Các yếu tố quyết định để thực hiện thành công du lịch cộng đồng
Kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương cần được rà soát hàng năm căn cứ
vào chính sách phát triển du lịch chung của tỉnh nhằm tận dụng tối đa các cơ hội phát
triển du lịch địa phương do các chính sách hỗ trợ này đem lại. Nhiều lĩnh vực đầu tư cho
du lịch cộng đồng có thể vượt quá khả năng của cộng đồng, ví dụ đầu tư phát triển hạ
tầng để tạo thêm những tua du lịch mới trong cộng đồng dân cư như trường hợp đầu tư
vào xây dựng bến đỗ tàu để tạo tuyến du lịch đường sông ở làng gốm sứ Phù Lãng Ban
quản lý du lịch cộng đỗng xã cũng cần chủ động đề xuất các kế hoạch phát triển du lịch ở
địa phương này đến các cơ quan chức năng để tìm kiếm sự hỗ trợ đầu tư, tuy nhiên cần
hết sức lưu ý trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống, các giá trị cốt lõi để phân biệt tua
du lịch cộng đồng ở đại phương mình so với các địa phương khác.
Trên đây là 7 yếu tố quyết định để thực hiện thành công các mô hình du lịch cộng đồng
nói chung mà chúng tôi đúc rút trong quá trình thực hiện du lịch cộng đồng tại Bắc Ninh.
Các yếu tố này có thể có những sự khác biệt đối với các mô hình du lịch ở các địa
phương khác ở một mức độ nhất định song đây chắc chắn là những yếu tố cần được xem
xét khi phát triển các tua du lịch cộng đồng ở bất kỳ địa phương nào./.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố quyết định để thực hiện thành công du lịch cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quỹ Châu Á Viện Nghiên cứu và Phát triển
Ngành nghề nông thôn Việt Nam
CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
Hà Nội
Tháng 12 - 2012
Các yếu tố quyết định để thực hiện thành công du lịch cộng đồng
Qua 2 năm thực hiện dự án phát triển du lịch cộng đồng tại Bắc Ninh, chúng tôi rút ra
một số yếu tố quyết định để thực hiện thành công các mô hình du lịch cộng đồng nói
chung, cụ thể như sau:
1. Sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong việc lập kế hoạch và quản
lý du lịch cộng đồng là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công du lịch cộng
đồng tại địa phương
Sẽ là lý tưởng khi toàn bộ cộng đồng dân cư có quyết tâm cao để làm du lịch cộng đồng,
tuy nhiên trong thực tế thường khó có được sự tham dự đầy đủ của toàn bộ cộng đồng
dân cư nơi làm du lịch cộng đồng (thường là 1 hoặc 1 số thôn của một xã, cũng có thể là
một xã) trong việc lập kế hoạch và quản lý nhưng thông tin về mục tiêu, ý nghĩa, trách
nhiệm và quyền lợi của du lịch cộng đồng cần phải được chuyển tải đến mọi thành viên
của cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc duy trì các kênh giao tiếp và trao
đổi thông tin thường xuyên giúp cho tất cả các thành viên cộng đồng và các bên liên quan
cảm thấy chính họ là một phần của một tổ chức, được tham gia vào quá trình đưa ra quyết
định cho đến quá trình thực hiện dự án. Quá trình duy trì các kênh giao tiếp và trao đổi
thông tin thường xuyên này có thể tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, nhất là thời
điểm bắt đầu xây dựng du lịch cộng đồng nhưng về lâu dài sẽ giúp cho cộng đồng địa
phương có thể hoạt động một cách hiệu quả và tự tin dựa trên nền tảng cơ cấu đội ngũ và
quy chế sẵn có.
Việc lựa chọn các thành viên trong Ban quản lý và các nhóm chức năng đại diện cho
cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển du lịch
cộng đồng của địa phương sau này. Đây phải là những người tâm huyết với phát triển du
lịch cộng đồng, có uy tín với cộng đồng và có thời gian để triển khai các hoạt động của
địa phương. Cần xây dựng bảng mô tả công việc cụ thể cho mỗi thành viên để từ đó
thống nhất trong việc phân công trách nhiệm và nghĩa vụ của từng thành viên
Thời gian của các thành viên dành cho du lịch cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng. Đã
có trường hợp, trưởng ban du lịch cộng đồng là người nhiệt tình và tâm huyết nhưng do
có nhiều công việc khác ở địa phương chi phối nên đã không thể đảm trách được các
công việc của du lịch cộng đồng dẫn tới tình trạng hoặc là triển khai chậm các hoạt động,
hoặc triển khai nhưng thiếu sự tham vấn đầy đủ với các thành viên và với cộng đồng địa
phương dẫn đến những quyết định mang tính cá nhân nhiều hơn ý kiến chung của tập thể.
Việc lập kế hoạch và quản lý việc thực hiện du lịch cộng đồng cần tránh sự áp đặt, nhất là
sự áp đặt thường là “tự nhiên được công nhận” của các thành viên có vị trí cao hơn trong
cộng đồng. Các thành viên cần phải có tiếng nói của mình trong việc đóng góp ý kiến xây
dựng kế hoạch và quả lý việc thực hiện du lịch cộng đồng.
Một cộng đồng mạnh mẽ và gắn kết có cơ hội lớn hơn để thành công. Mô hình CBT sẽ
khó thành công khi có sự chia rẽ trong nội bộ của địa phương hoặc có sự khác biệt về
quan điểm, cách điều hành của đội ngũ cán bộ hoặc của các cấp thừa hành. Trong một số
trường hợp, có sự thiên vị trong việc giao việc của cán bộ quản lý du lịch cộng đồng cho
các tổ chức năng có thể do vô ý hoặc chủ ý, cũng có thể do quan hệ họ hàngdẫn đến sự
thiếu thiện chí trong hợp tác xây dựng tua du lịch cộng đồng chung của địa phương từ
phía các cá nhân khác.
2.Việc đào tạo nâng cao năng lực cho các bên liên quan đến du lịch cộng đồng địa
phương là không thể thiếu được
Nâng cao năng lực cho Ban quản lý du lịch cộng đồng, các nhóm chức năng; các doanh
nghiệp du lịch/hộ làm du lịch tại địa phương là rất cần thiết bởi vì du lịch cộng đồng hoàn
toàn phụ thuộc vào người dân và những trải nghiệm của khách du lịch phụ thuộc vào chất
lượng dịch vụ do người dân cung cấp – đây là những người cần được được đào tạo các kỹ
năng và năng lực cần thiết để cung cấp các sản phẩm du lịch cộng đồng. Đánh giá và thấu
hiểu tầm quan trọng về nguồn nhân lực chính là chìa khóa xác định xem liệu cộng đồng
đó có khả năng duy trì và phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững hay không.
Cần tiến hành phân tích các kỹ năng hiện có và khoảng thiếu hụt cần cải thiện cho mỗi
thành viên liên quan đến du lịch cộng đồng để xác định rõ những mảng nào cần xây dựng
năng lực. Xây dựng năng lực địa phương không chỉ dừng ở mức độ nâng cao kỹ năng và
kiến thức mà còn nâng cao sự tự tin và động lực tham gia vào du lịch cộng đồng. Đây là
yếu tố quan trọng nhằm xây dựng niềm đam mê, niềm tin rằng bản thân họ có thể triển
khai kinh doanh du lịch cộng đồng.
Việc triển khai đào tạo nên hết sức thực tiễn và nội dung đào tạo cần gắn ngay vào những
việc sẽ phải làm trong du lịch cộng đồng tại địa phương. Phương pháp đào tạo nên sử
dụng phương pháp có sự tham gia và lấy người học làm trung tâm, tăng cường các bài tập
tình huống và xây dựng các nhóm thảo luận chuyên sâu. Giáo viên đào tạo cần là những
người đã có kinh nghiệm thực tế và nên mời các công ty du lịch tham gia vào một số hợp
phần đào tạo để cung cấp thêm các kinh nghiệm điều hành du lịch.
Đào tạo ngoại ngữ cho hướng dẫn viên địa phương cần yêu cầu có thời gian, nên cần
được tiến hành càng sớm càng tốt. Giáo trình đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành nên được
áp dụng ngay với các chủ đề gắn với thực tế địa phương để hướng dẫn viên có dược cơ
hội thực hành ngay trong những lần hướng dẫn khách.
Trong bối cảnh cộng đồng, nhân viên thường di chuyển khi có cơ hội hoăc nguy cơ nảy
sinh (ví dụ như những người có tay nghề cao có thể tìm kiếm các cơ hội khác trong ngành
du lịch có mức độ lợi nhuận cao hơn lợi nhuận từ du lịch cộng đồng). Vì vậy, cần xây
dựng môi trường làm việc hấp dẫn và điều kiện làm việc tốt để có thể giữ chân những
nhân viên hiệu quả và trung thành. Các thành viên nên được định kỳ luân chuyển các vị
trí công tác nhằm tăng cường sự đa dạng kỹ năng của họ cũng như duy trì sự tham gia của
họ vào du lịch cộng đồng một cách thú vị. Chiến lược này cũng đảm bảo rằng không có
một nhân viên nào là “không thể thay thế” nếu như họ đột ngột rời khỏi vị trí được giao.
3. Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch để phát triển du
lịch cộng đồng ở địa phương
Ban Quản lý du lịch cộng đồng cần xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với một số
công ty du lịch, ưu tiên các công ty chuyên khai thác các tuyến trên địa bàn hoặc đi qua
địa bàn mình. Thường không có công ty du lịch nào chỉ tập trung vào du lịch cộng đồng
nên việc tìm đối tác như vậy sẽ không khả thi.
Mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch có thể là sự “bao thầu” toàn bộ
điểm du lịch cộng đồng trên cơ sở cùng phối hợp đầu tư hoặc cũng có thể là các thỏa
thuận khác như cung cấp vốn, kỹ năng kinh doanh và tiếp thị, hoặc hưởng tỷ lệ hoa hồng
khi đưa khách đến địa phươngđể đảm bảo số lượng khách đến được với địa phương là
nhiều nhất. Có thể nói sự tham gia của các công ty du lịch là đặc biệt hữu ích trong giai
đoạn đầu của mọi dự án du lịch cộng đồng, tuy nhiên cũng cần phải làm rõ mối quan hệ
hợp tác giữa cộng đồng và các doanh nghiệp tư nhân để đảm bảo cả hai bên đều thống
nhất về các cơ chế giá cả, cách thức hoạt động, phân chia lợi nhuận.
Công ty du lịch cũng có thể được hình thành ngay tại địa phương do một cá nhân hoặc
một nhóm người thành lập. Không nên coi đây là một “đối thủ cạnh tranh” với Ban quản
lý du lịch cộng đồng mà nên nhìn nhận đây là một đối tác “thân cận” để hỗ trợ Ban quản
lý du lịch cộng đồng để phát triển du lịch cộng đồng. Các nguyên tắc phối hợp với doanh
nghiệp trên địa bàn địa phương này cần được xác lập để đem lại lợi ích lâu dài cho cả đôi
bên.
4. Phát triển các sản phẩm và dịch vụ độc đáo đề cao giá trị văn hóa truyền thống
của địa phương nhưng thích ứng với điều kiện của khách du lịch
Cần đề cao triết lý của mô hình sản xuất “mỗi làng một sản phẩm – One Village One
Product” trong đó đề cao sự khác biệt và chất lượng cho các nhóm sản phẩm và dịch vụ.
Triết lý của mỗi làng một sản phẩm ở đây chính là “hành động địa phương, suy nghĩ toàn
cầu – Act locally, Think Globally” thông qua sự tận dụng tối đa các nguồn lực (kiến thức,
kỹ năng, truyền thống, nguyên vật liệu) của địa phương để tạo nên các sản phẩm độc
đáo, các sản phẩm có sự khác biệt được khách hàng đại chúng chấp nhận - Ví dụ, các sản
phẩm gốm Phù Lãng được thiết kế lại nhỏ gọn hơn phù hợp cho sự vận chuyển của
khách du lịch song vẫn giữ nguyên được giá trị truyền thống, giữ được chất “men da
lươn”, giữ được “hồn” của của gốm Phù Lãng. Tương Đình Tổ được kiểm tra chất lượng
một cách khoa học và đi đến một sản phẩm tương không chỉ ngon trong “lời nói” mà còn
an toàn tuyệt đối về mặt chất lượng và cũng đã được đăng ký chất lượng và bảo hộ
thương hiệu trong tua du lịch cộng đồng. Dịch vụ trình diễn cũng cần điều chỉnh để có
chương trình phù hợp nhất với các đối tượng du khách cụ thể. Bên cạnh đó triết lý của
mỗi làng một sản phẩm còn được thể hiện trong việc đầu tư vào cải thiện hệ thống các
bao bì đóng gói cho sản phẩm, đầu tư vào không gian sắp đặt để tôn lên giá trị của sản
phẩm
Triết lý phát triển các sản phẩm và dịch vụ độc đáo đề cao giá trị văn hóa truyền thống
của địa phương còn được thể hiện ở việc đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực (human
resource management),phát triển đội ngũ những người sản xuất sáng tạo trong việc phát
triển các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho du lịch một cách chủ động (Self-reliance).
5. Đảm bảo tối đa sự công bằng về phân chia lợi nhuận giữa các thành viên cộng
đồng.
Có 3 mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại một địa phương, mô hình thứ nhất là cả
cộng đồng cùng tham gia vào du lịch cộng đồng; mô hình thứ hai chỉ gồm một bộ phận
cộng đồng hoặc hộ gia đình tham gia và mô hình thứ ba là mô hình liên doanh giữa cộng
đồng hoặc một số thành viên cộng đồng và đối tác kinh doanh. Có thể thấy, khi người dân
tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch như trên, việc nảy sinh mẫu thuẫn trong quá
trình phân chia lợi nhuận là khó tránh khỏi, ví dụ như một hộ gia đình được lựa chọn là
điểm bán hàng gốm hoặc điểm bán hàng tương cho các hộ sản xuất của địa phương do có
điều kiện cơ sở hạ tầng tốt hơn, có vị trí thuận tiện hơn các hộ khác. Các hộ sản xuất đều
đưa sản phẩm của mình tập trung tại đây để người chủ hộ này bán cho khách. Tuy nhiên,
nếu người bán hàng này chỉ ưu tiên bán những mặt hàng do bản thân mình sản xuất ra để
thu về lợi nhuận cá nhân, nếu không có các quy định rõ rang về trách nhiệm bán hàng cho
cộng đồng thì rất dễ xảy ra các mâu thuẫn dẫn đến sự bất hòa trong cộng đồng làm ảnh
hưởng đến chất lượng của tua du lịch.
Các phương pháp phân chia lợi nhuận cho các thành viên cá nhân trong cộng đồng cần
chú ý cẩn thận. Để đạt được điều này, cần thành lập một ban quản lý du lịch cộng đồng
như một cơ quan đại diện. Lãnh đạo, chính quyền địa phương, cũng như các tổ chức cộng
đồng (ví dụ như hội phụ nữ và hội thanh niên, nhóm thủ công mỹ nghệ) phải có đại diện
trong ban quản lý này. Ban quản lý phải quản lý tài chính thu nhập từ du lịch cộng đồng
và các vấn đề quản lý khác như đại diện cho cộng đồng trong các cuộc họp và thảo luận
với các bên liên quan, giám sát phát triển du lịch để đảm bảo rằng nó đáp ứng các mục
tiêu chính sách trong chương trình hoạt động
Một hệ thống lưu giữ hồ sơ tài chính tốt sẽ cung cấp thông tin quan trọng để quản lý tài
chính hiệu quả. Đồng thời cũng giúp đỡ để tạo ra sự minh bạch giữa các thành viên cộng
đồng và, do đó, tránh được sự mất lòng tin khi xảy ra những vấn đề liên quan đến doanh
thu du lịch cộng đồng.
Một trong những mục tiêu chính của du lịch cộng đồng là cùng nhau tạo thu nhập và phân
chia công bằng. Thu nhập chung có thể được sử dụng cho đầu tư sản xuất trong cộng
đồng (ví dụ như giếng nước, năng lượng mặt trời, cung cấp nước, y tế hoặc các chương
trình giáo dục) hoặc cho các hộ gia đình nghèo nhất của làng.
6. Không ngừng tăng cường công tác xúc tiến thương mại
Bên cạnh việc xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch và tạo
điều kiện để các thành phần kinh tế tại địa phương phát triển du lịch, ban quản lý du lịch
cộng đồng xã cần chủ động và không ngừng tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến
thương mại cho tua du lịch làng nghề tại địa phương mình đối với các nhóm khách hàng
mục tiêu khác nhau, ví dụ như các trường học, các tổ chức đoàn thể xã hội như thanh
niên, phụ nữ ở các địa phương khác
7. Gắn kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của địa phương vào chính sách phát
triển du lịch chung của tỉnh.
Kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương cần được rà soát hàng năm căn cứ
vào chính sách phát triển du lịch chung của tỉnh nhằm tận dụng tối đa các cơ hội phát
triển du lịch địa phương do các chính sách hỗ trợ này đem lại. Nhiều lĩnh vực đầu tư cho
du lịch cộng đồng có thể vượt quá khả năng của cộng đồng, ví dụ đầu tư phát triển hạ
tầng để tạo thêm những tua du lịch mới trong cộng đồng dân cư như trường hợp đầu tư
vào xây dựng bến đỗ tàu để tạo tuyến du lịch đường sông ở làng gốm sứ Phù Lãng Ban
quản lý du lịch cộng đỗng xã cũng cần chủ động đề xuất các kế hoạch phát triển du lịch ở
địa phương này đến các cơ quan chức năng để tìm kiếm sự hỗ trợ đầu tư, tuy nhiên cần
hết sức lưu ý trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống, các giá trị cốt lõi để phân biệt tua
du lịch cộng đồng ở đại phương mình so với các địa phương khác.
Trên đây là 7 yếu tố quyết định để thực hiện thành công các mô hình du lịch cộng đồng
nói chung mà chúng tôi đúc rút trong quá trình thực hiện du lịch cộng đồng tại Bắc Ninh.
Các yếu tố này có thể có những sự khác biệt đối với các mô hình du lịch ở các địa
phương khác ở một mức độ nhất định song đây chắc chắn là những yếu tố cần được xem
xét khi phát triển các tua du lịch cộng đồng ở bất kỳ địa phương nào./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cacyeutoquyetdinhthanhcongtrongdulich_1106.pdf