Khả năng hòa trộn giữa nước có nguồn gốc khí
tượng (của tầng chứa nước Pleistocen) với nước
nguồn gốc biển (nước biển) trong nước lỗ rỗng của
lớp trầm tích biển được chứng minh qua tài liệu
phân tích đồng vị bền. Sự phân bố δ2H và δ18O
theo chiều sâu cho thấy sự có mặt của nước có
nguồn gốc biển giảm dần về phía nóc và đáy lớp.
Các yếu tố chính ảnh hưởng tới sự phân bố
TDS, các muối trong lớp trầm tích biển là quá trình
khuếch tán phân tử do chênh lệch nồng độ và xáo
trộn do chênh lệch tỷ trọng. Trên cơ sở mô phỏng
quá trình dịch chuyển, biến đổi hàm lượng muối
trong nước lỗ rỗng theo thời gian cho thấy: với hệ
số thấm của lớp trầm tích biển K ≥ 10-7m/s thì quá
trình xáo trộn do chênh lệch tỷ trọng đóng vai trò
chủ đạo và chiếm ưu thế hơn so với khuếch tán
phân tử; với hệ số thấm K < 10-7m/s thì quá trình
khuếch tán phân tử chiếm ưu thế hơn so với xáo
trộn do chênh lệch tỷ trọng trong sự phân bố muối.
Trong lớp của lớp trầm tích biển, khi hệ số thấm rất
nhỏ (nhỏ hơn 10-8m/s) thì sự phân bố này hoàn
toàn bị ảnh hưởng bởi quá trình khuếch tán phân tử
và khả năng cân bằng về sự phân bố các muối giữa
phía dưới đáy và phía mặt lớp trầm tích theo chiều
sâu càng tăng lên.
Các kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy sự
phân bố các muối trong lớp trầm tích biển chịu ảnh
hưởng bởi hai quá trình chính là khuếch tán phân
tử và xáo trộn do chênh lệch tỷ trọng. Phía trên mặt
lớp bị chi phối chủ yếu là do khuếch tán phân tử và
phần dưới đáy lớp bị ảnh hưởng bởi cả xáo trộn do
chênh lệch tỷ trọng và khuếch tán phân tử
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố độ mặn của nước lỗ rỗng trong lớp trầm tích biển tuổi đệ tứ vùng Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
139
36(2), 139-148 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2014
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ
ĐỘ MẶN CỦA NƯỚC LỖ RỖNG TRONG LỚP
TRẦM TÍCH BIỂN TUỔI ĐỆ TỨ VÙNG NAM ĐỊNH
HOÀNG VĂN HOAN1, PHẠM QUÝ NHÂN2,
FLEMMING LARSEN3, NGUYỄN THẾ CHUYÊN4
Email: hoanghoandctv@gmail.com
1Trường Đại học Mỏ - Địa chất
2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
3Cục Địa chất Đan Mạch
4Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia
Ngày nhận bài: 9 - 9 - 2013
1. Mở đầu
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cung
cấp nước đóng một vai trò quan trọng. Dải ven
biển tỉnh Nam Định kéo dài từ Giao Thủy đến
Nghĩa Hưng, trong những năm vừa qua đã phát
hiện, thăm dò và khai thác nước trong thấu kính
nước nhạt lớn trong tầng chứa nước Pleistocen và
Neogen. Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu hơn về
sự hình thành của thấu kính nước nhạt quí giá này
vẫn còn nhiều hạn chế.
Theo kết quả quan trắc mực nước từ năm 1994
đến 2012, mực nước dưới đất trong tầng chứa nước
Pleistocen đã suy giảm đến hơn 9 m và trung bình
cho toàn vùng suy giảm từ 0,4m đến 0,7m mỗi năm
[4]. Nguyên nhân hạ thấp mực nước chủ yếu là do
khai thác, dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn gia tăng.
Thêm vào đó, nằm ngay trên tầng chứa nước
Pleistocen là lớp thấm nước yếu trầm tích biển có
tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (TDS) trong nước
lỗ rỗng đạt hơn 30g/l (trong đó hàm lượng NaCl
chiếm hơn 70%). Sự phân bố NaCl của nước lỗ
rỗng trong lớp trầm tích biển theo chiều sâu phản
ánh khả năng và mức độ xâm nhập mặn tầng chứa
nước Pleistocen nói chung và thấu kính nước nhạt
nói riêng. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phân bố này sẽ góp phần giải thích cơ chế xâm
nhập mặn theo phương thẳng đứng do ảnh hưởng
của lớp trầm tích biển trong vùng nghiên cứu.
2. Khái quát vùng nghiên cứu
2.1. Vị trí vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu nằm ở phía đông nam đồng
bằng Bắc bộ, bao gồm địa bàn các huyện Mỹ Lộc,
Giao Thủy, Xuân Trường, Trực Ninh, Nam Trực,
Ý Yên, Hải Hậu và Nghĩa Hưng thuộc tỉnh
Nam Định.
2.2. Đặc điểm địa chất Đệ tứ vùng nghiên cứu
2.2.1. Thống Pleistocen
Hệ tầng Lệ Chi
Hệ tầng Lệ Chi (Q1lc) có chiều sâu phân bố từ
79 đến 132,8m. Bề dày thay đổi từ 4 đến 26,2m.
Các trầm tích của hệ tầng Lệ Chi phân bố trong các
đới sụt kiến tạo kéo dài theo phương tây bắc - đông
nam; thành phần thạch học gồm cát, bột, sét lẫn
sạn. Về quan hệ địa tầng, các trầm tích của hệ tầng
Lệ Chi phủ lên mặt bào mòn của hệ tầng Vĩnh Bảo
và phía trên bị các trầm tích của hệ tầng Hà Nội
phủ không chỉnh hợp (mặt cắt địa chất đặc trưng
trong vùng nghiên cứu trên hình 1).
Hệ tầng Hà Nội
Hệ tầng Hà Nội (Q12-3hn) phân bố rộng khắp
trong vùng nghiên cứu, với chiều dày thay đổi từ
27 đến 67m. Căn cứ vào đặc điểm trầm tích và các
tài liệu về cổ sinh, bào tử phấn và các chỉ số hóa lý
140
môi trường, các trầm tích của hệ tầng Hà Nội được
chia làm 2 kiểu nguồn gốc: Trầm tích sông
(aQ12-3hn), chiều dày lớn nhất của hệ tầng được ghi
nhận ở lỗ khoan LK55 là 55m, theo hướng từ tây
sang đông bề dày trầm tích có xu hướng tăng dần
từ ven rìa vào trung tâm, thành phần thạch học chủ
yếu là cát, sạn sỏi; Trầm tích sông biển (amQ12-
3hn), các trầm tích này được bắt gặp ở độ sâu từ 63
đến 82,3m với bề dày trầm tích thay đổi từ 14,5
đến 33,7m; thành phần thạch học chủ yếu là cát hạt
mịn cát pha, bột.
Hệ tầng Vĩnh Phúc
Hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13vp) không lộ trên mặt
mà chỉ bắt gặp trong các lỗ khoan ở độ sâu từ 15
đến 60m, được chia làm hai kiểu nguồn gốc là trầm
tích sông và trầm tích sông - biển; trầm tích sông
(aQ13vp) thường nằm lót đáy hệ tầng và được thành
tạo trong môi trường sông với tướng lòng sông
vùng đồng bằng ven biển, phân bố rộng rãi và bắt
gặp tại tất cả các lỗ khoan với chiều dày từ 6 đến
29m. Thành phần thạch học bao gồm cát hạt nhỏ
đến thô chứa sạn sỏi. Trầm tích sông - biển
(amQ13vp), gặp ở hầu hết các lỗ khoan trong vùng
với thành phần trầm tích bao gồm cát, bột, sét lẫn
tàn tích thực vật đôi nơi lẫn vỏ sò hến.
Về quan hệ địa tầng, các trầm tích của hệ tầng
Vĩnh Phúc phủ không chỉnh hợp lên trên các trầm
tích hạt mịn có nguồn gốc sông biển của hệ tầng
Hà Nội. Ở phía trên, việc bắt gặp bề mặt phong hóa
của hệ tầng Vĩnh Phúc tại hầu hết các lỗ khoan đã
thể hiện rõ ràng quan hệ không chỉnh hợp giữa hệ
tầng Vĩnh Phúc và hệ tầng Hải Hưng ở phía trên.
2.2.2. Thống Holocen
Hệ tầng Hải Hưng
Hệ tầng Hải Hưng (Q21-2hh) không lộ trên mặt
mà chỉ bắt gặp trong các lỗ khoan. Chúng phân bố
rộng rãi với chiều dày từ 11,5 đến 39,1m. Căn cứ
vào đặc điểm trầm tích và các thông số hóa lý môi
trường các trầm tích của hệ tầng Hải Hưng chỉ bao
gồm một kiểu nguồn gốc trầm tích biển. Về quan
hệ địa tầng các trầm tích của hệ tầng Hải Hưng phủ
không chỉnh hợp lên trên các trầm tích hạt mịn có
nguồn gốc sông biển của hệ tầng Vĩnh Phúc. Còn ở
phía trên chúng bị các trầm tích của hệ tầng Thái
Bình phủ không chỉnh hợp.
Hệ tầng Thái Bình
Hệ tầng Thái Bình (Q23tb) bao phủ toàn bộ diện
tích vùng nghiên cứu. Chúng được phân chia chi tiết
thành 3 phụ hệ tầng như sau: phụ hệ tầng Thái Bình
dưới (Q23tb1) là khối lượng trầm tích được hình
thành sau quá trình biển tiến Holocen; phụ hệ tầng
Thái Bình giữa (Q23tb2) là khối lượng trầm tích được
hình thành trong quá trình biển tiến; phụ hệ tầng
Thái Bình trên (Q23tb3) là khối lượng trầm tích hiện
đại được hình thành sau quá trình biển tiến.
Hình 1. Mặt cắt địa chất đặc trưng trong vùng nghiên cứu (vị trí mặt cắt CB trên hình 4)
3. Các quá trình chính liên quan tới sự phân bố
và dịch chuyển vật chất trong các lớp trầm tích
thấm nước yếu
Nội dung phần này sẽ đi sâu phân tích các quá
trình dịch chuyển vật chất do ảnh hưởng của chênh
lệch nồng độ và tỷ trọng; các quá trình liên quan
tới sự phân bố và dịch chuyển vật chất trong các
lớp trầm tích thấm nước yếu mà cụ thể là lớp trầm
tích biển.
3.1. Quá trình khuếch tán phân tử
3.1.1. Khuếch tán phân tử trong môi trường
chất lỏng
- Định luật Fick thứ nhất (khuếch tán ổn định):
Khối lượng vật chất đi qua một đơn vị diện tích
trong một đơn vị thời gian theo phương cho trước
tỷ lệ thuận với gradien nồng độ của chất theo
phương đó [10]:
141
dx
dCDJ *−= (1)
Trong đó:
J - dòng khuếch tán (kg/m2/s);
C - nồng độ chất tan (kg/m3);
D* - hệ số khuếch tán (m2/s);
dx
dC
- gradien nồng độ theo phương x;
Dấu (-) là chỉ chiều khuếch tán theo gradien
nồng độ từ nơi cao tới nơi thấp.
- Định luật Fick thứ hai (khuếch tán không ổn
định): Dòng khuếch tán J và gradient nồng độ thay
đổi theo thời gian.
2
2
*
x
CD
t
C
∂
∂=∂
∂ (2)
3.1.2. Khuếch tán phân tử trong môi trường
trầm tích
Khuếch tán phân tử trong môi trường trầm tích
có tốc độ chậm hơn so với môi trường chất lỏng và
không khí (hình 2). Tốc độ dòng khuếch tán phụ
thuộc vào hệ số thành hệ của đất đá, hay nói cách
khác là nó phụ thuộc vào độ lỗ rỗng của đất đá và
hệ số uốn khúc của quãng đường dịch chuyển. Hệ
số này quyết định bởi độ hạt, hình dạng và cách
sắp xếp các hạt trong khung đất đá [1]. Định luật
Fick áp dụng cho môi trường trầm tích
như sau:
Hình 2. Quãng đường dịch chuyển trong môi trường
chất lỏng và môi trường trầm tích
Định luật Fick thứ nhất: phương trình (1)
trở thành:
dx
dCnDJ ..* τ−= (3)
Định luật Fick thứ hai: phương trình (2)
trở thành:
2
2
* ..
x
CnD
t
C
∂
∂=∂
∂ τ (4)
Trong đó: n là độ lỗ rỗng;τ là hệ số uốn khúc,
1* <= L
Lτ
Kết quả thí nghiệm với chất chỉ thị Clo trong
môi trường trầm tích như sau:
Đối với môi trường sét τ = 0,28 ÷ 0,31 [10].
Đối với môi trường sét pha τ = 0,13 ÷ 0,30 [2].
3.2. Dịch chuyển chất hòa tan trong nước dưới
đất do ảnh hưởng của tỷ trọng
Dịch chuyển chất hòa tan do chênh lệch tỷ trọng
chất lỏng, chủ yếu bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn.
Trong cùng một hệ thống chứa nước, hiện tượng này
có thể xuất hiện khi một chất lỏng có tỷ trọng lớn
hơn (nước mặn) nằm phủ lên trên một chất lỏng
khác có tỷ trọng nhỏ hơn (nước nhạt). Chính điều
này gây nên sự dịch chuyển của vật chất hòa tan
dưới tác dụng của áp lực lỗ rỗng và đối lưu tự do, có
thể gọi là hệ thống đối lưu hỗn hợp [12]. Trong
trường hợp này, chất lỏng nặng hơn sẽ tạo thành các
dòng xâm nhập xuống chất lỏng nhẹ hơn [9].
Tuy nhiên, dòng thấm dạng này có thể bị ảnh
hưởng bởi một số điều kiện khác như sự bất đồng
nhất về tính thấm trong trầm tích có thể tăng hoặc
giảm các “nêm” xâm nhập [11]; sự khác nhau về
hình dạng lỗ hổng cũng dẫn tới sự bất đồng nhất về
dòng xâm nhập trong vùng chất lỏng có tỷ trọng lớn
hơn [12].
Định luật Darcy viết cho dòng chảy gây nên bởi
ảnh hưởng của tỷ trọng (theo phương thẳng đứng)
(hình 3) theo công thức sau:
⎥⎦
⎤⎢⎣
⎡ +∂
∂−= g
z
Pkv zz ρμ (5)
Với:
g
Kkz ρ
μ= (6)
Trong đó:
vz: Vận tốc thấm theo phương thẳng đứng (m/s);
K: Hệ số thấm (m/s);
kz: Hệ số thấm qua theo phương thẳng đứng
(m2);
142
µ: Độ nhớt động lực (kg/m.s);
g: Gia tốc trọng trường (m/s2);
ρ: Tỷ trọng (kg/m3);
z
P
∂
∂
: Gradien áp lực nước lỗ rỗng theo phương
thẳng đứng.
Hình 3. Dịch chuyển chất hòa tan
do ảnh hưởng của tỷ trọng [16]
Với sự dịch chuyển của nước dưới đất (nước lỗ
rỗng) sẽ làm ảnh hưởng tới sự phân bố nồng độ các
chất hòa tan và làm thay đổi miền tỷ trọng, đó
chính là quá trình phân dị trọng lực.
4. Phương pháp và nội dung nghiên cứu
Để làm sáng tỏ sự phân bố hàm lượng muối
trong nước lỗ rỗng của lớp trầm tích biển và các
yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố này, các tác giả
đã kết hợp công tác thực địa và nghiên cứu, phân
tích trong phòng thí nghiệm với các phương pháp
và nội dung nghiên cứu chính sau:
4.1. Đo địa vật lý lỗ khoan
Đo địa vật lý lỗ khoan đã được áp dụng với hai
phương pháp là phương pháp Gamma tự nhiên và
phương pháp độ dẫn điện [5]. Phương pháp
Gamma tự nhiên kết hợp với tài liệu mô tả khoan
có thể sử dụng để phân chia địa tầng với độ chính
xác cao. Phương pháp đo độ dẫn điện cho phép xác
định khả năng dẫn điện của đất đá theo chiều sâu
trong tại điểm và vùng nghiên cứu. Kết hợp hai
phương pháp này chúng ta có thể xác định chính
xác sự phân bố độ dẫn điện theo chiều sâu của từng
loại đất đá. Công tác địa vật lý lỗ khoan được tiến
hành đo tại 16 lỗ khoan phân bố đều trên toàn bộ
vùng nghiên cứu (hình 4).
4.2. Khoan, lấy mẫu nguyên dạng
Từ kết quả đo địa vật lý lỗ khoan, có thể xác
định được đối tượng và chiều sâu khoan, lấy mẫu
nguyên dạng; đối tượng nghiên cứu là lớp trầm tích
hạt mịn, thấm nước yếu, cách 5m lấy một ống mẫu.
4.3. Chiết, ép nước lỗ rỗng
Nước lỗ rỗng (pore water) bão hòa trong lớp
thấm nước yếu trong vùng nghiên cứu được lấy ra
bởi dụng cụ ép với áp suất cao được tạo bởi bình
khí nén nitơ. Áp suất khí nén được điều chỉnh tùy
thuộc vào trạng thái của mẫu và tăng dần theo thời
gian; áp suất khí tối đa để ép được 90% nước lỗ
rỗng của mẫu là 8atm.
4.4. Phân tích mẫu
Mẫu nước được phân tích ngay sau khi ép mẫu
đối với các chỉ tiêu dễ bị biến đổi bởi môi trường
và thời gian như Fe2+, pH, H2S,... Ngoài ra, các chỉ
tiêu cation, anion và thành phần đồng vị bền được
gửi đến các phòng thí nghiệm có chức năng chuyên
môn phân tích.
5. Kết quả nghiên cứu
5.1. Kết quả đo địa vật lý lỗ khoan
Từ kết quả đo gamma tự nhiên của đất đá kết
hợp với kết quả mô tả, phân chia địa tầng trong quá
trình khoan chúng ta có thể xác định và phân chia
chính xác địa tầng lỗ khoan; phương pháp đo độ
dẫn điện của đất đá cho biết sự phân bố độ dẫn
điện theo chiều sâu. Kết hợp hai phương pháp này
có thể xác định chính xác sự phân bố độ dẫn điện
theo chiều sâu của từng lớp trầm tích.
Kết quả đo địa vật lý lỗ khoan cho thấy trong
lớp thấm nước yếu (sét, sét pha, bột) có độ dẫn
điện rất cao, thêm vào đó độ dẫn điện ở giữa lớp
lớn hơn đáy lớp và mặt lớp (hình 6). Chiều dày lớp
thấm nước yếu thay đổi từ 20 m (lỗ khoan Q 220T)
đến 95 m (lỗ khoan Q227A) (bảng 1).
Trong trầm tích Đệ tứ vùng Đồng bằng Bắc bộ
nói chung và vùng Nam Định nói riêng, khung đất
đá (tầng) có thành phần hạt như nhau thì độ dẫn
điện hay điện trở suất tương tự nhau. Từ kết quả đo
đạc, phân tích thành phần hóa học nước lỗ rỗng đã
chứng minh được khả năng khác nhau về tính dẫn
điện của các lớp trầm tích phụ thuộc vào nước lỗ
rỗng bão hòa trong đó (hình 5).
143
VietAS_ND01
Metre
Gamma tù nhiªn
(API)150 0 §Þ
a
tÇ
ng §é dÉn ®iÖn
(mS/m)0 1000
0
-10
-20
-30
-40
-50
-60
-70
-80
-90
100
110
120
VietAS_ND02
Metre
Gamma tù nhiªn
(API)150 0 §Þ
a
tÇ
ng §é dÉn ®iÖn
(mS/m)0 1200
0
-10
-20
-30
-40
-50
-60
-70
-80
-90
100
110
120
130
140
Hình 4. Sơ đồ vị trí lỗ khoan đo địa vật lý và lấy mẫu trầm tích Hình 5. Kết quả đo địa vật lý
tại lỗ khoan lấy mẫu ép nước thí nghiệm
Hình 6. Phân bố của lớp thấm nước yếu theo mặt cắt AB và phân bố độ dẫn điện trên mặt cắt
Bảng 1. Kết quả xác định chiều dày lớp thấm nước
yếu qua kết quả đo địa vật lý lỗ khoan
Lỗ khoan Chiều dày lớp (m) Lỗ khoan
Chiều dày lớp
(m)
VietAS_ND01 61 Q226N 63
VietAS_ND02 50 Q227a 95
Q220T 20 Q228a 42
Q221N 52 Q229N 71
Q222b 42 Q210b 82
Q223N 55 Q108b 56
Q224a 48 Q109b 94
Q225a 42 Q110a 65
5.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học nước
lỗ rỗng
Kết quả phân tích mẫu nước lỗ rỗng, được chiết
ép từ các lớp trầm tích thấm nước yếu môi trường
biển, phân bố đều ở các độ sâu, tại 2 vị trí lấy mẫu
VietAS_ND01 và VietAS_ND02 (hình 7) đã làm
sáng tỏ thành phần hóa học của nước lỗ rỗng và
xác định được khả năng tương quan giữa độ dẫn
điện của nước lỗ rỗng và độ dẫn điện của tầng
(hình 8), với hệ số tương quan cao (R2 = 0,9262),
khẳng định mức độ quan hệ là rất chặt. Kết quả này
chỉ ra rằng độ dẫn điện của tầng, các lớp trầm tích
môi trường biển vùng nghiên cứu là do chất lỏng
bão hòa (nước lỗ rỗng) quyết định.
144
Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan được tính toán
trên cơ sở các anion: Cl, F, PO4, HCO3, SO4, NO2,
NO3 và Br; các cation: Na, K, Ca, Mg, NH4, Fe và
Mn. Hàm lượng muối NaCl tính toán trên cơ sở: 1
đơn vị Na+ (đơn vị Na+ = hàm lượng Na+/23) tương
ứng 1 đơn vị Cl- (đơn vị Cl- = hàm lượng Cl-/35,5).
Muối NaCl chiếm đa số khi số đơn vị Na+ chiếm tới
75% số đơn vị Cl-, điều này cho thấy các muối
Clorua khác chỉ chiếm trung bình 25% muối Clorua
trong nước lỗ rỗng của lớp thấm nước yếu nguồn
gốc biển vùng nghiên cứu (số đơn vị Cl- dư so với
Na+ trung bình là 67 đơn vị/1mẫu).
Đồ thị quan hệ giữa hàm lượng Cl-, Na+ và NaCl
của nước lỗ rỗng với độ dẫn điện (EC) của tầng
(hình 9-12) có hệ số tương quan tương ứng là R2 =
0,9558; 0,9673 và 0,9488 cho thấy mối quan hệ này
rất chặt với nhiều cặp số liệu.
VietAS_ND01
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0 20.000 40.000 60.000
Độ dẫn điện (µS/cm)
Đ
ộ
s
âu
(m
)
EC nước lỗ rỗng EC của tầng
VietAS_ND02
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0 20000 40000 60000 80000
Độ dẫn điện (µS/cm)
Đ
ộ
s
âu
(m
)
EC nước lỗ rỗng EC của tầng
y = 0,1363x + 821,83
R2 = 0,9262
0
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000
Độ dẫn điện của nước (µS/cm)
Đ
ộ
dẫ
n
đi
ện
c
ủa
tầ
ng
(µ
S/
cm
)
Hình 7. Sự biến đổi độ dẫn điện của tầng
và của nước lỗ rỗng theo chiều sâu
Hình 8. Tương quan giữa độ dẫn điện của tầng
và độ dẫn điện của nước lỗ rỗng
y = 2,0978x - 1895,3
R2 = 0,9558
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000
Độ dẫn điện của tầng (µS/cm)
H
àm
lư
ợ
ng
C
l-
(m
g/
l)
y = 0,9696x - 604,18
R2 = 0,9673
0
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000
Độ dẫn điện của tầng (µS/cm)
H
àm
lư
ợ
ng
N
a+
(m
g/
l)
Hình 9. Đồ thị tương quan giữa hàm lượng Cl-
với độ dẫn điện của tầng
Hình 10. Đồ thị tương quan giữa hàm lượng Na+
với độ dẫn điện của tầng
145
y = 2,526x - 1999,7
R2 = 0,9488
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000
Độ dẫn điện của tầng (µS/cm)
N
aC
l (
m
g/
l)
y = 1,3x + 458,49
R2 = 0,98
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
35.000
40.000
0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000
NaCl (mg/l)
TD
S
(m
g/
l)
Hình 11. Đồ thị tương quan giữa hàm lượng NaCl
với độ dẫn điện của tầng
Hình 12. Đồ thị tương quan giữa hàm lượng NaCl
với TDS của nước lỗ rỗng
Từ kết quả này cho phép tính toán hàm lượng Cl-
, Na+ và NaCl (mg/l) bằng kết quả đo độ dẫn điện
của tầng và kết quả đo địa vật lý lỗ khoan với
phương trình tương quan Cl- = 2,0978 (EC) -
1895,3; Na+ = 0,9696 (EC) - 604,18 và NaCl =
2,526 (EC) - 1999,7. Mặt khác, từ các kết quả
nghiên cứu cho thấy quan hệ giữa hàm lượng NaCl
và TDS cũng là quan hệ tuyến tính, tỷ lệ thuận với
nhau và rất chặt (hình 12); với hàm lượng muối
NaCl chiếm trung bình hơn 70% hàm lượng TDS
trong các mẫu phân tích.
Từ kết quả đo địa vật lý lỗ khoan và phân tích
thành phần hóa học của nước lỗ rỗng cũng như các
đồ thị tương quan cho thấy độ dẫn điện của khung
đất đá bị chi phối và ảnh hưởng hoàn toàn bởi nước
lỗ rỗng. Kết quả đo độ dẫn điện khung đất đá phản
ánh sự phân bố độ mặn của các lớp trầm tích nói
chung và lớp trầm tích biển nói riêng (hình 13).
Hình 13. Sự phân bố nồng độ muối NaCl trên mặt cắt tuyến AB
5.3. Kết quả phân tích đồng vị bền 2H và 18O
trong nước lỗ rỗng
Kỹ thuật đồng vị ứng dụng trong nghiên cứu
này nhằm xác định khả năng hòa trộn của nước có
nguồn gốc khí tượng và nước có nguồn gốc biển.
Hàm lượng của 2H và 18O trong nước thiên nhiên
dao động trong phạm vi tương đối rộng rãi và tuân
theo quy luật: các giá trị δ2H và δ18O của nước
mưa khí quyển giảm dần từ đại dương vào lục địa
(gọi là hiệu ứng lục địa), bên cạnh đó xuất hiện các
hiệu ứng độ cao cũng như dao động hàng năm
(theo Fontes khi lên cao 100m các giá trị δ2H giảm
đi 0,2 ‰ và δ18O giảm đi 0,3 ‰).
Quá trình chính ảnh hưởng đến các giá trị δ2H
146
và δ18O là bốc hơi, ngưng tụ và trao đổi đồng vị.
Thông qua các quá trình này sẽ xuất hiện sự phân
tách đồng vị trong thủy quyển. Nguyên nhân chủ
yếu trong sự phân tách đồng vị trong vòng tuần
hoàn của nước là do áp lực hơi hay các điểm nóng
chảy khác nhau của một loại đồng vị trong một
phân tử. Thực tế cho thấy, áp lực hơi của nước nhẹ
về mặt đồng vị (ví dụ: 1H216O) cao hơn áp lực hơi
của nước với các đồng vị nặng. Vì vậy, trong tất cả
các quá trình chuyển pha (quá trình bốc hơi, ngưng
tụ hay hoà tan,...), đều phải tính đến sự phân tách
đồng vị dẫn đến các hiệu ứng đồng vị cân bằng
trọng lượng hay còn gọi là sự phân bố đồng vị
trong một hệ thống tồn tại từ các phân tử của các
loại đồng vị khác nhau.
Sự thay đổi thành phần đồng vị trong vỏ trái đất
chủ yếu phụ thuộc vào quá trình hỗn hợp của các
loại nước có nguồn gốc khác nhau. Điều đó cho
phép xác định nguồn gốc của nước dưới đất và xác
định được thành phần của từng loại nước trong hỗn
hợp nghiên cứu, mối quan hệ giữa δ2H và δ18O với
các nguồn gốc khác nhau của nước dưới đất và với
quá trình trao đổi đồng vị khác nhau.
Trong vùng nghiên cứu, mẫu nước phân tích
hàm lượng của 2H và 18O nước lỗ rỗng trong mẫu
đất lấy dọc theo chiều sâu lỗ khoan của lớp thấm
nước yếu cho thấy giá trị δ18O dao động từ -6,97 ‰
(độ sâu 61,50m) đến -1,02 ‰ (độ sâu 26,83m); Giá
trị δ2H dao động từ -61,50‰ (độ sâu 4,03 m) đến -
8,51‰ (độ sâu 26,83m).
Các kết quả phân tích đồng vị bền cho thấy sự
phân bố δ2H và δ18O theo chiều sâu có mối tương
quan với sự phân bố của EC (hình 14); mặt khác, so
sánh mối tương quan δ2H và δ18O của nước lỗ rỗng
trong lớp trầm tích biển, nước biển và nước dưới đất
tầng chứa nước qp trong vùng nghiên cứu (hình 15)
cho thấy khả năng hòa trộn của nước trong tầng chứa
nước qp (nguồn gốc khí tượng) và nước biển (nguồn
gốc biển) trong lớp trầm tích biển. Trong lớp thấm
nước yếu, tại những vị trí tiếp giáp với tầng chứa
nước cho thấy nguồn gốc khí tượng thể hiện rõ rệt và
càng dần về giữa lớp các giá trị δ2H và δ18O càng tiến
gần tới giá trị của nước có nguồn gốc biển và nước
biển. Giá trị δ2H và δ18O cùng với EC của nước lỗ
rỗng phân bố theo chiều sâu cho thấy độ mặn của
nước là do sự có mặt của nước nguồn gốc biển và
tăng hoặc giảm theo mức độ mặn nhạt (thay đổi giá
trị EC) của nước lỗ rỗng trong lớp trầm tích biển.
Hình 14. Sự phân bố theo chiều sâu tại lỗ khoan
VietAS_ND01 của: a) δ18O, b) δ2H và c) EC của nước lỗ rỗng
Hình 15. Tương quan giữa δ2H và δ18O nước lỗ rỗng
trong lớp trầm tích biển, nước trong tầng qp và nước biển
6. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Từ kết quả đo địa vật lý lỗ khoan (phương pháp
đo độ dẫn điện) và kết quả phân tích thành phần
hóa học của nước lỗ rỗng cũng như các đồ thị
tương quan cho thấy độ dẫn điện của khung đất đá
bị chi phối và ảnh hưởng hoàn toàn bởi nước lỗ
rỗng. Kết quả đo địa vật lý lỗ khoan hoàn toàn có
thể sử dụng để xác định sự phân bố TDS của nước
lỗ rỗng trong lớp trầm tích biển tại những độ sâu
xác định từ phương trình tương quan đã nêu ra
ở trên.
147
Khả năng hòa trộn giữa nước có nguồn gốc khí
tượng (của tầng chứa nước Pleistocen) với nước
nguồn gốc biển (nước biển) trong nước lỗ rỗng của
lớp trầm tích biển được chứng minh qua tài liệu
phân tích đồng vị bền. Sự phân bố δ2H và δ18O
theo chiều sâu cho thấy sự có mặt của nước có
nguồn gốc biển giảm dần về phía nóc và đáy lớp.
Các yếu tố chính ảnh hưởng tới sự phân bố
TDS, các muối trong lớp trầm tích biển là quá trình
khuếch tán phân tử do chênh lệch nồng độ và xáo
trộn do chênh lệch tỷ trọng. Trên cơ sở mô phỏng
quá trình dịch chuyển, biến đổi hàm lượng muối
trong nước lỗ rỗng theo thời gian cho thấy: với hệ
số thấm của lớp trầm tích biển K ≥ 10-7m/s thì quá
trình xáo trộn do chênh lệch tỷ trọng đóng vai trò
chủ đạo và chiếm ưu thế hơn so với khuếch tán
phân tử; với hệ số thấm K < 10-7m/s thì quá trình
khuếch tán phân tử chiếm ưu thế hơn so với xáo
trộn do chênh lệch tỷ trọng trong sự phân bố muối.
Trong lớp của lớp trầm tích biển, khi hệ số thấm rất
nhỏ (nhỏ hơn 10-8m/s) thì sự phân bố này hoàn
toàn bị ảnh hưởng bởi quá trình khuếch tán phân tử
và khả năng cân bằng về sự phân bố các muối giữa
phía dưới đáy và phía mặt lớp trầm tích theo chiều
sâu càng tăng lên.
Các kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy sự
phân bố các muối trong lớp trầm tích biển chịu ảnh
hưởng bởi hai quá trình chính là khuếch tán phân
tử và xáo trộn do chênh lệch tỷ trọng. Phía trên mặt
lớp bị chi phối chủ yếu là do khuếch tán phân tử và
phần dưới đáy lớp bị ảnh hưởng bởi cả xáo trộn do
chênh lệch tỷ trọng và khuếch tán phân tử.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Charles D. Shackelford, David E. Daniel,
1990: Diffusion in Saturated soil. Journal of
Geotechnical Engineering 117, 467 - 484.
[2] Crooks, V. E. and Quigley, R. M., 1984:
Saline leachate migration through clay: A
comparative laboratory and field investigation.
Can. Geotech. J., 21(2), 349 - 362.
[3] Đoàn Văn Cánh, Lê Thị Lài, Hoàng Văn
Hưng, Nguyễn Đức Rỡi, Nguyễn Văn Nghĩa, 2005:
Groundwater Resource Of Nam Định Province,
J. of Geology, B/25, Hà Nội.
[4] Frank Wagner, Dang Tran Trung, Hoang
Dai Phuc, Falk Lindenmaier, 2011: Assessment of
Groundwater Resources in Nam Dinh Province.
Final Technical Report of improvement of
Groundwater Protection in Vietnam, Ha Noi.
[5] Hoàng Văn Hoan, Flemming Larsen, 2007:
Phương pháp xác định độ lỗ hổng hiệu dụng, hệ số
thấm của tầng chứa nước và TDS của nước bằng
phương pháp địa vật lý lỗ khoan, lấy ví dụ vùng
đồng bằng sông Hồng. TC KHKT Mỏ - Địa chất,
20/10-2007. Hà Nội, 101-107.
[6] Hoan V. Hoang, Nhan Q. Pham, Flemming
Larsen, Long V. Tran, Frank Wagner And Anders
V. Christiansen, 2011: Processes Controlling High
Saline Groundwater in the Nam Dinh Province,
Vietnam. 2nd Asia-Pacific Coastal Aquifer
Management Meeting October 18-21, 2011, Jeju
Island, Korea.
[7] Hoàng Văn Hoan, Phạm Quý Nhân,
Flemming Larsen, Trần Vũ Long, Nguyễn Thế
Chuyên, Trần Thị Lựu, 2012: Ảnh hưởng của quá
trình khuếch tán tới sự phân bố độ mặn của nước lỗ
rỗng trong lớp trầm tích biển tuổi Đệ tứ khu vực
Nam Định. Báo cáo hội nghị khoa học lần thứ 20,
ĐH Mỏ - Địa chất. Hà Nội.
[8] Nguyễn Kim Ngọc, Kiều Vân Anh, Nguyễn
Thị Hạ, Hoàng Văn Hoan, Đỗ Tiến Hùng, Hoàng
Văn Hưng, Nguyễn Văn Lâm, Phạm Quý Nhân,
Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2005: Thủy Địa Hóa học.
Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội, 315tr.
[9] Kooi H., Groen J., Leijnse A., 2000: Modes
of seawater intrusion during trangressions, Water
resources research, Vol. 36, No. 12, phương pháp
3581-3589.
[10] Rowe, R. K., Caers, C. J., and Barone, F.,
1988: Laboratory determination of diffusion and
distribution coefficients of contanminants using
undisturbed clayey soil. Can. Geotech. J., 25,
108-118.
[11] Schincariol RA, Schwartz FW, Mendoza
CA., 1997: Instabilities in variable density flows:
stability and sensitivity analyses for homogeneous
and heterogeneous media. Water Resour Res;
33(1), 31-41.
[12] Simmons CT, Fenstemaker TR, Sharp JM.,
2001: Variable-density groundwater flow and
solute transport in heterogeneous media
approaches resolutions and future challenges.
J Contam Hydrol; 52(1-4), 245-75.
148
[13] Tanabe, S., Hori, K., Saito, Y., Haruyama,
S., Vu, V.P., Kitamura, A., 2003a. Song Hong (Red
River) delta evolution related to millen-nium-scale
Holocene sea-level changes. Quaternary Science
Reviews 22, 2345-2361.
[14] Tanabe, S., Hori, K., Saito, Y., Haruyama,
S., Doanh, L.Q., Sato, Y., Hiraide, S., 2003b:
Sedimentary facies and radiocarbon dates of the
Nam Dinh-1 core from the Song Hong (Red River)
delta. Viet-nam. Journal of Asian Earth Science 21,
503-513.
[15] Tanabe, S., Hori, K., Saito, Quang Lan Vu,
Till J. J. Hanebuth, Quang Lan Ngo, Akihisa
Kitamura, 2006: Holocene evolution of Song Hong
(Red River) delta system, north Vietnam.
Sedimentary Geology 187, 29-61.
[16] Weixing Guo and Christian D. Langevin,
2002: User’s Guide to SEAWAT: A computer
program for simulation of three-dimensional
variable-density groundwater flow, USGS, Florida,
USA.
SUMMARY
Controlling factors to the distribution of salinity of porewater in Quaternary marine sediments in Nam Dinh area
This paper presents the results of studies and analysis, assessment the controlling factors to the distribution of
salinity (mainly NaCl) in the Quaternary marine sedimentary in Nam Dinh area by using a combination of different
methods such as boreholes logging, undisturbed sediment sampling, pore water squeezing, analysis of chemical and
stable isotope compositions of pore water.
Based on the correlation between concentration of Cl-, Na+ ions and NaCl versus electrical conductivity of marine
sediment at different depth according to geophysical borehole results determine the distribution of concentration of
salinity (NaCl) of pore water at different depths. In addition, results from the analysis of stable isotopes δ18O and δ2H of
porewater in the marine sedimentary layer show the mixing of marine water and meteoritic water in the sediments.
distribution of NaCl of marine sediments is due to difference in density and molecular diffusion.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4495_16048_1_pb_364_2100717.pdf