Các quy định về công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp năm 2014: Bất cập và kiến nghị

Về phân chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, lợi nhuận được chia hằng năm cho các thành viên góp vốn được xác định tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty nhưng các thành viên hợp danh được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty11. Như vậy, Điều lệ công ty có thể quy định cách thức phân chia lợi nhuận khác cho thành viên hợp danh phù hợp với hoạt động kinh doanh cũng như các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp12. Cách quy định này của Luật Doanh nghiệp đang gây bất lợi cho thành viên góp vốn. Bởi lẽ, nếu các thành viên hợp danh thỏa thuận chia lợi nhuận theo Điều lệ công ty và số tiền được chia cho mỗi thành viên hợp danh có thể nhiều hơn số tiền được xác định theo tỷ lệ vốn góp, các thành viên góp vốn có thể bác bỏ cách chia đó không? Điều này rất khó thực hiện bởi vì việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty cơ bản thuộc về quyền của thành viên hợp danh (được ít nhất ba phần tư số thành viên hợp danh đồng ý). Đặc biệt, trước lúc gia nhập CTHD, các bên đã thỏa thuận chia theo tỷ lệ vốn góp nhưng sau một thời gian, CTHD làm ăn phát đạt, các thành viên hợp danh thay đổi cách chia lợi nhuận theo ý chí chủ quan của họ. Điều này có thể dẫn tới việc lợi nhuận được chia cho các thành viên góp vốn ít hơn số tiền đáng lẽ họ được hưởng nếu tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 182 Luật Doanh nghiệp. Trong khi đó, vốn điều lệ của CTHD có thể được hình thành từ hai nguồn là vốn góp của thành viên hợp danh và vốn góp của thành viên góp vốn. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, khi phân chia lợi nhuận cũng nên phân chia thành hai nguồn như vậy, tương ứng với tỷ lệ vốn góp của các thành viên. Giả sử, CTHD H gồm có 2 thành viên hợp danh A và B với số vốn góp chiếm tỷ lệ 70% vốn điều lệ, hai thành viên góp vốn C, D chiếm tỷ lệ 30% vốn điều lệ. Cuối năm 2018, CTHD H lợi nhuận ròng 1 tỷ đồng thì thành viên A, B sẽ được chia lợi nhuận 700 triệu còn C, D được 300 triệu. Trong phần 700 triệu, hai thành viên hợp danh được quyền tự thỏa thuận cách chia dựa trên công sức đóng góp của mỗi người.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các quy định về công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp năm 2014: Bất cập và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty hợp danh (CTHD) là loại hìnhdoanh nghiệp ra đời từ rất sớm trênthế giới. Ở Việt Nam, mô hình này xuất hiện cùng với quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thế kỷ XIX1. Mãi cho đến khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 ra đời thì mô hình CTHD mới ghi nhận rõ ràng trong luật. Từ đó đến nay, CTHD hầu như không mấy phát triển ở Việt Nam. Số lượng thành lập mới của CTHD trên thị trường Việt Nam rất ít, chiếm khoảng 0,03% so với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 0,1% so với công ty cổ phần. Xét về vốn và người lao động thì CTHD cũng xếp vị trí thấp nhất2. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân là 65Số 2+3(402+403) - T1+2/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT 1 Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.241-242. 2 https://dangkykinhdoanh.gov.Việt Nam/Việt Nam/tin-tuc/598/4337/tinh-hinh-chung-ve-dang-ky-doanh- nghiep—thang-12-va-nam-2017.aspx, truy cập ngày 6/7/2019. cÁc quY địnH về cÔng tY HỢp DanH tHEo luẬt DoanH ngHiệp năm 2014: bất cẬp và KiẾn ngHị Nguyễn Thị Ngọc uyển* lê Nhật Bảo** * ThS. Khoa Luật – Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn. ** ThS. Khoa Luật Thương mại - Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh. Thông tin bài viết: Từ khoá: công ty hợp danh, thành viên hợp danh, thành viên góp vốn. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 05/01/2020 Biên tập : 12/01/2020 Duyệt bài : 14/01/2020 Article Infomation: Keywords: partnerships, general partner, limited partner. Article History: Received : 05 Jan. 2020 Edited : 12 Jan. 2020 Approved : 14 Jan. 2020 Tóm tắt: Bài viết này tập trung phân tích những điểm còn bất cập trong các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về công ty hợp danh và từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện các quy định đó. Abstract: This article points out the inadequacies of the partnership model in the Law on Enterprises of 2014, from which to provide recommendations for the draft amendments of the Law on Enterprises. khung pháp lý điều chỉnh CTHD còn nhiều hạn chế, bất cập cần được hoàn thiện. 1. Quy định về thành viên hợp danh 1.1. Về đối tượng có thể trở thành thành viên hợp danh Thành viên hợp danh là đối tượng bắt buộc phải có trong CTHD, trực tiếp tham gia quản lý điều hành trong CTHD. Các thành viên hợp danh là những người giữ vai trò bảo lãnh liên đới cho mọi hoạt động của công ty3. Chính vì vậy, pháp luật đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định cho thành viên hợp danh. Theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Luật Doanh nghiệp), thành viên hợp danh phải là cá nhân, còn pháp nhân không thể trở thành thành viên hợp danh. Trong khi đó, nếu cho phép pháp nhân làm thành viên hợp danh sẽ có những mặt tích cực như: Cung cấp thêm một loại hình doanh nghiệp để pháp nhân khởi sự kinh doanh; khi CTHD bị phá sản, pháp nhân vẫn có thể dùng các tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ cho CTHD; khả năng kiểm soát và đảm bảo tài sản của pháp nhân để thanh toán nợ thuận lợi hơn so với cá nhân. Đối với các tài sản riêng của cá nhân thường khó kiểm soát, nhưng tài sản của pháp nhân phải tuân thủ pháp luật kế toán, kiểm toán nên tính minh bạch tốt hơn. Việc cho phép pháp nhân được làm thành viên hợp danh trong CTHD vốn đã có từ lâu ở nhiều nước trên thế giới. Chẳng hạn, theo Luật số 66-537 ngày 24/7/1966 của Pháp về các công ty thương mại thì thành viên hợp danh (general partnership) có thể là pháp nhân; theo đó CTHD (the partner- ship) phải có ít nhất là 2 thành viên (đều là thương nhân: cá nhân hoặc pháp nhân) cùng tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Tại Hoa Kỳ, hợp danh thông thường là một tổ chức kinh doanh được thành lập bởi ít nhất hai thành viên hợp danh, có thể là các cá nhân hoặc công ty (corporation). Mỗi thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm cá nhân, liên đới và vô hạn đối với tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty4. Hay nói cách khác, “thành viên hợp danh có thể là một công ty”5. Do vậy, ở các nước không ít trường hợp hai hoặc nhiều pháp nhân cùng góp vốn thành lập một CTHD. Từ đó, tác giả kiến nghị nên bổ sung quy định thành viên hợp danh có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Khi đó, để thực hiện quyền chủ sở hữu pháp nhân tại CTHD, pháp luật cần xây dựng quy chế pháp lý để pháp nhân cử một cá nhân đại diện tham gia quản lý CTHD. Vì nếu pháp nhân cử nhiều người đại diện quản lý, điều hành thì có thể khó khăn để đưa ra quyết định cuối cùng, gây phức tạp không cần thiết đến quản trị công ty. Khi pháp nhân cử một người đại diện quản lý tại CTHD thì người này có quyền ngang với thành viên hợp danh cá nhân khác. Số 2+3(402+403) - T1+2/202066 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT 3 Nguyễn Vinh Hưng (2019), Pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản tại một số quốc gia – so sánh với Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2019, tr.53. 4 Dịch từ: “A general partnership is a business organization established by at least two partners, which may be private individuals or entities such as other partnerships or corporations. Each partner is personally, jointly and severally liable for all of the partnership’s debts and obligations”. Gero Pfeiffer, Wirtschaftsjurist, Sven Timmerbeil (2008), US-American Company Law – An Overview, Zeitschift fuer das Juristische Studium, p.597. 5 Marianne M. Jennings (2006), Business its legal, Ethical, and global environment, seventh edition, Thomson West, p.853. 1.2. Về quyền của thành viên hợp danh Quyền biểu quyết của thành viên hợp danh Theo điểm a khoản 1 Điều 176 Luật Doanh nghiệp, “mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty”. Như vậy, Điều lệ công ty hợp danh có thể ghi nhận mỗi thành viên hợp danh có hơn một phiếu biểu quyết. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 176 Luật này lại quy định, việc thông qua quyết định của Hội đồng thành viên được tính dựa trên tổng số thành viên hợp danh (tính trên đầu người) chứ không phải tính trên tổng số phiếu biểu quyết của thành viên hợp danh, mặc dù điều luật này cho phép Điều lệ công ty hợp danh được quy định khác với luật. Do đó, tác giả đề xuất sửa đổi quy định về điều kiện để thông qua quyết định Hội đồng thành viên, tại khoản 2, 3 Điều 176 Luật Doanh nghiệp, phải dựa vào số phiếu biểu quyết của thành viên hợp danh. Thứ hai, về quyền được chia một phần giá trị tài sản còn lại khi công ty hợp danh giải thể. Quyền này được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 176 Luật Doanh nghiệp. Theo đó, thành viên hợp danh có quyền được chia một phần tài sản còn lại của công ty hợp danh theo thoả thuận giữa các thành viên hợp danh trong Điều lệ công ty mà không nhất thiết phải theo tỷ lệ phần vốn góp. Tuy nhiên, khoản 6 Điều 202 Luật lại quy định, việc xử lý phần tài sản còn lại sau khi giải thể, được trả cho các thành viên theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp mà không có ngoại lệ. Điều này tạo ra sự mâu thuẫn trong các quy định về việc giải thể công ty hợp danh. Xét thấy công ty hợp danh tồn tại dựa trên cơ sở liên kết giữa các thành viên hợp danh, họ phải cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty. Do đó, chúng ta cần tôn trọng thoả thuận (nếu có) giữa các thành viên hợp danh trong việc xử lý khối tài sản còn lại của công ty hợp danh sau giải thể. Vì vậy, tác giả đề xuất sửa đổi khoản 6 Điều 202 Luật Doanh nghiệp theo hướng tương thích với điểm g khoản 1 Điều 176 của Luật. Thứ ba, về quyền được thành lập doanh nghiệp tư nhân Theo quy định của khoản 1 Điều 175 Luật Doanh nghiệp, thành viên hợp danh có thể làm chủ doanh nghiệp tư nhân nếu được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 183 Luật Doanh nghiệp lại cấm chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời làm thành viên công ty hợp danh (gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn). Sự bất cập giữa hai quy định này gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của việc thực thi Luật trên thực tế. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần xác định rõ ràng trong Luật để đảm bảo quyền của thành viên hợp danh trong việc làm chủ doanh nghiệp tư nhân. Nếu cấm chủ doanh nghiệp tư nhân làm thành viên công ty hợp danh thì các quy định về công ty hợp danh cũng cần đảm bảo tính tương thích, tránh sự xung đột. 1.3. Về chấm dứt sử dụng tên của thành viên hợp danh Tên là một bộ phận bắt buộc phải có ở mỗi doanh nghiệp nói chung cũng như CTHD nói riêng. Việc đặt tên trong CTHD phải tuân thủ các quy định tại các điều 38, 39, 40, 41, 42 Luật Doanh nghiệp. Điểm đặc thù của tên CTHD là có thể ghép tên của từng thành viên hợp danh tạo thành tên công ty. Đơn giản bởi vì họ là những người đại diện theo pháp luật cho CTHD, trực tiếp quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh dựa trên uy tín, năng lực của mỗi người. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp quy định, CTHD không được tiếp tục sử dụng 67Số 2+3(402+403) - T1+2/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT tên cũ nếu sau khi chấm dứt tư cách thành viên, thành viên hợp danh đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ không cho phép6. Việc không cho phép CTHD tiếp tục sử dụng tên của CTHD sẽ gây thiệt hại trực tiếp cho lợi ích công ty. Bởi lẽ, tên doanh nghiệp là một bộ phận gắn liền với doanh nghiệp từ lúc thành lập, là một phần tài sản của công ty – tài sản này tách bạch, độc lập với các thành viên. Nói cách khác, mỗi thành viên không còn quyền sở hữu tên của doanh nghiệp, bởi đó là tài sản của chính công ty. Ngoài ra, việc thay đổi tên CTHD sau khi một thành viên hợp danh chấm dứt tư cách thành viên có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của công ty, gây khó khăn trong các thủ tục đăng ký lại với cơ quan nhà nước và trên các giao dịch khác. Khi nghiên cứu pháp luật của Cộng hòa Pháp, sau khi thành viên hợp danh chết, hợp danh hữu hạn vẫn có quyền tiếp tục sử dụng tên của thành viên đó là một phần tên của công ty, nếu không vi phạm các quy định về đặt tên tại Điều L221-2 và Điều L222-3. Cụ thể, theo quy định của Điều L221-17 Bộ luật Thương mại Pháp: “Trừ các vi phạm các quy định của Điều L221-2 và Điều L222-3, các thành viên hợp danh sử dụng tên của một hoặc nhiều thành viên sáng lập đã chết trong tên doanh nghiệp của họ từ ngày 1/4/1967 có thể được phép giữ lại tên này trong tên của doanh nghiệp”7. Ngoài ra, Bộ luật Thương mại Pháp cho phép hợp danh hữu hạn đặt tên theo tên của thành viên góp vốn nhưng phải có cụm từ “société en commandite simple” (thành viên góp vốn) trước hoặc sau tên của thành viên đó8. Chúng tôi cho rằng, để bảo đảm lợi ích của công ty, cần bỏ nội dung quy định tại khoản 6 Điều 180 Luật Doanh nghiệp. Luật chỉ nên cấm doanh nghiệp đó không được sử dụng tên của thành viên hợp danh nếu việc sử dụng tên đó gây thiệt hại về quyền nhân thân và quyền tài sản cho cá nhân và gia đình của họ. Trong trường hợp, nếu người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của thành viên đó chứng minh việc sử dụng tên gây ra thiệt hại rõ ràng thì có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu việc chấm dứt sử dụng tên đó. 2. Quy định về thành viên góp vốn 2.1. Về quyền của thành viên góp vốn Hiện nay, quy định của Luật Doanh nghiệp về quyền cho thành viên góp vốn còn chung chung, chưa đầy đủ, dẫn đến quyền của thành viên góp vốn chưa được bảo vệ thỏa đáng. Cụ thể như sau: Thứ nhất, về quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên Theo quy định tại khoản 1 Điều 178 Luật Doanh nghiệp, chỉ có Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên hợp danh Số 2+3(402+403) - T1+2/202068 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT 6 Tham khảo khoản 6 Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2014 về chấm dứt tư cách của thành viên hợp danh: “Sau khi chấm dứt tư cách thành viên, nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó”. 7 Được dịch từ Điều L221-17 Bộ luật Thương mại Pháp: “By derogation from the provisions of Articles L221- 2 and L222-3, general partnerships which were using the name of one or more deceased founding partners in their business name on 1 April 1967 may be authorised to retain this name in their business name”. Nguồn: https://www.legifrance.gouv.fr/content/download/1951/13685/version/5/file/Code_32.pdf?utm_source=zalo &utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30. 8 Tham khảo Điều L222-3 Bộ luật thương mại Pháp: “A limited partnership shall be designated by its business name, in which may be incorporated the names of one or more partners and which must be immediately preceded or followed by the words “société en commandite simple” (limited partnership)”. có quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên. Điều này đồng nghĩa là thành viên góp vốn không có quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên mặc dù họ có lý do chính đáng. Trên thực tế, nhiều trường hợp các thành viên góp vốn có bằng chứng chứng minh những vi phạm của các thành viên hợp danh trong quá trình hoạt động, nhưng họ không thể yêu cầu triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên để giải quyết vấn đề của mình. Điều này, vô hình trung ảnh hưởng đến quyền lợi của những thành viên góp vốn. Ở Pháp, thành viên góp vốn vẫn có quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên, miễn là họ đáp ứng điều kiện: số thành viên góp vốn triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên phải ít nhất một phần tư về số lượng và ít nhất một phần tư về vốn góp của tổng số thành viên góp vốn9. Chúng tôi cho rằng, để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các thành viên góp vốn phát huy quyền của mình, Luật Doanh nghiệp cần bổ sung thêm quy định: thành viên góp vốn có quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên bất thường khi họ có chứng cứ chứng minh được những vi phạm của thành viên hợp danh trong quá trình hoạt động tại CTHD. Thứ hai, về quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn Khoản 5 Điều 177 Luật Doanh nghiệp quy định: “Quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn được thực hiện theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty”. Quy định này thiếu cụ thể. Theo kinh nghiệm của pháp luật Pháp, việc quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến quyền lợi tất cả thành viên trong công ty phải được sự đồng ý của tất cả thành viên hợp danh và phần lớn theo số lượng và vốn của thành viên góp vốn. Phần lớn ở đây được hiểu là trên 50% tổng số thành viên góp vốn đồng ý10. Chúng tôi cho rằng, để thu hút nhà đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp và bảo đảm môi trường pháp lý cho các thành viên góp vốn, pháp luật cần mở rộng thêm quyền cho thành viên góp vốn trong CTHD. Đó là khi quyết định các vấn đề quan trọng như: sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, tổ chức lại và giải thể công ty phải được ít nhất ba phần tư số thành viên hợp danh và trên 50% số thành viên góp vốn đồng ý. 2.2. Về giới hạn trách nhiệm tài sản của thành viên góp vốn Điểm c khoản 1 Điều 172 Luật Doanh nghiệp quy định: “Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”, trong khi đó, điểm a khoản 2 Điều 182 lại quy định, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp. Ở đây cần lưu ý là, vốn đã 69Số 2+3(402+403) - T1+2/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT 9 Điều L222-5 Bộ luật thương mại Pháp chỉ rõ: “Các quyết định sẽ được thực hiện theo quy định trong điều lệ và những thỏa thuận khác của công ty. Tuy nhiên, Hội đồng thành viên được triệu tập hợp pháp theo yêu cầu bởi một thành viên hợp danh hoặc một phần tư theo số lượng và vốn của các thành viên góp vốn”. Nguyên gốc: “Decisions shall be taken in accordance with the conditions specified in the memorandum and articles of association. However, a general meeting of all the partners shall be legally convened if requested by either one active partner or one quarter by number and by capital of the limited partners”. 10 Tham khảo Điều L222-9 Bộ luật thương mại Pháp: “The partners may not change the nationality of the partnership other than by unanimous agreement. All other amendments of the memorandum and articles of association may be decided upon with the consent of all the active partners and the majority by number and by capital of the limited partners. Clauses decreeing more onerous majority conditions shall be deemed null and void”. góp khác với vốn đã cam kết góp. Theo chúng tôi, cần sửa lại điểm c khoản 1 Điều 172 Luật Doanh nghiệp theo hướng phù hợp với điểm a khoản 2 Điều 182 của Luật. Bởi lẽ, lợi nhuận mà thành viên góp vốn được nhận là lợi nhuận được chia theo tỷ lệ phần trăm phần vốn góp trong vốn Điều lệ của công ty hay nói một cách chính xác là vốn đã cam kết góp. Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 173 Luật Doanh nghiệp còn quy định: “Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty”. 2.3. Về phân chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, lợi nhuận được chia hằng năm cho các thành viên góp vốn được xác định tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty nhưng các thành viên hợp danh được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty11. Như vậy, Điều lệ công ty có thể quy định cách thức phân chia lợi nhuận khác cho thành viên hợp danh phù hợp với hoạt động kinh doanh cũng như các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp12. Cách quy định này của Luật Doanh nghiệp đang gây bất lợi cho thành viên góp vốn. Bởi lẽ, nếu các thành viên hợp danh thỏa thuận chia lợi nhuận theo Điều lệ công ty và số tiền được chia cho mỗi thành viên hợp danh có thể nhiều hơn số tiền được xác định theo tỷ lệ vốn góp, các thành viên góp vốn có thể bác bỏ cách chia đó không? Điều này rất khó thực hiện bởi vì việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty cơ bản thuộc về quyền của thành viên hợp danh (được ít nhất ba phần tư số thành viên hợp danh đồng ý). Đặc biệt, trước lúc gia nhập CTHD, các bên đã thỏa thuận chia theo tỷ lệ vốn góp nhưng sau một thời gian, CTHD làm ăn phát đạt, các thành viên hợp danh thay đổi cách chia lợi nhuận theo ý chí chủ quan của họ. Điều này có thể dẫn tới việc lợi nhuận được chia cho các thành viên góp vốn ít hơn số tiền đáng lẽ họ được hưởng nếu tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 182 Luật Doanh nghiệp. Trong khi đó, vốn điều lệ của CTHD có thể được hình thành từ hai nguồn là vốn góp của thành viên hợp danh và vốn góp của thành viên góp vốn. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, khi phân chia lợi nhuận cũng nên phân chia thành hai nguồn như vậy, tương ứng với tỷ lệ vốn góp của các thành viên. Giả sử, CTHD H gồm có 2 thành viên hợp danh A và B với số vốn góp chiếm tỷ lệ 70% vốn điều lệ, hai thành viên góp vốn C, D chiếm tỷ lệ 30% vốn điều lệ. Cuối năm 2018, CTHD H lợi nhuận ròng 1 tỷ đồng thì thành viên A, B sẽ được chia lợi nhuận 700 triệu còn C, D được 300 triệu. Trong phần 700 triệu, hai thành viên hợp danh được quyền tự thỏa thuận cách chia dựa trên công sức đóng góp của mỗi người. Với những phân tích nêu trên, chúng tôi cho rằng, để bảo vệ quyền lợi cho thành viên góp vốn tốt hơn, cần sửa quy định tại điểm e khoản 1 Điều 176 Luật Doanh nghiệp theo hướng: các thành viên hợp danh được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty, miễn là tổng lợi nhuận được chia cho các thành viên hợp danh tương ứng với tổng tỷ lệ vốn góp của họ. Điều này có nghĩa là, các thành viên hợp danh có thể tự do thỏa thuận cách chia lợi nhuận cho mỗi thành viên phù hợp với công sức đóng góp nhưng không ảnh hưởng đến lợi nhuận được chia cho các thành viên góp vốn n Số 2+3(402+403) - T1+2/202070 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT 11 Xem điểm b khoản 1 Điều 182 và điểm e khoản 1 Điều 176 Luật Doanh nghiệp 2014. 12 Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh (2019), Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.149.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_quy_dinh_ve_cong_ty_hop_danh_theo_luat_doanh_nghiep_nam.pdf
Tài liệu liên quan