Các quy định của pháp luật về cam kết loại trừ bán phá giá và kiến nghị

Thứ nhất, sửa đổi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 81 Luật QLNT 2017 là: “BTBCT có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước và đề nghị của CQĐT”. Việc sửa đổi này đảm bảo quy định này đúng với thẩm quyền của Bộ Công Thương được xác định tại khoản 2 Điều 6 Luật QLNT 2017 và phù hợp với nhiệm vụ quyền hạn của CQĐT theo quy định tại Điều 73 Luật QLNT 2017. Trong đó, CQĐT chính là cơ quan của Bộ Công Thương, giúp Bộ Công Thương thực hiện hoạt động điều tra các hoạt động thương mại có thể ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước. Thứ hai, pháp luật cần tạo điều kiện cho việc tăng khả năng áp dụng cam kết. Theo quy định tại Điều 8.3 của Hiệp định ADA thì: “Cam kết giá được đưa ra có thể không được chấp nhận nếu như các cơ quan có thẩm quyền xét thấy việc chấp nhận đó không mang tính thực tế Nếu như trường hợp đó xảy ra và nếu như có thể thực hiện được, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cho các nhà xuất khẩu biết lý do tại sao họ lại coi việc chấp nhận đề nghị đó là không thích hợp và trong chừng mực có thể sẽ tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu được phản biện”. Rõ ràng quy định của Hiệp định ADA đã mở ra cơ hội cho bên đưa ra cam kết có sự giải trình, phản biện và nếu sau những giải trình, phản biện được xác định là hợp lý thì có thể cam kết vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP thì: “Căn cứ báo cáo của CQĐT, BTBCT xem xét ban hành quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận cam kết của Bên đề nghị. Trường hợp không chấp nhận cam kết của Bên đề nghị, BTBCT phải thông báo lý do không chấp nhận cam kết”. Có nghĩa là về nguyên tắc, cam kết sẽ không được thực hiện, chấp nhận sau khi BTBCT xác định và thông báo lý do. Bên cam kết sẽ không có cơ hội giải trình, phản biện. Điều này là chưa hợp lý nên chúng tôi kiến nghị bổ sung nội dung “bên cam kết có thể phản biện, trình bày quan điểm với những lý do được BTBCT nêu trong quyết định không chấp nhận cam kết” để BTBCT xem xét lại quyết định của mình. Tuy nhiên, thời gian để bên cam kết đưa ra phản biện, quan điểm về các lý do bị từ chối là phải trong thời gian hợp lý thì việc phản biện này mới được BTBCT xem xét. Quy định này sẽ vừa tăng cao khả năng được chấp nhận cam kết cũng như giảm thiểu các chi phí cho các bên trong việc thực hiện các công việc khác trong việc điều tra này. Tuy vậy, cần quy định rõ ý kiến phản biện của bên Cam kết phải gửi lại cho BTBCT trước khi kết thúc điều tra để ra kết luận cuối cùng trong một khoảng thời gian hợp lý, để BTBCT xem xét và ra quyết định cuối cùng là chấp nhận hay không chấp nhận cam kết. Thứ ba, pháp luật cần giải thích rõ từ “giá cam kết” và nơi tồn tại “giá cam kết”. Trong đó, pháp luật cần xác định rõ: i) giá cam kết là mức giá mà bên cam kết cần phải xác định trong cam kết gửi đến CQĐT để nhằm cam kết về mức giá sẽ áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong thời gian xác định, và ii) quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP cần được xác định rõ là cần có giá cam kết và xác định mối liên hệ giữa giá cam kết và giá tham chiếu. Quy định này nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng BPCBPG.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các quy định của pháp luật về cam kết loại trừ bán phá giá và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cam kết về giá (price undertaking) làmột trong các biện pháp có thể đượcáp dụng trong pháp luật về chống bán phá giá (CBPG)1. Đây là một biện pháp đem lại nhiều ưu điểm cho những chủ thể liên quan như: i) giảm thiểu chi phí cho quá trình tiếp tục thực hiện hoạt động điều tra để xác định chính xác biên độ phá giá của những nhà sản xuất xuất khẩu hàng hóa; ii) giảm thiểu được thiệt hại của các nhà xuất khẩu hàng hóa vì có thể họ sẽ bị áp dụng mức thuế chống phá giá cao hơn khi nước nhập khẩu hoàn tất đợt điều tra; iii) việc áp dụng cam kết đủ để hạn chế những tổn thất xảy ra cho ngành sản xuất trong nước2. Vì vậy, có những thời điểm mà cam kết về giá 103Số 2+3(402+403) - T1+2/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 1 Điều 8.5 của Hiệp định về chống bán phá giá (viết tắt là ADA). 2 Vivian C. Jones (2010), Trade Remedies and the WTO Rules Negotiations, Congressional Research Service, p. 24 theo https://pdfs.semanticscholar.org/4995/5eabb2731c3c3ecc0515c3a8abb814c71cde.pdf, truy cập ngày 23/01/2020. các quy ĐỊnh của PháP luẬt về cam KẾt loẠi trỪ Bán Phá giá và KiẾn nghỊ Phan Phương Nam* kim Thị hạnh** * TS. Phó Trưởng Khoa Luật Thương mại, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. ** ThS. NCS. Phó trưởng Ban thường trực Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Tây Ninh. Thông tin bài viết: Từ khóa: Chống bán phá giá, cam kết về giá, quản lý ngoại thương. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 03/01/2020 Biên tập : 08/01/2020 Duyệt bài : 11/01/2020 Article Infomation: Keywords: anti-dumping, price undertaking, foreign trade management. Article History: Received : 03 Jan. 2020 Edited : 08 Jan. 2020 Approved : 11 Jan. 2020 Tóm tắt: Bài viết phân tích, chỉ ra những hạn chế liên quan đến việc cam kết về giá trong pháp luật chống bán phá giá. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định cam kết về giá sẽ được thực hiện có hiệu quả và phát huy rõ hơn vai trò của nó trong hoạt động chống bán phá giá. Abstract: This article provides analysis of and shortcoming in the rules on price undertaking in the legal regulation on anti-dumping. Then, the article also provides a number of recommendations to improve the rules on the price undertaking so that they will be enforced effectively and to better enrich its role in anti-dumping. đã chiếm tỷ trọng rất lớn trong các cuộc điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá3. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp cam kết về giá không được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây, có nhiều lý do, trong đó có lý do biện pháp cam kết giá có thể gây nên sự lẩn tránh thuế của nhà xuất khẩu4. Tuy vậy, rõ ràng cam kết giá cũng có vai trò nhất định trong việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, nhằm hạn chế những thiệt hại bởi việc bán phá giá cho ngành sản xuất trong nước của quốc gia nhập khẩu. Vì vậy, việc nghiên cứu nội dung này cũng là một yêu cầu cấp thiết và quan trọng cho quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại nói riêng và các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động ngoại thương của Việt Nam nói chung. 1. Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về cam kết loại trừ bán phá giá Vai trò của cam kết loại trừ bán phá giá (cam kết) là điều khó phủ nhận trong việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Bởi lẽ, đôi khi có sự cam kết, các vấn đề liên quan đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (BPCBPG) cũng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Cam kết vừa tạo điều kiện cho bên sản xuất, bên xuất khẩu hàng hóa (bên cam kết) có thể khắc phục hành vi bán phá giá của mình, thể hiện sự thiện chí, hợp tác với quốc gia nhập khẩu hàng hóa5 vừa giúp cho cơ quan điều tra (CQĐT) có thêm các thông tin để từ đó thực hiện các hoạt động liên quan trong công tác điều tra. Hiện nay, ở Việt Nam, cam kết về loại trừ bán phá giá trong các BPCBPG được quy định trong Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 (Luật QLNT)6; Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại (Nghị định số 10/2018/NĐ-CP) và Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29/11/2019 của Bộ Công thương ban hành Quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại (Thông tư số 37/2019/TT-BCT). Về cơ bản, những quy định về cam kết trong Luật QLTN và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có nhiều tiến bộ hơn so với các quy định trong Pháp lệnh số 20/2004/PL- UBTVQH11 ngày 29/04/2004 của UBTVQH về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều này được thể hiện qua các nội dung sau: Thứ nhất, các quy định trong Luật QLTN và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định chi tiết hơn, rõ ràng hơn về cam kết về giá. Theo đó, các nội dung của cam kết được thiết kế hợp lý hơn, các cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận hay từ chối cam kết cũng đã được nêu ra phù hợp hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền Số 2+3(402+403) - T1+2/2020104 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 3 Nghiên cứu của Tharakan đã cho thấy trong số 249 trường hợp điều tra chống bán phá giá trong giai đoạn 1980 -1987 đã có đến 72% trường hợp bị chấm dứt do áp dụng cam kết trong EEC. Xem Tharakan (1991), The political economy of anti-dumping undertakings in the European communities, European Economic Review Volume 35, Issue 6, August 1991, pp.1341-1359. Theo nghiên cứu của Zanardi và Maurizio cho thấy từ năm 1981 đến năm 2001, khoảng 40% các vụ kiện chống bán phá giá tại EU đã được giải quyết bằng các cam kết về giá. Xem Zanardi và Maurizio (2004), Anti-dumping: What are the Numbers to Discuss at Doha?, The World Economy, Wiley Blackwell, vol. 27(3), p.425. 4 Shih-Jye Wu, Yang-Ming Chang, Hung-Yi Chen (2014), Antidumping duties and price undertakings: A welfare analysis, International Review of Economics and Finance, 29(2014), pp.97-107. 5 Armin Steinbach (2014), Price Undertakings in EU Anti-dumping Proceedings — An Instrument of the Past?, Journal of Economic Integration, Vol. 29, No. 1 (March 2014), pp. 165-187 (23 pages), pp.179. 6 Điểm b, khoản 3, Điều 77 Luật QLNT 2017. trong việc xem xét và chấp nhận hay không chấp nhận cam kết này. Theo đó, về cơ bản, pháp luật Việt Nam cũng xác định rõ cam kết về giá là quyền, không phải là nghĩa vụ của bên cam kết. Cam kết đó thể hiện sự thiện chí, sự mong muốn tự ràng buộc mình của bên cam kết với cơ quan điều tra về mức giá nhất định để đảm bảo rằng mức giá đó có khả năng khắc phục được thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, để xem xét cam kết, cơ quan điều tra, không chỉ xem xét yếu tố giá cam kết có khả năng khắc phục được thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, mà còn xem xét nhiều yếu tố khác liên quan như: cơ chế quản lý hiện tại có thể giám sát hiệu quả việc thực hiện cam kết; khả năng lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá thông qua cam kết;7 Thời điểm xuất hiện quyền đưa ra cam kết về giá cũng như việc xem xét có chấp nhận hay không chấp nhận cam kết về giá là sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương (BTBCT) quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc giai đoạn điều tra8. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 8.2 của ADA9 bởi đây là thời điểm đã xác định là có những yếu tố nhất định của hành vi bán phá giá vào Việt Nam nhưng chưa có kết luận cuối cùng nên có thể chấp nhận cho phép nhà nhập khẩu đưa ra cam kết. Khi đã xem xét, cơ quan điều tra sẽ báo cáo để BTBCT ra quyết định có chấp nhận cam kết về giá hay không? Theo ADA, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã chấp nhận cam kết thì việc điều tra có thể chấm dứt trừ khi nhà xuất khẩu muốn và cơ quan có thẩm quyền vẫn mong muốn tiếp tục hoàn tất quá trình điều tra về bán phá giá và việc xác định thiệt hại sẽ vẫn được hoàn thành10. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam, sau khi chấp nhận cam kết về giá, việc tiếp tục điều tra là đương nhiên, không phụ thuộc việc nhà xuất khẩu muốn hay không muốn. Đây có thể xem là ưu điểm của pháp luật Việt Nam vì lý do sau: Một là, trong trường hợp nhà xuất khẩu chấm dứt cam kết, việc tiếp tục điều tra để có kết luận cuối cùng sẽ là cơ sở rất tốt cho Chính phủ. Bởi lẽ, cam kết về giá là quyền của nhà xuất khẩu nên họ có thể chấm dứt cam kết bất kỳ thời điểm nào. Khi đó, Chính phủ hoàn toàn có đủ dữ liệu, chứng cứ để xác định biên độ phá giá và áp dụng các biện pháp chống phá giá khác một cách có hiệu quả11. Hai là, việc tiếp tục điều tra để có kết luận cuối cùng đôi khi nhằm đảm bảo cả lợi ích của nhà xuất khẩu. Bởi lẽ, khi có kết luận chính thức là không có hành vi bán phá giá, BTBCT sẽ quyết định chấm dứt vụ việc và chấm dứt thực hiện cam kết12. Thứ hai, các quy định của pháp luật hiện hành đã thể hiện rõ nét hơn yêu cầu công khai, minh bạch của thông tin trên cơ 105Số 2+3(402+403) - T1+2/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 7 Xem thêm khoản 4 điều 38 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP. 8 Xem thêm khoản 1 Điều 38 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP. 9 Khoản 8.2 của ADA quy định: “8.2 Không được phép yêu cầu hoặc chấp nhận cam kết về giá của các nhà xuất khẩu trừ khi các cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu đã có quyết định sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá và có tổn hại do việc bán phá giá đó gây ra”. 10 Xem thêm khoản 8.4 của ADA. 11 Điều 43 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định: “Điều 43. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp sau khi hủy bỏ thực hiện cam kết 12 Trong trường hợp việc hủy bỏ thực hiện cam kết thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức dựa trên thông tin sẵn có và áp dụng trở về trước đối với hàng hóa của Bên đề nghị cam kết vi phạm cam kết. sở quy định: “Cơ quan điều tra (CQĐT) thông báo công khai nội dung cam kết cho các bên liên quan”13. Theo đó, các bên liên quan có quyền gửi ý kiến bình luận bằng văn bản trong thời hạn được quy định trong thông báo. Quy định trên còn thể hiện tính dân chủ để lắng nghe ý kiến đa chiều từ các bên liên quan. Trên cơ sở đó và các quy định của pháp luật liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết định chấp nhận hay không chấp nhận cam kết. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực trên, các quy định về nội dung này vẫn còn một số điểm hạn chế cần xem xét: Thứ nhất, quy định về cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chấp nhận hay không chấp nhận cam kết của bên liên quan còn chưa logic. Theo điểm b khoản 2 Điều 81 Luật QLNT 2017 quy định chủ thể có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước, là CQĐT. Điều này mâu thuẫn với quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP là: “BTBCT xem xét ban hành quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận cam kết của Bên đề nghị”. Về lý luận, Nghị định số 10/2018/NĐ-CP là Nghị định hướng dẫn thi hành Luật QLNT 2017 nên việc quy định tại khoản 1 Điều 39 của Nghị định là trái với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 81 Luật QLNT 2017. Như vậy, theo Luật Ban hành văn bản quy pháp luật14 thì quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP là không có hiệu lực. Tuy nhiên, rõ ràng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 81 Luật QLNT 2017 là chưa phù hợp. Vì theo Điều 73, khoản 2 Điều 6 Luật QLNT 2017 xác định rất rõ là “Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ngoại thương” và có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể. Điều 73 Luật QLNT 2017 cũng quy định rõ rằng: “CQĐT do Chính phủ thành lập thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương” và với những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều 73 này càng làm sáng tỏ vai trò giúp việc, hỗ trợ Bộ Công thương của CQĐT. Do vậy, theo logic trên, CQĐT chỉ là cơ quan tham mưu còn cơ quan có thẩm quyền chính thức về vấn đề này phải là BTBCT. Thứ hai, pháp luật hiện hành chưa tạo điều kiện cho việc tăng khả năng áp dụng cam kết. Vẫn biết rằng cam kết là ý chí đơn phương của bên cam kết và cần được sự chấp nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở cân nhắc tính hợp lý của cam kết, có loại trừ các thiệt hại từ hoạt động bán phá giá cũng như làm cho hoạt động này không còn đạt tới mức độ cần phải áp dụng các BPCBPG. Mặt khác, các quy định của ADA cũng đang khuyến khích các nước thành viên có thể tăng khả năng áp dụng được các cam kết nhằm giảm thiểu chi phí cho hoạt động điều tra, hạn chế tác động tiêu cực của việc bán phá giá thông qua quy định: “trong chừng mực có thể sẽ tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu được phản biện”15. Bởi vì, có thể đôi khi cơ quan có thẩm quyền chưa Số 2+3(402+403) - T1+2/2020106 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 13 Trong trường hợp việc hủy bỏ thực hiện cam kết thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 42 của Nghị định này, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thực hiện như sau: a) Trong trường hợp việc hủy bỏ cam kết diễn ra trong giai đoạn biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời đang được áp dụng, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hủy bỏ thực hiện cam kết và thông báo cơ quan hải quan áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời căn cứ trên kết luận sơ bộ. b) Trong trường hợp việc hủy bỏ cam kết diễn ra trong giai đoạn biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức đang được áp dụng, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hủy bỏ thực hiện cam kết và thông báo cơ quan hải quan áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức căn cứ trên kết luận cuối cùng”. 14 Xem điểm a khoản 3 Điều 39 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP. lường hết những khía cạnh khác của cam kết nên đã từ chối cam kết do bên cam kết đưa ra. Tác giả cho rằng, đó là điều hợp lý mà pháp luật Việt Nam cũng cần cân nhắc để bổ sung quy định này trong Điều 81 Luật QLNT 2017. Thứ ba, thuật ngữ “giá cam kết” được đưa vào trong các quy định về BPCBPG nhưng không có sự giải thích sẽ gây khó khăn cho quá trình áp dụng BPCBPG. Một trong các trường hợp được xác định là hành vi vi phạm cam kết được quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP là: “Bên đề nghị cam kết xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam thấp hơn mức giá cam kết”. Tuy nhiên, hiểu như thế nào về giá cam kết để xác định chính xác hành vi vi phạm của bên đề nghị để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra các biện pháp xử lý thích đáng tiếp theo là vấn đề cần thiết. Có quan điểm cho rằng việc quy định trên là không cần thiết bởi lẽ trong các nội dung cam kết đã có xác định một nội dung là: “giá tham chiếu” nên theo đó có thể hiểu “giá tham chiếu” chính là “giá cam kết”. Tuy nhiên, điều này là không hoàn toàn chính xác, bởi lẽ theo điểm b khoản 2 Điều 38 Nghị định 10/2018/NĐ-CP thì: “Giá tham chiếu bao gồm giá tự xác định, mức tăng giá, phương án điều chỉnh giá”. Như vậy, giá tham chiếu không chỉ đơn giản là mức giá đã được xác định cụ thể bằng một con số tuyệt đối mà bên cam kết cam kết. Ở đây, giá tham chiếu này còn bao hàm cả mức tăng giá, phương án điều chỉnh giá mà bên cam kết sẽ thực hiện trong tương lai sau thời điểm gửi cam kết. Việc đồng nhất giữa “giá tham chiếu” với “giá cam kết” là không hợp lý. Vì vậy, đây là điểm hạn chế cần xem xét và điều chỉnh để hoàn thiện quy định. Thứ ba, về hủy bỏ thực hiện cam kết, có những điểm bất cập sau: Một là, việc hủy bỏ cam kết được thể hiện dưới hình thức nào chưa được quy định thống nhất. Điều 42 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định 3 trường hợp là cơ sở để hủy bỏ cam kết: “1. Bên đề nghị cam kết có hành vi vi phạm cam kết theo quy định tại Điều 41 của Nghị định này; 2. CQĐT đề nghị hủy bỏ thực hiện cam kết; 3. Bên đề nghị cam kết yêu cầu hủy bỏ cam kết. Bên đề nghị cam kết có thể yêu cầu hủy bỏ cam kết tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của cam kết với điều kiện việc hủy bỏ phải được thông báo cho CQĐT ít nhất 30 ngày trước khi thực hiện hủy bỏ”. Trong 3 trường hợp đó thì có 2 trường hợp tại khoản 2, 3 Điều 42 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP là việc hủy bỏ được thể hiện bằng Quyết định của BTBCT. Tuy nhiên, trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 42 sẽ làm cho cam kết bị hủy, nhưng bằng hình thức gì là điều pháp luật còn bỏ ngỏ. Khi rơi vào trường hợp này, chính cơ quan điều tra sẽ đề nghị BTBCT ra quyết định hủy hay là trường hợp này đương nhiên bị hủy khi có bằng chứng chứng minh rõ ràng sự vi phạm của bên cam kết? Hai là, khoản 2 Điều 42 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định việc hủy bỏ thực hiện cam kết có thể do “CQĐT đề nghị hủy” mà không nêu rõ lý do tại sao cơ quan được quyền hủy là không hợp lý. Vì theo đó, CQĐT có thể đề nghị áp dụng biện pháp hủy này một cách tùy tiện, chủ quan và điều này sẽ tạo nên nhiều chi phí để tiếp tục thực hiện các BPCBPG khác. Theo chúng tôi, cần xác định cơ sở để CQĐT tiến hành hủy nhằm xác định rõ trách nhiệm của cơ quan này trong quyết định trên với cơ quan nhà nước cấp trên. Có thể có quan điểm cho cho rằng, CQĐT đề nghị khi bên cam kết có những vi phạm được xác định tại Điều 41 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP. Suy luận đó có vẻ là hợp lý nhưng rõ ràng với cách quy định tại Điều 42 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP thì việc vi phạm Điều 41 là một trường hợp và CQĐT đề nghị 107Số 2+3(402+403) - T1+2/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 15 Khoản 6 Điều 39 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP. hủy thực hiện cam kết là một trường hợp khác, vì được quy định thành hai khoản khác nhau tại Điều 41 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP nên không có sự liên hệ lẫn nhau. Thứ tư, quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP còn bất cập. Theo quy định thời điểm đưa ra cam kết về nguyên tắc là luôn trước khi có kết luận chính thức của CQĐT về việc có hay không có việc bán phá giá ít nhất là 30 ngày. Sau đó, BTBCT ra quyết định chấp nhận (trên cơ sở đề nghị của CQĐT). Do vậy, có thể thời điểm BTBCT chấp nhận cam kết là chưa có kết luận điều tra. Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP thì CQĐT vẫn tiến hành điều tra để ra kết luận cuối cùng. Điều này cho thấy, việc vi phạm của bên cam kết có thể thực hiện trước hoặc sau khi có kết luận chính thức của CQĐT. Nếu thời điểm bên cam kết vi phạm cam kết là trước khi có kết luận chính thức của CQĐT thì căn cứ khoản 1 Điều 43 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP, “BTBCT có quyền quyết định áp dụng BPCBPG chính thức dựa trên thông tin sẵn có và áp dụng trở về trước đối với hàng hóa của Bên đề nghị cam kết vi phạm cam kết”. Điều này là chưa hợp lý và vi phạm quy định của ADA vì các lý do sau: Tại thời điểm này, CQĐT chưa có kết luận cuối cùng, có chăng chỉ là kết luận sơ bộ của CQĐT. Do vậy, nếu lúc này yêu cầu BTBCT quyết định chính thức để áp dụng biện pháp chống phá giá thì có phù hợp, và quyết định này có đúng với biên độ phá giá hay không? Khoản 8.6 của ADA quy định: “Trong trường hợp có vi phạm đối với cam kết, các cơ quan có thẩm quyền tại Thành viên nhập khẩu có quyền sử dụng các thông tin tốt nhất sẵn có để nhanh chóng áp dụng các hành động, trong đó bao gồm áp dụng ngay các biện pháp tạm thời theo đúng các quy định của Hiệp định này”. Như vậy, rõ ràng ADA không có quy định rằng cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng quyết định chính thức mà cơ quan nhà nước trong trường hợp này sẽ áp dụng các biện pháp tạm thời. Thứ năm, khoản 2 Điều 39 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP xác định “Các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này phải được công bố công khai cho các bên liên quan bằng phương thức thích hợp” nhưng phương thức như thế nào được coi là thích hợp còn là vấn đề bỏ ngỏ. “Công bố công khai các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại”16 đã được xác định là một trong các nguyên tắc rất quan trọng trong áp dụng các BPPVTM. Do vậy, dù quy định của pháp luật không rõ ràng nhưng cơ quan nhà nước khi thực hiện vẫn phải đảm bảo sự công khai đó. Tuy nhiên, tác giả cho rằng quy định trên sẽ tạo nên sự lúng túng, khó áp dụng cho cơ quan có thẩm quyền và khi cần bằng chứng chứng minh sẽ rất khó cho cơ quan áp dụng. Cần có những quy định cụ thể về hình thức công bố trong các trường hợp này nhằm đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng cho việc áp dụng của cơ quan nhà nước, sự giám sát của các bộ phận khác trong quá trình áp dụng và thực hiện các BPPVTM nói chung và BPCBPG nói riêng. 2. kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về cam kết loại trừ bán phá giá Thứ nhất, sửa đổi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 81 Luật QLNT 2017 là: “BTBCT có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước và đề nghị của CQĐT”. Việc sửa đổi này đảm bảo quy định này đúng với thẩm quyền của Bộ Công Thương được xác định tại khoản 2 Điều 6 Luật QLNT 2017 và phù hợp với nhiệm vụ quyền hạn của CQĐT theo quy định tại Điều Số 2+3(402+403) - T1+2/2020108 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 16 Khoản 1 Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy pháp luật năm 2015 xác định một trong các hành vi bị cấm là “ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên”. 73 Luật QLNT 2017. Trong đó, CQĐT chính là cơ quan của Bộ Công Thương, giúp Bộ Công Thương thực hiện hoạt động điều tra các hoạt động thương mại có thể ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước. Thứ hai, pháp luật cần tạo điều kiện cho việc tăng khả năng áp dụng cam kết. Theo quy định tại Điều 8.3 của Hiệp định ADA thì: “Cam kết giá được đưa ra có thể không được chấp nhận nếu như các cơ quan có thẩm quyền xét thấy việc chấp nhận đó không mang tính thực tế Nếu như trường hợp đó xảy ra và nếu như có thể thực hiện được, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cho các nhà xuất khẩu biết lý do tại sao họ lại coi việc chấp nhận đề nghị đó là không thích hợp và trong chừng mực có thể sẽ tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu được phản biện”. Rõ ràng quy định của Hiệp định ADA đã mở ra cơ hội cho bên đưa ra cam kết có sự giải trình, phản biện và nếu sau những giải trình, phản biện được xác định là hợp lý thì có thể cam kết vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP thì: “Căn cứ báo cáo của CQĐT, BTBCT xem xét ban hành quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận cam kết của Bên đề nghị. Trường hợp không chấp nhận cam kết của Bên đề nghị, BTBCT phải thông báo lý do không chấp nhận cam kết”. Có nghĩa là về nguyên tắc, cam kết sẽ không được thực hiện, chấp nhận sau khi BTBCT xác định và thông báo lý do. Bên cam kết sẽ không có cơ hội giải trình, phản biện. Điều này là chưa hợp lý nên chúng tôi kiến nghị bổ sung nội dung “bên cam kết có thể phản biện, trình bày quan điểm với những lý do được BTBCT nêu trong quyết định không chấp nhận cam kết” để BTBCT xem xét lại quyết định của mình. Tuy nhiên, thời gian để bên cam kết đưa ra phản biện, quan điểm về các lý do bị từ chối là phải trong thời gian hợp lý thì việc phản biện này mới được BTBCT xem xét. Quy định này sẽ vừa tăng cao khả năng được chấp nhận cam kết cũng như giảm thiểu các chi phí cho các bên trong việc thực hiện các công việc khác trong việc điều tra này. Tuy vậy, cần quy định rõ ý kiến phản biện của bên Cam kết phải gửi lại cho BTBCT trước khi kết thúc điều tra để ra kết luận cuối cùng trong một khoảng thời gian hợp lý, để BTBCT xem xét và ra quyết định cuối cùng là chấp nhận hay không chấp nhận cam kết. Thứ ba, pháp luật cần giải thích rõ từ “giá cam kết” và nơi tồn tại “giá cam kết”. Trong đó, pháp luật cần xác định rõ: i) giá cam kết là mức giá mà bên cam kết cần phải xác định trong cam kết gửi đến CQĐT để nhằm cam kết về mức giá sẽ áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong thời gian xác định, và ii) quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP cần được xác định rõ là cần có giá cam kết và xác định mối liên hệ giữa giá cam kết và giá tham chiếu. Quy định này nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng BPCBPG. Thứ tư, cần hủy bỏ khoản 1 Điều 43 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP. Theo đó, Điều 43 của Nghị định được sửa lại như sau: “Trong trường hợp việc hủy bỏ thực hiện cam kết thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Nghị định này, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thực hiện như sau: 1. Trong trường hợp việc hủy bỏ cam kết diễn ra trong giai đoạn BPCBPG, chống 109Số 2+3(402+403) - T1+2/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 17 Khoản 8.3 của ADA quy định: “Cam kết giá được đưa ra có thể không được chấp nhận nếu như các cơ quan có thẩm quyền xét thấy việc chấp nhận đó không mang tính thực tế, ví dụ như vì lý do số lượng các nhà xuất khẩu thực sự hoặc tiềm năng quá lớn hoặc vì các lý do khác, bao gồm cả các lý do liên quan đến chính sách chung. Nếu như trường hợp đó xảy ra và nếu như có thể thực hiện được, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cho các nhà xuất khẩu biết lý do tại sao họ lại coi việc chấp nhận đề nghị đó là không thích hợp và trong chừng mực có thể sẽ tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu được phản biện”. 18 Khoản 3 Điều 68 Luật QLNT 2017. trợ cấp tạm thời đang được áp dụng, BTBCT quyết định hủy bỏ thực hiện cam kết và thông báo cơ quan hải quan áp dụng BPCBPG, chống trợ cấp tạm thời căn cứ trên kết luận sơ bộ. 2. Trong trường hợp việc hủy bỏ cam kết diễn ra trong giai đoạn BPCBPG, chống trợ cấp chính thức đang được áp dụng, BTBCT quyết định hủy bỏ thực hiện cam kết và thông báo cơ quan hải quan áp dụng BPCBPG, chống trợ cấp chính thức căn cứ trên kết luận cuối cùng”. Việc sửa đổi này nhằm làm cho quy định trở nên rõ ràng, chính xác hơn. Theo đó, việc cam kết bị hủy bỏ nhưng vẫn có thể tiếp tục thực hiện các giai đoạn trong quy trình điều tra CBPG và không ảnh hưởng, không sai với các quy định trong ADA. Thứ năm, pháp luật cần xác định rõ các “phương thức thích hợp” được sử dụng để công bố công khai các quyết định về chấp nhận hay từ chối cam kết cho các bên liên quan là phương thức nào? Theo tác giả, cần thay cụm từ “phương thức thích hợp” bằng cụm từ “bằng văn bản” sẽ hay và chính xác hơn. Bởi lẽ, nội dung này không cần phải công bố công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là trong trường hợp từ chối vì phải nêu rõ cả lý do từ chối. Nhưng việc công bố thông tin này cần phải minh bạch nên thay vì quy định chung chung là “phương thức thích hợp” thì thay bằng cụm từ “bằng văn bản” để chỉ rõ là tất cả đều có bằng chứng chứng minh việc từ chối hay chấp nhận, lý do từ chối để các bên liên quan có thể nắm bắt rõ các nội dung trong các quyết định về cam kết này n Số 2+3(402+403) - T1+2/2020110 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT TàI lIệu ThAM khảo: 1. Tổ chức Thương mại Thế giới, Hiệp định về việc thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994. 2. Armin Steinbach (2014), Price Undertakings in EU Anti-dumping Proceedings — An Instrument of the Past?, Journal of Economic Integration, Vol. 29, No. 1 (March 2014), pp. 165-187. 3. Shih-Jye Wu, Yang-Ming Chang, Hung-Yi Chen (2014), Antidumping duties and price undertakings: A welfare analysis, International Review of Economics and Finance, 29(2014), pp. 97-107. 4. Tharakan (1991), The political economy of anti-dumping undertakings in the European communities, European Economic Review Volume 35, Issue 6, August 1991, pp.1341- 1359. 5. Vivian C. Jones (2010), Trade Remedies and the WTO Rules Negotiations, Congressional Research Service, p. 24 According to https://pdfs.semanticscholar.org/4995/ 5eabb2731c3c3ecc0515c3a8abb814c71cde.pdf, accessed January 23, 2020. 6. Zanardi và Maurizio (2004), Anti-dumping: What are the Numbers to Discuss at Doha?, The World Economy, Wiley Blackwell, vol. 27(3), pp.403-433.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_quy_dinh_cua_phap_luat_ve_cam_ket_loai_tru_ban_pha_gia_v.pdf
Tài liệu liên quan