Thứ nhất, theo quy định của BLTTHS
2015, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập
chứng cứ “theo quy định của Bộ luật này”,
còn người bào chữa không bị ràng buộc bởi
điều khoản tương tự22. Điều này có nghĩa là
luật cho phép người bào chữa có quyền thu
thập chứng cứ, nhưng lại không quy định cụ
thể về trình tự, thủ tục để thu thập chứng cứ.
Việc không quy định rõ ràng trình tự, thủ tục
về hoạt động thu thập chứng cứ của người
bào chữa dẫn đến không có căn cứ để đánh
giá tính hợp pháp của chứng cứ được thu
thập bởi người bào chữa. Việc BLTTHS
không quy định rõ ràng căn cứ pháp lý để
xác định tính hợp pháp của các chứng cứ
được thu thập bởi người bào chữa dễ dẫn đến
sự tùy tiện trong việc thu thập chứng cứ của
người bào chữa và sự tùy tiện trong việc xác
định tính hợp pháp của các chứng cứ đó của
hội đồng xét xử. Mặt khác, chính vì không
có căn cứ pháp lý cho trình tự, thủ tục thu
thập nên nhiều trường hợp người bào chữa
không thể thu thập được chứng cứ mình
mong muốn do người được yêu cầu cho lời
khai hoặc người được yêu cầu cung cấp tài
liệu không hợp tác. Từ đó, làm suy yếu
quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa
trên thực tế
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố tranh tụng trong mô hình tố tụng thẩm vấn truyền thống của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tố tụng thẩm vấn - Mô hình tố tụng
hình sự truyền thống của Việt Nam trước
năm 2015
Đặc điểm đầu tiên mang tính đại diện
của tố tụng thẩm vấn là giá trị tối cao của
việc khám phá sự thật vụ án. Mô hình tố tụng
thẩm vấn được xây dựng dựa trên “truth
theory” (thuyết sự thật), còn tố tụng tranh
tụng lại dựa trên “fight theory” (thuyết đấu
tranh)1. Mục đích cuối cùng của tố tụng thẩm
vấn là tìm ra sự thật vụ án (seeking the
truth). Từ việc khám phá sự thật vụ án thì tòa
án mới ban hành phán quyết đúng đắn, và
người có tội bị kết án, người vô tội được tự
do. Chính vì sự quan trọng của việc khám
phá sự thật vụ án, tố tụng thẩm vấn thường
không đặt ra nhiều rào cản về mặt trình tự,
thủ tục trong quá trình thu thập chứng cứ nếu
các trình tự thủ tục đó không ảnh hưởng đến
tính khách quan của chứng cứ2. Tại Việt
13Số 7(407) - T4/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
CÁC YẾU TỐ TRANH TỤNG
TRONG MÔ HÌNH TỐ TỤNG THẨM VẤN TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM
Võ Minh Kỳ
Thạc sĩ, Kiểm sát viên sơ cấp, Viện kiểm sát nhân dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Thông tin bài viết:
Từ khoá: Tố tụng tranh tụng, tố tụng
thẩm vấn, tố tụng hình sự, quyền im
lặng, quyền có người bào chữa.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 08/03/2020
Biên tập : 18/03/2020
Duyệt bài : 21/03/2020
Article Infomation:
Keywords: adversarial trial;
inquisitorial trial; criminal procedure;
right to silence; right to defense
counsel.
Article History:
Received : 08 Mar. 2020
Edited : 18 Mar. 2020
Approved : 21 Mar. 2020
Tóm tắt:
Mô hình tố tụng hình sự truyền thống của Việt Nam là mô hình tố
tụng thẩm vấn, đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, bao gồm vấn đề tính
công bằng của phiên tòa và quyền con người. Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015 đã quy định một số yếu tố tranh tụng nhằm khắc phục
các khiếm khuyết trên. Bài viết cung cấp một góc nhìn tổng quát về
mô hình tố tụng truyền thống của Việt Nam và phân tích các yếu tố
tranh tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Abstract:
The traditional criminal justice system in Vietnam is the inquisitorial
trial model, over the time, the system has posed several shortcomings,
including the unfair trial and the harm to human rights. The Code of
Criminal Procedure of 2015 attempts to introduce adversarial
elements aiming to fix these deficiencies. This article firstly provides
a general picture of the traditional criminal justice system in Vietnam
and its deficiencies. Then, it also provides analysis of the new
adversarial elements regulated in the Code of Criminal Procedure
of 2015.
1 John H. Langbein, Comparative Criminal Procedure: Germany, West Group, 1977, p.58.
2 Mirjan Damaska, “Evidentiary Barriers to Conviction and Two Models of Criminal Procedure: A
Comparative Study,” University of Pennsylvania Law Review, Vol.121 (3), 1973, p.76.
Nam, khám phá sự thật vụ án là mục đích
cuối cùng và cũng là giá trị cao nhất của tố
tụng3. Do đó, các vi phạm về mặt tố tụng
trong quá trình điều tra thường không ảnh
hưởng đến phán quyết của Tòa án hay dẫn
đến sự loại trừ chứng cứ, nếu những vi phạm
đó không dẫn đến chứng cứ sai trái.
Thứ hai, vai trò chủ động của thẩm phán
trong việc thu thập và trình bày chứng cứ tại
phiên tòa. Tòa án tối cao Hoa Kỳ từng viết
“Điều khiến cho một hệ thống mang tính
tranh tụng hơn thẩm vấn là sự xuất hiện của
một vị thẩm phán không thực hiện các cuộc
điều tra pháp lý, mà thay vào đó là xét xử
dựa trên chứng cứ do hai bên trong phiên tòa
trình bày”4. Ở Việt Nam, sau khi nhận hồ sơ
vụ án và quyết định truy tố từ Viện kiểm sát,
thẩm phán có quyền yêu cầu điều tra thu
thập thêm chứng cứ nếu thấy cần thiết.
Ngoài ra, tại phiên tòa, thẩm phán là người
điều hướng phiên tòa, và cũng là người kiểm
tra nhân chứng thay vì là luật sư hai bên. Tại
phiên tòa, vai trò của kiểm sát viên và người
bào chữa hạn chế hơn so với thẩm phán.
Thứ ba, trong hội đồng xét xử sơ thẩm
còn có sự tham gia của hội thẩm. Mặc dù hội
thẩm không phải là thẩm phán nhưng có
quyền biểu quyết ngang với thẩm phán. Tuy
nhiên, trên thực tế ý kiến của thẩm phán
đóng vai trò quan trọng đối với quyết định
của hội đồng xét xử.
Thứ tư, trong việc giới thiệu chứng cứ
tại phiên tòa, các phiên tòa tranh tụng được
thực hiện theo mô hình lời khai trực tiếp
(live testimony) tại phiên tòa trong khi các
phiên tòa thẩm vấn lại chủ yếu dựa vào hồ
sơ vụ án (case file/ dossier)5. Đây cũng là
đặc điểm của tố tụng tại Việt Nam khi mọi
chứng cứ được xem xét tại phiên tòa phải
được thu thập và lưu giữ trong hồ sơ vụ án,
và phiên tòa chỉ là sự kiểm tra lại các chứng
cứ có trong hồ sơ này. Mặt khác, người làm
chứng cũng không cần thiết xuất hiện tại
phiên tòa nếu họ đã có sẵn lời khai trong hồ
sơ vụ án.
Thứ năm, tố tụng hình sự Việt Nam
không áp dụng các nguyên tắc loại trừ chứng
cứ (exclusionary rules of evidence). Thay
vào đó, việc kiểm tra đánh giá chứng cứ tập
trung vào ba yếu tố: tính khách quan, tính
liên quan, và tính hợp pháp6. Cụ thể hơn, tính
khách quan có nghĩa là chứng cứ phải có thật;
tính liên quan có nghĩa là chứng cứ phải chứa
đựng thông tin liên quan đến các vấn đề cần
phải chứng minh của vụ án; còn tính hợp
pháp có nghĩa là chứng cứ phải được thu thập
theo trình tự, thủ tục do luật định.
Thứ sáu, người bị buộc tội trong tố
tụng hình sự ở Việt Nam không có quyền giữ
im lặng trong các giai đoạn của tố tụng.
Trước năm 2015, ý niệm về tính tự nguyện
(voluntariness) của lời khai, một khái niệm
trung tâm khi đánh giá lời khai ở các nước
theo mô hình tố tụng tranh tụng, không được
thừa nhận trong tố tụng hình sự Việt Nam.
Bởi lẽ, sự thật vụ án chỉ có thể được khám
Số 7(407) - T4/202014 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
3 Le Huu The, and Nguyen Thi Thuy, “Perfecting the Criminal Procedure Model in Vietnam”, Vietnam Law
and Legal Forum Magazine, 2011,
model-in-vietnam-4003.html, truy cập ngày 20/11/2019.
4 Nguyên văn: “What makes a system adversarial rather than inquisitorial” is simply “the presence of a
judge who does not conduct the factual and legal investigation himself, but instead decides on the basis of
facts and arguments pro and con adduced by the parties”. Tham khảo tại án lệ McNeil v. Wisconsin, 501
US 171 (1991).
5 David Alan Sklansky, “Anti-Inquisitorialism”, Havard Law Review, Vol. 122 (6), 2009, p.1650.
6 Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
15Số 7(407) - T4/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
phá trọn vẹn nếu có được sự mô tả từ lời khai
của chính người thực hiện hành vi tội phạm7.
Do đó, một lời khai có giá trị chứng minh sự
thật vụ án thì vẫn có thể được chấp nhận dù
lời khai đó được đưa ra dưới sự ép buộc ở
mức độ nhất định.
2. Khiếm khuyết của mô hình tố tụng
thẩm vấn
Với việc theo đuổi mô hình tố tụng thẩm
vấn, nền tư pháp hình sự Việt Nam thực sự
đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc
phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tỷ lệ phát
hiện tội phạm đạt cao (trên 70%), trong đó
án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
đạt gần 95% số vụ phạm tội xảy ra, việc bỏ
lọt tội phạm và người phạm tội được hạn chế
một cách căn bản8. Tuy nhiên, sự nhấn mạnh
quá mức đến việc tìm kiếm sự thật vụ án
nhằm đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tội
phạm tất yếu dẫn đến sự coi nhẹ các giá trị
khác trong tố tụng, nổi bật nhất là tính công
bằng của phiên tòa và các quyền con người
của người bị buộc tội.
Có ý kiến cho rằng, mô hình tố tụng
thẩm vấn tất yếu sẽ dẫn đến thiên kiến buộc
tội của thẩm phán9. Có thể thấy, các chứng
cứ của vụ án được thu thập và thể hiện trong
hồ sơ vụ án, cũng thể hiện quan điểm của cơ
quan công tố và cơ quan điều tra. Bởi chức
năng buộc tội, nên hồ sơ vụ án thường nhấn
mạnh đến các chứng cứ buộc tội hơn là
chứng cứ vô tội. Các chứng cứ không phù
hợp với quan điểm và nhận định của cơ quan
công tố và cơ quan điều tra có thể bị bỏ qua,
vô tình hoặc cố ý, trong quá trình xây dựng
hồ sơ vụ án10. Vì lẽ đó, khi thẩm phán xem
xét hồ sơ vụ án sẽ thường bị ấn tượng bởi
chứng cứ buộc tội hơn là các dấu hiệu vô tội.
Mặt khác, mặc dù người bị buộc tội và người
bào chữa có quyền thu thập tài liệu để chứng
minh sự vô tội, nhưng pháp luật tố tụng hình
sự hiện hành lại không hề quy định bất kỳ
quy trình pháp lý mang tính bắt buộc nào
nhằm đưa các tài liệu này vào trong hồ sơ vụ
án để trở thành chứng cứ. Do đó, các chứng
cứ do bên bào chữa đưa ra có thể không
được xem xét bởi thẩm phán tại phiên tòa.
Từ đó, mô hình tố tụng thẩm vấn tất yếu dẫn
đến thiên kiến buộc tội của thẩm phán đối
với người bị buộc tội, và không đảm bảo
được tính công bằng, vô tư, không thiên vị
của phiên tòa hình sự.
Ngoài ra, việc trao quyền lực lớn cho Cơ
quan điều tra và Viện kiểm sát trong khi cơ
chế giám sát việc bảo đảm quyền con người
trong quá trình điều tra còn nhiều hạn chế đã
dẫn đến tình trạng bức cung, nhục hình ở
một số nơi. Theo một báo cáo của Tòa án
nhân dân tối cao, trong giai đoạn 1/1/2012
đến 31/12/2013, có 23 cán bộ điều tra bị
khởi tố với hành vi dùng nhục hình trong
điều tra11. Một số liệu khác của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao cho thấy có 37 bị can bị
truy tố về hành vi bức cung, dùng nhục hình
7 David T. Johnson, The Japanese Way of Justice: Prosecuting Crime in Japan, New York: Oxford University
Press, 2002, p.248.
8 Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Đương và Nguyễn Thị Thủy, Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của việc
đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội năm
2013, tr.130.
9 Monroe Freedman, “Our Constitutionalized Adversary System,” Chapman Law Review, Vol. 1, 1998, p.57.
10 Kent Roach, “Wrongful Convictions: Adversarial and Inquisitoail Theme,” North Carolina Journal of
International Law and Commercial Regulation, Vol. 35, 2010, p.401.
11 Thu Hằng, “Số vụ bức cung, nhục hình có thể nhiều hơn số vụ đã khởi tố,” Báo điện tử Đảng cộng sản
Việt Nam, ngày 11/9/2014, truy cập ngày 25/12/2019.
Số 7(407) - T4/202016 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
từ năm 2006 đến hết tháng 6/201312. Việc sử
dụng nhục hình trong điều tra nhằm lấy lời
khai là sự xâm phạm trực tiếp đến quyền bất
khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của
người bị buộc tội trong tố tụng hình sự.
Đồng thời, các vi phạm về trình tự, thủ tục
hiếm khi dẫn đến sự loại trừ chứng cứ được
thu thập dựa trên sự vi phạm đó cũng không
tạo ra lực cản cho sự vi phạm các quyền cá
nhân của người bị buộc tội để thu thập chứng
cứ nhằm tìm ra sự thật của vụ án.
3. Các yếu tố tranh tụng trong Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015
Nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn
tại trong mô hình tố tụng thẩm vấn truyền
thống, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
(BLTTHS 2015) đã bổ sung một số quy định
nhằm tăng cường yếu tố tranh tụng trong tố
tụng hình sự. Các yếu tố tranh tụng tiêu biểu
đó bao gồm (1) quyền thu thập và trình bày
chứng cứ của người bào chữa, (2) nguyên tắc
tranh tụng và kiểm tra chứng cứ tại phiên tòa,
và (3) quyền im lặng của người bị buộc tội.
Thứ nhất, về quyền thu thập và trình bày
chứng cứ của người bào chữa. Chất lượng
tranh tụng của một mô hình tố tụng phụ
thuộc rất nhiều vào quyền của cả phía công
tố và phía bào chữa trong việc bình đẳng với
nhau khi thu thập, trình bày và kiểm tra
chứng cứ13. Điều 26 BLTTHS 2015 ghi nhận
kiểm sát viên và người bào chữa có có quyền
bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh
giá chứng cứ. Đồng thời, Điều 73 BLTTHS
2015 quy định người bào chữa có quyền thu
thập và trình bày chứng cứ, tài liệu, đồ vật,
và yêu cầu. Tùy thuộc vào từng giai đoạn tố
tụng, khi người bào chữa thu thập chứng cứ
họ phải nộp cho cơ quan tiến hành tố tụng
có thẩm quyền trong giai đoạn đó. Nếu
BLTTHS 2003 cho phép cơ quan tiến hành
tố tụng được quyền quyết định đưa chứng cứ
do người bào chữa giao nộp vào hồ sơ vụ án
hay không, thì BLTTHS 2015 buộc các cơ
quan này có nghĩa vụ phải đưa các chứng cứ
này vào hồ sơ vụ án14.
Thứ hai, về nguyên tắc tranh tụng và
việc trình bày, kiểm tra chứng cứ tại phiên
tòa. Điều 26 BLTTHS 2015 ghi nhận mọi
chứng cứ có ý nghĩa giải quyết vụ án đều
phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại
phiên tòa. Đồng thời, mọi bản án, quyết định
của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra,
đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại
phiên tòa. Như vậy, tại phiên tòa, thẩm phán
không thể chỉ dựa vào chứng cứ trong hồ sơ
vụ án để làm căn cứ phán quyết vụ án, mà
phải đặt nhiều trọng tâm hơn vào diễn biến
tại phiên tòa. Về lý thuyết, căn cứ theo Điều
26 BLTTHS 2015, mọi chứng cứ có trong hồ
sơ vụ án phải được trình bày và kiểm tra tại
phiên tòa. Bất kỳ chứng cứ nào không được
trình bày tại phiên tòa thì không thể được
xem là căn cứ để giải quyết vụ án. Quy định
này được cho là sẽ giúp xây dựng một phiên
tòa công bằng hơn bằng việc trao cho người
bào chữa cơ hội kiểm tra chứng cứ trong hồ
sơ vụ án. Từ đó, thẩm phán sẽ có cơ hội nhìn
nhận những chứng cứ đó từ góc nhìn của
12 Phạm Mạnh Hùng, “Tội bức cung, tội dùng nhục hình - thực trạng và các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng
cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo ở Việt Nam”, Trang tin Đại học
Kiểm sát Hà Nội, truy cập ngày 25/12/2019.
13 Scott Ciment, “How the 2015 Criminal Procedure Code Changes Vietnam’s Criminal Justice Legal
Framework”, Vietnam Law and Legal Forum Magazine, 1 July 2016,
how-the-2015-criminal-procedure-code-changes-vietnams-criminal-justice-legal-framework-5420.html,
truy cập ngày 25/11/2019.
14 Điều 81 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
17Số 7(407) - T4/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
người bào chữa và giảm thiểu khả năng thiên
kiến buộc tội của thẩm phán.
Thứ ba, quyền im lặng vốn được xem là
một trụ cột cần thiết (essential mainstay) của
tố tụng tranh tụng15. BLTTHS 2015 lần đầu
tiên ghi nhận trực tiếp quyền im lặng của
người bị buộc tội. Theo đó, người bị buộc tội
có quyền không bị buộc phải cho lời khai
chống lại mình hoặc buộc phải nhận mình có
tội. Nếu mục đích chính của hai yếu tố tranh
tụng phía trên nhằm thiết lập nên tính công
bằng của phiên tòa, thì sự ghi nhận quyền im
lặng lại nhằm mục đích chống lại tình trạng
sử dụng nhục hình trong điều tra16, từ đó bảo
vệ quyền con người của người bị buộc tội tốt
hơn. Đồng thời, pháp luật cũng ghi nhận các
biện pháp đảm bảo thực thi quyền im lặng.
Các đảm bảo pháp lý đó bao gồm:
(1) Quyền được thông báo quyền của
người bị buộc tội17. Mục đích của biện pháp
này là đảm bảo người bị buộc tội biết và hiểu
rõ quyền của mình, bao gồm quyền im lặng,
và từ đó có thể quyết định đưa ra sự lựa chọn
sử dụng quyền im lặng hay không.
(2) Ghi âm, ghi hình bắt buộc trong mọi
cuộc hỏi cung diễn ra trong cơ sở tạm giữ
hoặc tại trụ sở của Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát đều phải được ghi âm hoặc ghi hình
có âm thanh. Việc ghi âm, ghi hình này
không chỉ nhằm bảo vệ quyền của bị can, mà
còn bảo vệ phía cơ quan điều tra trước các
khiếu nại, tố cáo.
(3) Tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của
lời khai. Theo đó, mọi chứng cứ, bao gồm
lời khai, nếu không được thu thập theo đúng
trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định đều
không được xem là chứng cứ18. Nói cách
khác, tính hợp pháp phải được đảm bảo bằng
sự tuân thủ trình tự, thủ tục theo luật định.
4. Sự tác động của các yếu tố tranh tụng
Nhà nghiên cứu Gunther Tubner cho
rằng khi một thiết chế pháp lý mới được du
nhập vào một xã hội, nó không chỉ đơn giản
là “cấy ghép” (legal transplant) các quy định
từ ngoài vào trong một xã hội mới mà thiết
chế pháp lý vẫn có thể giữ nguyên bản chất,
ý nghĩa ban đầu của chúng; chính xác hơn,
sự du nhập này sẽ kích thích (legal irritants)
tạo ra động lực để (1) tái cơ cấu lại ý
nghĩa/chức năng của chính thiết chế pháp lý
được nhập vào trong xã hội mới và (2) thay
đổi cả bối cảnh bên trong xã hội có liên quan
đến thiết chế đó19. Lý giải cho điều này là
bởi các thiết chế pháp lý mới sẽ phải đối đầu
với các quy định, văn hóa pháp lý, tư duy
pháp lý cũ sẽ làm biến đổi các thiết chế được
du nhập vào; và ngược lại, dưới tác động của
quyền lực nhà nước, các thiết chế mới cũng
sẽ làm biến đổi phần nào những mặt có liên
quan của xã hội tiếp nhận các thiết chế này.
Có thể thấy rằng, sự tác động của các
yếu tố tranh tụng lên hệ thống tố tụng thẩm
vấn của Việt Nam đã tạo ra những sự thay
đổi nhất định. Vai trò và vị thế của người bào
chữa đã được nâng lên đáng kể trong tương
15 Nguyên văn: “The privilege against self-incrimination—the essential mainstay of our adversary system—
” Tham khảo tại án lệ Miranda v. Arizona, 384 US 436 (1966).
16 Xem thêm Lê Kiên, “Tranh luận sôi nổi về quyền im lặng”, Báo điện tử Tuổi Trẻ, ngày 28/5/2015,
truy cập
ngày 21/11/2019.
17 Điểm c, khoản 1, Điều 58; điểm b, khoản 2, Điều 59; điểm b, khoản 2, Điều 60; điểm c, khoản 2, Điều 61
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
18 Khoản 2, Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
19 Teubner, Gunther, Legal Irritants: Good Faith in British Law or How Unifying Law Ends Up in New
Differences (1998), Modern Law Review, Vol. 61, p.12.
Số 7(407) - T4/202018 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
quan với Kiểm sát viên. Nhiều trường hợp
người bào chữa đã tự thu thập chứng cứ để
làm luận cứ bào chữa chứ không chỉ trông
chờ vào hồ sơ vụ án được cung cấp bởi Viện
kiểm sát, Tòa án. Theo luật sư Phan Trung
Hoài, đây là các quy định quan trọng giúp
gia tăng địa vị tố tụng của người bào chữa20,
từ đó có được vị trí cân bằng hơn với Kiểm
sát viên trong quá trình tố tụng và thiết lập
nên một phiên tòa công bằng giữa bên buộc
tội với bên gỡ tội. Mặt khác, tại phiên tòa,
Viện kiểm sát và Tòa án cũng chú trọng đến
việc tranh tụng và diễn biến tại phiên tòa hơn
là chỉ căn cứ vào hồ sơ vụ án. Cả hai ngành
kiểm sát và tòa án cũng đã có những văn bản
nghiệp vụ hướng dẫn đòi hỏi việc nâng cao
chất lượng tranh tụng, như việc tổ chức
phiên tòa rút kinh nghiệm theo tinh thần cải
cách tư pháp là yêu cầu đối với từng kiểm
sát viên và thẩm phán trong mỗi năm. Hai
yếu tố này đều góp phần đảm bảo tính công
bằng của phiên tòa giữa hai phía buộc tội và
gỡ tội, tránh xu hướng thiên lệch về phía
buộc tội như trước đây.
Trong một số vụ án, người bị buộc tội
đã bắt đầu sử dụng quyền im lặng và được
người tiến hành tố tụng tôn trọng21. Việc sử
dụng quyền im lặng của người bị buộc tội
cũng khiến cho người tiến hành tố tụng phải
cân nhắc và hạn chế hơn việc sử dụng các
biện pháp chính thống (hoặc phi chính
thống) để cưỡng ép việc cung cấp lời khai
của người bị buộc tội. Kết hợp với quy định
về ghi âm/ghi hình khi hỏi cung bị can, yếu
tố này góp phần bảo vệ người bị buộc tội
trước khả năng sử dụng nhục hình nhằm
cưỡng ép việc lấy lời khai người bị buộc tội.
Tuy nhiên, các quy định hiện hành liên
quan đến tranh tụng còn có một số bất cập
cần được khắc phục sau đây:
Thứ nhất, theo quy định của BLTTHS
2015, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập
chứng cứ “theo quy định của Bộ luật này”,
còn người bào chữa không bị ràng buộc bởi
điều khoản tương tự22. Điều này có nghĩa là
luật cho phép người bào chữa có quyền thu
thập chứng cứ, nhưng lại không quy định cụ
thể về trình tự, thủ tục để thu thập chứng cứ.
Việc không quy định rõ ràng trình tự, thủ tục
về hoạt động thu thập chứng cứ của người
bào chữa dẫn đến không có căn cứ để đánh
giá tính hợp pháp của chứng cứ được thu
thập bởi người bào chữa. Việc BLTTHS
không quy định rõ ràng căn cứ pháp lý để
xác định tính hợp pháp của các chứng cứ
được thu thập bởi người bào chữa dễ dẫn đến
sự tùy tiện trong việc thu thập chứng cứ của
người bào chữa và sự tùy tiện trong việc xác
định tính hợp pháp của các chứng cứ đó của
20 Phan Trung Hoài, Những điểm mới về chế định bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2016, tr.252.
21 Điển hình như tại một số vụ án Trương Hồ Phương Nga bị xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vụ án
Hoàng Công Lương về tội vô ý gây chết người, vụ án Nguyễn Hải Nam và Lâm Hoàng Tùng về tội xâm
phạm chỗ ở của người khác. Xem thêm tại Hoàng Yến, “Vì sao hoa hậu Phương Nga im lặng trước tòa?,”
Báo Pháp luật TP. HCM, ngày 23/6/2017, https://plo.vn/phap-luat/vi-sao-hoa-hau-phuong-nga-im-lang-
truoc-toa-710409.html, truy cập ngày 15/02/2020; Hoàng Lam và Quang Huy, “Hoàng Công Lương giữ
quyền im lặng, từ chối trả lời Viện kiểm sát”, Báo điện tử Zing, ngày 16/01/2019,
https://news.zing.vn/hoang-cong-luong-giu-quyen-im-lang-tu-choi-tra-loi-vien-kiem-sat-post909140.html,
truy cập ngày 15/02/2020; Xuân Duy, “Nguyên phó Chánh án quận 4 giữ quyền im lặng”, Báo điện tử
Dân Trí, ngày 27/02/2020, https://dantri.com.vn/phap-luat/nguyen-pho-chanh-an-quan-4-giu-quyen-im-
lang-20200227182928220.htm, truy cập ngày 02/03/2020.
22 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
19Số 7(407) - T4/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
hội đồng xét xử. Mặt khác, chính vì không
có căn cứ pháp lý cho trình tự, thủ tục thu
thập nên nhiều trường hợp người bào chữa
không thể thu thập được chứng cứ mình
mong muốn do người được yêu cầu cho lời
khai hoặc người được yêu cầu cung cấp tài
liệu không hợp tác. Từ đó, làm suy yếu
quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa
trên thực tế23.
Thứ hai, nguyên tắc tranh tụng và việc
trình bày, kiểm tra chứng cứ tại phiên tòa, để
đảm bảo nguyên tắc tranh tụng, lời khai của
người làm chứng cũng phải được kiểm tra
tại phiên tòa chứ không chỉ dựa vào lời khai
được thể hiện trong các biên bản đã được thu
thập trong giai đoạn điều tra, truy tố. Tuy
nhiên, BLTTHS 2015 lại cho phép, trong
trường hợp người làm chứng vắng mặt và đã
có lời khai trong giai đoạn điều tra – truy tố,
thì phiên tòa vẫn tiếp tục diễn ra. Ngay cả
khi những lời khai đó có chứa đựng thông
tin về những vấn đề quan trọng của vụ án,
thì hội đồng xét xử vẫn có quyền tùy nghi
lựa chọn việc tiếp tục xét xử hay hoãn phiên
tòa24. Các căn cứ pháp lý làm cơ sở cho sự
tùy nghi lựa chọn của Tòa án trong việc xét
xử vụ án với sự vắng mặt của người làm
chứng lại không được quy định. Vô hình
chung, quy định này đã làm suy giảm chức
năng của nguyên tắc bản án, quyết định của
Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra,
đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại
phiên tòa25.
Thứ ba, quyền im lặng của người bị
buộc tội không đóng bất kỳ một vai trò nào
trong việc đánh giá lời khai. Có thể nói, yếu
tố không bị ép buộc, hay còn gọi là tính tự
nguyện là yếu tố cơ bản nhất của quyền im
lặng, nhằm đảm bảo sự tự do ý chí trong việc
lựa chọn đưa ra lời khai hoặc lời thú tội hay
không của người bị buộc tội. Như vậy, để
quyền im lặng có thể được thực thi trên thực
tế, bên cạnh các quy định cho phép và bảo
đảm người bị buộc tội sử dụng quyền im
lặng trong quá trình lấy lời khai, thì các lời
khai là kết quả của sự vi phạm quyền im lặng
cũng phải bị loại trừ. Có nghĩa là, tính chất
tự nguyện của lời khai phải là một yếu tố để
đánh giá lời khai. Tuy nhiên, BLTTHS 2015
đã bỏ sót yếu tố này trong quy định về đánh
giá lời khai của người bị buộc tội. Nếu sự tự
nguyện này không là một yếu tố để đánh giá
lời khai, thì có thể kết luận rằng, quyền im
lặng chỉ là một quyền lý thuyết bởi trong
trường hợp quyền này bị xâm phạm trên
thực tế thì không có cơ chế pháp lý để chống
lại sự vi phạm này26.
Tóm lại, về cơ bản, có thể nhận thấy, các
yếu tố tranh tụng trong BLTTHS 2015 nhằm
khắc phục các khiếm khuyết của mô hình tố
tụng thẩm vấn truyền thống, giúp phiên tòa trở
nên công bằng hơn, và việc bảo vệ quyền của
người bị buộc tội tốt hơn, chứ không làm thay
đổi cách thức vận hành của cả hệ thống tố
tụng. Việc BLTTHS 2015 không lựa chọn các
yếu tố tranh tụng khác như hệ thống bồi thẩm
đoàn hay các nguyên tắc loại trừ chứng cứ thể
hiện tính cẩn trọng bởi các yếu tố này có thể
dẫn đến sự cơ cấu lại một cách toàn diện cách
thức mà hệ thống tố tụng hoạt động n
23 Xem thêm Võ Minh Kỳ và Nguyễn Phương Anh, “Bàn về tính hợp pháp của chứng cứ được thu thập bởi
người bào chữa”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9 (330), 2019: tr.54-59.
24 Điều 293 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
25 Xem thêm Võ Minh Kỳ và Võ Hồng Phượng, “Kiểm tra lời khai của người làm chứng tại phiên tòa hình
sự tranh tụng”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, ngày 29/6/2018,
hanh-phap-luat.aspx?ItemID=480.
26 Xem thêm Võ Minh Kỳ, “Đánh giá lời khai của người bị buộc tội theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12 (356), 2017: tr.21-26.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_tranh_tung_trong_mo_hinh_to_tung_tham_van_truyen.pdf