Lấy sỏi qua đường hầm Kehr
Việc lấy hết sỏi trong gan trong lần mổ đầu tiên là hết sức khó khăn, tỷ lệ sót
sỏi cao [17],[18]. Một ống dẫn lưu Kehr sau lần mổ mở hay mổ nội soi đã tạo ra
một con đường tiếp cận với đường mật một cách dễ dàng [17]. Chính qua con
đường này, các tác giả trên thế giới đã sử dụng để lấy sỏi trong gan bằng những
cách khác nhau.
Từ năm 1964, Mazzariello ở Achentina đã là người đầu tiên sử dụng đường
hầm Kehr để lấy sỏi sót qua thông báo 74 trường hợp được gắp sỏi bằng dụng cụ
hoặc bằng rỏ cho tỷ lệ thành công 86,49% [20]
Năm 1975, Burhenne tại Mỹ lần đầu tiên đã ứng dụng kỹ thuật nội soi
đường mật qua đường hầm Kehr để lấy sỏi và tán sỏi điện thủy lực, tỷ lệ thành
công cao trên 92% [13],[12],[14]. Các tác giả khác như Cheung.M.T [17] thông
báo tỷ lệ thành công là 82-96%. Sheen-Chen.S.M [22] thông báo tỷ lệ thành công
80% không chỉ lấy sỏi mà còn kết hợp nong chỗ hẹp đường mật.
Ở Việt Nam, Nguyễn Đình Tam và cộng sự ở bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện
lấy sỏi qua đường hầm Kehr 16 trường hợp với tỷ lệ thành công 87,5%. Đặng Tâm[5] thông báo tán sỏi qua đường hầm Kehr ở 188 trường hợp với tỷ lệ thành công
là 81,4%.
Về kỹ thuật: Lấy sỏi qua đường hầm Kehr được thực hiện từ tuần thứ 6 sau
mổ đặt Kehr. Đường hầm của Kehr được nong rộng cho tới khi que nong số 22-24
F, ông nong Plastique số 24 sẽ được lưu cố định.
Dùng ống soi mềm soi đường mật qua đường hầm đã được nong rộng để lấy
sỏi và tán sỏi điện thủy lực hoặc tán sỏi bằng Laser. Sau mỗi lần lấy sỏi đặt một
ống dẫn lưu đường mật qua đường hầm để tiến hành kiểm tra và lấy tiếp cho đến
khi hết sỏi.
Ưu và nhược điểm: đây là một kỹ thuật tốt, ít nguy hiểm, ít tốn kém, dễ làm
và tỷ lệ hết sỏi khá cao. Tuy nhiên còn một số biến chứng như nhiễm trùng đường
mật, chảy máu, vỡ đường hầm Kehr phải chuyển mổ mở.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các phương pháp phẫu thuật trong điều trị sỏi trong gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC PHƢƠNG PHÁP PHẪU THUẬT TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI TRONG GAN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xuất phát từ mục đích nhằm lấy được sỏi trong đường mật một cách tối đa, đảm
bảo lưu thông dịch mật xuống đường tiêu hóa và tránh ứ đọng dịch mật, cho đến nay đã
có nhiều phương pháp khác nhau áp dụng điều trị sỏi trong gan.
II. CÁC PHƢƠNG PHÁP LẤY SỎI TRONG GAN
2.1. Lấy sỏi bằng phƣơng pháp mổ mở kinh điển
2.1.1. Mở ống mật chủ lấy sỏi, dẫn lƣu Kehr:
Đây là một kỹ thuật kinh điển mà những người đầu tiên mô tả về kỹ thuật này là
Thorton và Able từ năm 1889[19] và sau đó chính Ludwing Courvoisier thực hiện thành
công kỹ thuật này vào năm 1890. Kỹ thuật này càng được phát triển kể từ năm 1897 khi
Hans Kehr sáng tạo ra ống dẫn lưu hình chữ T để dẫn lưu giảm áp sau mổ.
Về kỹ thuật: sau khi mở bụng, bộc lộ ống mật chủ thì tiến hành mở một lỗ ở mặt
trước của ống mật chủ (mở ngang hoặc mở dọc). Tuy nhiên với sỏi trong gan, nên mở
dọc vì có thể kéo dài lên tận rốn gan giúp cho việc lấy sỏi thuận lợi hơn. Qua chỗ mở của
ống mật chủ, người ta có thể dùng các dụng cụ: kìm Mirizzi hoặc kìm Randall với các độ
cong khác nhau để lấy sỏi, bơm rửa để lấy sỏi ra. Sau khi lấy sỏi tối đa, bao giờ cũng
kiểm tra sự lưu thông qua cơ Oddi bằng Mirizzi hoặc bằng bộ nong Béniqué. Cuối cùng
đặt ống dẫn lưu Kehr và khâu kín OMC bằng chỉ tiêu.
Áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho tất cả các trường hợp có sỏi đường mật
chính (trong và ngoài gan), trừ những trường hợp sỏi mật có chít hẹp, tắc ở phần thấp ống
mật chủ và Oddi vì trong những tường hợp này nế chỉ lấy sỏi, dẫn lưu Kehr đơn thuần thì
không đủ mà phải kết hợp thêm những kỹ thuật khác như nối mật ruột hoặc mở tạo hình
cơ Oddi.
Ưu nhược điểm: Đây là kỹ thuật không quá phức tạp, dễ làm và có thể áp dụng
cho tất cả các trung tâm phẫu thuật có mổ sỏi mật, không những giúp cho việc lấy sỏi tức
thì mà đối với những trường hợp có sỏi trong gan nhiều thì việc đặt Kehr còn là tiền đề
cho những lần lấy sỏi qua đường hầm Kehr về sau. Tuy nhiên phương pháp này cũng có
những khó khắn nhất định: những trường hợp bệnh nhân nặng, sốc nhiễm trùng, rối loạn
đông máu do quá trình tắc mật...thì kỹ thuật này là một can thiệp nặng nhất là đối với các
tuyến phẫu thuật viên ít kinh nghiệm và điều kiện gây mê hồi sức còn chưa tốt. Khi đó có
lẽ chỉ cần một phương pháp giảm áp tạm thời như dẫn lưu túi mật, chọc dẫn lưu mật qua
da hoặc nội soi tá tràng để đặt dẫn lưu từ đường mật xuống tá tràng.
2.1.2. Mở ống mật chủ lấy sỏi kết hợp mở nhu mô gan lấy sỏi, đặt dẫn lƣu trong gan
Đây là một trong những kỹ thuật kinh điển để điều trị sỏi trong gan mà người đầu
tiên thực hiện là Goetle.O vào năm 1951, sau đó là một loạt các tác giả khác như
Munor.R năm 1959, Gleen và Moddy năm 1960...
Chỉ định: Sỏi trong gan lan tỏa và sỏi nằm sâu, kẹt chặt trong các nhánh hạ phân
thùy có khi sát bề mặt của nhu mô gan mà các dụng cụ qua đường dưới không thể thực
hiện được.
Về kỹ thuật: được Gleen và Moddy hoàn thiện và mô tả kỹ thuật: sau khi chụp
đường mật xác định vị trí sỏi, chỗ có đường mật trong gan giãn to. Đưa dụng cụ thăm dò
đường mật qua đường dưới, mở nhu mô gan trên dụng cụ thăm dò lấy sỏi, đặt dẫn lưu
vào đường mật trong gan, khâu lại chỗ mở, cố định dẫn lưu ở chỗ mở nhu mô.
Ưu điểm: là một kỹ thuật tốt giúp cho việc lấy sỏi tối đa, hạ thấp sót sỏi và tránh
cho bệnh nhân mổ lại nhiều lần. Ống dẫn lưu trong gan có tác dụng giảm áp đường mật,
nong chỗ chít hẹp, ngoài ra còn giúp bơm rửa tống sỏi xuống.
Nhược điểm: Đây là một kỹ thuật khá phức tạp, thường chỉ được phẫu thuật bởi
bác sỹ chuyên khoa, có kinh nghiệm. Tuy nhiên những biến chứng thường gặp là chảy
máu, xì mật gây viêm phúc mạc, ápxe dưới hoành hoặc dò mật sau rút dẫn lưu, hoại tử
nhu mô[3], [4].
2.1.3. Mở ống mật chủ lấy sỏi kết hợp cắt gan
Ở Việt Nam năm 1960 GS Tôn Thất Tùng là người đầu tiên thực hiện cắt
gan do sỏi và các bệnh lý đường mật nhiệt đới nói chung [10],[11].
Chỉ định cắt gan do sỏi được Tôn Thất Tùng đặt ra khi sỏi trong gan khu trú
ở một phân thùy hoặc hạ phân thùy kèm theo chít hẹp đường mật ở dưới chỗ có
sỏi. Khi sỏi trong gan gây biến chứng như áp xe gan, chảy máu đường mật, ung thư
đường mật.
Theo GS Tôn Thất Tùng và Đỗ Kim Sơn [1] chỉ định cắt gan trong sỏi mật
phải rất chặt chẽ và chỉ nên cắt gan nhỏ, tiết kiệm bởi lẽ bệnh nhân thường trong
trạng thái nặng, nhiễm trùng, nhiễm độc và thường có rối loạn đông máu...Hơn
nữa, sỏi trong gan có thể gặp ở nhiều vị trí và rất hay tái phát nên thường phải mổ
lại nhiều lần do vậy việc cắt gan phải chặt chẽ và tiết kiệm.
Kỹ thuật cắt gan trong sỏi mật: các tác giả trên thế giới đã thừa nhận hai
phương pháp cắt gan kinh điển đó là: phương pháp Lortat Jacob và phương pháp
Tôn Thất Tùng. Trên nguyên tắc kiểm soát các cuống mạch và đường mật trực tiếp
trong nhu mô gan, cắt gan theo phương pháp Tôn Thất Tùng đã tránh được các bất
thường giải phẫu đường mật và nguy cơ mất máu. Chính vì vậy phương pháp này
rất có ưu điểm trong những trường hợp cắt gan nhỏ, phù hợp với các chỉ định và
nguyên tắc cắt gan trong sỏi mật [10].
Ưu điểm của cắt gan trong sỏi mật đã được nhiều tác giả trên thế giới
khẳng định: cắt gan cho phép lấy sỏi một cách tối đa trong các trường hợp mà lấy
sỏi đường dưới không thể thực hiện được, loại bỏ được các tổn thương hẹp đường
mật mà đây chính là nguyên nhân hình thành sỏi mật. Cắt gan trong sỏi mật còn
loại trừ được một số yếu tố nguy cơ của ung thư biểu mô đường mật [7],[16].
Nhược điểm: đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm, nắm chắc giải phẫu
cũng như kỹ thuật cắt gan. Tuy nhiên vẫn có tỷ lệ tử vong trong cắt gan và một số
biến chứng có thể gặp như chảy máu mỏm cắt, xì mật gây viêm phúc mạc, áp xe
dưới hoành, dò mật...
2.1.4. Mở ống mật chủ lấy sỏi và nối mật - ruột
Phẫu thuật nối đường mật với đường tiêu hóa đã được thực hiện lần đầu tiên
vào năm 1882 tại Đức bởi A.V. Winiwater, sau đó kỹ thuật này được áp dụng
nhiều cho điều trị bệnh nhân sỏi mật vào những năm 1889 tại Pháp từ thông báo
của Louis Félix Terrier[8]. Kể từ đó đã có rất nhiều tác giả khác nhau đã cải tiến
cà đưa ra những kỹ thuật khác nhau trong nối mật ruột như: nối túi mật – tá tràng,
nối ống mật chủ - tá tràng ( trực tiếp hoặc gián tiếp), nối ống mật chủ - hỗng tràng
trên quai Y hoặc Omega, trên quai Y chống trào ngược hoặc trên quai Y có đầu
ruột dưới da [2], [8]...
Chỉ định: Phẫu thuật nối mật - ruột được chỉ định đối với sỏi trong gan khi:
sỏi mật có kèm theo chít hẹp phần thấp ống mật chủ, chít hẹp Oddi, nang ống mật
chủ phối hợp mà không có điều kiện cắt bỏ và khi sỏi trong gan nhiều không thể
lấy hết được. Các tác giả chủ trương nối mật - ruột nhằm tạo ra đường lưu thông
nhân tạo rộng rãi để sỏi có thể được đào thải qua miệng nối, góp phần điều trị sỏi
sót, giúp dịch mật lưu thông dễ dàng tránh ứ đọng dịch mật nên hạn chế được tái
phát sỏi và mổ lại nhiều lần.
H1: Nối OMC-Tá tràng H2: Nối mật ruột Omega H3: Nối mật ruột Roux-en-y, dẫn lưu
H4: Nối mật ruột với đầu ruột dưới da H5: Nối mật ruột với đường mật rốn gan (sau cắt gan)
2.2. Lấy sỏi bằng phƣơng pháp mổ nội soi
Năm 1987 tại Pháp – Mouret.P là người đầu tiên thực hiện thành công cắt túi
mật nội soi, mở ra một bước ngoặt trong phẫu thuật gan mật. Kể từ đó phẫu thuật
này phát triển mạnh mẽ trên nhiều nước khắp thế giới. Trong bệnh lý đường mật,
thời gian đầu người ta chủ yếu mổ nội soi đối với bệnh lý túi mật. Những trường
hợp có kèm theo sỏi ống mật chủ (chụp CPRE hoặc chụp đường mật trong mổ)
thường được lấy qua ống cổ túi mật hoặc bằng phẫu thuật cắt cơ thắt qua nội soi tá
tràng.
Về sau này các phẫu thuật viên có kinh nghiệm hơn, nhất là khi khâu trong
mổ nội soi tốt hơn, việc lấy sỏi đường mật ít phải lệ thuộc vào kỹ thuật cắt cơ thắt
qua nội soi mà có thể lấy sỏi bằng việc mở trực tiếp vào ống mật chủ khi đường
kính ống mật chủ lớn hơn 8 mm.
Các tác giả chủ trương mở ống mật chủ, sau đó luồn ống soi mềm để soi
đường mật. Sỏi sẽ được lấy bằng các dụng cụ như Dormia, bóng Forgaty hoặc
được tán sỏi điện thủy lực hoặc tán sỏi Laser. Kỹ thuật này cho phép lấy sỏi ống
mật chủ rất tốt. Với các trường hợp sỏi trong gan hoặc sỏi ở ngã ba thì việc lấy sỏi
khó khăn hơn nên các tác giả chủ trương lấy sỏi tối đa, bơm rửa đường mật rồi đặt
Kehr vào ống mật chủ, khâu kín ống mật chủ bằng nội soi. Sỏi mật sót (không lấy
được trong lần mổ đầu tiên) sẽ được phát hiện bằng chụp mật hoặc siêu âm sau mổ
sẽ được thực hiện qua đường hầm Kehr.
Drouard và cộng sự đã thông báo thực hiện mổ nội soi lấy sỏi đường mật ở
101 trường hợp theo tỷ lệ thành công 96%, tỷ lệ biến chứng là 7%[19].
A.P.Paganini thông báo mổ nội soi lấy sỏi đường mật ở 161 trường hợp với tỷ lệ
thành công là 97,5%.
Ưu nhược điểm: kỹ thuật mổ nội soi lấy sỏi đường mật chính là một kỹ thuật
can thiệp ít xâm hại. Ưu điểm của kỹ thuật này chủ yếu đối với sỏi ống mật chủ,
còn sỏi trong gan vẫn là một khó khăn. Tuy nhiên việc đặt Kehr vào ống mật chủ
thành thạo trong mổ nội soi cũng tạo điều kiện rất tốt để lấy sỏi trong gan qua
đường hầm Kehr ở lần can thiệp sau. Vì vậy kỹ thuật này được khuyến khích phát
triển.
2.3. Lấy sỏi bằng phƣơng pháp can thiệp qua da
2.3.1. Lấy sỏi qua đƣờng xuyên gan qua da
Lấy sỏi xuyên gan qua da được Perer thực hiện lần đầu tiên vào năm 1979
[15],[21]. Sau đó kỹ thuật này nhanh chóng áp dụng ở nhiều nơi để điều trị sỏi
trong gan qua các thông báo của Mo.L.R [21], Chen.M.F [15] và nhiều tác giả
khác của Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ở Việt Nam, Nguyễn Đình Tam [6] thông báo 4 trường hợp đầu tiên thực
hiện kỹ thuật này. Đặng Tâm [5] từ năm 1998 – 2004 thực hiện lấy sỏi qua da 80
trường hợp.
Các tác giả đều nhận xét: lấy sỏi qua đường xuyên gan qua da là một phương
pháp hữu hiệu để điều trị sỏi trong gan với tỷ lệ sạch sỏi hơn 80%. Kỹ thuật này
càng có ý nghĩa khi lấy sỏi qua đường mở ống mật chủ gặp khó khăn (ống mật chủ
không giãn), bệnh nhân già yếu, bệnh nhân mổ nhiều lần, bệnh nhân có những
nguy cơ đối với gây mê và phẫu thuật.
Về kỹ thuật: các tác giả đều đưa ra quy trình như sau: trước khi đặt dẫn lưu
đường mật, bệnh nhân cần phải được chụp đường mật bằng nội soi tá tràng
(CPRE). Phẫu thuật viên phân tích tình trạng đường mật và vị trí sỏi để tìm đường
vào. Sau khi đã xác định đường vào thì tiến hành đặt lại dẫn lưu qua da, xuyên gan
vào đường mật. Ba ngày sau đặt dẫn lưu, bắt đầu nong dần đường vào cho tới khi
đưa ống nong cơ 16-18 Fr. Một đến hai tuần sau khi nong, đường vào đã giãn thì
tiến hành soi đường mật lấy sỏi và tán sỏi.
Ưu nhược điểm: là một phương pháp lấy sỏi ít xâm hại với tỷ lệ sạch sỏi
khá cao. Tuy vậy phương pháp này cũng có một số biến chứng như nhiễm trùng
đường mật, nhiễm trùng huyết, chảy máu, dò mật, tụ máu ở gan. Tỷ lệ tử vong từ
0–2,1%.
2.3.2. Lấy sỏi qua đƣờng hầm Kehr
Việc lấy hết sỏi trong gan trong lần mổ đầu tiên là hết sức khó khăn, tỷ lệ sót
sỏi cao [17],[18]. Một ống dẫn lưu Kehr sau lần mổ mở hay mổ nội soi đã tạo ra
một con đường tiếp cận với đường mật một cách dễ dàng [17]. Chính qua con
đường này, các tác giả trên thế giới đã sử dụng để lấy sỏi trong gan bằng những
cách khác nhau.
Từ năm 1964, Mazzariello ở Achentina đã là người đầu tiên sử dụng đường
hầm Kehr để lấy sỏi sót qua thông báo 74 trường hợp được gắp sỏi bằng dụng cụ
hoặc bằng rỏ cho tỷ lệ thành công 86,49% [20]
Năm 1975, Burhenne tại Mỹ lần đầu tiên đã ứng dụng kỹ thuật nội soi
đường mật qua đường hầm Kehr để lấy sỏi và tán sỏi điện thủy lực, tỷ lệ thành
công cao trên 92% [13],[12],[14]. Các tác giả khác như Cheung.M.T [17] thông
báo tỷ lệ thành công là 82-96%. Sheen-Chen.S.M [22] thông báo tỷ lệ thành công
80% không chỉ lấy sỏi mà còn kết hợp nong chỗ hẹp đường mật.
Ở Việt Nam, Nguyễn Đình Tam và cộng sự ở bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện
lấy sỏi qua đường hầm Kehr 16 trường hợp với tỷ lệ thành công 87,5%. Đặng Tâm
[5] thông báo tán sỏi qua đường hầm Kehr ở 188 trường hợp với tỷ lệ thành công
là 81,4%.
Về kỹ thuật: Lấy sỏi qua đường hầm Kehr được thực hiện từ tuần thứ 6 sau
mổ đặt Kehr. Đường hầm của Kehr được nong rộng cho tới khi que nong số 22-24
F, ông nong Plastique số 24 sẽ được lưu cố định.
Dùng ống soi mềm soi đường mật qua đường hầm đã được nong rộng để lấy
sỏi và tán sỏi điện thủy lực hoặc tán sỏi bằng Laser. Sau mỗi lần lấy sỏi đặt một
ống dẫn lưu đường mật qua đường hầm để tiến hành kiểm tra và lấy tiếp cho đến
khi hết sỏi.
Ưu và nhược điểm: đây là một kỹ thuật tốt, ít nguy hiểm, ít tốn kém, dễ làm
và tỷ lệ hết sỏi khá cao. Tuy nhiên còn một số biến chứng như nhiễm trùng đường
mật, chảy máu, vỡ đường hầm Kehr phải chuyển mổ mở.
2.3.3. Lấy sỏi qua đầu ruột dƣới da
Năm 1977 Fagkan-Choutsoung đã thực hiện nối mật ruột kiểu Ruoux-en-y
kèm theo đưa đầu ruột ra dưới da với mục đích tạo ra đường vào đường mật để lấy
sỏi sót và sỏi tái phát sau mổ. Lợi dụng đường qua đầu ruột, các tác giả sử dụng
các dụng cụ để lấy sỏi dưới màn huỳnh quang tăng sáng hoặc kỹ thuật nội soi và
tán sỏi điện thủy lực hoặc tán sỏi Laser để lấy sỏi gan.
Ở Việt Nam, Đoàn Thanh Tùng [9] đã thực hiện lấy sỏi qua đầu ruột dưới da
29 trường hợp có sự hướng dẫn của X-quang cho tỷ lệ thành công tùy theo vị trí
sỏi từ 25-60%. Tác giả cũng thực hiện 10 trường hợp nội soi và tán sỏi điện thủy
lực qua đầu ruột, kết quả tốt 50%.
Ưu và nhược điểm: nhìn chung kỹ thuật này ít xâm hại được sử dụng tốt để
giải quyết sỏi sót và tái phát.
2.4. Lấy sỏi bằng phƣơng pháp nội soi ống tiêu hóa
1. Nguyễn Nhƣ Bằng (1991), "Đặc điểm giải phẫu bệnh của sỏi mật trong gan
và biến chứng tại bệnh viện Việt Đức", Tập hợp các công trình khoa học,
(Bệnh viện Việt Đức).
2. Nguyễn Ngọc Bích (1994), "Nghiên cứu kỹ thuật tạo van chống trào ngược
trên thực nghiệm và kết quả ứng dụng để điều trị và dự phòng nhiễm trùng
đường mật ngược dòng cho bệnh nhân được nối mật ruột kiểu Roux-en-y",
Luận án PTS Y học,Trường Đại học Y Hà Nội
3. Nguyễn Tiến Quyết (2002), "Nghiên cứu phương pháp mở nhu mô gan lấy
sỏi, dẫn lưu đường mật trong gan và nối mật ruột kiểu Roux-en-y tận bên để
điều trị sỏi trong gan", Luận án Tiến sỹ Y học,Học viện quân y
4. Đỗ Kim Sơn & Nguyễn Tiến Quyết (1986), "Dẫn lưu đường mật trong gan
qua nhu mô gan trong điều trị sỏi trong gan", Y học Việt Nam, 130(1): pp
5-8.
5. Đặng Tâm (2004), "Xác định vai trò của phương pháp tán sỏi qua da bằng
điện thủy lực", Luận án Tiến sỹ Y học,Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí
Minh
6. Nguyễn Đình Tam (1999), "Lấy sỏi đường mật qua da", Báo cáo khoa học
đại hội ngoại khoa Việt Nam lần thứ X: pp 56-62.
7. Văn Tần & Nguyễn Cao Cƣờng (2002), "Sỏi trong gan: dịch tễ, chỉ định
và kết quả phẫu thuật", Y học thành phố Hồ Chí Minh, 6(2): pp 225-237.
8. Đoàn Thanh Tùng (2002), "Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nối mật ruột
với đầu ruột dưới da kiểu Fagkan-Choutsoung cải tiến để điều trị sỏi sót và
sỏi tái phát sau mổ", Luận án Tiến sỹ Y học,Trường Đại học Y Hà Nội
9. Đoàn Thanh Tùng (2002), "Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nối mật ruột
với đầu ruột dưới da kiểu Fagkan-Choutsoung cải tiến để điều trị sỏi sót và
sỏi tái phát sau mổ
", Luận án Tiến sỹ Y học,Trường Đại học Y Hà Nội
10. Tôn Thất Tùng (1971), "Những cơ sở căn bản của phẫu thuật cắt gan", Cắt
gan, (NXB Y học): pp 5-73.
11. Tôn Thất Tùng (1971), "Sỏi trong gan và những chỉ định cắt gan", Cắt gan,
(NXB Y học): pp 259-274.
12. Burhenne H. J (1980), "Garland lecture. Percutaneous extraction of
retained biliary tract stones: 661 patients", AJR Am J Roentgenol, 134(5):
pp 889-98.
13. Burhenne H. J (1975), "Electrohydrolytic fragmentation of retained
common duct stones", Radiology, 117(3 Pt 1): pp 721-3.
14. Burhenne H. J, Becker C. D, Malone D. E, Rawat B, và cs (1989),
"Biliary lithotripsy: early observations in 106 patients. Work in progress",
Radiology, 171(2): pp 363-7.
15. M. F Chen & Y. Y Jan (1990), "Percutaneous transhepatic
cholangioscopic lithotripsy", Br J Surg, 77(5): pp 530-2.
16. M. F Chen, Y. Y Jan, C. S Wang, T. L Hwang, và cs (1997), "Role of
hepatic resection in surgery for bilateral intrahepatic stones", Br J Surg,
84(9): pp 1229-32.
17. Cheung M. T (1997), "Postoperative choledochoscopic removal of
intrahepatic stones via a T tube tract", Br J Surg, 84(9): pp 1224-8.
18. Choi T. K, Fok M, Lee M. J, Lui R, và cs (1986), "Postoperative flexible
choledochoscopy for residual primary intrahepatic stones", Ann Surg,
203(3): pp 260-5.
19. D. L. Crawford & E. H. Phillips (1999), "Laparoscopic common bile duct
exploration", World J Surg, 23(4): pp 343-9.
20. Mazzariello R (1970), "Removal of residual biliary tract calculi without
reoperation", Surgery, 67(4): pp 566-73.
21. L. R Mo, M. H Hwang, S. K Yueh, J. C Yang, và cs (1988),
"Percutaneous transhepatic choledochoscopic electrohydraulic lithotripsy
(PTCS-EHL) of common bile duct stones", Gastrointest Endosc, 34(2): pp
122-5.
22. Sheen-Chen S. M, Chou F. F, Lee C. M, Cheng Y. F, và cs (1993), "The
management of complicated hepatolithiasis with intrahepatic biliary
stricture by the combination of T-tube tract dilation and endoscopic
electrohydraulic lithotripsy", Gastrointest Endosc, 39(2): pp 168-71.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_phuong_phap_phau_thuat_trong_dieu_tri_soi_trong_gan.pdf