- Hủy bản án, quyết định của tòa án
cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa
án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo
TTRG hoặc theo thủ tục thông thường nếu
không còn đủ các điều kiện để giải quyết
theo TTRG
Theo quy định tại khoản 1 Điều 316,
khoản 6 Điều 324 và Điều 310 Bộ luật
TTDS năm 2015, thẩm phán hủy bản án,
quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và chuyển
hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm để giải
quyết lại vụ án theo TTRG trong các trường
hợp sau đây:
- Việc chứng minh và xác định chứng
cứ không theo đúng quy định của pháp luật
hoặc chưa thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa
phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung
được;
- Thẩm phán thuộc một trong các
trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng
hoặc bị thay đổi theo quy định tại Điều 52,
53 Bộ luật TTDS năm 2015 hoặc có vi
nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự. Đây là những vi phạm khác về
thủ tục tố tụng phải đến mức nghiêm trọng,
tức là làm cho việc giải quyết vụ án thiếu
khách quan, toàn diện, xâm phạm đến quyền
và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Còn
những vi phạm về thủ tục tố tụng không làm
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của các đương sự, bản án sơ thẩm của tòa án
đã giải quyết đúng về nội dung thì không coi
là căn cứ để thẩm phán hủy bản án, quyết
định và xét xử lại như vi phạm về thời hạn
xét xử.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 6
Điều 324 Bộ luật TTDS năm 2015, thẩm
phán hủy bản án, quyết định của tòa án cấp
sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án
cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ
tục thông thường nếu vụ án không còn đủ
các điều kiện để giải quyết theo TTRG.
- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải
quyết vụ án
Theo quy định tại khoản 1 Điều 316,
khoản 6 Điều 324 và Điều 311 Bộ luật
TTDS năm 2015, thẩm phán hủy bản án sơ
thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong
quá trình giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ
thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp
quy định tại Điều 217, điểm b khoản 1 Điều
299 Bộ luật TTDS năm 2015.
- Đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ
nguyên bản án sơ thẩm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 316,
khoản 6 Điều 324 và Điều 312 Bộ luật
TTDS năm 2015, thẩm phán đình chỉ xét xử
phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm
nếu vụ án có một trong các căn cứ quy định
tại Điều 312 Bộ luật TTDS năm 2015.
Các bản án, quyết định phúc thẩm có
hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra bản án,
quyết định
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các quy định về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 07(335) T4/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
1. Phạm vi áp dụng thủ tục tố tụng dân
sự rút gọn
Thủ tục rút gọn (TTRG) là thủ tục
TTDS được tòa án áp dụng để giải quyết các
vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh thương mại và lao động có đủ các
điều kiện do pháp luật quy định trong một
thời hạn ngắn do một thẩm phán tiến hành
với trình tự đơn giản so với thủ tục giải
quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết vụ án
nhanh chóng và đúng pháp luật. Do đó,
nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết
vụ án dân sự theo TTRG là: (i) áp dụng các
quy định tại Chương XVIII để giải quyết vụ
án theo TTRG; (ii) nếu Chương XVIII
không có quy định thì áp dụng các quy định
khác của Bộ luật TTDS để giải quyết. Ngoài
ra, nếu các văn bản pháp luật khác quy định
tranh chấp dân sự được giải quyết theo
TTRG thì việc giải quyết tranh chấp đó
được thực hiện theo TTRG quy định trong
Bộ luật TTDS năm 2015.
2. Điều kiện áp dụng thủ tục tố tụng dân
sự rút gọn
Loại việc được tòa án áp dụng để giải
quyết theo thủ tục TTDS rút gọn là những
tranh chấp dân sự nhưng đó là các tranh
CAÁC QUY ÀÕNH VÏÌ THUÃ TUÅC TÖË TUÅNG DÊN SÛÅ
RUÁT GOÅN TRONG BÖÅ LUÊÅT TÖË TUÅNG DÊN SÛÅ NÙM 2015
Nguyễn Thị Thu Hà*
* TS. Trường Đại học Luật Hà Nội.
Thông tin bài viết:
Từ khoá:
tố tụng dân sự; thủ tục rút
gọn.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 07/02/2017
Biên tập: 23/02/2017
Duyệt bài: 01/03/2017
Article Infomation:
Keywords:
civil procedures, simplified
procedures.
Article History:
Received: 07 Feb. 2016
Edited: 23 Feb. 2016
Approved: 01 Mar. 2017
Tóm tắt:
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (Bộ luật
TTDS năm 2015). Lần đầu tiên, thủ tục TTDS rút gọn được quy định trong
Bộ luật TTDS năm 2015 nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, chính
sách mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta cũng như cụ thể
hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013. Hơn nữa, các quy định về thủ
tục TTDS rút gọn sẽ bảo vệ quyền lợi của các đương sự một cách nhanh
chóng, kịp thời.
Abstract:
The Civil Procedural Code of 2015 has been into force since July 1st, 2016
(hereafter called the 2015 CPC). The simplified procedures are first time
prescribed by the 2015 CPC to meet the requirements of the judicial reform,
the opening-up policy, the international integration by the Party and
Vietnamese Government as well as to concretize the provisions of the
Constitution of 2013. Moreover, the provisions of the simplified procedures
to protect the rights of involved parties quickly, timely.
49
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(335) T4/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
chấp có tính chất đơn giản, rõ ràng về sự việc,
áp dụng pháp luật và không có yếu tố nước
ngoài. Theo quy định tại khoản 1 Điều 317
Bộ luật TTDS năm 2015, các vụ án dân sự
được giải quyết theo thủ tục tố tụng rút gọn
phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ
pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận
nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm
đủ căn cứ để giải quyết vụ án và tòa án
không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Các đương sự đều có địa chỉ cư trú,
trụ sở rõ ràng;
- Không có đương sự cư trú ở nước
ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ
trường hợp đương sự ở nước ngoài và
đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị
tòa án giải quyết theo TTRG hoặc các đương
sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở
hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống
nhất về việc xử lý tài sản.
Đối với các vụ án mà pháp luật có quy
định về các điều kiện khác nữa thì các vụ án
được giải quyết theo TTRG cần phải đáp
ứng cả các điều kiện này. Chẳng hạn, theo
quy định khoản 2 Điều 41 Luật Bảo vệ
người tiêu dùng năm 2010, vụ án được giải
quyết theo TTRG cần phải đáp ứng tiêu chí
giá trị tranh chấp. Theo đó, điều kiện để giải
quyết vụ án dân sự loại này là:
- Cá nhân là người tiêu dùng khởi
kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp
hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị
khởi kiện;
- Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
- Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng.
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu về tính
nhanh chóng, hiệu quả của thủ tục tố tụng
rút gọn, Bộ luật TTDS năm 2015 quy định
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo
TTRG, nếu xuất hiện tình tiết mới sau đây
làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để
giải quyết theo TTRG thì tòa án ra quyết
định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ
tục thông thường:
- Phát sinh tình tiết mới mà các đương
sự không thống nhất do đó cần phải xác
minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc
cần phải tiến hành giám định;
- Cần phải định giá, thẩm định giá tài
sản tranh chấp mà các đương sự không
thống nhất về giá;
- Cần phải áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời;
- Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan;
- Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu
cầu độc lập;
- Phát sinh đương sự cư trú ở nước
ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu
cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước
ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp,
trừ trường hợp cần phải áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời.
Trong trường hợp chuyển vụ án sang
giải quyết theo thủ tục thông thường thì thời
hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể
từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải
quyết theo thủ tục thông thường.
3. Thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo
thủ tục rút gọn tại tòa án cấp sơ thẩm
3.1 Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự
theo TTRG
Bộ luật TTDS năm 2015 không có
quy định riêng về khởi kiện vụ án dân sự và
thụ lý vụ án dân sự theo TTRG. Tuy nhiên,
căn cứ vào khoản 2 Điều 361 Bộ luật TTDS
năm 2015, việc khởi kiện và thụ lý vụ án dân
sự theo TTRG được thực hiện như đối với
vụ án dân sự giải quyết theo thủ tục tố tụng
thông thường. Theo đó, việc khởi kiện vụ án
dân sự theo TTRG sẽ thực hiện theo quy định
từ Điều 186 đến Điều 194 Bộ luật TTDS năm
2015. Việc thụ lý vụ án dân sự theo TTRG sẽ
thực hiện theo quy định từ Điều 191 đến Điều
196 Bộ luật TTDS năm 2015.
3.2 Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án
theo TTRG
Để tòa án, các bên đương sự chuẩn bị
các điều kiện để tiến hành, tham gia xét xử
vụ án theo TTRG thì việc chuẩn bị xét xử sơ
thẩm vụ án theo TTRG cũng phải thực hiện
trong khoảng thời gian nhất định. Thời hạn
50
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 07(335) T4/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án theo TTRG
là khoảng thời gian xác định từ thời điểm tòa
án thụ lý vụ án đến thời điểm tòa án ra quyết
định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG. Do vụ
án giải quyết theo TTRG có tính chất đơn
giản, rõ ràng về sự việc, áp dụng pháp luật
và không có yếu tố nước ngoài nên thời hạn
chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án theo TTRG
ngắn hơn thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án
được giải quyết theo thủ tục tố tụng thông
thường. Tuy nhiên, thời hạn này vẫn phải
đảm bảo cho tòa án, các đương sự có đủ thời
gian để tiến hành các hoạt động cần thiết cho
việc tòa án ra phán quyết chính xác và đúng
pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều
318 Bộ luật TTDS năm 2015 thì thời hạn
chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án theo TTRG
là 01 tháng, kể từ ngày tòa án thụ lý vụ án.
Để bảo đảm phán quyết giải quyết vụ
án theo TTRG nhanh chóng, chính xác và
đúng pháp luật thì trong thời hạn chuẩn bị
xét xử sơ thẩm, tòa án cần xác định xem vụ
án có đáp ứng đầy đủ các điều kiện để giải
quyết theo TTRG hay không? Cụ thể:
- Xác định quan hệ pháp luật tranh
chấp giữa các đương sự rõ ràng không, bị
đơn có thừa nhận nghĩa vụ không, nếu bị
đơn thừa nhận nghĩa vụ thì sự thừa nhận của
bị đơn có xuất phát từ ý chí tự nguyện
không, có vi phạm điều cấm của pháp luật
và trái đạo đức xã hội không?
- Xác định, thẩm tra lại chứng cứ xem
đã đầy đủ chưa, các đương sự có thống nhất
về tài liệu chứng cứ của vụ án không, có cần
tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ
không?
- Xác định, thẩm tra lại địa chỉ, nơi cư
trú, trụ sở của các đương sự có rõ ràng
không?
- Xác định vụ án có yếu tố nước ngoài
không, có cần phải thực hiện việc ủy thác tư
pháp không? Nếu có đương sự hoặc tài sản
ở nước ngoài thì xác định xem các đương sự
có thỏa thuận về việc áp dụng TTRG không,
có thỏa thuận về xử lý tài sản không?
- Xác định vụ án có cần thiết phải áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không?
- Xác định bị đơn hoặc người liên
quan có đưa ra yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu
độc lập không?
Như vậy, trong thời hạn 01 tháng, kể
từ ngày thụ lý vụ án, nếu vụ án đáp ứng các
điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều
317 Bộ luật TTDS năm 2015 và không
thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 317 Bộ luật TTDS năm 2015, thẩm
phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo
TTRG và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn
10 ngày, kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án
ra xét xử. Nếu vụ án có một trong các căn
cứ quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ luật
TTDS năm 2015 thì thẩm phán ra quyết
định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ
tục tố tụng thông thường.
Một vấn đề đặt ra là, trong thời hạn
chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án theo TTRG,
thẩm phán có thể ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ
giải quyết vụ án theo TTRG không? Về vấn
đề này, căn cứ khoản 2 Điều 361 Bộ luật
TTDS năm 2015, thẩm phán có thể ra quyết
định đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết vụ
án theo TTRG theo quy định tại Điều 214
và Điều 217 Bộ luật TTDS năm 2015. Tuy
nhiên, Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng
dẫn cụ thể vấn đề này để tránh kéo dài việc
giải quyết vụ án.
3.3 Quyết định đưa vụ án ra xét xử
theo TTRG
Khi vụ án có đủ các điều kiện theo
quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật
TTDS năm 2015 và không thuộc các trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ luật
TTDS năm 2015 thì thẩm phán phụ trách
việc giải quyết vụ án ra quyết định đưa vụ
án ra xét xử theo TTRG.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo
TTRG phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Tên tòa án ra quyết định;
- Vụ án được đưa ra xét xử theo
TTRG;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa
chỉ thư điện tử (nếu có) của nguyên đơn, bị
51
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(335) T4/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
đơn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi
kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên thẩm phán, thư ký tòa án; họ,
tên thẩm phán dự khuyết (nếu có);
- Họ, tên kiểm sát viên; họ, tên kiểm
sát viên dự khuyết (nếu có);
- Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở
phiên tòa;
- Xét xử công khai hoặc xét xử kín;
- Họ, tên những người được triệu tập
tham gia phiên tòa.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo
TTRG phải được gửi ngay cho đương sự để
đương sự thực hiện các quyền tố tụng của
mình như quyền yêu cầu thay đổi thẩm
phán, thư ký tòa án, kiểm sát viên, quyền
khiếu nại quyết định đưa vụ án ra xét xử
theo TTRG và quyền tham gia phiên tòa.
Quyết định này cũng được gửi ngay cho
viện kiểm sát để viện kiểm sát thực hiện
chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật
và chuẩn bị tham gia phiên tòa. Trường hợp
viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy
định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật TTDS năm
2015 thì tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng
quyết định đưa vụ án ra xét xử cho viện
kiểm sát cùng cấp và trong thời hạn 03 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, viện
kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho
tòa án.
Để chắc chắn rằng quyết định đưa vụ
án ra xét xử theo TTRG là đúng đắn, đáp
ứng đầy đủ các điều kiện về giải quyết vụ
án theo TTRG, Điều 329 Bộ luật TTDS năm
2015 quy định trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được quyết định đưa
vụ án ra xét xử theo TTRG, đương sự có
quyền khiếu nại, viện kiểm sát cùng cấp có
quyền kiến nghị với chánh án tòa án đã ra
quyết định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về
quyết định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG,
chánh án tòa án phải ra một trong các quyết
định sau đây:
- Giữ nguyên quyết định đưa vụ án ra
xét xử theo TTRG nếu vụ án đáp ứng đầy đủ
các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều
317 Bộ luật TTDS năm 2015 và không
thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 317 Bộ luật TTDS năm 2015;
- Hủy quyết định đưa vụ án ra xét xử
theo TTRG và chuyển vụ án sang giải quyết
theo thủ tục thông thường nếu vụ án không
đáp ứng đầy đủ các các điều kiện theo quy
định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật TTDS
năm 2015 hoặc xuất hiện một trong các căn
cứ quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ luật
TTDS năm 2015.
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến
nghị của chánh án tòa án là quyết định cuối
cùng và phải được gửi ngay cho đương sự,
viện kiểm sát cùng cấp.
3.4 Phiên tòa sơ thẩm theo TTRG
Về nguyên tắc, để các đương sự có thể
bảo vệ được tốt nhất quyền và lợi ích hợp
pháp của mình cũng như tòa án ra được một
bản án, quyết định đúng đắn và chính xác thì
tòa án phải mở một phiên tòa công khai với
sự có mặt của tất cả những người tham gia
tố tụng. Tại phiên tòa, các đương sự, những
người tham gia tố tụng khác được thực hiện
quyền bảo vệ, quyền tranh tụng của mình
một cách trực tiếp và bằng lời nói. Các
đương sự đều phải được trực tiếp trình bày
các yêu cầu, đưa ra các chứng cứ, căn cứ
pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình. Tuy nhiên, đối với các vụ án được
giải quyết theo thủ tục TTDS rút gọn thì đây
là vụ án đơn giản, rõ ràng, thẩm phán chỉ
thẩm tra lại sự việc, chứng cứ, tài liệu và áp
dụng pháp luật để giải quyết nên việc bảo
đảm quyền bảo vệ, quyền tranh tụng của các
đương sự được thực hiện ở mức độ hạn chế
hơn so với thủ tục tố tụng thông thường.
Theo đó, các đương sự, kiểm sát viên viện
kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa
xét xử theo TTRG. Trường hợp kiểm sát
viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến
hành xét xử. Đương sự có quyền đề nghị tòa
án xét xử vắng mặt. Trường hợp bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã
được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có
52
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 07(335) T4/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
lý do chính đáng thì thẩm phán vẫn tiến
hành phiên tòa.
Nhằm đáp ứng yêu cầu nhanh chóng
và linh hoạt của việc giải quyết các vụ án
dân sự đơn giản, rõ ràng, khoản 3 Điều 320
Bộ luật TTDS năm 2015 quy định thẩm
phán tiến hành hòa giải trong phiên tòa sơ
thẩm dân sự chứ không bắt buộc phải hòa
giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm giống
như thủ tục tố tụng thông thường. Theo đó,
sau khi khai mạc phiên tòa, thẩm phán tiến
hành hòa giải, trừ trường hợp không được
hòa giải theo quy định tại Điều 206 hoặc
không tiến hành hòa giải được theo quy định
tại Điều 207 Bộ luật TTDS năm 2015.
Trường hợp các đương sự thỏa thuận được
với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ
án thì thẩm phán ra quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự theo quy định
tại Điều 212 Bộ luật TTDS năm 2015.
Trường hợp các đương sự không thỏa thuận
được với nhau về vấn đề phải giải quyết
trong vụ án thì thẩm phán tiến hành xét xử.
Với mục đích bảo đảm cho các bên
đương sự trình bày, giải thích hay đối chiếu
xem có mâu thuẫn về tài liệu, chứng cứ
không tại phiên tòa sơ thẩm, khoản 2, 3
Điều 320 Bộ luật TTDS năm 2015 quy
định, thủ tục khai mạc phiên tòa, trình bày,
tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm về
việc giải quyết vụ án được thực hiện như
đối với vụ án giải quyết theo thủ tục tố tụng
thông thường. Tuy nhiên, đối với vụ án đơn
giản, rõ ràng, chứng cứ đầy đủ, bị đơn thừa
nhận nghĩa vụ thì việc xét xử tại phiên tòa
“thực chất là một phiên đối chất để kiểm tra
lại các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ, trước
khi thẩm phán ra quyết định về vụ việc”1.
Do đó, việc tranh luận, đối đáp cần thực
hiện đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng
thông thường.
Ngoài ra, trường hợp tại phiên tòa
phát sinh tình tiết mới quy định tại khoản 3
Điều 317 Bộ luật TTDS năm 2015, mà tình
tiết mới đó làm cho vụ án không còn đủ điều
kiện để giải quyết theo TTRG thì thẩm phán
xem xét, ra quyết định chuyển vụ án sang
giải quyết theo thủ tục thông thường. Trong
trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ
án được tính lại kể từ ngày ra quyết định
chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục tố
tụng thông thường.
3.5 Hiệu lực của bản án, quyết định
sơ thẩm theo TTRG
Để phù hợp với nguyên tắc quy định
tại khoản 6 Điều 103 Hiến pháp năm 2013:
“chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo
đảm”, Điều 17 Bộ luật TTDS năm 2015 quy
định nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc
thẩm được áp dụng cho tất cả các vụ việc
dân sự mà không có bất kỳ một ngoại lệ nào
nhằm bảo đảm quyền của các đương sự
cũng như đảm bảo tính đúng đắn, hợp pháp
trong các phán quyết của tòa án trước khi
đưa ra thi hành. Do vậy, Điều 321 Bộ luật
TTDS năm 2015 quy định bản án, quyết
định sơ thẩm của tòa án theo TTRG có thể
bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm để yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm giải
quyết lại theo thủ tục phúc thẩm rút gọn.
Bản án, quyết định theo TTRG đã có
hiệu lực pháp luật có thể bị kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu phát
hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật nghiêm
trọng trong việc giải quyết vụ án hoặc khi
phát hiện tình tiết mới theo quy định của Bộ
luật TTDS năm 2015.
4. Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục
rút gọn tại tòa án cấp phúc thẩm
4.1 Kháng cáo, kháng nghị đối với
bản án, quyết định theo TTRG
Theo quy định tại khoản 2 Điều 316
Bộ luật TTDS năm 2015, việc kháng cáo,
kháng nghị đối với bản án, quyết định theo
TTRG được thực hiện như đối với thủ tục tố
tụng thông thường. Tuy nhiên, để đáp ứng
1 « Vấn đề xây dựng thủ tục TTDS rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay - Thực
trạng và giải pháp », Đề tài khoa học cấp Bộ (Trần Anh Tuấn - Chủ nhiệm đề tài), 2014, Hà Nội, tr. 113.
53
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(335) T4/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
yêu cầu nhanh chóng, linh hoạt của việc giải
quyết vụ án theo thủ tục tố tụng rút gọn thì
thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản
án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm theo
TTRG ngắn hơn so với thủ tục tố tụng thông
thường. Cụ thể, thời hạn kháng cáo đối với
bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm
theo TTRG là 07 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa
thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án,
quyết định được giao cho họ hoặc bản án,
quyết định được niêm yết; thời hạn kháng
nghị đối với bản án, quyết định của tòa án
cấp sơ thẩm theo TTRG của viện kiểm sát
cùng cấp là 07 ngày, của viện kiểm sát cấp
trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày nhận
được bản án, quyết định.
4.2 Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc
thẩm theo TTRG
- Thụ lý xét xử phúc thẩm theo TTRG
Theo quy định tại khoản 2 Điều 316
Bộ luật TTDS năm 2015, việc thụ lý xét xử
phúc thẩm theo TTRG được thực hiện như
đối với thủ tục thông thường. Theo đó, ngay
sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo,
kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo,
tòa án cấp phúc thẩm sẽ vào sổ thụ lý vụ án.
Để bảo đảm cho đương sự chuẩn bị phương
án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình và tham gia phiên tòa cũng như để bảo
đảm cho viện kiểm sát thực hiện chức năng
kiểm sát việc tuân theo pháp luật, trong thời
hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, tòa
án phải thông báo bằng văn bản cho các
đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi
kiện và thông báo trên cổng thông tin điện
tử của tòa án (nếu có). Chánh án tòa án cấp
phúc thẩm phân công thẩm phán giải quyết
vụ án theo thủ tục phúc thẩm rút gọn.
- Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
theo TTRG:
Nhằm bảo đảm đáp ứng yêu cầu
nhanh chóng, hiệu quả của việc giải quyết
vụ án theo TTRG, thời hạn chuẩn bị xét xử
phúc thẩm theo TTRG ngắn hơn thời hạn
chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục
thông thường. Cụ thể, thời hạn chuẩn bị
xét xử phúc thẩm từ khi thụ lý vụ án cho
đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử
theo TTRG là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý
vụ án (khoản 1 Điều 323 Bộ luật TTDS
năm 2015); thời hạn chuẩn bị mở phiên tòa
phúc thẩm theo TTRG là 15 ngày, kể từ
ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử
phúc thẩm (khoản 1 Điều 324 Bộ luật
TTDS năm 2015).
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án:
Để chuẩn bị xét xử, thẩm phán phải
tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án, bản án,
quyết định bị kháng cáo, kháng nghị, đơn
kháng cáo, quyết định kháng nghị và các
chứng cứ, tài liệu kèm theo. Cụ thể, thẩm
phán phải kiểm tra lại những vấn đề như nội
dung của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm; thủ tục tố tụng mà tòa án cấp sơ
thẩm tiến hành có đúng không, vụ án có đủ
các điều kiện để giải quyết theo TTRG hay
không, có xuất hiện các tình tiết mới để
chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục tố
tụng thông thường không, quyết định của
tòa án cấp sơ thẩm có hợp pháp và có căn
cứ không? Trường hợp thiếu chứng cứ, tài
liệu để giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng
rút gọn thì yêu cầu đương sự bổ sung. Tuy
nhiên, việc bổ sung, chứng cứ mới ở phúc
thẩm phải đáp ứng các điều kiện theo quy
định Điều 287 Bộ luật TTDS năm 2015.
- Ra các quyết định trong thời hạn
chuẩn bị xét xử phúc thẩm:
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày
thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, thẩm phán
được phân công giải quyết vụ án theo thủ
tục phúc thẩm ra một trong các quyết định
sau đây:
+ Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ
án theo quy định tại Điều 288 Bộ luật TTDS
năm 2015. Trong trường hợp này, thời hạn
chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể
từ ngày tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử
phúc thẩm vụ án khi lý do tạm đình chỉ
không còn.
+ Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
theo quy định Điều 289 Bộ luật TTDS năm
2015;
54
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 07(335) T4/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
+ Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm
có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 290
Bộ luật TTDS năm 2015. Quyết định đưa
vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi
ngay cho những người có liên quan đến
kháng cáo, kháng nghị để những người có
liên quan đến kháng cáo, kháng nghị thực
hiện các quyền tố tụng của mình. Quyết
định này cũng được gửi ngay cho viện kiểm
sát cùng cấp để chuẩn bị tham gia phiên tòa
và thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân
theo pháp luật.
+ Quyết định chuyển vụ án sang giải
quyết theo thủ tục thông thường nếu xuất
hiện tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều
317 Bộ luật TTDS năm 2015. Trong trường
hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án
được tính lại kể từ ngày ra quyết định
chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục tố
tụng thông thường. Tuy nhiên, Bộ luật
TTDS năm 2015 chưa quy định việc chuyển
vụ án sang thủ tục thông thường là thủ tục
sơ thẩm hay thủ tục phúc thẩm.
- Chuyển hồ sơ vụ án cho viện kiểm
sát nghiên cứu:
Ngay khi ra quyết định đưa vụ án ra
xét xử theo thủ tục phúc thẩm thì tòa án
chuyển ngay quyết định này và hồ sơ vụ án
cho viện kiểm sát nghiên cứu. Thời hạn
nghiên cứu hồ sơ của viện kiểm sát cùng cấp
là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, viện kiểm sát
phải trả hồ sơ vụ án cho tòa án.
4.3 Phiên tòa phúc thẩm theo TTRG
Tương tự như ở phiên tòa sơ thẩm
theo TTRG, phiên tòa phúc thẩm theo
TTRG cũng được tiến hành theo một trình
tự đơn giản, nhanh chóng hơn so với thủ tục
tố tụng thông thường. Theo đó, các đương
sự, kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp
phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm. Trường
hợp kiểm sát viên vắng mặt thì hội đồng xét
xử vẫn tiến hành xét xử, trừ trường hợp viện
kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm. Đương
sự có quyền đề nghị tòa án xét xử vắng mặt.
Trường hợp đương sự không kháng cáo đã
được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có
lý do chính đáng thì thẩm phán vẫn tiến
hành phiên tòa.
Về thủ tục tiến hành phiên tòa phúc
thẩm cũng được tiến hành đơn giản hơn so
với thủ tục tố tụng thông thường, cụ thể:
- Thẩm phán trình bày tóm tắt nội
dung bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng
cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo,
kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo
(nếu có).
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự trình bày, đương sự bổ
sung ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng
nghị, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm
của mình về việc giải quyết vụ án.
- Sau khi kết thúc việc tranh luận và
đối đáp, kiểm sát viên phát biểu ý kiến của
viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật
trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai
đoạn phúc thẩm.
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, kiểm
sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến
cho tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
4.4 Quyền hạn của thẩm phán giải
quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm rút gọn
Theo quy định tại khoản 6 Điều 324
Bộ luật TTDS năm 2015, thẩm phán khi giải
quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm rút gọn
có các quyền hạn sau đây:
- Giữ nguyên bản án, quyết định của
tòa án cấp sơ thẩm
Thẩm phán không chấp nhận kháng
cáo hoặc kháng nghị trong trường hợp
kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ và
tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử đúng.
- Sửa bản án, quyết định của tòa án
cấp sơ thẩm
Nếu qua việc xét xử phúc thẩm, thẩm
phán thấy tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ
án theo TTRG không đúng pháp luật thì
thẩm phán có thể sửa một phần hoặc toàn bộ
bản án, quyết định sơ thẩm. Theo quy định
của khoản 1 Điều 316, khoản 6 Điều 324 và
Điều 309 Bộ luật TTDS năm 2015, thẩm
phán sửa một phần hoặc toàn bộ bản án,
55
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(335) T4/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
quyết định sơ thẩm nếu toà án cấp sơ thẩm
quyết định không đúng pháp luật trong
những trường hợp sau đây:
+ Việc chứng minh và xác định chứng
cứ đã được thực hiện đầy đủ theo đúng quy
định của pháp luật;
+ Việc chứng minh và xác định chứng
cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm
nhưng tại phiên toà phúc thẩm đã được bổ
sung đầy đủ.
Với những chứng cứ được xem xét ở
giai đoạn sơ thẩm và chứng cứ được bổ
sung ở phúc thẩm thì thẩm phán nhận thấy
tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định không
đúng pháp luật. Nói cách khác, tòa án cấp
sơ thẩm đã có sai lầm trong việc áp dụng
pháp luật nội dung để giải quyết vụ án. Đây
là các sai lầm trong việc lựa chọn quy phạm
pháp luật nội dung để áp dụng như không
áp dụng điều luật trong trường hợp cần áp
dụng, áp dụng văn bản pháp luật đã hết hiệu
lực hoặc áp dụng không đúng các điều luật,
không đúng nội dung quy định của điều luật
(ví dụ: tòa án sơ thẩm quyết định mức bồi
thường không tương xứng với mức độ thiệt
hại xảy ra...).
- Hủy bản án, quyết định của tòa án
cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa
án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo
TTRG hoặc theo thủ tục thông thường nếu
không còn đủ các điều kiện để giải quyết
theo TTRG
Theo quy định tại khoản 1 Điều 316,
khoản 6 Điều 324 và Điều 310 Bộ luật
TTDS năm 2015, thẩm phán hủy bản án,
quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và chuyển
hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm để giải
quyết lại vụ án theo TTRG trong các trường
hợp sau đây:
- Việc chứng minh và xác định chứng
cứ không theo đúng quy định của pháp luật
hoặc chưa thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa
phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung
được;
- Thẩm phán thuộc một trong các
trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng
hoặc bị thay đổi theo quy định tại Điều 52,
53 Bộ luật TTDS năm 2015 hoặc có vi
nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự. Đây là những vi phạm khác về
thủ tục tố tụng phải đến mức nghiêm trọng,
tức là làm cho việc giải quyết vụ án thiếu
khách quan, toàn diện, xâm phạm đến quyền
và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Còn
những vi phạm về thủ tục tố tụng không làm
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của các đương sự, bản án sơ thẩm của tòa án
đã giải quyết đúng về nội dung thì không coi
là căn cứ để thẩm phán hủy bản án, quyết
định và xét xử lại như vi phạm về thời hạn
xét xử...
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 6
Điều 324 Bộ luật TTDS năm 2015, thẩm
phán hủy bản án, quyết định của tòa án cấp
sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án
cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ
tục thông thường nếu vụ án không còn đủ
các điều kiện để giải quyết theo TTRG.
- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải
quyết vụ án
Theo quy định tại khoản 1 Điều 316,
khoản 6 Điều 324 và Điều 311 Bộ luật
TTDS năm 2015, thẩm phán hủy bản án sơ
thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong
quá trình giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ
thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp
quy định tại Điều 217, điểm b khoản 1 Điều
299 Bộ luật TTDS năm 2015.
- Đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ
nguyên bản án sơ thẩm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 316,
khoản 6 Điều 324 và Điều 312 Bộ luật
TTDS năm 2015, thẩm phán đình chỉ xét xử
phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm
nếu vụ án có một trong các căn cứ quy định
tại Điều 312 Bộ luật TTDS năm 2015.
Các bản án, quyết định phúc thẩm có
hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra bản án,
quyết định n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_quy_dinh_ve_thu_tuc_to_tung_dan_su_rut_gon_trong_bo_luat.pdf