Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Theo kết quả nghiên cứu thì thời gian hoạt động ảnh hưởng thấp nhất đến nhu cầu vay, tuy nhiên yếu tố này cũng có tác động cùng chiều đến nhu cầu vay vốn. Nghĩa là các SMEs càng thành lập lâu thì nhu cầu vay vốn càng tăng. Ngoài ra, các ngân hàng cũng nên chú trọng đến các SMEs mới thành lập, vì từ năm 2015 đến nay tỉnh Đồng Nai đang áp dụng cơ chế đặc thù tập trung hỗ trợ xúc tiến đầu tư đến các nhà đầu tư FDI có dự án mới, gắn với việc thành lập SMEs tại Đồng Nai. Nhóm đối tượng doanh nghiệp này thường không có điều kiện tiếp cận tốt với chính quyền địa phương do quy mô đầu tư nhỏ, bất đồng ngôn ng , thời gian hoạt động chưa lâu. Do đó các ngân hàng cần lưu và có các chiến lược kinh doanh đối với đối tượng này, khi xét duyệt các khoản cấp tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay ngày càng cao của các SMEs.

pdf15 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 107 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Nguyễn Thị Ngọc Diệp1 Lê Thu Thủy1 TÓM TẮT Trong thời gian qua, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and Medium Enterprise - SMEs) ngày càng tăng song song với sự gia tăng về số lượng. Để có những giải pháp hiệu quả trong việc giải quyết nhu cầu vay vốn, nghiên cứu này tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các SMEs trong tỉnh Đồng Nai. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thống kê mô tả và phân tích hồi quy tuyến tính bội thông qua khảo sát 208 SMEs, kết quả cho thấy nhu cầu vay vốn chịu sự tác động của các nhân tố sau: (1) quy mô; (2) ngành nghề kinh doanh; (3) giá trị tài sản cố định; (4) thời gian hoạt động. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị đối với các ngân hàng nhằm nâng cao khả năng cho vay đối với các SMEs, phục vụ sự phát triển của các SMEs cũng như của ngân hàng. Từ khóa: Nhu cầu vay vốn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỉnh Đồng Nai 1. Giới thiệu Doanh nghiệp (DN) có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, khối SMEs luôn đóng vai trò và vị thế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. SMEs tại Việt Nam ngày càng khẳng định rõ vị thế và vai trò đối với nền kinh tế khi đóng góp trên 40% GDP, thu hút hơn 50% tổng số lao động, chiếm 17,26% tổng kinh phí nộp ngân sách nhà nước. Tính tới thời điểm hiện nay, số lượng SMEs chiếm khoảng 98% trong tổng số trên 620 nghìn doanh nghiệp thuộc tất cả các loại hình đang hoạt động ở Việt Nam (Phạm Thái Hà [1]). Theo Tổng cục Thống kê năm 2018, xét theo quy mô lao động, tại thời điểm 01/01/2017, số lượng doanh nghiệp vừa tăng 23,6%, doanh nghiệp nhỏ tăng 21,2% và doanh nghiệp siêu nhỏ tăng tới 65,5% và chiếm 74% tổng số doanh nghiệp. Ở Đồng Nai, thời gian qua khối SMEs chiếm hơn 90% và đóng góp hơn 40% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Do đó việc hỗ trợ vốn cho SMEs phát triển là góp phần tái tạo động lực phát triển cho nền kinh tế. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai (10-2017), việc sản xuất kinh doanh tại các SMEs có sự tăng trưởng ổn định, nhiều công ty k kết được nh ng đơn hàng nên đã vay vốn mở rộng thêm sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh hiện có 40 ngân hàng với 53 chi nhánh đang hoạt động, gần 200 Quỹ tín dụng nhân dân có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn 1Trường Đại học Lạc Hồng Email: ngocdiep1980.dhlh@gmail.com TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 108 của doanh nghiệp. Dư nợ cho vay SMEs trên địa bàn tỉnh đạt gần 34,2 ngàn t đồng, tăng hơn 20% so với cuối năm trước. Vốn huy động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 170.000 t đồng, dư nợ cho vay đạt 160.000 t đồng, các ngân hàng v n còn khoảng 10.000 t đồng chưa cho vay nên nguồn vốn rất dồi dào 2 . Tuy nhiên, trên thực tế thì đa số các SMEs v n chưa tiếp csận được nguồn tín dụng ngân hàng. Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì chỉ có 32% số SMEs có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, trong khi đó có hơn 35% số doanh nghiệp khó tiếp cận và trên 32% số doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng. Tình trạng cung không gặp cầu d n đến mâu thu n là trong khi ngân hàng thừa vốn nhưng doanh nghiệp lại khát vốn để sản xuất, kinh doanh. Nguyên nhân phần lớn là do các SMEs có quy mô nhỏ, phân tán, trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực quản trị doanh nghiệp còn kém, năng lực cạnh tranh và tiềm lực tài chính của các SMEs v n còn yếu. Đa phần các SMEs có t trọng vốn chủ sở h u trên tổng nguồn vốn hoạt động ở mức thấp, nguồn vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay. Xuất phát từ nh ng khó khăn và nhu cầu của SMEs hiện nay, cụ thể là tại tỉnh Đồng Nai về nhu cầu nguồn vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích tìm hiểu nhu cầu vay vốn ngân hàng của SMEs tại địa bàn tỉnh Đồng Nai, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn ngân hàng và tầm quan trọng của nh ng yếu tố này đến nhu cầu vay đối với khối doanh nghiệp này. Từ kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với ngân hàng nhằm hỗ trợ vốn cho các SMEs trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 2. Các nghiên cứu liên quan Theo “L thuyết trật tự phân hạng” (Pecking order theory), khi lựa chọn các nguồn vốn đề tài trợ cho các hoạt động của mình, các doanh nghiệp thường ưu tiên sử dụng các nguồn nội bộ, kế đến là nợ vay và cuối cùng là phát hành cổ phiếu mới. Theo Myers và Majluf [3], các nhà quản l doanh nghiệp thường cân nhắc các nguồn tài trợ theo thứ tự: (1) tự tài trợ; (2) nợ không rủi ro; (3) nợ có rủi ro và (4) tăng vốn. Trong nghiên cứu của Michaelas và cộng sự [4] cho thấy doanh nghiệp có lợi nhuận cao lại muốn vay nhiều hơn do chi phí lãi vay được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế, lãi vay là một trong nh ng lá chắn thuế sẽ làm gia tăng lợi nhuận khi doanh nghiệp đi vay và sử dụng vốn vay có hiệu quả. Hơn thế n a, lợi nhuận của doanh nghiệp cao phản ánh cơ hội kinh doanh tốt khiến doanh TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 109 nghiệp muốn đi vay vốn để mở rộng quy mô. Do vậy tác động của lợi nhuận đối với nhu cầu vay vốn có tính hỗn hợp. Nhưng đối với các SMEs, các nguồn vốn này thường rất hạn chế nên sau khi sử dụng hết nguồn vốn chủ sở h u các doanh nghiệp phải nhờ đến nguồn vốn từ bên ngoài. Do đó nhu cầu vay vốn đối với các SMEs lại càng gia tăng. Tuy nhiên, các nguồn vốn từ bên ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: định hướng phát triển kinh tế; tiếp cận hỗ trợ tài chính công bao gồm bảo lãnh; lợi nhuận thu được trong tương lai từ các phương án kinh doanh; vốn tự có của công ty; lịch sử tín dụng của công ty và các ưu đãi cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, khi nhu cầu vốn để tận dụng các cơ hội đầu tư cao hơn khả năng tự tài trợ và các nguồn vốn có chi phí thấp, doanh nghiệp sẽ vay từ bên ngoài mà chủ yếu từ các ngân hàng thương mại vì đây là nguồn có chi phí tương đối thấp so với việc phát hành cổ phiếu. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thanh Cường [5] thực hiện đối với 302 doanh nghiệp từ 2004 - 2008, đối với ngành thủy sản Việt nam (SEAs) so sánh với nh ng doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chế biến khác (DIFs). Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn có sự khác biệt gi a SEAs và DIFs. Quy mô và giá trị tài sản thế chấp là nh ng nhân tố được tìm thấy thực sự ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ở cả SEAs và DIFs. Đối với SEAs, các nhân tố khả năng sinh lời, tăng trưởng, chi phí giao dịch và chi phí sử dụng nợ có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn và đóng vai trò thiết yếu. Còn đối với DIFs, các nhân tố rủi ro phá sản và tuổi của doanh nghiệp đóng vai trò thiết yếu. Về quan hệ tương tác, quy mô và giá trị tài sản thế chấp đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích sự khác biệt gi a cấu trúc vốn của các SEAs so với cấu trúc vốn của các DIFs. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ở các SEAs và DIFs ít thay đổi theo thời gian. Nguyễn Thanh Cường [5] cho rằng SEAs cần quan tâm quy mô, tài sản thế chấp, khả năng sinh lời và tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp nhằm đối phó với nh ng cú sốc về sự thay đổi lãi suất ngân hàng. Trần Hùng Sơn [6] cho thấy các doanh nghiệp điều chỉnh t lệ nợ mục tiêu của mình dựa trên lợi nhuận, t lệ tài sản cố định, quy mô và các cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp. Nhìn chung, các nghiên cứu này đề cập đến vấn đề tài trợ các nguồn vốn trong doanh nghiệp bằng vốn vay sau phương án tài trợ bằng nguồn vốn tự có hoặc lợi nhuận gi lại. Có thể thấy, nhu cầu vay vốn ngân hàng là thiết yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của các SMEs nói riêng và doanh nghiệp nói chung. 3. Cơ sở lý thuyết 3.1. Tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 110 Tiêu chuẩn phân loại SMEs thường được quyết định bởi mục đích thiết lập tiêu chuẩn. Ở nhiều quốc gia, phương thức phân loại SMEs thường căn cứ vào các tiêu chuẩn như số lượng nhân viên, tổng số vốn, tổng số tài sản, thị phần của doanh nghiệp Theo Ngân hàng thế giới (WB) và công ty tài chính quốc tế (IFC) thì SMEs là các doanh nghiệp có quy mô vốn, lao động và doanh thu nhỏ bé. Căn cứ vào khái niệm trên thì SMEs được chia làm 3 loại: doanh nghiệp siêu nhỏ (các doanh nghiệp có không quá 10 lao động, tổng giá trị tài sản hoặc nguồn vốn không quá 100.000 USD); doanh nghiệp nhỏ (các doanh nghiệp có không quá 50 lao động, tổng giá trị tài sản hoặc nguồn vốn không quá 3.000.000 USD và tổng doanh thu hằng năm không quá 3.000.000 USD); doanh nghiệp vừa (doanh nghiệp có không quá 300 lao động, tổng giá trị tài sản và nguồn vốn không quá 15.000.000 USD và tổng doanh thu hằng năm không quá 15.000.000 USD). Theo khối EU, SMEs là nh ng doanh nghiệp có dưới 250 lao động được chia thành 3 loại sau: doanh nghiệp siêu nhỏ (có dưới 10 lao động, doanh số 2 triệu Euro, tổng tài sản 2 triệu Euro); doanh nghiệp nhỏ (có từ 10 lao động đến dưới 50 lao động, doanh số 10 triệu Euro, tổng tài sản 10 triệu Euro); doanh nghiệp vừa (có từ 50 đến dưới 250 lao động, doanh số 50 triệu Euro, tổng tài sản 43 triệu Euro). Tại Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/06/2009 thì SMEs là cơ sở kinh doanh đã đăng k kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn, cụ thể được trình bày ở bảng 1. Bảng 1: Phân loại SMEs theo khu vực kinh tế tại Việt Nam Quy mô Khu vực DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 t đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 t đồng đến 100 t đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 20 t đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 t đồng đến 50 t đồng từ trên 50 người đến 100 người (Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ) TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 111 Theo Nghị Định số 56/2009/NĐ- CP phân loại các SMEs tại Việt Nam là khái niệm được dùng trong bài nghiên cứu này. 3.2. Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản gi a ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán. Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 thì: (i) cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác; (ii) cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Trong nghiên cứu này, vay vốn được hiểu là việc ngân hàng cấp tín dụng cho các SMEs. 3.3. Nhu cầu vay vốn Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần đầu tư vốn vào tài sản lưu động và tài sản cố định. Nguồn vốn để đầu tư vào tài sản lưu động có thể là nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn. Tuy nhiên do nhu cầu về vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định rất lớn nên thông thường doanh nghiệp khó có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động. Do vậy để đầu tư vào tài sản lưu động, doanh nghiệp thường sử dụng nguồn vốn ngắn hạn bao gồm: các khoản nợ phải trả người bán, khoản ứng trước của người mua và vay ngắn hạn từ ngân hàng. Các doanh nghiệp thường huy động tất cả nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể tận dụng được, khi còn thiếu hụt thì doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn của ngân hàng. Sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có thể do sự chênh lệch về thời gian và doanh số gi a tiền thu bán hàng và tiền đầu tư vào tài sản lưu động hoặc do nhu cầu gia tăng đầu tư tài sản lưu động đột biến theo thời vụ. Theo Nguyễn Minh Kiều (2014) [7] thì nhu cầu tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể chia thành: (i) nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên và (ii) nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ. Nhu cầu tài trợ thường xuyên do đặc điểm luân chuyển vốn của doanh nghiệp quyết định trong khi nhu cầu tài trợ thời vụ do đặc điểm thời vụ của ngành sản xuất kinh TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 112 doanh quyết định. Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên xuất phát từ sự chênh lệch nhau về thời gian và quy mô gi a tiền vào và tiền ra của doanh nghiệp. Nếu dòng tiền chi ra lớn hơn dòng tiền thu vào, doanh nghiệp cần bổ sung thiếu hụt. Khoản tiền này trước hết bổ sung từ nguồn vốn chủ sở h u và các khoản nợ phải trả khác mà doanh nghiệp có thể huy động được. Phần còn lại doanh nghiệp sẽ sử dụng tài trợ ngắn hạn của ngân hàng. Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ xuất phát từ đặc điểm thời vụ của sản xuất kinh doanh khiến cho nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến. Tóm lại, trong quá trình hoạt động thì doanh nghiệp có nhu cầu tài trợ ngắn hạn, dài hạn, thường xuyên hoặc thời vụ, từ ngân hàng. Việc cấp tín dụng của ngân hàng giúp doanh nghiệp bổ sung vốn thiếu hụt đảm bảo cho doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động và mở rộng sản xuất kinh doanh. 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp Quy mô doanh nghiệp: quy mô doanh nghiệp đang tác động tích cực đến việc sử dụng nguồn vốn bên ngoài (Bahaird và Lucey 8]). Các doanh nghiệp tư nhân thường có cơ cấu tổ chức đơn giản, sản xuất kinh doanh nh ng hàng hóa, dịch vụ truyền thống, đơn giản và có quy mô hoạt động nhỏ so với các loại hình doanh nghiệp khác nên nhu cầu vốn của họ cũng có thể nhỏ hơn các công ty trách nhiệm h u hạn hay công ty cổ phần (Trương Văn Khánh [9]). Trên thực tế, các SMEs có nhu cầu về vốn không chỉ trong gian đoạn thành lập mà còn trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất, đa phần các công ty cho rằng nguồn vốn nội bộ để thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh là không đủ mà cần phải có nguồn tài trợ từ bên ngoài. Thời gian hoạt động: Nếu các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt và thời gian kinh doanh càng dài thì các doanh nghiệp này có thể tự tài trợ vốn cho mình bằng nguồn lợi nhuận gi lại hằng năm. Adaskou [10] cho rằng số năm hoạt động của doanh nghiệp tương quan âm với t lệ nợ. Pickernell và cộng sự [11] cho thấy các doanh nghiệp mới thành lập và thời gian hoạt động chưa lâu có nhiều khả năng sử dụng nguồn tài chính bên ngoài hơn là các doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động lâu năm. Giá trị tài sản cố định: Trong công tác thẩm định cho vay thì các ngân hàng luôn chú trọng đến quy mô của doanh nghiệp, đặc biệt là giá trị tài sản cố định. Đây cũng là phần đảm bảo tiền vay trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng trả nợ vay. Tuy nhiên, đối với các SMEs mà thời gian hoạt động ngắn thì có TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 113 khả năng phải đối mặt với chi phí tài chính cao và họ được yêu cầu cung cấp tài sản thế chấp. Theo Ngân hàng châu Âu cho thấy rằng các SMEs khi đầu đầu tư vào tài sản cố định và hàng tồn kho thì v n rất cần đến nguồn tài trợ từ bên ngoài. Tại Việt Nam, hoạt động cho vay hiện nay của các ngân hàng v n dựa vào tài sản thế chấp là chính để đảm bảo cho việc an toàn vốn và tài sản thế chấp trở thành nhân tố được các ngân hàng xem xét đầu tiên trước khi quyết định cho vay. Do vậy trong bài nghiên cứu giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp được dùng như là một chỉ tiêu biểu hiện quy mô của doanh nghiệp. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau thì có nhu cầu vay khác nhau (Trương Văn Khánh [9]), song điều quan trọng hơn là với số vốn đó doanh nghiệp phân bổ vào khoản mục nào với t trọng là bao nhiêu cho hợp l và phát huy hiệu quả, nó phụ thuộc vào đặc thù riêng của mỗi ngành, cụ thể như ngành xây dựng, nông lâm và thủy sản thường cần nhiều vốn do quy mô đầu tư lớn và đa phần là vào tài sản cố định, còn đối với các doanh nghiệp ngành thương mại và dịch vụ thì vốn thường nằm ở hàng hóa và phần phải thu của khách hàng vì thường bán hàng trả chậm hoặc k gửi đại l . Từ các nghiên cứu Bahaird và Lucey [8], Pickernell và cộng sự [11], Trương Văn Khánh [9] có 4 nhân tố tác động được dùng trong nghiên cứu này như sau: (1) quy mô doanh nghiệp, (2) ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, (3) giá trị tài sản cố định, (4) thời gian hoạt động. Hình 1: Mô hình nghiên cứu do tác giả đề xuất Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, ngoài d liệu thứ cấp, tác giả sử dụng phiếu khảo sát và tiến hành qua hai bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ; và (2) nghiên cứu chính thức để thu thập d liệu sơ cấp. Cuộc khảo sát chính thức được thực hiện trong tháng 3/2018 đối với các cán bộ lãnh đạo: Quy mô Ngành nghề kinh doanh Giá trị tài sản cố định Thời gian hoạt động Nhu cầu vay vốn của SMEs TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 114 trưởng/phó các phòng ban/bộ phận, nh ng người có tham gia vào công tác vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp. Tổng cộng có 250 phiếu in được gửi đi khảo sát, kết quả thu về được 215 phiếu in (đạt tỉ lệ 86%). Sau khi lọc d liệu, còn 208 quan sát hợp lệ. Nội dung các biến quan sát được trình bày trong bảng 2. Bảng 2: Mã hóa các biến quan sát Nhân tố Nội dung thang đo Mã hóa Ngành nghề (NN) Các SMEs hoạt động trong ngành nông lâm thủy sản có nhu cầu vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất hàng hóa xuất khẩu NN1 Các SMEs hoạt động trong ngành xây dựng có nhu cầu vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ đầu tư xây dựng cơ bản NN2 Các SMEs hoạt động trong ngành thương mại và dịch vụ có nhu cầu vay vốn để bổ sung vốn lưu động NN3 Các SMEs hoạt động trong ngành vận tải có nhu cầu vay trong việc tăng cường phương tiện giao thông đáp ứng nhu cầu khách hàng NN4 Các SMEs hoạt động trong ngành công nghiệp có nhu cầu vay để đầu tư công nghệ mới NN5 Các SMEs hoạt động trong các ngành khác cũng có nhu cầu vay cao để phục vụ hoạt động NN6 Quy mô (QM) Các SMEs có quy mô hoạt động nhỏ hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác nên có nhu cầu vay vốn ít hơn QM1 Các SMEs có quy mô nhỏ hơn có khả năng phải đối mặt với chi phí tài chính cao hơn QM2 Vốn điều lệ cao thì nhu cầu vay cao QM3 Các SMEs phát sinh doanh thu cao thì nhu cầu vay cũng cao QM4 Các SMEs phát sinh chi phí cao thì nhu cầu vay cũng cao QM5 Thời gian hoạt động (TG) Các SMEs có thời gian hoạt động trên 5 năm có thể tự tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn tự có nên ít có nhu cầu vay vốn TG1 Các SMEs có thời gian hoạt động trên 10 năm có thể tự tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn tự có nên không có nhu cầu vay vốn TG2 Các SMEs mới thành lập có nhu cầu vay vốn nhiều hơn các doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động lâu dài TG3 Các SMEs mới thành lập thì khó vay vốn ngân hàng TG4 TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 115 Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân tích d liệu được áp dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội như: đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), và phân tích hồi quy tuyến tính. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kết quả thống kê mô tả Các đối tượng khảo sát được thể hiện qua biểu đồ 1, là phần thống kê mô tả cho m u nghiên cứu cho thấy rằng m u khảo sát đủ điều kiện đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Vì dung lượng bài báo bị giới hạn theo quy định nên tác giả không phân tích kỹ hơn về kết quả có được trong biểu đồ 1. Biểu đồ 1: Thống kê mô tả đối tượng khảo sát 4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Các SMEs hoạt động có tính thời vụ thì nhu cầu vay càng cao TG5 Các SMEs có chu kỳ sản xuất kinh doanh càng dài thì nhu cầu vay càng cao TG6 Giá trị tài sản cố định (TSCĐ) Các SMEs luôn có đủ tài sản thế chấp, cầm cố để vay vốn ngân hàng TSCĐ1 Giá trị tài sản cố định càng cao trong tổng tài sản thì nhu cầu vay càng lớn TSCĐ2 Tài sản cố định được hình thành từ nguồn vốn chủ sở h u càng ít thì nhu cầu vay càng cao TSCĐ3 Nhu cầu vay vốn (NCV) SMEs có nhu cầu vay với sự hỗ trợ lãi suất của ngân hàng NCV1 Thủ tục hành chính ảnh hưởng đến việc vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp NCV2 Các ngân hàng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của DN NCV3 TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 116 Các thang đo trước hết được phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, kết quả phân tích nếu thang đo đều thỏa các tiêu chí: Cronbach’s Alpha 0,6; Hệ số tương quan biến tổng của từng thành phần 0,3 (Nguyễn Đình Thọ [12]) thì thang đo đảm bảo độ tin cậy. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy tất cả có 5 yếu tố được trích tại giá trị eigenvalue là 1,613 và phương sai trích được là 62,09%. Kết quả kiểm định cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp, hệ số KMO của kiểm định Bartlett bằng 0,672 với giá trị sig = 0,000. Như vậy, phương pháp EFA được dùng trong nghiên cứu này là phù hợp (bảng 3). 4.3. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính Với 208 SMEs được khảo sát, giá trị trung bình của biến “Nhu cầu vay vốn” (NCV) của các SMEs trong m u là 3,814 trong thang điểm 5. Như vậy, thực sự thì nhu cầu vay vốn của SMEs tại tỉnh Đồng Nai cần phải được quan tâm. Và nhân tố nào đã ảnh hưởng đến khả năng này? Tầm quan trọng của mỗi nhân tố ra sao? Để giải đáp nh ng vấn đề này, tác giả sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với mô hình hồi quy trong nghiên cứu này được thể hiện như sau: Biến phụ thuộc: NCV - Nhu cầu vay vốn của SMEs; Các biến độc lập: QM - Quy mô; NN - Ngành nghề; TSCĐ - Giá trị tài sản cố định; TG - Thời gian. Nghiên cứu tiến hành chạy phân tích nhân tố EFA, kết quả phân tích Factor loading lần 1 cho kết quả biến NN5 và NN6 có giá trị nhỏ hơn 0,5 nên tiến hành loại bỏ biến này, đồng thời chạy lại EFA lần 2 với kết quả được trình bày tại bảng 3 như sau: Bảng 3: Kết quả phân tích EFA Biến Component NN1 ,785 NN3 ,679 NN2 ,731 NN4 ,692 QM4 ,648 QM2 ,705 QM1 ,692 QM3 ,503 QM5 ,743 QM6 ,632 TG3 ,619 TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 117 TG2 ,585 TG2 ,748 TG5 ,683 TG4 ,798 TG6 ,745 TSCĐ2 ,762 TSCĐ1 ,684 TSCĐ3 ,563 NCV2 ,628 NCV1 ,715 NCV3 ,650 Từ kết quả phân tích EFA (bảng 3), tác giả tiến hành chạy phân tích kết quả hồi quy được trình bày trong bảng 4. Kết quả hồi quy cho thấy các biến độc lập đều có nghĩa thống kê, tức là đều có tác động đáng kể đối với nhu cầu vay vốn của các SMEs tại Đồng Nai. Bảng 4: Hệ số hồi quy (HSHQ) Biến HSHQ chưa chuẩn hóa HSHQ chuẩn hóa Mức ý nghĩa Hệ số phóng đại VIF B Sai số Beta Cons. 0,053 0,001 0,000 NN 0,257 0,045 0,235 0,000 1,304 QM 0,309 0,021 0,398 0,002 2,070 TSCĐ 0,471 0,018 0,253 0,000 1,332 TG 0,152 0,015 0,168 0,001 1,961 Tầm quan trọng của nhu cầu vay vốn của các SMEs tại tỉnh Đồng Nai được xếp theo thứ tự giảm dần và mức độ đánh giá trong thang điểm 5 được thể hiện trong bảng 5. Bảng 5: Tầm quan trọng và mức độ đánh giá Quan trọng Nhân tố Hệ số hồi quy Mức độ đánh giá 1-QM Quy mô 0,398 4,152 2-NN Ngành nghề kinh doanh 0,235 3,705 3-TSCĐ Giá trị tài sản cố định 0,253 2,457 4-TG Thời gian hoạt động 0,168 3,125 Như vậy, trong các nhân tố được khảo sát, nhân tố “quy mô” được đánh giá cao hơn 4 điểm trong thang điểm 5 (đạt 4,152/5,00); điều này là phù TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 118 hợp với thực tiễn các doanh nghiệp SMEs hiện nay, kết quả này cho thấy mỗi doanh nghiệp được khảo sát đều cho rằng quy mô của SMEs có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu vay vốn. Trong khi đó 2 nhân tố được đánh ở mức trung bình (3 điểm) ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn là ngành nghề kinh doanh và thời gian hoạt động. Duy nhất có một nhân tố là giá trị tài sản cố định được đánh giá là dưới trung bình (2,457). Để tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này, tác giả tiến hành các kiểm định t-test và one-way Anova test về sự bằng nhau của giá trị trung bình của tiêu thức nhu cầu cho vay theo tiêu thức ngành nghề kinh doanh (vận tải; xây dựng; nông lâm, thủy, hải sản; thương mại dịch vụ; SMEs khác). Kết quả cho thấy có sự khác biệt có nghĩ thống kê về nhu cầu vay của SMEs gi a các ngành, cụ thể ngành Thương mại và dịch vụ (4,26/5,00), ngành Xây dựng (3,25/5,00), ngành Vận tải (2,94/5,00) và ngành Nông - lâm - thủy sản (2,35/5,00). 5. Thảo luận và kết luận Từ kết quả nghiên cứu cho thấy SMEs có nhu cầu tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng là rất lớn, tuy nhiên trên thực tế hoạt động cho vay đối với các SMEs còn nhiều hạn chế, v n còn rất nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng trong khi nguồn cung v n còn khoảng 10.000 t đồng (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai, 2017). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quy mô SMEs càng phát triển thì nhu cầu vay càng tăng so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề khác nhau thì nhu cầu vay vốn khác nhau, đặc biệt nhu cầu vay vốn này là cao đối với ngành Thương mại và dịch vụ, kế đến là ngành Xây dựng, vận tải và Nông - lâm - thủy sản. Đặc thù của các SMEs thường có giá trị tài sản cố định là thấp trong tổng nguồn vốn, d n đến giá trị đảm bảo không cao khi dùng để thế chấp vay vốn tại ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đối với các SMEs có tài sản hình thành từ vốn chủ sở h u càng thấp thì nhu cầu vay càng cao. Đây là trở ngại lớn nhất khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của nhóm doanh nghiệp này, khi ngân hàng thẩm định tài sản đảm thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay. Đặc biệt là đối với các SMEs của ngành Thương mại và dịch vụ thì giá trị tài sản cố định trong doanh nghiệp thường không cao so với các ngành khác, nhưng nhu cầu vay lại cao nhất trong các nhóm ngành kinh doanh được khảo sát. Do đó các ngân hàng có thể xử l linh động đối với các khoản cho vay đối với nhóm SMEs như: có thể TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 119 miễn giảm các phí dịch vụ trong quá trình thanh toán của các SMEs, hoặc có thế chấp bằng hàng hóa với t lệ thế chấp tốt có lưu đến lịch sử tín dụng và trả nợ với ngân hàng ngoài việc xem xét đến tính khả thi của dự án, phương án kinh doanh của doanh nghiệp, để có thể tháo gỡ khó khăn về nhu cầu vay vốn của các SMEs hiện nay. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai năm 2017 thì mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên là 6-6,5%/năm đối với ngắn hạn, trung và dài hạn 9- 10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4- 5%/năm. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8-6,0%/năm. Như vậy, có thể nói lãi suất cho vay đã ở mức thấp, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thủ tục hành chính của ngân hàng còn rườm rà, thời gian để nguồn vốn vay đến SMEs còn chưa kịp thời. Do đó việc điều chỉnh các chính sách cho vay kết hợp với đơn giản hóa thủ tục cho vay gắn liền với các chính sách ưu đãi về các khoản phí dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tư vấn là điều cần quan tâm đối với các ngân hàng hiện nay. Theo kết quả nghiên cứu thì thời gian hoạt động ảnh hưởng thấp nhất đến nhu cầu vay, tuy nhiên yếu tố này cũng có tác động cùng chiều đến nhu cầu vay vốn. Nghĩa là các SMEs càng thành lập lâu thì nhu cầu vay vốn càng tăng. Ngoài ra, các ngân hàng cũng nên chú trọng đến các SMEs mới thành lập, vì từ năm 2015 đến nay tỉnh Đồng Nai đang áp dụng cơ chế đặc thù tập trung hỗ trợ xúc tiến đầu tư đến các nhà đầu tư FDI có dự án mới, gắn với việc thành lập SMEs tại Đồng Nai. Nhóm đối tượng doanh nghiệp này thường không có điều kiện tiếp cận tốt với chính quyền địa phương do quy mô đầu tư nhỏ, bất đồng ngôn ng , thời gian hoạt động chưa lâu. Do đó các ngân hàng cần lưu và có các chiến lược kinh doanh đối với đối tượng này, khi xét duyệt các khoản cấp tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay ngày càng cao của các SMEs. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Thái Hà (2018), “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính 2/05/2018. chinh-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-o-mot-o-quoc -gia-va-bai-hoc-cho-viet-nam- 137964.html TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 120 2. Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai (2017) - Báo cáo nội bộ 3. Myers, S., C. & Majluf, N, S. (1984), “Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have”, Journal of Financial Economics, Vol: 13, pp 113-130 4. Michaelas, N., Chittenden, F. & Poutziouris, P. (1999), Financial Policy and Capital Structure Choice in U.K. SMEs: Empirical Evidence from Company Panel Data, Small Business Economics, vol 12, pp: 113-130 5. Nguyễn Thanh Cường (2011), “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp chế biến thu sản Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, T.14, S.3Q 6. Trần Hùng Sơn (2011), “Đặc điểm doanh nghiệp và tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mụ c tiêu của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp niêm yết tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, T.14, S.1Q 7. Nguyễn Minh Kiều (2014), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài Chính, Hà Nội 8. Bhaird CM & Brian L (2010), “Determinants of capital structure in Irish SMEs”, J. Small Bus. Econ, vol: 35, pp: 357-375 9. Trương Văn Khánh (2013), “Hiệu quả hoạt động quỹ bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh 10. Adaskou, M. (2009), Les deùterminants de la structure financieøre des PME: une application eùconomeùtrique sur un panel d'entreprises françaises. Universiteù Paris 11. Pickernell D, Julienne S, Paul J Gary P and Elaine R (2013), “New and Young firms Entreprenneurship policy and the role of government evidence from the Federation of Smal Bussinesses servey”, J. Small Bus, Enterprise Dev, vol 20, pp: 358-382 12. Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội FACTORS AFFECTING DEMAND FOR LOANS OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISE (SMEs) IN DONG NAI PROVINCE ABSTRACT Over the past few years, factors affecting demand for loans are increasing with the increase in quantity of Small and Medium Enterprise (SMEs). To have TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 121 proper solutions to the problem of solving demands for loans, this paper investigates the factors that affect the demand for loans of SEMs in Dong Nai province. The research method uses descriptive statistics and multiple linear regression analysis from an official survey of 208 in SMEs, which showed that there were four factors influencing the demand for loans, including: (1) size; (2) business lines; (3) value of fixed assets; (4) Operation time. Such findings provide recommendations for bank managers to create proper policies of loans for SMEs ,which serves the development of SMEs as well as banks. Keywords: Demand for loans, small and medium enterprise (SMEs), Dong Nai Province (Received: 23/7/2018, Revised: 3/8/2018, Accepted for publication: 18/9/2018)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_nhu_cau_vay_von_cua_cac_doanh_nghie.pdf
Tài liệu liên quan