Các phương pháp bảo quản thực phẩm

Làm lạnh thực phẩm: Nếu ở trong vùng nhiệt đới, gặp lúc thời tiết nóng nực, thức ăn thừa để đến ngày hôm sau rất dễ bị hỏng cho dù các bạn đã hâm kỹ. Các bạn nên làm như sau: Đem thực phẩm đựng trong nồi hay bao bì không thấm nước, bỏ xuống một dòng suối có nước nông và chảy yếu, lấy đá lớn lèn chung quanh và dằn đè lên để không bị trôi mất. Nước suối làm cho thức ăn được mát lạnh và không bị hư hỏng. Cách này cũng làm cho kiến không vào thức ăn được.

doc44 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các phương pháp bảo quản thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các nguyên nhân gây hư hỏng nông sản, thực phẩm: Ngoài nguyên nhân tự thay đổi chất lượng do hoạt động trao đổi chất của nông sản có sức sống, cả nông sản lẫn thực phẩm đều có chung một số nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng. Hư hỏng ở đây bao gồm cả hư hỏng về chất lượng dinh dưỡng lẫn các chất lượng khác dẫn đến không thể bán được nông sản, thực phẩm thậm chí gây hại đến sức khoẻ người tiêu dùng. Sau đây là một số nguyên nhân chính gây hư hỏng nông sản, thực phẩm: 1.1.Các dịch hại: Các dịch hại (côn trùng, vi sinh vật) có thể xâm nhiễm vào nông sản từ ngoài đồng. Trừ một số thực phẩm được tiệt trùng, trong phần lớn thực phẩm vẫn còn tồn tại các vi sinh vật. Có nhiều loại vi sinh vật gây hư hỏng nông sản, thực phẩm nhưng chúng tồn tại ở 3 nhóm cơ bản là: Vi khuẩn, nấm men và nấm mốc. Gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, chúng sẽ nhân nhanh về số lượng và gây hại nông sản. Các vi sinh vật này sử dụng chất dinh dưỡng trong nông sản, thực phẩm làm nguồn dinh dưỡng cho cơ thể của chúng. Ngoài ra, chúng còn gây cho nông sản, thực phẩm những màu sắc xấu, mùi vị khó chịu và có thể tích lũy độc tố. Tuy nhiên, các độc tố ở nông sản chủ yếu do nấm mốc, ở thực phẩm chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Chúng được ngăn cản bởi độ axit cao và hàm lượng nước thấp của nông sản, thực phẩm. Các phương pháp chế biến, đặc biệt là gia nhiệt thực chất là nhằm tiêu diệt phần lớn các vi sinh vật xâm nhiễm (vi sinh vật không mong muốn) và bao gói (đóng hộp chẳng hạn) tốt để ngăn cản sự nhân số lượng các vi sinh vật còn tồn tại và sự xâm nhiễm trở lại các vi sinh vật kể trên. 1.2. Các enzyme: Enzyme là tên gọi các chất xúc tác sinh học. Chúng xúc tác cho các phản ứng hóa sinh xảy ra trong hoạt động trao đổi chất của nông sản làm cho nông sản giảm chất lượng nhanh chóng, gây sự thay đổi hương vị, màu sắc và kết cấu của nông sản, thực phẩm. Chúng bao gồm rất nhiều loại nhưng quan trọng nhất là các enzim xúc tác cho các quá trình: - Hô hấp - Trở mùi của chất béo - Thâm đen của quả, củ khi cắt gọt - Mất màu xanh ở rau. - Thuỷ phân Protein, tinh bột, - Phá huỷ vitamin, Ngoài ra, nếu nông sản, thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật thì còn có sự tham gia của các enzyme do vi sinh vật gây ra trong việc phá huỷ nông sản, thực phẩm. Các enzyme nói trên cũng bị phá hủy bởi nhiệt độ hoặc có thể hạn chế tác động của chúng bằng giảm thủy phần hoặc làm giảm độ axit của nông sản, thực phẩm. 1.3. Thủy phần của nông sản, thực phẩm Các vi sinh vật và enzyem kể trên chỉ có thể gây hư hỏng cho nông sản, thực phẩm khi trong nông sản, thực phẩm có một hàm lượng nước cao (thuỷ phần cao). Thường thì nông sản, thực phẩm khác nhau sẽ có thủy phần khác nhau trong đó hạt nông sản bảo quản dễ hơn rau quả tươi vì hạt chứa hàm lượng nước ít hơn ở rau quả (dưới 13% ở hạt và từ 60-95% ở rau quả). Khi nông sản, thực phẩm bị nhiễm ẩm trở lại vì một lý do nào đó, các vi sinh vật và enzyme cũng hoạt động trở lại và có thể gây hư hỏng nhanh chóng nông sản, thực phẩm. Vì vậy, trước khi làm khô hay làm đông lạnh sản phẩm cần tiêu diệt phần lớn các vi sinh vật trên nông sản, thực phẩm bằng gia nhiệt. Để giữ cho nông sản, thực phẩm không bị nhiễm ẩm trở lại, vai trò của bao bì là rất quan trọng. 1.4. Nhiệt độ không khí: Hoạt động của các vi sinh vật và enzyme thường được đẩy mạnh bởi sự tăng nhiệt độ không khí nơi bảo quản nông sản, thực phẩm. Ngoài ra, nhiệt độ không khí cao còn làm cho sự thoát hơi nước ở nông sản, thực phẩm được tăng cường. Ở rau quả, nó sẽ làm héo rau quả và giảm tính chống chịu của rau quả với những điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Ở nhiệt độ trên 60 0 C, hầu hết các enzyme và vi sinh vật bị tiêu diệt, Nhiệt độ càng cao, chúng càng được tiêu diệt nhanh. Do đó, gia nhiệt thực phẩm được coi là phương pháp bảo quản thực phẩm đơn giản nhất. Ngoài ra, giữ nông sản, thực phẩm đặc biệt là rau hoa quả tươi ở nhiệt độ thấp là rất quan trọng. 1.5. Các nguyên nhân khác Ngoài các nguyên nhân kể trên, các yếu tố khác như ánh sáng; không khí (O2, CO2, Etylen,), sự nhiễm bẩn nông sản, thực phẩm và các tổn thương cơ giới cũng là những nguyên nhân gây hư hỏng nông sản, thực phẩm. Ánh sáng mặt trời mang tia cực tím (UV) gây hư hỏng nhanh chóng các thực phẩm có chất béo, vitamin. Nó còn có thể làm mất các thuộc tính cản trở phá huỷ vật lệu của bao bì. Hầu hết thực phẩm nên được tồn trữ ở nơi râm mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. ánh sáng điện không gây tác động xấu lên thực phẩm vì chúng không chứa tia cực tím. Các thực phẩm có chất béo cao, có mùi vị đặc trưng (bánh bích quy, dầu ăn, cá khô,..) dễ bị oxy hoá (mất mùi) do tiếp xúc với oxy không khí. Chúng nên được bao gói kín. Sự nhiễm bẩn thực phẩm xảy ra khi thu hoạch, khi giết mổ và khi chế biến. Bởi vậy, cần có bước làm sạch dụng cụ, trang thiết bị chế biến. Sau chế biến, nếu có sự nhiễm bẩn thì rất nguy hiểm vì chúng sẽ không được làm sạch trước khi đến tay người tiêu dùng. Các chất gây nhiễm bẩn có thể là: - Lông, tóc (từ người vận hành thiết bị hay từ động vật) - Bụi đất, cát sỏi (từ dụng cụ, phương tiện vận chuyển và xưởng chế biến) - Kim loại, thuỷ tinh, giấy,(từ dụng cụ, bao bì,) - Dầu mỡ (từ máy móc, thiết bị vận chuyển và chế biến) - Xác côn trùng (từ không khí, thiết bị vận chuyển và chế biến) Thực phẩm đã bao gói nói chung là dễ bị vỡ, nứt, xước, móp méo,trong quá trình lưu kho, vận chuyển, phân phối. Khi đó, các thuộc tính cản trở của bao bì mất hoặc kém đi nên các yếu tố ngoại cảnh bất lợi sẽ có cơ hội xâm nhập và gây hư hỏng thực phẩm. 2. Nguyên lý bảo quản nông sản, thực phẩm Từ việc tìm hiểu các nguyên nhân gây hư hỏng nông sản, thực phẩm kể trên, để thực phẩm có thời gian sử dụng dài hơn và đảm bảo chất lượng tốt hơn, các phương pháp bảo quản từ đơn giản nhất như ướp muối, phơi khô, đến các phương pháp hiện đại như chiếu xạ, thanh trùng, tiệt trùng, đã được sử dụng. Chúng đều dựa trên một số nguyên lý bảo quản nông sản, thực phẩm như sau: - Kích thích hoạt động của các vi sinh vật và enzyme đặc biệt - Loại bỏ bớt các vi sinh vật và các chất gây nhiễm bẩn thực phẩm - Ức chế hoạt động của các enzyme và vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm - Tiêu diệt các vi sinh vật và làm mất hoạt tính của các enzyme Thực phẩm nhiễm VSV Kích thích Loại bỏ Ức chế Tiêu diệt - Lọc - Ly tâm - Tiệt trùng - Thanh trùng - Chiếu xạ Giảm Nhiệt Thay đổi Giảm hoạt Giảm Ôxy Thêm chất Chiếu xạ độ pH độ nước kháng VSV Làm lạnh Làm đông lạnh Thêm axít Làm khô Thêm đường Thêm muối Đóng gói chân không/khí quyển điều chỉnh Xông khói Thêm cồn Thêm chất bảo quản ○ = số lượng VSV = số lượng VSV bị tiêuÅ diệt 2.1. Kích thích hoạt động của các vi sinh vật và enzyme đặc biệt Thực chất của nguyên lý này là tạo điều kiện để các vi sinh vật đặc biệt (vi sinh vật mong muốn) tăng nhanh số lượng và kích thích các phản ứng enzyme khác nhau nhằm tạo ra môi trường không thích hợp cho các vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm. Quá trình này được gọi là quá trình lên men. Tác dụng bảo quản ở đây là việc tạo ra môi trường có độ pH thấp hay hình thành rượu trong sản phẩm. Quá trình trên làm thay đổi vị, màu sắc, cấu trúc của thực phẩm và hình thành nên những hương vị đặc trưng. Một vài ví dụ cho các sản phẩm lên men là: Dưa muối (vi khuẩn axit lactic); dấm (vi khuẩn axit axetic); sữa chua (vi khuẩn axit lactic); rượu vang (nấm men rượu). 2.2. Loại bỏ các vi sinh vật và các chất gây nhiễm bẩn thực phẩm Việc loại bỏ các vi sinh vật và các chất gây nhiễm bẩn thực phẩm được thực hiện bằng các màng lọc vi khuẩn đặc biệt. Phương pháp này thường dùng cho bảo quản nước quả vì các phương pháp khác (đun nóng) có thể làm mất mùi vị và một số tính chất đặc biệt của nước quả. Cũng có thể loại bỏ các tác nhân trên bằng phương pháp quay ly tâm như với sữa dùng để chế biến pho mat. Các điều kiện và thời gian bảo quản ở các thực phẩm khác nhau là khác nhau. Cần phải có các bước bảo quản và chế biến tiếp theo như tồn trữ lạnh nước quả, chế biến ngay phomat sau khi lọc hay quay ly tâm. 2.3. Ức chế hoạt động trao đổi chất của nông sản: Thực chất của hoạt động trao đổi chất là sự sản sinh ra năng lượng để duy trì sự sống của nông sản. Tuy nhiên, nếu trao đổi chất mạnh mẽ sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu như giảm nhanh chất dinh dưỡng của nông sản, sinh ẩm, sinh nhiệt và thay đổi khí quyển ở môi trường bảo quản nông sản, thực phẩm. Do đó, cần hạn chế hoạt động trao đổi chất đến tối thiểu sao cho năng lượng được giải phóng ra chỉ vừa đủ để duy trì hoạt động sống của nông sản, thực phẩm mà không gây ra tác động xấu. Các phương pháp bảo quản kín, bảo quản ở nhiệt độ thấp; bảo quản bằng chiếu xạ; bảo quản trong khí quyển điều chỉnh, bảo quản ở áp suất thấp và thậm chí cả bảo quản bằng hóa chất có thể đáp ứng được đòi hỏi này. Việc làm này có thể tiến hành bằng phơi, sấy nông sản, thực phẩm. Tuy vậy, để giữ vững chất lượng nông sản sau phơi sấy cần chú ý đến chế độ nhiệt và chế độ sấy sao cho hợp lý. Ngoài phơi sấy, các kỹ thuật muối và ướp đường ở nồng độ muối, đường cao cũng có tác dụng loại bỏ nước ra khỏi nông sản, thực phẩm. 2.4. Ức chế hoạt động của các enzim và vi sinh vật không mong muốn. Sự ức chế hoạt động của vi sinh vật có thể đạt được bằng: - Nhiệt độ thấp, - Kỹ thuật thanh trùng thực phẩm, - Môi trường axit, - Giảm hoạt độ nước; - Giảm oxy; - Thêm chất kháng vi sinh vật; - Chiếu xạ a) Bảo quản bằng nhiệt độ thấp được thực hiện bằng 2 cách: Làm lạnh và làm đông lạnh * Làm lạnh: Nguyên lý của phương pháp này là làm giảm trao đổi chất và hoạt động của các vi sinh vật và enzim Nhiệt độ của thực phẩm sẽ được làm giảm xuống từ +10 đến -10C. Việc này có thể được làm một cách đơn giản là đặt thực phẩm ra ngoài trời lạnh hay đặt nó cùng với nước đá tan (ướp đá cá tươi chẳng hạn). Cách khác phổ biến hơn là cho thực phẩm vào các tủ lạnh, buồng lạnh. Với các thực phẩm khi thu hoạch còn có nhiệt độ cao thì chúng sẽ được làm lạnh ngay lập tức bằng cách nhúng chúng vào nước lạnh hay tưới nước lạnh. Khi nước trên bề mặt thực phẩm bốc hơi, nó sẽ làm giảm nhiệt độ thực phẩm. Cách này thường được dùng cho quả và rau trồng trong nhà kính. Sự thay đổi chất lượng cảm quan của thực phẩm là rất nhỏ. Thời gian tồn trữ lạnh của thực phẩm là khác nhau. Với thịt tươi, cá và một vài rau quả thì chỉ là vài ngày. Với khoai tây, táo thì có thể đến 6 tháng. Tuy nhiên, chất lượng thực phẩm trước khi được làm lạnh là một vấn đề cần chú ý. thực phẩm cần được làm sạch một phần các vi sinh vật không mong muốn bằng hoá chất hay nước nóng trước khi tồn trữ lạnh. * Làm đông lạnh: Khi làm đông lạnh thực phẩm, sự trao đổi chất và hoạt động của các enzyme, VSV giảm một cách đáng kể. Nhiệt độ thực phẩm được làm giảm xuống đến – 18 0 C. Hầu hết rau tươi được chần trong hơi nước nóng hay nước sôi trước khi được cấp đông để làm mất hoạt tính của các enzim, làm giảm số lượng VSV và rau trở nên mềm hơn thuận lợi cho bao gói và cấp đông, diệp lục tố được bảo vệ. Việc cấp đông phải diễn ra hết sức nhanh chóng để tránh việc hình thành các tinh thể đá to dẫn đến phá vỡ cấu trúc thành tế bào và làm cho thực phẩm trở nên mềm sũng nước khi làm rã đông. Có 2 cách chính làm đông nhanh: - Thực phẩm được giữ ở giữa các khay lạnh (Làm đông lạnh nhanh). Thực phẩm được bao gói trong các thùng giấy rồi đặt trên các giá kim loại trong buồng lạnh sau đó được làm lạnh nhanh đến – 33 0 C. Thời gian cấp đông thường là 2 giờ và phụ thuộc vào độ dày của thùng giấy. Cách này áp dụng cho cá, thịt và thịt cá xay. - Thực phẩm được giữ trong dòng không khí lạnh (Làm đông lạnh nhanh riêng biệt - IQF) Thực phẩm được đưa lên các băng tải chạy trong buồng lạnh. Không khí lạnh – 40 0 C được thổi qua các lỗ nhỏ trên băng tải để làm lạnh nhanh thực phẩm. Thực phẩm sẽ được xáo trộn để sau khi cấp đông nhanh, chúng không đóng thành tảng. Thời gian cấp đông chỉ kéo dài 3 – 8 phút và sau đó thực phẩm được đóng gói rồi tồn trữ đông lạnh ở -180C. Cách này áp dụng cho các sản phẩm rời như đậu hạt, tôm, cùi vải, nhãn, Cũng có thể áp dụng cách này cho các thực phẩm đã bao gói như bánh Gato, gà,nhưng nhiệt độ không khí chỉ là - 30 0 C và thời gian dài hơn (2 – 3 giờ). Chất lượng cảm quan của thực phẩm ít thay đổi khi được cấp đông nhưng khi làm rã đông, thực phẩm trớ nên mềm vì tế bào bị mất nước. Một số thực phẩm chứa nhiều chất béo vẫn có thể bị oxy hoá làm chúng bị trở mùi. Nếu nhiệt độ tồn trữ là - 18 0 C thì thời gian tồn trữ có thể là 6 tháng (thực phẩm giàu chất béo) và 2 năm (rau quả). Nếu nhiệt độ tồn trữ cao hơn – 18 0 C thì thời gian tồn trữ ngắn hơn. Nhiệt độ trong ngăn đá của buồng lạnh khác nhau ứng với các ký hiệu khác nhau trên tủ: * (- 60C); ** (-120C); *** (-180C) - Cách khác cũng đang phát triển là đặt thực phẩm trong Nitơ lỏng b) Bảo quản bằng giảm pH của thực phẩm Hoạt động của các vi sinh vật giảm xuống trong môi trường axit. Một lượng axit hữu cơ (lactic, axetic,) với hàm lượng ít nhất là 4% được thêm vào thực phẩm. Cần hết sức chú ý đến việc các axit hữu cơ sẽ bị pha loãng khi thêm vào thực phẩm làm giảm thời gian tồn trữ. Sự thay đổi vị của thực phẩm là rõ ràng. Màu sắc và độ đặc của thực phẩm cũng có một ít thay đổi (Ví dụ: dưa chuột dầm giấm mềm hơn). Để khắc phục sự quá chua của thực phẩm, cần dùng ít axit hơn và áp dụng bổ xung các biện pháp khác như lạnh và thanh trùng. Thời gian tồn trữ: 1-2 tháng với thực phẩm giàu Protein. Để lâu hơn, Protein từ thực phẩm sẽ hoà vào dung dịch khiến nó trở nên đục 6-12 tháng với rau quả. Khi các đồ hộp đã được mở ra sử dụng thì nên bảo quản tiếp trong tủ lạnh. c) Bảo quản bằng làm giảm hoạt độ nước (Aw): Có 2 cách làm giảm hoạt độ nước: Làm khô và thêm (trộn) đường hay muối vào thực phẩm. * Làm khô thực phẩm: Trao đổi chất và hoạt động của các VSV bị ức chế khi nước bị rút khỏi thực phẩm. Làm khô thực phẩm thường bằng cách dùng nhiệt lượng cao hay giảm nhiệt độ. Nhiệt lượng cao có thể thu được từ tự nhiên (năng lượng bức xạ mặt trời) hay nhân tạo (lò sấy, thiết bị sấy,). Phơi nắng thực phẩm là cách phổ biến và lâu đời nhất ở các nước có khí hậu nóng, nắng nhiều. Khi làm mất nước thực phẩm nhân tạo, người ta phân biệt: - Làm khô với không khí nóng: Rau quả được đặt trên các giá trong buồng sấy. Không khí nóng được thổi và đồng thời với giảm áp suất không khí để làm nước bốc hơi nhanh chóng. Có một cách sấy không khí nóng đặc biệt trong đó, không khí nóng thổi từ dưới lên và thực phẩm được xáo trộn do đó nó được làm khô đồng đều và nhanh chóng. - Làm khô bằng sấy trục quay: thực phẩm được cán mỏng bằng hai quả lăn được đốt nóng. thực phẩm khô sẽ tồn tại dưới dạng các tấm mỏng rồi được bóc dỡ khỏi hai trục quay và bao gói (bánh đa nem, ) - Làm khô bằng sấy phun: thực phẩm dạng lỏng sẽ được phun vào một cái tháp cao có không khí nóng. thực phẩm khô sẽ rơi xuống dưới đáy tháp và được thu hồi. - Làm khô bằng nhiệt độ thấp thường được áp dụng ở một số nước trong vùng Bắc cực. Thực phẩm (rau quả) được trải trên giá rồi đặt trong các buồng lạnh có áp suất thấp để làm nước bốc hơi. Một cách khác: thực phẩm được cấp đông rồi đặt ở áp suất rất thấp khiến nước đá bốc hơi ngay mà không cần chuyển thành dạng lỏng (sấy thăng hoa). Sau khi làm khô, thực phẩm giảm kích thước, mất cấu trúc nguyên thuỷ của nó và được làm chín một phần hay toàn bộ. Do các enzyme vẫn còn hoạt tính trong quá trình làm khô nên vẫn có sự thay đổi về màu sắc và vị của rau quả. Để hạn chế ảnh hưởng này, có thể chần hay sunphit hoá rau quả trước khi làm khô chúng. Tuy vậy, sự hoạt động của một số enzyme lại là cần thiết để tạo nên hương vị đặc trưng của thực phẩm (coca) nên vẫn cần phải duy trì nó trong quá trình làm khô. Sau khi làm khô, một số chất thơm của thực phẩm không còn nữa nên nó làm giảm giá trị cảm quan của thực phẩm. Do đó, có thể phải bổ xung hương thơm nhân tạo cho thực phẩm sau làm khô (nước quả). Cấu trúc tế bào của các thực phẩm làm khô bằng sấy thăng hoa là không đổi nên thực phẩm vẫn giữ nguyên được kích thước ban đầu. Do đó, chúng rất dễ hút nước (có thể hút đến 80 – 100 % thuỷ phần vốn có của nó). Chúng rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh như Oxy, ánh sáng và độ ẩm không khí. Khi tiếp xúc với các yếu tố trên, thực phẩm khô dễ bị oxy hoá, biễn màu và vón cục. Do đó cần bao gói kín, chống ẩm và che sáng cho thực phẩm khô và thường phải đóng gói chân không cho thực phẩm sấy thăng hoa. Thuỷ phần thực phẩm sau làm khô quyết định thời gian tồn trữ chúng. Thực phẩm phơi nắng thường có thuỷ phần là 10 – 35 %, sấy thăng hoa: 2 %. Thời gian tồn trữ trung bình: 6 tháng với thực phẩm nhiều chất béo và trên 1 năm với các thực phẩm khác. * Thêm đường (muối) vào thực phẩm Đường (muối) sẽ hòa tan trong nước khiến cho nông sản không có đủ nứơc cho hoạt động của VSV. Ngoài ra, đường (muối) còn rút nước ra khỏi cơ thể VSV. Thực phẩm sẽ được đun sôi với đường (muối) và tạo thành một dung dịch đặc hơn. Kích thước thực phẩm sẽ giảm do đun sôi. Để bảo quản, đường cần đạt it nhất 60 % với mứt và 70 % với siro. Để làm mứt nguyên quả, quả cần được đun sôi trong dung dịch đường bão hoà để có 65 – 80 % đường. Muối khô hay nước muối sẽ được thêm vào thực phẩm (rau, thịt, cá) để thực phẩm có hàm lượng muối it nhất là 33 %. Thực tế, người ta thường cho ít muối hơn để nó đỡ mặn và do đó cần kết hợp với các cách khác để tồn trữ thực phẩm (lạnh, hun khói, sấy,). Ngoài vị, thực phẩm có thể thay đổi hình thái, màu sắc khi được thêm đường (muối). Trước khi dùng, thực phẩm muối mặn cần được rửa qua nước để làm giảm độ mặn của nó. Thực phẩm thêm đường cần được bảo quản kín để tránh hút ẩm và tiếp xúc với không khí. Chúng có thể được tồn trữ từ 6 tháng đến 1 năm. Thực phẩm muối mặn có thể tồn trữ từ 1- 6 tháng mà không cần giữ lạnh nhưng nên để chỗ tối và bao gói kín. d) Bảo quản bằng giảm Oxy Việc loại bỏ một phần hay toàn bộ oxy được thực hiện bằng cách: Đóng gói chân không hay đóng gói trong khí quyển điều chỉnh. * Đóng gói chân không: Hoạt động của các VSV và các quá trình oxy hoá giảm đáng kể khi không có không khí. Thực phẩm được đặt trong các bao bì không thấm khí rồi không khí bên trong được rút hết ra. Bao bì sẽ ép chặt vào thực phẩm do áp suất không khí bên trong thấp. Chất lượng cảm quan của thực phẩm đóng gói chân không không thay đổi. Cách này áp dụng cho các thực phẩm cần giữ lại mùi vị nguyên thuỷ. Thời gian và điều kiện tồn trữ phụ thuộc vào thực phẩm và vào các xử lý trước đóng gói (1 – 4 tuần trong tủ lạnh với thịt; 6 tháng không lạnh với caphê) * Đóng gói trong khí quyển điều chỉnh. Khi giảm hàm lượng oxy, các phản ứng oxy hoá chất béo giảm mạnh, các VSV không thể phát triển. Không khí trong bao bì được rút ra một phần rồi được bổ xung bằng một loại khí khác hay hút toàn bộ không khí ra rồi bơm một hỗn hợp khí khác không có oxy vào. CO210 % làm giảm hoạt động của các vi khuẩn. Nitơ thích hợp cho các thực phẩm không thể đóng gói chân không được. Tuy nhiên, nếu so sánh với bảo quản hoá học thì cách này đắt hơn nhiều. Tuy vậy, với các tiến bộ khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ Polimer, cách này đang tỏ ra có nhiều ưu thế về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện đang tồn tại một số hình thức bảo quản trong khí quyển điều chỉnh. Đó là: CA (Controlled atmosphere): khí quyển kiểm soát MA (Modified atmosphere): khí quyển cải biến MAP (Modified atmosphere packaging): khí quyển cải biến nhờ bao gói. Trong 3 hình thức kể trên, CA được coi là cách điều chỉnh khí quyển chặt chẽ nhất và thường được kết hợp với nhiệt độ thấp. Thực phẩm không cần làm lạnh khi tồn trữ trừ các thực phẩm tươi (rau hoa quả tươi) Thời gian tồn trữ thay đổi từ vài tuần (nước quả) đến vài tháng (khoai tây chiên, hạt lạc). e) Bảo quản bằng thêm các chất kháng hoạt động vi sinh vật Các chất kháng trên có thể là khói, cồn và các hoá chất bảo quản khác * Khói: Hoạt động trao đổi chất và của các vi sinh vật giảm do mất nước trên bề mặt thực phẩm. Ngoài ra, các thành phần của khói có tác dụng bảo quản nhẹ. Thực phẩm được treo trong các buồng xông khói. Có thể xông khói nóng với nhiệt độ 60 0 C (thịt) và 85 0 C (cá) trong vài giờ và xông khói lạnh với nhiệt độ 18 0 C với thịt và 30 0 C với cá trong 12 – 36 giờ. Tác dụng bảo quản của khói do các yếu tố: sự mất nước bề mặt thực phẩm, thực phẩm trước hun khói đã được muối, các thành phần khói (phenol, formaldehyde, acetic acide, formic acide,) có tính sát khuẩn. Xông khói lạnh làm cho thực phẩm có mùi khói rõ hơn, màu vàng nâu, mặn hơn, khô nhưng còn chưa chín. Thực phẩm xông khói nóng có mùi khói không rõ, màu vàng, vị nhạt hơn và thường đã chín. Thực phẩm xông khói lạnh có thể tồn trữ vài tuần đến 3 tháng còn xông khói nóng là vài ngày đến 2 tuần với điều kiện bao gói kín và để lạnh. Có thể tồn trữ dài hơn nếu đóng gói chân không thực phẩm đã hun khói. Cần lưu ý: trong thành phần khói có thể có các chất độc (Benzopyrenes) ; không nên dùng gỗ vụn hay mùn cưa của các xưởng gỗ để hun thực phẩm; thực phẩm sau hun khói có thể mang các bào tử nấm của vật liệu đốt nên cần được xử lý bề mặt thực phẩm bằng một số chất chống nấm. * Thêm cồn: Cồn làm mất (lôi kéo) nước từ thực phẩm và từ VSV. Cồn ức chế hoạt động trao đổi chất và sinh trưởng của VSV (có thể so sánh tác dụng của cồn trong dược phẩm). Cồn thường được thêm vào thực phẩm cùng với đường. Nồng độ cồn thấp nhất có tác dụng bảo quản là 15 %. Tuy vậy, nồng độ cồn cần đưa vào cao hơn vì nó sẽ loãng ra khi thêm vào quả do nước từ quả được rút ra ngoài dung dịch. Thường các loại rượu có nồng độ 30 – 50 % được sử dụng. Thực phẩm thêm cồn thường có độ đặc, màu sắc, vị thay đổi và phụ thuộc vào chất lượng và loại cồn sử dụng. Thực phẩm thêm cồn cần được bao gói kín và có thể tồn trữ từ 6 tháng đến 1 năm. * Thêm chất bảo quản: Chất bảo quản gồm 2 loại: Các chất ngăn cản sự hư hỏng do VSV (Sunphit, axit benzoic, axit sorbic) Các chất chống oxy hoá thực phẩm – Anti-oxydants (axit ascorbic, tocopherol) Trong thực phẩm có chất bảo quản, sinh trưởng của VSV giảm xuống, Các chất chống oxyhoá ngăn cản sự oxyhoá thực phẩm do chúng bị oxy hoá trước và do đó nó lấy mất oxy của thực phẩm. Các chất trên được thêm vào thực phẩm thô hay đã chế biến với lượng rất nhỏ theo quy định. Chúng được bảo quản dài hay ngắn tuỳ thuộc vào cách bảo quản bổ xung sau đó. 2.5. Tiêu diệt các vi sinh vật (không mong muốn) Việc tiêu diệt các VSV (không mong muốn) được thực hiện bằng 2 cách: Tăng nhiệt độ (thanh trùng và tiệt trùng) thực phẩm Chiếu xạ thực phẩm a) Tăng nhiệt độ: * Thanh trùng (Pasteurization) Khi thanh trùng thực phẩm, các VSV gây bệnh bị tiêu diệt đặc biệt là các VSV không chịu nhiệt. Tuy vậy, không phải tất cả các enzim đều mất hoạt tính. Bằng cách sử dụng hơi nước hay nước nóng 70 – 90 0 C sau đó làm lạnh nhanh thực phẩm. Dụng cụ thanh trùng gồm các ống hay đĩa kim loại được làm nóng. thực phẩm sẽ chạy qua các ống hay trên các đĩa này. Sau khi được làm lạnh, chúng sẽ được đóng gói. Sữa đựng trong các hộp giấy, nước trái cây đựng trong các bao bì vô trùng, bia đóng chai, đồ hộp,thường được bảo quản theo cách này. Chất lượng cảm quan của thực phẩm thay đổi ít và phụ thuộc vào thời gian và nhiệt độ sử dụng. Thực phẩm đã qua thanh trùng có thể tồn trữ không lạnh từ 6 tháng đến hơn 1 năm. Sữa thanh trùng nên để trong tủ lạnh. * Tiệt trùng (Sterilization) Tất cả các VSV và các bào tử của chúng đều bị tiêu diệt và các enzim bị mất hoạt tính. Sau đó thực phẩm được bao gói kín để không bị nhiễm VSV trở lại. Thực phẩm được đun nóng đến trên 100 0 C (115 – 140 0 C). Rau và thịt được cho vào dung dịch nước muối hay nước sốt trong các hộp kim loại nhỏ. Trước khi ghép nắp, chúng được đun nóng rồi sau khi ghép nắp chúng được tiệt trùng lại rồi làm lạnh. Cũng có thể không cần đun thực phẩm trước khi ghép nắp mà chỉ cần hút chân không các hộp trên rồi tiệt trùng chúng. Cách tốt nhất để giữ chất lượng thực phẩm là tiệt trùng nhanh ở nhiệt độ cao (140 0 C). UHT (Ultra high temperature) là phương pháp sử dụng hơi nước nóng 140 0 C với áp suất cao trong vài giây rồi làm lạnh nhanh và đóng gói vô trùng thường được dùng cho sữa và nước quả. Tuỳ theo thời gian và nhiệt độ sử dụng, thực phẩm có thể bị biến màu, mùi, vị và thay đổi độ đặc. Thực phẩm tiệt trùng không cần lạnh khi tồn trữ. Tuy nhiên, để thực phẩm có chất lượng cao nhất, nên sử dụng chúng trong vòng 1 năm. thực phẩm được tiệt trùng bằng UHT có thể tồn trữ 3 – 6 tháng không cần lạnh. Sự tính toán thời gian và nhiệt độ tiệt trùng dựa trên sự chống chịu của Clostridium botulinum – một trong những vi khuẩn gây hư hỏng nguy hiểm nhất. b) Chiếu xạ: Các tia bức xạ ion hóa đưa lại hiệu quả bảo quản tuỳ thuộc vào liều lượng sử dụng. Hiệu quả của chúng là: - Diệt côn trùng (cả sâu non và trứng) - Diệt vi khuẩn và nấm nhưng độc tố nấm và vi khuẩn không bị tiêu diệt. - Ức chế sự mọc mầm của củ do chúng ngăn cản sự phân chia tế bào; làm quả chậm chín do chúng can thiệp vào quá trình trao đổi chất. - Làm giảm thời gian nấu nướng và làm khô thực phẩm Các tia gama và các chùm electron từ Co 60 và Cs 137 có năng lượng đâm xuyên mạnh được dùng để chiếu xạ thực phẩm. Ưu điểm của phương pháp này là sự nhiễm trở lại VSV là không xảy ra. Nồng độ chiếu xạ được sử dụng là 0,05 – 0,20 KGy để diệt côn trùng; 0,02 – 0,15 KGy để ức chế mọc mầm khoai tây, hành tây. Chiếu xạ không gây nhiều thay đổi trạng thái và kết cấu thực phẩm. Các thay đổi về mùi, vị, màu sắc, độ đặc thực phẩm có nhiều chất béo và protein có thể xảy ra (mùi phóng xạ). Các thay đổi này có thể được hạn chế bằng chiếu xạ trong môi trường không có oxy hay làm lạnh sâu thực phẩm trước khi chiếu xạ. Tuổi thọ của thực phẩm chiếu xạ có thể tăng lêm một chút mà vẫn giữ được chất lượng. Tuy vậy, ở một số nước vẫn chưa cho phép sử dụng phương pháp bảo quản này. Ở những nước cho phép sử dụng, chúng buộc phải dán nhãn rõ ràng và kèm theo các cảnh báo cần thiết. Các giai đoạn sau thu hoạch của sản phẩm cây trồng cơ bản là giống nhau. Tuy vậy, với bản chất khác nhau, giá trị sử dụng khác nhau mà chúng có một số sai khác nhất định. Sau đây là tóm tắt công nghệ sau thu hoạch của một số sản phẩm cây trồng: 3. Công nghệ sau thu hoạch nông sản 3.1. Công nghệ sau thu hoạch hạt nông sản a. Đặc điểm của hạt nông sản: Hạt nông sản có một số đặc điểm quan trọng sau: - Hàm lượng nước (Thủy phần) thấp: Sau khi phơi, sấy, phần lớn hạt nông sản có thủy phần thấp hơn 13%. Với thủy phần này, hoạt động của trao đổi chất của hạt, hao hụt và hư hỏng là thấp nhất. Tuy vậy, nếu không được bảo quản tốt, hạt sẽ nhiễm ẩm trở lại rất nhanh (đạt đến trên 15% ẩm chỉ sau vài ngày) vì độ ẩm không khí nói chung ở cả nước ta là rất cao (trên 80%, thậm chí trên 90%). Thủy phần sau sấy (thủy phần an toàn) của một số hạt nông sản như sau: Thóc: 13%; Ngô: 13%; Đậu tương: 10%; Lạc: 8% - Dinh dưỡng cao: Do có thủy phần thấp, hàm lượng chất khô trong hạt nông sản thường cao. Ở thủy phần cao hơn thủy phần an toàn, các côn trùng, vi sinh vật phát triển rất nhanh gây lên hiện tượng men mốc, ôi khé, mọc mầm và hiện tượng tự bốc nóng gây hư hỏng hạt bảo quản. - Độ đồng đều thấp: Hạt nông sản được thu hoạch từ các cây trồng khác nhau, trong các điều kiện khác nhau, ở các vị trí khác nhau trên chùm quả, chùm hạt, Do đó, chúng rất khác nhau về hình dáng, kích thước, độ chín và có thể lẫn nhiều tạp chất (ở hạt rau quả). Khi bảo quản hạt, chúng ta thường gặp hiện tượng tự phân cấp (hay tự phân loại) do độ đồng đầu của hạt thấp. Hiện tượng đó gây nhiều bất lợi cho bảo quản, vận chuyển và phân phối sản phẩm hạt. Vì vậy, trước khi bảo quản hạt cần chú ý đến việc phân loại và làm sạch hạt sao cho khối hạt có được sự đồng đều cao nhất. - Phôi hạt - cơ quan dễ bị tổn thương nhất của hạt Hạt thường được cấu thành bởi 3 thành phần chính là: Vỏ hạt, phôi hạt và phần chứa chất dinh dưỡng dự trữ của hạt (ở hạt thóc, ngô là nội nhũ, ở hạt đậu đỗ là lá mầm). Phôi hạt thường nhỏ, nằm ở một góc của hạt và được bảo vệ tốt. Tuy vậy, phôi thường có thủy phần cao, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và dễ sử dụng; ở một số hạt như ngô chẳng hạn, phôi có kích thước lớn (25-30% thể tích hạt) và được bảo vệ kém nên các sinh vật hại dễ dàng xâm nhập và gây hại rồi từ đó gây hại sang các bộ phận khác của hạt. Do đó, các hiện tượng men mốc, sâu mọt, mất sức sống, giảm tỷ lệ nảy mầm là khá phổ biến trong bảo quản hạt ở nước ta. b. Công nghệ sau thu hoạch hạt nông sản Công nghệ sau thu hoạch hạt nông sản có thể được tóm tắt như sau: - Thu hoạch hạt Việc thu hoạch hạt được thực hiện khi hạt đạt đến một độ chín nhất định để có chất lượng dinh dưỡng của hạt cao. Một số loại hạt có quá trình tự hoàn chỉnh chất lượng sau thu hoạch (thóc, ngô,) nên có thể thu hái sớm để giảm bớt căng thẳng về thời gian, lao động; trang thiết bị phơi, sấy và điều kiện bảo quản. Ở một số cây trồng như ngô, lạc, việc cắt bỏ thân lá trước khi thu hoạch khoảng 7-10 ngày là cần thiết để tập trung dinh dưỡng vào bắp, vào quả, để hạn chế sự xâm nhập của dịch hại vào hạt qua đất, thân lá cây Chọn thời điểm thu hoạch cũng rất quan trọng. Nên thu hoạch vào lúc thời tiết mát mẻ, khô ráo. - Tách hạt Phần lớn hạt nông sản được tách ra khỏi bông (lúa), bắp (ngô), quả (lạc, đậu tương),trước khi phơi sấy. Nó sẽ giúp chúng ta tiết kiệm năng lượng, thiết bị phơi, sấy; phơi sấy nhanh hơn và tiết kiệm dung tích kho chứa sau này. Có thể tách hạt bằng tay (thủ công) và bằng máy (cơ giới) nhưng phải bảo đảm sự nguyên vẹn của hạt nông sản, giữ gìn và bảo vệ phôi hạt (nếu hạt dùng làm giống). Cũng có thể bảo quản hạt mà không cần tách hạt như trong bảo quản giống ngô, lạc, đậu tương - Phơi, sấy Mục đích của phơi, sấy là làm giảm thủy phần của nông sản để ức chế hoạt động trao đổi chất của nông sản và các vi sinh vật, côn trùng có trên nông sản. Việc làm khô nông sản có thể được thực hiện bằng phơi nắng hoặc sấy trong các thiết bị sấy, lò sấy. Cần chú ý đến các vấn đề sau: - Không nên sấy trực tiếp nông sản bằng khói lò đốt. Khói lò đốt sẽ dễ làm nhiệt độ nông sản lên quá cao (quá lửa) và nhiễm mùi khói lò. Chúng sẽ làm giảm giá trị cảm quan và vệ sinh của nông sản sau sấy. - Không sấy nông sản ở nhiệt độ quá cao (1000C) vì chất lượng nông sản sẽ thay đổi mạnh (mất sức sống, giảm tỷ lệ nảy mầm, giá trị dinh dưỡng giảm,) Nhiệt độ sấy nông sản thường dao động trong khoảng 40-800C. - Nâng dần nhiệt độ khi sấy để tránh sự nứt vỏ, sự hồ hóa trên bề mặt nông sản. Việc phơi, sấy nông sản có thể và nên kết hợp với việc đẩy nhanh quá trình chín sau thu hoạch của nông sản để nông sản ổn định về trao đổi chất. Trong trường hợp chưa có điều kiện phơi, sấy ngay nông sản thì thông gió cho nông sản (bằng các đường hầm thông gió) hay bảo quản kín nông sản (trong các túi PE) là việc làm cần thiết. - Phân loại và làm sạch hạt Mục đích của giai đoạn này là loại bỏ tạp chất lẫn ra khỏi nông sản. Tạp chất lẫn có thể là: Tạp chất vô cơ như cát, sỏi, đất, mẩu kim loại, Tạp chất hữu cơ như: tàn dư cây trồng (thân, lá, hoa, quả), hạt cỏ dại, hạt lạ, Mục đích khác c tự phân loại của khối - Xử lý hạt nông sản Đây là biện pháp hỗ trợ cho kỹ thuật bảo quản mà chúng ta áp dụng cho nông sản sau này. Chúng bao gồm: - Xử lý hóa chất để ức chế hoạt động trao đổi chất của nông sản, hoạt động của dịch hại. - Chiếu xạ trong những trường hợp cần thiết. - Bao gói hợp lý để ngăn cản sự hút ẩm trở lại của hạt, để ngăn cản sự xâm nhập của dịch hại, - Bảo quản hạt Hạt nông sản có thể được bảo quản ở 2 dạng: đóng bao và đổ rời trong kho. Cần chú ý đến cách chất xếp bao, chiều cao của khối hạt trong kho. Điều kiện tối thích cho bảo quản hạt là 15- 180C và 50-60%RH (độ ẩm tương đối của không khí). Cần kiểm tra, theo dõi định kỳ và chủ động để phát hiện kịp thời sự hút ẩm trở lại của hạt, sự xuất hiện của dịch hại để có biện pháp khắc phục kịp thời. 3.2. Công nghệ sau thu hoạch rau hoa quả a) Đặc điểm của rau hoa quả tươi - Hàm lượng nước (thủy phần) cao: Thủy phần cao (60-95%) trong rau hoa quả tươi làm cho hoạt động hô hấp của chúng diễn ra mạnh mẽ. Do đó tuổi thọ của rau quả tươi thường ngắn (vài ngày tới vài tuần). Nếu rau hoa quả tươi được đặt trong môi trường có độ ẩm thấp, chúng sẽ thoát hơi nước rất nhanh gây ra hiện tượng khô héo và giảm sức chống chịu của rau quả tươi. Thủy phần cao cũng là điều kiện lý tưởng để các vi sinh vật phát sinh, phát triển và gây hại. - Tổ chức tế bào yếu ớt: Đặc điểm này làm cho rau hoa quả tươi dễ bị tổn thương cơ giới lúc thu hoạch, vận chuyển, bảo quản và phân phối. Rau hoa quả bị tổn thương dễ thối hỏng trong điều kiện bảo quản thông thường và thậm chí cả ở trong nhiệt độ thấp. - Dinh dưỡng cao, đặc biệt là đường, Vitamin: Vì đặc điểm này mà rau quả tươi trở thành thức ăn lý tưởng cho dịch hại ngoài đồng và trong kho. Tuy nhiên, nếu giữ cho rau quả nguyên vẹn và bảo vệ tốt chúng thì sự gây hại sẽ không đáng kể. - Sự sản sinh etylen: Etylen được coi là một hoocmon của sự chín và sự già hóa. Nó được sinh ra với lượng nhỏ ở tất cả các cơ quan của cây trồng. Khi cây trồng và nông sản vào giai đoạn chín, già hóa hay gặp một điều kiện ngoại cảnh bất thuận nào đó (một xốc nhiệt, xốc ẩm hay xốc dinh dưỡng,) Etylen sẽ sản sinh ra một lượng lớn. Nó kích thích quá trình chín, già hóa; kích thích sự phát sinh và gây hại của vi sinh vật. Những tác hại do Etylen gây ra với rau hoa quả tươi có thể tóm tắt như sau: - Đẩy nhanh quá trình chín - Gây rụng cơ quan (lá, quả, cánh hoa, đốt, cuống) - Ức chế sự nở hoa (hoa cắt). - Ngăn cản sự hút nước (hoa cắt) - Gây mất mầu, nhạt mầu rau hoa quả Để hạn chế tác hại của Etylen, có thể áp dụng các biện pháp sau: - Thu non rau quả (nếu có thể) vì khi còn non, sự sản sinh Etylen thấp. - Bảo quản rau hoa quả ở nhiệt độ thấp, hàm lượng CO2 cao vì trong các điều kiện kể trên, Etylen sản sinh rất ít. - Xua đuổi Etylen ra khỏi khu vực bảo quản rau hoa quả (chú ý ở giai đoạn đầu tiên của quá trình bảo quản) bằng thông gió tích cực. - Phá hủy Etylen trước khi nó có thể gây hại bằng các chất oxy hóa mạnh (ozon, thuốc tím) - Ức chế sự sản sinh Etylen bằng một số ion kim loại nặng (Titan, Bạc) b) Công nghệ sau thu hoạch rau hoa quả tươi So với nông sản dạng hạt, công nghệ sau thu hoạch rau hoa quả tươi phức tạp hơn, khó thực hiện hơn. Khả năng bảo quản rau quả tươi không chỉ phụ thuộc vào các quá trình sau thu hoạch mà còn vào các quá trình trước thu hoạch. Một số quá trình trước thu hoạch có liên quan đến khả năng bảo quản rau quả tươi là: * Các yếu tố trước thu hoạch: Điều kiện khí hậu, thời tiết lúc cây trồng sinh trưởng, phát triển ngoài đồng ruộng. - Nhiệt độ ảnh hưởng đến màu sắc rau hoa quả, chất lượng ăn và dinh dưỡng của rau quả. Ví dụ: Nhiệt độ thấp sẽ làm hàm lượng Protein cao hơn trong rau quả. - Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái và chất lượng rau quả. Ví dụ có nhiều ánh sáng quả sẽ ngọt hơn, chín nhanh hơn nhưng có thể bị rám vỏ. Ngược lại, thiếu ánh sáng quả sẽ chua hơn và màu sắc quả không thể hiện đầy đủ. - Gió có thể gây tổn thương cơ giới trên vỏ quả. Ví dụ: Gió cây sẹo quả trên xoài, cam, quýt, ổi Do đó, có thể áp dụng kỹ thuật bao gói quả trước thu hoạch để tránh tác hại này. - Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến chất lượng rau quả, sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại. Ví dụ: độ ẩm cao có thể làm quả lớn nhanh hơn, nặng hơn nhưng kém ngọt, dễ nứt vỏ và bệnh hại phát triển nhiều. Các kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật: - Tưới nước: Ngừng trưới nước cho cây trồng trước thu hoạch một thời gian là cần thiết. Ví dụ: 5 ngày cho dưa, 2 tuần cho khoai tây và 2 - 3 tuần cho hành, tỏi. - Bón phân: Phân bón thiếu và không cân đối sẽ dẫn đến kết quả là các rối loạn sinh lý trên rau quả xuất hiện nhiều. Cần chú ý khoáng chất Bo ở đu đủ; Canxi ở cà chua, táo tây; Kali ở hoa cúc, táo, nhãn, vải Ngược lại, nếu bón quá nhiều phân đặc biệt là phân đạm sẽ làm rau quả tích lũy nhiều Nitrat (NO -); gây vống, lốp đổ; gây xốp rỗng thịt củ, quả, - Bảo vệ thực vật (BVTV): Để bảo vệ nông sản trước thu hoạch các biện pháp kỹ thuật như bao gói rau quả, cắt thân lá trước thu hoạch, phun thuốc BVTV, là hết sức cần thiết. Nếu chúng ta làm tốt công đoạn trước thu hoạch, rau quả tươi sẽ có một "sức khỏe" tốt và “sạch sẽ”. Điều đó sẽ hỗ trợ tích cực cho việc bảo quản chúng sau này. * Các quá trình sau thu hoạch: - Tỉa bỏ các phần không cần thiết trên rau quả như gai (hoa hồng), lá già, lá bệnh, lá dập nát (nguồn sản sinh Etylen), cuống hóa gỗ (hoa cúc, hoa hồng), - Làm sạch rau quả: Việc làm sạch rau quả được thực hiện bằng rửa hay lau rau quả. Rửa dưới hình thức nhúng hay phun nước. Cần chú ý nhiệt độ nước rửa, nước phun nên cao hơn 1-20C so với nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây trồng đó. Rửa có thể làm lây lan vi sinh vật gây bệnh nhanh. Do đó cần thay nước liên tục, rửa nhanh (tối đa là 15 phút) và có thể thêm NaOCl (hypoclorit Natri) 0,1% vào nước rửa. Sau khi rửa, cần làm ráo nước trên bề mặt rau quả trước khi bao gói và bảo quản. Một số rau quả không nên rửa như hành tỏi, khoai tây, khoai lang, dâu tây, nấm, hoa cắt, Lau sạch có thể là biện pháp làm sạch rau quả tốt. Có 2 phương pháp lau là lau khô (gừng) và lau ướt (quả). - Phân loại: Phân loại rau quả theo kích thước, độ chín, là cần thiết không chỉ đối với người sản xuất mà cả đối với người mua, người chế biến rau quả. Với nông dân, đây là một động cơ thúc đẩy họ sản xuất ra nhiều hàng hóa chất lượng cao để có thể bán được nhiều tiền hơn. Phân loại tốt, đặc biệt là loại bỏ hết các rau quả bị nhiễm vi sinh vật ra khỏi khối rau quả sẽ có tác dụng hạn chế sự lây lan các vi sinh vật gây bệnh, thối hỏng. - Xử lý rau hoa quả tươi: Có thể có một vài kỹ thuật xử lý hàng hóa rau hoa quả như sau: Làm lành vết thương: Một số rau quả có khả năng tự hàn gắn vết thương của chúng sau thu hoạch. Đây thực chất là quá trình Suberin hóa vỏ củ. Nó làm cho củ lành lặn trở lại, có khả năng ngăn cản sự xâm nhập của dịch hại. Sự làm lành vết thương đòi hỏi các điều kiện sau: - Nhiệt độ: Trong thời gian làm lành vết thương, nhiệt độ cần cao hơn khoảng 1-20C so với nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển của cây trồng đó. Ví dụ: Với củ khoai tây, nhiệt độ này là 220C. - Độ ẩm: Độ ẩm không khí cần khá cao (90-950C) đối với các loại rau ăn củ và rễ củ (khoai, sắn, carot, củ cải) còn các củ dạng căn hành (Hành, tỏi, củ hoa dơn, củ hoa loa kèn) cần độ ẩm thấp hơn (75-80%). - Cần lành vết thương sớm vì càng lâu sau thu hoạch sự làm lành vết thương càng khó. Lục hóa củ giống (củ khoai tây, căn hành). Tác dụng của lục hóa củ giống thể hiện ở chỗ: Dưới ánh sáng tán xạ, solanin (một hợp chất có nguồn gốc thứ cấp giữ vai trò bảo vệ) hình thành nhiều ở phần vỏ có màu xanh. Nó sẽ hạn chế sự tấn công gây bệnh của dịch hại. Cũng dưới ánh sáng tán xạ, vỏ củ sẽ dày lên, mầm sẽ chậm xuất hiện. Điều kiện lục hóa củ giống cũng tương tự như điều kiện làm lành vết thương do đó nó còn có tác dụng giải phóng bớt nhiệt, ẩm từ khối củ giống. Để lục hóa củ giống, người ta phô bày củ giống dưới ánh sáng tán xạ (ánh sáng khuếch tán) có cường độ cao trong thời gian khoảng 7-10 ngày. Ức chế sự mọc mầm ở củ khoai tây. Sự ức chế mọc mầm ở củ khoai tây có thể đạt được bằng cách phun lên cây khoai tây vài tuần trước thu hoạch bằng dung dịch MH (Malein Hydrazit) 0,25%. Cũng có thể chiếu sạ củ trước khi bảo quản hoặc phun, rắc M 1 (MENA) (Metyl-Naphthalenacetic acide) với liều lượng 1-2 kg/tấn củ đang được bảo quản. Điều khiển sự chín ở quả: - Để làm chín nhanh quả, có thể sử dụng nhiệt độ cao (> 400C), hương thắp, đất đèn hay ethrel. Hiện nay người ta phổ biến dùng ethrel của Trung Quốc và Việt Nam để làm chín quả: Etherel pH sinh lý Etylen Chín nhanh (> 4,6) (0,05 - 0,10%) Có thể pha Ethrel thành dung dịch rồi phun, nhúng quả hoặc tiêm vào cuống quả sau đó để ráo rồi giữ ở phòng, thùng giấm chín. Yêu cầu của phòng, thùng này là: T0C = 250C; RH ban đầu cao (90%) sau đó giảm dần. Sau 3-7 ngày, tùy loại quả và độ chín của quả mà quả sẽ chín đồng loạt với mã quả đẹp. - Để làm quả chín chậm, có thể dùng một số chất oxy hóa mạnh như thuốc tím, ozon ; nhiệt độ thấp hoặc một số chất kích thích sinh trưởng thực vật như GA3, BA (Benzin adenin) để xử lý quả trước hoặc sau thu hoạch. Điều khiển màu sắc rau quả: Làm mất màu xanh được thực hiện bằng nâng nhiệt độ lên trên 250C. Ở nhiệt độ đó, sắc tố Carotenoit có dịp thể hiện L/L) liên tục đến khi xuất hiện dấu hiệumrất rõ. Cũng có thể sử dụng Etylen (10 chín ở quả cam quýt. Để giữ màu xanh cho rau ăn lá, lá của hoa cắt, có thể sử dụng ánh sáng trong kho bảo quản hay một số chất kích thích sinh trưởng thực vật như GA3, BA, Chiếu xạ: Một số tia bức xạ ion hoá có tác dụng diệt côn trùng (thậm chí cả trứng côn trùng), vi sinh vật (đặc biệt là nấm) và ức chế một số quá trình trao đổi chất của rau quả (chín, nảy mầm,). Do đó, chúng được sử dụng để xử lý rau quả trước bảo quản. Nồng độ sử dụng nằm trong khoảng 0,02 - 0,20 KGy đối với đa số rau quả (0,02 - 0,15 KGy cho khoai tây để ức chế mọc mầm). Nguồn sản sinh các tia phóng xạ này thường là Co60, Cs137. Nhược điểm của phương pháp này là: - Làm giảm sức đề kháng của rau quả - Gây mùi vị lạ (mùi phóng xạ) cho rau quả. - Không diệt được các vi khuẩn gây thối. - Giá thành cao và kém an toàn. Khử trùng cho rau quả: Việc khử trùng cho rau quả thường được áp dụng khi bảo quản rau quả dài ngày. Rau quả có thể được xông hơi bằng EDB (etylen dibromid) hoặc MB (Metyl bromid). Cũng có thể sử dụng kỹ thuật sunphit hóa rau quả bằng SO2 (Anhydrit sunfurơ). Để sunphit hóa, có thể đốt lưu huỳnh (diêm sinh) hoặc nhúng rau quả trong muối Na (hoặc muối K) của axit sunfurơ (NaHSO3, KHSO3) hoặc sử dụng khí SO2 được nén trong các bom khí. Để diệt các loại ruồi đục quả, sâu đục hạt có thể sử dụng phương pháp xử lý nhiệt độ cao (45-550C) hay thay đổi nhiệt độ trước bảo quản rau quả. e) Làm lạnh sơ bộ và bao gói: Trước khi bao gói để tồn trữ lạnh cần hạ thấp nhiệt độ của rau quả xuống nhanh càng gần nhiệt độ bảo quản bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Sau đó sử dụng các vật liệu giữ ẩm (chất dẻo) để bao gói nhằm duy trì độ ẩm của không khí trong bao bì ở 85-95%. f) Bảo quản: Do có tuổi thọ ngắn (trừ khoai tây, hành tây, khoai lang) nên rau quả tươi thường được bảo quản lạnh. Nhiệt độ thường được sử dụng trong khoảng 0-120C. Chú ý với các nông sản dùng để làm giống, cần hạ và nâng nhiệt độ từ từ và có thông gió trong quá trình bảo quản lạnh. Bảo quản thực phẩm Trong những ngày may mắn, các bạn đánh được rất nhiều chim, thú, cá... Thu nhặt được nhiều rau quả, không thể ăn hết, các bạn phải biết cách bảo quản và dự trữ, để dành cho những ngày mưa gió hay xui xẻo không có gì. Đây là một điều rất quan trọng khi các bạn phải sống nơi hoang dã. MUỐI HAY LÀM MẮM Thịt: - Cắt thịt sống thành từng miếng bằng bàn tay, đem ram hoặc luộc chín. Xong đem ngâm ngập vào nước mắm (nếu có) hay nước muối đun sôi để nguội. Cách này có thể để lâu 1-2 tháng. - Cắt thành từng miếng mỏng, xát muối cho thấm rồi đem nhận vào thùng hay hũ, nén cho thật chặt, để nơi thoáng mát, thỉnh thoảng đem phơi nắng, không được để cho nước mưa rơi vào. Cách này giữ được rất lâu. - Nếu có mật ong, các bạn ngâm thịt vào trong đó, có thể giữ được 4-5 tháng mà vẫn tươi ngon. Cá: Cá làm sạch, để ráo nước, xát muối cho thấm rồi đem nhận vào thùng hay hũ, khạp... nén cho thật chặt, để nơi thoáng mát, thỉnh thoảng nên đem ra phơi nắng, tuyệt đối không được để cho nước mưa rơi vào (Muốn lấy nước mắm thì các bạn phải khui một lỗ lù phía dưới đáy. Sau khi tháo ra đổ vào vài lần, các bạn ủ và để ngoài nắng ít nhất là 6 tháng thì nước mắm mới tạm ăn được) (thường thì phải một năm) PHƠI KHÔ Thịt: Thái mỏng, dùng dao to bản hay một miếng gỗ đập dẹp. Ướp muối, đường (nếu có), nước cốt củ riềng (nếu có). Rồi đem phơi trên một tấm phên hay lưới, hoặc treo dài theo những sợi dây. Nếu phơi trên một phiến đá thì phải trở thường xuyên. Cá: Mổ bụng, làm sạch, lạng phi lê hay banh mỏng, ép dẹp, nhúng nước muối (nếu có) rồi đem phơi trên tấm phên tre hay lưới, hoặc lấy dây hay cây xỏ xâu đem treo hay gác lên giàn, phải nhớ lật trở hàng ngày. SẤY KHÔ Phương pháp này dành cho những ngày có thời tiết xấu hay các bạn đang ở trong vùng ít khi có nắng. Cá hoặc thịt sau khi đã xử lý như cách làm để phơi. Các bạn đan một tấm phên thưa, gác cao trên lửa khoảng 1 mét. Trải thịt hay cá lên trên tấm phên. Đốt lửa cho cháy nho nhỏ suốt ngày đêm (có lửa than càng tốt), thỉnh thoảng nên lật trở cho đến khi khô hẳn. Nếu không có vật liệu để đan phên, các bạn có thể dùng tre hay những cành cây nhỏ, dài khoảng 1.5-2 mét, làm thành một cái giàn sấy hình kim tự tháp, trên đó làm những khung ngang để vắt những miếng thịt hay cá. HUN KHÓI Hun khói lạnh: Khói rất hiệu quả trong việc bảo quản thực phẩm (thịt hay cá tươi). Các bạn chọn một vị trí có đất mềm rồi đào một cái rãnh dẫn khói rộng chừng 0.45, dài 2 m, gác qua rãnh vài phiến đá (hay cây tươi) rồi phủ đất. Dựng một khung hình nón cao chừng 1.5 m, chung quanh phủ cành cây và cỏ thật dày. Ở giữa gác những tấm vỉ để đựng thịt hay cá. Đốt lửa đầu miệng rãnh liên tục khoảng 10 giờ là được. Hun khói nóng: Gọi như thế vì phương pháp này thực phẩm được hun trực tiếp gần ngọn lửa, chủ yếu là sử dụng hơi nóng nhiều hơn. Khi dùng phương pháp này (cũng như các phương pháp sấy khô khác), xin các bạn lưu ý: Không sử dụng những cây củi thuộc họ tùng bách để đốt lửa, vì khói đen sẽ phủ một lớp dày lên thực phẩm, không ăn được. Nên sử dụng gỗ của các loại cây hồ đào, anh đào, tần bì, sồi, ổi, bằng lăng, ngành ngạnh... nếu củi quá khô, nên ngâm nước vài giờ trước khi đốt (để tạo khói). Thực phẩm sau khi hun nóng thì có thể sử dụng trực tiếp mà không cần qua chế biến. Để hun khói nóng, các bạn có thể đào một cái hố dưới đất hay sử dụng một cái thùng bằng thiếc theo các hình minh họa bên đây. BẢO VỆ THỰC PHẨM Thực phẩm sau khi đã xử lý cần tồn trữ, thức ăn còn thừa để dành cho hôm sau... Các bạn phải biết cách bảo vệ cho khỏi bị chuột bọ, côn trùng, thú hoang... làm hỏng hay ăn mất. Treo trên cây: Ở những vùng có nhiều thú hoang, nhất là gấu, chó rừng... Nếu trời không mưa, các bạn nên bỏ thực phẩm vào trong bao rồi treo lên cao, ngoài tầm với của thú (khoảng 2-3 mét). Dây treo nếu có thể thì nên tẩm dầu hôi hay thuốc muỗi để chống kiến. Trường hợp các bạn săn bắt được thú rừng mà chưa kịp ra thịt, thì các bạn cũng nên mổ bụng móc hết lòng ruột rồi cũng treo cao lên. Treo giàn khói: Đây là một phương pháp rất phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Nếu các bạn đã có một chỗ ở và một bếp ăn cố định thì nên lấy dây để xâu những loại thực phẩm đã xử lý (phơi hay sấy khô) treo lên trên giàn khói, sẽ bảo quản được rất lâu mà không sợ bị côn trùng hay thời tiết làm hư hỏng. (Nên xâu qua một tấm thiếc, miếng gỗ, vỏ cây... để chống chuột bọ). Chôn dưới đất: Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại trái, củ, hạt, rau cải... Các bạn nên đào một cái hố dưới đất, xếp đá chung quanh, bỏ thực phẩm vào giữa. Sau đó dùng rơm rạ, cỏ khô... phủ lên, rồi đắp đất bên ngoài. Các bạn cũng có thể tồn trữ các loại thực phẩm khác ở dưới hố đá này, nhưng phải bỏ vào bao hay đồ chứa, rồi dằn đá lớn lên trên (để cho thú không đào được) trước khi lấp đất lại. Làm lạnh thực phẩm: Nếu ở trong vùng nhiệt đới, gặp lúc thời tiết nóng nực, thức ăn thừa để đến ngày hôm sau rất dễ bị hỏng cho dù các bạn đã hâm kỹ. Các bạn nên làm như sau: Đem thực phẩm đựng trong nồi hay bao bì không thấm nước, bỏ xuống một dòng suối có nước nông và chảy yếu, lấy đá lớn lèn chung quanh và dằn đè lên để không bị trôi mất. Nước suối làm cho thức ăn được mát lạnh và không bị hư hỏng. Cách này cũng làm cho kiến không vào thức ăn được. Các phụ gia thực phẩm có tính chất bảo quản thông thường được sử dụng một mình hoặc gắn liền với các phương pháp bảo quản thực phẩm khác. Đôi khi người ta còn phân biệt giữa các biện pháp bảo quản kháng khuẩn với chống ôxi hóa, trong đó bảo quản kháng khuẩn hoạt động trên nguyên tắc ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc và côn trùng, còn bảo quản chống ôxi hóa hoạt động trên nguyên tắc ngăn chặn quá trình ôxi hóa các thành phần trong thực phẩm. Các chất kháng khuẩn thông dụng trong chế biến thực phẩm là nitrat natri, nitrit natri, các muối sulfit, (điôxít lưu huỳnh, bisulfat natri, sulfat hiđrô kali v.v) và EDTA đinatri (axít êtylenđiamintêtraaxêtic). Các chất chống ôxi hóa bao gồm BHA (2-tert-butyl-4-hiđrôxyanisol hay 3-tert-butyl-4-hiđrôxyanisol) và BHT (2,6-đi-tert-butyl-4-mêtylphenol). Các chất bảo quản khác còn bao gồm cả fomalđêhít (thông thường trong dung dịch và chủ yếu để bảo quản các mẫu sinh học), glutaralđêhít, điatômit (giết côn trùng), êtanol và mêtylcloroisothiazôlinon. Lợi ích và độ an toàn của nhiều phụ gia thực phẩm nhân tạo, trong đó có cả chất bảo quản là chủ đề gây tranh cãi giữa các viện khoa học chuyên môn hóa về khoa học thực phẩm và độc tính học. Một số phương pháp bảo quản thực phẩm sử dụng muối ăn, đường hay dấm. Các loại hóa chất này được coi là thực phẩm nhiều hơn là phụ gia thực phẩm. Tại châu Âu, tất cả các phụ gia thực phẩm đều có ký hiệu bằng "số E" (xem thêm Danh sách các phụ gia thực phẩm). Các chất bảo quản và điều chỉnh độ chua thì có các ký hiệu từ E200–E299. Chất bảo quản và sức khỏe Do không phải phụ gia thực phẩm nào có mã số E cũng được các quốc gia cho phép sử dụng. Vì thế các chất bảo quản được chia ra thành 3 nhóm như sau: Nhóm bị cấm Có độ độc hại cao, ví dụ: E103 (Chrysoin resorcinol hay p-(2,4-đihiđrôxy phênylazo) benzen sulfonat natri) bị cấm tại nhiều quốc gia– nó là phẩm màu và chất bảo quản dùng cho sơn màu, nhưng không cho thực phẩm. Nhóm được cho phép Ví dụ: E104 (Vàng quinolin)– phẩm thông dụng màu vàng cho đồ uống. Nhóm thực phẩm Có độ độc hại thấp đối với sức khỏe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTP0166.doc
Tài liệu liên quan