Các yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của tòa án ở Việt Nam hiện nay

Quy định liên quan đến Hội thẩm nhân dân Hội thẩm tham gia xét xử trong các phiên tòa hình sự nhằm bảo đảm nguyên tắc xét xử có đại diện của nhân dân tham gia. Tuy nhiên, do Hội thẩm chỉ tham gia vào “quá trình xét xử” mà không tham gia vào “quá trình chuẩn bị xét xử”, cộng với thực trạng về chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng xét xử của Hội thẩm còn hạn chế, nên Hội thẩm không thể nắm chắc được nội dung vụ án và các vấn đề mấu chốt của vụ án về cả khía cạnh tình tiết lẫn pháp luật áp dụng. Điều đó làm cho Hội thẩm khó có khả năng độc lập với Thẩm phán và việc tham gia của Hội thẩm nhiều khi “để đủ thành phần, có tính hình thức”, chứ chưa thực sự là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Bên cạnh đó, vì Hội thẩm gần như không phải chịu bất kỳ trách nhiệm hành chính nào liên quan đến chất lượng xét xử, thậm chí, khi phát hiện án oan sai do xét xử thì việc xử lý trách nhiệm đối với Hội thẩm là rất khó khăn, không giống như đối với Thẩm phán nên Hội thẩm có thể bị các áp lực khác tác động, cám dỗ, khiến họ không độc lập khi tham gia xét xử.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của tòa án ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin Khoa học xã hội, số 2.201812 (*) TS., Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Email: truongthutrangissi@yahoo.com (**) ThS., Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Email: nguyenhodiep2000@yahoo.com Các yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của tòa án ở Việt Nam hiện nay Trương Thị Thu Trang(*) Nguyễn Thị Hồ Điệp(**) Tóm tắt: Độc lập của tòa án là một thuộc tính không thể thiếu của tòa án tại bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, mức độ độc lập của tòa án chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố liên quan đến tổ chức và hoạt động của tòa án. Bài viết tập trung phân tích về tư pháp độc lập, sự độc lập của tòa án và các yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của tòa án ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Tòa án, Quyền tư pháp, Tư pháp độc lập, Việt Nam Abstract: In any country, court independence is an indispensable attribute. However, the independence of the court shall be aff ected by factors that related to its organization and operation. This paper focuses on judicial independence, the independence of the courts and the factors that aff ect the independence of the courts in Vietnam today. Keywords: Court, Judicial Power, Independent Judiciary, Vietnam 1. Tư pháp độc lập và sự độc lập của tòa án Theo Tuyên bố Bắc Kinh về các nguyên tắc độc lập tư pháp, “Độc lập tư pháp có nghĩa là: a) Cơ quan tư pháp quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền dựa trên sự đánh giá khách quan của mình về các sự kiện của vụ án và trình độ hiểu biết pháp luật của mình mà không chịu sự tác động sai trái, trực tiếp hay gián tiếp của bất kỳ cá nhân, tổ chức, hay cơ quan nào; b) Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết trực tiếp hoặc xem xét lại đối với tất cả những vấn đề mang tính chất tư pháp”(*). Việc duy trì tính độc lập của cơ quan tư pháp là cần thiết để đạt được mục tiêu và thực hiện đúng chức năng của cơ quan tư pháp trong một xã hội tự do và tôn trọng pháp quyền. Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Nếu tòa án không độc lập thì quyền (*) Xem: Tuyên bố Bắc Kinh về các nguyên tắc độc lập tư pháp (được thông qua bởi Chánh án Tòa án tối cao của 20 nước, trong đó có Việt Nam, ngày 19/8/1995 tại Hội nghị của Chánh án Tòa án tối cao khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 6 tổ chức tại Bắc Kinh. Tuyên bố này được chỉnh lý tại Hội nghị lần thứ 7 tổ chức tại Manila, Philippines tháng 8/1997), mục 3, tal/pls/portal/!PORTAL.wwpob_page.show?_doc- name=6562798.HTM Các yếu tố ảnh hưởng 13 lực tư pháp không được thực hiện một cách độc lập. Theo văn kiện Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của tòa án năm 1985(*), tính độc lập của tòa án thể hiện ở các nội dung sau: “1. Tính độc lập của tòa án phải được nhà nước bảo đảm và được ghi nhận chính thức trong hiến pháp hay pháp luật quốc gia. Nhiệm vụ của tất cả các cơ quan của chính phủ và những cơ quan khác là phải tôn trọng và tuân thủ tính độc lập của tòa án. 2. Tòa án phải quyết định các vấn đề một cách vô tư, không thiên vị dựa trên sự việc và theo luật pháp mà không chịu những hạn chế, những ảnh hưởng không phù hợp, dụ dỗ, sức ép, đe dọa hay can thiệp sai trái, trực tiếp hay gián tiếp từ bất cứ một nguồn nào hay vì bất cứ một lý do nào. 3. Tòa án phải có quyền tài phán đối với mọi vấn đề có tính chất xét xử và phải có quyền lực riêng để quyết định xem một vấn đề được trình lên tòa án có thuộc thẩm quyền của tòa theo như luật pháp quy định hay không. 4. Không được can thiệp không thỏa đáng hay không có lý do xác đáng vào quá trình xét xử, cũng như không được xét lại các phán quyết của tòa án. Nguyên tắc này không ảnh hưởng đến quá trình xét xử phúc thẩm hay việc các cơ quan có thẩm quyền giảm nhẹ các bản án mà tòa án đã tuyên phù hợp với luật pháp. 5. Mọi người đều có quyền được xét xử bởi các tòa án thông thường sử dụng những thủ tục pháp lý đã được ấn định. Tòa án nào không sử dụng những thủ tục đã được ấn định một cách hợp lệ trong quá trình xét xử sẽ không được thiết lập để thay thế quyền tài phán của tòa án hoặc cơ quan xét xử thông thường. 6. Nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án cho phép và yêu cầu tòa án bảo đảm rằng các thủ tục xét xử đều được tiến hành một cách đúng đắn và quyền của các bên đều được tôn trọng. 7. Nhiệm vụ của mỗi quốc gia thành viên là phải cung cấp đầy đủ các nguồn lực để ngành tòa án có thể thực hiện tốt những chức năng của mình”. Như vậy, sự độc lập của tòa án thể hiện ở ba khía cạnh chính: (i) Tòa án phải độc lập về mặt thể chế, nghĩa là phải có hệ thống tổ chức và với những quy chế hoạt động riêng; (ii) Tòa án phải có hành chính nội bộ riêng; (iii) Quyết định của tòa án không bị sự can thiệp của các chủ thể khác, nghĩa là tòa án độc lập với các cơ quan quyền lực, các cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài ngành tòa án, và có sự độc lập giữa các tòa án với nhau. Đồng thời, sự độc lập của tòa án bao hàm ý nghĩa là một cơ quan xét xử nói chung và sự độc lập của các thành viên Hội đồng xét xử (Thẩm phán, Hội thẩm/Bồi thẩm) với ý nghĩa là những thành tố làm nên sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án. Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” (Xem: Quốc hội, 2013, Điều 105, khoản 2). 2. Các yếu tố tác động đến sự độc lập của tòa án ở Việt Nam Trên thực tế, do tổ chức và hoạt động của tòa án luôn có mối quan hệ với các cơ (*) Xem: Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của tòa án năm 1985 (được thông qua tại Hội nghị Liên Hợp Quốc lần thứ 7 về Phòng chống tội phạm và đối xử với người phạm tội, tổ chức tại Milan từ ngày 26/8 đến 6/9/1985, sau đó được thông qua bằng Nghị quyết 40/32 ngày 29/11/1985 và Nghị quyết 40/146 ngày 13/12/1985 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc), mục Tính độc lập của tòa án, https://thuvienphaplu- at.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nguyen-tac-co-ban- ve-tinh-doc-lap-cua-toa-an-1985-275836.aspx Thông tin Khoa học xã hội, số 2.201814 quan lập pháp, hành pháp và tư pháp khác cũng như giữa các tòa án cũng có mối quan hệ với nhau nên sự độc lập của tòa án chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố nhất định. Ở Việt Nam, có thể nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của tòa án nói chung và sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân nói riêng gồm: Cách thức tổ chức và quản lý tòa án Cách thức tổ chức hệ thống tòa án có tác động mạnh mẽ đến sự độc lập của tòa án bởi nó thể hiện mối quan hệ giữa tòa án với các cơ quan ngoài tòa án và trong nội bộ tòa án. Trong quan hệ giữa tòa án với cơ quan hành pháp, chính quyền địa phương có vai trò quản lý hành chính trên phạm vi địa phương về những lĩnh vực như đất đai, xây dựng, trật tự công cộng,... sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động hành chính của tòa án ở địa phương đó. Mặc dù, chính quyền địa phương không có thẩm quyền quyết định về tổ chức và nhân sự của tòa án địa phương nhưng cấp ủy địa phương lại có vai trò quan trọng trong công tác tổ chức và cán bộ của các cơ quan địa phương, trong đó có tòa án. Lãnh đạo các cơ quan hành pháp thường nắm giữ các cương vị lãnh đạo trong tổ chức Đảng (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thường là Phó bí thư huyện ủy hoặc Ủy viên thường vụ huyện ủy), trong khi tòa án chịu sự lãnh đạo của tổ chức Đảng đó. Do vậy, về mặt tổ chức trong hệ thống Đảng thì Thẩm phán lại có thể là “cấp dưới” của những người lãnh đạo cơ quan hành pháp. Thực tế giải quyết các vụ án hành chính đã cho thấy sự lệ thuộc của tòa án địa phương đối với chính quyền địa phương. Mặc dù, thẩm quyền của tòa án đối với các vụ kiện hành chính đã ngày càng được mở rộng nhưng số lượng các khiếu kiện hành chính vẫn rất ít. Năm 2017, số lượng các vụ kiện hành chính là 21.613 vụ, chỉ chiếm 4,3% tổng số vụ kiện các loại được thụ lý là 499.918 (Xem: Tòa án nhân dân tối cao, Ϭ ϱ ϭϬ ϭϱ ϮϬ Ϯϱ ϯϬ ϯϱ ϰϬ ϰϱ ϱϬ &iFWKjQKYLrQ NKiFFӫD+ӝL ÿӗQJ[pW[ӱ +Ĉ;; /mQKÿҥRWҥLWRj iQFӫDĈӗQJFKt &iFFѫTXDQ OLrQQJjQKWӕ WөQJ 7ӍQKӫ\7KjQK ӫ\ Ӫ\EDQQKkQ GkQWӍQKWKjQK SKӕ 9LӋQ.LӇPVRiW WӍQKWKjQKSKӕ 7KҭPSKiQKRһF OmQKÿҥRӣWzD iQFҩSFDRKѫQ +uQK7UDRÿәLYӅÿѭӡQJOӕLJLҧLTX\ӃWYөiQSKkQWKHRORҥLiQ FӫDWKҭPSKiQFҩSWӍQK +uQKVӵ 'kQVӵ 7KѭѫQJPҥL +{QQKkQJLDÿuQK /DRÿӝQJ +jQKFKtQK Nguồn: UNDP (2014), Báo cáo khảo sát thực trạng quản lý hành chính tòa án nhân dân địa phương ở Việt Nam, local_court_governance_in_viet_nam/ Các yếu tố ảnh hưởng 15 2017). Một trong những nguyên nhân lý giải việc này là người dân còn ngần ngại đệ đơn kiện các cơ quan hành chính nhà nước khi họ chưa thật sự tin tưởng vào khả năng, hiệu quả giải quyết vụ án hành chính và sự độc lập của Thẩm phán đối với những người bị kiện (thường là Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các sở, ban, ngành,...). Như vậy, về mặt pháp lý, tòa án không lệ thuộc vào cơ quan hành pháp nhưng, trên thực tế, tòa án chưa thực sự độc lập với cơ quan hành pháp. Số liệu của một khảo sát (hình 1) cho thấy, tỷ lệ trao đổi đường lối giải quyết vụ án với các thành viên khác của Hội đồng xét xử và với lãnh đạo tại tòa án của Thẩm phán đều ở mức cao đối với tất cả các loại án hình sự, dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động và hành chính. Việc trao đổi đường lối giải quyết vụ án với các cơ quan lập pháp và tư pháp khác tuy không nhiều nhưng vẫn xảy ra ở tất cả các loại án. Điều đó cho thấy, vẫn có sự tác động đáng kể của các cơ quan trong và ngoài tòa án đối với hoạt động xét xử của tòa án. Ngoài ra, “kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chính phủ trình Quốc hội quyết định sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao. Trường hợp Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao không thống nhất về dự toán kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định” (Xem: Quốc hội, 2014, Điều 96, khoản 1). Điều này cũng có thể dẫn đến sự lệ thuộc của tòa án đối với Chính phủ và Quốc hội. Về mối quan hệ giữa các cấp tòa án Thực tế cho thấy, việc tòa án cấp trên căn cứ vào số lượng án bị hủy hoặc sửa của Thẩm phán khi xem xét việc tái bổ nhiệm thẩm phán tạo ra sự lệ thuộc của tòa án và Thẩm phán cấp dưới đối với tòa án cấp trên. Để tránh số lượng án phải sửa hoặc hủy, không loại trừ khả năng thẩm phán, tòa án cấp dưới xin ý kiến chỉ đạo của tòa án cấp trên hoặc “vận động” tòa án, Hội đồng xét xử của tòa án cấp trên không sửa hoặc hủy án của mình. Mặc dù, ngành tòa án đã hủy bỏ mọi quy định về “thỉnh thị” án nhưng trên thực tế, hiện tượng này vẫn còn tồn tại. Hay nói cách khác, sự độc lập của tòa án nói chung và thẩm phán nói riêng vẫn chịu ảnh hưởng bởi quan hệ giữa các cấp tòa án. Quy định về trách nhiệm chứng minh tội phạm Theo quy định của pháp luật, trong giải quyết các vụ án hình sự, tòa án cùng với các cơ quan tiến hành tố tụng khác có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Chính quy định này ít nhiều tác động đến tính độc lập của tòa án khi xét xử. Quy định trên đã trực tiếp đặt trách nhiệm cho tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra là phải “chứng minh tội phạm”. Bởi vì đây là trách nhiệm nên tòa án phải có gắng để hoàn thành trách nhiệm. Do có cùng trách nhiệm, nên vô hình trung, tòa án bị đẩy về cùng một phía với Viện kiểm sát, cơ quan có chức năng buộc tội bị cáo. Điều này dẫn đến thực trạng là tòa án sẽ không độc lập mà sẽ có xu hướng nghiêng về phía buộc tội. Đối với tòa án, khi xét xử, không chỉ dựa trên những chứng cứ, hồ sơ của các cơ quan tiến hành tố tụng khác cung cấp để xem xét bị cáo có tội hay không mà, nếu như tòa án thực sự độc lập không mang trên vai trách nhiệm chứng minh tội Thông tin Khoa học xã hội, số 2.201816 phạm, còn phải xem xét xem những chứng cứ đó có khách quan, đúng luật và đầy đủ để kết tội bị cáo hay không. Nghĩa là tòa án phải phán xét cả hai phía, phán xét bị cáo và phán xét chứng cứ do cơ quan điều tra cung cấp. Quy trình lựa chọn, bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Thẩm phán; chế độ công vụ đối với Thẩm phán Chế độ tiến cử, tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán có ý nghĩa quan trọng đối với sự độc lập của Thẩm phán. Một quy trình đề cử và tuyển chọn tốt sẽ cho phép chọn được những ứng viên xuất sắc nhất và loại trừ hoặc giảm bớt sự thiên vị mang tính chính trị hoặc cảm tính trong quá trình bổ nhiệm Thẩm phán. Theo Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, ứng viên Thẩm phán được lựa chọn bởi Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán gồm Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện. Cơ cấu, thành phần tham gia Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp gồm Chánh án Tòa án nhân tối cao làm Chủ tịch; 1 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên. Danh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định (Xem: Quốc hội, 2014, Điều 73, khoản 1). Như vậy, quy định này có thể dẫn đến ảnh hưởng của Chánh án đối với Thẩm phán. Hơn nữa, Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 lại không quy định cụ thể trình tự tuyển chọn từ giai đoạn tiến cử các ứng viên và các bước lấy ý kiến. Thực tế, quy trình tiến cử ứng viên làm Thẩm phán là do lãnh đạo tòa án giới thiệu khiến cho Thẩm phán khi được bổ nhiệm có quan hệ lệ thuộc hơn vào lãnh đạo tòa án. Đồng thời, việc phải có bản nhận xét của lãnh đạo đơn vị, ý kiến của tập thể cán bộ, nhân viên nơi ứng viên công tác cũng có thể ảnh hưởng đến sự độc lập của Thẩm phán trong quá trình xét xử sau này bởi lẽ xét về hình thức thì quy định này được coi là công khai, dân chủ, khách quan, nhưng mặt trái của nó lại dễ tạo nên tình trạng “tranh thủ”, “dĩ hòa vi quý” hoặc cơ hội của một số Thẩm phán, tức là ảnh hưởng đến sự độc lập của Thẩm phán khi xét xử. Nhiệm kỳ của Thẩm phán cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của Thẩm phán khi xét xử. Nếu nhiệm kỳ của Thẩm phán ngắn thì họ phải chú ý nhiều hơn tới việc tái bổ nhiệm. Điều 74 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 5 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm”. Quy định này được nhiều ý kiến nhận định là một cải cách quan trọng, giúp Thẩm phán bớt áp lực mỗi khi chuẩn bị bổ nhiệm lại như quy định nhiệm kỳ luôn luôn là 5 năm như trước đây. Song, cũng có ý kiến cho rằng việc quy định nhiệm kỳ như hiện nay xuất phát từ quan điểm nghiêng về kiểm soát công tác xét xử và trách nhiệm, chưa tính đến yếu tố bảo đảm sự độc lập của Thẩm phán (Quản Thị Ngọc Thảo, 2016). Các nội dung quy định liên quan đến chế độ công vụ của Thẩm phán như: lương bổng, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm cũng có thể ảnh hưởng đến sự độc lập của Thẩm phán. Theo quy định hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao áp dụng 5 bảng lương, trong đó Chánh án áp dụng bảng Các yếu tố ảnh hưởng 17 lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước quy định hai bậc lương; Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký tòa án dùng bảng lương chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án, Kiểm sát. Còn cán bộ, công chức không giữ chức danh tư pháp dùng bảng lương chuyên môn nghiệp vụ như công chức cơ quan hành chính. Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong Tòa án nhân dân tối cao được hưởng mức phụ cấp từ 0,2 đến 1,3. Phụ cấp trách nhiệm đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký tòa án là 15-30%. Theo thống kê vào tháng 7/2017, thu nhập bình quân tại Tòa án nhân dân tối cao tính theo lương là 5,85 triệu đồng mỗi tháng và tại Học viện Tòa án là 3,6 triệu đồng mỗi tháng (Dẫn theo: Thái Vũ, 2017). Mức lương của Tòa án cấp dưới, nhất là Tòa án cấp huyện, vốn đông đảo nhất thì còn thấp hơn nữa. Lao động của Thẩm phán là loại lao động đặc thù, nên họ cần mức lương đủ sống để họ được công tâm làm việc, giữ gìn phẩm chất đạo đức và ý chí bảo vệ công lý như pháp luật trao cho. Mức lương thấp làm cho Thẩm phán dễ bị tác động, bị cám dỗ hoặc tham nhũng khi tiến hành tố tụng. Về việc miễn nhiệm Thẩm phán, Thẩm phán đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khác. Hoặc, Thẩm phán có thể được miễn nhiệm do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao (Xem: Quốc hội, 2014, Điều 81). Các quy định về căn cứ miễn nhiệm Thẩm phán còn chung chung nên có thể dẫn đến sự áp dụng tùy nghi của người có thẩm quyền. Ngoài ra, Thẩm phán là công chức nên các quy định về khen thưởng, xử lý kỷ luật công chức cũng được áp dụng với Thẩm phán. Điều này có thể dẫn đến sự lệ thuộc của Thẩm phán đối với lãnh đạo tòa án. Mức độ vô tư, khách quan và liêm chính của Thẩm phán Thẩm phán không vô tư và khách quan đồng nghĩa với việc Thẩm phán không độc lập với chính lương tâm mình. Sự độc lập của Thẩm phán có thể bị lạm dụng vì những động cơ cá nhân để trở nên thiếu vô tư và khách quan khi xét xử. Thẩm phán có thể độc lập xét xử nhưng vẫn tham nhũng và nhận hối lộ. Trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm giải trình trong hoạt động xét xử của Thẩm phán Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, về trách nhiệm bồi thường trong tố tụng hìn h sự, Tòa án có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán, Hội thẩm có trách nhiệm bồi hoàn. Quy định như vậy làm tăng thêm gánh nặng “tâm lý” cho Tòa án và Thẩm phán, Hội thẩm khi họ lo sợ về khả năng bị phán xét theo hướng “cố ý” hoặc “cẩu thả quá đáng”. Điều đó ảnh hưởng đến sự độc lập của Tòa án và của Thẩm phán. Tòa án và Thẩm phán, vì đó, có thể tìm kiếm sự “chỉ đạo” của Tòa án cấp trên hoặc của tập thể lãnh đạo khi giải quyết những vụ án phức tạp. Quy định liên quan đến Hội thẩm nhân dân Hội thẩm tham gia xét xử trong các phiên tòa hình sự nhằm bảo đảm nguyên tắc xét xử có đại diện của nhân dân tham gia. Tuy nhiên, do Hội thẩm chỉ tham gia vào “quá trình xét xử” mà không tham gia vào “quá trình chuẩn bị xét xử”, cộng với thực trạng về chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng xét xử của Hội thẩm còn hạn chế, nên Hội thẩm không thể nắm chắc được nội dung vụ án và các vấn đề mấu chốt của vụ Thông tin Khoa học xã hội, số 2.201818 án về cả khía cạnh tình tiết lẫn pháp luật áp dụng. Điều đó làm cho Hội thẩm khó có khả năng độc lập với Thẩm phán và việc tham gia của Hội thẩm nhiều khi “để đủ thành phần, có tính hình thức”, chứ chưa thực sự là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Bên cạnh đó, vì Hội thẩm gần như không phải chịu bất kỳ trách nhiệm hành chính nào liên quan đến chất lượng xét xử, thậm chí, khi phát hiện án oan sai do xét xử thì việc xử lý trách nhiệm đối với Hội thẩm là rất khó khăn, không giống như đối với Thẩm phán nên Hội thẩm có thể bị các áp lực khác tác động, cám dỗ, khiến họ không độc lập khi tham gia xét xử. 3. Kết luận Nói tóm lại, sự độc lập của tòa án là nguyên tắc hiến định, là cốt lõi của quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm tính tối cao của pháp luật, đảm bảo sự cân bằng và kiểm soát các quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, để tòa án thực sự độc lập, cần có những cơ chế đảm bảo để giảm thiểu sự tác động của những yếu tố làm ảnh hưởng đến sự độc lập của tòa án trong hoạt động xét xử  Tài liệu tham khảo 1. Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của tòa án năm 1985, https:// thuvienphapluat.vn/van-ban/ Linh-vuc- khac/Nguyen-tac-co-ban-ve-tinh-doc- lap-cua-toa-an-1985-275836.aspx 2. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, page/portal/chinhphuNuocCHXHCN VietNam/ThongTinTongHop/hienphap nam2013 4. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, .gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php% 20lut/view_detail.aspx?itemid=29971 5. Quản Thị Ngọc Thảo (2016), Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Tòa án nhân dân tối cao (2017), Báo cáo kết quả công tác Tòa án năm 2017, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018. 7. Tuyên bố Bắc Kinh về các nguyên tắc độc lập tư pháp, gov.vn/portal/pls/portal/!PORTAL. wwpob_page.show?_docname=6562 798.HTM 8. UNDP (2014), Báo cáo khảo sát thực trạng quản lý hành chính tòa án nhân dân địa phương ở Việt Nam, http:// www.vn.undp.org/content/vietnam/vi/ home/library/democratic_ governance/ reality_of_local_court_governance_in_ viet_nam/ 9. Thái Vũ (2017), Lương và sự độc lập của Thẩm phán, bai-viet/van-de-thoi-su/luong-va-su- doc-lap-cua-tham-phan/B1zTdkUp-. html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_su_doc_lap_cua_toa_an_o_viet_nam_hi.pdf
Tài liệu liên quan