The study proposes a watershed allocation framework based on hierarchical analysis (AHP) to
provide a toolkit that supports decision-making processes in determining optimal allocation. The
paper focuses on the optimal analysis of the water allocation plan with the results obtained as a
priority and allocation ratio based on the AHP hierarchy analysis through the DAME model to find
a common solution in Allocated to socio-economic development in the whole Vu Gia-Thu Bon river
basin. The study to determine the water allocation scenarios for Quang Nam, Da Nang and the Thu
Bon basin by 2020 based on a multi-criteria AHP analysis for four water users including cropping,
industry, fishery with the result that the proportion corresponding to 5.27%, 25.06%, 58.12%,
11.56% corresponding to the scenario of Quang Nam, 1.60%, 42.80%, 49.60%, 6.00% respectively
scenario Danang; 3.90%, 33.40%, 53.80%, 8.90% respectively of the basin scenario
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách tiếp cận đa tiêu chí trong phân bổ, chia sẻ nguồn nước lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn, Việt Nam - Bùi Du Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 80
BÀI BÁO KHOA H
C
CÁCH TIẾP CẬN ĐA TIÊU CHÍ TRONG PHÂN BỔ, CHIA SẺ
NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG VU GIA THU BỒN, VIỆT NAM
Bùi Du Dương1, Nguyễn Hùng Anh1, Vũ Minh Cát2, Nguyễn Thị Thủy3
Tóm tắt: Nghiên cứu đề xuất một khung phân bổ nước lưu vực dựa trên phương pháp phân tích thứ bậc
(AHP) để cung cấp bộ công cụ hỗ trợ các quy trình ra quyết định trong việc xác định cách phân bổ tối
ưu. Bài báo tập trung phân tích tối ưu phương án phân bổ nguồn nước với kết quả đạt được là thứ tự ưu
tiên và tỷ lệ phân bổ dựa trên phương pháp phân tích thứ bậc AHP thông qua mô hình DAME để tìm ra
phương án chung trong phân bổ, hướng tới phát triển KT-XH chung cả lưu vực sông Vu Gia –Thu Bồn.
Nghiên cứu xác định kịch bản phân bổ nguồn nước đến 2020 của Quảng Nam, Đà Nẵng và lưu vực Vu
gia Thu bồn dựa trên phân tích AHP đa tiêu chí dành cho 4 đối tượng sử dụng nước bao gồm: trồng
trọt, chăn nuôi, công nghiệp, thủy sản với kết quả tỷ lệ phân bổ tương ứng nhu sau:5.27%, 25.06%,
58.12%, 11.56% tương ứng kịch bản Quảng Nam;1.60%, 42.80%, 49.60%, 6.00% tương ứng kịch bản
Đà Nẵng; 3.90%, 33.40%, 53.80%, 8.90% tương ứng kịch bản lưu vực.
Từ khoá: Phương pháp tiếp cận đa tiêu chí; AHP; DAME; Phân bổ nguồn nước; Hạn hán; lưu vực
sông Vu Gia – Thu Bồn
1. ĐẶT VẤN ĐỀ *
Nước được sử dụng bởi các lĩnh vực khác
nhau, do đó giải quyết hạn hán đòi hỏi một cách
tiếp cận liên ngành trong đó các cơ quan chính
phủ khác nhau ở nhiều cấp độ có liên quan.
Điều quan trọng là xác định các ưu tiên phân bổ
và cơ chế chia sẻ giữa những người sử dụng
nước để tránh khủng hoảng nước xảy ra.
AHP là phương pháp phân tích đa tiêu chí đã
được áp dụng tại nhiều nghành, hiện nay, đã có
nhiều nghiên cứu, giáo trình trong nước và
ngoài nước về phân tích AHP, cụ thể: Nghiên
cứu Xây dựng chỉ số hiệu suất bền vững tổng
hợp cho ngành thép (Singh, et al 2007); Nghiên
cứu đánh giá tính bền vững của các nguồn tài
nguyên nước khu vực theo khuôn khổ DPSIR
(Sun, et al 2016); Nghiên cứu phương pháp GP-
AHP để giải quyết các vấn đề về AHP gây ra
các quyết định nhóm (Yu, et al 2002); Nguyên
tắc cơ bản của việc ra quyết định và lý thuyết ưu
1
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc
gia, Việt Nam
2
Trường Đại học Thủy lợi, Việt Nam
3
Trường Đại học Oregon, Hoa Kỳ
tiên (Saaty, et al 2000); Nghiên cứu đưa ra lựa
chọn trong việc phân bổ nước cho hồ chứa nước
Lam Pao Kalasin bằng cách phân tích AHP
(Kangrang, et al 2012).
Trong phạm vi bài báo này, tác giả giới thiệu
kết quả nghiên cứu khuôn khổ tối ưu phân bổ
nước trong hạn hán và ứng dụng nó trong lưu vực
sông Vu Gia Thu Bồn (VGTB). Các kết quả và
kết quả từ cách tiếp cận mới này không chỉ đóng
góp cho các tài liệu về khung quản lý rủi ro hạn
hán mà còn cung cấp một bộ công cụ dựa trên
bằng chứng hữu ích cho người ra quyết định để
đáp ứng và thích nghi với hạn hán trong thực tế.
2. GIỚI THIỆU VỀ VÙNG NGHIÊN
CỨU VÀ DỮ LIỆU TÍNH TOÁN
2.1 Vùng nghiên cứu
Hình 1. Lưu vực sông Vu Gia -Thu Bồn
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 81
Sông Vu Gia - Thu Bồn được bắt nguồn từ
vùng núi cao sườn phía Đông của dãy Trường
Sơn, Bồn gồm 2 nhánh chính bao gồm: (1). Sông
Vu Gia gồm nhiều nhánh sông hợp thành, đáng
kể là các sông Đak Mi (sông Cái), sông Bung,
sông A Vương, sông Con. Sông Vu Gia có chiều
dài đến cửa ra tại Đà Nẵng là 204 km; (2). Sông
Thu Bồn được bắt nguồn từ vùng biên giới 3 tỉnh
Quảng Nam, Kon Tum và Quảng Ngãi.
2.2 Các điều kiện tính toán
Tính toán theo kịch bản phát triển kinh tế xã
hội của 2 tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng thuộc
lưu vực đến 2020, định hướng đến 2025 với thời
kỳ nền 2016.
Bảng 1. Số liệu đầu định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ cho Quảng Nam và Đà Nẵng
Đối tượng
Quảng Nam Đà Nẵng
Lượng nước
sử dụng (m3)
GTSX1
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
ngành (%)
Tăng trưởng
(%/năm)
Lượng nước
sử dụng (m3)
GTSX2
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
ngành (%)
Tăng trưởng
(%/năm)
Trồng trọt 19,266 8,993.62 3 4 17,500 430.23 0.21 1.5
Chăn nuôi 57.67 6,123.67 4 13.65 57.67 581.32 0.21 4
Công nghiệp 7300 171,524.46 46 15 10,950 88,156.85 42.80 12.3
Thủy sản 15,360 3,854.89 3 16 4,000 46.92 1.17 5.7
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Sơ đồ khung tiếp cận tính toán
Bước 5. Xác định lượng nước sử dụng để phân bổ
Lượng nước có thể phân bổ được xác định bằng hiệu số giữa
lượng nước đến và lượng nước ưu tiên
Bước 6. Xác định tiêu chí và yêu cầu đặt ra
Tiêu chí và yêu cầu đặt ra đối với từng tiêu chí sẽ tương ứng
với kịch bản phân bổ (tham vấn chuyên gia)
Bước 2. Xác định đối tượng sử dụng nước chính
Xem xét các đối tượng sử dụng nước chính dựa trên các tiêu
chí về diện tích sản xuất, giá trị kinh tế nước và tiêu chuẩn
dùng nước,...
Bước 3. Xác định lượng nước đến
Xác định lượng nước đến ứng với tần suất 85,95%trong
trường hợp hạn hán, cực đoan về nước
Bước 4. Xác định lượng nước nước ưu tiên
Lượng nước sử dụng ưu tiên được xác định dành cho sinh
hoạt và dòng chảy tối thiểu
Bước 1. Xác định mục tiêu và k ịch bản phân bổ
Xem xét các mục tiêu và kịch bản phân bổ trong thời kỳ hạn
hán và thiếu nước
Bước 7. Xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ
Xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ nguồn nước cho các
đối tượng sử dụng nước chính tương ứng kịch bản đề ra
Bước 8. Xác định lượng nước phân bổ
Lượng nước phân bổ tương ứng với từng kịch bản dành cho
các đối tượng sử dụng nước chính dựa trên cac tiêu chí và
mục tiêu đặt ra được thiết lập hoàn chỉnh trong DAME
Bước 9. Kết quả phân bổ và báo cáo
DAME
Hình 2. Sơ đồ khung phân bổ nước lưu vực
trong thời kỳ hạn hán, thiếu nước
3.2 Phương pháp phân tích thứ bậc AHP
và mô hình DAME phân tích ra quyết định*
Được phát triển bởi Saaty và Vargas (1987),
AHP là một trong những phương pháp ra quyết
định đa tiêu chí mạnh mẽ và phổ biến nhất đối phó
với các vấn đề đa dạng và không có cấu trúc như
khoa học chính trị, kinh tế, xã hội và quản lý (Yu,
et al 2002). AHP là phương pháp thường được sử
dụng để giải quyết các vấn đề ra quyết định trong
1
GTSX 2020 dựa trên tốc độ tăng trưởng với GTSX nền
nằm trong NGTK Quảng Nam và Đà Nẵng 2016
2 GTSX 2020 dựa trên tốc độ tăng trưởng với GTSX nền
nằm trong NGTK Quảng Nam và Đà Nẵng 2016
các lĩnh vực ứng dụng khác nhau như các vấn đề
về tính bền vững và khu vực có vấn đề tài nguyên
nước (Sun, et al 2016) do khả năng đối phó với
các vấn đề đa chiều như vậy.
DAME (Decision Analysis Module for
Excel) là công cụ phân tích cấp bậc thường
được sử dụng là cách tiếp cận để hỗ trợ đưa ra
quyết định giải quyết các vấn đề. Có rất nhiều
chương trình, phần mềm sử dụng cách tiếp cận
đó tuy nhiên nhược điểm chính của là tương đối
đắt và thiếu tính toán trung gian. DAME có ưu
điểm là có thể làm việc với các kịch bản hoặc
nhiều người ra quyết định và hiển thị các tính
toán trung gian.
Hình 3. Bảng thiết lập phân tích đa tiêu chí
trong mô hình DAME
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 82
Người dùng có thể cấu trúc mô hình quyết
định của họ thành ba cấp độ - kịch bản/người ra
quyết định (scenarios), tiêu chí (criterias) và
biến thể (variants). Tất cả các cấp độ trên có thể
được đánh giá bằng trọng lượng (weight) hoặc
so sánh theo cặp (pair-wise comparisons).
3.3 Phương pháp tính toán nhu cầu nước
Tiêu chuẩn dùng nước bao gồm: Trồng trọt:
Dựa trên: (1) Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng
Nam; và (2) Quy hoạch tài nguyên nước mặt tại
thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 và tầm nhìn
đến năm 2035, tổng lượng nước được sử dụng
để canh tác như sau: Quảng Nam: 19.266m3/ ha;
Đà Nẵng: 17,500 m3/ ha; Chăn nuôi: Lượng
nước cần thiết cho chăn nuôi ở Quảng Nam và
Đà Nẵng như sau: Trâu: 70 ÷ 100 l / ngày; Lợn:
15 ÷ 25 l / ngày; Gia cầm: 1 ÷ 2 l / ngày; Nuôi
trồng thủy sản: Lượng nước sử dụng cho nuôi
trồng thủy sản nước ngọt trong các ao nhỏ và
đầm phá như sau: Quảng Nam: 15,360 m3/ha/
năm; Đà Nẵng 4,000 m3/ ha/năm; Công nghiệp:
Nước dùng cho các khu công nghiệp ở hai tỉnh:
Sản xuất rượu, bia, chế biến thực phẩm, giấy: 45
m3/ha/ngày; Các ngành khác: 22 m3/ha-ngày.
Lượng trung bình trong khu vực nghiên cứu: 30
m3/ha/ngày; Sinh hoạt: Theo tiêu chuẩn quốc
gia (TCXDVN 33-2006) của Bộ Xây dựng, mức
tiêu thụ nước đến 2020 như sau: Sinh hoạt
Quảng Nam và Đà Nẵng 150l/ngày.đêm; Nông
thôn Quảng Nam 80l ngày.đêm, Đà Nẵng 150l
ngày.đêm.
3.4 Phương pháp xác định tài nguyên nước
Xác định phân bổ nguồn nước trong trường
hợp cực đoan, thiếu nước và thời kỳ hạn hán
ứng với tần suất nước đến P85, 95% thuộc lưu vực
theo phương pháp kinh nghiệm tính toán dòng
chảy với công thức tính như sau:1
Q = (Ap* φ* Hp* F* δi)
Trong đó: Ap: Mô duyn dòng chảy (l/s.km2);
φ: Hệ số dòng chảy (không có đơn vị); Hp:
Lượng mưa ngày thiết kế (mm); δi : hệ số xét
tới ảnh hưởng làm nhỏ đỉnh lũ do ao, hồ (không
có đơn vị); F: Diện tích lưu vực (km2)
3.5 Phương pháp xác định lượng nước ưu tiên
1
Quy phạm tính toán thủy văn thiết kế, Bộ Thủy lợi, 1977.
Lượng nước ưu tiên trước khi sử dụng để
phân bổ bao gồm lượng nước đảm bảo cho sinh
và lượng nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu
trong sông như sau: WUT = Wsh+ Wdctt
Trong đó: WUT là lượng nước được ưu tiên;
Wsh: Lượng nước dành cho sinh hoạt ; Wdctt:
Lượng nước dành cho dòng chày tối thiểu
(Khoản 2 Điều 4 thông tư số 64/2017/TT-BTMT
Quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên
sông suối và hạ lưu hồ chứa, đập dâng)
3.6 Phương pháp xác định lượng nước phân bổ
Phương pháp xác định lượng nước sử dụng
để phân bổ bằng hiệu số giữa lượng nước đến và
lượng nước ưu tiên (sinh hoạt và dòng chảy tối
thiểu) như sau:2
TNN CTPB = TNN P85, 95%–WUT
3.7 Phương pháp xác định thứ tự ưu tiên
và tỷ lệ phân bổ nguồn nước
Xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ
nguồn nước của các đối tượng sử dụng nước
chính tương ứng kịch bản đề ra thông qua thông
qua phương pháp phân tích thứ bậc AHP và mô
hình tối ưu hỗ trợ ra quyết định DAME
(Decision Analysis Module for Excel) với các
cách so sánh: (1). Theo mục tiêu (Max, Min);
(2). So sánh cặp (Pair-wise comparison).
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Xác định kịch bản phân bổ và mục tiêu
Kịch bản phân bổ nguồn nước dựa trên cách
nhìn nhận của từng địa phương về phân bổ tài
nguyên nước tối ưu, đảm bảo hài hòa lợi ích phát
triển kinh tế xã – xã hội và các ngành của Quảng
Nam và Đà Nẵng đến 2020, bao gồm: (1). Quảng
Nam; (2). Đà Nẵng với 2 mục tiêu như sau: (1).
Xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ nguồn
nước đến 2020 của 2 địa phương Quảng Nam và
Đà Nẵng; (2). Xác định tối ưu thứ tụ ưu tiên và tỷ
lệ phân bổ nguồn nước chung trên toàn bộ lưu
vực sông Vu Gia Thu Bồn đến 2020.
4.2 Xác định nhu cầu đối với các đối
tượng sử dụng nước chính
Dựa trên đặc điểm kinh tế xã hội của Quảng
Nam và Đà Nắng quy hoạch 2020:
2
Thông tư 42/2015-TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật
quy hoạch tài nguyên nước
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 83
Bảng 2. Nhu cầu dùng nước 5 tiểu lưu vực thuộc Vu Gia - Thu Bồn
Tiểu lưu vực Trồng trọt Chăn nuôi Công
nghiệp Thủy sản
Tổng
(triệu
m3/năm)
Hạ lưu Vu Gia Túy Loan 126.37 2.473 8.55 53.00 190.40
Hạ lưu Thu Bồn Ly Ly 289.07 5.382 12.844 12.69 319.98
Thu Bồn tới Giao Thủy 156.57 3.923 24.161 20.57 205.23
Vu Gia tới Thành Mỹ 20.00 6.19 329 2.53 357.72
Thành Mỹ tới Ái Nghĩa 86.08 1.663 3.696 12.43 103.87
Lưu vực 678.096 14.059 49.579 101.22 1,177.19
4.3 Xác định lượng nước ưu tiên
Lượng nước ưu tiên 2020 được xác định dựa
trên định hướng phát triển KTXH của Quảng
Nam với kết quả như sau: Sinh hoạt và Dòng
chảy tối thiểu bao gồm: (1). Hạ lưu Vu Gia Túy
Loan 10.34; 149.48 triệu m3; (2). Hạ lưu Thu
Bồn Ly Ly 2.14; 383.79 triệu m3; (3). Thu Bồn
tới Giao Thủy 0.96; 2,398 triệu m3; (4) Vu Gia
tới Thành Mỹ 0.13; 173.45 triệu m3; (5). Thành
Mỹ tới Ái Nghĩa 0.76; 1,091 triệu m3.
4.4 Xác định lượng nước có thể phân bổ
Lượng nước có thể phân bổ trong điều kiện
hạn hán, cực đoan P85% về nguồn nước dành cho
được xác định dựa trên tổng tài nguyên nước và
lượng nước ưu tiên tương ứng của từng tiểu lưu
vực được tính toán với kết quả sau:
Bảng 3. Tổng hợp lượng nước có thể phân bổ thuộc 5 tiểu lưu vực VGTB
Tiểu lưu vực
Tháng (triệu m3)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hạ lưu Vu Gia
Túy Loan
32.59 5.04 -0.97 -5.9 -6.17 1.22 -0.14 -6.07 3.07 240.99 130.26 136.86
Hạ lưu Thu
Bồn Ly Ly
91.58 27.7 15.99 11.18 9.45 19.6 17.36 9.06 18.13 371.15 225.69 322.33
Thu Bồn tới
Giao Thủy
403.9 171.39 114.85 115.7 125.6 123.97 135.68 74.52 241.57 2261.16 1725.91 2630.31
Vu Gia tới
Thành Mỹ
183.22 77.15 42.02 22.77 14.23 7.15 4.79 2.61 240.56 902.29 569.95 1204.97
Thành Mỹ tới
Ái Nghĩa
230.99 93.72 49.94 33.26 487.87 462.38 388.92 205.71 380.51 1176.35 615.31 921.52
4.5 Xác định tiêu chí và yêu cầu đặt ra (có
tham vấn chuyên gia)
4.5.1 Xác định tiêu chí
Nghiên cứu xác định ra 4 tiêu chí bao gồm:
(1). Lượng nước sử dụng của mỗi đối tượng3;
(2). Giá trị sản xuất đến 20204; (3). Tỷ trọng;
3
Quy hoạch thủy lợi
4
NGTK địa phương 2016 và Định hướng phát triển
KTXH địa phương đến 2020
(4). Tốc độ tăng trưởng5.
4.5.2 Xác định yêu cầu đặt ra
Các tiêu chí nêu trên cần thỏa mãn các ràng
buộc để đi tới mục đích chung phân bổ tối ưu và
hài hòa giữa các đối tượng dụng nước được
thống kê lại sau đây trong bước nhập dữ liệu
vào mô hình DAME như sau:
5
QH phát triển KTXH, nghành của địa phương thuộc lưu
vực đến 2020
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 84
Bảng 4. Bảng khai báo tiêu chí và ràng buộc được thiết lập trong DAME
Tiêu chí Lượng nước sử dụng Giá trị sản xuất Tỷ trọng ngành Tốc độ tăng trưởng ngành
Mục tiêu Minimum Maximum Pairwise comparison Pairwise comparison
Bảng 5. Kết quả quyền ra quyết định giữa
các địa phương thuộc VGTB
Để phân tích rõ quyền được phân bổ, chia sẻ
nguồn nước của lưu vực sông Vu Gia – Thu
Bồn chảy qua 2 tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng
với trọng lượng quyết định (Scenarios weights)
căn cứ vào GDP 2016 của Quảng Nam và Đà
Nẵng với những kết quả quyền ra quyết định
như sau: Quảng Nam 0.529; Đà Nẵng 0.471
4.6 Xác định thứ tự ưu tiên (priority) và tỷ
lệ phân bổ (weights)
Dựa trên hiện trạng kinh tế - xã hội, nhu cầu
khai thác sử dụng của Quảng Nam và Đà Nẵng,
lượng nước sẵn có của lưu vực thì dữ liệu đầu
vào đưa vào mô hình DAME bao gồm các đối
tượng dùng nước chính là: trồng trọt, chăn nuôi,
công nghiệp, thủy sản và các tiêu chí đánh giá
được thể hiện như sau:
Bảng 6. Kết quả trọng số trong DAME của 2 kịch bản Quảng Nam và Đà Nẵng
Quảng Nam Đà Nẵng
TIÊU CHÍ LDN GTSX TT TTTT Kết quả trọng số LDN GTSX TT TTTT
Kết quả
trọng số
LDN6 1 1/2 1/2 1/2 0.143 1 2 2 2 0.40
GTSX7 2 1 1 1 0.286 0.5 1 1 1 0.20
TT8 2 1 1 1 0.286 0.5 1 1 1 0.20
TTTT9 2 1 1 1 0.286 0.5 1 1 1 0.20
(Trọng số tiêu chí so sánh cùng nhau được xác định thông qua sự tham vấn của chuyên gia, là
đại diện các sở ban ngành sử dụng nước thuộc 2 địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng thuộc lưu
vực sông Vu Gia – Thu Bồn)
Bảng 7. Bảng kết quả trọng số theo các tiêu chí đã thiết lập trong DAME
Đối tượng
Quảng Nam Đà Nẵng
LDN
(m3)
GTSX10
(tỷ đồng)
TT
(%)
TTTT
(%/năm)
LDN
(m3)
GTSX11
(tỷ đồng)
TT
(%)
TTTT
(%/năm)
Trồng trọt 0.003 0.047 0.054 0.082 0.003 0.005 0.005 0.064
Chăn nuôi 0.986 0.032 0.071 0.281 0.978 0.007 0.005 0.170
Công nghiệp 0.008 0.900 0.821 0.308 0.005 0.988 0.964 0.523
6
Lượng dùng nước
7
Giá trị sản xuất
8
Tỷ trọng
9
Tốc độ tăng trưởng
10
GTSX 2020 dựa trên tốc độ tăng trưởng với GTSX nền nằm trong NGTK Quảng Nam và Đà Nẵng 2016
11
GTSX 2020 dựa trên tốc độ tăng trưởng với GTSX nền nằm trong NGTK Quảng Nam và Đà Nẵng 2016
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 85
Đối tượng
Quảng Nam Đà Nẵng
LDN
(m3)
GTSX10
(tỷ đồng)
TT
(%)
TTTT
(%/năm)
LDN
(m3)
GTSX11
(tỷ đồng)
TT
(%)
TTTT
(%/năm)
Thủy sản 0.004 0.020 0.054 0.329 0.014 0.001 0.026 0.243
Kết quả với thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ
nguồn nước dành cho các đối tượng thuộc: (1).
Kịch bản Quảng Nam và Đà Nẵng; (2). Kịch
bản chung của lưu vực được xác định trong
DAME như sau:
Hình 4 . Kết quả xác định trọng số (tỷ lệ phân bổ) phân trong DAME
4.7 Xác định lượng nước phân bổ
Lượng nước cần phân bổ được xác định dựa
trên nguyên lý phân bổ nguồn nước với đặc biệt
tại tình huống lượng nước đến không đủ đáp
ứng nhu cầu của các đối tượng. Sau kết quả tính
toán lượng nước có thể sử dụng phân bổ cho
thấy đối với tiểu lưu vực Hạ lưu Vu Gia Túy
Loan, Hạ lưu Thu Bồn Ly, Vu Gia tới Thành
Mỹ với kết quả sau:
Bảng 8. Lượng nước cần phân bổ với căn cứ đa tiêu chí đề ra trong DAME
Đơn vị: triệu m3
Tiểu lưu vực
Hạ lưu Vu Gia
Túy Loan
Hạ lưu Thu Bồn Ly Ly Vu Gia tới Thành Mỹ
Tháng 2 6 9 3 4 5 6 7 8 9 4 5 6 7 8
Trồng trọt 0.18 0.04 0.11 0.57 0.40 0.33 0.69 0.61 0.32 0.64 0.81 0.50 0.25 0.17 0.09
Chăn nuôi 1.68 0.41 1.02 5.34 3.73 3.16 6.54 5.80 3.02 6.05 7.60 4.75 2.39 1.60 0.87
Công nghiệp 2.73 0.66 1.66 8.66 6.05 5.12 10.61 9.40 4.91 9.82 12.33 7.71 3.87 2.59 1.41
Thủy sản 0.45 0.11 0.27 1.43 1.00 0.84 1.75 1.55 0.81 1.62 2.03 1.27 0.64 0.43 0.23
5. KẾT LUẬN
Bài báo tập trung phân tích tối ưu phương án
phân bổ nguồn nước với kết quả đạt được là thứ
tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ thông qua mô hình
DAME để tìm ra phương án chung trong phân
bổ, hướng tới phát triển KT-XH chung cả lưu
vực sông Vu Gia –Thu Bồn. Sau kết quả tính
toán, nghiên cứu xác định kịch bản phân bổ
nguồn nước đến 2020 của Quảng Nam, Đà
Nẵng và lưu vực Vu Gia Thu Bồn dựa trên phân
tích AHP đa tiêu chí dành cho 4 đối tượng sử
dụng nước bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, công
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 86
nghiệp, thủy sản với kết quả tỷ lệ phân bổ tương
ứng nhu sau:5.27%, 25.06%, 58.12%, 11.56%
tương ứng kịch bản Quảng Nam; 1.60%,
42.80%, 49.60%, 6.00% tương ứng kịch bản Đà
Nẵng; 3.90%, 33.40%, 53.80%, 8.90% tương
ứng kịch bản lưu vực.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia
(NAFOSTED) trong đề tài mã số 105.06-2016.15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam, (2016), Quảng Nam
Niên giám thống kê tỉnh Đà Nẵng, (2016), Đà Nẵng.
Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Nam.
Quy hoạch tài nguyên nước mặt tại TP. Đà Nẵng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.
Singh, R.K., Murty, H.R., Gupta, S.K. and Dikshit, A.K. (2007). Development of composite
sustainability performance index for steel industry. Ecological Indicators 7(3), 565-588.
Sun, S., Wang, Y., Liu, J., Cai, H., Wu, P., Geng, Q. and Xu, L. (2016). Sustainability assessment
of regional water resources under the DPSIR framework. J. Hydrol., Vol.532, pp.140-148.
Yu, C.S. (2002). AGP-AHP method for solving group decision- making fuzzy AHP problems.
Computers & Operations Research 29, 1969- 2001.
Saaty, T.L. (2000). Fundamentals of Decision Making and Priority Theory. Pittsburgh. RWS
Publications, PA
Kangrang (2012). Making choices in the water allocation for the Lam Pao Reservoir Kalasin by
Analysis Hierarchy Process. Australian Journal of Basic and Applied Sciences, 6(8): 43-49, 2012
Abstract:
MULTI-CRITERIA APPROACH FOR BASIN WATER ALLOCATION: A CASE STUDY
OF A TRANSBOUNDARY VU GIA THU BON RIVER BASIN, VIETNAM
The study proposes a watershed allocation framework based on hierarchical analysis (AHP) to
provide a toolkit that supports decision-making processes in determining optimal allocation. The
paper focuses on the optimal analysis of the water allocation plan with the results obtained as a
priority and allocation ratio based on the AHP hierarchy analysis through the DAME model to find
a common solution in Allocated to socio-economic development in the whole Vu Gia-Thu Bon river
basin. The study to determine the water allocation scenarios for Quang Nam, Da Nang and the Thu
Bon basin by 2020 based on a multi-criteria AHP analysis for four water users including cropping,
industry, fishery with the result that the proportion corresponding to 5.27%, 25.06%, 58.12%,
11.56% corresponding to the scenario of Quang Nam, 1.60%, 42.80%, 49.60%, 6.00% respectively
scenario Danang; 3.90%, 33.40%, 53.80%, 8.90% respectively of the basin scenario.
Keywords: Multi-criteria approach; AHP; DAME; Water allocation; Drought; Vu Gia - Thu Bon
river basin.
Ngày nhận bài: 02/8/2018
Ngày chấp nhận đăng: 24/9/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37934_121686_1_pb_8966_2092596.pdf