Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Nghiên cứu trường hợp 15 quốc gia trên thế giới

Tỷ giá có tác động tích cực đến thu hút đầu tư nước ngoài. Kết quả này tương đồng với các lý luận lý thuyết và với kết quả nghiên cứu của Jabri & Brahim (2015) đối với thị trường các quốc gia Đông Á và Bắc Phi. Tuy nhiên trong trường hợp thu hút đầu tư của top 15 quốc gia nhận đầu tư FDI nhiều nhất thế giới, tác động của tỷ giá rất nhỏ gần như bằng 0. Lý do giải thích cho hiện tượng này qua quan sát là do top 15 nước nhận nhiều vốn FDI nhất trên thế theo đuổi những chế độ tỷ giá khác nhau, có quốc gia thả nổi tỷ giá cũng có quốc gia kiểm soát tỷ giá. Do đó, tác động của tỷ giá bị chung hoà trên mẫu nghiên cứu này và không được phản ánh rõ ràng mặc dù có ý nghĩa thống kê. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này không tránh khỏi những hạn chế nhất định và đây chính là cơ sở cho các nghiên cứu trong tương lai tiếp tục kế thừa và phát triển. Thứ nhất, trong nghiên cứu, nhóm tác giả lựa chọn phân tích 7 yếu tố, tuy nhiên trên thực tế có thể có nhiều yếu tố khác cũng có tác động nhưng chưa được kể đến hoặc bị bỏ qua. 7 yếu tố này tập trung vào các đặc điểm hữu hình của các địa điểm nhận vốn đầu tư mà bỏ qua những yếu tố vô hình như thương hiệu quốc gia, uy tín doanh nghiệp. Thứ hai, phương thức chọn mẫu 15 quốc gia nhận FDI nhiều nhất có thể chưa mang tính khái quát cao, các nghiên cứu tiếp theo có thể đưa ra các cơ sở chọn mẫu khác, đồng thời đưa ra sự so sánh kết quả theo nhóm các quốc gia ở các khu vực địa lý, kinh tế khác nhau để nội dung phân tích đầy đủ và có chiều sâu hơn. Thứ ba, do tính cập nhật và tính sẵn có của số liệu bị hạn chế, số liệu mẫu được sử dụng trong phân tích với chuỗi thời gian chỉ có độ dài 10 năm (từ năm 2009- 2018), trong khi đó chuỗi thời gian càng dài thì kết quả nghiên cứu càng đáng tin cậy. Do đó, cần có nghiên cứu với số lượng mẫu lớn nhằm nâng cao tính tin cậy của kết quả nghiên cứu

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Nghiên cứu trường hợp 15 quốc gia trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 222- Tháng 11. 2020 Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu trường hợp 15 quốc gia trên thế giới Trần Ngọc Mai Nguyễn Hương Giang Cam Thị Diệu Linh Phạm Mai Phương Học viện Ngân hàng Đinh Phúc Hưng Ngày nhận: 07/07/2020 Ngày nhận bản sửa: 09/08/2020 Ngày duyệt đăng: 22/09/2020 Factors affecting foreign direct investment attraction- analyzing the case of top 15 countries receiving the most foreign direct investment in the world Abstract: Foreign direct investment (FDI) inflows have been shown to provide countries with many economic and social benefits. In recent time, lower barriers to FDI have led to higher competition between nations for this global capital flow. A large and growing body of literature has studied the deciding factors behind the location selection of FDI inflows. However, the experimental results are often conflicting, inconsistent, and therefore not highly representative. This research uses the OLS regression model to study the factors affecting FDI through data analysis of 15 countries receiving the most FDI in the world. The results indicate that market growth rate, infrastructure, market openess and exchange rate have significant impacts on attracting FDI capital. This finding can serve as the basis for countries in determining orientations and policies, improving their competitiveness in attracting FDI. Keywords: Foreign direct investment, exchange rates, infrastructure, market growth, market openness. Mai Ngoc Tran Email: tnmai83@gmail.com Giang Huong Nguyen Email: huonggiang.ibba@gmail.com Linh Thi Dieu Cam Email: camdieulinh.ibba@gmail.com Hung Phuc Dinh Email: phuchungibba@gmail.com Phuong Mai Pham Email: phuongpham.ibba@gmail.com Organization of all: Banking Academy of Vietnam Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu trường hợp 15 quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới 2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 222- Tháng 11. 2020 Tóm tắt: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được chứng minh là mang lại cho các quốc gia nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội. Trong thời gian gần đây, việc cắt bỏ các rào cản đối với FDI đã dẫn đến sự cạnh tranh cao hơn giữa các quốc gia đối với dòng vốn toàn cầu này. Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về lựa chọn địa điểm đầu tư FDI, tuy nhiên các kết quả thực nghiệm thường mâu thuẫn, chưa có sự thống nhất, do đó, chưa mang tính đại diện cao. Nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi quy OLS để nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút FDI thông qua phân tích dữ liệu của 15 quốc gia nhận FDI nhiều nhất thế giới. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng thị trường, cơ sở hạ tầng, mức độ mở cửa thị trường và tỷ giá hối đoái tác động có ý nghĩa thống kê trong việc thu hút FDI. Đây sẽ là cơ sở để các quốc gia xây dựng định hướng và chính sách thu hút FDI nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ giá hối đoái, cơ sở hạ tầng, tốc độ tăng trưởng thị trường, mức độ mở cửa thị trường. 1. Giới thiệu Sự gia tăng của các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong vài thập kỷ qua là một trong những hệ quả quan trọng nhất của tiến trình toàn cầu hóa (Chauvin, 2013). Ngày càng có nhiều quốc gia nỗ lực thu hút các nguồn vốn FDI dẫn đến việc cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng khốc liệt hơn (El Banna và cs., 2017). Các dòng vốn FDI mang lại rất nhiều lợi ích cho nước sở tại, một phần do tác động trực tiếp của nó đến tăng trưởng kinh tế, một phần do các tác động gián tiếp như chuyển giao bí quyết công nghệ và kỹ năng quản lý kinh doanh (Massoud, 2008). Tóm lại, những tác động trực tiếp và gián tiếp của các dòng vốn FDI có thể giúp quốc gia nhận đầu tư đạt được những mục tiêu cuối cùng về tăng trưởng kinh tế và cải thiện những phúc lợi xã hội như tỷ lệ việc làm, chất lượng lao động, cơ sở hạ tầng... Với những tác động kể trên, chính phủ các quốc gia đã luôn coi FDI như một động lực để đạt được các mục tiêu về kinh tế- xã hội và xem đó như một trong những nhiệm vụ quan trọng của quốc gia. Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI nhận được khá nhiều sự quan tâm của các học giả, đã có nhiều nghiên cứu được ra đời tuy nhiên phần lớn dừng lại ở góc độ lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm vẫn còn rất hạn chế. Hơn nữa, các nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sử dụng các công cụ khác nhau, mang tính mô tả thay vì lý thuyết về mặt bản chất và mang những mục đích khác hơn là nghiên cứu học thuật. Các kết quả nghiên cứu chưa có sự đồng thuận do có nhiều khác biệt phụ thuộc vào bối cảnh địa lý của nghiên cứu và đặc điểm quốc gia được nghiên cứu. Trong các nghiên cứu đã được thực hiện thuộc chủ đề này, chưa có nghiên cứu nào phân tích trường hợp các quốc gia nhận FDI nhiều nhất trên thế giới, trong khi các quốc gia này là những ví dụ thành công điển hình trong việc thu hút FDI, do đó việc đi sâu nghiên cứu các quốc gia này sẽ đưa ra những kết quả đáng tin cậy. Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn FDI bằng cách sử dụng mô TRẦN NGỌC MAI - NGUYỄN HƯƠNG GIANG - CAM THỊ DIỆU LINH - ĐINH PHÚC HƯNG - PHẠM MAI PHƯƠNG 3Số 222- Tháng 11. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng hình hồi quy OLS để phân tích dữ liệu bảng panel data. Phạm vi nghiên cứu tập trung vào top 15 nước tiếp nhận nhiều vốn FDI nhất thế giới, phân bổ ở nhiều khu vực địa lý khác nhau, có sự khác biệt về quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thể chế chính trị và văn hóa, giúp cho kết quả nghiên cứu có tính tổng kết và đại diện cao hơn. Kết quả của nghiên cứu sẽ hữu ích với chính phủ các quốc gia trong xây dựng các chính sách và chiến lược thu hút FDI, mang lại lợi ích thiết thực nhất cho cả quốc gia đi đầu tư và quốc gia được nhận đầu tư. Bài viết có cấu trúc 4 phần, sau phần mở đầu, phần hai tập trung làm rõ cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, các giả thuyết và mô hình nghiên cứu, phần ba đưa ra kết quả nghiên cứu và phần bốn là kết luận, kiến nghị và hạn chế nghiên cứu. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu Các công trình trước đây đã chỉ ra nhiều yếu tố được cho là có tác động đến thu hút dòng vốn FDI. Trong đó, nổi bật hơn cả là mô hình chiết trung của Dunning (1993) tổng hợp và kế thừa rất nhiều những ưu điểm từ các học thuyết khác về FDI, đồng thời đưa ra được cách lý giải đầy đủ nhất về các yếu tố tác động đến thu hút FDI. Cụ thể, FDI được cho là phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản bao gồm lợi thế về sở hữu, lợi thế về địa điểm, lợi thế về nội bộ hoá. Trong đó, lợi thế về sở hữu và lợi thế về nội bộ hóa là những yếu tố do phía nhà đầu tư nước ngoài quyết định, còn lợi thế địa điểm là yếu tố phụ thuộc vào nước chủ nhà. Xét từ góc độ của nước chủ nhà, lợi thế địa điểm là yếu tố mà nước chủ nhà có thể điều chỉnh, định hướng để đạt được hiệu quả về thu hút FDI. Lợi thế địa điểm bao gồm những yếu tố nguồn lực của quốc gia như lao động, quy mô và cơ cấu thị trường, khả năng tăng trưởng của thị trường và trình độ phát triển, môi trường văn hóa, pháp luật chính trị, thể chế. Dựa vào khả năng tương tác của nước chủ nhà, các yếu tố tác động đến thu hút FDI có thể được phân làm hai nhóm bao gồm yếu tố chính sách (khuyến khích đầu tư, hỗ trợ, ưu đãi...) và yếu tố phi chính sách (tài nguyên, ổn định chính trị, cơ sở hạ tầng...) (Nguyễn Quỳnh Thơ, 2017). Các nhân tố phi chính sách không thể bị tác động trực tiếp để nâng cao hiệu quả thu hút FDI, tuy nhiên, có thể thông qua các nhân tố này để hoàn thiện thể chế chính sách. Để có thể xây dựng thể chế chính sách thu hút FDI một cách toàn diện, cần thiết phải đi từ các yếu tố phi chính sách. Do đó, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu tác động của các yếu tố phi chính sách đến thu hút FDI, qua đó đưa ra gợi ý chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút FDI. Tổng quan tình hình nghiên cứu về các yếu tố phi chính sách tác động đến thu hút FDI đưa ra đa dạng các yếu tố đặc điểm của nước nhận đầu tư, nhưng đồng thời cũng chỉ ra thách thức trong việc tổng hợp các yếu tố một cách thống nhất. Đặc biệt trong các nghiên cứu đa yếu tố và xuyên quốc gia, việc kiểm định tất cả các yếu tố tiềm năng sẽ khó thực hiện và trên thực tế không khả thi vì số liệu cần thiết không phải lúc nào cũng sẵn có đối với tất cả các ngành và các quốc gia. Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu trước đây, có thể chỉ ra bảy (07) yếu tố phổ biến nhất thuộc đặc điểm quốc gia có tác động đến thu hút dòng vốn FDI bao gồm: Quy mô thị trường, Tốc độ tăng trưởng thị trường, Cơ sở hạ tầng, Mức độ mở cửa thị trường, Tham nhũng, Mức độ ổn định chính trị và Tỷ giá hối đoái. Đây đều là các yếu tố Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu trường hợp 15 quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới 4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 222- Tháng 11. 2020 vĩ mô với nguồn dữ liệu thứ cấp được thống kê theo thời gian, do đó, mô hình hồi quy chuỗi thời gian dạng bảng được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu này. 2.1.1. Quy mô thị trường Quy mô thị trường có thể được định nghĩa là số lượng người mua, số lượng khách hàng và số lượng người bán một sản phẩm hoặc loại hình dịch vụ nào đó trong một thị trường và có vai trò giúp xác định doanh thu có thể tạo ra bởi doanh nghiệp tại thị trường đó. Quy mô thị trường là yếu tố quan trọng để thu hút dòng vốn FDI với mục tiêu tìm kiếm thị trường. Những quốc gia có quy mô thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ cũng là những nước thu hút FDI lớn. Nghiên cứu của Beven & Estrin (2000) chỉ ra quy mô thị trường mà cụ thể là GDP, xếp hạng rủi ro quốc gia tác động cùng chiều lên FDI. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Pravakar S. (2006) khuyến khích những nước mong muốn thu hút dòng vốn FDI cần duy trì đà tăng trưởng để cải thiện quy mô thị trường, chính sách thương mại để sử dụng lao động dư thừa tốt hơn, giải quyết những vấn đề về cơ sở hạ tầng và cho phép chính sách thương mại mở cửa hơn. Do đó, ta có giả thuyết: H1: Quy mô thị trường tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI. 2.1.2. Tốc độ tăng trưởng thị trường Pillai (2013) chỉ ra tốc độ tăng trưởng thị trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mức độ thu hút FDI. Tốc độ tăng trưởng thị trường chỉ sự tăng lên về nhu cầu của thị trường. Khi nhu cầu của thị trường một quốc gia tăng sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quốc gia đó nhằm mục tiêu cung ứng sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu tăng lên trong nước. Do đó, ta có giả thuyết: H2: Mức độ tăng trưởng thị trường có tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI. 2.1.3. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là khái niệm chung để chỉ đường bộ, đường sắt, bệnh viện, trường học, hệ thống thủy lợi và cũng bao gồm cả những tài sản vô hình như vốn nhân lực, tức các khoản đầu tư vào việc đào tạo lực lượng lao động. Các nghiên cứu gần đây đã làm sáng rõ vai trò của phát triển cơ sở hạ tầng tới FDI, cụ thể chỉ ra rằng các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư vào quốc gia có cơ sở hạ tầng tốt. Dupasquier & Osakwe (2006) xác định cơ sở hạ tầng khiêm tốn ở châu Phi là một trong những nguyên nhân khiến cho thu hút FDI của quốc gia này thấp hơn khi so sánh với các quốc gia đang phát triển khác. Tuy nhiên, Onyeiwu & Hemanta (2004) lại tìm ra những tác động không rõ ràng của cơ sở hạ tầng đối với thu hút FDI. Để thu hút được dòng FDI thì nước chủ nhà cần phải chuẩn bị một môi trường đầu tư thuận lợi với các chính sách, quy tắc được nới lỏng theo hướng khuyến khích FDI, cải thiện cơ sở hạ tầng. Để dòng chảy FDI được duy trì liên tục, chính phủ bắt buộc phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Số lượng FDI có tăng lên hay không còn phụ thuộc vào sự thoả mãn thường xuyên về cơ sở hạ tầng như đường xá, giao thông vận tải, thông tin liên lạc của nước nhận đầu tư. Tăng trưởng cao của FDI thường đi đôi với kế hoạch triển vọng về phát triển cơ sở hạ tầng của nước chủ nhà. Do đó, ta có giả thuyết sau: TRẦN NGỌC MAI - NGUYỄN HƯƠNG GIANG - CAM THỊ DIỆU LINH - ĐINH PHÚC HƯNG - PHẠM MAI PHƯƠNG 5Số 222- Tháng 11. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng H3: Cơ sở hạ tầng có tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI. 2.1.4. Mức độ mở cửa thị trường Mức độ mở cửa thị trường chính là mức độ mở của nền kinh tế, chỉ quy mô tương đối của khu vực ngoại thương trong một nền kinh tế, được đo lường bằng tiêu chí tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP. Asiedu (2002) với mẫu nghiên cứu là 71 quốc gia đang phát triển và Yasmin và cs. (2003) nghiên cứu tại 15 quốc gia đang phát triển tại nhiều châu lục đều có kết quả FDI có quan hệ dương với độ mở thương mại. Amal và cs. (2010) nghiên cứu tại 8 quốc gia Mỹ Latinh đã cho thấy FDI có quan hệ dương với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Hay Sichei & Kinyondo (2012) thực hiện nghiên cứu với số liệu của 45 quốc gia châu Phi, kết quả cũng chứng minh FDI tác động làm tăng độ mở thương mại. Do đó, ta có giả thuyết sau: H4: Mức độ mở cửa thị trường tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI. 2.1.5. Tham nhũng Tham nhũng là những hành vi trái pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc công vụ, nhiệm vụ đó để vụ lợi cá nhân, làm thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đa phần các nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian gần đây về vấn đề tham nhũng đều sử dụng chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI- Corruption Perception Index) do Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố hàng năm đối với hơn 170 quốc gia như là một chỉ tiêu đáng tin cậy để đo lường biến tham nhũng. Mauro (1995) đã nghiên cứu tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế và thấy rằng tham nhũng làm giảm đầu tư và dẫn đến kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp FDI thường dè chừng khi đầu tư vào các quốc gia có mức độ tham nhũng cao do lo sợ những tác động nghiêm trọng đến phân phối tài sản và thu nhập. Do đó, ta có giả thuyết sau: H5: Tham nhũng có tác động tiêu cực đến thu hút dòng vốn FDI. 2.1.6. Mức độ ổn định chính trị Mức độ ổn định chính trị là độ bền vững và tính toàn vẹn của một chế độ chính quyền hiện hành tại một quốc gia. Một xã hội ổn định là một xã hội trong đó người dân hài lòng với đảng cầm quyền và hệ thống điều hành. Ổn định chính trị đòi hỏi công chúng phải được tương tác một cách tự do và cởi mở với các nhà lập pháp một cách thường xuyên. Việc cho các cá nhân có tiếng nói về cách thức điều hành quốc gia giúp tăng cường sự ổn định của khu vực. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết thể chế chỉ ra môi trường chính trị mới là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định địa điểm FDI (Francis và cs., 2009). Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cũng khác biệt phụ thuộc vào các biến số cụ thể. Ví dụ, Bartels và cs. (2008) chỉ ra sự ổn định chính trị ở châu Phi ảnh hưởng rõ rệt tới quyết định đầu tư FDI, trong khi Dupasquier & Osakwe (2006) nghiên cứu về thị trường Châu Phi và Ấn Độ lại chỉ ra rủi ro chính trị mới là động lực quan trọng của dòng vốn FDI. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả nghiên cứu giả thuyết: Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu trường hợp 15 quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới 6 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 222- Tháng 11. 2020 H6: Mức độ ổn định chính trị có tác động tích cực đến thu hút dòng vốn đầu tư FDI. 2.1.7. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là mức giá tại một thời điểm đồng tiền của một quốc gia hay khu vực có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia hay khu vực khác. Theo đó tỷ giá được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ. Khi tỷ giá giảm đồng nghĩa với việc đồng nội tệ lên giá và ngoại tệ giảm giá, ngược lại tỷ giá tăng thì đồng nội tệ giảm còn ngoại tệ sẽ lên giá. Một đồng tiền xuống giá sẽ khiến cho chi phí đi đầu tư của nước ngoài giảm xuống. Mặc dù vậy, các nghiên cứu về mối quan hệ của tỷ giá và thu hút FDI vẫn đưa ra nhiều kết quả trái chiều. Cụ thể, biến động tỷ giá có ảnh hưởng tích cực đến FDI tìm kiếm nguồn nhân lực vào Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philipines và Hàn Quốc (Dhakal và cs., 2010). Trong khi đó, Kandiero & Chitiga (2006) lại chỉ ra mối tương quan âm giữa dòng FDI vào và tỷ giá trong trường hợp 38 nước Châu Phi. Theo Froot & Stein (1991), nếu đồng tiền của một quốc gia mất giá so với đồng ngoại tệ (tỷ giá tăng) thì sẽ làm tăng lên số lượng đầu tư nước ngoài vào đất nước đó. Do đó, ta có giả thuyết sau: H7: Tỷ giá có tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS - Ordinary least squares) phân tích dữ liệu bảng Panel Data của 15 quốc gia để xác định các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI. Phạm vi thời gian được lựa chọn để đánh giá từ năm 2009 đến năm 2018. Mô hình toán nghiên cứu được đề xuất như sau: FDIit = β 0 + β 1 (MKS it ) + β 2 (MKG it ) + β 3 (INF it ) + β 4 (MKO it ) + β 5 (COR it ) + Β 6 (POL it ) + β 7 (XCH it ) + ε it (1) Các biến quan sát được tổng hợp từ nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy từ WB với phần diễn giải và cách thức đo lường được trình bày ở Bảng 1. Trong đó, có một biến phụ thuộc là FDI, còn lại là các biến độc lập. Tuy nhiên, mô hình OLS lại xem xét các quốc gia là đồng nhất, tất cả các quan sát được nhóm chung lại bất kể có sự khác biệt giữa các quốc gia hay không. Điều này thường không phản ánh đúng thực tế vì mỗi quốc gia là một thực thể có những đặc thù riêng, do đó, mô hình OLS có thể dẫn đến các ước lượng bị sai lệch khi không xét đến các tác động riêng biệt này. Với mô hình REM và FEM, ta có thể kiểm soát được các tác động riêng biệt này, cụ thể như sau: FDIit = β 0 + β 1 (MKS it ) + β 2 (MKG it ) + β 3 (INF it ) + β 4 (MKO it ) + β 5 (COR it ) + β 6 (POL it ) + β 7 (XCH it ) + w it (2) Trong đó wit = ui + εit, với ui đại diện cho các tác động riêng biệt không đổi theo thời gian và không quan sát được của mỗi thực thể quốc gia i. Các biến quan sát được tổng hợp từ nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy từ WB với phần diễn giải và cách thức đo lường được trình bày ở Bảng 1. Trong đó, có một biến phụ thuộc là FDI, còn lại là các biến độc lập. Nhóm tác giả lựa chọn 15 quốc gia nhận được FDI nhiều nhất thế giới (theo thống kê của WB năm 2018). Các quốc gia này được phân chia theo ba nhóm khu vực bao TRẦN NGỌC MAI - NGUYỄN HƯƠNG GIANG - CAM THỊ DIỆU LINH - ĐINH PHÚC HƯNG - PHẠM MAI PHƯƠNG 7Số 222- Tháng 11. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng gồm châu Á, châu Âu và châu Mỹ (Bảng 2). Sau khi thu thập dữ liệu, nghiên cứu sử dụng phần mềm Eview để thực hiện các phân tích như thống kê mô tả, các kiểm định và hồi quy. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Phân tích dữ liệu Bộ dữ liệu bao gồm 15 quốc gia trong 10 năm từ giai đoạn 2009 - 2018, trong đó có 1.200 quan sát với 6 quan sát bị khuyết thiếu (những quan sát bị khuyết thiếu này là một vài dữ liệu ở năm 2009 của một số nước không được thống kê). Với các quan sát bị khuyết thiếu, nhóm tác giả xử lý bằng cách thay thế bằng giá trị trung bình của chuỗi dữ liệu. Dữ liệu sau khi được làm sạch được chuyển qua xác định chất lượng đo lường thông qua các kiểm định trước khi đưa vào xem xét mối quan hệ tuyến tính. Giá trị các biến có chênh lệch nhau khá Bảng 1. Biến nghiên cứu và mối quan hệ dự kiến Biến quan sát Mô tả biến Cách đo lường Mối quan hệ dự kiến Nghiên cứu tham khảo MKS Quy mô thị trường GDP bình quân đầu người + Leitao & Faustino (2010), Chopra & Sachdeva (2014), Beven & Estrin (2000) MKG Tốc độ tăng trưởng thị trường Tốc độ GDP bình quân đầu người (%) + Pillai (2013) INF Cơ sở hạ tầng Chi đầu tư cơ sở hạ tầng (% GDP) + Hunya (2002) MKO Mức độ mở cửa thị trường Kim ngạch xuất nhập khẩu (% GDP) + Leitao & Faustino (2010), Pillai (2013), Jabri & Brahim (2015), Amal & cs. (2010) COR Tham nhũng Chỉ số cảm nhận tham nhũng + Mauro (1995) POL Mức độ ổn định chính trị Chỉ số ổn định chính trị và không xuất hiện bạo lực/ khủng bố + Hunya (2002), Bartels và cs. (2008), Francis và cs. (2009) XCH Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái chính thức trung bình năm đối với USD + Pillai (2013), Chopra & Sachdeva (2014) FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Tỷ lệ % GDP i Quốc gia t Năm Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Bảng 2. Phân loại các quốc gia Khu vực Quốc gia Châu Á Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Ấn Độ, Úc Châu Âu Đức, Ireland, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ý Châu Mỹ Mỹ, Canada, Mexico, Brazil Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu trường hợp 15 quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới 8 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 222- Tháng 11. 2020 lớn, điều này chứng tỏ các yếu tố tác động đến thu hút FDI phân bố không đồng đều nhau giữa các quốc gia, đáng chú ý là FDI, MKG và MKO. Sự chênh lệch về giá trị trung bình giữa các biến phần lớn xuất phát từ sự khác nhau do yếu tố đặc trưng của mỗi quốc gia. Phần lớn các kỹ thuật thống kê yêu cầu các biến (đặc biệt biến phụ thuộc) cần có phân bố chuẩn normality. Dữ liệu được kiểm tra độ lệch chuẩn bằng kiểm định Jarque-Bera. Giá trị thống kê p-value cho thấy tất cả các biến quan sát đều có phân phối chuẩn ở khoảng tin cậy 95% (p-value < 0.05). Dựa theo kết qua kiểm định Jarque-Bera với tất cả các biến thuộc mô hình, ta thấy tất cả các biến đều thoả mãn phân bố chuẩn, do đó dữ liệu đạt điều kiện để đưa vào các phân tích tiếp theo. 3.2. Kiểm định tự tương quan và đa cộng tuyến Hệ số tương quan giữa 2 biến cho biết mức độ quan hệ giữa 2 biến. Kết quả cho thấy, các biến giải thích có mối tương quan đáng kể và mạnh đối với biến phụ thuộc. Ngược lại, nhìn chung không có sự tương quan đáng kể giữa các biến giải thích với nhau. Trong đó, sự tương quan lớn nhất thể hiện ở cặp biến MKS và COR; POL và COR với hệ số tương quan lần lượt là 0,88 và 0,87. Một trong những yêu cầu của mô hình hồi quy tuyến tính bội là các biến độc lập không có tương quan chặt với nhau, nếu yêu cầu này không được thỏa mãn thì mô hình đã xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Một trong những cách phát hiện mô hình có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến hay không, theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) là sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF), nếu VIF ≥ 10 thì xem như có hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả hồi quy tại bảng 5 cho thấy VIF của từng biến độc lập có giá trị nhỏ hơn 10, chứng tỏ mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. 3.3. Phân tích hồi quy Kết quả hồi quy của các mô hình được trình bày ở bảng 6. Các kiểm định F và Wald đều có ý nghĩa thống kê, cho thấy tổng thể các biến sử dụng trong mô hình là hợp lý. So sánh ba mô hình ước lượng OLS, REM va Bảng 3. Thống kê mô tả các biến trong mô hình MKS MKG INF MKO COR POL CHX Mean 35407.090 1.907 23.958 105.321 0.994 0.354 53471.246 Median 40705.695 1.511 22.390 60.033 1.405 0.475 1.273 Maximum 78806.430 23.986 47.819 442.620 2.220 1.620 904035.000 Minimum 1101.961 -6.674 0.000 0.000 -0.930 -1.350 0.608 Std. Dev. 19413.267 3.674 7.989 113.688 0.979 0.709 201561.499 Skewness -0.365 1.503 1.149 1.807 -0.534 -0.598 3.526 Kurtosis 2.057 11.084 5.666 4.772 1.659 2.428 13.569 Jarque-Bera 8.898 464.922 77.403 101.229 18.359 10.996 1008.882 Probability 0.012 0.000 0.000 0.000 0.000 0.004 0.000 Observations 150 150 150 150 150 150 150 Nguồn: Kết quả chạy mô hình trên Eview TRẦN NGỌC MAI - NGUYỄN HƯƠNG GIANG - CAM THỊ DIỆU LINH - ĐINH PHÚC HƯNG - PHẠM MAI PHƯƠNG 9Số 222- Tháng 11. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng FEM, kiểm định Hausman cho kết quả bác bỏ Ho, cho thấy sự tồn tại của các tác động riêng biệt và có tương quan với biến giải thích. Do đó mô hình ước lượng cố định (FEM) là phù hợp nhất. Phương trình hồi quy chưa chuẩn hoá cho thấy dòng vốn FDI bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tốc độ tăng trưởng thị trường, tiếp đến mức độ mở cửa thị trường và tỷ giá hối đoái. Các yếu tố quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, mức độ tham nhũng, mức độ ổn định chính trị có mức ý nghĩa lớn hơn 10%, do đó, không có ý nghĩa thống kê và không thể kết luận về các tác động của các yếu tố này đến thu hút FDI. Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến được viết từ bảng kết quả bên dưới như sau: FDI it = β0 + 1,038*MKG it + 0,096*MKO it + 0,000*XCH it (3) 4. Kết luận, gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp Nghiên cứu đã đóng góp về mặt lý thuyết và thực nghiệm về tác động của các yếu tố đến thu hút FDI. Top 15 quốc gia nhận FDI nhiều nhất thế giới và dữ liệu 07 yếu tố có tác động đến nhận FDI đã được thu thập và phân tích sử dụng phần mềm Eviews 10. Kết quả chạy mô hình chỉ ra một số yếu tố đặc điểm quốc gia có tác động đến thu hút FDI bao gồm: 03 yếu tố (tốc độ tăng trưởng Bảng 4. Hệ số tương quan giữa các biến MKS MKG INF MKO COR POL XCH MKS 1.000 MKG -0.149 1.000 INF -0.339 0.505 1.000 MKO 0.331 0.141 0.058 1.000 COR 0.881 -0.167 -0.285 0.433 1.000 POL 0.883 -0.172 -0.322 0.502 0.878 1.000 XCH 0.322 0.215 0.005 0.227 0.162 0.231 1.000 Nguồn: Kết quả chạy mô hình trên Eview. Bảng 5. Kiểm định đa cộng tuyến Coefficient Uncentered Centered Variable Variance VIF VIF C 6.348 28.929 MKS 0.000 33.783 7.768 MKG 0.024 1.873 1.474 INF 0.005 15.278 1.520 MKO 0.000 3.162 1.696 COR 1.440 12.741 6.253 POL 3.072 8.756 6.999 CHX 0.000 1.451 1.355 Nguồn: Kết quả chạy mô hình trên Eview Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu trường hợp 15 quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới 10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 222- Tháng 11. 2020 thị trường, mức độ mở cửa thị trường và tỷ giá hối đoái) được chứng minh là có tác động tích cực đến thu hút dòng vốn nước ngoài và 04 yếu tố (quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, mức độ tham nhũng, mức độ ổn định chính trị) với mức ý nghĩa 10% thì không có kết luận về các tác động đến thu hút FDI. Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho chính phủ trong xây dựng các chính sách thu hút FDI. Dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng, nhóm tác giả đưa ra các đề xuất như sau: Tốc độ tăng trưởng thị trường có tác động mạnh mẽ nhất đến thu hút FDI. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Pillai (2013) đối với dòng vốn FDI vào trị trường Ấn Độ. Lý do giải thích cho điều này là vì một quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao sẽ cho biết nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của quốc gia đó đang tăng lên. Do đó, các doanh nghiệp nước ngoài nắm bắt được xu hướng này thường tích cực đầu tư vào các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao. Các quốc gia có thể đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng thị trường nhằm thu hút FDI thông qua các cách sau: +) Đảm bảo an sinh xã hội, giúp người tiêu dùng gia tăng nhận thức, thu nhập, làm tăng nhu cầu sản phẩm dịch vụ trên thị trường, giúp mở ra nhiều ngành sản xuất, dịch vụ mới đồng thời có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. +) Đảm bảo bình ổn thị trường, kiểm soát các biến động về giá, lạm phát; ngăn chặn các hành vi tăng giá bất hợp lý, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, vi phạm các quy định về thành phần và chất lượng sản phẩm; chú trọng vào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại... +) Xây dựng chiến lược phát triển chiến lược lâu dài, có các chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp trong nước và cả các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài; tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về hạ tầng thương mại cho phù hợp với bối cảnh mới nhằm tạo môi trường thuận lợi và tạo sự đồng bộ trong phát triển. Mức độ mở cửa thị trường có tác động tích cực đến thu hút đầu tư nước ngoài. Kết quả này tương đồng với hầu hết các kết quả nghiên cứu về thu hút FDI như của Leitao &Faustino (2010) đối với thị trường Bồ Đào Nha, của Jabri & Brahim (2015) đối với thị trường các quốc gia Đông Á và Bắc Phi và của Amal et al (2010) đối với thị trường các nước Mỹ Latin. Mức độ mở cửa thị trường càng lớn có nghĩa thị trường càng có ít các rào cản, qua đó việc thâm nhập thị trường sẽ dễ dàng hơn và do đó, thu hút FDI sẽ nhiều hơn. Thế giới đang Bảng 7. Kết quả chạy hồi quy của các mô hình Variable OLS REM FEM C 2.352 2.519 17.655 MKS 0.000 0.000 -0.000 MKG 0.873 0.9536*** 1.0377*** INF -0.203 -0.1165 -0.038 MKO 0.078 0.069*** 0.096*** COR -0.131 0.7282 -0.490 POL 0.771 0.301 -0.523 XCH 0.000 0.000*** 0.000*** Kiểm định F 74.64*** 22.73*** 37.63*** Wald 29.25*** Hausman 24.75*** Mức ý nghĩa: ***1%, **5%, *10% Nguồn: Kết quả chạy mô hình trên Eview TRẦN NGỌC MAI - NGUYỄN HƯƠNG GIANG - CAM THỊ DIỆU LINH - ĐINH PHÚC HƯNG - PHẠM MAI PHƯƠNG 11Số 222- Tháng 11. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng phát triển theo xu hướng tự hoá thương mại và đầu tư, xoá bỏ các rào cản và điều tiết của chính phủ. Các quốc gia có thể thúc đẩy mở cửa thị trường nhằm thu hút dòng vốn FDI thông qua các cách sau: miễn giảm các hàng rào thuế quan, hạn ngạch, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo quyền lợi phát triển của các doanh nghiệp trong nước để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và phát triển bền vững; Thúc đẩy ký kết các hiệp định thương mại quốc tế; Hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước bằng các chính sách thuế... Tỷ giá có tác động tích cực đến thu hút đầu tư nước ngoài. Kết quả này tương đồng với các lý luận lý thuyết và với kết quả nghiên cứu của Jabri & Brahim (2015) đối với thị trường các quốc gia Đông Á và Bắc Phi. Tuy nhiên trong trường hợp thu hút đầu tư của top 15 quốc gia nhận đầu tư FDI nhiều nhất thế giới, tác động của tỷ giá rất nhỏ gần như bằng 0. Lý do giải thích cho hiện tượng này qua quan sát là do top 15 nước nhận nhiều vốn FDI nhất trên thế theo đuổi những chế độ tỷ giá khác nhau, có quốc gia thả nổi tỷ giá cũng có quốc gia kiểm soát tỷ giá. Do đó, tác động của tỷ giá bị chung hoà trên mẫu nghiên cứu này và không được phản ánh rõ ràng mặc dù có ý nghĩa thống kê. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này không tránh khỏi những hạn chế nhất định và đây chính là cơ sở cho các nghiên cứu trong tương lai tiếp tục kế thừa và phát triển. Thứ nhất, trong nghiên cứu, nhóm tác giả lựa chọn phân tích 7 yếu tố, tuy nhiên trên thực tế có thể có nhiều yếu tố khác cũng có tác động nhưng chưa được kể đến hoặc bị bỏ qua. 7 yếu tố này tập trung vào các đặc điểm hữu hình của các địa điểm nhận vốn đầu tư mà bỏ qua những yếu tố vô hình như thương hiệu quốc gia, uy tín doanh nghiệp. Thứ hai, phương thức chọn mẫu 15 quốc gia nhận FDI nhiều nhất có thể chưa mang tính khái quát cao, các nghiên cứu tiếp theo có thể đưa ra các cơ sở chọn mẫu khác, đồng thời đưa ra sự so sánh kết quả theo nhóm các quốc gia ở các khu vực địa lý, kinh tế khác nhau để nội dung phân tích đầy đủ và có chiều sâu hơn. Thứ ba, do tính cập nhật và tính sẵn có của số liệu bị hạn chế, số liệu mẫu được sử dụng trong phân tích với chuỗi thời gian chỉ có độ dài 10 năm (từ năm 2009- 2018), trong khi đó chuỗi thời gian càng dài thì kết quả nghiên cứu càng đáng tin cậy. Do đó, cần có nghiên cứu với số lượng mẫu lớn nhằm nâng cao tính tin cậy của kết quả nghiên cứu. ■ Tài liệu tham khảo Amal, M., Tomio, B. T., Raboch, H., (2010), “Determinants of foreign direct investment in Latin America”, Globalization Competitiveness & Governability Journal, Vol 4, No 3, pp. 116-133. Asiedu E. (2002), “On the Determinants of Foreign Direct Investment to Developing Countries: Is Africa Different?” World Development, vol. 30, issue 1, pp.107-119 Bartels F., Kratzsch S., and Eicher M. (2008), “Foreign Direct Investment in Sub- Saharan Africa: Determinants and Location Decisions. Vienna, Austria: United Nations Industrial Development Organization”, Research and Statistics Branch, WP 08/2008. Beven A. & Estrin S. (2000), “The Determinants of Foreign Direct Investment in Transition Economies”, No 342, William Davidson Institute Working Papers Series from William Davidson Institute at the University of Michigan. Chauvin N. (2013), “FDI Flows in the MENA Region: Features and Impacts”, Institute for Emerging Market Studies (IEMS), Moscow School of Management, 13. Dhakal, Nag, Pradhan & Upadhyaya (2010), “Exchange Rate Volatility and Foreign Direct Investment: Evidence From East Asian Countries”, International business and economics research journal, Vol. 9 No. 7, pp. 121-128. Dunning, J.H. (1993) Multinational Enterprises and the Global Economy. Addison Wesley, New York. Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu trường hợp 15 quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới 12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 222- Tháng 11. 2020 Dupasquier C. and Osakwe P.N. (2006), “Foreign Direct Investment in Africa: Performance, Challenges, and Responsibilities”, Journal of Asian Economics, 17(2): 241-260. El Banna A., Hamzaoui-Essoussi L., and Papadopoulos N. (2017), “A Comparative Cross-National Examination of Online Investment Promotion”, Journal of Euromarketing, 25(3-4): 131-146. Francis J., Zheng C., and Mukherji A. (2009), “An Institutional Perspective on Foreign Direct Investment: A Multi-Level Framework”, Management International Review, 49(5): 565-583. Froot, Kenneth A, and Jeremy C Stein (1991), “Exchange Rates and Foreign Direct Investment: An Imperfect Capital Markets Approach”, Quarterly Journal of Economics 106 (Nov): 1191-1217. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. NXB Hồng Đức. Hunya G. (2002), “FDI in South-Eastern Europe in the Early 2000s”, Vienna, Austria: Vienna Institute for International Economic Studies, Research Reports: July. Jabri A. & Brahim M. (2015), “Institutional Determinants of Foreign Direct Investment in MENA Region: Panel Co- Integration Analysis”, Journal of applied business research, Vol.31, No.5, pp. 2001-2006. Kandiero T. and Chitiga M. (2006), “Trade Openness and Foreign Direct Investment in Africa”, South African Journal of Economic and Management Sciences, 9(3): 355-370. Leitao N. and Faustino H. (2010), “Determinants of Foreign Direct Investment in Portugal”, Journal of Applied Business and Economics, 11(3): 2007. Massoud N. (2008), “FDI and Growth in Emerging Markets: Does the Sectoral Distribution Matter – The Case of Egypt”, Emerging Market Group, Working Paper Series. Mauro P. (1995), “Corruption and growth”, The quarterly journal of economics, Vol.110, No.3, pp. 681-712. Nguyễn Quỳnh Thơ (2017), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng. Oluwaseyi, Musibau & Mahmood, Suraya & Hammed, Agboola. (2017).“The Impact of Foreign Capital Inflows, Infrastructure and Role of Institutions on Economic Growth: An Error Correction Model”, Journal of Economic Studies. 3. 35-49. Onyeiwu S. and Hemanta S. (2004), “Determinants of Foreign Direct Investment”, Journal of Developing Societies, 20(1): 89-106. Pillai R. (2013), “Determinants of Inward FDI to India: A Factor Analysis of Panel Data”, Journal of Contemporary Management Research, 7(1): 1-16. Pravakar Sahoo (2006), “Foreign Direct Investment in South Asia: Policy, Trends, Impact and Determinants”, Asian Development Bank, License: CC BY 3.0 IGO. Sichei & Kinyondo (2012), “Determinants of Foreign Direct Investment in Africa: A Panel Data Analysis”, Global Journal of Management and Business, Vol. 12 No. 18, pp Yasmin, B., Hussain, A., Chaudhary, M. A. (2003), “Analysis of Factors Affecting Foreign Direct Investment in Developing Countries”, Pakistan Economic and Social Review, Vol 12, No 1&2, pp. 59- 75.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_yeu_to_tac_dong_den_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai.pdf
Tài liệu liên quan