The article shows 4 factors affecting the income of workers in textile enterprises in Hung Yen
province including factors outside enterprises, factors in enterprises, workers and work value. The
analytical results show that the most influential factor on workers’ income depends on workers themselves
such as professional qualifications, skills, skills and skills of workers. The second factor, which is the factor
within the enterprise, depends on the financial ability, the policies of the business, the vision of the leader,
the corporate culture . The factor outside the enterprise and Work value also has the same impact on
workers’ income.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tỉnh Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology68 Khoa học & Công nghệ - Số 22/Tháng 6 - 2019
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY TỈNH HƯNG YÊN
Nguyễn Thị Mơ, Nguyễn Thị Mý, Hoàng Văn Huệ
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 22/04/2019
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 20/05/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 15/06/2019
Tóm tắt:
Thu nhập đóng vai trò quan trọng để duy trì cuộc sống hàng ngày của người lao động. Bài viết chỉ
ra 4 nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tỉnh Hưng Yên
gồm yếu tố ngoài doanh nghiệp, yếu tố trong doanh nghiệp, người lao động và giá trị công việc. Kết quả
phân tích cho thấy nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập của người lao động phụ thuộc vào chính bản
thân người lao động như trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động. Nhân tố tác
động thứ hai, chính là yếu tố bên trong doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng tài chính, các chính sách của
doanh nghiệp, tầm nhìn của nhà lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp...Yếu tố ngoài doanh nghiệp và giá trị
công việc cũng tác động cùng chiều với thu nhập của người lao động.
Từ khóa: Thu nhập, doanh nghiệp dệt may.
I. Mở đầu
1. Đặt vấn đề
Với một doanh nghiệp, để duy trì và phát
triển thì chính sách quản lý tiền lương là rất quan
trọng. Tiền lương trong các doanh nghiệp có ảnh
hưởng đến mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp,
bởi lẽ tiền lương chính là yếu tố để thu hút và đãi
ngộ nhân tài [1]. Đối với người lao động, tiền lương
là thu nhập để họ trang trải cuộc sống, là động lực
lao động và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Để
hình nên mức thu nhập chi trả cho người lao động
phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau như
chế độ tiền lương tối thiểu, trình độ chuyên môn của
người lao động, tình hình thị trường lao động, khả
năng tài chính của doanh nghiệp [2].
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập của người lao động trong doanh
nghiệp gồm yếu tố bên trong doanh nghiệp, yếu tố
ngoài doanh nghiệp, nhân tố người lao động và giá
trị công việc.
Phạm vi nghiên cứu: Nhóm tác giả thực hiện
nghiên cứu tại các doanh nghiệp dệt may tỉnh Hưng
Yên.
II. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
1. Cơ sở lý thuyết
Theo Smith (1904) [6] chỉ ra rằng xã hội có
3 giai cấp tương ứng với 3 hình thức thu nhập: địa
chủ - địa tô, nhà tư bản – lợi nhuận và công nhân –
tiền lương. Trong đó lương là thu nhập của người
lao động lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia, có nghĩa là nếu tốc độ tăng của
cải của quốc gia tăng thì lương tăng và ngược lại.
Theo Samuelson và Nordhalls (2001) [5],
thu nhập là luồng tiền lương, trả lãi, cổ tức và các
nguồn thu khác mà một cá nhân hay một quốc gia
nhận được trong một khoảng thời gian nhất định
(thường là một năm). Tại Việt Nam, theo Tổng
Cục Thống Kê (2014), thu nhập người lao động
được định nghĩa như sau: “Thu nhập từ việc làm
là khoản tiền công dưới dạng tiền mặt hoặc hiện
vật trả cho người làm công ăn lương đối với thời
gian hoặc công việc đã làm, cùng với khoản tiền trả
cho thời gian không làm việc như nghỉ phép hoặc
nghỉ hè hàng năm, nghỉ lễ hoặc các thời gian nghỉ
khác được trả lương, bao gồm cả những khoản tiền
công khác được nhận thường xuyên có tính chất
như lương trước khi người chủ khấu trừ (các khoản
mà người chủ đã đóng cho người làm công ăn lương
như: thuế, đóng bảo hiểm xã hội, tiền đóng cho chế
độ hưu trí, phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trả
thay lương (trả cho người lao động trong thời gian
nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động), phí
đoàn thể và các khoản nghĩa vụ khác của người làm
công ăn lương [4]. Không tính vào thu nhập từ việc
làm các khoản sau: tiền bảo hiểm xã hội và tiền cho
chế độ hưu trí mà người chủ đã đóng cho người
làm công ăn lương và những phúc lợi mà người làm
công ăn lương đã nhận được từ các khoản này, tiền
chi trả cho kết thúc hợp đồng, các khoản phúc lợi
không thường xuyên (như tiền thưởng cuối năm,
tiền biếu,) [3].
Hệ thống trả công cho người lao động trong
doanh nghiệp gồm có:
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 22/Tháng 6 - 2019 Journal of Science and Technology 69
2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu đề xuất:
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Giả thuyết nghiên cứu:
H1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động
cùng chiều với thu nhập của người lao động
H2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động
cùng chiều với thu nhập của người lao động
H3. Nhân tố người lao động tác động cùng
chiều với thu nhập của người lao động
H4. Giá trị công việc tác động cùng chiều
với thu nhập của người lao động
Với giả thuyết ban đầu cho mô hình lý thuyết
hồi quy có dạng như sau:
Y = β
0
+ β
1
X
1
+ β
2
X
2
+ β3X3 + β4X4 + ui
Trong đó: Y là thu nhập của người lao động
X
1
: Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
X
2
: yếu tố bên trong doanh nghiệp
X3: Nhân tố người lao động
X
4
: Giá trị công việc
u
i
: Sai số ngẫu nhiên
β
0
, β
1
, β
2
, β3, β4: Các hệ số hồi quy.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này kết hợp giữa nghiên cứu
định định và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông
qua phỏng vấn 50 lãnh đạo doanh nghiệp, trưởng
bộ phận nhân sự, người lao động để điều chỉnh các
biến quan sát dùng để đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập của người lao động.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông
qua phát phiếu khảo sát 350 bao gồm lãnh đạo
doanh nghiệp, quản đốc phân xưởng, trưởng phòng
nhân sự, tổ trưởng và công nhân tại các xưởng. Kết
quả khảo sát được dùng để phân tích thông qua sự
hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0.
III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
1. Khái quát chung về các doanh nghiệp dệt may
tỉnh Hưng Yên
Dệt may là ngành kinh tế chủ lực, thu hút
một lực lượng lớn lao động xã hội, là ngành trọng
điểm của Tỉnh Hưng Yên. Những năm qua, tỉnh
Hưng Yên đã có các chính sách để thu hút các nhà
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology70 Khoa học & Công nghệ - Số 22/Tháng 6 - 2019
đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực công
nghiệp, trong đó tỉnh đã tập trung xây dựng Khu
công nghiệp dệt may Phố Nối.
Năm 2018, thu hút đầu tư phát triển công
nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả; sản
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng
phát triển đã góp phần đẩy mạnh tăng trưởng của
ngành công nghiệp, đóng góp tích cực nguồn thu
ngân sách của tỉnh, tạo việc làm cho nhiều lao động.
Theo đánh giá của Sở Công Thương, năm 2018, chỉ
số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng 9,0%;
giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 119 nghìn tỷ
đồng, vượt 1,4% kế hoạch, tăng 10,5% so với năm
2017 [7]. Cùng với đẩy mạnh hoạt động sản xuất,
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tích cực thực
hiện bảo đảm các hợp đồng xuất khẩu sang các thị
trường truyền thống, đồng thời tìm kiếm, mở rộng
thị trường mới, tiềm năng, do vậy đã góp phần nâng
cao giá trị sản xuất. Trong năm, các doanh nghiệp
dệt may đã sản xuất, cung cấp cho thị trường trong
nước và xuất khẩu được trên 220 triệu sản phẩm
quần, áo các loại, tăng hơn 11,6% so với cùng kỳ
năm trước.
Bảng 1. Số lượng các doanh nghiệp dệt may trên
địa bàn tỉnh đến năm 2018
Năm
Loại hình
2015 2016 2017 2018
DN Dệt 42 44 48 51
DN May 113 125 151 156
Tổng số 155 169 199 207
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hưng Yên, 2018)
Qua Bảng 1 cho thấy, số lượng các doanh
nghiệp dệt may tại tỉnh Hưng Yên không ngừng tăng
qua các năm từ 155 doanh nghiệp (2015) đến 207
doanh nghiệp (2018), tốc độ tăng trường của doanh
nghiệp dệt may trong 4 năm tăng 33,55%. Điều đó
chứng tỏ Hưng Yên là tỉnh có nhiều thế mạnh về thu
hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt may.
Bảng 2. Hiện trạng lao động ngành dệt may tỉnh Hưng Yên
TT Tiêu chí 2015 2016 2017 2018
1 Lao động trình độ ĐH, CĐ, TC ngành may 2.307 2.412 2.708 2.946
2 Lao động trình độ ĐH, CĐ, TC các ngành khác 3.380 3.501 3.620 3.903
3 Lao động phổ thông 42.509 46.391 53.877 64.324
4 Tổng số lao động 48.196 52.304 60.205 71.173
5 Tổng số lao động toàn tỉnh 167.939 178.635 183.231 198.325
(Nguồn: Tác giả thống kê từ số liệu các doanh nghiệp)
Hưng Yên là một trong những điểm đến hấp
dẫn của doanh nghiệp dệt may, hiện nay đã có nhiều
doanh nghiệp quy mô lớn với hàng nghìn lao động
đang hoạt động như Tổng công ty may Hưng Yên
– Công ty cổ phần; Công ty cổ phần May và dịch
vụ Hưng Long, Công ty CP Tiên Hưng, Công ty CP
may 2 Hưng Yên, Công ty TNHH Smart shirt Việt
Nam
2. Mô tả mẫu nghiên cứu
Nhóm tác giả thực hiện khảo sát 280 phiếu
khảo sát công nhân, trưởng phòng nhân sự, quản
đốc phân xưởng, giám đốc tại các doanh nghiệp dệt
may trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Sau khi tiến hành
mã hóa và nhập dữ liệu, kết quả phân tích thống kê
mô tả thông tin mẫu nghiên cứu có kết quả như sau:
Bảng 3. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Chỉ tiêu Tần
suất
Giá trị
phần trăm
% cộng
dồn
Giới
tính
Nam 76 30.4 30.4
Nữ 174 69.6 100
Chức
vụ
Công nhân 198 79.2 79.2
Trưởng
phòng
21 8.4 87.6
Quản đốc 18 7.2 94.8
Giám đốc 13 5.2 100.0
Tổng 250 100.0
(Nguồn: Tác giả điều tra, 2019)
3. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
thông qua hệ số cronbach’s Alpha
Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo của
biến độc ở Bảng 4 cho thấy 21 biến quan sát ảnh
hưởng đến thu nhập của người lao động, có hệ số
cronbach’s Alpha = 0,855 và các quan sát có hệ số
tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 22/Tháng 6 - 2019 Journal of Science and Technology 71
Bảng 4. Kết quả kiểm định thang đo biến độc lập
Biến quan sát
Tương
quan
Alpha
nếu loại
1. Quy định của pháp luật .512 .856
2. Mức lương trên thị trường .377 .834
3. Chi phí sinh hoạt .491 .833
4. Tăng trưởng của nền kinh tế .503 .826
5. Yếu tố xã hội .317 .832
6. Chính sách của DN .505 .836
7. Khả năng tài chính của DN .300 .823
8. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo .395 .853
9. Cơ cấu tổ chức của DN .502 .816
10. Lợi thế cạnh tranh của DN .398 .853
11. Văn hóa, bầu không khí
DN
.509 .826
12. Trình độ chuyên môn .400 .850
13. Thâm niên và kinh nghiệm
làm việc
.364 .831
14. Mức độ hoàn thành công
việc
.371 .811
15. Khối lượng công việc hoàn
thành
.425 .849
16. Tình trạng sức khỏe của
người lao động
.450 .848
17. Mức hấp dẫn của công việc .397 .850
18. Mức độ phức tạp của công
việc
.351 .821
19. Điều kiện thực hiện công
việc
.362 .851
20. Yêu cầu của công việc đối
với người thực hiện
.422 .819
21. Mức hấp dẫn của công việc .430 .849
(Nguồn: Tác giả xử lý trên SPSS)
Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ở
Bảng 5 cho thấy biến phụ thuộc là thu nhập của
người lao động được đo bằng 3 biến quan sát, có hệ
số Cronbach’s Alpha là 0,723 và hệ số tương quan
biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên đạt yêu cầu và đưa
vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 5. Kết quả kiểm định thang đo biến phụ thuộc
Biến quan sát Tương
quan
Alpha
nếu loại
Thu nhập đảm bảo được
cuộc sống
.578 .701
Thu nhập có khả năng cạnh
tranh
.453 .766
Thu nhập tương xứng với
năng lực
.580 .699
Cronbach’s Alpha 0.723
(Nguồn: Tác giả xử lý trên SPSS)
4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy phân tích
nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu do có hệ số
KMO là 0.734 (0,5 < KMO < 1). Đồng thời kết quả
kiểm định Bartlett’s với mức ý nghĩa sig. là 0,000
nhỏ hơn 0.05, các biến quan sát trong tổng thể có
mối tương quan với nhau và chứng tỏ dữ liệu dùng
để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Bảng 6. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến độc lập
KMO and Bartlett’s Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .734
Approx. Chi-Square 17356.191
Bartlett's Test of Sphericity Df 325
Sig. .000
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4
1. Quy định của pháp luật .911
2. Mức lương trên thị trường .919
3. Chi phí sinh hoạt .912
4. Tăng trưởng của nền kinh tế .871
5. Yếu tố xã hội .867
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology72 Khoa học & Công nghệ - Số 22/Tháng 6 - 2019
6. Chính sách của DN .745
7. Khả năng tài chính của DN .957
8. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo .950
9. Cơ cấu tổ chức của DN .939
10. Lợi thế cạnh tranh của DN .783
11. Văn hóa, bầu không khí DN .752
12. Trình độ chuyên môn .928
13. Thâm niên và kinh nghiệm làm việc .938
14. Mức độ hoàn thành công việc .932
15. Khối lượng công việc hoàn thành .813
16. Tình trạng sức khỏe của người lao động .809
17. Sự trung thành của người lao động
.939
18. Mức hấp dẫn của công việc .910
19. Mức độ phức tạp của công việc .907
20. Điều kiện thực hiện công việc .801
21. Yêu cầu của công việc đối với người thực hiện .800
(Nguồn: Tác giả xử lý trên SPSS)
Bảng 7. Kết quả phân tích nhân tố của biến phụ thuộc
Biến quan sát Hệ số tải nhân tố
Thu nhập đảm bảo được cuộc sống .927
Thu nhập có khả năng cạnh tranh .924
Thu nhập tương xứng với năng lực .934
Eigen value 2.362
% of variance 86.603
KMO .734
(Nguồn: Tác giả xử lý trên SPSS)
Phân tích EFA với phương sai trích nhân
tố Principal compoment, phép quay Varimax trích
được một nhân tố với 3 biến quan sát và phương sai
trích tích lũy được 86.603% (>50%) là đạt yêu cầu.
5. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Bảng 8. Mức độ giải thích của mô hình
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson
1 .632a .799 .790 .66894 1.772
Bảng 8 cho thấy, R2 hiệu chỉnh bằng .790
nghĩa 79,0% sự biến thiên của thu nhập của người
lao độn được giải thích bởi sự biến thiên của 4 biến
độc lập (yếu tố ngoài doanh nghiệp, yếu tố bên
trong doanh nghiệp, người lao động và giá trị công
việc). Ngoài ra kiểm định Durbin-Watson d = 1,772
(1<d<3), không có tương quan giữa các phần dư.
Bảng 9. Phân tích ANOVA
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1
Regression 47.300 5 9.460 43.017 .000b
Residual 71.250 324 .220
Total 118.550 329
a. Dependent Variable: Thu nhập
b. Predictors: (Constant), Trong doanh nghiệp, ngoài doanh nghiệp, người lao động, giá trị công việc
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 22/Tháng 6 - 2019 Journal of Science and Technology 73
Qua Bảng 9 cho thấy trị số F có mức ý nghĩa
Sig.=0.000(<0,05) mô hình hồi quy tuyến tính đưa
ra là phù hợp với dữ liệu thu thập được và các biến
đều có ý nghĩa trong thống kê.
Bảng 10. Thống kê phân tích các hệ số hồi quy
Model Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
(Constant) 2.517 .257 5.895 .000
Ngoai DN .279 .275 .058 .289 .043 .046 21.966
Trong DN .546 .268 .251 1.292 .037 .049 20.409
Nguoi LD .657 .381 .414 5.662 .000 .346 2.887
Gia tri CV .408 .205 .330 3.882 .000 .257 3.898
a. Dependent Variable: Thu nhập
(Nguồn: tác giả tổng hợp và xử lý trên SPSS)
Từ Bảng 10 cho thấy mô hình hồi quy có
dạng như sau:
Y = 2.517 + 0.279 X
1
+ 0.546X
2
+ 0.657 X3 + 0.408 X4
Từ kết quả của bảng số liệu 10 cho thấy các
hệ số đều lớn hơn 0, nên có thể khẳng định rằng mối
quan hệ giữa thu nhập của người lao động trong các
doanh nghiệp dệt may tỉnh Hưng yên có quan hệ
cùng chiều với các nhân tố đưa ra phân tích.
Vậy, các giả thuyết đưa ra đều phù hợp với
mô hình phân tích.
6. Thảo luận kết quả và hàm ý chính sách
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố
tác động đến thu nhập của người lao động trong
các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên, trong đó nhân tố tác động lớn nhất chính là yếu
tố người lao động. Bởi bản thân thu nhập của mỗi
người phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, tay nghề,
kỹ năng kỹ xảo của người lao động. Hơn nữa, các
doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
chủ yếu áp dụng phương pháp trả lương theo sản
phẩm, tính đơn giá theo từng công đoạn. Do đó, thu
nhập hàng tháng của người lao động phụ thuộc vào
sản phẩm mà họ làm ra trong tháng đó, đối với bộ
phận lao động gián tiếp phụ thuộc vào kết quả sản
xuất kinh doanh của bộ phận trực tiếp.
Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến thu nhập
của người lao động chính là yếu tố bên trong doanh
nghiệp như khả năng tài chính của doanh nghiệp,
các chính sách về tiền lương, tiền thưởng trong
doanh nghiệp, tầm nhìn của nhà lãnh đạo... Ngành
dệt may tỉnh Hưng Yên trong những năm qua rất
phát triển, nhu cầu tuyển dụng lao động của các
doanh nghiệp rất lớn và có sự cạnh tranh gay gắt
với các ngành khác. Hơn nữa, các doanh nghiệp chủ
yếu thực hiện gia công xuất khẩu sản phẩm sang các
nước và khu vực trên thế giới. Do vậy, chế độ chính
sách và việc chi trả thu nhập cho người lao động
được giám đốc, các nhà quản lý rất quan tâm.
Nhân tố thứ ba ảnh hưởng đến thu nhập của
người lao động chính là giá trị công việc. Trong
doanh nghiệp dệt may cũng như các doanh nghiệp
khác có rất nhiều phòng ban khác nhau và đòi hỏi
trình độ chuyên môn tay nghề khác nhau. Tại phòng
kỹ thuật, đòi hỏi người lao động phải có kiến thức
chuyên môn, am hiểu kỹ thuật để thực hiện các
công đoạn như giác sơ đồ, cắt sản phẩm... Bộ phận
may mẫu yêu cầu đòi hỏi chính xác các đường may
để người công nhân còn thực hiện may đồng loạt
sản phẩm. Nếu bộ phận may mẫu có sai sót thì hậu
quả để lại rất lớn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất,
đến đơn hàng của doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhân tố ngoài doanh nghiệp cũng
tác động cùng chiều với thu nhập của người lao
động như các quy định của nhà nước về chính sách
tiền lương tối thiểu vùng, tình hình thị trường lao
động trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, mức sống và thu
nhập trên địa bàn...
Hàm ý chính sách
Để nâng cao mức thu nhập của người lao
động trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên cần thực hiện các giải pháp sau:
- Đối với người lao động: Bản thân người
lao động sẽ quyết định mức thu nhập của họ vì vậy
cần nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và kỹ
năng tay nghề để đáp ứng được yêu cầu của các
doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp: Cần xây dựng đơn
giá tiền lương cho từng công đoạn sản phẩm cho
phù hợp với tình hình thị trường, xây dựng các quy
định về tiền lương đảm bảo vừa nâng cao thu nhập
cho người lao động, vừa cạnh tranh được với các
ngành nghề khác trên địa bàn tỉnh.
- Đối với nhà nước, có các định hướng chính
sách về tiền lương phù hợp với từng thời kỳ và từng
giai đoạn cụ thể.
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology74 Khoa học & Công nghệ - Số 22/Tháng 6 - 2019
Tài liệu tham khảo
[1]. Trần Xuân Cầu, Giáo trình Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân,
Hà Nội, 2014.
[2]. Hoàng Xuân Hiệp, Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam đáp ứng yêu
cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí tài chính, tháng 12/2017, 2017.
[3]. Trần Thị Vân Hoa và cộng sự, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những yêu cầu đặt ra đối
với đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam. Kinh tế & Phát triển, 2016, số 233.
[4]. Vũ Quang Thọ, Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trước yêu cầu hội nhập và cách
mạng công nghiệp lần thứ tư. Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2017, số 35, tr. 5-7.
[5]. Samuelson, P., & Nordhaus, D. Macroeconomics (19th ed.). New York, NY: McgrawHill, 2001.
[6]. Smith, A., An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations (5 th ed.). London,
UK: Methuen & Co., Ltd, 1904.
[7]. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên năm 2018.
[8]. Báo cáo nhân lực của các doanh nghiệp dệt may tỉnh Hưng yên 2018.
FACTORS AFFECT THE INCOME OF THE EMPLOYEE IN ENTERPRISES:
CASE STUDY HUNG YEN TEXTILE AND GARMENT ENTERPRISES
Abtract:
The article shows 4 factors affecting the income of workers in textile enterprises in Hung Yen
province including factors outside enterprises, factors in enterprises, workers and work value. The
analytical results show that the most influential factor on workers’ income depends on workers themselves
such as professional qualifications, skills, skills and skills of workers. The second factor, which is the factor
within the enterprise, depends on the financial ability, the policies of the business, the vision of the leader,
the corporate culture ... The factor outside the enterprise and Work value also has the same impact on
workers’ income.
Keywords: Income, textile enterprises.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_thu_nhap_cua_nguoi_lao_dong_trong.pdf