú
vị; Khách sạn trang bị đầy đủ công cụ, trang
thiết bị cần thiết
- Nhân tố F4: Mối quan hệ với khách
hàng bao gồm có 3 biến: Một số khách là
khách hàng quen thuộc của tôi khi đến khách
sạn; Môi trường tiếp xúc giữa tôi với khách
hàng thân thiện, thoải mái; Tôi làm hài lòng
được những khách hàng khó tính.
- Nhân tố F5: Sự gắn bó công việc bao
gồm 3 biến: Tôi cảm thấy có niềm tin mạnh
mẽ và chấp nhận các mục tiêu, giá trị của
khách sạn; Tôi sẵn lòng nỗ lực làm việc tại
khách sạn; Tôi mong muốn cam kết làm việc
lâu dài tại khách sạn.
Mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến
vì nhân tố phóng đại phương sai của tất cả các
biến trong mô hình đều rất nhỏ (VIF << 10). Giá
trị P – Value của mô hình: Sig = 0,000 = 0,0%
nhỏ hơn so với mức ý nghĩa α = 5%. Ta đủ điều
kiện bác bỏ giả thuyết H0
Bảng 4: Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính các
nhân tố tác động đến sự gắn bó công việc của
nhân viên lễ tân khách sạn
Biến
số
Tên biến
Hệ số
Beta (B)
Sai số
chuẩn
(S.E)
X1
Lương,
phúc lợi và
lãnh đạo
0,384*** 0,082
X2
Mối quan
hệ với đồng
nghiệp
0,120* 0,069
X3
Điều kiện
làm việc
0,223* 0,077
X4
Mối quan
hệ với
khách hàng
0,215** 0,070
Hằng số
1.418E-
016
0,057
R2 0,597 = 59,7%
Sig.F Sig = 0,000
Hệ số Durbin-
Watson
1,874
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(04) - 2019
11
Kết quả kiểm đinh mô hình cho thấy, hệ
số R2 là 59,7% có nghĩa là 59,7% sự biến
thiên về sự gắn bó công việc của nhân viên lễ
tân khách sạn được giải thích bởi các yếu tố
được đưa vào mô hình, còn lại là các yếu tố
khác chưa được nghiên cứu. Mức ý nghĩa của
mô hình (Hệ số Sig.F = 0,000) nhỏ hơn rất
nhiều so với mức ý nghĩa α = 5% nên mô
hình hồi quy có ý nghĩa, tức là các biến độc
lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Kết
quả kiểm định hiện tượng tự tương quan
(Durbin-Watson = 1,874) và đa cộng tuyến
trong mô hình (VIF << 10) đều nằm trong
giới hạn cho phép. Kiểm định phương sai sai
số thay đổi cho thấy tất cả các nhân tố X1,
X2, X3, X4 đều có mức ý nghĩa lớn hơn
0,05. Như vậy, kiểm định Spearman cho biết
phương sai phần dư không thay đổi.
- Hệ số của nhân tố Lương, phúc lợi và
lãnh đạo có dấu dương (+) cho thấy khi
lương, phúc lợi và lãnh đạo càng tốt thì sự
gắn bó công việc sẽ càng tăng. Thực tế cho
thấy rằng người lao động luôn luôn quan tâm
tới tiền lương bởi lẽ đó là thu nhập để giúp
họ ổn định cuộc sống. Việc người lao động
được trả với mức lương cao thì họ sẽ tích cực
lao động, tinh thần làm việc hăng say. Ngoài
tiền lương người lao động còn mong muốn
nhận được tiền thưởng để bổ sung vào thu
nhập của mình. Những kỳ nghỉ du lịch cho cả
tất cả nhân viên, nhân viên được nghỉ phép
khi có nhu cầu, được hưởng đầy đủ chính
sách về bảo hiểm xã hội và y tế, bảo hiểm
thất nghiệp đó là những phúc lợi của người
nhân viên. Do đó, tất cả các yếu tố này đều
có ý nghĩa trong việc thúc đẩy nhân viên làm
viêc. Ngoài ra thì việc lãnh đạo đối xử công
bằng, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân
viên cũng giúp làm tăng sự gắn bó trong
công việc của họ.
- Hệ số của nhân tố Mối quan hệ với đồng
nghiệp có dấu dương (+) cho thấy khi mối
quan hệ với đồng nghiệp càng được cải thiện
thì sự gắn bó công việc sẽ càng tăng. Quan
hệ với đồng nghiệp đóng vai trò quan trọng
trong công việc, nếu có quan hệ tốt với đồng
nghiệp thì sẽ chia sẻ được nhiều gánh nặng,
khó khăn trong công việc. Việc xây dựng và
giữ mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp
không chỉ giúp cho cả hai bên cùng tiến bộ
trong công việc mà còn giúp cho bản thân
nhân viên có thêm sự gắn bó công việc.
- Hệ số của nhân tố Điều kiện làm việc có
dấu dương (+) cho thấy khi điều kiện làm
việc càng cải thiện thì sự gắn bó công việc sẽ
càng tăng. Đối với những công việc mang
tính thách thức cao và thú vị thì càng tạo
động lực cho nhân viên. Điều quan trọng đó
là công việc phải phù hợp năng lực của bản
thân, nếu công việc vượt quá khả năng thì
nhân viên sẽ chán nản và không thực hiện tốt
công việc. Bên cạnh đó, việc được trang bị
đầy đủ kỹ năng qua các lớp đào tạo nghiệp
vụ, nâng cao tay nghề cũng giúp cho nhân
viên cảm thấy tự tin, có bản lĩnh hơn trong
quá trình làm việc từ đó giúp họ yêu thích
công việc hiện tại, tăng sự gắn bó công việc.
- Hệ số của nhân tố Mối quan hệ với
khách hàng có dấu dương (+) cho thấy khi
mối quan hệ với khách hàng càng tích cực thì
sự gắn bó công việc sẽ càng tăng. Khách
hàng là người mà nhân viên lễ tân tiếp xúc
nhiều nhất hàng ngày, nếu môi trường giữa
nhân viên với khách hàng càng tốt thì họ
càng hứng thú làm việc hơn. Thêm vào đó,
với một số khách hàng trung thành, thường
xuyên sử dụng dịch vụ của khách sạn thì việc
có mối quan hệ tốt với khách hàng không chỉ
giúp họ dễ dàng hơn trong công việc mà còn
khiến họ cảm thấy có sự gắn kết với đơn vị
và tự tin hơn vào bản thân.
Thứ tự tầm quan trọng của từng yếu tố
phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số B,
hệ số B của nhân tố nào càng lớn thì mức độ
tác động đến biến Y càng nhiều. Từ kết quả
của trên ta thấy biến tác động đến sự gắn bó
công việc nhiều nhất là Lương, phúc lợi và
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
12
lãnh đạo, tiếp theo là Điều kiện làm việc,
Mối quan hệ với khách hàng và cuối cùng là
Mối quan hệ với đồng nghiệp.
4. Kết luận
Nghiên cứu này tập trung phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó công việc
của nhân viên lễ tân khách sạn thông qua
cuộc khảo sát 130 đáp viên là các nhân viên
lễ tân đang làm việc tại các khách sạn 2-5 sao
trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Trước tiên,
mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến sự gắn bó công việc của nhân viên lễ tân
khách sạn được xây dựng dựa vào cơ sở lý
thuyết về sự gắn bó công việc và lược khảo
các nghiên cứu liên quan; bao gồm 25 yếu tố
thuộc tính của 3 nhóm nhân tố. Kết quả phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó
công việc của nhân viên lễ tân khách sạn
thông qua cuộc khảo sát các nhân viên lễ tân
đang làm việc tại các khách sạn 2-5 sao trên
địa bàn thành phố được thể hiện qua một vài
điểm chính sau đây:
- Cuộc khảo sát được thực hiện mang tính
đại diện cao về cỡ mẫu, địa bàn nghiên cứu.
Kết quả khảo sát cơ bản đã đạt độ tin cậy về
phương pháp chọn mẫu, tiếp cận đáp viên;
đây là khâu quan trọng của thiết kế nghiên
cứu bởi vì các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn
bó công việc của nhân viên lễ tân khách sạn
sẽ trở thành mô hình nghiên cứu cho các
nghiên cứu tiếp theo về các đối tượng khác
trong lĩnh vực khách sạn như nhân viên
F&B, nhân viên buồng phòng, hay mở
rộng phạm vi nghiên cứu và đánh giá tác
động của các yếu tố khác như: phong cách
lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp đối với sự
gắn bó của nhân viên. Tuy nhiên, hạn chế của
nghiên cứu do hiện tại trên địa bàn thành phố
có hơn 250 khách sạn đang hoạt động nhưng
số lượng khách sạn đăng kí và được công
nhận hạng sao chỉ có trên 40 khách sạn. Vì
thế, việc điều tra trong phạm vi nhỏ này chỉ
mang tính chính xác tương đối. Do đó nếu có
thời gian để nghiên cứu tất cả các khách sạn
trên địa bàn thành phố thì bài nghiên cứu này
sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến sự gắn bó của nhân viên lễ tân khách sạn
chỉ ra rằng, lương, phúc lợi và lãnh đạo được
phần lớn đáp viên quan tâm nhất ảnh hưởng
đến sự gắn bó công việc, kế tiếp là điều kiện
làm việc, mối quan hệ với khách hàng và sau
cùng là mối quan hệ với đồng nghiệp. Bởi vì
mức thu nhập luôn là vấn đề được quan tâm
đầu tiên của người lao động, bên cạnh đó thì
điều kiện làm việc cũng là yếu tố luôn được
xem xét và cuối cùng là các mối quan hệ
trong môi trường làm việc.
- Xuất phát từ kết quả khảo sát và phân
tích nêu trên, nhóm nghiên cứu đưa ra các
kiến nghị:
+ Đối với Nhà nước:
Thứ nhất, giữ vai trò định hướng phát
triển và điều tiết đối với phát triển nguồn
nhân lực thông qua việc ban hành và chỉ đạo
thực hiện các văn bản chính sách như các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương
trình về phát triển nguồn nhân lực.
Thứ hai, từng bước chỉnh sửa, bổ sung và
hoàn thiện các văn bản Luật liên quan đến
phát triển nguồn nhân lực. Với cơ sở pháp lý,
mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao
động sẽ được giải quyết hài hòa cũng như
đảm bảo công bằng xã hội.
Thứ ba, tăng cường đầu tư cho lĩnh vực
giáo dục, nâng cao năng lực của các trường
dạy nghề, cao đẳng, đại học có đầu ra đảm
bảo được cả số lượng lẫn chất lượng, tạo nên
một lực lượng lao động tay nghề cao, đáp
ứng được nhu cầu của xã hội.
+ Đối với cơ sở đào tạo
Thứ nhất, gắn kết với doanh nghiệp trong
việc xây dựng chương trình đào tạo. Các cơ
sở đào tạo cần phải tự mình nâng cao năng
lực đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra cho
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(04) - 2019
13
người học cần có sự tham khảo nhu cầu thị
trường và doanh nghiệp để xây dựng khung
chương trình giảng dạy, biên soạn và cải tiến
giáo trình giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu
của thực tiễn và yêu cầu của từng giai đoạn
phát triển.
Thứ hai, kiểm tra chặt chẽ, sâu sát chất
lượng của học viên, thực hiện phương pháp
đánh giá từ bên ngoài (người sử dụng lao
động) kết hợp với đánh giá bên trong (nhà
trường).
Thứ ba, ưu tiên tuyển dụng những giảng
viên có kinh nghiệm làm việc trong các
doanh nghiệp, tăng cường chặt chẽ hơn nữa
về mối quan hệ giữa cựu học viên với nhà
trường, tạo cơ chế để những cựu học viên
đang làm việc tại doanh nghiệp liên hệ
thường xuyên với nhà trường, có thể tổ chức
những buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm
giữa lý thuyết với thực tiễn.
+ Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, doanh nghiệp cần cải cách,
hoàn thiện các qui định, chính sách của
người lao động ví dụ như chế độ lương,
thưởng, thời gian làm việcsao cho phù
hợp, gắn với luật pháp của Nhà nước.
Thứ hai, cần quan tâm đến chất lượng của
nguồn nhân lực từ khâu tuyển dụng đến đào
tạo. Các ứng viên khi tham gia tuyển dụng
đều có quyền lợi và cơ hội cạnh tranh công
bằng song song với việc nhà tuyển dụng dựa
theo các tiêu chí đánh giá cụ thể để lựa chọn
ra những ứng viên phù hợp, đảm bảo hoàn
thành tốt công việc. Việc đào tạo nguồn nhân
lực cũng luôn cần được chú trọng thông qua
các hoạt động bổ sung kiến thức chuyên môn
thường xuyên.
Thứ ba, tổ chức thường xuyên các hoạt
động đoàn thể tại doanh nghiệp để người lao
động thấy họ được đảm bảo quyền lợi không
chỉ về vật chất mà còn về tinh thần. Đây cũng
là cơ hội để người lao động gắn kết với nhau
cũng như được gắn kết và gần hơn với các
cấp quản lý, rút ngắn khoảng cách giữa cấp
trên và cấp dưới, tạo nên không khí làm việc
thân thiện, hiệu quả.
+ Đối với cá nhân:
Thứ nhất, để trở thành nhân viên lễ tân
khách sạn chuyên nghiệp đầu tiên phải có
khả năng chịu đựng: sự ức chế, bức xúc
những việc này luôn luôn xảy ra khi tiếp xúc
khách hàng vì thế cá nhân cần học được cách
ứng xử, cách giải quyết tình huống cần đối
mặt hằng ngày.
Thứ hai, phải rèn luyện tính kiên nhẫn,
phải hoà đồng, tạo không khí làm việc thân
thiện, đọc chính xác những tín hiệu của
khách hàng để có thể làm hài lòng khách
hàng.
Thứ ba, nhân viên nên chủ động hơn nữa
trong việc tự nâng cao kiến thức, kĩ năng của
bản thân. Bên cạnh đó cũng đóng góp xây
dựng công ty phát triển bằng cách đề xuất
các giải pháp, chủ trương để giải quyết các
vấn đề đang gặp phải trong công việc với ban
lãnh đạo doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aarabi, M. S., Subramaniam, I. D., & Abu, Baker, Akeel, A. B. A. (2013) Relationship
between Motivational Factors and Job Performance of Employees in Malaysian
Service Industry Asian Social Science
Bhumika Gupta, Jeayaram Subramanian (2014), Factors Affecting Motivation among
Employees in Consultancy Companies, International Journal of Engineering Science
Invention, 3(11), PP.59-6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
14
Biswas, S. (2012) Impact of Psychological Climate & Transformational Leadership on
Employee Performance, The Indian Journal of Industrial Relations
Brown D.(2002) The role of work and cultural values in occupational choice, satisfaction,
and success: A theoretical statement. J Couns Dev ; 80(1), 48-56
Chng Hui Chei, Hee Cui Yee, Liew Pooi Men, Loke Loo Bee, (2014) Factors affect
employees’ performance in hotel industry, Universiti Tunku Abdul Rahman
Ducharme LJ, Martin JK (2000). Unrewarding work, coworker support, and job satisfaction.
Work and Occupations, 27(2): 223-243
Gross, A.B., & Fullager, C. (1996). Professional association participation: An application
and extension of labor union models. Paper presented at the annual meeting of the
Society for Industrial and Organizational Psychology, San Diego, CA. Gross, E., &
Etzioni, A. (1985). Organizations in society. NJ: Prentice-Hall.
Hair, Anderson, Tatham, and Black, 1998. Multivarate Data Analysis. Prentical – Hall
International, Inc.
Herzberg, F. (1966), Work and the nature of man, Cleveland, OH: World Publishing
Company
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS.
Thống kê
Lưu Thị Bích Ngọc và cộng sự (2013), “Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của
nhân viên trong khách sạn”. Tạp chí khoa học đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh số 49/2013, trang 22-30
Maslow, A. H. 1943. Motivation and Personality. New York
Meyer, J.P. & Allen, N.J. (1997): Commitment in the workplace: Theory, Research and
Application. California: Sage Publications Inc., 60-61.
Mowday, R., Porter, L., & Steers, R. (1982). Employee–organization linkages: The
psychology of commitment, absenteeism, and turnover. New York: Academic Press.
Nuanluk Sangperm (2017), Factors Affecting Organizational Commitment of Employees of
Autonomous University, PSAKU International Journal of Interdisciplinary Research
Vol. 6 No. 1.
Panagiotakopoulos, A. (2013). The impact employees' perspective. Development and
Learning in Organizations an International Journal, 27(2), 13–15
Quan Minh Nhựt và Đặng Thị Đoan Trang (2015), “Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của
người lao động có trình độ đại học trở lên trong các doanh nghiệp ở thành phố Cần
Thơ”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế
và Pháp luật: 38 (2015): 1-9
Spreitzer, G.M. (2008). Taking Stock: A review of more than twenty years of research on
empowerment at work. In C. Cooper and J. Barling (Eds.), Handbook of organizational
behavior (pp. 54-73). Thousand Oaks, CA: Sage
Tung N. Nguyen, Khuong N. Mai, and Phuong V. Nguyen (2014), “Factors affecting
employees’ organizational commitment - A study of banking staff in Ho Chi Minh city,
Vietnam”. Journal of Advanced Management Science Vol. 2, No. 1.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_su_gan_bo_cua_nhan_vien_le_tan_kha.pdf