Nghiên cứu đã đưa ra hai phương pháp thu nhận
gum có thành phần hóa học khác nhau. Gum sương
sáo có chứa một tỉ lệ xylan và LM pectin (có mức độ
methyl hóa khác nhau). Về cơ bản, gum sương sáo là
một loại gum “lỏng” thuộc lưu chất Newton, do đó
việc sử dụng gum sương sáo không làm thay đổi độ
nhớt của sản phẩm có sử dụng khuấy trộn ở tốc độ
cao. Trong các qui trình công nghệ, độ nhớt của sản
phẩm tăng khi tăng hàm lượng gum bổ sung hay giảm
nhiệt độ. Kết quả phân tích năng lượng hoạt hóa cho
thấy mẫu CAS nhạy cảm với nhiệt độ hơn mẫu ETH,
có nghĩa là ở cùng một nhiệt độ thì mẫu CAS cho độ
nhớt thấp hơn mẫu ETH. Các mẫu gum đều đạt độ
nhớt cao nhất ở pH 10 và thấp nhất ở pH 6. Khi bổ
sung sucrose vào gum sương sáo sẽ làm tăng độ nhớt
của sản phẩm.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các Phương Pháp Thu Nhận và Đặc Tính Lưu Biến Của Gum Sương Sáo (Mesona Blumes Benth) Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 100-105
100
Các Phương Pháp Thu Nhận và Đặc Tính Lưu Biến Của Gum Sương Sáo
(Mesona Blumes Benth) Việt Nam
Extraction methods and rheological behavior of Vietnamese Suong sao (Mesona Blumes Benth) gum
Trịnh Khánh Sơn1,* , Nguyễn Thùy Linh2
1Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, 01 Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp.HCM
2Đại học Nông Lâm Tp.HCM, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp.HCM
Đến Tòa soạn: 01-7-2017; chấp nhận đăng: 25-01-2018
Tóm tắt
Gum từ lá sương sáo được thu nhận bằng bằng nhiều phương pháp. Việc sử dụng nhiệt và bổ sung CaSO4
hoặc ethanol giúp tạo gel của gum (mẫu CAS và ETH). Phổ FTIR cho thấy các mẫu gum sương sáo có
chứa xylan và pectin có mức độ methoxyl thấp với các tỉ lệ khác nhau. Tùy theo nồng độ gum và tốc độ biến
dạng mà gum sương sáo thể hiện đặc tính của chất lỏng Newton hay giả dẻo. Năng lượng hoạt hóa (Ea) của
các mẫu gum sương sáo ở mức từ -15,71 đến -23,02 (kJ/mol) chứng tỏ các gum này khá nhạy cảm với nhiệt
độ và khi tăng nhiệt độ thì độ nhớt của mẫu gum giảm. Độ nhớt gum tăng mạnh ở pH 6-10 hoặc khi có bổ
sung đường (glucose, sucrose).
Từ khóa: đường, độ nhớt, gum, năng lượng hoạt hóa, sương sáo
Abstract
Suong sao gum was prepared by different methods. Calcium sulafate or ethanol adding is necessary for a
gel formation (sample CAS and ETH). Fourier transform infrared spectroscopy (FTIR) measurement
indicating that suong sao gum contains xylan and LM pectin with various ratio. Base on gum concentration
and shear rate, suong sao gum exhibits Newtonian fluid or pseudoplatic material. Besides, activation energy
(Ea) of gums were from -15,71 to -23,02 (kJ/mol) reflecting their heat sensitivity and the increase of
temperature resulting in the increase of viscosity. Furthermore, at pH 6-10 or adding sugars (glucose,
sucrose) causes the increase in gum viscosity.
Keywords: activation energy, gum, sugar, suong sao, viscosity.
1. Giới thiệu
Sương*sáo là một loại cây dược liệu được sử
dụng nhiều ở Trung Quốc và vùng Đông Nam Á như
một dược phẩm truyền thống [1]. Gum sương sáo có
độ nhớt thấp và có nhiều ứng dụng trong thực phẩm
như dùng trong các sản phẩm kem [2]. Đã có nhiều
nghiên cứu về thu nhận và đánh giá các tính chất về
độ nhớt của gum sương sáo [2-4]. Gum sương sáo
được thu nhận bằng cách sử dụng NaHCO3 và được
kết tủa bằng nhiều tác nhân khác nhau trong đó có
ethanol [4]. Theo Feng T. et al. [2], độ nhớt của gum
sương sáo tăng khi tăng hàm lượng gum, hay tăng
hàm lượng sucrose bổ sung. Gum sương sáo đạt độ
nhớt cao nhất ở pH 10 và thấp nhất ở pH 6. Thêm vào
đó, nhiệt độ của mẫu gum tỉ lệ nghịch với độ nhớt.
Tuy vậy, hầu như chưa có nhiều nghiên cứu trong
nước đề cập đến những vấn đề nêu trên. Chính vì vậy,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích
thu nhận, đánh giá và so sánh các đặc tính lưu biến
của gum sương sáo, đặc biệt là với cây sương sáo
* Địa chỉ liên hệ: Tel.: (+84) 935.133.734
Email: sontk@hcmute.edu.vn
được trồng ở thổ nhưỡng Việt Nam, với các kết quả
ngoài nước. Từ đó, giúp các nhà sản xuất hiểu rõ hơn
các thay đổi về lưu biến của sản phẩm có sử dụng
gum sương sáo.
2. Vật liệu và phương pháp
2.1. Phương pháp thu nhận gum Sương sáo
Sương sáo (Mesona Blumes Benth) được mua từ
chợ địa phương ở quận Thủ Đức, TP.HCM vào
khoảng thời gian từ tháng hai đến tháng ba. Lá được
tuốt khỏi dây, được sấy đối lưu (45oC, 48 giờ) để đạt
độ ẩm ~10% (w/w). Lá được nghiền nhỏ thành bột và
rây (Ø=125m). Sau đó, bột lá được bảo quản
(~30oC) trong hai lớp bao PE được hút chân không và
hàn kín. Gum sương sáo được thu nhận cơ bản dựa
trên phương pháp được mô tả bởi Feng T. et al. [2]
hoặc có chỉnh sửa. Có sáu phương pháp thu nhận
gum sương sáo như sau: (a) Phương pháp 1 (mẫu
ETH): bột lá (5,0 g) được cho vào cốc thủy tinh 250-
ml và được trộn đều với 0,14 g/L NaHCO3 (125 ml),
sau đó đậy kín. Huyền phù bột lá được để trong bể ổn
nhiệt trong 2 giờ ở 95oC, mẫu được liên tục lắc đều.
Sau đó, dịch chiết được lọc qua rây (Ø=125m). Dịch
qua rây được kết tủa với ethanol 96% (sao cho nồng
độ ethanol trong dịch chiết đạt 70%, v/v). Mẫu được
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 100-105
101
đặt ở nhiệt độ phòng (~30oC) trong 10 phút để quan
sát sự tạo gel/kết tủa (nếu có) [2]. (b) Phương pháp 2
(mẫu CAS): bột lá (5,0 g) được cho vào cốc thủy tinh
250-ml và được trộn đều với 0,14 g/L NaHCO3 (125
ml), sau đó đậy kín. Huyền phù bột lá được để trong
bể ổn nhiệt trong 2 giờ ở 95oC, mẫu liên tục được lắc
đều. Sau đó, dịch chiết được lọc qua rây (Ø=125m).
Dịch qua rây được bổ sung CaSO4 khan (0,3%, w/v)
và trộn đều. Mẫu được đặt ở nhiệt độ phòng trong 10
phút để quan sát sự tạo gel/kết tủa (nếu có). (c)
Phương pháp 3 (mẫu ETA): bột lá (5,0 g) được cho
vào cốc thủy tinh 250-ml và được trộn đều với nước
cất (DW) (125 ml), sau đó đậy kín. Huyền phù bột lá
được để trong bể ổn nhiệt trong 2 giờ ở 95oC, mẫu
liên tục được lắc đều. Sau đó, dịch chiết được lọc qua
rây (Ø=125m). Dịch qua rây được kết tủa với
ethanol 96% (sao cho nồng độ ethanol trong dịch
chiết đạt 70%, v/v). Mẫu được đặt ở nhiệt độ phòng
trong 10 phút để quan sát sự tạo gel/kết tủa (nếu có).
(d) Phương pháp 4 (mẫu CAA): bột lá (5,0 g) được
cho vào cốc thủy tinh 250-ml và được trộn đều với
DW (125 ml), sau đó đậy kín. Huyền phù bột lá được
để trong bể ổn nhiệt trong 2 giờ ở 95oC, mẫu liên tục
được lắc đều. Sau đó, dịch chiết được lọc qua rây
(Ø=125m). Các mẫu dịch qua rây được bổ sung dần
dần CaSO4 khan (0,025-0,5%, w/v) và trộn đều. Mẫu
được đặt ở nhiệt độ phòng trong 10 phút để quan sát
sự tạo gel/kết tủa (nếu có). (e) Phương pháp 5 (mẫu
CAB): bột lá (5,0 g) được cho vào cốc thủy tinh 250-
ml, được trộn đều với DW (125 ml), được bổ sung
dần dần CaSO4 khan (0,025-0,5%, w/v) và trộn đều.
Sau đó, huyền phù bột lá được rây (Ø=125m). Mẫu
được đặt ở nhiệt độ phòng trong 10 phút để quan sát
sự tạo gel/kết tủa (nếu có). (f) Phương pháp 6 (mẫu
CAC): bột lá (5,0 g) được cho vào cốc thủy tinh 250-
ml, được trộn đều với NaHCO3 0,14 g/L (125 ml),
liền sau đó được bổ sung dần dần CaSO4 khan
(0,025-0,5%, w/v) và trộn đều. Sau đó, huyền phù bột
lá được rây (Ø=125m). Mẫu được đặt ở nhiệt độ
phòng trong 10 phút để quan sát sự tạo gel/kết tủa
(nếu có).
Các mẫu gum, những mẫu có khả năng tạo gel
(mẫu ETH và CAS), sẽ được sấy đối lưu 45oC trong
48 giờ để đạt độ ẩm <10% (w/w). Sau đó mẫu được
nghiền nhỏ và rây (Ø=125m). Bột mẫu tương ứng
được bảo quản trong hai lớp bao PE được hút ẩm và
hàn kín cho đến khi được sử dụng tiếp theo. Các mẫu
bột gum được pha loãng với DW để có các mẫu gum
0,3-20% (w/v). Hiệu suất thu nhận gum được tính
theo công thức: YE (%) = mgel/mmaterial×100%. Trong
đó, mgel và mmaterial là khối lượng của gel sau sấy khô
và khối lượng của bột khô (tính theo khối lượng khô).
2.2. Phổ hồng ngoại Fourier (FTIR)
Mẫu bột gum (2 mg) được trộn với KBr (200
mg) và được nén ở 8 bar trong 10 phút trước khi
được đưa vào thiết bị FTIR. Phổ FTIR được ghi nhận
bằng thiết bị FTIR-8400S (Shimadzu, Japan). Phổ
hấp thu được ghi nhận từ số sóng từ 4000 đến 400
cm-1 và 1866 điểm cho mỗi lần quét phổ [5].
2.3. Các tính chất về độ nhớt
Sự thay đổi về độ nhớt của mẫu gum sương sáo
ở các nồng độ khác nhau (0,5-20 %, w/v) với các
nhiệt độ từ 25 đến 65oC (trong bể ổn nhiệt) được ghi
nhận bằng thiết bị đo độ nhớt (cP) Brookfield model
DV-II+ Pro (Brookfield Engineering Laboratories,
Middleboro, MA) [6]. Đầu đo Spindle No.61 được sử
dụng để ghi nhận ảnh hưởng của tốc độ quay (1,5 đến
100 rpm) đến độ nhớt của mẫu. Để xác định sự thay
đổi độ nhớt của mẫu theo nhiệt độ và hàm lượng mẫu
gum, đầu đo Spindle No.61 được sử dụng ở tốc độ
quay 100 rpm. Cốc thủy tinh loại 500-ml được dùng
để chứa các mẫu, mẫu được cho vào cốc sao cho vừa
đủ ngập rãnh trên trục gắn đầu dò. Mẫu được ổn nhiệt
10 phút trước khi đo. Ảnh hưởng của tốc độ quay lên
độ nhớt của gum được thực hiện ở điều kiện tốc độ
quay của đầu đo từ 0,3-100 rpm với các mẫu ETH và
CAS ở hàm lượng từ 0,3-20% (w/v) ở nhiệt độ 25oC.
Ảnh hưởng của nhiệt độ và hàm lượng gum được
thực hiện ở điều kiện tốc độ quay 100 rpm, nhiệt độ
25-65oC với các mẫu ETH và CAS ở hàm lượng từ
0,5-20% (w/v). Ảnh hưởng của pH (điều chỉnh bằng
dung dịch NaOH và HCl) lên độ nhớt của các mẫu
gum được thực hiện ở điều kiện tốt độ quay 100 rpm,
với các mẫu ETH và CAS ở hàm lượng 10% (w/v) ở
25oC. Ảnh hưởng của đường sucrose và glucose (0-
50%, w/v) lên độ nhớt của mẫu gum được thực hiện ở
điều kiện tốc độ quay 100 rpm, với các mẫu ETH và
CAS có hàm lượng 10% ở 25oC.
2.4. Xác định thành phần hóa học
Độ ẩm, hàm lượng tro tổng, protein, lipid và
đường tổng của bột lá được xác định theo phương
pháp của Suzanne N. [7].
2.5. Phân tích thống kê
Giá trị trung bình (n=3) và độ lệch chuẩn được
thể hiện thành kết quả. Phân tích phương sai Anova
một yếu tố (Duncan’s test, P < 0,05) được tiến hành
để xác định sự khác biệt giữa các kết quả. Tất cả các
phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm
SPSS (Ver. 17,0; SPSS, Chicago, Ill., U.S.A.).
3. Kết quả và bàn luận
3.1. Thành phần hóa học của bột lá sương sáo
Bột lá có thành phần hóa học gồm độ ẩm, tro,
protein, lipid và carbohydrate tương ứng là 9,12;
26,46; 9,11; 2,03 và 48.63%. Sự khác biệt trong thành
phần hóa học của bột lá sương sáo trong nghiên cứu
của chúng tôi và Feng T. et al [2] là do mẫu được thu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 100-105
102
hoạch từ các điều kiện thổ nhưỡng và canh tác khác
nhau.
3.2. Ảnh hưởng của các phương pháp thu nhận đến
khả năng tạo gel của gum sương sáo
Hiệu suất thu nhận gum sương sáo ở các mẫu
tạo gel/kết tủa (ETH và CAS) lần lượt là 23,47 và
17,65 %. Lai L.S. và Chao S.J. [10], đã báo cáo hiệu
suất trích ly gum từ lá sương sáo là 29.4%. Trong khi
đó, Yang và Huang [11] công bố hiệu suất trích ly
gum từ lá sương sáo lần lượt là 33,8% và 43,5%.
Điều này cho thấy rằng, nguồn gốc nguyên liệu cũng
như phương pháp tiến hành ảnh hưởng đáng kể đến
hiệu suất thu nhận gum sương sáo. Chỉ có phương
pháp 1 và 2 (mẫu ETH và CAS) là tạo được gel trong
quá trình thu nhận. Các mẫu này được sấy để tạo bột
ETH và CAS. Thông qua các phương pháp thu nhận
gum sương sáo, có thể thấy rằng việc bổ sung
NaHCO3 sẽ làm cho pH dung dịch trích ly bị kiềm
hóa (pH~10,10). Sau đó, dung dịch được gia nhiệt và
tiếp tục bổ sung CaSO4 hoặc ethanol dẫn đến việc
hình thành gel. Phương pháp 1 và 2 cho thấy, vai trò
của NaHCO3 là rất quan trọng trong việc hình thành
gel của mẫu. Các phương pháp cho thấy vai trò của
việc sử dụng nhiệt độ cao (95oC, 2 giờ) trong việc
trích ly gum từ bột lá sương sáo. Song song với sáu
phương pháp nêu trên, chúng tôi cũng tiến hành việc
trích ly có sử dụng 0,14 g/L NaHCO3, có sử dụng
nhiệt độ cao (95oC, 2 giờ) nhưng không sử dụng
ethanol hoặc CaSO4 ở các bước tiếp theo. Tuy nhiên,
cách thực hiện này không dẫn đến kết quả tạo thành
gel.
Hình 1. Phổ FITR của mẫu gum ETH và CAS
Hầu hết các loại gum khi hòa tan trong dung
dịch có thể bị kết tủa khi có mặt của ethanol với hàm
lượng khoảng 70% (dung dịch:ethanol=1:3), nhất là
đối với các loại gum với thành phần polysaccharide
có khối lượng phân tử lớn. Các gum với thành phần
polysaccharide có khối lượng phân tử nhỏ hầu như rất
khó kết tủa ngay cả khi có mặt ethanol ở hàm lượng
cao hơn (dung dịch:ethanol=1:4). Các polysaccharide
tích điện âm có thể dễ dàng bị kết tủa dẫn đến tạo gel
khi có mặt của calcium [12] hoặc các ion kim loại hóa
trị hai khác [13]. Sự tạo thành gel của pectin có mức
độ methoxyl thấp (LM pectin) xảy ra khi có mặt của
ion Ca2+ ở một khoảng pH rộng với sự có mặt hoặc
không có mặt của đường. Cơ chế tạo gel của LM
pectin là do sự tạo thành các mạch đối song song
được liên kết bởi ion Ca2+ tạo thành chuỗi xoắn với
các khối “egg-box”, được gây ra do sự tương tác giữa
Ca2+ và nhóm carboxyl [14-15]. Việc gia tăng hàm
lượng ion Ca2+ sẽ làm tăng các khối “egg-box” từ đó
làm tăng khả năng kết tủa dẫn đến tạo gel của LM
pectin [14]. Kết quả này cũng được quan sát trong
nghiên cứu của chúng tôi.
3.3. Phổ FTIR
Phổ FTIR là một công cụ cơ bản và hữu ích
trong việc xác định cấu tạo hóa học và các nhóm chức
hóa học của các chất hữu cơ một cách đơn giản và
nhanh chóng [8]. Hai đỉnh nằm chồng lấn nhau tại
~1066 và 1030 cm-1 được gây ra bởi liên kết (1→3)
của xylan [5]. Đỉnh hấp thu 1650 cm-1 là dấu hiệu
nhận biết của nhóm carboxyl tự do của pectin; trong
khi đó, đỉnh hấp thu 1750 cm-1 là do các nhóm chức
ester của pectin gây ra [9]. Hình 1 cho thấy đỉnh hấp
thu 1750 cm-1 (vai của đỉnh 1650 cm-1) thấp hơn đỉnh
hấp thu 1650 cm-1 chứng tỏ sự hiện diện của low
methoxyl (LM) pectin. Kết quả phổ FTIR của hai
mẫu gum sương sáo ETH và CAS cho thấy cả hai
mẫu gum này đều chứa tỉ lệ khác nhau của xylan và
LM pectin (ở các mức methoxyl khác nhau).
3.4. Ảnh hưởng của tốc độ biến dạng lên độ nhớt
của 2 mẫu ETH và CAS
Ở hàm lượng thấp (1-5 %), độ nhớt của cả hai
mẫu gum hầu như không bị ảnh hưởng bởi tốc độ
biến dạng (hình 2). Tuy nhiên, với nồng độ cao hơn
10%, trong khoảng tốc độ biến dạng thấp (3,0 s-1),
độ nhớt gum sương sáo giảm khi tăng tốc độ biến
dạng. Trong tất cả các mẫu, khi tốc độ biến dạng >3,0
s-1, độ nhớt của mẫu độc lập với tốc độ biến dạng.
Mẫu ETH có độ nhớt cao hơn mẫu CAS trong tất cả
các điều kiện thí nghiệm. Căn cứ theo nghiên cứu của
Mitschka P. [16] và Medeni M. [6], i=kN(n)Ni;
trong đó I là tốc độ biến dạng (shear rate, s-1), Ni là
tốc độ quay (rpm) của đầu đo, n là chỉ số dòng chảy
(flow index, n=1 được xác định trong nghiên cứu của
chúng tôi với R2>0.95), kN (=0.967) là hệ số thực
nghiệm [16]. Mối tương quan giữa độ nhớt (cP) và
tốc độ biến dạng được sử dụng để xác định thuộc tính
lưu chất của mẫu. Do độ nhớt hầu như không thay đổi
khi thay đổi tốc độ biến dạng, gum sương sáo được
xem là thuộc nhóm chất lỏng Newton (chất lỏng thật
sự). Tuy nhiên, khi nồng độ gum cao đồng thời với
tốc độ biến dạng thấp (i <3,0), gum sương sáo lại thể
hiện tính chất của chất lỏng giả dẻo (shear-thinning)
[2,17]. Một sản phẩm có tính giả dẻo là khi cho vào
chai và lắc thì sẽ trở nên “lỏng” và sản phẩm này có
thể bổ sung trực tiếp vào quá trình nhào trộn đang
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 100-105
103
diễn ra [18]. Kết quả này được xem là khá tương
đồng với nghiên cứu của Feng T. et al [2].
3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ và hàm lượng gum lên
độ nhớt của 2 mẫu ETH và CAS
Mẫu ETH và CAS ở các mức hàm lượng thấp
(<5,0 %) có độ nhớt thấp và gần như không có nhiều
sự khác biệt (hình 3). Ở hàm lượng gum ≥5,0 %, đặc
biệt ở mức >10%, độ nhớt tỉ lệ thuận với hàm lượng
gum nhưng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ. Càng tăng hàm
lượng gum thì sự khác biệt về độ nhớt theo nhiệt độ
càng lớn. Có thể thấy rằng, trong tất cả các điều kiện
thì mẫu CAS luôn có độ nhớt thấp hơn mẫu ETH.
Attia M. Elfak et al [19] cho rằng, mẫu gum có độ
nhớt cao là do thành phần polysaccharide trong mẫu
có cấu hình dãn rộng hơn. Ở nhiệt độ cao, mạch
polysaccharide tháo xoắn, các phân tử polysaccharide
bị kích hoạt và chuyển động, năng lượng hoạt hóa
(Ea) của các chuyển động này đủ cao để vượt qua các
lực ràng buộc giữa các phân tử với nhau làm dung
dịch trở lên lỏng hơn và giảm độ nhớt [20]. Ảnh
hưởng của nhiệt độ lên độ nhớt của các mẫu gum
được mô tả theo phương trình Arrhenius:
=Aexp(Ea/RT), trong đó là độ nhớt (cP hoặc mPa.s-
1) A là hằng số, R là hằng số khí lý tưởng (8,31246
J/K/mol), T là nhiệt độ Kelvin (K) và Ea là năng
lượng hoạt hóa (kJ/mol). Phương trình Arrhenius có
thể được biểu diễn dưới dạng đường thẳng tuyến tính:
ln()=(-Ea/R)(1/T)+ln(A). Phương trình Arrhenius và
năng lượng hoạt hóa Ea của mẫu ETH và CAS được
thể hiện ở bảng 1. Giá trị âm của Ea thể hiện mối
tương quan tỉ lệ nghịch giữa độ nhớt và nhiệt độ
(trong khoảng khảo sát). Giá trị tuyệt đối Ea cao
tương ứng với sự nhạy cảm với nhiệt độ của gum
sương sáo, điều này cũng đã được quan sát ở
carragenan, xanthan, tinh bột, pectin và gelatin [20].
Kết quả này cho thấy việc kiểm soát nhiệt độ sẽ đóng
một vai trò quan trọng trong qui trình kỹ thuật có sử
dụng gum sương sáo [2].
3.6. Ảnh hưởng của pH và đường lên độ nhớt của 2
mẫu ETH và CAS
pH có ảnh hưởng rõ rệt lên độ nhớt của mẫu gum
ETH và CAS (hình 4-trên và 5). Trong khoảng pH
acid từ 5-6 hoặc pH kiềm từ 10-12 , độ nhớt có xu
hướng tỉ lệ nghịch với pH. Ngược lại, trong khoảng
pH từ 6-10, độ nhớt tỉ lệ thuận với sự thay đổi pH.
Trong môi trường acid mạnh (pH<4), nhóm -COO-
của polysaccharide trong dung dịch bị proton hóa dẫn
đến việc polysaccharide không bị tích điện và trở nên
uyển chuyển hơn, từ đó làm giảm độ nhớt. Ở môi
trường acid yếu hoặc môi trường có pH dần dần tăng
cao, nhóm carboxyl bị proton hóa một phần hoặc
hoàn toàn không bị proton hóa dẫn đến hình thành lực
đẩy tĩnh điện giữa các nhóm -COO- có mặt trên mạch
polysaccharide từ đó làm cho các chuỗi bị dãn ra và
làm tăng độ nhớt của dung dịch. Kết quả này cũng
được quan sát ở dung dịch xanthan gum trong khoảng
pH 2,5-5,0 [21]. Ở một khoảng pH kiềm xác định
(pH~10), -OH- trên polysaccharide tương tác với
nước tạo các liên kết hydrogen nội mạch. Lúc này
chuỗi polymer tích điện một phần và tạo lực đẩy tĩnh
điện làm các chuỗi bị dãn mạnh từ đó làm tăng độ
nhớt dung dịch. Khi tiếp tục tăng pH (>10), cùng với
giá trị pH cao là hàm lượng ion Na+ cao dẫn đến việc
làm che chắn lực đẩy tĩnh điện giữa các nhóm tích
điện trên polysaccharide từ đó làm chuỗi polymer bị
cuộn xoắn lại kéo theo giảm độ nhớt của dung dịch
[22].
Hình 2. Ảnh hưởng của tốc độ
biến dạng lên độ nhớt của gum
(25oC).
Hình 3. Ảnh hưởng của hàm
lượng và nhiệt độ lên độ nhớt của
gum (100 rpm).
Hình 4. Ảnh hưởng của pH, đường
sucrose và glucose lên độ nhớt của
gum (10 % w/v, 25oC, 100 rpm).
0
10
20
30
40
50
60
0 50 100 150
D
o
n
h
o
t
(c
P
)
Toc do bien dang (s-1)
ETH 1%ETH
2%ETH
5%ETH
10%ETH
15%ETH
20%ETH
0
5
10
15
20
25
30
0 50 100 150
D
o
n
h
o
t
(c
P
)
Toc do bien dang (s-1)
CAS 1%CAS
2%CAS
5%CAS
10%CAS
15%CAS
20%CAS
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 100-105
104
Bảng 1. Phương trình Arrhenius và năng lượng hoạt
hóa (Ea) của các mẫu gum sương sáo.
Mẫu Hàm
lượng
(%, w/w)
Phương trình
Arrhenius
Hệ số
R2
Ea
(kJ/mol)
ETH
2,0 y = 2267,8x-5,8789 0,9710 -18,85
5,0 y = 2419,6x-5,9753 0,9799 -20,12
20,0 y = 1890,4x-2,8079 0,9735 -15,71
CAS
2,0 y = 2441,1x-7,3167 0,9595 -20,30
5,0 y = 2733,6x-7,7212 0,9954 -23,02
20,0 y = 2766,8x-6,2388 0,9951 -23,00
Hình 5. Ảnh hưởng của pH lên độ nhớt của gum
sương sáo trong dung dịch [17].
Hàm lượng đường bổ sung tỉ lệ thuận với độ
nhớt của mẫu gum ETH và CAS (hình 4-dưới). Dung
dịch sucrose có độ nhớt cao hơn dung dịch glucose.
Vì vậy, việc bổ sung sucrose vào gum sương sáo có
khuynh hướng làm cho độ nhớt cao hơn so với việc
bổ sung glucose. Trong đó, mẫu ETH luôn có độ nhớt
cao hơn mẫu CAS, tuy nhiên sự khác biệt không quá
lớn. Mặc dù vậy, sự khác biệt về độ nhớt của dung
dịch gum gây ra do việc bổ sung glucose hoặc
sucrose ở các hàm lượng khác nhau là không nhiều.
Trong hai loại đường, dường như sucrose có sự tương
tác với gum hơn là glucose. Theo Attia M. Elfak et al.
[19], khi đường được bổ sung vào dung dịch
polysaccharide sẽ làm giảm hoạt độ nước, làm tương
tác polysaccharide-dung môi giảm và làm tăng tương
tác polysaccharide-polysaccharide từ đó kéo theo độ
nhớt của mẫu gum gia tăng.
4. Kết luận
Nghiên cứu đã đưa ra hai phương pháp thu nhận
gum có thành phần hóa học khác nhau. Gum sương
sáo có chứa một tỉ lệ xylan và LM pectin (có mức độ
methyl hóa khác nhau). Về cơ bản, gum sương sáo là
một loại gum “lỏng” thuộc lưu chất Newton, do đó
việc sử dụng gum sương sáo không làm thay đổi độ
nhớt của sản phẩm có sử dụng khuấy trộn ở tốc độ
cao. Trong các qui trình công nghệ, độ nhớt của sản
phẩm tăng khi tăng hàm lượng gum bổ sung hay giảm
nhiệt độ. Kết quả phân tích năng lượng hoạt hóa cho
thấy mẫu CAS nhạy cảm với nhiệt độ hơn mẫu ETH,
có nghĩa là ở cùng một nhiệt độ thì mẫu CAS cho độ
nhớt thấp hơn mẫu ETH. Các mẫu gum đều đạt độ
nhớt cao nhất ở pH 10 và thấp nhất ở pH 6. Khi bổ
sung sucrose vào gum sương sáo sẽ làm tăng độ nhớt
của sản phẩm.
Lời cảm ơn
Trân trọng cảm ơn Đại học Sư phạm kỹ thuật
TP.HCM đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này.
Tài liệu tham khảo
[1]. Lai, L. S., & Lin, P. H., Application of decolorized
hsian-tsao leaf gum to low-fat salad dressing model
emulsions: Rheological study, Journal of Food
Science and Agriculture. 84 (2004), 1307–1314.
[2]. Feng T., Gu Z. B. and Jin Z. Y., Chemical
composition and some rheological properties of
mesona blumes gum, Food Science and Technology
International, 13 (2007), 55–61.
[3]. Feng T., Gu Zheng B., Jin Zheng Y., Zhuang H.N.,
Isolation and characterization of an acidic
polysaccharide from Mesona Blumes gum,
Carbohydrate Polymers. 71 (2008), 159-169.
[4]. Lai L.S., Tung J., Lin P.S., Solution properties of
hsian-tsao (Mesona procumbens Hemsl) leaf gum,
Food Hydrocolloids. 14 (2000), 287–294.
[5]. Singthong, J., Ningsanond, S., & Cui, S. W.,
Extraction and physicochemical characterisation of
gum from Yanang (Tiliacora triandra) leaves, Food
Chemistry. 114 (2009), 1301–1307.
[6]. Medeni M., Rheological behavior of liquorices
(Glycyrrhiza glabra) extract, Journal of Food
Engineering, 39 (1999), 389–393.
[7]. Suzanne Nielsen S., Food analysis, 3rd Edition,
Kluwer Academic/Plenum Publishers, New York,
USA (2003).
[8]. Kacˇuráková M., Wellner N., Ebringerová, A.,
Hromádková, Z., Wilson, R.H., & Belton, P.S.,
Characterisation of xylan-type polysaccharides and
associated cell wall components by FT-IR and FT-
Raman spectroscopies, Food Hydrocolloids. 13
(1999), 35–41.
[9]. Vania U.O., Agustin R.C., Jaime L.M., Elizabeth
C.M., Alfonso A. G., and Benjamín R.W., A novel
pectin material: extraction, characterization and
gelling properties, International Journal of Molecular
Sciences. 11 (2010), 3686–3695.
[10]. Lai L.S, Chao S.J., Effects of salts on the thermal
reversibility of starch and hsian-tsao (mesona
procumbens hemsl) leaf gum mixed system, Journal
of Food Science. 65 (2000), 954-959.
[11]. Yang, C. C., Huang, S. H., The gel-forming
properties and chemical compositions of the gum
extract from leaf, stem and root of the hsian-tsao herb
(Mesona procumbens Hemsl), Food Science
(Taiwan). 17 (1990), 260–265.
[12]. Ann-Charlotte Eliasson, Carbohydrate in food,
Marcel Dekker, Inc., USA (1996).
[13]. Thibault, J.F., & Ralet, M.C., Physico-chemical
properties of pectins in the cell walls and after
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 100-105
105
extraction, In A. G. J. Voragen, H. Schols, & R.
Visser (Eds.), Advances in pectin and pectinase
research (pp. 91-105). Dordrecht, The Netherlands:
Kluwer Academic Publishers (2003).
[14]. Ilse Fraeye Thomas Duvetter, Euge´nie Doungla, Ann
Van Loey and Marc Hendrickx, Fine-tuning the
properties of pectinecalcium gels by control of pectin
fine structure, gel composition and environmental
conditions, Trends in Food Science & Technology. 21
(2010), 219-228.
[15]. Löfgren C., Guillotin S., Evenbratt H. Schols
H., Hermansson A.M., Effects of calcium, pH, and
blockiness on kinetic rheological behavior and
microstructure of HM pectin gels,
Biomacromolecules. 6 (2005), 646-652.
[16]. Mitschka P., Simple conversion of Brookfield R.V.T
reading into viscosity functions. 21 (1982), 207-209.
[17]. James F. Steffe, Rheological methods in food process
engineering, Second Edition, Freeman Press, USA
(1996).
[18]. Paul Singh R. and Dennis R. Heldman, Introduction
to food engineering, Fourth Edition, Elsevier’s
Science & Technology Rights, UK (2009).
[19]. Attia M. Elfak, Geoffrey Pass, Glyn O. Phillips,
Robert G. Morley, The viscosity of dilute solutions of
guar gum and locust bean gum, Journal of the Science
Food and Agriculture. 28 (1997), 895-899.
[20]. Marcotte M., Hoshahili A.R.T. and Ramaswamy
H.S., Rheological properties of selected hydrocolloids
as a function of concentration and temperature, Food
Research International. 34 (2001), 695–703.
[21]. Cristina-Elza Brunchi, Maria Bercea, Simona
Morariu, Mihaela Dascalu, Some properties of
xanthan gum in aqueous solutions: Effect of
temperature and pH, Journal of Polymer Research. 23
(2016), 123.
[22]. Shibin Wang, Hongbiao Tang, Jianchun Guo, Kunjie
Wang, Effect of pH on the rheological properties of
borate crosslinked hydroxypropyl guar gum hydrogel
and hydroxypropyl guar gum, Carbohydrate
Polymers. 147 (2016), 455-463.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 018_17_111_1811_2095470.pdf