KẾT LUẬN
Nghiên cứu cho các kết quả sau:
Trong nhóm bệnh và chứng của bệnh THA
các yếu tố có uống rượu bia trong 12 tháng qua
và tần suất uống rượu bia thường xuyên, tỷ lệ
béo phì và béo bụng, ăn mặn (được người khác
cho là ăn mặn) là các yếu tố nguy cơ làm tăng
nguy cơ mắc bệnh.
Nhóm bệnh THA có uống rượu bia trong 12
tháng qua cao hơn nhóm chứng (OR=2,16 KTC
95% = 1,05-4,71, p=0,02).
Nhóm bệnh THA có tần suất uống rượu bia
thường xuyên cao hơn nhóm chứng (OR=3,5
KTC 95%=1,36-10,5, p=0,004).
Nhóm bệnh THA có chỉ số BMI>= 23 cao hơn
nhóm chứng (OR=3,5 KTC 95%=2,04-6,28,
p=0,0001).
Nhóm bệnh THA có chỉ số vòng eo/mông
cao hơn nhóm chứng (OR=2,08 KTC 95%=1,24-
3,59, p=0,003).
Nhóm bệnh THA ăn mặn hơn so với nhóm
chứng (p=0,004).
Trong nhóm bệnh và chứng của bệnh ĐTĐ,
các yếu tố uống rượu bia hàng ngày, béo phì là
các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nhóm bệnh ĐTĐ có tỉ lệ uống rượu bia
trong 12 tháng qua cao hơn nhóm chứng
(OR=2,18 KTC 95%=1,02-4,9, p=0,02).
Nhóm bệnh ĐTĐ có tần suất uống rượu bia
thường xuyên cao hơn nhóm chứng (OR=7,5
KTC 95%=1,74-67,59, p=0,0016).
Nhóm bệnh ĐTĐ có bị béo phì (BMI>=23)
cao hơn nhóm chứng (OR=2,86 KTC 95% =1,7-
4,8, p= 0,0001).
Nhóm bệnh ĐTĐ có chỉ số vòng eo/vòng
mông cao hơn so với nhóm chứng (OR= 10,6
KTC 95%=4,2-33,9, p=0,00001).
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây (tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2) ở người lớn tỉnh Bình Dương, năm 2006-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA CÁC BỆNH KHÔNG LÂY
(TĂNG HUYẾT ÁP, ÐÁI THÁO ÐƯỜNG TÝP 2) Ở NGƯỜI LỚN
TỈNH BÌNH DƯƠNG, NĂM 2006-2007
Lê Hoàng Ninh*, Đinh Văn Khai**, Nguyễn Văn Hóa***, Nguyễn Thị Hiền****,
Phùng Đức Nhật* và cộng sự,
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh mạn tính không lây đang tăng nhanh gồm các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư,
loãng xương và các bệnh liên quan sức khỏe tâm thần. Các yếu tố liên quan của các bệnh không lây là lối sống,
thói quen ăn uống, vận động. Nghiên cứu này dùng thiết kế nghiên cứu phân tích (bệnh chứng) để xác định các
yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại tỉnh Bình Dương, đại diện khu vực Đông Nam Bộ.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mối liên quan của các yếu tố nguy cơ trên các bệnh mạn tính không lây
(tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2) ở người lớn (≥ 30 tuổi) tại tỉnh Bình Dương năm 2006-2007.
Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng bắt cặp theo tuổi và giới cho 704 trường hợp được
chọn tại 3 bệnh viện điều trị tại tỉnh Bình Dương. Có 176 trường hợp tăng huyết áp và 176 ca chứng, 176
trường hợp đái tháo đường týp 2 và 176 ca chứng.
Kết quả: Trong nhóm bệnh và chứng của bệnh THA các yếu tố có uống rượu bia trong 12 tháng qua và tần
suất uống rượu bia thường xuyên, tỷ lệ béo phì và béo bụng, ăn mặn (được người khác cho là ăn mặn) là các yếu
tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong nhóm bệnh và chứng của bệnh ĐTĐ, các yếu tố uống rượu bia
hàng ngày, béo phì là các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy độ mạnh mối liên quan giữa các hành vi uống rượu bia, ăn mặn với nguy cơ
bệnh tăng huyết áp, mối liên quan giữa hành vi uống rượu bia với nguy cơ bệnh đái tháo đường týp 2, mối liên
quan chỉ số nhân trắc BMI với hai bệnh trên.
ABSTRACT
RISK FACTORS OF NON-COMMUNICABLE DISEASES (HYPERTENSION, TYPE-2 DIABETES)
IN ADULT (≥ 30 YEARS OLD) IN BINH DUONG PROVINCE, IN 2006-2007
Le Hoang Ninh, Đinh Van Khai, Nguyen Van Hoa, Nguyen Thi Hien, Phung Đuc Nhat et al.,
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 95 - 101
Introduction: Non-communicable diseases emerging fastly including vardio-vascular diseases, diabetes,
cancer, osteomalacia and mental health related diseases. Risk factors for these diseases are lifestyle, eating habit,
physical activity. This study is a case-control study aim to deteermine the strength of relationships between those
risk factors with hypertension, type 2 diabetes in Binh Duong province in East Southern region.
Objective: determine the relationships between risk fators and non-communicable diseases such as
hypertension, type 2 diabetes in adult from and above 30 years old in Binh Duong province, in 2006-2007.
Materials and Methodology: age and gender matched case control study recruited 704 individuals in
three hospitals in Binh Duong province, including 176 hypertensives and controls, 176 type 2 diabetes cases and
controls.
* Viện Vệ sinh Y tế công cộng, TP. Hồ Chí Minh **.BV. Đa khoa tỉnh Bình Dương,
*** BV. Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tỉnh Bình Dương, ****.BV. Đa khoa huyện Thuận An
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Results: In hypertensives and controls alcohol consumption and high frequent of alcohol use, salty eating
habit are risk factors, in type 2 diabetic cases and controls daily alcohol consumption is risk factor. In both types of
diseases, overweight is a strong risk factor.
Conclusion: The study determines the strength of relationship of alcohol consumption, salty eating habit
and high risk of hypertension; alcohol consumption and high risk of type 2 diabetes and the relationship of
overweight with both hypertension and type 2 diabetes.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh mạn tính không lây đang tăng nhanh
trên toàn thế giới bao gồm các bệnh tim mạch,
đái tháo đường, ung thư, loãng xương và các
bệnh liên quan sức khỏe tâm thần. Các bệnh
mạn tính đang đã được tính toán là đóng góp
vào khoảng 60% của 56,5 triệu ca tử vong được
báo cáo trên khắp thế giới và khoảng 46% gánh
nặng toàn cầu năm 2001(19). Tỷ lệ gánh nặng của
các bệnh mạn tính được ước tính sẽ tăng lên tới
67% vào năm 2020. Gần một nửa tổng số ca tử
vong do các bệnh mạn tính là do các bệnh tim
mạch. Đái tháo đường cũng cho thấy một xu
hướng đáng lo ngại, không chỉ bởi các bệnh này
ảnh hưởng một bộ phân lớn dân cư, mà còn vì
chúng đã được bắt đầu xuất hiện sớm hơn trong
cuộc đời(1,(12).
Tổ chức Y tế Thế giới cũng phát hiện các yếu
tố liên quan của các bệnh không truyền nhiễm
(bệnh tim, đột quị, tiểu đường, ung thư và bệnh
hô hấp) đã được ghi nhận như lối sống, thói
quen ăn uống, vận động ở các nước phát triển
cũng như các nước đang phát triển trên thế
giới(17,18).
Trên thế giới hiện nay, bệnh đái tháo đường
týp 2 phát triển rất nhanh. Bệnh có xu hướng
tăng rõ rệt theo thời gian và sự tăng trưởng kinh
tế, ở các nước công nghiệp phát triển, đái tháo
đường týp 2 chiếm tới 70-90% tổng số bệnh nhân
bị đái tháo đường. Tại châu Á, tuỳ thuộc vào tốc
độ phát triển kinh tế mà tỷ lệ mắc bệnh khác
nhau: Hàn quốc 2%, Malaysia 3%, Thái lan 3,5%,
Philippinnes 4,2% ở người trên 30 tuổi. Tại
Singapore năm 1975 tỷ lệ mắc bệnh là 1,9% đến
năm 1984 là 4,7%, năm 1992 là 8,6% và đến năm
1998 tỷ lệ này lên tới 9%. Nguy cơ của các bệnh
này cũng là do lối sống, thói quen ăn uống và
vận động(3,15,16).
Sự bùng nổ của các bệnh mãn tính không lây
đang xảy ra ở các nước Nam Á trong đó có Việt
nam. Trong hơn thập kỷ gần đây, các bệnh
không nhiễm trùng mãn tính có chiều hướng gia
tăng rõ rệt(5,6,7,9). Theo số liệu thống kê cuả Bộ Y
tế, năm 2003, các bệnh này chiếm đến 64 % trong
cấu hình bệnh tật tại Việt Nam. Xu thế gia tăng
này so với các nước trong khu vực, các nước có
điều kiện kinh tế giống Việt Nam, thì các bệnh
không lây mãn tính tại Việt Nam có xu thế tăng
rất nhanh(1,8). Sự gia tăng này do tỷ lệ người lớn
tuổi ngày một gia tăng trong dân số, tình trạng
kinh tế được cải thiện rõ rệt, một số hộ gia đình
từ nghèo đói chuyển qua sung túc khá nhanh
nhưng nhưng hành vi văn hoá về mặt sức khoẻ
chuyển biến không theo kịp với những thay đổi
do kinh tế mang lại, trở thành những rào cản,
những yếu tố bất lợi về mặt sức khoẻ một bộ
phận dân cư. Do vậy, các bệnh mãn tính sẽ là
vấn đề sức khoẻ cộng đồng mà hệ thống y tế
phải đối phó trong nhiều thập niên tới.
Có khá nhiều nghiên cứu được thiết kế theo
kiểu điều tra cắt ngang, nhằm xác định tầm vóc
một số bệnh mãn tính không lây như huyết áp
cao, tiểu đường(2,4,11,13). Tuy nhiên chúng tôi vẫn
chưa tìm thấy nghiên cứu nào dùng thiết kế
phân tích để xác định các yếu tố nguy cơ mắc các
bệnh mãn tính, bệnh huyết áp cao và tiểu đường
tại các tỉnh phía Nam. Ðây chính là nền tảng cho
việc xác định vấn đề nghiên cứu này. Kết quả có
được từ công trình này sẽ là chứng cứ khoa học
cho những chương trình can thiệp về sau. Can
thiệp trên những yếu tố nguy cơ này là cơ sở góp
phần vào việc hạ thấp, khống chế các bệnh mãn
tính không lây, làm tăng chất lượng cuộc sống
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
người dân nói chung đặc biệt là những người
cao tuổi tại Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Hút thuốc, uống rượu, thói quen ăn uống,
thói quen vận động có là các yếu tố nguy cơ của
các bệnh không lây Tăng huyết áp, Đái tháo
đường týp 2? Các Chỉ số nhân trắc và Chỉ số
sinh hóa có liên quan thế nào đến các bệnh
không lây Tăng huyết áp, Đái tháo đường týp 2?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát vai trò cuả các yếu tố nguy cơ trên
các bệnh mãn tính không lây (tăng huyết áp, tiểu
đường týp 2) ở người lớn (≥ 30 tuổi) tại tỉnh Bình
Dương năm 2006.
Mục tiêu cụ thể
Xác định vai trò cuả các yếu tố sau đây trên
nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp ở người lớn (≥
30 tuổi) tại tỉnh Bình Dương: hút thuốc, uống
rượu, thói quen ăn uống, thói quen vận động,
các chỉ số nhân trắc
Xác định vai trò cuả các yếu tố sau đây trên
nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người lớn (≥ 30
tuổi) tại tỉnh Bình Dương: hút thuốc, uống rượu,
thói quen ăn uống, thói quen vận động, các chỉ
số nhân trắc
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện tại
tỉnh Bình Dương từ 12/2005-07/2007, 1 nghiên
cứu bệnh - chứng với bệnh tăng huyết áp và 1
nghiên cứu bệnh chứng với bệnh đái tháo
đường týp 2.
Dân số nghiên cứu
Người lớn (≥ 30 tuổi) có hộ khẩu cư trú (cho
cả nhóm bệnh và nhóm chứng) đang điều trị và
sinh sống tại tỉnh Bình Dương.
Cách chọn mẫu
Đây là một thiết kế nghiên cứu bệnh chứng.
Trong đó:
Ca Bệnh: Các ca bệnh sẽ được chọn từ các
đối tượng đã khám, chẩn đoán và điều trị hoặc
huyết áp, hoặc tiểu đường tại các cơ sở y tế của
tỉnh Bình Dương (bao gồm cả nội và ngoại trú).
Ca Chứng: Các trường hợp đến khám tổng
quát tại các cơ sở y tế cuả tỉnh Bình Dương, được
đưa vào nhóm chứng khi được xác định là
không có tiền sử tiểu đường, huyết áp hiện đang
dùng thuốc, hoặc không dùng thuốc.
Mặt khác, các ca bệnh và chứng sẽ được bắt
cặp theo tuổi và giới tính.
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính mẫu cho kiểm định
tæ số chênh OR với độ chính xác tương đối, OR
ước tính =2. Với hai nhóm bệnh chứng ta có số
lượng mẫu cần thiết là:
Ðối với bệnh tăng huyết áp: 176 ca bệnh và
176 ca chứng
Ðối với bệnh tiểu đường: 176 ca bệnh và 176
ca chứng.
Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí chọn vào
Ca bệnh: Các đối tượng đã khám, chẩn đoán
và điều trị hoặc huyết áp, hoặc tiểu đường tại các
cơ sở y tế của tỉnh Bình Dương (bao gồm cả nội
và ngoại trú), được phát hiện bệnh lần đầu trong
năm 2006 và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Ca chứng: Các trường hợp đến khám tổng
quát tại các cơ sở y tế của tỉnh Bình Dương, được
đưa vào nhóm chứng khi được xác định là
không có tiền sử tiểu đường, huyết áp hiện đang
dùng thuốc, hoặc không dùng thuốc.
Công cụ thu thập
Bảng câu hỏi cấu trúc soạn sẵn, đo ghi huyết
áp, đo ghi các chỉ số huyết thanh về đường
huyết, cholesterol và nồng độ lipid máu (bốn chỉ
tiêu: cholesterol, triglycerides, LDLP, HDLP), đo
ghi nhân trắc
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sẽ được nhập bằng chương trình
Epidata 3.02 và sau đó được phân tích bằng
phần mềm Stata 8.0 và SPSS 10.0.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số học của đối tượng nghiên
cứu
Điều tra triển khai tại 3 đơn vị: Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Bình Dương, bệnh viện Điều
dưỡng và Phục hồi chức năng, bệnh viện
huyện Thuận An (tỉnh Bình Dương). Thời gian
từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 3 năm 2007, có
704 phiếu được đưa vào phân tích, đạt tỉ lệ là
100% tổng số phiếu.
Tuổi của đối tượng từ 30 đến 86 tuổi, trung
bình là 51,78±11,97 tuổi. Nhóm tuổi trên 45
chiếm tỉ lệ đa số là 75,57%. Nam chiếm tỉ lệ
42,05%, nữ chiếm tỉ lệ 57,95%. Về dân tộc, người
Kinh chiếm đa số (97,2%), kế đến là người Hoa
(2,7%), các dân tộc khác chiếm tỉ lệ không đáng
kể. Về trình độ học vấn: Đa số có trình độ học
vấn từ tiểu học trở xuống chiếm tỉ lệ 63,58%, tỉ lệ
học vấn cấp 2-cấp 3 là 31,58%, tỉ lệ đại học, sau
đại học là 4,84%. Thời gian đi học trung bình của
nhóm đối tượng này là 8,0±5,1 năm. Thành phần
dân tộc có khác so với nghiên cứu của tác giả
Phạm Hùng Lực điều tra năm 2002 trên địa bàn
đồng bằng sông Cửu Long trong đó người Kinh
là 88,5%, người Khmer là 11% và người Hoa là
0,5%(10). Lý do là Phạm Hùng Lực điều tra ở các
khu vực vùng ven trong khi người Hoa lại sống
tập trung nhiều ở thị trấn.
Phân tích liên quan giữa các yếu tố liên
quan rượu bia với bệnh THA
Bảng 1: Phân bố đặc điểm uống rượu bia với bệnh
THA
Tăng huyết áp
Yếu tố tiếp xúc
Bệnh Chứng
OR
(KTC
95%)
P
Có 60 (34,29)
46
(26,29)
Uống rượu
bia trong
12 tháng
qua Không
115
(65,71)
129
(73,71)
2,16
(1,05-
4,71)
0,02
Thường xuyên 22 (12,57) 7 (4,0) Tần suất
uống rượu
bia Không thường
xuyên
153
(87,43) 168 (96)
3,5
(1,36-
10,5)
0,004
So sánh giữa nhóm bệnh và nhóm chứng thì
tỷ lệ uống rượu, bia trong 12 tháng qua của
nhóm bệnh (34,29%) cao hơn nhóm chứng
(26,29%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p=0,02).
Những đối tượng ở nhóm cao huyết áp có tỉ
lệ uống bia rượu thường xuyên cao gấp 3,5 lần
so với nhóm chứng (p=0,04).
Điều này cùng kết quả với các nghiên cứu:
Trong nghiên cứu của tác giả Phạm Hùng Lực
tại đồng bằng sông Cửu Long năm 2002 kết quả
có mối liên quan giữa thói quen uống rượu và
tình trạng THA, người có thói quen uống rượu
có nguy cơ THA gấp 1,2 lần so với nhóm không
có thói quen uống rượu(10). Tác giả Vũ Bảo Ngọc
trong nghiên cứu ở quận 4, TP. Hồ Chí Minh
năm 2004 cũng có phát hiện tương tự với người
có uống rượu bia có nguy cơ THA gấp 2,82 lần
và người nghiện rượu, uống thường xuyên hàng
ngày có có nguy cơ THA gấp 4,87 lần so với
người không uống rượu bia(14).
Phân tích liên quan giữa yếu tố dinh
dưỡng với bệnh THA
Bảng 2: Tần suất sử dụng các loại thức ăn trong một
tuần với bệnh THA
Tăng huyết áp
Yếu tố tiếp xúc
Bệnh Chứng
OR
(KTC
95%)
P
<5
ngày/tuần
135
(77,14)
132
(75,43) Ăn đồ
chiên xào >=
5ngày/tuần
40
(22,86)
43
(24,57)
0,9
(0,5-1,5) 0,7
<5
ngày/tuần
76
(43,68)
59
(33,71) Ăn đồ kho
ram mặn >=
5ngày/tuần
98
(56,32)
116
(66,29)
0,64
(0,39-
1,03)
0,055
Có 83 (47,43) 56 (32,0) Mọi người
cho là ăn
mặn Không 92 (52,57)
119
(68,0)
1,9
(1,2-
3,06)
0,004
Kết quả nghiên cứu không tìm thấy mối liên
quan giữa ăn nhiều đồ chiên xào và đồ kho ram
mặn với THA (p>0,05). Tuy nhiên, tỉ lệ người bị
người khác cho là ăn mặn hơn những người
trong gia đình ở nhóm THA cao gấp 1,9 lần so
với nhóm chứng bắt cặp theo tuổi và giới với
p=0,004. Điều này không khác với nghiên cứu
của tác giả Phạm Hùng Lực tại đồng bằng
sông Cửu Long năm 2002. Tác giả này không
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
tìm thấy mối tương quan giữa thói quen ăn
mặn và tình trạng THA(10).
Phân tích liên quan giữa yếu tố hoạt động
thể lực với bệnh THA
Bảng 3: Phân bố đặc điểm hoạt động thể lực trong
công việc với bệnh THA
Tăng huyết áp
Yếu tố tiếp xúc
Bệnh Chứng
OR
(KTC
95%)
P
Có 109 (62,29)
123
(70,29)
Hoạt động
thể lực nhẹ
chung Không 66 (37,71) 52 (29,71)
0,65
(0,38-
1,09)
0,08
Có 118 (67,43)
123
(70,29)
Hoạt động
thể lực nhẹ
trong công
việc Không 57 (32,57) 52 (29,71)
0,86
(0,52-1,4) 0,55
Có 160 (91,43)
172
(98,29)
Hoạt động
thể lực nhẹ
trong giải trí Không 15 (8,57) 3 (1,71)
0,2
(0,03-0,7) 0,005
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê về hoạt
động giải trí nhẹ với THA (p=0,005), nhóm THA
có tỉ lệ giải trí chủ yếu là nằm ngồi thấp hơn
đáng kể so với nhóm chứng là 0,2 lần.
Đối với hoạt động thể lực nhẹ (chủ yếu là
ngồi, đứng một chỗ) cả trong công việc và giải trí
thì nhóm Tăng huyết áp có tỉ lệ hoạt động nhẹ
thấp hơn bằng 0,65 lần so với nhóm chứng, chưa
tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê trong
nghiên cứu với p=0,08. Không tìm thấy mối liên
quan trong hoạt động thể lực nhẹ trong công
việc với THA (p>0,05).
Phân tích liên quan giữa chỉ số nhân trắc
với THA
Bảng 4: Phân bố tỉ lệ béo phì theo BMI và béo bụng
với bệnh THA
Tăng huyết áp Chỉ số nhân trắc
Bệnh Chứng
OR (KTC
95%) p
>=23 87 (50) 42 (24,0) Chỉ số BMI
< 23 87 (50) 133 (76,0)
3,5 (2,04-
6,28) 0,0001
Cao 72 (41,14) 47 (26,86) Chỉ số
vòng
eo/vòng
mông
Bình
thường
103
(58,86)
128
(73,14)
2,08
(1,24-
3,59)
0,003
Chỉ số khối cơ thể là một trong những cách
khá chính xác để xác định tình trạng cân nặng
dư thừa. Tỉ lệ các đối tượng nghiên cứu có chỉ số
BMI trên 23 trong nhóm bệnh (50%) cao gấp 3,5
lần so với nhóm chứng bắt cặp theo tuổi và giới
với p=0,0001.
Tích tụ mỡ trên eo (béo bụng) là yếu tố nguy
cơ mạnh hơn tích tụ mỡ ở dưới eo (béo đùi). Kết
quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ chỉ số vòng
eo/vòng mông cao ở nhóm THA cao gấp 2 lần
nhóm chứng được bắt cặp theo tuổi và giới với
p=0,003.
Phân tích liên quan giữa yếu tố uống rượu
bia với bệnh ĐTĐ
Bảng 5: Phân bố đặc điểm các yếu tố liên quan uống
rượu bia với bệnh ĐTĐ
Đái tháo đường p
Yếu tố tiếp xúc
Bệnh Chứng
OR
(KTC
95%)
Có 50 (28,25) 37 (20,9) Uống rượu
bia trong 12
tháng qua Không
127
(71,75)
140
(79,1)
2,18
(1,02-
4,9)
0,02
Thường
xuyên 17 (9,6) 4 (2,26) Tần suất
uống rượu
bia
Không
thường
xuyên
160
(90,4)
173
(97,74)
7,5
(1,74-
67,59)
0,0016
Tỷ lệ uống rượu bia trong 12 tháng qua và tỷ
tần suất uống rượu bia thường xuyên ở nhóm
bệnh cao hơn nhóm chứng và sự liên quan có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
Phân tích liên quan giữa tình trạng béo phì
với bệnh ĐTĐ
Bảng 6: Phân bố chỉ số BMI và tình trạng béo bụng
với bệnh ĐTĐ
Đái tháo đường Chỉ số nhân trắc
Bệnh Chứng
OR (KTC
95%) p
>=23 90 (50,85) 47 (26,55) Chỉ số
BMI < 23 87 (49,15) 130 (73,45)
2,86 (1,7-
4,8) 0,0001
Cao 102(57,63) 54 (30,51) Chỉ số
vòng
eo/vòng
mông
Bình
thường 75 (42,37) 123 (69,49)
10,6(4,2-
33,9) 0,00001
Có sự khác biệt về tình trạng béo phì giữa
nhóm bệnh và nhóm chứng. Nhóm bệnh có tỉ lệ
béo phì cao hơn hẳn nhóm chứng và sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p< 0,005). Có sự khác
biệt về tình trạng béo bụng giữa nhóm bệnh
ĐTĐ và nhóm chứng. Nhóm bệnh có tỉ lệ béo
bụng cao hơn hẳn nhóm chứng. (p<0,05).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
KẾT LUẬN
Nghiên cứu cho các kết quả sau:
Trong nhóm bệnh và chứng của bệnh THA
các yếu tố có uống rượu bia trong 12 tháng qua
và tần suất uống rượu bia thường xuyên, tỷ lệ
béo phì và béo bụng, ăn mặn (được người khác
cho là ăn mặn) là các yếu tố nguy cơ làm tăng
nguy cơ mắc bệnh.
Nhóm bệnh THA có uống rượu bia trong 12
tháng qua cao hơn nhóm chứng (OR=2,16 KTC
95% = 1,05-4,71, p=0,02).
Nhóm bệnh THA có tần suất uống rượu bia
thường xuyên cao hơn nhóm chứng (OR=3,5
KTC 95%=1,36-10,5, p=0,004).
Nhóm bệnh THA có chỉ số BMI>= 23 cao hơn
nhóm chứng (OR=3,5 KTC 95%=2,04-6,28,
p=0,0001).
Nhóm bệnh THA có chỉ số vòng eo/mông
cao hơn nhóm chứng (OR=2,08 KTC 95%=1,24-
3,59, p=0,003).
Nhóm bệnh THA ăn mặn hơn so với nhóm
chứng (p=0,004).
Trong nhóm bệnh và chứng của bệnh ĐTĐ,
các yếu tố uống rượu bia hàng ngày, béo phì là
các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nhóm bệnh ĐTĐ có tỉ lệ uống rượu bia
trong 12 tháng qua cao hơn nhóm chứng
(OR=2,18 KTC 95%=1,02-4,9, p=0,02).
Nhóm bệnh ĐTĐ có tần suất uống rượu bia
thường xuyên cao hơn nhóm chứng (OR=7,5
KTC 95%=1,74-67,59, p=0,0016).
Nhóm bệnh ĐTĐ có bị béo phì (BMI>=23)
cao hơn nhóm chứng (OR=2,86 KTC 95% =1,7-
4,8, p= 0,0001).
Nhóm bệnh ĐTĐ có chỉ số vòng eo/vòng
mông cao hơn so với nhóm chứng (OR= 10,6
KTC 95%=4,2-33,9, p=0,00001).
KIẾN NGHỊ
Đề xuất về vấn đề truyền thông
Người bệnh cần được thông tin rõ ràng để
thay đổi lối sống phù hợp nhằm trách các tác
hại của bệnh. Nhất là các biện pháp không
dùng thuốc như chế độ dinh dưỡng hợp lý
trong bệnh ĐTĐ hoặc chế độ ăn giảm muối
trong bệnh THA.
Truyền thông trên nhiều kênh đa dạng nhất
là các kênh truyền thông đại chúng để có thể tiếp
cận người dân.
Đề xuất về vấn đề tổ chức cơ sở y tế
Cần có các chương trình quản lý bệnh nhân
không lây thống nhất từ cấp trung ương đến cơ
sở và có định kỳ trao đổi kinh nghiệm giữa các
cán bộ trong chương trình để tăng cường năng
lực hệ thống.
Kiến nghị cần soạn thảo các thông tin cốt
lõi để tư vấn cho các trường hợp bệnh không
lây và cập nhật thông tin đến tận các tuyến y tế
cơ sở. Mục tiêu để các tuyến y tế có cùng một
cách và cùng một thông điệp truyền thông đến
người nghe.
Cần mở rộng mạng lưới bảo hiểm y tế đến
tận người dân sao cho các đối tượng bệnh mạn
tính không lây được chăm sóc y tế tốt nhất.
Chương trình khám sức khỏe định kỳ cho
người từ tuổi 30 trở lên sẽ góp phần trong việc
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, trong đó có phát
hiện sớm THA và ĐTĐ.
Giám sát định kỳ các yếu tố nguy cơ cần
được đặt ra. Việc sàng lọc đối với bệnh không
lây như tăng huyết áp, đái tháo đường là ít tốn
kém và có hiệu quả cao.
Đề xuất về các hoạt động phòng chống
bệnh không lây
Chương trình giáo dục dinh dưỡng hợp lý:
giảm muối là thông điệp quan trọng hiện nay vì
các nghiên cứu khác đã cho thấy chế độ ăn của
người Việt hiện nay có lượng muối cao hơn so
với nhu cầu cơ bản như theo khuyến cáo của Tổ
chức Y tế thế giới.
Đẩy mạnh xây dựng các câu lạc bộ sức khỏe
cộng đồng, câu lạc bộ những người bệnh tăng
huyết áp, đái tháo đường để chia sẻ kinh
nghiệm, thông tin giúp người bệnh hỗ trợ nhau.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2006), Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc
sức khỏe ban đầu về phòng chống một số bệnh không lây
nhiễm, Chương trình phòng chống một số bệnh không lây
nhiễm, Nhà xuất bản Y học, 2006.
2. Cao Thị Yến Thanh, Nguyễn Công Khẩn, Đặng Tuấn Đạt
(2005), Thực trạng và yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở
người từ 25 tuối trở lên tại Tỉnh Đăklăk, năm 2005, Tạp chí
dinh dưỡng & thực phẩm 2 (3+4) 2006
3. Đại học Y dược TP. HCM (2005), Tạp chí Thông tin Y học,
Ngưỡng BMI dùng chẩn đóan béo phì cho người châu Á
trưởng thành, tập 9, số 3, 2005, tr. 189.
4. Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Ðỗ Nguyên (2001), Tỉ suất hiện
mắc THA và kiến thức-thái độ-thực hành về kiểm soát THA ở
người từ 18 tuổi trở lên tại xã Tân Tiến-Ðầm Dơi-Cà Mau năm
2001. Tạp san Y học TP. Hồ Chí Minh. Tập 5. Phụ bản số 4.
Trang 73-79.
5. Nguyễn Kim Hưng và Cs. (2001), Điều tra dịch tễ học bệnh
đái tháo đường ở người trưởng thành > 15 tuổi ở Thành phố
Hồ Chí Minh năm 2001, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học
Hội nghị Khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và
chuyển hoá, Nhà xuất bản y học - Hà nội, 2004, tr 499-511
6. Nguyễn Mạnh Phan (2004), Kết quả chương trình khảo sát
tình hình điều trị THA tại TP.HCM 2004. Tạp chí Thời sự tim
mạch học.Số 78. Tháng 8. 2004.Trang 2-6.
7. Nguyễn Thị Đoan Trang (2007), Tỉ lệ bệnh đái tháo đường týp
II trong đối tượng 45-64 tuổi tại vùng đô thị tỉnh Bình Thuận,
năm 2007, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp I.
8. Phạm Gia Khải và cộng sự (1998-1999), Ðặc điểm dịch tễ học
THA tại Hà Nội năm 1998-1999. Toàn văn đại hội tim mạch
học quốc gia lần thứ VIII, Trang 126-128.
9. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lâm Việt, Phạm Thái Sơn, Nguyễn
Ngọc Quang, Nguyễn Thị Bạch Yến và cộng sự (2003), Tần
suất THA và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía bắc Việt Nam
năm 2001-2002, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, năm 2003. Số
33. Trang 9-33.
10. Phạm Hùng Lực (2002), Nghiên cứu sự liên quan giũa bệnh
tăng huyết áp đối với môi trường sống khu vực đồng bằng
sông Cửu Long và biện pháp can thiệp xã hội năm 2002, Luận
án tiến sỹ y học
11. Phạm Thị Kim Lan (2002) Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của
người THA tại nội thành Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ
chuyên khoa II. Ðại học Y Hà Nội. 2002.
12. Tạ văn Bình (2003), Thực hành quản lý và điều trị bệnh đái
tháo đường, Nhà xuất bản y học – Hà nội, 2003.
13. Trần Hòa, Trương Phi Hùng, Lại Thị Thanh Thảo, Châu Ngọc
Hoa (2006), Khảo sát tần suất tăng huyết áp và một số yếu tố
nguy cơ tim mạch ở người lớn trong cộng đồng dân cư huyện
Mỏ Cày, Bến Tre- Tạp chí Y học TP. HCM – tập 10 – Phụ bản
số 1 –2006, trang 39- 43.
14. Vũ Bảo Ngọc, Lê Hòang Ninh (2004), Tỷ lệ hiện mắc THA ở
người trưởng thành tại quận 4 TP. Hồ Chí Minh năm 2004.
Tạp san Y học TP. Hồ Chí Minh. Tập 9. Phụ bản số 1. Năm
2005. Trang 93-99.
15. WHO (2003), report on the workshop on the WHO STEPwise
surveillance system,
16. WHO (2005), Risk factors profile of NCDS in the regions,
17. WHO (2005), The European Health report, Major cause of the
burden of disease, pp. 21-29
18. WHO, STEPwise approach to risk factors – available
resources,
surveillance/steps/resources/en/print.html
19. WHO (2002), The world health report: reducing risks,
promoting healthy life.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_nguy_co_cua_cac_benh_khong_lay_tang_huyet_ap_dai.pdf