Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Năng suất và hiệu quả nuôi tôm của các hộ ở huyện Tuy Phước chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau: Mật độ giống, Thức ăn công nghiệp, Thức ăn tươi, Công lao động, Kinh nghiệm sản xuất, v.v. Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS cho thấy trong tất cả các yếu tố làm tăng năng suất tôm nuôi thì kinh nghiệm sản xuất là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất. Riêng yếu tố Thức ăn tươi có tác động làm giảm năng suất và hiệu quả tôm nuôi. Như vậy, trong điều kiện thực tiễn hiện nay để nâng cao năng suất tôm nuôi và đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao, các hộ nên đầu tư nuôi tôm theo hình thức BTC, chỉ nên tập trung nuôi ở vụ 1 và chỉ nên sử dụng thức ăn công nghiệp, không sử dụng thức ăn tươi. Điều này không chỉ có tác dụng nâng cao hiệu quả về mặt kinh tế, mà còn góp phần đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi tôm – một trong những nghề có vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của địa phương.

pdf8 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
317 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT TÔM NUÔI Ở HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH Hoàng Quang Thành, Nguyễn Đình Phúc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất tôm nuôi ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả nuôi tôm của các hộ trên địa bàn trong thời gian tới. Nghiên cứu điều tra 90 hộ nuôi tôm ở 3 xã trọng điểm gồm Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thắng, sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi theo các hình thức nuôi của các hộ điều tra. Trên cơ sở đó, phân tích ảnh hưởng cận biên của các yếu tố đầu vào đến năng suất tôm nuôi và xác định hiệu quả kinh tế của từng yếu tố đầu tư theo hình thức nuôi tôm của các hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện hiện nay để đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao, các hộ nên đầu tư nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh, tập trung nuôi ở thời vụ chính bắt đầu từ tháng 3 đến cuối tháng 5 trong năm (vụ 1) và chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp, không sử dụng thêm thức ăn tươi. 1. Đặt vấn đề Vốn có nhiều tiềm năng về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trong những năm gần đây phong trào nuôi tôm ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định phát triển mạnh, với diện tích nuôi tôm từ 1.000,60 ha năm 2008 tăng lên 1.030,60 ha năm 2010, nâng sản lượng tôm nuôi từ 580 tấn lên đến 1.594,5 tấn năm 2010 với hai hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến và bán thâm canh, tổng số hộ tham gia nuôi tôm lên đến 1073 hộ, năng suất bình quân hằng năm đạt từ 3,7- 4,5 tấn/ha [1], góp phần quan trọng trong việc xóa thế độc canh cây lúa, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng về đất đai, vốn, lao động, gia tăng khối lượng sản phẩm tôm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động, từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, do phát triển còn mang tính tự phát, đầu tư thâm canh thiếu đồng bộ, các hộ nuôi tôm còn lung túng trong tổ chức sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh v.v nên năng suất và hiệu quả nuôi tôm còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu phát triển [3]. Chính vì vậy, nhận diện các yếu tố và xác định chính xác ảnh hưởng của chúng đến năng suất cũng như kết quả và hiệu quả nuôi tôm, để từ đó đề xuất định hướng và các 318 giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển nuôi tôm của các hộ trên địa bàn trong thời gian tới là việc làm có tính cấp thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu Ngoài các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các sở, ban ngành và cơ quan quản lý ở địa phương, nghiên cứu thực hiện điều tra khảo sát 90 hộ nuôi tôm ở 3 xã: Phước Hòa, Phước Sơn và Phước Thắng vào năm 2010. Mỗi xã chọn 30 hộ để điều tra, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp lại, sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi theo hình thức nuôi của các hộ. 3 5 1 1 2 2 3 31 2 4α α (β D + β D + β D + )α α α 1 2 3 4 5 εY = A.X .X .X .X .X .e Logarit hóa hai vế của phương trình trên được phương trình tuyến tính theo các tham số α, β như sau: 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 1 1 2 2 3 3LnY = LnA + αLnX + α LnX + α LnX + α LnX + α LnX + β D+ β D + β D + ε Trong đó, Y: Năng suất tôm nuôi (tấn/ha); X1: Mật độ thả giống (vạn con/ha); X2 : Số lượng thức ăn công nghiệp (tấn/ha); X3: Số lượng thức ăn tươi (tấn/ha); X4: Số ngày công lao động (ngày công/ha); X5: Số năm kinh nghiệm sản xuất (năm); iα (i = 1 5): Các hệ số ảnh hưởng của các biến độc lập Xi đến năng suất tôm nuôi; iβ (i = 1 3): Các hệ số hồi quy cần được ước lượng của mô hình; D1: Hình thức nuôi (D1 = 1: Hình thức BTC; D1 = 0: Hình thức QCCT); D2: Kiểm dịch (D2 = 1: Giống được kiểm dịch; D2 = 0: Giống chưa được kiểm dịch); D3: Xử lý ao nuôi (D3 = 1: Ao nuôi được xử lý; D3 = 0: Ao nuôi chưa được xử lý); ε: Sai số ngẫu nhiên của mô hình, đại diện cho các nhân tố không được đưa vào mô hình. Trên cơ sở đó, phân tích ảnh hưởng cận biên của các yếu tố đầu vào đến năng suất tôm nuôi và xác định hiệu quả kinh tế của từng yếu tố đầu tư cụ thể theo hình thức nuôi tôm của các hộ. 3. Kết quả và thảo luận Qua điều tra 90 hộ nuôi tôm ở 3 xã của huyện Tuy Phước, cho thấy có 49 hộ nuôi tôm hình thức BTC, 41 hộ nuôi tôm hình thức QCCT. Bình quân diện tích nuôi tôm của 1 hộ điều tra là 1,38 ha; tương ứng đầu tư 59,04 triệu đồng cho TSCĐ; 42,35 triệu đồng vốn XDCB và vốn vay mượn là 32,55 triệu đồng. Bình quân mỗi hộ nuôi tôm cần 4,47 nhân khẩu; 2,73 lao động; tuổi đời bình quân của chủ hộ là 46,38 tuổi; trình độ văn hóa của chủ hộ là trên lớp 8; số năm kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ là 7,04 năm. Năng suất tôm nuôi bình quân trong 1 vụ ở hình thức BTC đạt 3,71 (tấn/ha), QCCT đạt 1,91 (tấn/ha). Bằng phương pháp ước lượng mô hình hồi quy OLS (Ordinary Least Square) ở Bảng 1, cho kết quả kiểm định mô hình đối với vụ nuôi tôm 1 và 2 lần lượt với F = 64,495 và F = 56,466 tại mức ý nghĩa thống kê 99%. 319 Bảng 1. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi Vụ 1 Vụ 2 Các biến và hệ số Coefficients Sig. Coefficients Sig. Hằng số (C) - 0,885 0,001 - 0,574 0,015 LnX1 - Ln(Mật độ giống) 0,042 0,041 0,037 0,081 LnX2 - Ln(Thức ăn CN) 0,125 0,000 0,118 0,001 LnX3 - Ln(Thức ăn tươi) - 0,088 0,000 - 0,089 0,000 LnX4 - Ln(Lao động) 0,252 0,000 0,203 0,000 LnX5 - Ln(Kinh nghiệm) 0,297 0,003 0,228 0,005 D1 - Hình thức nuôi 0,071 0,072 0,091 0,025 D2 - Kiểm dịch 0,099 0,090 0,104 0,088 D3 - Xử lý ao nuôi 0,161 0,010 0,163 0,006 F - Statistic 64,495 0,000 56,466 0,000 R2 0,864 0,848 R2 điều chỉnh 0,851 0,833 Số quan sát (N) 90 90 Kết quả kiểm định cho thấy, mô hình đưa ra là hoàn toàn phù hợp với thực tế tại mức ý nghĩa thống kê 99%. Có tới 86,4% sự thay đổi về năng suất tôm nuôi đối với vụ 1 và 84,80% đối với vụ 2 là do sự thay đối của các biến trong mô hình tạo ra. Các biến độc lập trong mô hình đối với vụ 1 như: Mật độ giống, Thức ăn công nghiệp (CN), Lao động, Kinh nghiệm, Hình thức nuôi, Kiểm dịch, Xử lý ao nuôi đều có hệ số hồi quy dương và có mức ý nghĩa thống kê 90%, 95% và 99%. Riêng hệ số hồi quy của biến thức ăn tươi mang dấu âm, với mức ý nghĩa thống kê 99%. Như vậy, các biến: Mật độ giống, Thức ăn CN, Lao động, Kinh nghiệm, Hình thức nuôi, Kiểm dịch, Xử lý ao nuôi đều có ảnh hưởng theo hướng làm tăng năng suất tôm nuôi của các hộ, riêng biến Thức ăn tươi làm giảm năng suất tôm nuôi. Ở vụ 2 các biến độc lập nói trên cũng đều mang dấu dương và có các mức ý nghĩa thống kê tương ứng là 90%, 95% và 99%. Hệ số hồi quy của biến thức ăn tươi cũng mang dấu âm với mức ý nghĩa thống kê 99%, tương tự cho phép kết luận các biến: Mật độ giống, Thức ăn công nghiệp, Lao động, Kinh nghiệm, Hình thức nuôi, Kiểm dịch, Xử lý ao đều có ảnh hưởng làm tăng năng suất tôm nuôi, đối với biến Thức ăn tươi lại làm giảm năng suất tôm nuôi. Hàm sản xuất Cobb – Douglas ứng với từng vụ nuôi và hình thức nuôi có dạng: 320 Vụ 1 với hình thức nuôi quảng canh cải tiến (QCCT): 2 3[0,099D + 0,161D ](0,042) (0,125) (- 0,088) (0,252) (0,297) 1 2 3 4 5Y = (0,413).X .X .X .X .X .e Vụ 1 với hình thức nuôi bán thâm canh (BTC): 2 3[0,071+ 0,099D + 0,161D ](0,042) (0,125) (- 0,088) (0,252) (0,297) 1 2 3 4 5Y = (0,413).X .X .X .X .X .e Vụ 2 với hình thức nuôi quảng canh cải tiến (QCCT): 2 3[0,104D + 0,163D ](0,037) (0,118) (- 0,089) (0,203) (0,228) 1 2 3 4 5Y = (0,563).X .X .X .X .X .e Vụ 2 với hình thức nuôi bán thâm canh (BTC): 2 3[0,091+ 0,104D + 0,163D ](0,037) (0,118) (- 0,089) (0,203) (0,228) 1 2 3 4 5Y = (0,563).X .X .X .X .X .e Trong các yếu tố đưa vào mô hình làm tăng năng suất tôm nuôi ở vụ 1 của cả 2 hình thức nuôi QCCT và BTC thì yếu tố Số năm kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ có tác động ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất tôm nuôi so với các yếu tố còn lại, khi số năm kinh nghiệm của chủ hộ tăng thêm 1% so với mức trung bình thì năng suất tôm nuôi của hộ sẽ tăng thêm tương ứng là 0,297%, với điều kiện cố định các yếu tố khác. Riêng biến Thức ăn tươi có tác động làm giảm năng suất tôm nuôi đáng kể. Cụ thể là, trong điều kiện cố định các yếu tố khác, khi lượng thức ăn tươi tăng thêm 1% so với mức trung bình thì năng suất tôm nuôi của hộ sẽ giảm đi 0,088% ở cả 2 hình thức nuôi đối với vụ 1. Ở vụ 2 đối với cả 2 hình thức nghiên cứu cũng cho thấy kết quả tương tự. Trong điều kiện cố định các yếu tố khác, khi số năm kinh nghiệm của chủ hộ tăng thêm 1% so với mức trung bình thì thì năng suất tôm nuôi của hộ sẽ tăng thêm 0,228%; khi tăng lượng thức ăn tươi thêm 1% so với mức trung bình thì năng suất giảm đi tương ứng là 0,089%. Bảng 2. Năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào nuôi tôm Năng suất cận biên MPXi (tấn/ha) Vụ 1 Vụ 2 Yếu tố đầu vào (Xi) ĐVT (X )i QCCT BTC QCCT BTC X1 - Mật độ giống Vạn con/ha 42,16 0,0019 0,0037 0,0017 0,0032 X2 - Thức ăn CN Tấn/ha 3,36 0,0709 0,1377 0,0668 0,1298 X3 - Thức ăn tươi Tấn/ha 0,83 - 0,2024 -0,3932 -0,2038 -0,3959 X4 - Lao động Công/ha 165,87 0,0029 0,0056 0,0023 0,0045 X5 - Kinh nghiệm Năm 7,04 0,0806 0,1566 0,0618 0,1200 321 Qua các hàm sản xuất được thiết lập ứng với từng vụ nuôi và hình thức nuôi trên đây, chúng ta sẽ xác định được năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào tương ứng có trong mô hình ở Bảng 2, trên cơ sở đó xác định được mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào nuôi tôm của các hộ điều tra để làm cơ sở xác định mức thu nhập tăng thêm (MPVXi) khi tăng thêm các yếu tố đầu vào đó. Kết quả tính toán ở Bảng 2 cho thấy, cả 2 vụ nuôi năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào như: Mật độ giống, Thức ăn công nghiệp, Lao động và Kinh nghiệm của chủ hộ đều mang dấu dương (tức làm tăng năng suất tôm), năng suất cận biên của thức ăn tươi là âm (làm giảm năng suất tôm nuôi). Giả định rằng, trong điều kiện cố định các yếu tố đầu vào khác như: Mật độ giống (42,16 vạn con/ha), thức ăn công nghiệp (3,36 tấn/ha), thức ăn tươi (0,83 tấn/ha), công lao động (165,87 ngày công/ha), kinh nghiệm (7,04 năm) ở mức trung bình. Nếu tính bình quân trong 1 vụ, các hộ nuôi tôm tăng đầu tư thêm 1 vạn con giống/ha so với mức trung bình như hiện tại thì năng suất tôm nuôi ở vụ 1 sẽ tăng tương ứng là 0,0019 tấn/ha đối với hình thức nuôi quảng canh cải tiến (QCCT) và 0,0037 tấn/ha đối với hình thức nuôi bán thâm canh (BTC). Tương tự cho vụ 2, trong điều kiện cố định các yếu tố đầu vào khác cũng ở mức trung bình, nếu các hộ nuôi tôm tăng đầu tư thêm 1 vạn con giống/ha thì năng suất tôm nuôi sẽ tăng lên 0,0017 tấn/ha đối với hình thức nuôi QCCT và 0,0032 tấn/ha đối với trường hợp nuôi BTC. Việc xác định năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào khác như: Thức ăn công nghiệp, Công lao động, Số năm kinh nghiệm của hộ cũng cho kết quả tương tự đều làm cho năng suất cận biên dương, thể hiện năng suất tôm nuôi tăng lên tương ứng cho cả hai hình thức nuôi QCCT, BTC ở cả vụ 1 và 2 (Bảng 2). Nhưng đối với thức ăn tươi thì cho kết quả ngược lại, tức là năng suất cận biên sẽ âm. Cụ thể, khi cố định các yếu tố đầu vào khác ở mức trung bình, nếu chủ hộ nuôi tôm tăng thêm 1 tấn thức ăn tươi/ha so với mức trung bình là 0,83 tấn/ha thì năng suất tôm nuôi ở vụ 1 giảm đi 0,2024 tấn/ha đối với hình thức nuôi QCCT và 0,3932 tấn/ha đối với nuôi BTC; năng suất tôm nuôi ở vụ 2 cũng sẽ giảm 0,2038 tấn/ha đối với hình thức nuôi QCCT và giảm 0,3959 tấn/ha đối với nuôi BTC. Mặc dù các hộ thường cố gắng tăng lượng thức ăn tươi nhằm tăng năng suất tôm nuôi, tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy kết quả mà các hộ thu được thì lại ngược lại. Nguyên nhân của thực trạng này có thể được lý giải là: khác với thức ăn công nghiệp, khi sử dụng nhiều thức ăn tươi sẽ dễ gây ô nhiễm môi trường nước, gây dịch bệnh cho tôm nuôi trong ao [2]. Vì thế, sử dụng nhiều thức ăn tươi để nuôi tôm là không tốt và kết quả là sẽ làm giảm năng suất tôm nuôi của hộ. Giá trị sản phẩm cận biên (MPVXi) của từng yếu tố đầu vào được thể hiện qua số liệu được tính toán ở Bảng 3. Đây chính là phần giá trị sản phẩm tăng thêm của hộ nuôi tôm khi yếu tố đầu vào Xi tăng thêm 1 đơn vị. 322 Bảng 3. Giá trị sản phẩm cận biên của các yếu tố đầu vào nuôi tôm (ĐVT:Triệu đồng/ha) Giá trị sản phẩm cận biên (MPVXi) Vụ 1 Vụ 2 Yếu tố đầu vào (Xi) QCCT BTC QCCT BTC X1 - Mật độ giống 0,16 0,31 0,12 0,23 X2 - Thức ăn CN 5,88 11,41 4,82 9,36 X3 - Thức ăn tươi -16,77 -32,58 -14,70 -28,55 X4 - Lao động 0,24 0,47 0,17 0,33 X5 - Kinh nghiệm 6,68 12,98 4,46 8,66 Với năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào nói trên, giá trị sản phẩm cận biên của yếu tố Số năm kinh nghiệm đối với hình thức nuôi BTC có giá trị cao nhất ở cả 2 vụ nuôi lần lượt là 12,98 triệu đồng/ha; 8,66 triệu đồng/ha; nghĩa là khi số năm kinh nghiệm ở hình thức nuôi này của chủ hộ tăng thêm 1 năm thì mức thu nhập của chủ hộ tăng thêm tương ứng là 12,98 triệu đồng/ha (vụ 1) và 8,66 triệu đồng/ha (vụ 2). Ở hình thức nuôi QCCT khi số năm kinh nghiệm của chủ hộ tăng thêm 1 năm thì thu nhập của chủ hộ tăng thêm tương ứng là 6,68 triệu đồng/ha (vụ 1); 4,46 triệu đồng/ha (vụ 2). Giá trị sản phẩm cận biên của các yếu tố đầu vào khác cũng được phân tích tương tự như trên. Riêng đối với Thức ăn tươi, do năng suất cận biên của yếu tố này là âm ở cả 2 vụ và đối với cả 2 hình thức nuôi nên nếu các hộ nuôi tôm tăng thêm lượng thức ăn tươi 1 tấn/ha thì mức thu nhập của hộ ở hình thức BTC sẽ giảm 32,58 triệu đồng/ha (vụ 1); 28,55 triệu đồng/ha (vụ 2) và hình thức QCCT sẽ giảm 16,77 triệu đồng/ha (vụ 1); 14,70 triệu đồng/ha (vụ 2). Để có các đề xuất đúng đắn về việc sử dụng các yếu tố đầu vào, cần xác định chênh lệch giữa giá trị sản phẩm cận biện (MPVXi) và đơn giá đầu vào của các yếu tố tăng thêm (PXi). Kết quả tính toán đối với các hình thức nuôi ở các vụ cho thấy: với giá tôm bình quân của các hộ điều tra 77,49 nghìn đồng/kg, ở vụ 1 nếu tăng thêm 1 vạn con giống/ha sau khi trừ đi chi phí 0,14 triệu đồng (giá bình quân 1 vạn con giống), hộ còn lợi được 0,04 triệu đồng/ha nếu nuôi QCCT; 0,25 triệu đồng/ha nếu nuôi BTC. Tương tự ở vụ 2 nếu hộ tăng thêm 1 vạn con giống/ha sau khi trừ đi chi phí giống, hộ còn lợi 0,02 triệu đồng/ha nếu nuôi QCCT; 0,06 triệu đồng/ha nếu nuôi BTC. Phân tích hiệu quả kinh tế nếu tăng thêm đầu tư thức ăn CN, công lao động cũng hoàn toàn tương tự. Riêng đối với thức ăn tươi, do giá trị sản phẩm cận biên của biến này là âm ở cả hai hình thức nuôi nên nếu tăng thêm 1 tấn thức ăn tươi/ha, sau khi trừ đi chi phí 1,05 triệu đồng/ha thì vụ 1 hộ sẽ lỗ 17,82 triệu đồng/ha nếu nuôi QCCT; 32,94 triệu 323 đồng/ha nếu nuôi BTC. Đối với vụ 2 ở các hình thức mức lỗ cũng tương ứng là 15,82 triệu đồng/ha nuôi QCCT; 25,84 triệu đồng/ha nuôi BTC. Qua kết quả nghiên cứu còn cho thấy, trong hai hình thức nuôi tôm hiện đang được các hộ trên địa bàn áp dụng thì hình thức BTC tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn nuôi QCCT, nhờ tiết kiệm được diện tích nuôi trồng, dễ áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến. Đối với hình thức nuôi BTC thì năng suất tôm nuôi bình quân đạt 3,71 tấn/ha, cao hơn 94,24% so với nuôi tôm QCCT; giá trị gia tăng đạt 96,44 triệu đồng/ha, cao hơn 86,89% so với nuôi QCCT, thu nhập hỗn hợp đạt 70,04 triệu đồng/ha, cao hơn 88,36% so với nuôi QCCT. Về hiệu quả sử dụng chi phí, cứ 1 đồng chi phí trung gian đầu tư nuôi tôm cho cả 2 hình thức thì nuôi tôm BTC mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi tôm QCCT là 0,19 đồng về GO; 0,19 đồng về VA và 0,14 đồng về MI. Để nuôi tôm ở huyện Tuy Phước thật sự đạt hiệu quả kinh tế thì các hộ cần lựa chọn hình thức nuôi phù hợp với mức độ đầu tư thâm canh, tăng đầu tư thêm giống, tăng sử dụng thức ăn công nghiệp, tăng lao động chăm sóc và xử lý ao hồ, tăng học hỏi kinh nghiệm, không dùng thức ăn tươi để nuôi tôm. Ngoài ra, để tăng năng suất tôm nuôi thì các hộ nên lựa chọn con giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giống đã qua kiểm dịch, đầu tư xây dựng đầy đủ hệ thống kênh mương cấp thoát nước riêng, bảo vệ môi trường nước trong ao và môi trường xung quanh, thường xuyên theo dõi quan trắc môi trường [4]. Nếu thực hiện tốt các vấn đề nêu trên chắc chắn năng suất tôm nuôi của các hộ sẽ tăng lên, không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần đảm bảo tính bền vững về môi trường sinh thái. 4. Kết luận Năng suất và hiệu quả nuôi tôm của các hộ ở huyện Tuy Phước chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau: Mật độ giống, Thức ăn công nghiệp, Thức ăn tươi, Công lao động, Kinh nghiệm sản xuất, v.v... Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS cho thấy trong tất cả các yếu tố làm tăng năng suất tôm nuôi thì kinh nghiệm sản xuất là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất. Riêng yếu tố Thức ăn tươi có tác động làm giảm năng suất và hiệu quả tôm nuôi. Như vậy, trong điều kiện thực tiễn hiện nay để nâng cao năng suất tôm nuôi và đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao, các hộ nên đầu tư nuôi tôm theo hình thức BTC, chỉ nên tập trung nuôi ở vụ 1 và chỉ nên sử dụng thức ăn công nghiệp, không sử dụng thức ăn tươi. Điều này không chỉ có tác dụng nâng cao hiệu quả về mặt kinh tế, mà còn góp phần đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi tôm – một trong những nghề có vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của địa phương. 324 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định. Báo cáo tổng kết hội nghị nuôi tôm năm 2011, Bình Định, 2011. 2. Nguyễn Quang Đăng. Các vấn đề về sản xuất và thương mại tôm, nuôi tôn trên cát và những vấn đề đặt ra, Bộ Thủy sản, 2002 3. Sở NN & PTNT Bình Định. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ tỉnh Bình Định, 2010. 4. Trung tâm tin học, Bộ Thủy Sản. Thông tin chuyên đề, Phát triển nuôi tôm bền vững, 2/2005. DETERMINANTS OF SHRIMP FARMING'S PRODUCTIVITY IN TUY PHUOC DISTRICT, BINH DINH PROVINCE Hoang Quang Thanh, Nguyen Dinh Phuc College of Economics, Hue University Abstract. The paper aims to present results of the study on factors determining the productivity of shrimp farming in Tuy Phuoc district, Binh Dinh province and to propose essential solutions for raising the productivity of household's shrimp farming in the area. We conducted a survey of 90 households in three focused communes including Phuoc Hoa, Phuoc Son, Phuoc Thang. Using production function approach, the paper identifies factors that determine the productivity of shrimp farming with different farming methods. The paper then analyzes marginal products of inputs that determined the shrimp farming's productivity and identifies economic efficiency of households' shrimp farming. Results show that in the current situation, in order to obtain high economic efficiency, households should invest in semi-intensive aquaculture method, focus on one farming season and only use processed feeds; they should not use additional fresh feeds.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_nang_suat_tom_nuoi_o_huyen_tuy_phuo.pdf
Tài liệu liên quan