Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển mô hình du lịch kết hợp vườn cây ăn trái tại tỉnh An Giang

Chính vì thế, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị sau: Cải tạo lại vườn CAT: Các chủ vườn phải qui hoạch lại loại CAT trồng tại vườn nhằm đảm bảo đa dạng các loại trái cây đảm bảo tính thời vụ phục vụ quanh năm cho khác du lịch, đặc biệt là những tháng trọng điểm về du lịch của tỉnh, đồng thời tránh tình trạng tồn hàng. Ngoài ra, các chủ vườn phải tổ chức quét dọn, cắt tỉa và xử lý chất thải tại khu vực vườn mình nhằm tạo cảnh quan thông thoáng thu hút du khách đến tham quan. Về hệ thống nước tưới, sinh hoạt và giao thông: Tiếp tục khai thác hệ thống các hồ chứa nước suối Thanh Long, hồ Thủy Liêm, hồ Ô Tà Sóc, Soài So, hồ Soài Chesk, hồ Ô Thum các con suối dọc theo núi để phục vụ hệ thống nước tưới cho CAT ở khu vực này. Riêng nguồn nước sinh hoạt ngoài các hồ chứa nước nêu trên, hộ dân ở đây còn sử dụng nguồn nước do nhà máy nước của huyện cung cấp để đảm bảo vệ sinh. Nâng cấp hệ thống giao thông thông suốt từ các điểm du lịch đến các khu vườn dự kiến xây dựng.

pdf17 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển mô hình du lịch kết hợp vườn cây ăn trái tại tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 91 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH KẾT HỢP VƯỜN CÂY ĂN TRÁI TẠI TỈNH AN GIANG Lê Minh Thông1 và Dương Ngọc Thành2* 1Học viên cao học ngành Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ 2Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ (Email: dnthanh@ctu.edu.vn) Ngày nhận: 31/7/2019 Ngày phản biện: 15/8/2019 Ngày duyệt đăng: 30/8/2019 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển mô hình du lịch và vườn cây ăn trái, từ đó đề xuất các định hướng phát triển du lịch, góp phần tăng thu nhập nông hộ và phát triển kinh tế địa phương. Kết quả nghiên cứu trên 105 mẫu quan sát cho thấy có 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào mô hình du lịch kết hợp vườn cây ăn trái gồm lợi ích kinh tế, vốn xã hội, yếu tố tự nhiên và nguồn lực địa phương. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề hạn chế hiện có, giải pháp về quy hoạch, về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và liên kết du lịch trên địa bàn. Từ khóa: Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, sự tham gia của cộng đồng, vườn cây ăn trái. Trích dẫn: Lê Minh Thông và Dương Ngọc Thành, 2019. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển mô hình du lịch kết hợp vườn cây ăn trái tại tỉnh An Giang. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 07: 91-107. *PGS. TS. Dương Ngọc Thành – Giảng viên Viện NC&PT ĐBSCL, Trường ĐHCT Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 92 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đang khai thác loại hình du lịch cộng đồng để thu hút khách du lịch, đây được coi là hoạt động kinh tế cơ bản vừa đáp ứng nhu cầu du khách vừa mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương trong việc thúc đẩy kinh tế nông thôn thông qua việc nâng cao giá trị gia tăng và tạo việc làm. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhiều quốc gia đã xem du lịch cộng đồng như là một công cụ xóa đói giảm nghèo. Các quốc gia nằm trong tiểu vùng sông Mekong như Việt Nam, Campuchia, Lào, Trung quốc, Myanmar, Thái Lan đã xây dựng chiến lược xóa đói giảm nghèo, trong đó du lịch cộng đồng là một nguồn chính nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo và được xem là một trong những loại hình du lịch có trách nhiệm, góp phần bảo tồn văn hóa bản địa và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Điển hình là trường hợp làng du lịch Mỹ Khánh ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Làng du lịch này gắn kết giữa vườn trái cây đặc sản như măng cục, dâu, sầu riêng, mít,... cùng với làng nghề là các dịch vụ ăn uống vui chơi giải trí khác. Bên cạnh đó, nhiều mô hình du lịch sinh thái gắn liền với cây ăn trái cũng được thực hiện như vườn trái cây Cái Bè, vườn trái cây Vĩnh Kim ở Tiền Giang, khu du lịch Vinh Sang của tỉnh Vĩnh Long,Những mô hình này đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân đầu tư mô hình du lịch kết hợp vườn cây ăn trái. An Giang là một tỉnh trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây cây ăn trái được xem là nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, đặc biệt là khu vực cao và đồi núi. Bên cạnh đó, An Giang là vùng có đồng bằng rộng lớn, nhiều sông rạch, đồi núi với hệ rừng sinh thái, môi trường phong phú, đa dạng; có hệ thống đường bộ, đường thủy thông thương với các tỉnh Nam bộ; kết hợp với nhiều lễ hội văn hóa tâm linh nổi tiếng và cửa khẩu biên giới đã giúp An Giang hàng năm đón trên 6 triệu lượt khách đến tham quan du lịch (Nghị quyết 09/NS/TU An Giang) Tuy có vị trị địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển, nhưng du lịch của tỉnh An Giang trong thời gian qua vẫn phát triển ở mức tiềm năng, đặt biệt là kết hợp du lịch với vườn cây ăn trái trong các tour du lịch tâm linh, lễ hội. Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển hình thức tổ chức du lịch cộng đồng là một trong những giải pháp để phát huy hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hình thức tổ chức du lịch này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa tận dụng, kết hợp được tiềm năng của các vườn cây ăn trái, điều này đã dẫn đến khả năng tham gia của cộng đồng vào sự phát triển du lịch còn nhiều hạn chế. Từ thực trạng này, nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 93 đồng trong phát triển du lịch kết hợp cây ăn trái ở tỉnh An Giang” nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển mô hình du lịch kết hợp vườn cây ăn trái, từ đó đề xuất các định hướng phát triển du lịch, góp phần tăng thu nhập nông hộ và phát triển kinh tế địa phương. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm và các nghiên cứu liên quan Vườn du lịch là một loại hình kết hợp giữa vườn cây, thường là vườn cây ăn trái với việc phục vụ du lịch. Vườn du lịch cũng là một loại hình du lịch sinh thái đang được ứng dụng rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ĐBSCL. Theo Nguyễn Thị Hóa (2000), vườn du lịch chủ yếu là cây ăn trái, cây cảnh để kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Hoàng (2013) cho rằng, du lịch sinh thái vườn là sự kết hợp giữa những vườn rau, vườn hoa với những loại đặc trưng của vùng để phục vụ khách du lịch. Du lịch kết hợp vườn cây ăn trái (CAT) là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hội, chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương. Theo Tosun (2006), Kalsom (2009) khả năng tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch là điều kiện rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các loại hình du lịch. Các nghiên cứu của Bandit (2009), Bramwell & Sharman (2000), Kan (2009), Kang (2008), đã chỉ ra các yếu tố quyết định mức độ sẵn lòng tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch là: sự hỗ trợ, đóng góp tham gia hội đoàn thể), và các yếu tố thuộc về chủ hộ (trình độ học vấn, tuổi tác, địa vị xã hội, uy tín...).của chính quyền địa phương trong việc phát triển du lịch, đặc điểm của hộ gia đình (qui mô gia đình, ngành nghề tạo thu nhập, nghề truyền thống...), kinh tế gia đình (việc làm, thu nhập), vốn xã hội (tổ chức quản lý cộng đồng, mối quan hệ xã hội. Trong nghiên cứu của Vũ Văn Cường (2014), Tạ Tường Vi (2013), và Lê Thị Huệ (2013) đã chỉ ra sự tham gia của cộng đồng trên 3 mặt là sự hiểu biết, thái độ tham gia và tổ chức hành động của người dân trong hoạt động du lịch kết hợp vườn cây ăn trái. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến Oanh (2011) đã chỉ ra được An Giang có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử các cấp độc đáo, hệ sinh vật đa dạng và hệ thống sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh những mặt thuận lợi, tỉnh An Giang còn có nhiều bất cập như: cơ sở hạ tầng còn yếu kém, ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, sản phẩm du lịch đơn điệu, còn mang tính thời vụ và chủ yếu là hình thức du lịch tâm linh. Nghiên cứu của Trần Thái Nghiêm (2009) về thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh thái vườn trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 94 Cần Thơ cho thấy sở thích của du khách đối với loại hình vườn cây ăn trái trên địa bàn là khá cao (đối với khách trong nước sở thích này chiếm 44,58%) điều này nói lên tiềm năng phát triển loại hình du lịch này khá lớn. Bùi Hữu Giang (2016) nghiên cứu “giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch tỉnh An Giang” tác giả đã đánh giá khá cụ thể về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Ngoài ra kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 6 yếu tố bao gồm: cơ sở hạ tầng du lịch; tài nguyên du lịch; cảm nhận về thị trường du lịch; hiệu quả quảng cáo; chất lượng lao động và cơ sở vui chơi giải trí; giá cả cạnh tranh của ngành du lịch và năng lực làm việc của chính quyền địa phương. Đây là những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh ngành du lịch tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thiện Toàn và Nguyễn Quốc Nghi (2016) cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào hoạt động du lịch vườn sinh thái của hộ gia đình tại huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ có 6 nhân tố tác động bao gồm: (i) đặc điểm/nguồn lực hộ gia đình (ii) Chính sách địa phương, (iii) Môi trường tự nhiên, và vốn xã hội, (iv) Văn hóa xã hội, (v) Nguồn lực địa phương, và (vi) Lợi ích kinh tế. 2.2. Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu Có nhiều nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch. Sự hỗ trợ của cộng đồng vào hoạt động du lịch sinh thái bị tác động bởi các yếu tố, kinh tế, môi trường, văn hóa xã hội, nguồn lực của địa phương (Yooshik và ctv., 2001; Akarapong và ctv., 2010; Tsung 2012; Huamin và ctv., 2014; Pam và ctv., 2007; Sun, 2013). Mặt khác, nhận thức của người dân đối với phát triển du lịch bị tác động bởi các yếu tố, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, chính quyền, chi phí cuộc sống và thái độ của người dân (Subchat, 2013; Yunpeng, 2009; Tatoglu và ctv., 2002;). Bên cạnh đó, sự sẵn lòng tham gia vào hoạt động du lịch kết hợp vườn cây ăn trái của hộ gia đình cũng được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện. Theo Tang và ctv. (2012), các nhân tố kinh tế, văn hóa xã hội, nguồn lực hộ gia đình, nguồn lực địa phương và môi trường có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái của hộ gia đình. Trên cơ sở đó, và các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước, trong nghiên cứu này đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch kết hợp vườn CAT. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 95 Hình 1. Khung nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự tham gia cộng đồng trong phát triển du lịch kết hợp vườn cây ăn trái - Đặc điểm hộ gia đình: là quy mô gia đình (nhận giá trị tương ứng với số thành viên trong hộ gia đình), trình độ học vấn (đo lường bằng số năm đến trường của chủ hộ). Dựa vào lược khảo tài liệu và kết quả thảo luận nhóm cho thấy, khi trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì hộ sẽ dễ dàng nắm bắt, tiếp thu các chính sách hỗ trợ cũng như là nắm bắt cơ hội kinh doanh, thông tin thị trường từ đó khả năng tham gia tổ chức du lịch cộng đồng sẽ tốt hơn. Ngoài ra, việc tham gia tổ chức du lịch cộng đồng đòi hỏi hộ gia đình cần phải có nguồn nhân lực nhất định, vì thế những hộ gia đình có nhiều nhân khẩu thường có khả năng tham gia tổ chức du lịch cộng đồng cao hơn. - Lợi ích kinh tế: là những lợi ích về mặt kinh tế mà hộ gia đình nhận được khi tham gia vào hoạt động du lịch. Theo Kan (2009), May và ctv. (2013), lợi ích là một trong những tác động chính dẫn đến sự tham gia vào du lịch Đặc điểm hộ gia đình (ĐĐHGĐ) - Qui mô gia đình (ĐĐHGĐ1) - Trình độ học vấn (ĐĐHGĐ2) - Tuổi tác (ĐĐHGĐ3) - Thu nhập hộ gia đình (ĐĐHGĐ4) Lợi ích kinh tế (LIKT) - Thu nhập được cải thiện (LIKT1) - Cơ hội việc làm cao hơn (LIKT2) - Thu nhập ổn định hơn (LIKT3) - Việc làm ổn định hơn (LIKT4) - Cơ hội đầu tư cho gia đình (LIKT5) Vốn xã hội (VXH) - Mối quan hệ xã hội tốt (VXH1) - Mối quan hệ trong chuỗi du lịch tốt (VXH2) - Cộng đồng hỗ trợ tốt (VXH3) Nguồn lực địa phương (NLĐP) - Nhận được nhiều hỗ trợ địa phương (NLĐP1) - Hệ thống giao thông thuận tiện (NLĐP2) - Thủ tục hành chính dễ dàng (NLĐP3) Tự nhiên (TN) - Môi trường tự nhiên thuận lợi (TN1) - Nhiều danh lam thắng cảnh (TN2) - Tiềm năng tự nhiên của nhà vườn (TN3) Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch kết hợp vườn cây ăn trái Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 96 của hộ gia đình. Bên cạnh đó, Rojana (2013) cho rằng, lợi ích kinh tế là một yếu tố không thể thiếu khi tham gia vào hoạt động du lịch, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nó là động lực ban đầu khuyến khích sự tham gia của hộ gia đình vào du lịch. Chính vì thế, lợi ích kinh tế sẽ góp phần tác động đến sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch. - Vốn xã hội: thể hiện thông qua các mối quan hệ của hộ gia đình với những tác nhân khác trong hoạt động du lịch. Rojana (2013) cho rằng, vốn xã hội là một yếu tố quan trọng khuyến khích sự tham gia của hộ gia đình, vì khi hộ gia đình tham gia du lịch sẽ tồn tại nhiều khó khăn như: nguồn vốn, kỹ năng chuyên môn và việc quảng bá tiếp thị, nhưng nếu có quan hệ tốt với các tác nhân khác sẽ thuận lợi hơn trong việc giải quyết những khó khăn. Chính vì thế, nếu hộ gia đình có mối quan hệ tốt với các tác nhân khác, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động du lịch tốt hơn, góp phần làm tăng sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch. - Nguồn lực địa phương: là những hỗ trợ từ chính quyền địa phương đến những hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch. Theo đó, nguồn lực địa phương rất quan trọng, tạo điều kiện để các tác nhân phục vụ du lịch liên kết và tham gia vào du lịch (Rojana, 2013). Bên cạnh đó, chính sách sẽ góp phần cho việc phát triển du lịch, dẫn đến khuyến khích sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch (Huamin & Xuejing, 2011). Chính vì thế, nguồn lực và chính sách địa phương được cho là một yếu tố khuyến khích các hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch. - Tự nhiên: Theo May và ctv. (2013), môi trường tự nhiên cần được đặc biệt chú trọng, vì môi trường tự nhiên là sự cần thiết cho sự phát triển du lịch bền vững. Do đó, nếu địa phương có điều kiện môi trường tự nhiên thích hợp, sẽ tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển. Dẫn đến, khuyến khích sự tham gia của các hộ gia đình vào hoạt động du lịch. 2.3. Phương pháp thu thập số liệu Trên cơ sở báo cáo kinh tế xã hội hàng năm của UBND tỉnh An Giang (2015- 2018), Quyết định số 381/QĐ – UBND, ngày 23/2/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ “Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020”, Quyết định số 1884/QĐ-UBND, ngày 28/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Quyết định số 1008/QĐ-UBND, ngày 01/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Dựa vào các tiêu chí diện tích cây ăn trái, vị trí giao thông thuận tiện phù hợp với tuyến du lịch của vườn cây ăn trái, thắng cảnh, di tích lịch sử, tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh An Giang. Nghiên cứu đã chọn hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên là vùng nghiên cứu của đề tài. Số liệu thu thập bao gồm: Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 97 - Số liệu thứ cấp: bao gồm các báo đánh giá kinh tế xã hội; Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban quản lý du lịch; Phòng Thống kê; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND huyện Tịnh Biên, huyện Tri Tôn và các tạp chí, sách, báo du lịch; các trang web về du lịch có liên quan và niên giám thống kê của huyện Tịnh Biên, huyện Tri Tôn và của tỉnh An Giang có liên quan. - Số liệu sơ cấp: (i) phỏng vấn người am hiểu (KIP). Đầu tiên phỏng vấn các cán bộ ngành nông nghiệp của địa phương để xác định 2 -3 loại cây ăn trái đặc sản của địa phương. Các tiêu chí để lựa chọn cây ăn trái dựa vào: Sản phẩm đặc trưng của địa phương, tính phù hợp với mùa du lịch và sản lượng; (ii) phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân hiện đang trồng vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện bằng bảng hỏi có cấu trúc. Theo Hair và ctv. (2006), trong nghiên cứu thì kích thước mẫu càng lớn càng tốt. Tuy nhiên, đối với trường hợp tổng thể bị hạn chế số lượng thì còn có cách giới hạn lại. Đối với phân tích nhân tố khám phá thì tỷ lệ mẫu và biến quan sát là 5:1 có nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát. Trong nghiên cứu sử dụng 18 biến để đo lường vậy 18*5 = 90 quan sát. Để đảm bảo số mẫu phân tích, trong nghiên cứu này đã thu thập số mẫu là 105 quan sát. Bảng 1. Cơ cấu quan sát mẫu Đối tượng Số quan sát mẫu Phương pháp chọn mẫu quan sát Hộ nông dân 90 Phương pháp phi ngẫu nhiên thuận tiện Bảng câu hỏi cấu trúc Chuyên gia 15 Bảng câu hỏi cấu trúc – Phỏng vấn KIP 2.4. Phương pháp phân tích số liệu Trong phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng qua nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, phương pháp phân tích nhân tố (factor analysis) được áp dụng phổ biến. Trong nghiên cứu này phương pháp phân tích nhân tố được áp dụng và sử dụng thang đo Likert với 5 mức để đo lường (1. Rất không đồng ý, . và 5. rất đồng ý ) các yếu tố tác động và mức độ tham gia của người dân thông qua các bước: Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ của các biến quan sát, những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các nhân tố được cho là ảnh hưởng đến sự tham gia của hộ gia đình. Sử dụng phương pháp tính điểm trung bình và xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch kết hợp vườn CAT. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 98 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha Bộ tiêu chí đánh giá gồm 18 biến giải thích ban đầu là giả thuyết nhận định của các hộ nông dân tham gia phỏng vấn được chia thành 5 nhóm chính: đặc điểm hộ gia đình, lợi ích kinh tế, nguồn lực địa phương, vốn xã hội và các yếu tố tự nhiên. Tất cả đều được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ, thông qua đánh giá của đáp viên từ rất không đồng ý đến rất đồng ý. Bảng 2. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo lần 3 các biến. Nhân tố Hệ số tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu biến bị loại Cronbach’s Alpha = 0,848 LIKT1 0,383 0,845 LIKT2 0,593 0,837 LIKT3 0,544 0,837 LIKT4 0,467 0,841 LIKT5 0,338 0,847 Cronbach’s Alpha = 0,863 VXH1 0,446 0,842 VXH2 0,667 0,823 VXH3 0,565 0,834 Cronbach’s Alpha = 0,876 NLĐP1 0,477 0,840 NLĐP2 0,491 0,839 NLĐP3 0,358 0,848 Cronbach’s Alpha = 0,852 TN1 0,586 0,832 TN2 0,543 0,835 TN3 0,530 0,836 (Nguồn: Kết quả điều tra thực tế tỉnh An Giang, 2018) Kết quả sử dụng hệ số Cronbach Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với 18 biến giải thích ban đầu, kết quả cho thấy hệ số Cronbach alpha cho các nhóm dự kiến ban đầu lớn hơn 0,8, chứng tỏ thang đo lường tốt. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 và hệ số Cronbach Alpha nếu biến bị loại lớn hơn hệ số cho phép của Cronbach Alpha sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha lần 3 (Bảng 2) cho thấy, sau khi loại bỏ các biến không phù hợp ĐĐHGĐ1, ĐĐHGĐ2, ĐĐHGĐ3 và ĐĐHGĐ4 khỏi mô hình nghiên cứu, mô hình có các hệ số tin cậy Cronbach Alpha phù hợp để sử dụng. Ngoài ra, hệ số tương quan của các biến đều cao và lớn hơn 0,3. Do đó, các biến đều đạt yêu cầu theo kiểm định Cronbach Alpha, cho nên 14 biến này được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá tiếp theo. 3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Một trong những bước quan trọng trong mô hình phân tích nhân tố khám Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 99 phá là kiểm định KMO và Bartlett, kết quả kiểm định cho thấy rằng tồn tại mối tương quan giữa các biến giải thích trên với mức ý nghĩa thống kê 5%. Giá trị của kiểm định KMO và Bartlett’s dùng để kiểm định sự phù hợp và tương quan giữa các biến. Bảng 3. Kết quả ma trận xoay nhân tố Biến quan sát Nhân tố 1 2 3 4 LIKT 2 0,624 LIKT 3 0,859 LIKT 4 0,880 LIKT 5 0,799 VXH 1 0,827 VXH 2 0,794 VXH 3 0,854 NLĐP 1 0,849 NLĐP 2 0,823 NLĐP 3 0,830 TN 1 0,866 TN 2 0,860 TN 3 0,723 Giá trị Cronbach AlPha 0,848 0,851 0,818 0,787 Hệ số KMO 0,722 Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett 0,000 Phần trăm phương sai trích 75,11 (Nguồn: Kết quả điều tra thực tế tỉnh An Giang, 2018) Kết quả phân tích (bảng 3) cho thấy, hệ số KMO = 0,722, khoản từ 0,5 đến 1 điều này chứng tỏ phân tích nhân tố khám phá là phù hợp (Hair và ctv., 2006); trong kiểm định Bartlett’s giá trị Sig. = 0,000 đạt yêu cầu, điều này cho thấy các biến quan sát giải thích được 68,728% độ biến thiên của dữ liệu. Theo Hair và ctv. (2006) hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA, hệ số tải nhân tố >0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu và cỡ mẫu nên chọn ít nhất là 350, hệ số tải nhân tố >0,4 được xem là quan trọng, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì hệ số tải nhân tố >0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.; Barlett với Sig là 0,000 < 0,05 (5%). Điều này cho thấy việc phân tích nhân tố là phù hợp. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy ở mức Eigenvalue = 1.041, với phương pháp rút trích nhân tố Principle Component, được rút trích từ 13 biến quan sát và tổng phương sai trích được là 75,11%. Điều này thấy các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 do đó không có biến nào loại khỏi mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu, các biến được rút trích thành 4 nhóm, bao gồm: Nhóm 1: LIKT (LIKT2, LIKT3, LIKT4, LIKT5); Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 100 Nhóm 2: VXH (VXH1, VXH2, VXH3); Nhóm 3: NLĐP (NLĐP1, NLĐP2, NLĐP3) và Nhóm 4: TN (TN1, TN2, TN3). 3.3. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy các biến quan sát được rút trích thành 4 yếu tố bao gồm: Lợi ích kinh tế, vốn xã hội, nguồn lực địa phương và tiềm năng tự nhiên. Như vậy, có bốn nhóm yếu tố tác động đến sự tham gia của nông hộ vào mô hình du lịch kết hợp vườn CAT. Mức độ tác động của từng nhóm nhân tố đến sự tham gia của nông hộ được thể hiện qua Bảng 4. Qua kết quả phân tích, nhóm nhân tố lợi ích kinh tế “LIKT” là biến nhân tố có tác động lớn nhất đến sự tham gia của nông hộ vào mô hình du lịch kết hợp vườn CAT với điểm trung bình là 4,23. Đây là kết quả hoàn toàn phù hợp với thực tế khi trong mọi hoạt động kinh tế, lợi ích kinh tế đem lại luôn là vấn đề mà người kinh doanh hướng đến. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó đã lược khảo, lợi ích kinh tế là một yếu tố quan trọng khuyến khích sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch kết hợp vườn CAT. Mong muốn của nông hộ là tăng thêm thu nhập cho người tham gia, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho nông hộ có cơ hội đầu tư cho gia đình vào các hoạt động du lịch Bảng 4. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Nhân tố Độ lệch chuẩn Giá trị trung bình Xếp hạng Lợi ích kinh tế 4,23 1 LIKT 2 0,56 4,35 LIKT 3 0,64 4,32 LIKT 4 0,60 4,23 LIKT 5 0,69 4,04 Tự nhiên 4,04 2 TN 1 1,06 3,97 TN 2 0,89 4,16 TN 3 0,82 3,99 Vốn xã hội 3,70 3 VXH 1 0,96 3,72 VXH 2 0,94 3,68 VXH 3 0,95 3,70 Nguồn lực địa phương 3,46 4 NLĐP 1 0,98 3,38 NLĐP 2 1,04 3,54 NLĐP 3 0,97 3,47 (Nguồn: Kết quả điều tra thực tế tỉnh An Giang, 2018) Chú thích: 1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Trung lập; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 101 Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nhóm nhân tố tự nhiên “TN” có điểm trung bình là 4,04. Điều này cho thấy, khi địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì mức độ tham gia của nông hộ vào mô hình du lịch kết hợp vườn CAT sẽ tăng cao. Đối với loại hình du lịch sinh thái như vườn CAT, môi trường tự nhiên là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự bền vững của mô hình, đồng thời cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào mô hình của nông hộ. Hiện tại trên địa bàn nghiên cứu đang có những điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để có thể phát triển mô hình du lịch kết hợp vườn CAT như: có nhiều điểm tham quan du lịch, là vùng chuyên canh CAT với sự đa dạng, phong phú về chủng loại và luôn có quanh năm, khí hậu thuận lợi với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ Kế tiếp, nhóm nhân tố vốn xã hội “VXH” có điểm trung bình là 3,70. Điều này cho thấy, những hộ gia đình có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, công ty du lịch sẽ có khả năng tham gia tổ chức du dịch cộng đồng nhiều hơn. Thực tế cho thấy, những hộ gia đình có mối quan hệ xã hội tốt thì khả năng nắm bắt các thông tin, chính sách hỗ trợ, các cơ hội kinh doanh và cơ hội hợp tác chia sẽ lợi ích từ hoạt động du lịch sẽ tốt hơn, từ đó dẫn đến khả năng tham gia tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng cao hơn. Các hộ gia đình luôn tạo điều kiện tốt với chính quyền địa phương và công ty du lịch, người dân trong vùng rất thân thiện và gần gũi, điều này cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của hộ gia đình. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa các điểm du lịch hiện tại chưa cao, cần tăng cường sự hỗ trợ giữa các hộ tham gia du lịch để phát huy lợi thế du lịch vườn sinh thái của địa bàn. Xếp hạng cuối cùng trong các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nông hộ trong mô hình du lịch kết hợp vườn CAT là nhóm nguồn lực địa phương “NLĐP” với điểm trung bình 3,46. Tỉnh An Giang đang được quy hoạch, đầu tư, lấy du lịch làm trọng tâm trong phát triển kinh tế. Đặc biệt, có nhiều chính sách ưu tiên và hỗ trợ cho việc phát triển du lịch sinh thái được áp dụng cho hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch, góp phần phát triển du lịch ở địa phương và khuyến khích sự tham gia của hộ gia đình. Tuy nhiên, sự hỗ trợ vẫn còn giới hạn như: không cung cấp nhiều thông tin về thị trường du lịch cho hộ gia đình tham gia, chưa có nhiều ưu đãi về tín dụng để bổ sung nguồn vốn đầu tư cho hoạt động du lịch của hộ. Bên cạnh đó, khi cơ sở vật chất của địa phương tốt, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động du lịch diễn ra thuận lợi. Do đó, khi địa phương có cơ sở vật chất tốt, cũng sẽ góp phần khuyến khích sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của địa phương cũng cần phải cải thiện rất nhiều về hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện và nước để góp phần phát triển loại hình du lịch kết hợp vườn CAT. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 102 3.4. Một số giải pháp cần tập trung trong thời gian tới Kết hợp kết quả phân tích các nhân tố khám phá và nhận định của các chuyên gia, người am hiểu, các giải pháp cần tập trung đầu tư, xây dựng quy hoạch trong thời gian tới trên địa bàn nghiên cứu là: Về cơ sở hạ tầng Tập trung xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông đường tỉnh lộ 948, 949, hoàn chỉnh hệ thống đường lên núi Cấm và các đường nội bộ. Đầu tư hệ thống nước gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới đang được triển khai. Phối hợp cùng chính quyền địa phương để thực hiện thông tuyến đường từ Đông sang Tây trên núi Dài nhỏ (Núi Dài Năm Giếng) thuộc huyện Tịnh Biên. Đồng thời, nâng cấp tuyến đường lên Núi Dài thuộc huyện Tri Tôn để thực hiện loại hình du lịch tâm linh hoặc sinh thái gắn với tham quan vùng nguyên liệu cây Trầm Hương. Về quy hoạch Sau khi tiến hành khảo sát thực tế tiềm năng của các khu vườn, cần có quy hoạch chi tiết diện tích và khu vực vườn để xây dựng mô hình. Lưu ý giữa các vườn được quy hoạch cần có tính kết nối với nhau và nằm trên các trục đường chính hoặc những địa điểm thu hút du khách đến tham quan thường xuyên. Quy mô vườn phải đủ diện tích để cải tạo và trồng mới các loại CAT đảm bảo số lượng phục vụ khách du lịch. Tập trung qui hoạch tổng thể du lịch, sắp xếp lại khu du lịch Núi Cấm, khai quật di chỉ văn hóa Óc Eo, mở rộng hợp tác, kết nối du lịch với các tỉnh, thành trên cả nước tạo vòng du lịch khép kín trong thời gian tới. Tập trung đầu tư nâng cấp khu du lịch Núi Cấm thành khu du lịch trọng điểm Quốc gia, nâng cấp chợ Tịnh Biên, cửa khẩu Khánh Bình (đi từ An Giang sang Campuchia gần nhất), đưa khu kinh tế thương mại cửa khẩu Tịnh Biên vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi để thu hút lượng khách du lịch qua lại giữa hai nước. Hoạt động du lịch không chỉ gói gọn trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia mà còn có cơ hội và tiềm năng phát triển rộng ra các nước tiểu vùng sông Mekong. Đầu tư nguồn nhân lực Đầu tư, qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh giỏi; đào tạo nâng cao và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ cho nhân viên phục vụ; liên kết các cơ sở đào tạo để đào tạo và đào tạo lại đội ngũ hướng dẫn viên; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho cộng đồng địa phương. Mở các lớp đào tạo để giúp nông dân có những kỹ năng cơ bản để trở thành một hướng dẫn viên phục vụ trên chính mảnh vườn của mình. Bên cạnh đó, tổ chức cho người nông dân tham quan học hỏi các địa phương khác về kinh nghiệm trong hoạt động du lịch này. Để người dân có thể tham gia vào hoạt động du lịch một cách có hiệu quả, cần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của họ về du lịch bền vững và ưu tiên sử dụng nguồn lao động địa phương, nguồn nguyên liệu tại chỗ càng Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 103 nhiều càng tốt. Không chỉ vậy, từ các cấp quản lý cho đến các bên tham gia hoạt động du lịch cũng phải có sự thay đổi về nhận thức. Các hộ gia đình tham gia du lịch cần có sự liên kết, hỗ trợ giữa các tác nhân khác nhằm giúp du lịch vườn CAT phát triển. Bên cạnh đó, cần trang bị ngoại ngữ cho nguồn nhân lực tham gia phát triển du lịch vườn CAT. Về khoa học kỹ thuật Đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông giúp nông dân nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh trên CAT. Bên cạnh đó, có kế hoạch tổ chức cho nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đáp ứng nhu cầu thị trường. Nếu trước đây người tiêu dùng chỉ quan tâm đến giá, chất lượng và dịch vụ của sản phẩm thì ngày nay người tiêu dùng còn quan tâm đến sức khỏe, môi trường, thưởng thức, vấn đề xã hội và sự an toàn của sản phẩm. Vì vậy, thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn GAP là giải pháp thời đại. Quảng bá du lịch Công tác quảng bá, xúc tiến tiềm năng du lịch của núi Cấm nên hướng vào việc đa dạng hóa các kênh thông tin, khai thác lợi thế của hệ thống thông tin đại chúng nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch thông qua công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang web du lịch Đẩy mạnh công tác truyền thông qua internet nhằm rút ngắn khoảng cách địa lý, giảm thời gian, tiết kiệm chi phí Liên kết du lịch Cần liên kết giữa đầu tư phát triển du lịch với các ngành và lĩnh vực khác, giữa núi Cấm với các trọng điểm phát triển du lịch trong tỉnh An Giang và TP. Hồ Chí Minh; liên kết với các điểm du lịch quan trọng của vùng đồng ĐBSCL (Phú Quốc, Hà Tiên, Cần Thơ...). Trong đó, chú trọng liên kết phát triển du lịch núi Cấm với các điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn tỉnh như TP. Châu Đốc, rừng tràm Trà Sư, cù lao Mỹ Hòa Hưng, Vàm Nao, cửa khẩu Tịnh Biên, các chùa Khmer. Chính quyền địa phương cần chủ động kết nối các tác nhân phát triển du lịch vườn sinh thái bao gồm: hộ nhà vườn, hộ vận chuyển, hộ làm thủ công mỹ nghệ, công ty du lịch, nhà hàng khách sạn,... tạo nên chuỗi cung ứng du lịch. Để mô hình du lịch kết hợp vườn CAT phát triển cần sự tham gia của nhiều tác nhân. Các tác nhân tham gia vào hoạt động du lịch kết hợp vườn CAT có thể bao gồm: chính quyền, công ty du lịch, nhà hàng khách sạn, hộ gia đình phục vụ du lịch,... Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở đối tượng là hộ gia đình, chưa xem xét sự tham gia của các tác nhân khác vào hoạt động du lịch. Đó là hạn chế và cũng là hướng cần thực hiện các nghiên cứu tiếp theo, giúp phát triển du lịch vườn CAT tại đi phương. 4. KẾT LUẬN Thông qua việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong mô hình du lịch kết hợp vườn CAT tại tỉnh An Giang, kết quả Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 104 nghiên cứu chỉ ra có 4 nhân tố tác động, đó là: Lợi ích kinh tế, vốn xã hội, nguồn lực địa phương và tiềm năng tự nhiên. Trong đó, nhóm nhân tố “lợi ích kinh tế” là nhóm nhân tố tác động lớn nhất và nhóm nhân tố “nguồn lực địa phương là nhóm nhân tố ảnh hưởng ít nhất. Mỗi nhóm yếu tố đều có những đóng góp tích cực, góp phần làm tăng sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch vườn sinh thái. Tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều hạn chế làm cho hoạt động du lịch vườn sinh thái ở địa phương hiện tại gặp nhiều khó khăn, khó triển khai. Chính vì thế, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị sau: Cải tạo lại vườn CAT: Các chủ vườn phải qui hoạch lại loại CAT trồng tại vườn nhằm đảm bảo đa dạng các loại trái cây đảm bảo tính thời vụ phục vụ quanh năm cho khác du lịch, đặc biệt là những tháng trọng điểm về du lịch của tỉnh, đồng thời tránh tình trạng tồn hàng. Ngoài ra, các chủ vườn phải tổ chức quét dọn, cắt tỉa và xử lý chất thải tại khu vực vườn mình nhằm tạo cảnh quan thông thoáng thu hút du khách đến tham quan. Về hệ thống nước tưới, sinh hoạt và giao thông: Tiếp tục khai thác hệ thống các hồ chứa nước suối Thanh Long, hồ Thủy Liêm, hồ Ô Tà Sóc, Soài So, hồ Soài Chesk, hồ Ô Thum các con suối dọc theo núi để phục vụ hệ thống nước tưới cho CAT ở khu vực này. Riêng nguồn nước sinh hoạt ngoài các hồ chứa nước nêu trên, hộ dân ở đây còn sử dụng nguồn nước do nhà máy nước của huyện cung cấp để đảm bảo vệ sinh. Nâng cấp hệ thống giao thông thông suốt từ các điểm du lịch đến các khu vườn dự kiến xây dựng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akarapong, U., Mingsarn, K., Vicente, R., Korawan, S., Javier, R.M., 2010. Factors Influencing Local Resident Support for Tourism Development: A Structural Equation Model. Best Paper Award in The APTA Conference 2010 at Macau, China between 13-16 July 2010. 2. Bandit Santikul, 2009. Community Based Tourism Development at the East Coast of Phuket Island”, thesis, Faculty of Hospitaity and Tourism Management Prince of Songkla University. 3. Bùi Hữu Giang, 2016. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản trị kinh doanh. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 4. Hair, J.F. và ctv, 2006. Multivariate data Analysis, Upper Saddle River NJ: Prentice-Hall. 5. Huamin, L., Xuejing, Z., 2011. Factors on tourist community participation in Dongqian Lake. Artificial Intelligence. Management Science and Electronic Commerce: 354- 357. 6. Kan Set Aung, 2009. Community Based Tourism Development in Myanmar Heritage Site: A Case Study of Bagan, thesis, Faculty of Hospitaity and Tourism Management Prince of Songkla University. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 105 7. Kang Santran, 2008. Community participation for sustainable tourism in heritage site: the case of Angkor, Siem Reap Province, Cambodia, thesis, Faculty of Hospitaity and Tourism Management Prince of Songkla University. 8. Lê Thị Huệ, 2013. Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích – Phong Điền – Thừa Thiên Huế, Thư viện khoa du lịch – Đại học Huế. 9. May-Chiun Lo, Peter Songan, Abang Azlan Mohamad and Alvin W. Yeo, 2013. Rural Tourism and Destination Image: Community Perception in Tourism Planning. The Macrotheme Review, A multidisciplinary journal of global macro trends, 102-118. 10. Nguyễn Quốc Nghi và Đỗ Thiện Toàn, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào hoạt động du lịch vườn sinh thái của hộ gia đình tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ. 46 (2016): 12 - 19. 11. Nguyễn Thị Hóa, 2000. Vai trò của kinh tế vườn trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Tạp chị khoa học, Đại học Huế, số 28, 2005. Trang 5 – 9. 12. Nguyễn Thị Yến Oanh, 2011. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Phát triển nông thôn. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 13. Nguyễn Văn Hoàng, 2013. Phát triển du lịch sinh thái vườn – một hướng đi mới của du lịch Đà Lạt. Diễn đàn nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học 2013, trang 49 – 52. 14. Pam, D., Dogan, G., Bishnu, S., Jennifer, C., 2007. Structural modeling of resident perceptions of tourism and associated development on the Sunshine Coast, Australia. Tourism Management. 28: 409-422. 15. Rojana, T., 2013. Community participation and social capital in tourism planning and management in a Thai context. Thesis submitted in partial fulfillment of the requirements for the Degree of Doctor of Philosophy, Lincoln University. 16. Subchat, U., 2013. Modeling residents' perceptions on ecotourism in upper Northeast, Thailand. Proceedings of The International Conference on Tourism, Transport, and Logistics. 581- 596 17. Sun, H.C., 2013. The Impacts of Tourism and Local Residents Support on Tourism Development: a case Study of the Rural Community of Jeongseon, Gangwon Province, South Korea.Proceedings of The International Conference on Tourism, Transport, and Logistics. 542-556 18. Tạ Tường Vi, 2013. Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại địa đạo Củ Chi theo phương pháp KAP. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, trường Đại học Khoa Học Xã Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 106 Hội và Nhân Văn – Đại học quốc gia Hà Nội. 19. Tang, C., Zhong, Li., Cheng, S., 2012. Tibetan Attitudes Towards Community Participation and Ecotourism. J. Resour. Ecol. 3 (1): 008- 015. 20. Tatoglu, E., Erdal, F., Ozgur, H., Azakli, S., 2002. Resident perceptions of the impact of tourism in a Turkish resort town. Proceeding of the First International Joint Symposium on Business Administration. 745-755. 21. Tỉnh ùy An Giang, 2012. Nghị quyết 09/NQ/TU, ngày 27/6/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về quy hoạch vùng sản xuất cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 22. Tosun C., 2006. Expected Nature of Community Partucipation in Tourism Development, Tourism Management, Volume 27, Issue 3, pp. 493-504. 23. Trần Thái Nghiêm, 2009. Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh thái vườn trên địa bàn huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. 24. Tsung, H.L., 2012. Influence analysis of community resident support for sustainable tourism development. Tourism Management. 34: 1-10. 25. UBND tỉnh An Giang, 2014. Quyết định số 1008/QĐ-UBND, ngày 01/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. 26. UBND tỉnh An Giang, 2014. Quyết định số 1884/QĐ-UBND, ngày 28/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng sản xuất cây ăn quả. 27. UBND tỉnh An Giang, 2016. Quyết định số 381/QĐ – UBND, ngày 23/2/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ “Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020”. 28. Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang, 2014. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 29. Vũ Văn Cường, 2014. Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học quốc gia Hà Nội. 30. Yooshik, Y., Dogan, G., Joseph, S.C., 2001. Validating a tourism development theory with structural equation modeling. Tourism Management. 22: 363-372. 31. Yunpeng, Z., 2009. Perceived Impacts of Tourism Oriented Urban Historic District Revitalization: Case Study of Yangzhou, China. Master's programme in Urban management and development, October 2008 – September 2009. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 107 FACTORS AFFECTING THE PARTICIPATION OF COMMUNITY IN DEVELOPMENT OF TOURISM COMBINED WITH ORCHARDS IN AN GIANG PROVINCE Le Minh Thong1 and Duong Ngoc Thanh2 1Graduate student of Faculty of Rural Development, Can Tho University 2Mekong Delta Develpment Research Institute, Can Tho University (Email: dnthanh@ctu.edu.vn) ABSTRACT The research was conducted to analyze the factors affecting community participation in the development of orchard-tourism model and to propose some suggestions in tourism development, which can contribute to the increase of household income and local economic development. Based on 105 observations, the results showed that there were four groups of factors influencing community participation in the tourism model combining orchards as economic benefits, social capital, natural factors and local resources. Solutions were proposed to solve existing limitations regarding planning, infrastructure, human resources and tourism links in the area. Keywords: Community tourism, ecological tourism, orchards, participation of community.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_su_tham_gia_cua_cong_dong_trong_ph.pdf