Theo quy định của Luật Hộ tịch năm
2014, khi đăng ký khai sinh cho một cá nhân
thì cá nhân đó sẽ được cấp Số Định danh cá
nhân. Theo Điều 12 Luật Căn cước công dân
năm 2014 thì Số Định danh cá nhân được
xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác
thông tin của công dân. Số Định danh cá
nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên
toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt
Nam, không lặp lại ở người khác. Như vậy,
Số Định danh cá nhân là một dãy số được
cấp một lần và duy nhất cho mỗi công dân
Việt Nam ngay từ khi sinh ra. Khi công dân
chết đi thì mã số này cũng không thể được
cấp lại cho một người khác. Do đó, sẽ không
thể xảy ra trường hợp một người có nhiều
mã số định danh hay nhiều người có cùng
một mã số định danh.
Trong trường hợp một công dân
CĐGT thì bắt buộc phải có sự thay đổi mã
số định danh bởi trong 12 số thuộc mã số
định danh có những số liên quan đến mã
giới tính. Do đó, khi ban hành Luật về
CĐGT, Quốc hội cũng cần phải đồng thời
tiến hành sửa đổi Luật Căn cước công dân
năm 2014, Luật Hộ tịch năm 2014 nhằm tạo
ra sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật.
Tương tự, các văn bản pháp luật khác điều
chỉnh về chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu
hoặc các loại giấy tờ pháp lý khác có đề cập
đến giới tính của một cá nhân cũng phải có
những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Có như
vậy thì quyền CĐGT của cá nhân mới được
đảm bảo về phương diện pháp lý cũng như
về thực tiễn
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nội dung cụ thể khi xây dựng luật về chuyển đổi giới tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015(BLDS 2015) quy định: “Việcchuyển đổi giới tính (CĐGT) được
thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã
CĐGT có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi
hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ
tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới
tính đã được chuyển đổi theo quy định của
Bộ luật này và luật khác có liên quan”. Như
vậy, Điều 37 BLDS 2015 đã khẳng định rõ
ràng và dứt khoát nguyên tắc: việc CĐGT
phải được quy định bằng luật chứ không
phải bằng một văn bản dưới luật.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Tiếp
tục đổi mới và nâng cao chất lượng công
tác xây dựng pháp luật, trước hết là quy
trình xây dựng luật, pháp lệnh; luật, pháp
lệnh cần quy định cụ thể, tăng tính khả thi
để đưa nhanh vào cuộc sống”1. Do đó, vấn
đề ở đây không đơn thuần chỉ là việc xây
dựng Luật về CĐGT mà quan trọng hơn là
phải nghiên cứu những nội dung chủ yếu
trong đạo luật này nhằm đáp ứng yêu cầu
điều chỉnh trực tiếp và hiệu quả các quan
hệ xã hội.
28
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2011, tr. 248.
CAÁC NÖÅI DUNG CUÅ THÏÍ KHI XÊY DÛÅNG
LUÊÅT VÏÌ CHUYÏÍN ÀÖÍI GIÚÁI TÑNH
Cao Vũ Minh*
* TS, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Thông tin bài viết:
Từ khoá: người chuyển giới,
phẫu thuật chuyển đổi giới
tính, chuyển giới.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 10/08/2016
Biên tập: 24/10/2016
Duyệt bài: 12/11/2016
Article Infomation:
Keywords: transgender, sex
reassignment surgery, sex
change.
Article History:
Received: 10 Aug. 2016
Edited: 24 Oct. 2016
Approved: 12 Nov. 2016
Tóm tắt:
Bài viết nêu các phương diện lý luận và thực tiễn về vấn đề chuyển đổi giới
tính, đặc biệt là trong hoạt động xây dựng luật về chuyển đổi giới tính.
Abstract:
This article aims at clarifying theoretical and practical aspects of transgender,
particularly in activity of law on sex change.
1. Đối tượng áp dụng của Luật về Chuyển
đổi giới tính
Điều 36 BLDS 2015 quy định về
“Quyền xác định lại giới tính”, Điều 37
BLDS 2015 quy định về “CĐGT”. Hai nội
dung này được tách bạch thành 02 điều luật
riêng đã thể hiện sự nhận thức rõ ràng về
nhóm chủ thể của quyền xác định lại giới
tính và chủ thể của quyền CĐGT. Trên cơ sở
đó, cần có sự phân biệt giữa hai thuật ngữ:
“xác định lại giới tính” và “CĐGT”.
“Xác định lại giới tính” nhằm trả lại
giới tính thực cho những người bị khuyết tật
bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa
được định hình chính xác, còn “CĐGT” được
thực hiện theo ý muốn của một người khi
người này luôn ám ảnh về việc mình có giới
tính trái với “giới tính sinh học” khi được sinh
ra nên đã nhờ sự can thiệp của y học để “tìm
lại giới tính thật” của mình. Như vậy, đối
tượng được xác định lại giới tính là những
người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính, còn
những người đã hoàn thiện về giới tính thì
không có quyền này. Trong khi đó, CĐGT
được áp dụng đối với người có bản dạng giới
khác với giới tính sinh học bẩm sinh.
Tiêu chuẩn y tế để xác định lại giới
tính là phải có khuyết tật bẩm sinh về giới
tính. Có thể phân ra thành ba dạng: Nam
lưỡng giới giả nữ còn gọi là “giới mơ hồ với
nhiễm sắc đồ kiểu nam” (male pseudoher-
maphroditism); Nữ lưỡng giới giả nam còn
gọi là “giới mơ hồ với nhiễm sắc đồ kiểu
nữ” (female pseudohermaphroditism); và
Lưỡng giới thật (true hermaphroditism)2.
Trong khi đó, tiêu chuẩn để CĐGT là
một người luôn có trạng thái tâm lý giới tính
của mình không phù hợp với giới tính của cơ
thể3. Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ
(1980), đó là người có các đặc điểm: (i)
không có các bất thường về nhiễm sắc thể
hay thuộc dạng lưỡng giới tính giả; (ii)
không phải do rối loạn tâm thần, như bệnh
tâm thần phân liệt; (iii) cảm giác không thoải
mái, không thích cơ quan sinh dục của chính
bản thân. Họ muốn được cắt bỏ cơ quan sinh
dục và muốn sống như người thuộc phái
khác4. Cảm giác khó chịu này kéo dài ít nhất
là hai năm và không phụ thuộc vào việc
người đó có làm phẫu thuật CĐGT hay chưa.
Thông thường, những người này sẽ thay đổi
hay muốn thay đổi cơ thể của mình bằng
cách dùng liệu pháp tiêm hormone, đi phẫu
thuật hay dùng các phương pháp khác để có
thể có một cơ thể giống nhất với giới tính mà
họ muốn. Quá trình chuyển đổi thông qua
các can thiệp về y học như vậy thường được
gọi là quá trình CĐGT5.
Trong thực tế, cần có sự phân biệt cụ
thể giữa hai thuật ngữ là “người chuyển
giới” và “người CĐGT”. “Người chuyển
giới” (transgender) chỉ nói về cảm nhận
giới, không phụ thuộc việc người đó đã
chuyển giới hay chưa. Trong trường hợp
pháp luật cho phép phẫu thuật CĐGT (đúng
với mong muốn) thì họ phải thực hiện việc
phẫu thuật mới được làm lại giấy tờ tùy thân
(hộ chiếu, căn cước, các giấy tờ hộ tịch)...
Lúc này, họ được gọi với một khái niệm đầy
đủ hơn là “người CĐGT” (transsexual)6.
Như vậy, “người chuyển giới” và “người
29
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 06(334) T3/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
2 Điều 5 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/8/2008 về Xác định lại giới tính.
3 Gay and Lesbian Alliance Against Defamation, GLAAD Media Reference Guide - Transgender glossary of terms,
GLAAD, USA, May 2010.
4 Nguyễn Thành Như, Chuyển giới tính tại Hà Lan, Tạp chí Y học. Xem 65-
16.html, truy cập ngày 9/8/2016.
5 Phạm Quỳnh Phương, Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam, Tổng luận các nghiên cứu, Nxb. Khoa
học xã hội, H., 2013, tr. 28.
6 Lori Chambers, Unprincipled exclusions: Feminist Theory, transgender jurisprudence, and Kimberly Nixon, Canadian
Journal of Woman and the Law, Volume 19, Number 2, 2007, p. 305 - 334.
CĐGT” khác nhau ở tiêu chí là có trải qua
phẫu thuật cơ quan sinh dục (từ nam sang
nữ hay ngược lại) hay không. Điều 37
BLDS 2015 quy định về “CĐGT” và trong
tương lai là phải có Luật về CĐGT nên nhất
thiết muốn được xem là “người CĐGT” thì
cá nhân đó bắt buộc phải trải qua phẫu thuật
cơ quan sinh dục (từ nam sang nữ hay ngược
lại). Trên cơ sở phẫu thuật cơ quan sinh dục
để hình thành giới tính mới thì cơ quan nhà
nước mới cấp các giấy tờ pháp lý thừa nhận
giới tính sau khi chuyển đổi của người đó.
Tương tự như quyền xác định lại giới
tính, CĐGT là một quyền nhân thân có điều
kiện. Điều này thể hiện ở chỗ, một người chỉ
được quyền CĐGT khi tâm lý của họ luôn
bị ám ảnh về việc mình có giới tính trái với
“giới tính sinh học”. Đây là điều kiện cần,
còn điều kiện đủ là người muốn CĐGT phải
có sự “can thiệp y tế” của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có thẩm quyền. Nghị định số
88/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư
số 29/2010/TT-BYT của Bộ Y tế về xác định
lại giới tính đều quy định những người bị
khiếm khuyết về giới tính muốn được xác
định lại giới tính thì phải thực hiện việc xác
định lại giới tính bằng phương pháp y học.
Căn cứ vào Giấy chứng nhận sau khi can
thiệp y tế xác định lại giới tính thì cơ quan
nhà nước có thẩm quyền sẽ điều chỉnh hộ
tịch cho người đó7. Do đó, nếu không có sự
can thiệp của y tế thì không thể điều chỉnh
hộ tịch. Như vậy, theo chúng tôi, Luật về
CĐGT chỉ nên thừa nhận một người CĐGT
sau khi người này đã tiến hành phẫu thuật
cơ quan sinh dục từ nam sang nữ hay từ nữ
sang nam. Quy định như vậy là hợp lý và sẽ
phòng tránh được những bất cập phát sinh
do mâu thuẫn giữa giấy tờ pháp lý sau khi
được chuyển đối giới tính với cơ quan sinh
dục của một cá nhân8.
Hiện nay, có ý kiến cho rằng, có hai
căn nguyên chính dẫn tới việc một cá nhân
CĐGT. Một là, cá nhân này có giới tính sinh
học rõ ràng là nam hoặc nữ nhưng tâm lý lại
thuộc giới tính khác. Hai là, cá nhân có giới
tính sinh học rõ ràng là nam hay nữ và tâm
lý cũng phù hợp với giới tính của mình
nhưng do nhu cầu của cuộc sống hay trào
lưu, nên đã tiến hành phẫu thuật cơ quan
sinh dục. Do đó, các tác giả này đề xuất chỉ
nên chấp nhận CĐGT cho trường hợp thứ
nhất nêu trên và không nên chấp nhận cho
trường hợp thứ hai9.
Ý kiến trên không phải không có cơ
sở, tuy nhiên, vấn đề ở đây là làm thế nào
để chứng minh được một người có nhu cầu
CĐGT là thuộc trường hợp thứ nhất hay
trường hợp thứ hai. Như đã trình bày, người
muốn CĐGT dù thuộc trường hợp thứ nhất
hay trường hợp thứ hai thì đều có giới tính
sinh học rõ ràng, điểm khác nhau chỉ là tâm
lý của họ mà thôi. Trong khi đó, việc chứng
minh về tâm lý của một người là rất khó
khăn. Theo chúng tôi, việc phân biệt người
muốn CĐGT thuộc trường hợp thứ nhất hay
trường hợp thứ hai là không thực sự cần
thiết. Trên thực tế, nếu không phải là người
30
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
7 Điều 11 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP của Chính phủ về căn cứ để đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính
quy định: “Giấy chứng nhận y tế quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này là căn cứ để đăng ký hộ tịch cho người
đã được xác định lại giới tính”.
8 Đơn cử, A là nữ nhưng luôn cảm nhận giới tính mình là nam nên đã đề nghị cơ quan nhà nước cho phép CĐGT. Giả
sử, cơ quan nhà nước đã cấp các giấy tờ thừa nhận việc CĐGT cho A từ nữ thành nam, nhưng A không tiến hành
phẫu thuật cơ quan sinh dục. Do đó, ngoại hình (thậm chí là cơ quan sinh dục) đều là nữ. Theo Điều 127 Luật Xử lý
vi phạm hành chính năm 2012 thì khi khám người theo thủ tục hành chính thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải
có người cùng giới chứng kiến. Việc xác định người bị khám là nam hay nữ phải dựa trên giấy tờ pháp lý. Cụ thể,
trong trường hợp này, người khám A sẽ là nam và phải có người cùng giới là nam chứng kiến. Tuy nhiên, do ngoại
hình và cơ quan sinh dục của A vẫn là nữ nên sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho người thực thi công vụ.
9 Đỗ Văn Đại - Ngô Thị Anh Vân, Điều kiện và hệ quả của CĐGT trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp số 11, năm 2016.
có nhu cầu “tìm lại chính mình” thì sẽ rất
khó khăn để vượt qua giai đoạn kiểm tra đời
sống thực (real life test) nhằm xem xét có
thực sự phù hợp để tiến hành phẫu thuật
CĐGT. Những hệ quả lâu dài (giảm tuổi thọ,
giảm sức khỏe, khả năng không có con cái,
tiêm hormone suốt đời) có thể làm nhiều
người chuyển giới e ngại, bỏ cuộc chứ chưa
nói đến những người dị tính10. Chính vì vậy,
sự lo ngại trên là không hợp lý. Trên thực tế,
không ai lại bỏ ra hàng trăm triệu VNĐ và
chịu đau đớn do phẫu thuật chỉ vì muốn
CĐGT theo phong trào. Tuy nhiên, để đảm
bảo “phong trào chuyển giới” không diễn ra
rầm rộ như quan ngại của nhiều người,
chúng ta có thể tiếp thu kinh nghiệm của
nhiều nước trên thế giới về việc xây dựng
một quy trình tư vấn tâm lý, pháp lý giúp
người chuyển giới hiểu bản thân và chuẩn
bị cho cuộc sống với giới tính mới của họ.
Theo đó, người chuyển giới cần được tư vấn
về tâm lý để họ thực sự xác định đúng nhu
cầu chuyển giới của mình, có thời gian sống
thử với giới tính mong muốn trước khi được
kê đơn sử dụng hormone. Sau đó, dịch vụ
phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu mới được
cung cấp và thực hiện nếu các điều kiện trên
đã được thỏa mãn11.
Ngoài ra, Luật về CĐGT cũng nên
“mạnh dạn” điều chỉnh những đối tượng đã
phẫu thuật CĐGT trước ngày Luật này có
hiệu lực. Theo quy định của BLDS 2015,
việc CĐGT phải thực hiện theo quy định của
luật. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cần phân
biệt hai trường hợp, nếu như “tự ý” CĐGT
sau ngày Luật về CĐGT có hiệu lực thì mới
không được pháp luật công nhận. Còn
trường hợp tự ý CĐGT trước ngày Luật về
CĐGT có hiệu lực thì pháp luật nên có sự
công nhận vì đó là sự đã rồi và hiện có rất
nhiều trường hợp người CĐGT đã bị “tước”
tất cả các quyền nhân thân và tài sản. Đơn
cử là trường hợp của Cindy Thái Tài12, khi
đi Thái Lan phẫu thuật CĐGT thì cơ quan
quản lý nhà nước không ngăn cấm, khi về
nước thì cơ quan quản lý cũng cho nhập
cảnh vào Việt Nam. Thế nhưng, tất cả quyền
nhân thân và tài sản của Cindy Thái Tài đều
bị “khước từ” do không chứng minh được
nhân thân như trong chứng minh thư nhân
dân. Theo chúng tôi, trong Luật về CĐGT
cần bổ sung những quy phạm pháp luật để
điều chỉnh vấn đề này.
2. Điều kiện về tuổi của người chuyển đổi
giới tính
Độ tuổi của người có nguyện vọng
CĐGT cũng là một vấn đề rất quan trọng
cần xác định cụ thể. Điều 37 BLDS 2015
không quy định cụ thể về độ tuổi của người
có nguyện vọng CĐGT. Do đó, vấn đề này
cần được làm rõ trong Luật về CĐGT.
Theo quy định pháp luật, việc xác
định lại giới tính có thể được tiến hành đối
với người chưa thành niên13. Theo đó, người
chưa thành niên vẫn được quyền xác định
lại giới tính thông qua yêu cầu của cha, mẹ
hoặc người giám hộ. Cơ sở để cha, mẹ hoặc
người giám hộ yêu cầu xác định lại giới tính
cho người người chưa thành niên là người
31
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 06(334) T3/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
10 Tại Hà Lan, quá trình phẫu thuật CĐGT là một chuỗi điều trị tâm lý - nội tiết - phẫu thuật, trong đó phẫu thuật chỉ là
một mắt xích. Đầu tiên, người muốn CĐGT phải trải qua sáu tháng trắc nghiệm tâm lý, họ phải ăn mặc như nữ (nếu
là người chuyển giới từ nam sang nữ) và như nam (nếu là người chuyển giới từ nữ sang nam). Sau khi nghe bác sĩ
tâm lý giảng giải về mọi khó khăn có thể sẽ gặp (mất gia đình, mất bạn, mất việc và bị các tác dụng phụ của nội tiết
tố giới tính) thì khoảng 40% bệnh nhân bỏ cuộc.
11 Trương Hồng Quang, Vấn đề quyền xác định giới tính và quyền chuyển giới trong Dự thảo BLDS (sửa đổi). Xem:
https://hongtquang.wordpress.com/, truy cập ngày 9/8/2016.
12 Không chỉ Cindy Thái Tài mà rất nhiều người đã “trót” CĐGT đều bị khước từ các quyền nhân thân và tài sản. Mua
xe, mua nhà cũng phải nhờ người nhà đứng tên hộ, rồi những quyền bầu cử, ứng cử đều không được thực hiện trên
thực tế. Cindy Thái Tài đã nhiều lần liên hệ với Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp để xin đổi hộ tịch từ nam sang nữ nhưng
không nơi nào giải quyết (xem Tuổi trẻ online, Người đi tìm bóng (kỳ 2), thứ tư, ngày 04/05/2005).
13 Điều 7 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/8/2008 về Xác định lại giới tính.
đó có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc
giới tính chưa được định hình chính xác.
Đây là một quy định hoàn toàn hợp lý. Tuy
nhiên, “CĐGT” và “xác định lại giới tính”
là hai quyền hoàn toàn khác nhau nên độ
tuổi của người CĐGT phải có sự khác biệt
với người xác định lại giới tính.
Theo nhiều nhà nghiên cứu tâm lý thì
ở ngưỡng trước 18 tuổi, con người bước vào
thời kỳ phát triển bản lề, có sự thay đổi
nhanh, rõ rệt về thể chất, tâm sinh lý nhưng
sự phát triển này vẫn nằm trong giai đoạn
cuối của thời kỳ chưa trưởng thành, nhận
thức chưa đầy đủ, tâm lý chưa ổn định. Từ
16 - 18 tuổi, người chưa thành niên lại luôn
có nhu cầu khẳng định sự độc lập về suy
nghĩ và dần hình thành cá tính nên dễ bị kích
động, dụ dỗ, lôi kéo vào việc thực hiện các
hành vi thiếu suy nghĩ14. Chỉ khi đạt được
độ tuổi trưởng thành thì cá nhân đó mới
nhận thức một cách chín chắn về việc làm
của mình cũng như độc lập chịu trách nhiệm
trước quyết định của mình (trong đó có việc
CĐGT). Vì vậy, theo chúng tôi, cá nhân
muốn CĐGT phải là người đã thành niên -
tức là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ, bởi CĐGT là một
quyền nhân thân không thể chuyển giao nên
phải do chính bản thân người đó thực hiện
thông qua sự thống nhất giữa suy nghĩ và
hành vi chứ không thể do bất kỳ một người
nào khác thực hiện thay.
3. Các trường hợp không cho chuyển đổi
giới tính
Cần phải nhận thức rằng, người có bản
dạng giới khác với giới tính sinh học bẩm
sinh là người chưa bao giờ hạnh phúc với
cuộc sống hiện tại của họ. Do đó, nhu cầu
“tìm lại chính mình” luôn thôi thúc trong họ.
Sự khiếm khuyết này dẫn đến tâm lý mặc
cảm, khó hòa đồng vào các quan hệ xã hội,
nhất là khi người này trưởng thành. Trên
phương diện công ước và pháp quyền, con
người tuy không đồng đều nhau về thân thể
và trí tuệ vẫn được hoàn toàn bình đẳng như
nhau15. CĐGT nhằm mang lại hạnh phúc cho
cá nhân, vì vậy, Luật về CĐGT cần tạo điều
kiện thuận lợi cho cá nhân thực hiện quyền
này. Tuy nhiên, việc CĐGT sẽ không được
chấp nhận trong những trường hợp như: (i)
người mất năng lực hành vi dân sự; (ii)
người lợi dụng việc CĐGT để trốn tránh các
nghĩa vụ pháp lý hoặc trốn tránh lệnh truy
nã, để gian lận trong thương mại, thể thao
Như đã trình bày, CĐGT là một quyền
nhân thân không thể chuyển giao. Do đó,
việc CĐGT phải được tiến hành trên nguyên
tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa
học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
về việc đã CĐGT. Dưới góc độ pháp lý, “tự
nguyện” chính là sự thống nhất giữa suy
nghĩ bên trong và hành vi biểu hiện ra bên
ngoài của chủ thể đó. Một câu hỏi đặt ra là
liệu “người mất năng lực hành vi dân sự” có
thể hiện được sự “tự nguyện” của chính bản
thân mình trong việc CĐGT hay không?
Nguyên tắc của hôn nhân hiện đại được quy
định trong Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2014 là “hôn nhân tự nguyện, tiến
bộ”16. Do sự tồn tại của nguyên tắc này nên
Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2014 cấm người bị mất năng lực hành vi dân
sự kết hôn. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi
người bị mất năng lực hành vi dân sự không
thể hiện được yếu tố tự nguyện trong việc
kết hôn17. Với tư duy đó thì “người mất năng
lực hành vi dân sự” sẽ không thể hiện được
yếu tố “tự nguyện” trong việc CĐGT. Vì
32
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
14 Quỳnh Nga, Hoàn thiện hệ thống tư pháp người chưa thành niên: Thân thiện, công bằng, vừa vì pháp luật, vừa vì con
người, Website Người bảo vệ quyền lợi (Trung ương Hội Luật gia Việt Nam), ngày 16/02/2015.
15 Jean Jacques Rousseau, Bàn về khế ước xã hội, Thanh Đạm dịch, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1992, tr. 51.
16 Khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
17 Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Tiến (chủ biên), Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình, Nxb.
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, 2012tr. 162.
vậy, không cho người mất năng lực hành vi
dân sự CĐGT là một quy định hợp lý.
Bên cạnh đó, theo chúng tôi, Luật về
CĐGT cũng không thể cho phép CĐGT
trong trường hợp cá nhân lợi dụng việc
CĐGT để trốn tránh các nghĩa vụ pháp lý
hoặc trốn tránh lệnh truy nã, để gian lận
trong thương mại, thể thao. Theo Luật Nghĩa
vụ quân sự năm 2015 thì: “Công dân đủ 18
tuổi được gọi nhập ngũ. Độ tuổi gọi nhập
ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Công dân
được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã
được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi
nhập ngũ đến hết 27 tuổi”. Tuy nhiên, trong
thời bình thì nghĩa vụ phục vụ tại ngũ chỉ áp
dụng đối với công dân nam chứ không áp
dụng đối với công dân nữ. Quy định này sẽ
dẫn đến tình trạng công dân nam vì muốn
trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự mà
CĐGT thành nữ. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa
vụ vẻ vang của công dân. Do đó, không thể
cho phép tình trạng dùng việc “CĐGT” để
trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Tương tự, luật
cũng không thể thừa nhận tình trạng
“CĐGT” để trốn lệnh truy nã, để gian lận
trong thương mại, thể thao Quy định cấm
này nhằm ngăn chặn những hành vi CĐGT
phục vụ cho các quan niệm tâm sinh lý lệch
lạc, băng hoại đạo đức. Tóm lại, CĐGT là
nhằm tạo điều kiện cho sự thống nhất giữa
bản dạng giới và giới tính sinh học của một
cá nhân chứ không thể được áp dụng đối với
bất cứ một mục đích nào khác.
4. Điều kiện về chuyển đổi giới tính
CĐGT sẽ kéo theo hàng loạt các hệ
quả pháp lý cần giải quyết. Đó là vấn đề tuổi
tác, việc làm, gia đình, quan hệ tài sản, quan
hệ nhân thân. Có ý kiến cho rằng, việc thay
đổi họ tên, vấn đề tuổi về hưu, quan hệ nhân
thân vợ - chồng sau khi CĐGT sẽ gặp rất
nhiều khó khăn. Theo chúng tôi, việc thay
đổi họ tên, vấn đề tuổi về hưu không đáng
lo ngại vì pháp luật đã quy định rất cụ thể.
Về nguyên tắc, sau khi đã CĐGT để sống
với giới tính thật và đơn nhất (hoặc nam,
hoặc nữ) của mình, người đã CĐGT sẽ được
CĐGT trong giấy khai sinh. Từ đó, họ sẽ
được hưởng quyền và gánh chịu những
nghĩa vụ như những người cùng giới khác
(ví dụ: nam giới đủ 60 tuổi, nữ giới 55 tuổi
là độ tuổi về hưu). Về vấn đề thay đổi họ tên
thì đây là quyền nên họ có thể sử dụng hay
không sử dụng. Điều này không ảnh hưởng
đến các quyền và lợi ích khác. Vấn đề đáng
quan tâm là có những người sau khi đã kết
hôn mà vẫn có nhu cầu CĐGT thì hệ quả sẽ
như thế nào? Họ có thể ly hôn và kết hôn lại
theo đúng giới tính của mình hay không?
Nếu cho phép ly hôn thì vấn đề con cái của
họ sẽ được giải quyết như thế nào?
Có ý kiến cho rằng, “đối với những
người đã kết hôn có nhu cầu CĐGT thì
không cần có sự đồng ý của người chồng/vợ
vẫn có thể CĐGT”. Các tác giả này lý giải:
“Việt Nam coi việc CĐGT là quyền nhân
thân nên có lẽ chúng ta không thể ràng buộc
việc CĐGT bằng sự đồng ý của người còn
lại và cũng không để hôn nhân cũ ảnh hướng
tới điều kiện để được chuyển giới”18. Trái
ngược với ý kiến này, chúng tôi cho rằng:
“đối với những người đã kết hôn có nhu cầu
CĐGT thì nhất thiết phải có sự đồng ý của
người chồng/vợ thì mới có thể CĐGT”. Sở
dĩ như vậy vì: trước hết, quy định này tiệm
cận và phù hợp với pháp luật nhiều quốc gia
trên thế giới về điều kiện CĐGT. Không
phải ngẫu nhiên mà nhiều hệ thống pháp luật
trên thế giới như Hà Lan, Thụy Điển, Thổ
Nhĩ Kỳ, Bỉ, Anh yêu cầu người muốn
chuyển giới phải là người độc thân để hạn
chế những tranh chấp phát sinh19. Hiện nay,
có rất nhiều nước trên thế giới quy định cần
33
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 06(334) T3/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
18 Đỗ Văn Đại - Ngô Thị Anh Vân, Điều kiện và hệ quả của CĐGT trong pháp luật Việt Nam, tlđd.
19 T. Donovan, Being transgender and older: a first person account, Journal of Gay and Lesbian Social Services, Vol 13
Issue 4, 2001, p. 19 - 22.
có sự đồng ý của người chồng hoặc vợ để
người kia (vợ hoặc chồng) có thể tiến hành
CĐGT20. Hai là, hôn nhân là sự tự nguyện
xác lập quyền và nghĩa vụ vợ chồng của
những người yêu thương nhau, mong muốn
quan hệ trên được hợp thức hóa và được xã
hội công nhận. Đó cũng là ý nghĩa đầu tiên
và quan trọng nhất của việc kết hôn. Ngược
lại, ly hôn là sự kiện bất bình thường, trái
với mục đích của hôn nhân, đồng thời ly hôn
cũng là một phương thức giúp vợ chồng
chấm dứt hôn nhân khi hôn nhân không còn
ý nghĩa và không đạt được mục đích21.
Chính vì vậy, ly hôn chịu sự kiểm soát của
nhà nước thông qua việc tòa án - bằng bản
án - xử cho ly hôn hoặc quyết định thuận
tình ly hôn. Theo đó, tòa án chỉ quyết định
cho ly hôn theo yêu cầu của một bên khi vợ,
chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi
phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ,
chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo
dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Tòa án công nhận thuận tình ly hôn khi vợ
chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai
bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa
thuận về việc chia tài sản, việc trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái.
Hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2014 không thừa nhận việc chấm dứt hôn
nhân khi một người CĐGT. Theo chúng tôi,
việc thực hiện quyền của người này không
thể ảnh hưởng đến quyền của người khác.
Trong trường hợp chồng hoặc vợ tiến hành
CĐGT thì về thực tế, hôn nhân sẽ chấm dứt.
Tuy nhiên, để các bên cảm thông, chia sẻ
cho nhau thì rất cần sự đồng cảm của nhau.
Chính vì vậy, hai bên phải có sự thỏa thuận.
Do đó, việc CĐGT của người chồng/vợ -
đồng nghĩa với việc chấm dứt hôn nhân -
cần phải có sự đồng ý của người vợ/chồng.
Ba là, trong hôn nhân, tồn tại rất nhiều các
quyền và nghĩa vụ pháp lý liên đới với nhau
như vấn đề thừa kế, nghĩa vụ tài sản, trách
nhiệm pháp lý với chủ thể thứ ba Việc
CĐGT của người chồng/vợ đồng nghĩa với
việc hôn nhân sẽ chấm dứt kéo theo hàng
loạt các vấn đề pháp lý khác cần giải quyết.
Vì vậy, đôi bên vợ/chồng cần tìm ra “tiếng
nói chung” để giải quyết các vấn đề này. Bản
chất của quy định “có sự đồng ý của người
vợ/chồng” là tạo cơ hội để hai bên vợ chồng
nói lên các tâm tư, nguyện vọng, lý do của
việc chấm dứt hôn nhân (do CĐGT để “tìm
lại chính mình”). Quy định này có tầm quan
trọng đặc biệt, giúp các bên hiểu nhau hơn
để từ đó đạt được sự đồng thuận khi cùng
nhìn nhận về vấn đề CĐGT/ ly hôn trong bối
cảnh bình đẳng và cởi mở hơn.
Theo chúng tôi, trong trường hợp này
có thể tham khảo cách làm của nước Anh.
Năm 2004, Nghị viện Anh thông qua Đạo
luật Thừa nhận giới tính (The Gender
Recognition Act). Theo quy định của đạo
luật thì trước khi người chồng hoặc vợ tiến
hành CĐGT, họ phải làm thủ tục ly hôn vì
đạo luật trên không công nhận sự chuyển
giới khi người đó vẫn còn là vợ chồng. Khi
chúng ta xây dựng Luật về CĐGT, có lẽ
cũng nên quy định, trước khi CĐGT, hai bên
vợ chồng phải thỏa thuận với nhau tất cả các
vấn đề phân chia tài sản, việc trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Trên
cơ sở đó, Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly
hôn. Sau khi ly hôn thì người đã CĐGT có
thể kết hôn lại theo đúng giới tính của mình
và vấn đề con cái sau ly hôn vẫn giải quyết
theo đúng quy định pháp luật.
34
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
20 J.M. Dickemann, Words, words, words: talking transgender, GLQ Journal of Lesbian and Gay studies, Vol 6 Issue 3,
2000, p. 455 - 466.
21 Nguyễn Văn Tiến - Lê Vĩnh Châu - Trần Thị Hương, Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam - 120 câu hỏi và tình
huống, Nxb. Lao Động, H., 2008, tr. 66
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được
phép can thiệp y tế để chuyển đổi giới tính
Ở nước ta, Bộ Y tế là cơ quan nhà
nước quản lý về vấn đề khám bệnh, chữa
bệnh22. Do đó, về nguyên tắc, việc can thiệp
y tế để CĐGT của các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh phải được Bộ Y tế thẩm định và
cho phép bằng văn bản. Theo đó, các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp
y tế để CĐGT phải có đủ điều kiện về cơ sở
vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực theo
quy định của Bộ Y tế.
Trước đây, Thông tư số 29/2010/TT-
BYT ngày 24/5/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn
thi hành một số điều của Nghị định số
88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính
quy định việc xác định lại giới tính phải
thành lập đoàn thẩm định với sự tham dự
của đại diện Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện
Nhi Trung ương hoặc Bệnh viện Phụ sản
Trung ương (đối với các tỉnh phía Bắc);
Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Nhi đồng 1
hoặc Bệnh viện Từ Dũ (đối với các tỉnh phía
Nam). Các cán bộ này phải có trình độ
chuyên môn liên quan đến xác định lại giới
tính. Như vậy, “ngụ ý” này có thể chỉ ra
rằng, các bệnh viện như: Việt Đức, Nhi
Trung ương, Phụ sản Trung ương, Bình Dân,
Nhi đồng 1, Từ Dũ có đầy đủ khả năng can
thiệp y tế để xác định lại giới tính. Sau đó,
Bộ Y tế đã công nhận bốn cơ sở y tế được
phép can thiệp y tế để xác định giới tính, đó
là: Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP. Hồ Chí
Minh), Bệnh viện Nhi Trung ương (TP. Hà
Nội), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (TP. Hà
Nội), Bệnh viện Phụ sản Trung ương (TP.
Hà Nội)23.
Thông thường, những cơ sở y tế có
chức năng can thiệp xác định lại giới tính
cũng đồng thời có chức năng phẫu thuật
CĐGT. Tuy nhiên, như đã trình bày, đối
tượng được CĐGT là người đã thành niên
nên trong tương lai, Luật về CĐGT chỉ nên
công nhận Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức,
Bệnh viện Phụ sản Trung ương được phép
can thiệp y tế để CĐGT mà không bao gồm
Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Nhi Trung
ương. Tất nhiên, danh sách các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để
CĐGT sẽ là một danh sách “mở” nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các cơ sở y tế khác
hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, trang
thiết bị y tế và nhân lực để tiếp tục được công
nhận có thể can thiệp y tế về CĐGT.
6. Các liên quan đến giấy tờ pháp lý
Điều 37 BLDS 2015 quy định: “Cá
nhân đã CĐGT có quyền, nghĩa vụ đăng ký
thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật
về hộ tịch”.
Theo Đạo luật Thừa nhận giới tính của
Anh, khi công dân đã CĐGT có thể nộp đơn
lên Ủy ban Thừa nhận giới tính xin giấy
chứng nhận giới tính mới và được cấp giấy
khai sinh mới, được kết hôn và được hưởng
những quyền lợi như các công dân bình
thường khác. Trước đó, các nước như Đức,
Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Phần
Lan, Thụy Điển... đã công nhận việc cấp
giấy chứng nhận giới tính mới cho người
CĐGT. Năm 2003, Nhật Bản đã thông qua
một đạo luật cho phép những người “bị rối
loạn về nhận dạng giới tính” được CĐGT và
thay đổi các loại giấy tờ cho phù hợp với
giới tính. Tại Mỹ, hầu hết các tiểu bang đều
cho phép những người phẫu thuật CĐGT
được đổi tên và giới tính trong giấy khai
sinh. Theo BLDS 2015, người CĐGT ở Việt
Nam có quyền yêu cầu cấp lại các loại giấy
35
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 06(334) T3/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
22 Điều 1 Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Y tế.
23 Xem: Công bố 4 cơ sở y tế được xác định lại giới tính: Sắp có điều kiện xác định lại giới tính, Thanhnienonline, ngày
20/06/2013.
tờ pháp lý phù hợp với giới tính của mình
sau khi đã CĐGT.
Theo quy định của Luật Hộ tịch năm
2014, khi đăng ký khai sinh cho một cá nhân
thì cá nhân đó sẽ được cấp Số Định danh cá
nhân. Theo Điều 12 Luật Căn cước công dân
năm 2014 thì Số Định danh cá nhân được
xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác
thông tin của công dân. Số Định danh cá
nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên
toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt
Nam, không lặp lại ở người khác. Như vậy,
Số Định danh cá nhân là một dãy số được
cấp một lần và duy nhất cho mỗi công dân
Việt Nam ngay từ khi sinh ra. Khi công dân
chết đi thì mã số này cũng không thể được
cấp lại cho một người khác. Do đó, sẽ không
thể xảy ra trường hợp một người có nhiều
mã số định danh hay nhiều người có cùng
một mã số định danh.
Trong trường hợp một công dân
CĐGT thì bắt buộc phải có sự thay đổi mã
số định danh bởi trong 12 số thuộc mã số
định danh có những số liên quan đến mã
giới tính. Do đó, khi ban hành Luật về
CĐGT, Quốc hội cũng cần phải đồng thời
tiến hành sửa đổi Luật Căn cước công dân
năm 2014, Luật Hộ tịch năm 2014 nhằm tạo
ra sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật.
Tương tự, các văn bản pháp luật khác điều
chỉnh về chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu
hoặc các loại giấy tờ pháp lý khác có đề cập
đến giới tính của một cá nhân cũng phải có
những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Có như
vậy thì quyền CĐGT của cá nhân mới được
đảm bảo về phương diện pháp lý cũng như
về thực tiễn
36
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
Định hướng bên trong
Thứ nhất, muốn quá trình hài hòa hóa
pháp luật khu vực ASEAN diễn ra với nhiều
thuận lợi và đạt hiệu quả cao, thời gian tới,
chúng ta phải đảm bảo các yếu tố đồng bộ,
thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch
theo đúng tinh thần của Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam đến năm 2010, định hướng đến năm
2020. Đặc biệt, cần chủ động hoàn thiện
pháp luật quốc gia theo tinh thần của pháp
luật chung trong cộng đồng, trong đó chú
trọng sửa đổi quy định vị trí của Luật Ký
kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế
trong vị trí nguồn của hệ thống pháp luật
Việt Nam.
Thứ hai, nâng cao năng lực cán bộ,
chuyên gia pháp lý am hiểu pháp luật quốc
tế. Các cán bộ, chuyên gia pháp lý cần được
tạo điều kiện để giao lưu, học hỏi kinh
nghiệm trong khu vực một cách hiệu quả.
Thứ ba, phải cố gắng khẳng định được
vị trí của Việt Nam về mặt kinh tế, chính trị,
xã hội trên trường quốc tế và trong khu vực
ASEAN để có được tiếng nói về pháp luật
của Việt Nam trong tiến trình đàm phán xây
dựng một luật chung thống nhất trong cộng
đồng ASEAN.
Thứ tư, phải chú trọng đến việc tuyên
truyền nâng cao ý thức của người dân, của
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong
việc tôn trọng và thực hiện luật chung thống
nhất khi quá trình hài hòa hóa pháp luật
thành công, bởi hài hòa hóa pháp luật trên
thực tế mới là thước đo đánh giá sự thành
công của quá trình hài hòa hóa pháp luật
trong khu vực
NHÛÄNG VÊËN ÀÏÌ ÀÙÅT RA ...
(TiÕp theo trang 13)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_noi_dung_cu_the_khi_xay_dung_luat_ve_chuyen_doi_gioi_tin.pdf