2 nguyên nhân hay gặp nhất là té ngã 49,6%
và tai nạn giao thông 45,4%. Xe máy là phương
tiện gây tai nạn thường gặp nhất 77,2%. Trẻ nhỏ
dưới 6 tuổi thì nguyên nhân chủ yếu là do té
ngã, trẻ lớn hơn 6 tuổi thì nguyên nhân do tai
nạn giao thông lại chiếm ưu thế.
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy có
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tổn thương
não trên CT với nguyên nhân gây chấn thương.
Có liên quan giữa tổn thương não trên CT với
độ cao khi té và tốc độ xe (p < 0,05). Tỷ lệ đội
nón bảo hiểm rất thấp 12,5%.
Qua phân tích chúng tôi nhận thấy có một
số dấu hiệu lâm sàng có liên quan đến tổn
thương nội sọ như: Bất thường sau 6 giờ, ói
trên 6 giờ, số đợt ói, thay đổi hành vi, co giật,
mất ý thức, quên sau chấn thương, nhức đầu,
điểm Glasgow lúc nhập viện, tri giác xấu dần,
dấu thần kinh định vị, bất thường đồng tử,
kích động, tụ máu da đầu.
10 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố lâm sàng liên quan tổn thương nội sọ trên trẻ chấn thương đầu nhẹ tại bệnh viện Nhi Đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 199
CÁC YẾU TỐ LÂM SÀNG LIÊN QUAN TỔN THƯƠNG NỘI SỌ
TRÊN TRẺ CHẤN THƯƠNG ĐẦU NHẸ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Nguyễn Huy Luân*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định các yếu tố lâm sàng liên quan tổn thương nội sọ trên trẻ chấn thương đầu nhẹ trẻ em.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích, tiến cứu.
Kết quả: 357 ca chấn thương đầu. Tỷ lệ nam/nữ = 1,4/1 Lứa tuổi thường gặp nhất là 3‐5 tuổi (35,3%). Đa
số các trường hợp chấn thương ở tuyến tỉnh chuyển lên chiếm tỷ lệ 44,8%. Có 146 ca (40,9%) không được xử trí
trước khi nhập viện. Nguyên nhân gây tai nạn thường gặp nhất là té ngã (49,6%) và tai nạn giao thông
(45,4%). Xe máy là phương tiện gây tai nạn giao thông thường gặp nhất (77,2%). Tỷ lệ đội nón bảo hiểm rất
thấp 12,5%. Trong nhóm té ngã lứa tuổi thường gặp nhất là dưới 6 tuổi, trong nhóm TNGT lứa tuổi thường
gặp nhất là trên 6 tuổi. Các dấu hiệu lâm sàng có liên quan đến tổn thương nội sọ như: ói trên 6 giờ, số đợt ói,
thay đổi hành vi, co giật, mất ý thức, quên sau chấn thương, nhức đầu, điểm Glasgow lúc nhập viện, tri giác xấu
dần, dấu thần kinh định vị, kích động, tụ máu da đầu (p < 0,05).
Kết luận: Ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do té ngã; trẻ trên 6 tuổi, nguyên nhân do TNGT
lại chiếm ưu thế. Xe máy là phương tiện gây tai nạn thường gặp nhất. Có sự liên quan giữa các yếu tố lâm sàng,
cơ chế chấn thương với tổn thương nội sọ trên chấn thương đầu nhẹ trẻ em.
Từ khóa: Chấn thương đầu, trẻ em.
ABSTRACT
THE CLINICAL FACTORS ASSOCIATED WITH INTRACRANIAL INJURY IN CHILDREN’S MINOR
HEAD INJURIES AT THE CHILDREN’S HOSPITAL 2
Nguyen Huy Luan* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 198 ‐ 207
Objectives: To determine the clinical factors associated with intracranial injury in children’s minor head
injuries at Children’s Hospital 2.
Method: Prospective, cross sectional descriptive and analytic study.
Results: 357 cases with minor head injury were involved to our study. Male/female ratio was 1.4/1.
Children from 3 ‐ 5 years old were common group (35.3%). Most cases came from provincial areas (44.8%).
There are 146 cases (46.9%) without having primary care before admission. The common cause of children’s head
injuries are fall (49.6%) and traffic accidents (45.4%). The common type of traffic accidents is by motorbike
(77.2%). The rate of using helmet is very low (12.5%). The common age for fall group is under 6 years old, for
traffic accidents group is 6 years old and older. The clinical factors associated with intracranial injury in
children’s minor head injuries are persistent vomiting after 6 hours, vomiting times, behavioral change, seizure,
loss of consciousness, amnesia, headache, Glasgow coma score at admission, depressed mental status, focal
neurologic findings, irritability, scalp hematoma (p < 0.05).
Conclusion: The main cause of head injuries in children less than 6 years old is fall, while motor vehicle
crashes are priority for children older than 6 years old. Motorbike is the most common cause of traffic accidents.
* Đại Học Y Dược TP.HCM.
Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Huy Luân,ĐT: 0908193339,Email: huyluannguyen@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 200
There are correlations with statistical significant difference between clinical factors and mechanism of head injury
with intracranial injury in children’s minor head injuries.
Key words: Head injury, children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương đầu là nguyên nhân hàng đầu
trong các loại chấn thương ở trẻ em. chiếm 75%
các loại chấn thương cần nhập viện ở trẻ em và
chiếm gần 80% tử vong do chấn thương. Tại Mỹ,
nguyên nhân chấn thương thường gặp ở trẻ em
là chấn thương đầu. Từ năm 1995 đến năm 2001
có 435.000 ca có tổn thương não nhập khoa cấp
cứu và 37.000 ca phải nhập viện hàng năm(18).
Tại Việt Nam, chấn thương đầu ở trẻ em có
xu huớng ngày càng tăng. Theo thống kê bệnh
viện Chợ Rẫy, năm 1996 có 1138 trẻ nhập khoa
Ngoại Thần kinh(22), năm 2005 có 2448 trường
hợp với tỷ lệ tử vong là 1,3%. Tại bệnh viện
Nhi Đồng 2, từ năm 2003‐ 2005 có 313 ca nhập
khoa Cấp cứu trong đó có 17 ca tử vong
(5,43%)(16). Các yếu tố nguy cơ tổn thương não
trên lâm sàng trong nhóm chấn thương đầu
nhẹ thường không đặc hiệu, đặc biệt là đối với
trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Do đó có 2 khuynh hướng
xảy ra: một là không theo dõi sát bệnh nhi, hai
là quá lạm dụng chỉ định chụp CT scan sọ não.
Vấn đề được các bác sĩ quan tâm là dấu hiệu
lâm sàng nào giúp đánh giá nguy cơ cao tổn
thương não ở trẻ bị chấn thương đầu nhẹ ?
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác
định các yếu tố lâm sàng liên quan tổn thương
nội sọ trên trẻ chấn thương đầu nhẹ trẻ em
được điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ yếu tố dịch tễ về địa chỉ, lứa
tuổi, giới, cơ chế chấn thương trên các bệnh nhi
bị chấn thương đầu nhẹ.
Xác định mối liên quan giữa các yếu tố lâm
sàng với tổn thương nội sọ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích,
tiến cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân bị chấn thương đầu nhập
bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 8/2007 đến tháng
4/2010.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng
tỷ lệ một dân số.
2)α/2(Z2∆
P)P(1 −=n
Với Z = 1,96 (α = 0,05), p = 0,5, d= 0,08, ∆ =
0,05.
N = 385 ca.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Trẻ từ 2 tháng ‐ 15 tuổi bị chấn thương đầu
nhẹ, Glasgow 13‐15 điểm và được chụp CT scan
sọ não trong vòng 6 giờ sau khi nhập khoa Cấp
cứu bệnh viện Nhi đồng 2 từ tháng 8/2007 –
tháng 4/2010.
Tiêu chuẩn loại trừ
Gia đình không đồng ý tham gia nghiên
cứu. Vết thương xuyên thấu sọ. Tiền căn có bệnh
lý thần kinh. Xuất huyết nội tạng. Shunt trong
nội sọ. Đa chấn thương. Không được đánh giá
ngay lúc nhập viện.
Các bước tiến hành
Thu thập dữ liệu: Bệnh án mẫu (bệnh nhân
bị chấn thương đầu nhập bệnh viện Nhi Đồng 2
từ tháng 8/2007 đến tháng 4/2010). Số liệu được
nhập bằng phần mềm EPI‐INFO 6.04B.
Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 11.05.
Phân tích đơn biến: Đối với biến số định tính
thì tìm tần số và tỉ lệ %, đối với biến định lượng
thì tìm trung bình và độ lệch chuẩn. Dùng phép
kiểm chi bình phương, Fisher’exact test để so
sánh tỉ lệ giữa các nhóm. Sự khác biệt có ý nghĩa
khi P < 0,05.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 201
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của bệnh nhân
Tổng số có 357 trường hợp tham gia vào
nghiên cứu.
Tuổi: Nhỏ nhất 2 tháng, lớn nhất là 179
tháng. Trung bình tuổi là 62,6 tháng. Nhóm trẻ
dưới 2 tuổi có 75 bệnh nhân (BN), chiếm tỷ lệ
21%. Lứa tuổi thường gặp nhất là 3 ‐ 5 tuổi có
126 ca (35,3%), kế đến là 6 ‐ 10 tuổi có 108 ca
(30,3%).
Địa chỉ: Tỉnh 160 ca (44,8%), nội thành 105 ca
(29,4%), ngoại thành 92 ca (25,8%). Bệnh nhân tự
đến bệnh viện hay được chuyển từ bệnh viện
tỉnh với tỷ lệ lần lượt là 38,9% và 34,7%.
Giới tính: Nam 206 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ
57,7%, nữ có151 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 42,3%.
Tỷ lệ chung nam/nữ là 1,4.
Di chứng nặng 1 ca (0,3%), di chứng nhẹ 3 ca
(0,85%). Không trường hợp nào tử vong.
Phẫu thuật 56 ca (15,7%).
Xử trí tuyến trước
Có 146 bệnh nhân chưa được xử trí gì trước
khi nhập viện chiếm tỷ lệ 40,9%. Tại các cơ sở y
tế, tỷ lệ không xử trí cao nhất trong nhóm
chuyển đến từ trung tâm y tế quận các 31,3% kế
đến là từ các bệnh viện và phòng khám tư trong
thành phố với tỷ lệ 17%.
Nguyên nhân chấn thương
Phân bố nguyên nhân chấn thương theo lứa tuổi
Bảng 1. Phân bố nguyên nhân chấn thương theo lứa tuổi.
Nguyên nhân chấn thương
Lứa tuổi
Tổng cộng< 1T
N=38
1 – 2 T
N=37
3 – 5 T
N=126
6 – 10T
N=108
10 –15T
N=57
Té 29 (16,6%) 25 (14,3%) 73 (41,7%) 37 (21,1%) 11 (6,3%) 175 (49%)
Lực mạnh đánh vào đầu + té ngã 0 (0%) 1 (2,7%) 0 (0%) 1 (0,9%) 0 (0%) 2 (0,6%)
Tai nạn giao thông 7 (18,4%) 9 (24,3%) 47 (37,3%) 65 (60,2%) 34 (70,8%) 162 (45,4%)
Lực mạnh đánh vào đầu 2 (5,3%) 2 (5,4%) 6 (4,8%) 4 (3,7%) 3 (6,3%) 17 ,7%)
Nghi ngờ trẻ bị ngược đãi. 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 1 (0,9%) 0 (0%) 1 (0,3%)
Nhận xét: Té ngã là nguyên nhân thường gặp nhất 177 ca (49,6%), kế đến là tai nạn giao thông 162 ca chiếm tỷ
lệ 45,4%. Chỉ có 1 ca là nghi do ngược đãi. Trẻ dưới 6 tuổi té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương,
đối với trẻ trên 6 tuổi tai nạn giao thông lại chiếm ưu thế.
Độ cao khi té
Thường gặp nhất là té từ độ cao 1 – 3 m
chiếm tỷ lệ 49,1%, té ngã ở độ cao trên 3 m chỉ có
15 ca chiếm tỷ lệ 8,5%.
Tai nạn giao thông
Hai phương tiện di chuyển của bệnh nhân
thường gặp nhất là xe máy 52/162 ca (32,1%) và
xe đạp 24/162 ca (14,8%). Phương tiện gây tai
nạn thường gặp nhất là xe máy 77,2%. Tình
huống gây tai nạn thường gặp nhất là đi bộ bị xe
máy đụng 74 ca (45,7%), kế đến là xe máy đụng
xe máy 33 ca (20,4%). Xe di chuyển với tốc độ
chậm chiếm tỷ lệ 64,8%. Tốc độ xe nhanh
thường xảy ra khi tai nạn ở tỉnh (66,7%).
Đội nón bảo hiểm
Có 40 trường hợp cần phải đội nón bảo hiểm
nhưng chỉ có 5 ca thực hiện, 3 ca trong lứa tuổi 6
‐ 10 tuổi và 2 ca trong nhóm 11 ‐ 15 tuổi, tỷ lệ đội
nón chung là 12,5%.
Các dạng tổn thương não và hộp sọ trên CT
scan sọ não
Có 91 ca tổn thương hộp sọ đơn thuần, trong
đó nứt sọ đơn thuần thường gặp nhất chiếm tỷ
lệ 63,7%, kế đến lõm sọ đơn thuần 30,7%. Tổn
thương não có 138 ca, trong đó thường gặp nhất
là máu tụ ngoài màng cứng (NMC) 64,5%, kế
đến là máu tụ dưới màng cứng (DMC) 15,9%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 202
Liên quan nguyên nhân chấn thương với tổn thương não trên CT
Bảng 2. Liên quan nguyên nhân chấn thương với tổn thương não trên CT
Nguyên nhân gây chấn thương Số ca
Tổn thương não trên CT
Phép kiểm P
Có (N=138) Không (N=219)
Té 175 (49%) 61 (34,8%) 114 (65,2%)
df= 1
Fisher
0,039
Lực mạnh đánh vào đầu + té ngã 2 (0,6%) 1 (50%) 1 (50%)
Tai nạn giao thông 162 (45,4%) 71 (43,8%) 91 (56,2%)
Lực mạnh đánh vào đầu 17 (4,7%) 5 (29,4%) 12 (70,6%)
Nghi ngờ trẻ bị ngược đãi 1 (0,3%) 0 (0%) 1 (100%)
Nhận xét: Có liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa tổn thương não trên CT với nguyên nhân
gây chấn thương (p < 0,05). Độ cao khi té hay có
tốc độ xe càng lớn thì tỷ lệ tổn thương não càng
tăng. Nhóm té trên 3m có tỷ lệ tổn thương não
cao nhất 73,3%. Nhóm có tốc độ xe nhanh có tổn
thương não là 61,5% so với 36,2% trong nhóm
chạy chậm. Qua phân tích cho thấy có liên quan
giữa tổn thương não trên CT với độ cao khi té và
tốc độ xe (p < 0,05). Kết quả cho thấy không có
trường hợp nào có tổn thương não khi đội nón
bảo hiểm và phân tích thống kê cho thấy có mối
liên quan giữa đội nón bảo hiểm với tổn thương
não (p = 0,013).
Liên quan các dấu hiệu lâm sàng với tổn thương não trên CT
Bảng 3: Liên quan các dấu hiệu lâm sàng với tổn thương não trên CT.
Dấu hiệu lâm sàng Số ca
Tổn thương não trên CT Phép kiểm
p Có (N=138) Không (N=219)
Ói kéo dài
trên 6 giờ
Có 146 (40,9%) 67 (45,9%) 79 (54,1%) x2= 5,45
0,02 Không 211 (59,1% 71 (33,6%) 140 (66,4%)
Số đợt ói
< 3 lần 253 (70,9%) 77 (30,4%) 176 (69,6%) x2=24,75
p<0,001 ≥ 3 lần 105 (21%) 61 (58,7%) 43 (41,3%)
Co giật
Có 14 (3,9%) 11 (78,6%) 3 (21,4%) x2= 9,79
0,002 Không 343 (96,1%) 127 (37%) 216 (63%)
Tụ máu da đầu
Không 116 (32,5%) 25 (21,6%) 91 (78,4%)
Fisher
p<0,001
Vùng trán 49 (13,7%) 18 (36,7%) 31 (63,3%)
Ngoài vùng trán < 5 cm 132 (37%) 55 (41,7%) 77 (58,3%)
Ngoài vùng trán ≥ 5 cm 46 (12,9%) 34 (73,9%) 12 (26,1%)
Vùng trán + nơi khác 14 (4%) 6 (42,9%) 8 (57,1%)
Thay đổi hành vi
Có 53 (14,8%) 43 (81,1%) 10 (18,9%)
Fisher
p<0,001
Không 300 (84%) 92 (30,7%) 208 (69,3%)
Không đánh giá được 4 (1,1%) 3 (75%) 1 (25%)
Nhức đầu
Không 116 (41,1%) 32 (27,6%) 84 (72,4%)
x2=24,34
p<0,001
Nhẹ 134 (47,5%) 65 (48,5%) 69 (51,5%)
Nặng 14 (5%) 11 (78,6%) 3 (21,4%)
Không đánh giá được 18 (6,4%) 3 (16,7%) 15 (83,3%)
Tổng cộng 282 (100%) 111 (39,4%) 171 (60,6%)
Quên sau chấn
thương
Không 174 (61,7%) 59 (33,9%) 115 (66,1%)
x2=19,04
p<0,001
≤ 5 phút 28 (9,9%) 11 (39,3%) 17 (60,7%)
>5 phút 45 (16%) 31 (68,9%) 14 (31,1%)
Không đánh giá được 35 (12,4%) 10 (28,6%) 25 (71,4%)
Tổng cộng 282 (100%) 111 (39,4%) 171 (60,6%)
Mất ý thức
Không 303 (84,9%) 104 (34,3%) 199 (65,7%) Fisher
p<0,001 < 1 phút 5 (1,4%) 1 (20%) 4 (80%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 203
Dấu hiệu lâm sàng Số ca
Tổn thương não trên CT Phép kiểm
p Có (N=138) Không (N=219)
1-5 phút 14 (3,9%) 8 (57,1%) 6 (42,9%)
>5 phút 35 (9,8%) 25 (71,4%) 10 (28,6%)
Điểm Glasgow lúc
NV
13 17 (4,8%) 9 (52,9%) 8 (47,1%)
x2=8,50
0,014
14 72 (20,2%) 37 (51,4%) 35 (48,6%)
15 268 (75,1%) 92 (34,3%) 176 (65,7%)
Tri giác xấu dần
Có 6 (1,7%) 6 (100%) 0 (0%) Fisher
0,003 Không 351 (98,3%) 132 (37,6%) 219 (62,4%)
Kích động
(trẻ < 2 T)
Có 12 (16%) 8 (66,7%) 4 (33,3%)
x2=5,81
0,023
Không 63 (84%) 19 (30,2%) 44 (69,8%)
Tổng cộng 75 (100%) 27 (36%) 48 (64%)
Dấu thần kinh
định vị
Có 11 (3,1%) 10 (90,9%) 1 (9,1%) Fisher
p<0,001 Không 346 (96,9%) 128 (37%) 218 (63%)
Nhận xét: Không có liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa tổn thương não trên CT với nhóm
tuổi, phái tính, nứt sọ, lõm sọ, vỡ sàn sọ (p >
0,05). Trong nghiên cứu chúng tôi không có
trường hợp nào bị suy hô hấp, sốc. Kết quả cho
thấy sốt có 32 ca (9%) trong đó 10 ca có tổn
thương não, tăng huyết áp có 6 ca (1,7%) trong
đó 4 ca có tổn thương não. Không có liên quan
có ý nghĩa thống kê giữa tổn thương não trên CT
với sốt, tăng huyết áp sau chấn thương (p >
0,05). Mạch chậm có 2 ca (0,6%) và đều có tổn
thương não, tuy nhiên không có liên quan có ý
nghĩa thống kê với tổn thương não trên CT (p =
0,149).
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học
Giới tính
Tỷ lệ nam/nữ = 1,4/1. Trong hầu hết các
nghiên cứu về chấn thương đầu ở trẻ em người
ta đều thấy đa phần chấn thương thường gặp ở
nam nhiều hơn nữ. Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên
cứu ở Mỹ là 2/1(23), tại Anh là 1,85/1(18), tại Đài
Loan là 1,7/1(22), tại bệnh viện Nhi Trung Ương là
1,2/1(13), còn ở bệnh viện Nhi Đồng 2 là 1,5/1(16).
Điều này có thể giải thích là do bé trai hiếu động
và nghịch ngợm hơn bé gái nên dễ xảy ra các tai
nạn hơn.
Tuổi
Trẻ bị chấn thương có thể gặp ở mọi lứa tuổi,
trong nghiên cứu chúng tôi trường hợp nhỏ
nhất là một trẻ 2 tháng, lớn nhất 15 tuổi Lứa tuổi
thường gặp nhất là 3‐5 tuổi 126 ca (35,3%) kế
đến là 6‐10 tuổi 108 ca (30,3%). Nhóm trẻ dưới 2
tuổi có 75 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 21%. Theo
nghiên cứu tại Mỹ lứa tuổi thường gặp là dưới 5
tuổi (55%) và dưới 2 tuổi (28%)(18), tại Anh nhóm
tuổi thường gặp nhất là 5‐11 tuổi (28,9%) và 2‐5
tuổi (28,5%)(6), tại Đài Loan nhóm tuổi thường
gặp nhất là 10‐14 tuổi (36%) và 0‐4 tuổi
(35,5%)(22). Việt Nam, tại Bệnh viện Nhi Trung
Ương nhóm tuổi thường gặp nhất là 1‐4 tuổi
(40%) và 5‐9 tuổi (40%)(13), còn ở BV Nhi Đồng 2
trong nghiên cứu của BS. Huyền nhóm tuổi
thường gặp nhất là trên 2 tuổi (85,3%)(16), nghiên
cứu của BS Trương Văn Việt tại BV Chợ Rẫy cho
thấy nhóm tuổi thường gặp nhất là từ 0‐5 tuổi
(40%), 5‐10 tuổi (33,1%)(20). Tỷ lệ trẻ > 2 tuổi bị
chấn thương đầu nhiều hơn vì trẻ từ 2‐6 tuổi hay
chạy nhảy chơi đùa nên dễ bị chấn thương, còn
trẻ trên 6 tuổi dễ bị tai nạn giao thông khi di
chuyển trên đường.
Nơi chuyển đến
Khi so sánh giữa nơi chuyển đến với địa
chỉ, xử trí tuyến trước chúng tôi có một số
nhận xét sau:
Đa số các trường hợp chấn thương ở tuyến
tỉnh chuyển lên 160 ca (44,8%). Điều này phù
hợp thực tế vì bệnh viện Nhi Đồng 2 là nơi tiếp
nhận các trường hợp chấn thương đầu ở trẻ em
và có khả năng phẫu thuật sọ não. Tại bệnh viện
Chợ Rẫy, số bệnh nhi nhập viện từ tỉnh cũng
chiếm tỷ lệ cao nhất 55,3%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 204
Phần lớn bệnh nhân tự đến bệnh viện hay
được chuyển từ bệnh viện tỉnh với tỷ lệ lần lượt
là 38,9% và 34,7%. Điều này cho thấy sau tai nạn
người dân có thói quen tự chuyển bệnh nhân
đến bệnh viện mà không chuyển đến cơ sở y tế
gần nhất để sơ cứu hay gọi xe cấp cứu. Riêng
bệnh nhân ở tỉnh vì quá xa nên phải đến bệnh
viện tỉnh sau đó được chuyển đến bệnh viện
Nhi Đồng 2.
Có 146 bệnh nhân chưa được xử trí gì trước
khi nhập viện chiếm tỷ lệ 40,9%. Tại các cơ sở y
tế, tỷ lệ không xử trí cao nhất trong nhóm
chuyển đến từ trugn tâm y tế quận là 31,3% kế
đến là từ các bệnh viện và phòng khám tư trong
thành phố với tỷ lệ 17%. Điều này có thể do các
cơ sở tuyến trước không có khả năng phẫu thuật
nên muốn chuyển lên tuyến trên càng sớm càng
tốt. Tuy nhiên việc không xử trí trước khi
chuyển có thể không đảm bảo an tòan cho bệnh
nhân trong thời gian chuyển viện.
Cơ chế chấn thương
Trong nghiên cứu chúng tôi, té ngã (49,6%)
và tai nạn giao thông (45,4%) là 2 cơ chế chấn
thương thường gặp nhất. Chúng tôi nhận thấy ở
trẻ càng nhỏ thì nguyên nhân chủ yếu là do té
ngã, càng lớn thì nguyên nhân do TNGT lại
chiếm ưu thế. Đối với trẻ nhỏ tỷ lệ đầu/toàn bộ
cơ thể lớn hơn trẻ lớn và thiếu niên nên khi bị té
ngã trong sinh họat hàng ngày thường đập đầu
xuống trước và bị chấn thương vùng đầu, trẻ
dưới 2 tuổi khả năng chạy nhảy hay leo cầu
thang chưa vững nên cũng dễ bị té ngã. Đối với
trẻ lớn lại thường bị chấn thương đầu do tai nạn
giao thông khi di chuyển trên đường cùng với
bố mẹ hay khi đi một mình. Trẻ tham gia giao
thông cùng với bố mẹ nhưng thường không có
dây đeo bảo vệ trẻ nên khi bị tai nạn trẻ văng ra
khỏi xe và bị chấn thương.
Theo nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Trung
Ương phương tiện gây tai nạn thường gặp nhất
là xe máy (79,4%), tuy nhiên hình thức gây tai
nạn thường gặp nhất là xe máy đụng người đi
bộ (68,4%)(13). Theo nghiên cứu của BS Trương
Văn Việt tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy
phương tiện gây tai nạn thường gặp nhất là xe
máy (79%), phương tiện của nạn nhân cũng là xe
máy chiếm đa số (81%)(20). Ngoài ra tỷ lệ đội nón
bảo hiểm rất thấp 6,7%. Điều này có thể giải
thích do phương tiện đi lại chủ yếu hiện nay là
xe máy và ý thức chấp hành luật giao thông của
người dân còn hạn chế nên dễ xảy ra tai nạn
giao thông và chấn thương đầu do không sử
dụng nón bảo hiểm. Ngoài ra các phụ huynh
chưa được hướng dẫn về cách phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ nên tỷ lệ chấn thương
do té ngã và tai nạn giao thông cao.
Tại Anh nguyên nhân thường gặp nhất là
tai nạn khi đi bộ (36%). Tỷ lệ tử vong cao nhất
do tai nạn xe máy 23%, đi bộ 12%, xe đạp 8%,
và té ngã 3%(17). Tại Mỹ trong nhóm chấn
thương đầu nhẹ nguyên nhân thường gặp nhất
là té ngã 73%(18). Ở Đài Loan nguyên nhân chính
gây chấn thương là tai nạn giao thông chiếm tỷ
lệ 47,3% và té ngã 40,3%. Trong số nguyên nhân
do tai nạn giao thông, chiếm tỷ lệ cao nhất là
chấn thương do xe máy, kế đến là chấn thương
do đi bộ và đi xe đạp(22).
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đội
nón bảo hiểm rất thấp 5 ca (12,5%), gồm 1/19
trường hợp đội nón khi đi xe đạp, 4/21 trường
hợp đội nón khi đi xe gắn máy. Nghiên cứu của
Hồ Trí Hùng cũng cho kết quả tương tự chỉ có 1
ca đội nón bảo hiểm trong số 32 trường hợp(9).
Điều này có thể giải thích do phương tiện đi lại
chủ yếu hiện nay là xe máy và ý thức chấp hành
luật giao thông của người dân còn hạn chế nên
dễ xảy ra tai nạn giao thông và chấn thương đầu
do không sử dụng nón bảo hiểm. Năm 2006,
trong một nghiên cứu về vai trò của đội nón bảo
hộ khi đi xe đạp tại California. Người ta nhận
thấy sau khi có qui định về đội nón bảo hộ có sự
thay đổi trong tỷ lệ sử dụng tăng lên từ 13,2%
lên 31,7%. Tỷ lệ sử dụng nón tăng trung bình
mỗi năm là 43% trên người lớn và 84% ở trẻ em.
Chỉ có 16,1% những nạn nhân bị chấn thương
đầu nặng sử dụng nón bảo hộ so với 28,2% trên
những nạn nhân không bị chấn thương đầu
nặng với OR 0,43 (95% CI 0,28–0,66). Người ta
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 205
cũng thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa việc sử dụng nón trước và sau qui định với
nguy cơ tổn thương đầu nặng với p = 0,194(10).
Có 91 ca tổn thương hộp sọ đơn thuần, trong
đó nứt sọ thường gặp nhất chiếm tỷ lệ 63,7%, kế
đến lõm sọ 30,7%. Kết quả này cũng phù hợp
với y văn, theo tác giả Caviness nứt sọ dạng
đường chiếm 75% các nứt sọ ở trẻ em(3). Nghiên
cứu của Hồ Trí Hùng cũng cho kết quả tương
tự, tỷ lệ nứt sọ đơn thuần là 63,4%, tỷ lệ lõm sọ
là 36,6%(9). Các tổn thương hộp sọ đơn thuần cho
thấy mặc dù nứt sọ là yếu tố nguy cơ cao của tổn
thương não nhưng vẫn có những trường hợp có
nứt sọ nhưng không có tổn thương nội sọ. Trong
nghiên cứu của chúng tôi tổn thương não có 138
ca chiếm tỷ lệ 38,7%, trong đó thường gặp nhất
là máu tụ ngoài màng cứng 64,5%, kế đến là
máu tụ dưới màng cứng 15,9%. Trong nghiên
cứu của Hồ Trí Hùng, tỷ lệ tổn thương nội sọ là
57,7%, trong đó máu tụ ngoài màng cứng chiếm
tỷ lệ cao nhất 40,3%(9). Nghiên cứu của Trương
Văn Việt và Dương Minh Mẫn cho thấy, máu tụ
ngoài màng cứng chiếm 64,7% các trường hợp bị
máu tụ nội sọ(21).
Liên quan nguyên nhân chấn thương với
tổn thương não trên CT
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy có
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tổn thương
não trên CT với nguyên nhân gây chấn thương
(p < 0,05). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên
cứu của nhiều tác giả khác như Dunning,
Schutzman, Kupperman(6,18,12).
Trong nghiên cứu của Osmond, nguy cơ tổn
thương não càng tăng khi độ cao khi té càng lớn.
Nguy cơ tổn thương não trong nhóm té dưới 1m
OR=1, trong nhóm té 1‐3m OR 8,56 (4,44–16,50)
trong nhóm té cao trên 3m có OR 23,73 (9,51–
59,20)(14). Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi
nhận thấy có mối liên quan giữa độ cao và kiểu
té với tổn thương não trên CT. Độ cao càng lớn
thì tỷ lệ có tổn thương não càng nhiều. Chúng
tôi cũng nhận thấy có liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa tổn thương não trên CT với tốc độ xe (p
< 0,05). Tỷ lệ tổn thương não trong nhóm xe có
tốc độ nhanh là 61,5% so với 36,2% trong nhóm
chạy chậm.
Tác giả Osmond trong nghiên cứu về chấn
thương đầu ở Canada cũng đã phân tích yếu tố
đội nón bảo hiểm khi đi xe đạp, kết quả cho thấy
đội nón bảo hiểm làm giảm nguy cơ tổn thương
não 85% (OR 0,15 KTC 95% 0,03 – 0,68)(14). Trong
báo cáo tổng quan hệ thống đăng trong tạp chí
Cochrane, tác giả Thompson đã nhận xét đội
nón bảo hiểm khi đi xe đạp làm giảm nguy cơ
chấn thương đầu 85% và tổn thương não 88%(19).
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 5 ca đội
nón bảo hiểm, điều này cho thấy ý thức đội nón
bảo hiểm cho trẻ nhỏ của người dân khi tham
gia giao thông vẫn không thay đổi đáng kể sau
khi có luật đội nón bảo hiểm.
Liên quan giữa tổn thương não trên CT và
các yếu tố lâm sàng
Theo AAP trong nhóm trẻ chấn thương đầu
nhẹ, tỷ lệ có tổn thương não khi có dấu hiệu mất
ý thức, nôn ói, co giật là 2‐5%. Tuy nhiên có rất
nhiều trẻ có ói sau chấn thương nhưng không có
tổn thương não. Một số tác giả cho rằng chỉ
những kiểu ói có nguy cơ cao bao gồm ói nhiều
lần, ói mạnh, hay ói vọt mới có liên quan đến
tổn thương não(6,12). Kết quả nghiên cứu cho thấy
có mối liên quan giữa nhóm ói ≥ 3 lần, ói kéo dài
trên 6 giờ với tổn thương não trên CT. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ có tổn thương
não trong nhóm co giật rất cao 78,6% so với tỷ lệ
37% trong nhóm không có co giật. Có nhiều
nghiên cứu cho những kết quả khác nhau về
mối liên quan co giật với tổn thương não. Trong
nghiên cứu của Hahn và Dunning cho thấy có
mối liên quan giữa co giật với tổn thương não(6,8).
Tuy nhiên, nghiên cứu của Kimberly lại cho thấy
co giật không phải là yếu tố nguy cơ của tổn
thương não(11).
Trên trẻ dưới 2 tuổi việc chẩn đoán tổn
thương não dựa trên các triệu chứng lâm sàng
thường gặp nhiều khó khăn. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, tỷ lệ có tổn thương não trong
nhóm có thay đổi hành vi rất cao 81% so với tỷ
lệ 30,7% trong nhóm không có thay đổi hành vi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 206
và mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (p <
0,001). Thay đổi hành vi là yếu tố nằm trong
nhóm nguy cơ vừa trong phân loại của
Schutzman cho chỉ định chụp CT đầu ở trẻ dưới
2 tuổi(18).
Dấu hiệu kích thích kéo dài sau chấn
thương đầu đôi khi bị các bác sĩ bỏ qua và cho
đó là do trẻ hoảng sợ. Trong nghiên cứu của
Osmond ở Canada, nguy cơ tổn thương não
tăng khi có dấu hiệu kích thích OR 4,7 (KTC
95% 3,33 – 6,64)(14). Trong phân loại của
Schutzman, dấu hiệu kích thích ở trẻ dưới 2
tuổi được xếp vào nhóm nguy cơ cao. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ có tổn thương
não trong nhóm kích động là 66,7% so với tỷ lệ
30,2% trong nhóm không có kích động.
Đa số các tác giả cũng đều thống nhất có mối
liên quan giữa nguy cơ tổn thương não với mất
ý thức trên 5 phút, nhưng vẫn còn nhiều tranh
cãi với mất ý thức với thời gian ngắn hơn, chủ
yếu là do khó khăn trong việc đánh giá nhất là ở
trẻ nhỏ(6,12). Nghiên cứu của Palchak MJ và cộng
sự cho thấy mất ý thức đơn thuần không kèm
triệu chứng khác thì không liên quan tổn thương
não(15). Nghiên cứu của Da Dalt cho thấy mất ý
thức dưới 30 phút thì không liên quan tổn
thương não(1). Điều này có thể giải thích mất ý
thức trong giai đoạn ngắn có thể là hậu quả của
phản ứng vagal với đau. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, tỷ lệ có tổn thương não trong nhóm
mất ý thức kéo dài trên 5 phút rất cao 71,4% kế
đến là 57,1% trong nhóm mất ý thức kéo dài từ
1‐ 5 phút.
Qua y văn chúng tôi nhận thấy có các kết
quả khác nhau về mối liên quan giữa dấu hiệu
quên sau chấn thương và tổn thương nội sọ.
Nghiên cứu của Kimberly cho thấy không có
mối liên quan giữa tổn thương nội sọ với dấu
hiệu quên sau chấn thương. Một số nghiên cứu
khác như của Dietrich và Da Dalt cho thấy lại có
sự liên quan giữa tổn thương nội sọ với dấu hiệu
quên sau chấn thương(1,5). Trong phân loại của
Dunning, quên kéo dài trên 5 phút được xếp vào
nhóm có nguy cơ. Trong nghiên cứu của chúng
tôi, tỷ lệ có tổn thương não trong nhóm quên
kéo dài trên 5 phút là 68,9% và mối liên quan
này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Không có sự
khác biệt đáng kể trong tỷ lệ tổn thương não của
nhóm quên nhỏ hơn 5 phút 39,3% và nhóm bình
thường 33,9%.
Nhức đầu là một yếu tố rất khó đánh giá ở
trẻ em. Trong nghiên cứu của chúng tôi, dấu
hiệu nhức đầu chỉ đánh giá ở trẻ trên 2 tuổi có
khả năng diễn đạt được tình trạng này. Nhức
đầu cũng là một yếu tố thường gặp trong chấn
thương đầu nhẹ với tỷ lệ có thể lên đến
45%(6,12). Nghiên cứu của Palchak cho thấy
nhức đầu là yếu tố nguy cơ của tổn thương
não(15). Da Dalt đưa ra nhận xét yếu tố nhức
đầu chỉ liên quan với tổn thương nội sọ cho
những trường hợp nhức đầu nhiều và kéo
dài(1). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ có
tổn thương não cao nhất trong nhóm nhức đầu
nặng 78,6% kế đến là nhức đầu nhẹ 48,5% và
không nhức đầu 27,6% và mối liên quan này
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Nghiên cứu trong y văn chúng tôi nhận
thấy điểm Glasgow là phương tiện thường
dùng nhất để tiên lượng và đánh giá mức độ
nặng của chấn thương đầu(7). Điểm Glasgow
thấp biểu hiện cho nguy cơ tổn thương não
đồng thời cũng là yếu tố dự báo khả năng tử
vong cao và dự hậu xấu. Trong nghiên cứu
chúng tôi cũng có sự liên quan điểm Glasgow
với tổn thương não trên CT, điểm Glasgow
càng thấp thì tỷ lệ tổn thương não càng lớn.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vẫn có tổn
thương não trong nhóm chấn thương đầu có
Glasgow 15 điểm. Trong nghiên cứu của Hahn
trên 791 trẻ bị chấn thương đầu nhẹ, 7% trẻ
chấn thương đầu nhẹ Glasgow 15 điểm có tổn
thương choán chỗ(8). Vì thế nếu chỉ đánh giá
dựa vào điểm Glasgow thì có thể bỏ sót tổn
thương nội sọ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 6 trường
hợp có dấu hiệu tri giác xấu dần và tất cả đều có
tổn thương não (100%). Nghiên cứu của Da Dalt
và Palchak cũng cho kết quả tương tự thay đổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 207
tri giác là một trong các yếu tố nguy cơ cao của
tổn thương não do chấn thương(1,15).
Dunning và các cộng sự cũng đã thực hiện
nghiên cứu gộp của 16 nghiên cứu trước đó về
các yếu tố nguy cơ lâm sàng trên trẻ chấn
thương đầu nhẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có
sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa xuất huyết
nội sọ trên CT với dấu thần kinh định vị RR 9,43
(95% KTC 9,43 – 30,8)(6). Nhiều nghiên cứu của
các tác giả khác như Kimberly, Da Dalt, Dietrich
cũng cho thấy có liên quan nguy cơ tổn thương
nội sọ với dấu thần kinh định vị(1,5,11). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ tổn
thương não trong nhóm có dấu thần kinh định
vị rất cao 90,9% so với tỷ lệ 37% trong nhóm
không có dấu thần kinh định vị và mối liên quan
này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Có những đánh giá khác nhau về liên quan
tổn thương nội sọ với tụ máu da đầu. Theo tác
giả Kimberly không có liên quan tổn thương nội
sọ với tụ máu da đầu trẻ dưới 2 tuổi(11). Greenes
đã thực hiện nghiên cứu trên 608 trẻ dưới 2 tuổi,
kết quả nghiên cứu cho thấy tụ máu da đầu
đáng kể là yếu tố nguy cơ tổn thương nội sọ OR
4,65 (95% KTC: 2,00 – 10,79) đặc biệt là tụ máu
vùng chẩm OR 38,2 (95% KTC: 12,5‐115,7) hay
tụ máu vùng thái dương OR 16 (95% KTC: 3,1‐
85,2)(7). Nghiên cứu của Kuppermann cũng cho
thấy ở trẻ dưới 2 tuổi có trạng thái tinh thần
bình thường sau chấn thương, không có mất ý
thức hay mất ý thức dưới 5 giây, không có tụ
máu da đầu ngoại trừ vùng trán, không có dấu
hiệu nứt sọ hay cơ chế chấn thương nặng thì
không có nguy cơ tổn thương não giá trị tiên
đoán âm là 100% (95% KTC 99,7‐100)(12). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tổn thương não
cao nhất trong nhóm tụ máu da đầu trên 5 cm
ngoài vùng trán 73,9% so với tỷ lệ 36,7% trong
nhóm tụ máu da đầu vùng trán và 21,6% trong
nhóm không có tụ máu da đầu. Mối liên quan
này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 357 trường hợp chấn
thương đầu nhẹ ở trẻ em chúng tôi nhận thấy:
Tỷ lệ nam/nữ 1,4/1, lứa tuổi thường gặp nhất
là 3‐5 tuổi 35,3%.
Nhập viện đa số từ tuyến tỉnh 44,8%, tuy
nhiên 40,9% trường hợp không được xử trí trước
khi nhập viện.
2 nguyên nhân hay gặp nhất là té ngã 49,6%
và tai nạn giao thông 45,4%. Xe máy là phương
tiện gây tai nạn thường gặp nhất 77,2%. Trẻ nhỏ
dưới 6 tuổi thì nguyên nhân chủ yếu là do té
ngã, trẻ lớn hơn 6 tuổi thì nguyên nhân do tai
nạn giao thông lại chiếm ưu thế.
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy có
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tổn thương
não trên CT với nguyên nhân gây chấn thương.
Có liên quan giữa tổn thương não trên CT với
độ cao khi té và tốc độ xe (p < 0,05). Tỷ lệ đội
nón bảo hiểm rất thấp 12,5%.
Qua phân tích chúng tôi nhận thấy có một
số dấu hiệu lâm sàng có liên quan đến tổn
thương nội sọ như: Bất thường sau 6 giờ, ói
trên 6 giờ, số đợt ói, thay đổi hành vi, co giật,
mất ý thức, quên sau chấn thương, nhức đầu,
điểm Glasgow lúc nhập viện, tri giác xấu dần,
dấu thần kinh định vị, bất thường đồng tử,
kích động, tụ máu da đầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alberto GM (2006). Predictors of intracranial injuries in
children after blunt head trauma. Eur J Pediatr 165: pp 142–
148.
2. American Academy of Pediatrics (1999). The management of
minor closed head injury in children. Pediatrics, 104: pp 1407–
1415.
3. Bệnh viện Chợ Rẫy (2009). Báo cáo số liệu tai nạn giao thông
vào cấp cứu từ 01/06/08 – 30/06/09.
4. Caviness AC (2007). Skull fractures in children.UpToDate.
5. Dietrich AM, Bowman MJ, Ginn‐Pease ME, Kosnik E, King
DR (1993). Pediatric head injuries: can clinical factors reliably
predict an abnormality on computed tomography?. Ann
Emerg Med 22: pp 1535–1540.
6. Dunning, J, Daly JP, Lomas JP (2006). Derivation of the
childrenʹs head injury algorithm for the prediction of
important clinical events decision rule for head injury in
children. Arch Dis Child : pp 91‐885.
7. Greenes D, Schutzman SA (1999). Clinical indicators of
intracranial injury in head‐injured infants. Pediatric 104: pp
861–867.
8. Hahn YS, McLone DG (1993). Risk factors in the outcome of
children with minor head injury. Pediatr Neurosurg 19: pp
135–142.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 208
9. Hồ Trí Hùng (2009). Nghiên cứu một số đặc điểm của chấn
thương sọ não trẻ em. Luận án Chuyên khoa cấp II. Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Ji.M, Gilchick RA (2006). Trends in helmet use and head
injuries in San Diego County: The effect of bicycle helmet
legislation. Accident Analysis and Prevention 38: pp 128‐134.
11. Kimberly SQ, David MJ (1997). Diagnostic Testing for Acute
Head Injury in Children: When Are Head Computed
Tomography and Skull Radiographs Indicated?. Pediatrics;
Vol. 99 No. 5.
12. Kuppermann N, Holmes JF, Dayan PS, Hoyle JD Jr, Atabaki
SM (2009). Identification of children at very low risk of
clinically‐important brain injuries after head trauma: a
prospective cohort study. Lancet 374: pp 1096‐1160.
13. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Ngọc Ánh (2005). Đặc điểm
dịch tễ và thương tích do tai nạn giao thông trên trẻ em điều
trị nội trú tại bệnh viện Nhi Trung Ương 2002‐2004. Kỷ yếu
hội nghị khoa học quốc gia về phòng chống tai nạn thương
tích lần thứ nhất, tr 232‐243.
14. Osmond MH, Klassen TP, Stiell IG, Correll R (2006). The
catch rule: a clinical decision rule for the use of computed
tomography of the head in children with minor head injury”.
182(4): pp 341‐8.
15. Palchak MJ, Holmes JF, Vance CW, Gelber ER, Shauer BA,
Harrison MJ, Willis‐Shore J, Wootton‐Gorges SL, Derlet RW,
Kupperman N (2004). Does an isolated history of loss of
consciousness or amnesia predict brain injuries in children
after blunt head trauma?. Pediatrics. 113, pp 507–513.
16. Phan Thanh Huyền (2006). Đánh giá xử trí ban đầu trong
chấn thương sọ não theo phân nhóm Masters tại khoa cấp
cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 2003‐2005. Tạp chí Y Học Việt
Nam, tập 332, tr 497‐508.
17. Rosenthal BW, Bergman (1989). Intracranial injury after
moderate head trauma in children. J Pediatr ; pp 115‐346.
18. Schutzman S (2010). Minor head injury in infants and
children. UpToDate.
19. Thompson DC, Rivara FP, Thompson RS (2003). Helmets for
preventing head and facial injuries in bicyclists (Cochrane
Review). The Cochrane Library, Issue 1. Update Software
Ltd., Oxford.
20. Trương Văn Việt (2002). Các yếu tố nguy cơ gây chấn thương
sọ não do tại nạn giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh. Y
học Thành phố Hồ Chí Minh. Số 1 CĐ Ngoại thần kinh, tập 6,
tr 14‐20.
21. Trương Văn Việt, Dương Minh Mẫn (1993). Máu tụ nội sọ trẻ
em điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 1989 đến 1992. Hội
nghị khoa học lần thứ XV Khoa Y Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh, tr 115.
22. Tsai1 WC, Chiu WT (2004). Pediatric traumatic brain injuries
in Taiwan: An 8‐year study. Journal of Clinical Neuroscience
11(2): pp 126‐129.
23. Weiner HL, Weinberg JS (2000). Head ịnury in the pediatric
age group. In: Cooper PR, Golfinos JG. (eds). Head ịnjury. 4th
edition, Mc Graw‐Hill Companies, USA: pp 419‐455.
Ngày nhận bài 08/07/2013.
Ngày phản biện nhận xét bài báo 20/07/2013.
Ngày bài báo được đăng: 15–09‐2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_lam_sang_lien_quan_ton_thuong_noi_so_tren_tre_cha.pdf