Các quyền thủ tục công bằng trong tố tụng dân sự ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam

Mặc dù BLTTDS năm 2015 đã quy định “Toà án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng, các chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định về các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật, để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan” (Khoản 2.b Điều 266 BLTTDS năm 2015), nhưng trên thực tế, vẫn còn tình trạng các bên đưa ra lập luận nhưng bản án, quyết định không xem xét, phân tích để chấp nhận hay bác bỏ lập luận đó, mà chỉ đưa ra phán quyết theo quan điểm riêng của tòa án. Trong nhiều trường hợp, tòa án không giải thích vì sao đưa ra được phán quyết, mà chỉ viện dẫn điều luật áp dụng, như vậy việc tranh tụng của các bên sẽ chỉ mang tính hình thức nếu kết quả tranh tụng không được phản ánh trong bản án, quyết định. Nếu hiểu tranh tụng theo đúng nghĩa thì khi mỗi bên đưa ra chứng cứ, lập luận nào, tòa án phải xem xét và quyết định chấp nhận hay bác bỏ chứng cứ, lập luận đó. Kể cả đối với lập luận thiếu thuyết phục, không có căn cứ, tòa án cũng phải chỉ ra được lập luận đó có khiếm khuyết ở điểm nào. Tình trạng bản án, quyết định không xem xét đầy đủ lập luận của các bên hoặc thậm chí không có lập luận về căn cứ ra phán quyết của tòa án còn khá phổ biến.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các quyền thủ tục công bằng trong tố tụng dân sự ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 51-62 51 Review Article Rights of Due Process in Civil Procedurs of Some Countries in the World an in Vietnam Nguyen Van Quan*, Nguyen Bich Thao VNU, School of Law, Vietnam National University, Hanoi, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam Received 02 February 2020 Revised 06 March 2020; Accepted 24 March 2020 Abstract: Currently, civil procedure legal science in the world begins to study the application of fair procedural rights. Meanwhile, Vietnamese civil procedure legal science seems to pay attention to the proceedings instead of the procedural rights. In this context, the paper examines the application of rights of due process around the world and in Vietnam. From there, the author suggests a number of appropriate orientations in this area that Vietnam should apply in the near future in order to match the trend in the world and the reality of Vietnam. Keywords: Civil procedure, due process, rights of due process, human rights. ________  Corresponding author. E-mail address: nguyen.vnu@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4282 VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 51-62 52 Các quyền thủ tục công bằng trong tố tụng dân sự ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam Nguyễn Văn Quân*, Nguyễn Bích Thảo Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 02 tháng 02 năm 2020 Chỉnh sửa ngày 06 tháng 3 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 3 năm 2020 Tóm tắt: Hiện nay, khoa học luật tố tụng dân sự trên thế giới bắt đầu nghiên cứu sâu về việc áp dụng các quyền thủ tục công bằng. Trong khi đó, khoa học luật tố tụng dân sự Việt Nam dường như mới chú ý đến các thủ tục tố tụng thay vì các quyền thủ tục. Trong bối cảnh đó, bài viết nghiên cứu về việc áp dụng quyền xét xử công bằng trong tố tụng dân sự ở trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó, vạch ra những hướng đi phù hợp trong lĩnh vực này mà Việt Nam nên áp dụng trong thời gian tới, để phù hợp với xu hướng chung trên thế giới và hoàn cảnh trong nước. Từ khóa: Tố tụng dân sự; thủ tục công bằng; quyền thủ tục công bằng; quyền con người. Dẫn nhập* Luật tố tụng dân sự là lĩnh vực pháp luật thủ tục hay luật hình thức, bao gồm tập hợp các quy định về quy trình thực thi một quyền, nghĩa vụ của chủ thể quan hệ pháp luật dân sự tại tòa án; các quyền và nghĩa vụ dân sự này được quy định bởi luật nội dung (substantive law) như luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật thương mại, luật lao động. Pháp luật tố tụng dân sự là công cụ cơ bản để hiện thực hóa các quyền dân sự và bảo vệ quyền dân sự, thiết lập cơ chế và trình tự giải quyết tranh chấp dân sự giữa các tổ chức, cá nhân tại tòa án một ________ * Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: nguyen.vnu@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4282 cách văn minh, nhằm khắc phục tình trạng “tự xử”, giải quyết tranh chấp bằng bạo lực đã từng tồn tại trong xã hội thời kì xa xưa khi chưa có tòa án. Theo trình tự do luật tố tụng dân sự quy định, các bên trong quan hệ pháp luật dân sự, bao gồm tổ chức, cá nhân, và cả các cơ quan nhà nước, có quyền khởi kiện người khác về hành vi xâm phạm quyền dân sự của mình nhằm yêu cầu tòa án áp dụng các chế tài, các biện pháp khắc phục để ngăn chặn hành vi xâm phạm, khôi phục quyền lợi cho họ. Với ý nghĩa đó, luật tố tụng dân sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, và việc xây dựng, thực thi các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự đòi hỏi bảo đảm nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng (due process of law). Tuy N.V.Quan, N.B. Thao / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 51-62 53 nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu về bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng cũng như về các quyền thủ tục công bằng thường chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tố tụng hình sự, ít quan tâm đến lĩnh vực tố tụng dân sự. Trong khi đó, những vi phạm các quyền thủ tục công bằng trong tố tụng dân sự là khá phổ biến, tuy không đến mức nghiêm trọng và thu hút sự chú ý của dư luận như vi phạm trong tố tụng hình sự, nhưng nó lại diễn ra thường xuyên, trên diện rộng (bởi số lượng vụ việc dân sự mà các tòa án thụ lí giải quyết hàng năm lớn hơn nhiều so với số lượng vụ án hình sự). Cho đến gần đây, khoa học luật tố tụng dân sự trên thế giới mới bắt đầu nghiên cứu sâu về việc áp dụng các quyền thủ tục công bằng. Trong khi đó, khoa học luật tố tụng dân sự Việt Nam hầu như chưa đề cập khái niệm “các quyền thủ tục công bằng” mà mới chỉ có một vài công trình liên quan đến bảo vệ quyền con người trong tố tụng dân sự. 1. Các quyền thủ tục công bằng trong tố tụng dân sự Hoa Kì Mặc dù nước Anh là quê hương của học thuyết về trình tự công bằng, học thuyết này lại được tiếp nhận một cách chính thức và phát triển mạnh mẽ trong lí luận và thực tiễn pháp lí ở Hoa Kì, đặc biệt thông qua các án lệ giải thích Hiến pháp của Tòa án tối cao. Hiến pháp Hoa Kì long trọng ghi nhận “due process of law” với tư cách là một nguyên tắc cốt lõi. Tu chính án thứ 5 của Hiến pháp Hoa Kì tuyên bố: “Không ai bị tước bỏ tính mạng, tự do và tài sản mà không dựa trên trình tự pháp luật công bằng”1. Tu chính án thứ 14 một lần nữa khẳng định: “không bang nào tước bỏ tính mạng, tự do và tài sản của bất kì ai mà không dựa trên trình tự pháp luật công bằng”2. Hiện nay, các học giả trên thế giới đều thống nhất rằng trình tự pháp luật công bằng bao gồm hai khía cạnh: trình tự công bằng thủ tục (procedural due process) và trình tự công bằng nội dung (substantive due process). Các ________ 1Tu chính án thứ 5 Hiến pháp Hoa Kì. 2Tu chính án thứ 14 Hiến pháp Hoa Kì. quyền về thủ tục là những yếu tố cấu thành nên quan niệm về trình tự công bằng thủ tục. Hai yếu tố cốt lõi của trình tự công bằng thủ tục trong tố tụng dân sự là chủ thể có quyền được thông báo và quyền được lắng nghe bởi một tòa án vô tư, không thiên vị trước khi chủ thể đó bị tước đoạt tự do hoặc tài sản [1]. Tuy nhiên, theo thời gian, hệ thống án lệ đồ sộ của Tòa án Tối cao Hoa Kì đã giải thích theo hướng ngày càng mở rộng nội hàm của các quyền thủ tục công bằng này, từ đó tạo nên một hệ thống các giá trị cơ bản hay các bảo đảm về thủ tục (procedural safeguards) trong tố tụng dân sự Hoa Kì. Các quyền đó bao gồm: Thứ nhất: quyền được thông báo. Một yêu cầu căn bản của thủ tục công bằng trong bất kì quy trình tố tụng nào là các bên liên quan phải được thông báo hợp lí về vụ kiện, từ đó họ mới có cơ hội tham gia vào quá trình tố tụng, trình bày các chứng cứ, lí lẽ, lập luận để bảo vệ mình. “Thông báo” phải đầy đủ để người nhận nắm được nội dung vụ kiện và xác định được mình cần làm gì để ngăn chặn việc lợi ích của mình bị tước đoạt. “Thông báo” phải được thực hiện bằng phương thức hợp lí nhằm đảm bảo rằng người được thông báo có khả năng chắc chắn sẽ nhận được. Thứ hai: quyền được lắng nghe. Trước khi một người bị tước đoạt lợi ích về tài sản hoặc tự do, người đó phải được lắng nghe bởi tòa án tại một phiên họp hay phiên xử được tổ chức dưới hình thức nào đó, tức là có cơ hội trình bày thấu đáo mọi chứng cứ, lí lẽ, lập luận của mình trước tòa án, bác bỏ các chứng cứ, lí lẽ, lập luận của đối phương. Quyền được lắng nghe được hiểu là tòa án không chỉ xem xét và quyết định trên cơ sở hồ sơ, tài liệu, mà phải trực tiếp nghe các bên trình bày (xét xử trực tiếp, bằng lời nói). Quyền được thông báo và quyền được lắng nghe nói trên phải được thực hiện vào thời điểm hợp lí, theo phương thức hợp lí và thực chất, nghĩa là thông báo hay tổ chức phiên họp/phiên xét xử không phải chỉ mang tính hình thức cho có, mà cần phải diễn ra kịp thời, trước khi tòa án có quyết định cuối cùng về việc tước đoạt tài sản (tự do) của chủ thể [1]. Nói cách khác, chính quyền không thể ra quyết định tước đoạt N.V.Quan, N.B. Thao / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 51-62 54 tài sản hay tự do của người nào khi chưa đáp ứng các đòi hỏi của thủ tục công bằng (thực hiện quy trình thông báo và tổ chức phiên họp). Việc thông báo và tổ chức phiên họp cũng chính là hai yếu tố quan trọng để bảo đảm rằng bên bị ảnh hưởng bởi quyết định của tòa án có cơ hội tham gia một cách hữu hiệu vào quy trình tố tụng [1]. Trình tự công bằng trong tố tụng dân sự đặc biệt nhấn mạnh vào sự tham gia của bên bị ảnh hưởng trong quá trình ra quyết định. Chỉ trong trường hợp đặc biệt, ngoại lệ, quy trình tố tụng mới được diễn ra khi vắng mặt một hoặc các bên Quyền được lắng nghe phải được đảm bảo không chỉ đối với phiên xét xử tập trung (phiên tòa sơ thẩm) mà cả trong tất cả các bước của quy trình tố tụng, tức là áp dụng đối với bất kì trường hợp nào mà lợi ích về tài sản hay tự do của một người bị đe dọa tước đoạt, bao gồm cả trường hợp bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thứ ba: quyền được xét xử bởi một tòa án vô tư, không thiên vị. Để thực hiện quyền này, thẩm phán, bồi thẩm đoàn phải là những người hoàn toàn trung lập, vô tư, khách quan, không có định kiến, không có xung đột lợi ích nào với một trong các bên đương sự [1]. Thẩm phán phải từ chối xét xử nếu tự thấy mình không đảm bảo sự vô tư trong một vụ án cụ thể. Tính trung lập, khách quan, vô tư của người có quyền ra quyết định là yếu tố cốt lõi, không thể thiếu của trình tự công bằng thủ tục. Thứ tư: Quyền chất vấn và thẩm tra chéo nhân chứng. Trong trường hợp phán quyết của tòa án trong vụ kiện dân sự phải dựa vào việc xác định tình tiết của vụ án, tức là giữa các bên có tranh cãi về mặt tình tiết, sự kiện, trình tự công bằng đòi hỏi mỗi bên phải có quyền chất vấn và thẩm tra chéo đối với nhân chứng chống lại mình. Quyền này là sự mở rộng của quyền được lắng nghe: mỗi bên không chỉ có quyền trình bày những chứng cứ, lập luận có lợi cho mình, mà còn phải có cơ hội bác bỏ chứng cứ, lập luận của đối phương, đặc biệt là thông qua việc chất vấn, bác bỏ lời khai của nhân chứng bất lợi cho mình. Thứ năm: Quyền được xét xử chỉ căn cứ trên hồ sơ, chứng cứ của vụ án. Quyền này cũng phái sinh từ quyền được lắng nghe. Quyền trình bày chứng cứ, lí lẽ, lập luận tại phiên xét xử sẽ hoàn toàn vô nghĩa nếu phán quyết của tòa án không dựa trên các chứng cứ, lập luận đó. Do vậy, để đảm bảo quyền này, người có quyền ra quyết định phải nêu rõ các lập luận, lí lẽ làm cơ sở cho phán quyết và các chứng cứ mà mình dựa vào đó để ra phán quyết. Thứ sáu: Quyền có luật sư. Quyền này cũng phái sinh từ quyền được lắng nghe. Do các đương sự thường không tự mình trình bày được các chứng cứ, lập luận trước tòa án một cách thuần thục, đặc biệt là trong hệ thống tố tụng tranh tụng như Hoa Kì, nên họ rất cần có luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình. Trong tố tụng hình sự, quyền có luật sư bào chữa là quyền đương nhiên của bị cáo, nếu bị cáo không có khả năng chi trả phí luật sư thì tòa án phải cử luật sư bào chữa cho bị cáo. Tuy nhiên, trong tố tụng dân sự, quyền có luật sư không phải là đương nhiên, và tòa án không có nghĩa vụ cử luật sư cho đương sự là người nghèo, trừ trường hợp tự do thân thể của người đó bị đe dọa. Có thể thấy, các quyền thủ tục công bằng trong tố tụng dân sự Hoa Kì được xây dựng trên nền tảng của mô hình tố tụng tranh tụng [2], với đặc trưng là các bên đương sự đóng vai trò chủ động, còn thẩm phán ở vị trí bị động, trung lập, lắng nghe các bên trình bày miệng các chứng cứ, lập luận của mình, bác bỏ chứng cứ, lập luận của đối phương và ra phán quyết trên cơ sở các chứng cứ, lập luận đó. Ngoài các quyền kể trên, trình tự công bằng thủ tục với hai nội dung cơ bản là quyền được thông báo và quyền được lắng nghe được thể hiện xuyên suốt trong các quy định cụ thể của pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kì như quy định về thẩm quyền của tòa án, quy định về tống đạt, quy định về phiên tòa sơ thẩm Thẩm quyền Theo nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, về mặt truyền thống, tòa án của mỗi bang chỉ có thẩm quyền xét xử đối với con người và tài sản nằm trong phạm vi lãnh thổ của mình và không bang nào có thẩm quyền trực tiếp đối với N.V.Quan, N.B. Thao / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 51-62 55 người hay tài sản ở ngoài lãnh thổ bang đó. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, giao thương giữa các bang ngày càng mạnh mẽ, người dân Hoa Kì di chuyển từ bang này sang bang khác ngày một nhiều, do vậy Tòa án Tối cao Hoa Kì đã đưa ra tiêu chí mới để xác định thẩm quyền dựa trên tính chất của mối liên hệ giữa cá nhân, pháp nhân với một bang nào đó (tiêu chí đưa ra là cá nhân, pháp nhân phải có các mối liên hệ tối thiểu với một bang. Đối với tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của một người, chứ không phải tranh chấp về tài sản, quy trình tố tụng mang tính chất đối nhân và do đó, thẩm quyền của tòa án đối với bị đơn được xác định là thẩm quyền đối nhân. Tòa án của một bang chỉ có thẩm quyền xét xử vụ kiện dân sự liên quan đến bị đơn nếu bị đơn có mối liên hệ tối thiểu với bang đó, ví dụ: bị đơn cư trú tại bang và được tống đạt đơn khởi kiện tại bang đó. Tống đạt đơn khởi kiện Tòa án chỉ có thể thực thi quyền xét xử của mình đối với bị đơn nếu theo luật, tòa án có thẩm quyền đối nhân đối với bị đơn và đơn khởi kiện phải được tống đạt hợp lệ nhằm thông báo cho bị đơn về quá trình tố tụng sắp diễn ra có ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của họ. Tống đạt trực tiếp đến tay người nhận là phương thức bảo đảm chắc chắn nhất rằng bị đơn nhận được thông báo. Tuy nhiên, theo thời gian, các phương thức tống đạt khác ít khắt khe hơn cũng đã được chấp nhận như tống đạt qua đường bưu điện, tống đạt bằng phương thức xuất bản (công bố trên phương tiện thông tin đại chúng). Phiên tòa sơ thẩm Trong tố tụng dân sự Hoa Kì, xét xử có bồi thẩm đoàn không phải là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo trình tự công bằng (dịch) (khác với tố tụng hình sự). Phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng dân sự Hoa Kì là một phiên họp tập trung, trực tiếp và liên tục, trong đó lần đầu tiên các bên đương sự xuất trình toàn bộ chứng cứ của vụ án trước chủ thể có thẩm quyền xác định các tình tiết của vụ án (bồi thẩm đoàn hoặc thẩm phán trong trường hợp các bên lựa chọn không có bồi thẩm đoàn). Chủ thể này hoàn toàn không biết trước về vụ án để đảm bảo tính trung lập, khách quan; đối với bồi thẩm đoàn, phiên tòa sơ thẩm là lần đầu tiên họ được tiếp cận với vụ án. Tại phiên tòa, thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn lắng nghe các bên đương sự trình bày tất cả các chứng cứ và các lập luận pháp lí mà không phát biểu hay đặt bất kì câu hỏi nào. Các nhân chứng khai báo trực tiếp và được thẩm tra trực tiếp tại phiên tòa bởi luật sư của các bên, trước sự chứng kiến và đánh giá của bồi thẩm đoàn hoặc thẩm phán. Trường hợp xét xử có bồi thẩm đoàn, cũng không yêu cầu bồi thẩm đoàn phải ra phán quyết dựa trên nguyên tắc nhất trí như trong tố tụng hình sự, mà có thể chỉ cần 10/12 bồi thẩm viên biểu quyết tán thành. Phúc thẩm Trình tự pháp luật công bằng trong tố tụng dân sự Hoa Kì cũng không đòi hỏi các bang phải quy định về thủ tục phúc thẩm bắt buộc trong trường hợp có kháng cáo. Nói cách khác, không phải mọi kháng cáo đều được tòa án cấp trên xem xét và mở thủ tục phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm có thẩm quyền hạn chế, không xử lại vụ án, không thẩm tra lại các chứng cứ mà chủ yếu xem xét về áp dụng pháp luật của tòa án cấp dưới. Không phải vụ án nào có kháng cáo cũng được tòa án tối cao xem xét, mà tòa án tối cao chỉ lựa chọn xem xét những vụ án có vấn đề pháp lí quan trọng, được xã hội quan tâm và đang có quan điểm không thống nhất giữa các tòa án cấp dưới. Tòa án cấp phúc thẩm không xét xử lại vụ án hoặc xem xét thêm chứng cứ. Vai trò của tòa án phúc thẩm là xem xét việc áp dụng pháp luật của tòa án cấp dưới có đúng hay không. Về cơ bản, phán quyết của tòa án sơ thẩm được tòa án phúc thẩm tôn trọng, do tòa án cấp sơ thẩm là tòa án được tiếp cận gần nhất với chứng cứ của vụ án. Tòa án cấp phúc thẩm thường không xác định lại các tình tiết của vụ án [3]. 2. Các quyền thủ tục công bằng trong tố tụng dân sự ở châu Âu Ở châu Âu, thuật ngữ “trình tự công bằng - due process” không được sử dụng trong các văn kiện châu Âu về nhân quyền và các Bộ luật Tố N.V.Quan, N.B. Thao / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 51-62 56 tụng Dân sự (BLTTDS), mà thay vào đó là thuật ngữ “quyền được xét xử công bằng” (right to a fair trial trong bản tiếng Anh hoặc droit à un procès equitable trong bản tiếng Pháp), đây được coi là yếu tố cốt lõi của nhà nước pháp quyền. Quyền được xét xử công bằng trong tố tụng dân sự được ghi nhận trong hai văn kiện chính là Điều 6 (1) Công ước châu Âu về nhân quyền và Điều 47 Hiến chương châu Âu về các quyền cơ bản. Quyền được xét xử công bằng được giải thích bởi một hệ thống án lệ đồ sộ của Tòa án nhân quyền châu Âu và Tòa án Công lí của Liên minh châu Âu. Điều 6 (1) Công ước nhân quyền châu Âu quy định: Trong việc quyết định về các quyền và nghĩa vụ dân sự của một người hoặc về một cáo buộc hình sự chống lại người đó, mọi người có quyền được xét xử công bằng và công khai trong một thời gian hợp lí bởi một tòa án độc lập và vô tư được thành lập trên cơ sở pháp luật. Bản án phải được công bố công khai nhưng báo chí và công chúng có thể không được tham dự toàn bộ hoặc một phần phiên tòa vì lí do đạo đức, trật tự công hoặc an ninh quốc gia trong một xã hội dân chủ, trong trường hợp cần thiết bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc đời sống riêng tư của các bên, hoặc trong phạm vi thật cần thiết do tòa án quyết định trong những hoàn cảnh đặc biệt mà việc xét xử công khai sẽ gây ảnh hưởng đến công lí [4]. Điều 47 Hiến chương châu Âu về các quyền cơ bản cũng có quy định gần như tương tự. Theo án lệ của Tòa án nhân quyền châu Âu và Tòa án Công lí Liên minh châu Âu, quyền được xét xử công bằng bao gồm các quyền cụ thể sau đây: Thứ nhất: Quyền tiếp cận tòa án Mặc dù quyền này không được quy định một cách minh thị trong Điều 6 (1) Công ước nhân quyền châu Âu, Tòa án nhân quyền châu Âu đã thừa nhận rằng quyền tiếp cận tòa án là yếu tố tiên quyết không thể thiếu để đảm bảo quyền được xét xử công bằng. Nói cách khác, quyền được xét xử công bằng đòi hỏi một cơ chế tư pháp hiệu quả để các đương sự có thể thực thi các quyền dân sự của họ. Quyền tiếp cận tòa án trước hết thể hiện ở quyền khởi xướng quy trình tố tụng dân sự (tức là quyền khởi kiện vụ án dân sự). Quyền này phải được bảo đảm một cách thực tế và hữu hiệu, tức là mỗi cá nhân phải có cơ hội rõ ràng và thực tế để chống lại một hành vi can thiệp vào quyền dân sự của mình. Quyền tiếp cận tòa án không chỉ bao gồm quyền khởi kiện của nguyên đơn mà còn bao hàm quyền tham gia tố tụng của bị đơn. Để bảo đảm quyền tiếp cận tòa án, chi phí tố tụng không thể cao một cách thái quá (bất cân xứng với lợi ích cần bảo vệ), và tòa án cần chấp nhận cho các đương sự nộp đơn từ, tài liệu bằng các phương thức đa dạng, không chỉ dưới dạng bản in mà cả bản điện tử hoặc các hình thức khác thuận tiện và hiệu quả, nhất là trong những vụ án có số lượng tài liệu phải nộp cho tòa án rất lớn. Thứ hai: Quyền được hưởng quy trình tố tụng tranh tụng Theo Tòa án Nhân quyền châu Âu, quyền được xét xử công bằng bao gồm quyền được hưởng quy trình tố tụng tranh tụng, nghĩa là các bên có cơ hội được biết và nêu ý kiến về tất cả các tài liệu, chứng cứ do bên kia giao nộp cho tòa án, nhằm tác động đến quyết định của tòa án. Để thực hiện quyền này, mỗi bên đều phải có cơ hội thực chất trong việc tiếp cận các chứng cứ được trình bày trước tòa án, có khả năng nêu ý kiến về sự tồn tại, nội dung và tính xác thực của chứng cứ trong thời gian thích hợp. Các bên phải có quyền tự quyết định họ sẽ nêu ý kiến về chứng cứ nào được cung cấp hoặc lời khai nào của người làm chứng. Các bên cũng phải được phép xuất trình bất kì chứng cứ nào mà họ cho là cần thiết để chứng minh cho yêu cầu của mình. Tòa án phải thông báo cho các bên mọi thông tin mình nắm giữ, bất kể thông tin đó có ảnh hưởng đến quyết định của tòa án hay không. Thứ ba: Quyền bình đẳng giữa các đương sự Nguyên tắc bình đẳng có mối liên hệ chặt chẽ với quyền được hưởng quy trình tố tụng tranh tụng. Sự khác biệt là ở chỗ nguyên tắc bình đẳng đòi hỏi các bên phải được đối xử N.V.Quan, N.B. Thao / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 51-62 57 ngang bằng với nhau, còn quyền tranh tụng đòi hỏi các bên phải được tiếp cận mọi thông tin có liên quan. Nguyên tắc bình đẳng hàm ý rằng mỗi bên phải có cơ hội hợp lí trong việc trình bày chứng cứ, lập luận của mình trong những điều kiện không bất lợi hơn một cách đáng kể so với bên đối phương. Thứ tư: Quyền tham dự phiên tòa/Quyền được xét xử bằng lời Theo Tòa án Nhân quyền châu Âu, phiên tòa xét xử bằng lời nói và công khai là một yếu tố cơ bản của Điều 6 (1) Công ước nhân quyền châu Âu. Tuy nhiên, nghĩa vụ tổ chức phiên tòa không phải là tuyệt đối. Trong án lệ Jussila v. Phần Lan, Tòa án nhân quyền châu Âu tuyên bố rằng: có thể có những vụ án không cần thiết phải mở phiên tòa: chẳng hạn như khi các bên không có tranh cãi về tình tiết hay về độ tin cậy của chứng cứ, khi đó tòa án có thể ra quyết định về vụ án dựa trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu do các bên giao nộp và các tài liệu khác, hoặc có những vụ án mang tính đặc thù nên sẽ phù hợp hơn nếu xét xử dựa trên tài liệu viết hơn là xét xử bằng lời nói, ví dụ các vụ tranh chấp về an sinh xã hội mang nhiều yếu tố kỹ thuật, hoặc vụ án về y tế đòi hỏi bảo vệ quyền riêng tư về thông tin y tế của đương sự. Để bảo đảm quyền được xét xử công bằng, không nhất thiết đương sự phải có mặt tại phiên tòa trong tất cả các vụ án dân sự. Theo Tòa án Nhân quyền châu Âu, đương sự chỉ cần thiết có mặt khi quyết định của tòa án trong vụ việc cần xem xét đến tính cách, thái độ, lối sống của đương sự đó. Đương sự có thể từ bỏ quyền có mặt tại phiên tòa và quyền được xét xử bằng lời nói với điều kiện đương sự thể hiện ý chí từ bỏ quyền một cách hoàn toàn tự nguyện và không trái với lợi ích công. Do vậy, quyền có mặt tại phiên tòa và quyền được xét xử bằng lời nói không loại trừ khả năng tòa án có thể xét xử vắng mặt đương sự. Trong những trường hợp đó, phải bảo đảm rằng đương sự vắng mặt đã được triệu tập hợp lệ. Thứ năm: Quyền được luật sư bảo vệ Tòa án Nhân quyền châu Âu khẳng định rằng quyền được luật sư bảo vệ là yếu tố cơ bản, cốt lõi để đảm bảo xét xử công bằng. Do đó, việc tước đoạt cơ hội được bảo vệ bởi luật sư tại phiên tòa của đương sự là hành vi vi phạm quyền được xét xử công bằng. Thứ sáu: Quyền được tống đạt một cách hữu hiệu Quyền được xét xử công bằng bao gồm cả quyền được tống đạt một cách hữu hiệu. Nếu đương sự không được tống đạt hợp lệ, họ sẽ bị tước cơ hội được thông báo và phản hồi đối với các ý kiến, lập luận, tài liệu, chứng cứ của bên kia. Điều 6 (1) Công ước Nhân quyền châu Âu không quy định cụ thể phương thức tống đạt nào là hợp lệ, nhưng theo án lệ của Tòa án Nhân quyền châu Âu, cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh họ đã thực hiện tất cả nỗ lực cần thiết để bảo đảm rằng đương sự được thông báo về bất kì quy trình tố tụng nào chống lại họ và bảo đảm các văn bản tố tụng cần tống đạt đến được với người cần thông báo. Các văn bản cần tống đạt cũng phải được gửi đi trong thời hạn hợp lí để đương sự có đủ thời gian chuẩn bị đến tham dự phiên tòa, phiên họp. Thứ bảy: Quyền được cung cấp lí do đầy đủ cho phán quyết của tòa án Mặc dù quyền được cung cấp lí do đầy đủ cho phán quyết của tòa án không được quy định minh thị trong Điều 6 (1) Công ước nhân quyền châu Âu, nhưng Tòa án Nhân quyền châu Âu đã giải thích rằng quyền được xét xử công bằng bao hàm cả nghĩa vụ của tòa án phải giải thích, lập luận đầy đủ về phán quyết của mình và phải chỉ ra rõ ràng các căn cứ để ra phán quyết, bởi điều đó sẽ giúp các đương sự biết liệu họ có thực sự đã được xét xử công bằng hay không, các chứng cứ, lập luận của họ có được tòa án cân nhắc khi ra phán quyết hay không, từ đó họ có cơ sở để thực hiện quyền kháng cáo. Thứ tám: Quyền được thi hành án một cách nhanh chóng Quyền được thi hành nhanh chóng các bản án, quyết định chung thẩm, có hiệu lực pháp luật của tòa án được coi là một thành tố cơ bản của quyền tiếp cận tòa án, quyền tiếp cận công lí. Tòa án Nhân quyền châu Âu Tòa án này khẳng định rằng quyền tiếp cận công lí sẽ trở nên vô nghĩa, không thực chất nếu phán quyết N.V.Quan, N.B. Thao / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 51-62 58 của tòa án không thể thi hành, gây thiệt hại đến quyền lợi của bên được thi hành án. Thứ chín: Quyền không bị xem xét lại bản án chung thẩm đã có hiệu lực pháp luật Tòa án nhân quyền châu Âu khẳng định quyền được xét xử công bằng cần được giải thích dựa trên tinh thần nhà nước pháp quyền. Một trong những yếu tố cơ bản của nền pháp quyền là nguyên tắc bảo đảm tính chắc chắn về mặt pháp lí, tức là bản án, quyết định chung thẩm của tòa án không bị xem xét lại, trừ một số trường hợp đặc biệt như nhằm khắc phục sai lầm của tòa án. Không đương sự nào có quyền yêu cầu xem xét lại một bản án chung thẩm và có hiệu lực pháp lí ràng buộc chỉ vì mục đích được xét xử lại vụ án từ đầu nhằm tìm kiếm cơ hội cầu may. Như vậy, nội hàm của quyền được xét xử công bằng có rất nhiều điểm tương đồng với khái niệm trình tự công bằng thủ tục ở Hoa Kì, bởi nó đều phản ánh những giá trị cốt lõi của hệ thống tư pháp dân sự trong nhà nước pháp quyền. 3. Các quyền thủ tục công bằng trong tố tụng dân sự Việt Nam Ở Việt Nam, mặc dù gần đây các luật gia mới bắt đầu nghiên cứu về các khái niệm “trình tự pháp luật công bằng” và “quyền được xét xử công bằng”, nhưng các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp và BLTTDS Việt Nam nhìn chung cũng khá tương đồng với các giá trị phổ biến của nhân loại nói trên, chẳng hạn như: nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, nguyên tắc xét xử kịp thời, công bằng, công khai, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử, nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và trước tòa án Trên cơ sở các quy định về những nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, có thể thấy pháp luật Việt Nam đã ghi nhận các quyền thủ tục công bằng cơ bản trong tố tụng dân sự sau đây: Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (quyền tiếp cận tòa án) Nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp được ghi nhận tại Điều 4 BLTTDS năm 2015, thể hiện một khía cạnh quan trọng của quyền được xét xử công bằng, đó là quyền tiếp cận tòa án - quyền của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được viện cầu đến Tòa án (hay còn gọi là tố quyền) để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi có tranh chấp về dân sự hoặc cần yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự. Nguyên tắc này là một bảo đảm quan trọng cho việc thực thi các quyền dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Các quyền dân sự sẽ trở nên vô nghĩa nếu như các chủ thể nói trên không được tiếp cận Tòa án, yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp hoặc yêu cầu. Nguyên tắc này có hai nội dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, các cơ quan, tổ chức, cá nhân do BLTTDS quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Thứ hai, Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lí do chưa có điều luật để áp dụng. Đây là một nội dung mới được bổ sung vào BLTTDS năm 2015 nhằm bảo đảm tối đa quyền tiếp cận công lí của người dân. Khi người dân có tranh chấp, yêu cầu về dân sự và họ viện cầu đến Tòa án để giải quyết, Tòa án không được phép từ chối giải quyết chỉ vì lí do vụ việc dân sự đó chưa có điều luật để áp dụng, mà Tòa án phải thụ lí và áp dụng các nguồn khác của luật dân sự để giải quyết vụ việc đó, như áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng, nhằm bảo vệ đến cùng quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự. Quyền được xét xử bởi tòa án độc lập, vô tư, không thiên vị N.V.Quan, N.B. Thao / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 51-62 59 Pháp luật Việt Nam ghi nhận nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự. Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được ghi nhận tại Điều 103 Hiến pháp năm 2013, Điều 9 Luật tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014 và Điều 12 BLTTDS năm 2015. Độc lập vừa là đặc trưng vừa là yêu cầu của hoạt động xét xử, là bảo đảm thiết yếu để vụ việc dân sự được giải quyết một cách đúng đắn, khách quan, công bằng, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, bảo vệ công lí. Nguyên tắc này có ba nội dung cơ bản: Thứ nhất, khi xét xử các vụ án dân sự và giải quyết việc dân sự, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, không bị lệ thuộc vào ý kiến, không chịu sự can thiệp của bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, kể cả các cá nhân, cơ quan, tổ chức bên ngoài Toà án và cá nhân, tổ chức trong nội bộ Toà án (chẳng hạn như lãnh đạo Tòa án, Tòa án cấp trên, các thành viên khác trong cùng Hội đồng xét xử). Thứ hai, mặc dù Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập nhưng không tuỳ tiện, mà là độc lập trong khuôn khổ của pháp luật, độc lập nhưng phải tuân theo pháp luật. “Chỉ tuân theo pháp luật” chính là giới hạn, khuôn khổ của sự độc lập. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải tuân thủ và áp dụng đúng các quy định của pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng để giải quyết vụ việc dân sự. Thứ ba, pháp luật nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dưới bất kì hình thức nào. Người nào có hành vi can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhằm làm cho việc giải quyết vụ việc dân sự không khách quan, không đúng pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lí kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 9 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014, Điều 496 BLTTDS). Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự được ghi nhận tại Điều 16 BLTTDS. Nguyên tắc này là bảo đảm quan trọng cho việc giải quyết các vụ án dân sự được đúng đắn, không thiên vị hoặc có định kiến với một trong các bên đương sự, nhằm bảo vệ công lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự được ghi nhận tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013, Điều 12 Luật Ttổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014. Bình đẳng trước Tòa án có nghĩa là các bên trong vụ án dân sự được Tòa án đối xử bình đẳng trong suốt quá trình tố tụng và được đặt ở vị trí ngang bằng nhau trong việc đưa ra các yêu cầu, trình bày các chứng cứ, lập luận. Quyền được xét xử kịp thời, công bằng, công khai Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai được ghi nhận tại Điều 103 Hiến pháp năm 2013, Điều 11 Luật tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014 và Điều 15 BLTTDS năm 2015. Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người trong hoạt động xét xử, đặt ra yêu cầu việc xét xử không những phải đúng đắn, khách quan, công bằng mà còn phải kịp thời, nhanh chóng, không chậm trễ, tạo điều kiện cho công chúng có thể giám sát hoạt động xét xử. Nguyên tắc này có ba nội dung cơ bản: (1) Tòa án phải xét xử kịp thời trong thời hạn do BLTTDS quy định; (2) Tòa án phải xét xử công bằng cả về kết quả giải quyết vụ án và công bằng về thủ tục tố tụng, bảo đảm cho đương sự được thực hiện tất cả các quyền tố tụng của mình; (3) Tòa án phải xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án có thể xét xử kín. Quyền được bảo đảm tranh tụng Quyền được bảo đảm tranh tụng thể hiện ở hai nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự Việt N.V.Quan, N.B. Thao / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 51-62 60 Nam: nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử và nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự. Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại Điều 103 Hiến pháp năm 2013, Điều 13 Luật tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014 và Điều 24 BLTTDS năm 2015 (trước đây, BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) chỉ ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân sự với nội dung hẹp hơn nhiều so với nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử). Bảo đảm tranh tụng trong xét xử có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn, khách quan, phát huy vai trò chủ động của các đương sự và tính dân chủ trong hoạt động xét xử, hạn chế việc Tòa án có định kiến trước về việc giải quyết vụ án, đồng thời tạo điều kiện cho Tòa án được tiếp cận các chứng cứ, lí lẽ, lập luận đa chiều của các bên trước khi ra quyết định thay vì Tòa án tự mình điều tra, thu thập chứng cứ từ đầu và hình thành đường lối giải quyết một chiều theo quan điểm riêng của Tòa án. Do đó, trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử đã từng bước được nhận thức đầy đủ hơn và cuối cùng được ghi nhận chính thức trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014 và BLTTDS năm 2015 với các nội dung chủ yếu sau đây: Thứ nhất, Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc dân sự, từ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đến giám đốc thẩm, tái thẩm. Thứ hai, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lí vụ án dân sự và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác. Để tranh tụng được thực hiện một cách hiệu quả thì các bên đương sự phải được tiếp cận đầy đủ tài liệu, chứng cứ của nhau để chuẩn bị các lí lẽ, lập luận phản bác lại phía bên kia, do đó trao đổi tài liệu, chứng cứ là một nội dung quan trọng của bảo đảm tranh tụng trong xét xử. Thứ ba, trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai. Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định. Tranh tụng sẽ trở nên vô nghĩa nếu sau khi các đương sự thực hiện quyền tranh tụng, Tòa án ra quyết định hoàn toàn khác, không căn cứ vào kết quả tranh tụng, không xem xét đến các lí lẽ, lập luận của các bên đưa ra. Vì vậy, việc Tòa án căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định cũng là một nội dung quan trọng của bảo đảm tranh tụng trong xét xử. Quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ Điều 14 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014 và Điều 9 BLTTDS năm 2015 ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Quyền bảo vệ có nghĩa là quyền đưa ra các chứng cứ, lí lẽ, lập luận để thuyết phục Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Quyền bảo vệ có thể được thực hiện bởi chính đương sự hoặc bởi luật sư hay người khác do đương sự nhờ. Việc thực hiện được quyền bảo vệ giúp đương sự có cơ hội trình bày, có tiếng nói trong quá trình tố tụng và được Tòa án lắng nghe trước khi ra phán quyết ảnh hưởng đến tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của đương sự. Trong nhiều trường hợp, các đương sự đứng trước Tòa án thường có tâm lí e ngại, lo sợ, mất bình tĩnh, thiếu tự tin, nhất là các đương sự chưa hoặc ít có kinh nghiệm tham gia tố tụng, nên họ khó có thể thực hiện có hiệu quả quyền tự bảo vệ cho mình, vì vậy việc bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ, tạo điều kiện cho họ có luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lí bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ là điều có ý nghĩa rất quan trọng. Quyền được thi hành án Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án được ghi nhận tại Điều N.V.Quan, N.B. Thao / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 51-62 61 106 Hiến pháp năm 2013 và Điều 19 BLTTDS năm 2015. Nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm sự tôn nghiêm và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án, xây dựng niềm tin của người dân vào Tòa án và hệ thống tư pháp nói chung, cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền tiếp cận công lí và quyền được xét xử công bằng. Toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc dân sự sẽ trở nên vô nghĩa nếu như bản án, quyết định của Tòa án không được thi hành trên thực tế. Việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhằm hiện thực hóa quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã được xác định trong bản án, quyết định. Nhận xét về các quyền thủ tục công bằng trong tố tụng dân sự Việt Nam Có thể nói, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam đã ghi nhận đa số các quyền thủ tục công bằng trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, pháp luật dân sự Việt Nam vẫn còn những bất cập sau đây: Một là: Cách tiếp cận của các nhà làm luật Việt Nam chưa hoàn toàn là “tiếp cận dựa trên quyền”, không quy định trực tiếp các quyền thủ tục công bằng như trong lí thuyết pháp luật và án lệ của tòa án Hoa Kì và châu Âu, do đó chúng ta phải suy luận gián tiếp các quyền này từ các quy định về nguyên tắc của luật tố tụng dân sự. Trong số các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong BLTTDS Việt Nam, có rất ít nguyên tắc thể hiện quyền của đương sự, mà đa số là quy định về trách nhiệm, địa vị của cơ quan tiến hành tố tụng, coi cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng là các chủ thể trung tâm của tố tụng dân sự. Điều đó vẫn thể hiện tư duy “bao cấp” trong tố tụng dân sự, cho rằng luật thủ tục là luật dành cho các cơ quan công quyền, chưa đề cao các quyền về thủ tục công bằng của đương sự. Hai là: Do cách tiếp cận của nhà làm luật xuất phát từ các cơ quan và người tiến hành tố tụng hơn là xuất phát từ các quyền thủ tục công bằng, một số quyền thủ tục công bằng cơ bản chưa được ghi nhận một cách rõ ràng, minh định trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, mà ẩn trong các quy định khác với nội hàm hẹp hơn nhiều so với các quyền thủ tục công bằng trong tố tụng dân sự Hoa Kì hay châu Âu, chẳng hạn như quyền được thông báo (ẩn trong các quy định về tống đạt, về hoãn phiên tòa), quyền được lắng nghe (ẩn trong các quy định về thủ tục tiến hành phiên tòa), quyền được xét xử chỉ trên cơ sở chứng cứ của vụ án và được giải thích về lí do ra bản án, quyết định (ẩn trong các quy định về thủ tục ra bản án của tòa án). Ba là: Đối với các quyền thủ tục công bằng đã được ghi nhận trong tố tụng dân sự Việt Nam, việc thực thi chúng trên thực tế còn nhiều hạn chế, ví dụ: quyền được xét xử bởi tòa án độc lập, vô tư, không thiên vị; quyền được xét xử kịp thời, quyền được bảo đảm tranh tụng, quyền được lắng nghe, quyền được giải thích về lí do ra bản án, thể hiện ở một số thực tiễn như tính độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân chưa được bảo đảm; tranh tụng trong nhiều vụ án dân sự còn rất hình thức do không có luật sư tham gia; nhiều bản án, quyết định thiếu lập luận, không xem xét đầy đủ mọi chứng cứ, lí lẽ, lập luận của các bên; pháp luật vẫn còn quy định nhiều trường hợp tòa án tự mình ra quyết định tố tụng không cần có ý kiến của đương sự như quyết định trả lại đơn khởi kiện, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán trong tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay đóng vai trò lớn và chủ động, được coi là “người tiến hành tố tụng”, có thể tự mình thu thập chứng cứ, xét hỏi tại phiên tòa, vai trò của đương sự chỉ được coi là “người tham gia tố tụng”, tức là ở vị thế phụ, thấp hơn, mờ nhạt hơn nhiều so với vai trò của thẩm phán. Thẩm phán có thể tự mình hành động và ra các quyết định không phụ thuộc vào yêu cầu của các bên) [5]. Viện Kiểm sát cũng đóng một vai trò đáng kể, được thừa nhận là một trong những “cơ quan tiến hành tố tụng”, có quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Tranh tụng thường chỉ được thực hiện ở những vụ án có luật sư tham gia, hoặc những vụ án đương sự có trình độ pháp luật nhất định. Ở khu vực nông thôn, miền núi, phần lớn đương sự là người dân tộc thiểu số hoặc người dân có trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế, điều kiện N.V.Quan, N.B. Thao / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 51-62 62 kinh tế không cho phép để thuê luật sư, do đó khi tham gia tố tụng tại Tòa án, các đương sự hầu như không thực hiện quyền tranh tụng. Số vụ việc dân sự có luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lí tham gia để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự là rất nhỏ. Mặc dù BLTTDS năm 2015 đã quy định “Toà án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng, các chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định về các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật, để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan” (Khoản 2.b Điều 266 BLTTDS năm 2015), nhưng trên thực tế, vẫn còn tình trạng các bên đưa ra lập luận nhưng bản án, quyết định không xem xét, phân tích để chấp nhận hay bác bỏ lập luận đó, mà chỉ đưa ra phán quyết theo quan điểm riêng của tòa án. Trong nhiều trường hợp, tòa án không giải thích vì sao đưa ra được phán quyết, mà chỉ viện dẫn điều luật áp dụng, như vậy việc tranh tụng của các bên sẽ chỉ mang tính hình thức nếu kết quả tranh tụng không được phản ánh trong bản án, quyết định. Nếu hiểu tranh tụng theo đúng nghĩa thì khi mỗi bên đưa ra chứng cứ, lập luận nào, tòa án phải xem xét và quyết định chấp nhận hay bác bỏ chứng cứ, lập luận đó. Kể cả đối với lập luận thiếu thuyết phục, không có căn cứ, tòa án cũng phải chỉ ra được lập luận đó có khiếm khuyết ở điểm nào. Tình trạng bản án, quyết định không xem xét đầy đủ lập luận của các bên hoặc thậm chí không có lập luận về căn cứ ra phán quyết của tòa án còn khá phổ biến. Lời cảm ơn Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 505.01- 2018.300. Tài liệu tham khảo [1] Rhonda Wasserman, Procedural Due Process: A Reference Guide to the United States Constitution, Greenwood Publishing Group, 2004. [2] E. Thomas Sullivan and Toni M. Massaro, The Arc of Due Process in American Constitutional Law, Oxford University Press, 2013. [3] Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] European Court of Human Rights (2013), Guide to Article 6: The Right to a Fair Trial (Civil Limb), NG.pdf. [5] C.H. Van Rhee & Alan Uzelac (eds.), Truth and Efficiency in Civil Litigation: Fundamental Aspects of Fact-Finding and Evidence-Taking in a Comparative Context, Intersentia, 2012, pp. 5-6.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_quyen_thu_tuc_cong_bang_trong_to_tung_dan_su_o_mot_so_qu.pdf