Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện sự minh bạch CSR
của các công ty niêm yết Việt Nam được đề xuất cụ thể như sau: kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
các công ty có tỷ lệ cổ phần nhà nước càng cao thì mức độ minh bạch thông tin bao gồm thông tin
CSR càng ít. Do đó, đối với các công ty có vốn chi phối nhà nước đang cao và đang có kế hoạch
cổ phần hóa thì nên đẩy nhanh tiến độ thoái bớt vốn nhà nước ra khỏi các công ty này, đặc biệt
trong những ngành không cần thiết phải có vốn chi phối của nhà nước. Biện pháp này vừa cải thiện
được mức độ minh bạch CSR, đồng thời cũng sẽ khắc phục được rủi ro do bất đối xứng thông tin
đối với nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, từ đó thu hút thêm nhiều nhà đầu tư đặc biệt
nhà đầu tư nước ngoài nhằm gia tăng giá trị công ty trong tương lai. Ngoài ra, các công ty niêm
yết Việt Nam nên điều chỉnh số lượng thành viên HĐQT ở mức tối thiểu nhất sao cho vừa đủ đáp
ứng cho hoạt động quản trị công ty và vừa tránh được những bất đồng và xung đột giữa các thành
viên trong HĐQT do mỗi thành viên HĐQT có thể đại diện cho mỗi nhóm cổ đông khác nhau.
Đồng thời, thay vì chỉ quan tâm đến số lượng thành viên, các công ty nên quy định chi tiết thêm
về cơ cấu thành phần HĐQT, quyền, nghĩa vụ, cách thức tổ chức và phối hợp giữa các thành viên
trong HĐQT sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Ngoài ra, việc gia tăng mức độ giám sát độc lập
của HĐQT sẽ làm tăng mức độ minh bạch CSR, do đó các công ty nên tăng tỷ lệ thành viên HĐQT
độc lập, đồng thời nên tách rời hai chức vụ CEO và chủ tịch HĐQT ra nhằm tăng thêm tính khách
quan trong hoạt động quản lý. Đồng thời, chính phủ cần ban hành thêm những quy định bắt buộc
về việc này, tránh tình trạng một người nắm giữ cùng lúc cả hai chức vụ CEO và chủ tịch HĐQT
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KSQT cũng như gia tăng mức độ minh bạch CSR. Tuy chưa
có bằng chứng cho thấy có sự tác động của việc sử dụng kiểm toán bằng BIG4 đến mức độ minh
bạch CSR, nhưng để thích ứng với xu hướng hội nhập toàn cầu và tiếp cận nhanh với thị trường
quốc tế thì trong thời gian tới các công ty niêm yết Việt Nam cũng nên xem xét việc sử dụng dịch
vụ kiểm toán thuộc nhóm BIG4 cho công ty của mình nhằm đáp ứng với chuẩn quy định và thông
lệ quốc tế.
17 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này
sẽ phải thực hiện và minh bạch CSR nhiều hơn, đặc biệt là về vấn đề môi trường. Hơn nữa, các
công ty lớn sẽ có nguồn tài chính dồi dào và nhiều kinh nghiệm thực hiện và minh bạch CSR hơn.
Hầu hết nhiều nghiên cứu trước tìm thấy sự ảnh hưởng cùng chiều của quy mô công ty đến sự
minh bạch CSR (Giannarakis, 2014; Rosli, Fauzi, Azami, Mohd & Said, 2016).
88 Lưu T. T. Tâm, Ngô M. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 85-101
H1: Quy mô công ty tác động tích cực đến mức độ minh bạch CSR
Số năm hoạt động: lý thuyết hợp pháp (Suchman, 1995) lập luận rằng khi công ty hoạt
động lâu năm trên thị trường sẽ có danh tiếng và uy tín cao hơn những công ty mới hoạt động vì
các công ty hoạt động lâu năm thường sẽ có sự ổn định và phát triển bền vững hơn, có đủ nguồn
lực, kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm cao hơn trong việc xây dựng hình ảnh và danh tiếng bằng
nhiều biện pháp trong đó có việc thực hiện và minh bạch CSR. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy sự
ảnh hưởng cùng chiều giữa tuổi công ty và mức độ minh bạch CSR của công ty (Chakroun,
Matoussi, & Mbirki, 2017; Muttakin, Khan, & Mihret, 2018).
H2: Có sự ảnh hưởng cùng chiều của tuổi của công ty đến mức độ minh bạch CSR
Đòn bẩy tài chính: chỉ số đòn bẩy tài chính đo lường mức độ sử dụng nợ vay của công ty
trong việc mua sắm tài sản. Huafang và Jianguo (2007) lập luận rằng khi công ty vay nợ, các nhà
cung cấp tín dụng sẽ giám sát công ty chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo khả năng trả nợ và việc giám
sát này gây tốn kém chi phí. Vì thế, các công ty sẽ chủ động minh bạch nhiều thông tin bao gồm
thông tin CSR đến các bên liên quan, đặc biệt là chủ nợ nhằm nới lỏng sự giám sát để giảm chi
phí. Giulio (2011) lập luận khi nợ vay càng nhiều thì mức độ minh bạch thông tin CSR càng cao.
Một quan điểm khác cho rằng mức độ minh bạch CSR không chịu sự ảnh hưởng bởi nợ vay của
công ty (Razak, 2015). Thậm chí, Maskun (2013) còn cho rằng nợ vay của công ty càng nhiều thì
mức độ minh bạch thông tin bao gồm thông tin CSR sẽ giảm nhằm che giấu các điểm yếu của
công ty và nhận định này cũng khá phù hợp với tâm lý của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
H3: Đòn bẩy tài chính của công ty ảnh hưởng ngược chiều đến mức độ minh bạch CSR
Khả năng sinh lời: nghiên cứu sử dụng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)
để đo lường khả năng sinh lời của công ty. Theo Akhtaruddin và cộng sự (2009), khi lợi nhuận
kinh doanh càng cao, nhà quản trị càng thích minh bạch thông tin bao gồm thông tin CSR. Belkaoui
và Karpik (1989) lập luận khi nhà quản trị có đủ kiến thức và năng lực tạo ra lợi nhuận thì chắc
chắn họ cũng sẽ ý thức thực hiện và minh bạch CSR tốt hơn. Luethge và Han (2012) cũng lập luận
khi có lợi nhuận tốt, các công ty sẽ có kinh phí thực hiện và minh bạch CSR nhiều hơn. Ngược lại,
khi lợi nhuận kinh doanh giảm hoặc không có lợi nhuận, các công ty sẽ giảm mức độ minh bạch
thông tin nhằm che giấu khiếm khuyết (García-Meca, Parra, Larrán, & Martínez, 2005) và khi đó
các công ty chỉ chú trọng thực hiện các biện pháp tăng thu nhập cho công ty, ít quan tâm đến các
vấn đề khác của xã hội (Roberts, 1992). Những nhận định này cũng khá phù hợp với bối cảnh
nghiên cứu cho các công ty niêm yết Việt Nam.
H4: Khả năng sinh lời của công ty ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ minh bạch CSR
2.3.2. Ảnh hưởng của các nhân tố kiểm soát quản trị đến sự minh bạch CSR
Quy mô Hội đồng quản trị: quy mô Hội đồng quản trị (HĐQT) thể hiện qua số lượng
thành viên HĐQT. Theo lập luận của Akhtaruddin và cộng sự (2009), HĐQT là nhóm người thực
hiện các quyết định, chính sách và chiến lược cho công ty, do đó số lượng và chất lượng HĐQT
rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu trước đã chỉ ra mối quan hệ ảnh hưởng giữa số lượng thành viên
HĐQT và mức độ minh bạch CSR của công ty. Al-Janadi và cộng sự (2013) lập luận khi HĐQT
có đông thành viên sẽ đủ nguồn lực thực hiện các chức năng quản trị, số lượng các quyết định
quản trị tăng, do đó nhu cầu thông tin phục vụ cho việc ra quyết định cũng tăng theo, bao gồm
thông tin bắt buộc lẫn tự nguyện CSR. Một nhận định khác của Giannarakis (2014) cho rằng nếu
có quá đông thành viên HĐQT sẽ làm tăng nguy cơ xung đột lợi ích vì mỗi thành viên HĐQT đại
diện cho mỗi nhóm cổ đông khác nhau, nên mức độ minh bạch CSR của công ty cũng sẽ giảm.
Nghiên cứu cũng nghi ngờ rằng số lượng thành viên HĐQT và mức độ minh bạch CSR có mối
quan hệ ngược chiều nhau.
Lưu T. T. Tâm, Ngô M. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 85-101 89
H5: Quy mô HĐQT ảnh hưởng ngược chiều đến mức độ minh bạch CSR
Sự kiêm chức của CEO: Lý thuyết người đại diện (Jensen & Meckling, 1976) cho rằng
việc CEO đồng thời là chủ tịch HĐQT sẽ làm giảm mức độ và hiệu quả giám sát độc lập của
HĐQT đối với ban điều hành công ty. Chủ tịch HĐQT là người thiết lập nội dung các cuộc họp,
là người bổ nhiệm và đánh giá năng lực của CEO, vì vậy khi chủ tịch HĐQT kiêm chức CEO sẽ
làm cho sự giám sát độc lập của HĐQT không còn khách quan (Ngo, Bui, & Tran, 2017). Nhiều
nghiên cứu trước đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa sự kiêm chức CEO với mức độ minh
bạch CSR của các công ty. Gul và Leung (2004); Samaha, Khlif, và Hussainey (2015) lập luận sự
kiêm chức CEO khiến cho nhu cầu đáp ứng thông tin bao gồm thông tin CSR giảm xuống, từ đó
khiến cho mức độ minh bạch CSR giảm dần. Nghiên cứu này cũng tin rằng tình trạng một người
cùng một lúc giữ hai chức vụ CEO và chủ tịch HĐQT sẽ có những tác động không tích cực đến
sự minh bạch CSR của các công ty niêm yết Việt Nam.
H6: Sự kiêm chức của CEO sẽ làm giảm mức độ minh bạch CSR
Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập: theo Ngo và cộng sự (2017), thành viên HĐQT độc lập
là những người không có quan hệ “lợi ích riêng tư” trong công ty, nên họ sẽ thường xuyên đưa ra
nhều ý kiến khách quan nhất nhằm bảo vệ lợi ích chung của công ty. Mức độ độc lập của HĐQT
được đo lường bằng tỷ lệ thành viên độc lập có trong HĐQT không tham gia giữ bất kỳ chức vụ
nào trong ban điều hành công ty. Mức độ độc lập của HĐQT có các cấp độ từ thấp đến cao gồm
(1) HĐQT có tất cả các thành viên đều tham gia vào ban điều hành; (2) HĐQT có phần lớn thành
viên tham gia ban điều hành; (3) HĐQT có phần lớn thành viên không tham gia ban điều hành và
(4) HĐQT không có bất kỳ thành viên nào tham gia ban điều hành. Lý thuyết người đại diện
(Jensen & Meckling, 1976) cho rằng tỷ lệ này càng cao càng tốt vì sẽ làm tăng mức độ giám sát
độc lập của HĐQT.
Khá nhiều nghiên cứu trước đã tìm thấy sự ảnh hưởng của mức độ độc lập của HĐQT đến
sự minh bạch CSR. Ntim và Soobaroyen (2013) lập luận rằng khi tăng tỷ lệ thành viên HĐQT độc
lập sẽ làm tăng mức độ minh bạch CSR của công ty. Nghiên cứu của Buniamin, Alrazi, Johari, và
Rahman (2008) chỉ ra rằng giữa các báo cáo minh bạch CSR về môi trường và mức độ độc lập của
HĐQT dường như không có bất kỳ mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào. Barako, Hancock, và
Izan (2006) còn tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập và mức độ
minh bạch CSR của công ty. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều kết luận trái chiều về mối quan hệ
này giữa các nghiên cứu. Lý do có thể là do đặc điểm và trình độ phát triển của TTCK Việt Nam
có một số khác biệt so với các quốc gia khác. Với đặc trưng là một thị trường mới nổi, trình độ
cũng như chất lượng KSQT của các công ty Việt Nam vẫn còn thấp so với chuẩn quốc tế, tuy nhiên
nghiên cứu vẫn kỳ vọng tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập có sự ảnh hưởng tích cực đến mức độ
minh bạch CSR của các công ty niêm yết ở Việt Nam.
H7: Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ minh bạch CSR
Tỷ lệ sở hữu nhà nước: Tỷ lệ sở hữu nhà nước được đo lường bởi số cổ phần của nhà nước
trên tổng số cổ phần của công ty. Với vai trò quản lý vĩ mô, chính phủ sẽ làm việc theo chủ trương
và định hướng chung về các mục tiêu kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia cần đạt được. Tuy
nhiên, với vai trò là cổ đông của một công ty, nhà nước lại phải quan tâm đến mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận và tối đa giá trị của cổ đông. Xung đột có thể sẽ xảy ra khi chính phủ đảm nhận cùng lúc
hai vai trò này (Ntim, Lindop, & Thomas, 2013). Ntim và cộng sự (2013) cũng lập luận rằng khi
tỷ lệ sở hữu nhà nước càng lớn sẽ thúc đẩy công ty minh bạch nhiều thông tin CSR hơn. Tuy nhiên,
Al-Ajmi, Al-Mutairi, và Al-Duwaila (2015) lại cho rằng tỷ lệ sở hữu nhà nước cao sẽ khiến cho
mức độ minh bạch thông tin trong đó có thông tin CSR của công ty sẽ kém đi. Điều này cho thấy
vẫn còn nhiều kết luận khác nhau về tác động của tỷ lệ sở hữu nhà nước đến sự minh bạch CSR
90 Lưu T. T. Tâm, Ngô M. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 85-101
của công ty.
Theo Nguyen (2013), tại Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước có
hiệu quả kinh doanh kém hơn so với tất cả khu vực kinh tế khác. Đây cũng có thể là một cơ sở để
nghiên cứu này nghi ngờ rằng việc có quá nhiều cổ phần sở hữu của nhà nước trong một công ty
niêm yết có thể tác động không tốt đến mức độ minh bạch thông tin bao gồm thông tin CSR.
H8: Tỷ lệ sở hữu nhà nước ảnh hưởng ngược chiều đến mức độ minh bạch CSR
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài được đo lường bởi số cổ phần sở hữu
của cổ đông nước ngoài trên tổng số cổ phần của công ty. Các nhà đầu tư nước ngoài nhất là các
nước Châu Âu và Mỹ thường rất quan tâm đến vấn đề trách nhiệm đối với xã hội, người lao động
và môi trường. Do vậy các công ty có sự hiện diện của cổ đông nước ngoài thường sẽ được yêu
cầu minh bạch thông tin bao gồm thông tin CSR nhiều hơn (Soliman, Din, & Sakr, 2013; Gunawan
& Lina, 2015). Ngoài ra, Cooke (1992) lập luận rằng do rào cản về không gian và ngôn ngữ, các
cổ đông nước ngoài thường có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng bất đối xứng thông tin cao hơn
so với các loại cổ đông khác nên họ yêu cầu công ty phải minh bạch thông tin bao gồm thông tin
CSR nhiều hơn. Jeon, Olivero, và Wu (2011) cho rằng khi vốn của cổ đông nước ngoài đầu tư vào
một công ty đến một mức đủ cao thì các cổ đông này bắt đầu can thiệp vào công tác quản lý điều
hành công ty, khi đó công ty sẽ chịu sự ảnh hưởng khá nhiều về phương thức quản lý và kinh
doanh theo kiểu phương Tây, luôn chú trọng đến trách nhiệm đối với xã hội. Do đó, nghiên cứu
này kỳ vọng với làn sóng đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam ngày càng mạnh mẽ sẽ tạo động
lực thúc đẩy các công ty gia tăng sự minh bạch thông tin bao gồm thông tin CSR.
H9: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài ảnh hưởng tích cực đến mức độ minh bạch CSR
Chất lượng kiểm toán: BIG4 là nhóm gồm 4 công ty kiểm toán quốc tế nổi tiếng (KPMG,
Deloitte, Price Waterhouse Coopers, Ernst & Young) đảm nhiệm vai trò tư vấn và kiểm toán cho
nhiều tập đoàn lớn ở nước Anh. Các công ty trong nhóm này thường được hỗ trợ bởi nhiều chuyên
gia nổi tiếng và danh tiếng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các công ty kiểm toán
này. Các công ty thuộc nhóm BIG4 có khả năng khuyến khích khách hàng của họ cung cấp nhiều
thông tin tài chính và thông tin CSR đa chiều hơn (Inchausti, 1997). Do đó, các công ty niêm yết
sử dụng kiểm toán độc lập bởi các công ty thuộc nhóm BIG4 sẽ được xem là công ty có chất lượng
kiểm toán tốt (Gupta & Nayar, 2007). Barros, Boubaker, và Hamrouni (2013) đã lập luận những
công ty có sử dụng kiểm toán thuộc nhóm BIG4, mức độ minh bạch thông tin CSR của công ty đó
cao hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác không tìm thấy sự ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê
giữa việc sử dụng dịch vụ kiểm toán thuộc nhóm BIG4 và mức độ minh bạch thông tin bao gồm
thông tin CSR (Abd-Elsalam & Weetman, 2003; Hossain et al., 1995). Các công ty kiểm toán
thuộc nhóm BIG4 là nhóm công ty kiểm toán nước ngoài tồn tại ở Việt Nam lâu nhất nên có sự
am hiểu nhất định về các công ty niêm yết ở Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này cũng kỳ vọng có
sự ảnh hưởng tích cực của việc sử dụng dịch vụ kiểm toán thuộc nhóm BIG4 đối với mức độ minh
bạch CSR của các công ty niêm yết Việt Nam.
H10: Việc sử dụng kiểm toán thuộc BIG4 sẽ làm tăng mức độ minh bạch CSR
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận số liệu minh bạch CSR
Một số cách tiếp cận số liệu minh bạch CSR phổ biến được các tác giả sử dụng trong nhiều
nghiên cứu bao gồm: (1) sử dụng các bộ dữ liệu thứ cấp xếp hạng chỉ số về danh tiếng và hiệu quả
xã hội của các công ty do một số tổ chức uy tín theo dõi, đánh giá và liên tục trong nhiều năm (KLD,
S&P 500, Fortune,); (2) thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng hỏi điều tra phỏng vấn trực tiếp hoặc
Lưu T. T. Tâm, Ngô M. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 85-101 91
gián tiếp gửi email đến lãnh đạo công ty nhằm thu thập số liệu về minh bạch CSR và (3) phân tích
nội dung các khoản mục thông tin CSR được trình bày trong các báo cáo thường niên của công ty.
Ưu điểm của phương pháp phân tích nội dung (1) có tính linh hoạt rất cao, tùy thuộc vào mục đích
nghiên cứu và đặc điểm thị trường nghiên cứu, tác giả có thể xây dựng thang đo thu thập thông tin
minh bạch CSR phù hợp nhất cho nghiên cứu; (2) có khả năng tiếp cận số liệu minh bạch CSR khá
dễ dàng với mức chi phí khá thấp. Vì vậy nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phân tích nội dung
để tiếp cận số liệu minh bạch CSR.
3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Tổng thể nghiên cứu bao gồm tất cả các công ty cổ phần đại chúng đang niêm yết trên 2
sàn HOSE và HNX. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích, những công ty đáp
ứng được các đặc tính mong muốn với chủ đích của tác giả sẽ được đưa vào mẫu nghiên cứu. Cụ
thể như sau: (1) Loại các công ty trong ngành tài chính ra khỏi mẫu nghiên cứu (vì các công ty
trong ngành tài chính có quy định công bố thông tin riêng và có khác biệt so với các ngành còn
lại); (2) Sau đó, loại các công ty đã thỏa mãn điều kiện 1 nhưng không có công bố báo cáo thường
niên và báo cáo quản trị công ty liên tục đủ 5 năm từ 2013-2017. Cuối cùng, cỡ mẫu nghiên cứu
còn lại chỉ bao gồm 323 công ty niêm yết phi tài chính (tương ứng với 1.615 quan sát) với tỷ lệ
phân bổ mẫu như sau: 171 công ty ở sàn HOSE và 152 công ty ở sàn HNX. Các báo cáo được lấy
từ www.hsx.vn, www.hnx.vn, www.cafef, www.Vietstock.vn, www.cophieu68.com và một số
website chứng khoán khác.
Nghiên cứu thu thập số liệu thứ cấp bằng phương pháp phân tích nội dung, thu thập số liệu
về minh bạch CSR được trình bày trong các báo cáo thường niên và báo cáo quản trị công ty.
Phương pháp này có tính linh hoạt cao, giúp người nghiên cứu có thể thiết kế nội dung thang đo
thu thập số liệu minh bạch CSR phù hợp theo mục đích của người nghiên cứu và đặc điểm thị
trường nghiên cứu. Ngoài ra, khả năng tiếp cận số liệu minh bạch CSR của phương pháp này là
khả thi với chi phí khá thấp. Chính vì vậy, phương pháp này được sử dụng phổ biến ở nhiều nghiên
cứu về minh bạch CSR kể cả tại các thị trường phát triển và đang phát triển bao gồm Việt Nam
(Suteja, Gunardi, & Mirawati, 2016; Ta & Bui, 2018).
Điểm số minh bạch CSR được đo lường từ 0-2 (nhận điểm 0 đối với các khoản mục cần
thu thập thông tin CSR nhưng không có bất kỳ thông tin CSR nào được minh bạch; nhận điểm 1
khi có thông tin CSR được minh bạch ngắn gọn chung chung, không diễn giải và không có minh
chứng và nhận điểm 2 khi có thông tin CSR được minh bạch chi tiết, được diễn giải thấu đáo và
được minh họa bằng các minh chứng hình ảnh, số liệu biểu bảng).
Nghiên cứu xây dựng thang đo minh bạch CSR dựa trên tham khảo từ (1) nội dung minh
bạch CSR của bộ tiêu chí GRI và (2) thang đo minh bạch CSR của Bayoud, Kavanagh và Slaughter
(2012); Kansal, Joshi, và Batra (2014); Dias, Rodrigues, và Craig (2017). Thang đo minh bạch
CSR tập vào nội dung thành phần và tương ứng với 30 các khoản chỉ mục đo lường chi tiết gồm:
kinh tế (5 chỉ mục); môi trường (8 chỉ mục); người lao động (7 chỉ mục); cộng đồng (5 chỉ mục)
và sản phẩm/khách hàng (5 chỉ mục).
Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng thêm phương pháp tham vấn chuyên gia (bao gồm nhà
nghiên cứu, chuyên gia quản lý nhà nước và lãnh đạo công ty) để đánh giá và hiệu chỉnh lại thang
đo minh bạch CSR cho phù họp với thực tế của các công ty ở Việt Nam. Sau khi hiệu chỉnh, tác
giả tiến hành thu thập thử số liệu minh bạch CSR của 5 công ty niêm yết có trong danh sách mẫu
nghiên cứu để đánh giá lại mức độ phù hợp của thang đo và điều chỉnh lại thang đo (nếu có) để
phù hợp nhất với đặc điểm minh bạch CSR của các công ty niêm yết tại Việt Nam.
92 Lưu T. T. Tâm, Ngô M. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 85-101
3.3. Phương pháp phân tích số liệu
Do số liệu dạng bảng (panel data) và biến phụ thuộc là biến minh bạch CSR bị chặn nên
nghiên cứu sử dụng đồng thời 2 mô hình ước lượng hồi quy Tobit theo dạng gộp (Pooled Tobit)
và hồi quy Tobit có sự ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effects model Tobit-REM Tobit). Sau đó,
dựa vào giá trị tuyệt đối Log likehood để lựa chọn mô hình ước lượng phù hợp cho việc trình bày
và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Mô hình ước lượng của nghiên cứu có dạng như sau:
CSRDi,t = β0i,t + βjCCi,j,t + βƔCGi,Ɣ,t + Zi,t + ɛi,t (1)
Trong đó:
CSRDi,t được đo lường lần lượt là tổng điểm minh bạch CSR và điểm số minh bạch riêng
của năm khía cạnh thành phần (kinh tế, môi trường, người lao động, cộng đồng và sản phẩm/khách
hàng) của công ty i ở năm t. Tổng điểm minh bạch CSR và điểm minh bạch của mỗi khía cạnh
thành phần được lần lượt sử dụng như biến phụ thuộc. Do đó, mô hình nghiên cứu được ước lượng
6 lần với 6 biến phụ thuộc tương ứng.
CCi,j,t là biến đặc điểm thứ j của công ty i ở năm t (j = 1,4).
CGi,Ɣ,t là biến KSQT thứ Ɣ của công ty i ở năm t (Ɣ = 1,6).
Zi,t
là biến kiểm soát ngành nghề của công ty i ở năm t. Theo Dye và Sridhar (1995), mỗi
ngành có đặc điểm hoạt động, có số lượng và đặc điểm các bên liên quan cũng khác nhau. Ngoài
ra, mỗi ngành sẽ có các quy định, chính sách và thông lệ minh bạch thông tin khác nhau nên có
việc minh bạch CSR ở các ngành nghề có thể sẽ không giống nhau.
Các biến trong mô hình (1) được diễn giải chi tiết trong Bảng 1
Bảng 1
Diễn giải các biến trong mô hình (1)
Tên biến Ký hiệu
Đơn vị
tính
Diễn giải
Nguồn tham
khảo
Dấu kỳ
vọng
Biến phụ
thuộc
Sự minh bạch
CSR chung
CSRD
Điểm
Đo lường tổng điểm minh bạch CSR
chung bằng tổng điểm của năm khía
cạnh minh bạch thành phần
(CSRD=ECO+ENV+EMP+COM+PR
OCUS)
Bayoud và cộng
sự (2012); Kansal
và cộng sự (2014);
Dias và cộng sự
(2017)
Minh bạch
kinh tế
ECO Điểm
Đo lường điểm minh bạch khía cạnh
trách nhiệm kinh tế bằng tổng điểm của
5 mục đo lường cho khía cạnh kinh tế
Dias và cộng sự
(2017)
Minh bạch môi
trường
ENV Điểm
Đo lường điểm minh bạch khía cạnh
trách nhiệm môi trường bằng tổng điểm
của 8 mục đo lường cho khía cạnh môi
trường
Bayoud và cộng
sự (2012); Kansal
và cộng sự (2014)
Minh bạch
người lao động
EMP Điểm
Đo lường điểm minh bạch khía cạnh
trách nhiệm người lao động bằng tổng
điểm của 7 mục đo lường cho khía cạnh
người lao động
Bayoud và cộng
sự (2012); Kansal
và cộng sự (2014)
Lưu T. T. Tâm, Ngô M. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 85-101 93
Tên biến Ký hiệu
Đơn vị
tính
Diễn giải
Nguồn tham
khảo
Dấu kỳ
vọng
Minh bạch
cộng đồng
COM Điểm
Đo lường điểm minh bạch khía cạnh
trách nhiệm cộng đồng bằng tổng điểm
của 5 mục đo lường cho khía cạnh cộng
đồng
Bayoud và cộng
sự (2012); Kansal
và cộng sự (2014)
Minh bạch
SP/KH
PROCUS Điểm
Đo lường điểm minh bạch khía cạnh
trách nhiệm sản phẩm/khách hàng bằng
tổng điểm của 5 mục đo lường cho khía
cạnh SP/KH
Bayoud và cộng
sự (2012); Kansal
và cộng sự (2014)
Biến độc lập
Biến đặc điểm
công ty
Quy mô công
ty
LNSIZE Logarit của tổng tài sản
Rosli và cộng sự
(2016)
(+)
Tuổi công ty YEAR Năm
Tính từ lúc bắt đầu thành lập đến thời
điểm hiện tại
Chakroun và cộng
sự (2017)
(+)
Khả năng sinh
lời
ROA Lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản
Luethge và Han
(2012)
(+)
Đòn bẩy tài
chính
LEV Tổng nợ chia cho tổng tài sản Razak (2015) (-)
Biến đặc điểm
KSQT
Quy mô
HĐQT
BSIZE
Số
thành
viên
Tổng số thành viên HĐQT
Giannarakis
(2014)
(-)
Tỷ lệ thành
viên độc lập
trong HĐQT
IND %
Số lượng thành viên HĐQT độc lập
trên tổng số thành viên HĐQT (Thành
viên HĐQT độc lập được định nghĩa là
thành viên HĐQT không giữ chức vụ
nào trong ban điều hành công ty)
Ntim và
Soobaroyen
(2013)
(+)
Sự kiêm chức
của CEO
BOTH
Nhận giá trị là 1 khi không có sự kiêm
chức, nhận giá trị là 0 khi có sự kiêm
chức
Samaha và cộng
sự (2015)
(-)
Chất lượng
kiểm toán
BIG4
Nhận giá trị là 1 khi có sử dụng kiểm
toán thuộc BIG4, nhận giá trị là 0 khi
sử dụng kiểm toán không thuộc BIG4
Barros và cộng sự
(2013)
(+)
Tỷ lệ sở hữu
nhà nước
SO %
Số lượng cổ phiếu do nhà nước sở hữu
trên tổng số cổ phiếu của công ty
Al-Ajmi và cộng
sự (2015)
(-)
Tỷ lệ sở hữu
nước ngoài
FO %
Số lượng cổ phiếu do cổ đông nước
ngoài trên tổng số cổ phiếu của công ty
Soliman và cộng
sự (2013)
(+)
Biến kiểm soát
ngành nghề
INDUSTRY
Mười biến giả ngành với biến ngành
xây dựng được sử dụng làm biến tham
chiếu
Line, White,
Osmond,
Jennings, và
Mojonnier (2002)
Trong đó: (+): cùng chiều; (-): ngược chiều
Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu lược khảo
94 Lưu T. T. Tâm, Ngô M. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 85-101
4. Kết quả và thảo luận
Trước khi đưa các biến vào phân tích hồi quy, từng cặp biến độc lập trong mô hình được
kiểm định tương quan. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số tương quan giữa các cặp biến độc lập
nằm trong vùng giá trị cho phép (trị tuyệt đối của tất cả các hệ số tương quan đều < 0,5).
Tổng điểm minh bạch CSR và điểm minh bạch của 5 khía cạnh thành phần được lần lượt
phân tích bằng 2 mô hình Pooled Tobit và REM Tobit. Dựa vào giá trị tuyệt đối Log likelihood,
mô hình ước lượng REM Tobit được chọn vì có giá trị tuyệt đối Log likelihood nhỏ hơn.
Kết quả phân tích REM Tobit ở bảng 3 cho thấy ở mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%, quy mô
công ty có sự ảnh hưởng tích cực đáng kể đến tổng điểm minh bạch CSR chung và với tất cả năm
khía cạnh minh bạch thành phần. Kết quả phân tích đã ủng hộ cho giả thuyết đặt ra và hoàn toàn
tương đồng với nghiên cứu của Haniffa và Cooke (2005) và Rosli và cộng sự (2016).
Ngoài ra, tuổi của công ty có sự ảnh hưởng cùng chiều với tổng điểm minh bạch CSR
chung, điểm minh bạch của khía cạnh môi trường và cộng đồng. Kết quả phân tích cho thấy thời
gian hoạt động của công ty càng lâu năm thì công ty có mức độ minh bạch CSR càng nhiều. đặc
biệt chú trọng minh bạch nhiều hơn ở khía cạnh môi trường và cộng đồng. Mặc dù vậy, kết quả
phân tích lại cho thấy tuổi của công ty lại không có bất kỳ sự ảnh hưởng nào đến mức độ minh
bạch của các khía cạnh thành phần còn lại. Nhìn chung, kết quả phân tích đã phần nào ủng hộ cho
giả thuyết đặt ra và cũng thống nhất với các nghiên cứu của Muttakin và cộng sự (2018); Chakroun
và cộng sự (2017).
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tác động tích cực đến tổng điểm minh bạch CSR và khía cạnh
minh bạch môi trường. Kết quả phân tích cho thấy khi mức độ sở hữu của cổ đông nước ngoài
trong công ty càng cao thì mức độ minh bạch CSR càng nhiều, đặc biệt chú trọng minh bạch tốt
hơn ở khía cạnh trách nhiệm môi trường. Tuy nhiên, kết quả phân tích không tìm thấy bất kỳ sự
liên quan nào giữa sở hữu nước ngoài và các khía cạnh minh bạch thành phần khác. Kết quả phân
tích phần nào đã ủng hộ cho giả thuyết đặt ra và thống nhất với các nghiên cứu của Saleh, Zulkifli,
và Muhamad (2010); Soliman và cộng sự (2013).
Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập tác động tích cực đến điểm minh bạch khía cạnh sản
phẩm/khách hàng. Kết quả phân tích cho thấy khi tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập càng lớn thì mức
độ minh bạch trách nhiệm sản phẩm/ khách hàng càng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ thành viên HĐQT độc
lập trong các công ty niêm yết Việt Nam chưa có sự ảnh hưởng đáng kể đến các khía cạnh minh
bạch thành phần khác. Kết quả phân tích chỉ phần nào ủng hộ cho giả thuyết đặt ra và có sự nhất
quán với kết quả nghiên cứu của Said, Zainuddin, và Haron (2009); Ntim và cộng sự (2013).
Sự kiêm chức của CEO ảnh hưởng ngược chiều với tổng điểm minh bạch CSR và điểm
minh bạch của tất cả năm khía cạnh trách nhiệm thành phần. Kết quả phân tích cho thấy khi công
ty có hiện tượng CEO kiêm chức chủ tịch HĐQT thì mức độ minh bạch CSR sẽ thấp hơn các công
ty không có hiện tượng kiêm chức của CEO. Kết quả phân tích ủng hộ cho giả thuyết đặt ra và
hoàn toàn nhất quán với nghiên cứu của Gul và Leung (2004); Samaha và cộng sự (2015).
Tỷ lệ sở hữu nhà nước tác động ngược chiều đáng kể đến tổng điểm minh bạch CSR chung
và điểm minh bạch của tất cả năm khía cạnh trách nhiệm thành phần. Kết quả phân tích cho thấy
khi phần vốn sở hữu nhà nước trong công ty niêm yết Việt Nam càng cao thì mức độ minh bạch
CSR càng thấp. Kết quả phân tích ủng hộ cho giả thuyết đặt ra và hoàn toàn thống nhất với nghiên
cứu của Ismail và Ibrahim (2008) và Al-Ajmi và cộng sự (2015).
Bên cạnh đó, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều đáng kể với tổng điểm minh
bạch CSR chung và điểm của hầu hết các khía cạnh minh bạch thành phần (trừ khía cạnh sản
Lưu T. T. Tâm, Ngô M. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 85-101 95
phẩm/khách hàng). Kết quả này cho thấy tỷ lệ vay nợ của công ty càng nhiều sẽ càng làm giảm
mức độ minh bạch CSR của công ty. Kết quả phân tích ủng hộ cho giả thuyết đặt ra và hoàn toàn
thống nhất với nghiên cứu Maskun (2013) và Uyar, Kilic, và Bayyurt (2013).
Bảng 2.
Kết quả phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố với mức độ minh bạch CSR của các công ty niêm
yết Việt Nam giai đoạn 2013-2017
Biến Chung Kinh tế Môi trường
Người lao
động
Cộng đồng
Sản phẩm/
Khách hàng
Quy mô công ty
2,189***
(0,252)
0,165***
(0,039)
0,887***
(0,12)
0,703***
(0,092)
0,568***
(0,082)
0,144***
(0,06)
Số năm hoạt động
0,074*
(0,043)
0,000
(0,005)
0,041***
(0,016)
0,009
(0,014)
0,02*
(0,013)
0,004
(0,014)
Đòn bẩy tài chính chính
-4,534***
(1,277)
-0,707***
(0,221)
-1,391***
(0,537)
-1,968***
(0,485)
-0,713*
(0,373)
-0,241
(0,281)
Lợi nhuận kinh doanh
2,549*
(1,563)
1,221***
(0,281)
0,286
(0,628)
0,174
(0,607)
0,215
(0,524)
0,617*
(0,386)
Quy mô HĐQT
-0,407**
(0,196)
-0,01
(0,035)
-0,197***
(0.081)
-0,148**
(0,075)
-0,118**
(0,556)
-0,008
(0,04)
Tỷ lệ TV HĐQT độc lập
0,009
(0,011)
0,002
(0,002)
-0,003
(0,005)
0,004
(0,004)
0,002
(0,003)
0,004*
(0,002)
CEO không kiêm chức
CT
1,497***
(0,482)
0,196**
(0,089)
0,309*
(0,197)
0,339*
(0,184)
0,345***
(0,139)
0,165*
(0,1)
Có sử dụng BIG4
-0,118
(0,608)
-0,052
(0,116)
0,112
(0,247)
-0,031
(0,232)
-0,189
(0,165)
-0,047
(0,122)
Sở hữu nhà nước
-0,078***
(0,009)
-0,008***
(0,002)
-0,025***
(0,004)
-0,022***
(0,003)
-0,014***
(0,003)
-0,006***
(0,002)
Sở hữu nước ngoài
0,045**
(0,019)
0,003
(0,004)
0,019***
(0,008)
0,008
(0,007)
0,003
(0,005)
0,000
(0,004)
Log likelihood -5160,2327 -2154,7465 -3354,0705 -3478,0188 -2726,8904 -2286,8722
Giá trị Chi2 267,74 119,53 175,85 152,03 137,87 81,34
p-value của giá trị Chi2 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
Ghi chú: (***), (**) và (*) lần lượt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%.
Nguồn: kết quả phân tích số liệu từ 323 công ty niêm yết phi tài chính giai đoạn 2013-2017
Số lượng thành viên trong HĐQT tác động ngược chiều với tổng điểm minh bạch CSR
chung và điểm số minh bạch của các khía cạnh môi trường, người lao động và cộng đồng. Kết quả
phân tích cho thấy khi HĐQT của công ty càng đông thành viên thì mức độ minh bạch CSR càng
giảm, đặc biệt giảm mức độ minh bạch ở các khía cạnh môi trường, người lao động và cộng đồng.
Kết quả phân tích phần nào ủng hộ cho giả thuyết đặt ra và hoàn toàn tương đồng với nghiên cứu
của Sufian và Zahan (2013) và Giannarakis (2014).
Việc sử dụng kiểm toán thuộc nhóm BIG4 không có bất kỳ sự liên quan nào đến mức độ
96 Lưu T. T. Tâm, Ngô M. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 85-101
minh bạch CSR của công ty. Kết quả phân tích cho thấy dù công ty có sử dụng kiểm toán độc lập
thuộc nhóm BIG hay không cũng không ảnh hưởng đến mức độ minh bạch CSR. Kết quả phân
tích này không ủng hộ giả thuyết đã đặt ra, tuy nhiên vẫn có sự tương đồng với các nghiên cứu của
Hossain và cộng sự (1995); Abd-Elsalam và Weetman (2003).
Hình 1. Điểm minh bạch trung bình 5 khía cạnh của các ngành giai đoạn 2013-2017
Kết quả hồi quy REM Tobit còn cho thấy có sự khác biệt giữa về hệ số ảnh hưởng của biến
ngành nghề so với biến ngành tham chiếu (ngành xây dựng) ở tất cả các mô hình hồi quy. Điều
này có nghĩa là các công ty niêm yết Việt Nam ở các ngành khác nhau sẽ thực hiện minh bạch
CSR khác nhau. Kết quả này hoàn toàn thống nhất với các nghiên cứu của Waddock và Graves
(1997); Line và cộng sự (2002). Bên cạnh đó, hình 1 còn cho biết sự minh bạch của các khía cạnh
thành phần theo mỗi ngành nghề. Nhìn chung, cả năm khía cạnh minh bạch thành phần đều có
mức độ khác nhau ở từng ngành nghề. Đáng chú ý là ngành sản xuất dược phẩm có nhiều khía
cạnh minh bạch thành phần với điểm số cao nhất và cũng là ngành chú trọng minh bạch tốt nhất ở
các khía cạnh môi trường, cộng đồng và sản phẩm/khách hàng. Bên cạnh đó, ngành sản xuất hàng
tiêu dùng có mức độ minh bạch khía cạnh người lao động là cao nhất.
5. Kết luận
Bài viết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch CSR của các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên
và báo cáo quản trị của 323 công ty niêm yết trên HOSE và HNX giai đoạn từ 2013-2017. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng quy mô càng lớn, lợi nhuận kinh doanh càng cao, cố năm hoạt động càng
lâu, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập và tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì mức độ minh bạch
CSR của công ty càng cao. Ngoài ra, kết quả phân tích chỉ ra rằng tỷ lệ sử dụng nợ vay càng cao,
số lượng thành viên HĐQT càng nhiều và tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao thì mức độ minh bạch
CSR càng giảm. Bên cạnh đó, khi CEO vừa là chủ tịch HĐQT cũng sẽ khiến cho mức độ minh
bạch CSR giảm xuống. Hiện tại, chưa có bằng chứng nào cho thấy việc lựa chọn công ty kiểm
toán thuộc nhóm BIG4 có tác động đến mức độ minh bạch CSR của công ty. Thứ nhất có thể là
do số lượng các công ty niêm yết Việt Nam hiện nay có sử dụng kiểm toán BIG4 còn rất ít, chỉ có
một số ít các công ty lớn hoặc cần tiếp cận thị trường tài chính quốc tế thì mới sử dụng kiểm toán
BIG4. Thứ hai, do trình độ KSQT của các công ty niêm yết Việt Nam hiện còn khá thấp, chưa đủ
đáp ứng theo các tiêu chuẩn và thông lệ của kiểm toán quốc tế. Thứ ba, nhu cầu của các cổ đông
về minh bạch báo cáo tài chính tại Việt Nam hiện nay cũng chưa cao. Thứ tư, một số công ty phải
tuân thủ theo quy định báo cáo tài chính đặc thù ngành hoặc mỗi công ty sẽ có những nhu cầu khác
nhau nên không lựa chọn kiểm toán thuộc nhóm BIG4. Cuối cùng có thể do mức phí dịch vụ kiểm
toán BIG4 hiện còn quá cao cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa không lựa
chọn. Vì vậy cho đến thời điểm này vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận rằng với mọi trường hợp công
0.000
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
Đ
iể
m
T
B
Ngành
Kinh tế
Môi trường
Người lao động
Cộng đồng
Sản phẩm/khách hàng
Lưu T. T. Tâm, Ngô M. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 85-101 97
ty không sử dụng kiểm toán bằng BIG4 thì đều không thực hiện tốt việc minh bạch CSR.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện sự minh bạch CSR
của các công ty niêm yết Việt Nam được đề xuất cụ thể như sau: kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
các công ty có tỷ lệ cổ phần nhà nước càng cao thì mức độ minh bạch thông tin bao gồm thông tin
CSR càng ít. Do đó, đối với các công ty có vốn chi phối nhà nước đang cao và đang có kế hoạch
cổ phần hóa thì nên đẩy nhanh tiến độ thoái bớt vốn nhà nước ra khỏi các công ty này, đặc biệt
trong những ngành không cần thiết phải có vốn chi phối của nhà nước. Biện pháp này vừa cải thiện
được mức độ minh bạch CSR, đồng thời cũng sẽ khắc phục được rủi ro do bất đối xứng thông tin
đối với nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, từ đó thu hút thêm nhiều nhà đầu tư đặc biệt
nhà đầu tư nước ngoài nhằm gia tăng giá trị công ty trong tương lai. Ngoài ra, các công ty niêm
yết Việt Nam nên điều chỉnh số lượng thành viên HĐQT ở mức tối thiểu nhất sao cho vừa đủ đáp
ứng cho hoạt động quản trị công ty và vừa tránh được những bất đồng và xung đột giữa các thành
viên trong HĐQT do mỗi thành viên HĐQT có thể đại diện cho mỗi nhóm cổ đông khác nhau.
Đồng thời, thay vì chỉ quan tâm đến số lượng thành viên, các công ty nên quy định chi tiết thêm
về cơ cấu thành phần HĐQT, quyền, nghĩa vụ, cách thức tổ chức và phối hợp giữa các thành viên
trong HĐQT sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Ngoài ra, việc gia tăng mức độ giám sát độc lập
của HĐQT sẽ làm tăng mức độ minh bạch CSR, do đó các công ty nên tăng tỷ lệ thành viên HĐQT
độc lập, đồng thời nên tách rời hai chức vụ CEO và chủ tịch HĐQT ra nhằm tăng thêm tính khách
quan trong hoạt động quản lý. Đồng thời, chính phủ cần ban hành thêm những quy định bắt buộc
về việc này, tránh tình trạng một người nắm giữ cùng lúc cả hai chức vụ CEO và chủ tịch HĐQT
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KSQT cũng như gia tăng mức độ minh bạch CSR. Tuy chưa
có bằng chứng cho thấy có sự tác động của việc sử dụng kiểm toán bằng BIG4 đến mức độ minh
bạch CSR, nhưng để thích ứng với xu hướng hội nhập toàn cầu và tiếp cận nhanh với thị trường
quốc tế thì trong thời gian tới các công ty niêm yết Việt Nam cũng nên xem xét việc sử dụng dịch
vụ kiểm toán thuộc nhóm BIG4 cho công ty của mình nhằm đáp ứng với chuẩn quy định và thông
lệ quốc tế.
Tài liệu tham khảo
Abd-Elsalam, O. H., & Weetman, P. (2003). Introducing international accounting standards to an
emerging capital market: Relative familiarity and language effect in Egypt. Journal of
International Accounting, Auditing and Taxation, 12(1), 63-84.
Academy of Managers for Construction and Cities. (2018). Tầm nhìn đô thị thông minh tại Việt
Nam [Smart urban’s vision in Vietnam]. Retrieved March 25, 2020, from
truong/7136-tam-nhin-do-thi-thong-minh-tai-viet-nam.html
Akhtaruddin, M., Hossain, M. A., Hossain, M., & Yao, L. (2009). Corporate governance and
voluntary disclosure in corporate annual reports of Malaysian listed firms. Journal of
Applied Management Accounting Research, 7(1), 1-19.
Al-Ajmi, M., Al-Mutairi, A., & Al-Duwaila, N. (2015). Corporate social disclosure practices in
Kuwait. International Journal of Economics and Finance, 7(9), 244-254.
doi:10.5539/ijef.v7n9p244
Al-Janadi, Y., Rahman, R. A., & Omar, N. B. (2013). Corporate governance mechanisms and
voluntary disclosure in Saudi Arabia. Research Journal of Finance and Accounting, 4(4),
25-35. doi:10.1057/jdg.2011.19
98 Lưu T. T. Tâm, Ngô M. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 85-101
Allouche, J., & Laroche, P. (2006). The relationship between corporate social responsibility and
corporate financial performance: A survey. Corporate Social Responsibility: Performance
and Stakeholders, 2, 3-40.
Amran, A., & Devi, S. S. (2008). The impact of government and foreign affiliate influence on corporate
social reporting: The case of Malaysia. Managerial Auditing Journal, 23(4), 386-404.
Barako, D. G., Hancock, P., & Izan, H. Y. (2006). Factors influencing voluntary corporate
disclosure by Kenyan companies. Corporate Governance: An International Review, 14(2),
107-125.
Barros, C. P., Boubaker, S., & Hamrouni, A. (2013). Corporate governance and voluntary
disclosure in France. Journal of Applied Business Research (JABR), 29(2), 561-578.
Bayoud, N. S., Kavanagh, M., & Slaughter, G. (2012). Factors influencing levels of corporate
social responsibility disclosure Libyan firms: A mixed study. International Journal of
Economics and Finance, 4(4), 13-29.
Belkaoui, A., & Karpik, P. G. (1989). Determinants of the corporate decision to disclose social
information. Accounting, Auditing & Accountability Journal, 2(1).
Brown, T. J., & Dacin, P. A. (1997). The company and the product: Corporate associations and
consumer product responses. The Journal of Marketing, 68-84.
Buniamin, S., Alrazi, B., Johari, N. H., & Rahman, N. R. A. (2008). An investigation of the
association between corporate governance and environmental reporting in Malaysia. Asian
Journal of Business and Accounting, 1(2), 65-99.
Chakroun, R., Matoussi, H., & Mbirki, S. (2017). Determinants of CSR disclosure of Tunisian
listed banks: A multi-support analysis. Social Responsibility Journal, 13(3), 552-584.
Chou, L, C., Chang, T. C., Darcy, J., & Yan, Y. (2017). The impact of social responsibility on
corporate performance: Evidence from Taiwan. Accounting and Finance Research, 6(2),
181-189. doi:10.5430/afr.v6n2p181
Cooke, T. E. (1992). The impact of size, stock market listing and industry type on disclosure in
the annual reports of Japanese listed corporations. Accounting and Business Research,
22(87), 229-237.
Dias, A., Rodrigues, L. L., & Craig, R. (2017). Corporate governance effects on social
responsibility disclosures. Australasian Accounting, Business and Finance Journal, 11(2),
3-22.
Dye, R. A., & Sridhar, S. S. (1995). Industry-wide disclosure dynamics. Journal of Accounting
Research, 33(1), 157-174.
Eng, L. L., & Mak, Y. T. (2003). Corporate governance and voluntary disclosure. Journal of
Accounting and Public Policy, 22(4), 325-345. doi:10.1016/S0278-4254(03)00037-1
Erhemjamts, O., Li, Q., & Venkateswaran, A. (2013). Corporate social responsibility and its
impact on firms’ investment policy, organizational structure, and performance. Journal of
Business Ethics, 118(2), 395-412. doi:10.1007/s10551-012-1594-x
Freeman, R. (1984). Strategic management: A stakeholder approach., Boston, MA: Pitman.
García-Meca, E., Parra, I., Larrán, M., & Martínez, I. (2005). The explanatory factors of
intellectual capital disclosure to financial analysts. European Accounting Review, 14(1),
63-94.
Lưu T. T. Tâm, Ngô M. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 85-101 99
Giannarakis, G. (2014). The determinants influencing the extent of CSR disclosure. International
Journal of Law and Management, 56(5), 393-416. doi:10.1108/IJLMA-05-2013-0021
Giulio, M. D. (2011). Principali, principianti. Le regioni e il trasporto ferroviario locale (1997-
2011). Rivista Italiana Di Politiche Pubbliche, 6(3), 530-533.
Global Reporting Initiative. (2006). Sustainability Reporting Guidelines v3.0. Amsterdam: GRI.
Gray, R., Kouhy, R., Lavers, S., Gray, R., Kouhy, R., & Lavers, S. (1995). Longitudinal study of
UK disclosure. Accounting, Auditing & Accountability Journal, 2, 47-77.
Gray, R., Owen, D., & Maunders, K. (1987). Corporate social reporting: Accounting and
accountability. Upper Saddle River, NJ: Prentice-Hall International.
Gul, F. A., & Leung, S. (2004). Board leadership, outside directors’ expertise and voluntary
corporate disclosures. Journal of Accounting and Public Policy, 23(5), 351-379.
Gunawan, S., & Lina, L. (2015). Factors influencing corporate social responsibility disclosure:
evidence in indonesia. Universitas Pelita Harapan Institutional Repository, 881-891.
Gupta, P. P., & Nayar, N. (2007). Information content of control deficiency disclosures under the
Sarbanes-Oxley Act: An empirical investigation. International Journal of Disclosure and
Governance, 4(1), 3-23.
Haniffa, R. M, & Cooke, T. E. (2005). The impact of culture and governance on corporate social
reporting. Journal of Accounting and Public Policy, 24(5), 391-430.
Hossain, M., Perera, M. H. B., & Rahman, A. R. (1995). Voluntary disclosure in the annual reports
of New Zealand companies. Journal of International Financial Management & Accounting,
6(1), 69-87.
Huafang, X., & Jianguo, Y. (2007). Ownership structure, board composition and corporate
voluntary disclosure. Managerial Auditing Journal, 22(6), 604-619.
doi:10.1108/02686900710759406
Inchausti, B. G. (1997). The influence of company characteristics and accounting regulation on
information disclosed by Spanish firms. European Accounting Review, 6(1), 45-68.
Islam, M. A., & Deegan, C. (2008). Motivations for an organisation within a developing country
to report social responsibility information: Evidence from Bangladesh. Accounting, Auditing
& Accountability Journal, 21(6), 850-874.
Ismail, K. N. I. K., & Ibrahim, A. (2008). Social and environmental disclosure in the annual reports
of Jordanian companies. Social and Environmental Accounting, 2(2), 198-210.
doi:10.22164/isea.v2i2.32
Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (1976). Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs
and ownership structure. Journal of Financial Economics, 3(4), 305-360.
Jeon, B. N., Olivero, M. P., & Wu, J. (2011). Do foreign banks increase competition? Evidence
from emerging Asian and Latin American banking markets. Journal of Banking & Finance,
35(4), 856-875.
Kansal, M., Joshi, M., & Batra, G. S. (2014). Determinants of corporate social responsibility
disclosures: Evidence from India. Advances in Accounting, 30(1), 217-229.
doi:10.1016/j.adiac.2014.03.009
Laufer, W. S. (2003). Social accountability and corporate greenwashing. Journal of Business
Ethics, 43(3), 253-261. doi:10.1023/A:1022962719299
100 Lưu T. T. Tâm, Ngô M. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 85-101
Line, D. E., White, N. M., Osmond, D. L., Jennings, G. D., & Mojonnier, C. B. (2002). Pollutant
export from various land uses in the Upper Neuse River Basin. Water Environment
Research, 74(1), 100-108.
Luethge, D., & Han, H. G. (2012). Assessing corporate social and financial performance in China.
Social Responsibility Journal, 8(3), 389-403.
Maskun, A. (2013). Leverage level, company size, profitability toward the disclosure of corporate
social responsibility (csr) of lq-45 companies in indonesia stock exchange. International
Journal of Academic Research, 5(2).
Mathews, M. R. (1997). Twenty-five years of social and environmental accounting research: Is
there a silver jubilee to celebrate? Accounting, Auditing & Accountability Journal, 10(4),
481-531. doi:10.1108/EUM0000000004417
Meek, G. K., Roberts, C. B., & Gray, S. J. (1995). Factors influencing voluntary annual report
disclosures by US, UK and continental European multinational corporations. Journal of
International Business Studies, 26(3), 555-572.
Moon, J., & Vogel, D. (2009). Corporate social responsibility, government, and civil society. In
A. Crane, D. Matten, A. McWilliams, J. Moon & D. S. Siegel (Eds.), The Oxford handbook
of corporate social responsibility. Oxford, UK: Oxford University Press.
Muttakin, M. B., Khan, A., & Mihret, D. G. (2018). The effect of board capital and CEO power
on corporate social responsibility disclosures. Journal of Business Ethics, 150(1), 41-56.
Naser, K., Al-Hussaini, A., Al-Kwari, D., & Nuseibeh, R. (2006). Determinants of corporate social
disclosure in developing countries: The case of Qatar. Advances in International Accounting,
19, 1-23. doi:10.1016/S0897-3660(06)19001-7
Ng, E. J., & Koh, H. C. (1994). An agency theory and probit analytic approach to corporate non-
mandatory disclosure compliance. Asia-Pacific Journal of Accounting, 1(1), 29-44.
Ngo, T. M., Bui, V. T., & Tran, N. T. N. (2017). Kiểm soát quản trị và sự tự nguyện công bố thông
tin của các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh [Controlling
the governance and voluntary information disclosure of companies listed on the Ho Chi
Minh Stock Exchange]. Phát Triển và Hội Nhập, 37, 73-82.
Nguyen, C. T. (2013). Nhìn lại hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước so với các loại
doanh nghiệp khác [Looking back at the performance of state-owned enterprises compared
to other types of businesses]. Phát triển Kinh tế, 268, 1-11.
Ntim, C. G., & Soobaroyen, T. (2013). Corporate governance and performance in socially
responsible corporations: New empirical insights from a Neo‐ Institutional framework.
Corporate Governance: An International Review, 21(5), 468-494.
Ntim, C. G., Lindop, S., & Thomas, D. A. (2013). Corporate governance and risk reporting in
South Africa: A study of corporate risk disclosures in the pre-and post-2007/2008 global
financial crisis periods. International Review of Financial Analysis, 30, 363-383.
Razak, R. A. (2015). Corporate social responsibility disclosure and its determinants in Saudi
Arabia. Middle-East Journal of Scientific Research, 23(10), 2388-2398.
doi:10.5829/idosi.mejsr.2015.23.10.22768
Rettab, B., Brik, A. B., & Mellahi, K. (2009). A study of management perceptions of the impact
of corporate social responsibility on organisational performance in emerging economies:
The case of Dubai. Journal of Business Ethics, 89(3), 371-390.
Roberts, R. W. (1992). Determinants of corporate social responsibility disclosure: An application
of stakeholder theory. Accounting, Organizations and Society, 17(6), 595-612.
Lưu T. T. Tâm, Ngô M. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(8), 85-101 101
Rosli, M. H., Fauzi, N. A., Azami, M. F. A. M., Mohd, F., & Said, J. (2016). Company
characteristics and corporate social responsibility disclosure of Malaysian listed companies.
International Conference on Accounting Studies (ICAS) 2016, 15-18 August 2016,
Langkawi, Kedah, Malaysia, 68-75.
Rustiarini, N. W. (2011). Pengaruh struktur kepemilikan saham pada pengungkapan corporate
social responsibility. Jurnal Ilmiah Akuntansi Dan Bisnis, 6(1).
Said, R., Zainuddin, H. Y., & Haron, H. (2009). The relationship between corporate social
responsibility disclosure and corporate governance characteristics in Malaysian public listed
companies. Social Responsibility Journal, 5(2), 212-226. doi:10.1108/17471110910964496
Saleh, M., Zulkifli, N., & Muhamad, R. (2010). Corporate social responsibility disclosure and its
relation on institutional ownership: Evidence from public listed companies in Malaysia.
Managerial Auditing Journal, 25(6), 591-613.
Samaha, K., Khlif, H., & Hussainey, K. (2015). The impact of board and audit committee
characteristics on voluntary disclosure: A meta-analysis. Journal of International
Accounting, Auditing and Taxation, 24, 13-28.
Sobhani, F. A., Zainuddin, Y., Amran, A., & Baten, M. A. (2011). Corporate sustainability
disclosure practices of selected banks: A trend analysis approach. African Journal of
Business Management, 5(7), 2794-2804.
Soliman, M., Din, M. E., & Sakr, A. (2013). Ownership structure and Corporate Social
Responsibility (CSR): An empirical study of the listed companies in Egypt. SSRN Electronic
Journal, 5(1), 63-74.
Suchman, M. C. (1995). Managing legitimacy: Strategic and institutional approaches. Academy of
Management Review, 20(3), 571-610.
Sufian, M. A., & Zahan, M. (2013). Ownership structure and corporate social responsibility
disclosure in Bangladesh. International Journal of Economics and Financial Issues, 3(4),
901-909.
Suteja, J., Gunardi, A., & Mirawati, A. (2016). Moderating effect of earnings management on the
relationship between corporate social responsibility disclosure and profitability of banks in
Indonesia. International Journal of Economics and Financial Issues, 6(4), 1360-1365.
Ta, H. T. T., & Bui, N. T. (2018). Effect of Corporate Social Responsibility Disclosure on
Financial Performance. Asian Journal of Finance & Accounting, 10(1), 40-58.
doi:10.5296/ajfa.v10i1.12592
Uyar, A., Kilic, M., & Bayyurt, N. (2013). Association between firm characteristics and corporate
voluntary disclosure: Evidence from Turkish listed companies. Intangible Capital, 9(4),
1080-1112.
Van der Laan Smith, J., Adhikari, A., & Tondkar, R. H. (2005). Exploring differences in social
disclosures internationally: A stakeholder perspective. Journal of Accounting and Public
Policy, 24(2), 123-151.
Waddock, S. A., & Graves, S. B. (1997). The corporate social performance-financial performance
link. Strategic Management Journal, 18(4), 303-319.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_su_minh_bach_trach_nhiem_xa_hoi_cu.pdf