Đặt vấn đề
Để phát triển mạnh đàn trâu bò, nhất là bò sữa, nước ta không có nhiều đồng cỏ, nhưng lại có nguồn rơm rạ rất dồi dào, nhưng còn bị bỏ phí. Chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng được.
Trong chăn nuôi trâu bò, lượng thức ăn yêu cầu để tăng được 1kg hơi cần: từ 35 đến 40kg cỏ tươi (nuôi đơn thuần là chăn thả) hoặc nuôi vỗ béo tại chuồng thì cần: 18-20kg cỏ tươi, 3,5-4kg rơm rạ ủ, 0,3-0,4kg cám, bột sắn.
Để sản xuất ra được 1 lít sữa bò cần: 8-10kg cỏ tươi, 3,5-4kg rơm ủ, 0,3-0,4kg cám hỗn hợp.
ĐỀ TÀI: Cách xử lý và chế biến rơm rạ trong chăn nuôi
Như vậy, trong chăn nuôi bò thịt hay bò sữa, yêu cầu lượng thức ăn thô, xanh vẫn là chủ yếu. Hiện nay đang có xu hướng chuyển một số đất đồi, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cỏ để nuôi bò thịt, bò sữa. ở nước ta, với ưu thế có trên 4 triệu ha chuyên trồng lúa một năm từ 2 đến 3 vụ cho một lượng rơm rạ rất lớn, nếu được tận thu và bảo quản sẽ là một nguồn cung cấp thức ăn thô rất quan trọng để phát triển mạnh đàn bò.
Tuy vậy, ở một số địa phương do đàn trâu bò cày kéo giảm, do rơm rạ khô chúng ăn được ít, nên rất coi nhẹ việc tận thu rơm rạ, để ẩm mục, làm chất đốt, độn chuồng hay đốt ngay ngoài đồng lấy tro bón ruộng . rất lãng phí.
1.2 Mục đích của chuyên đề
6 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4023 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách xử lý và chế biến rơm rạ trong chăn nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận môn thức ăn dinh dưỡng
Tên tiểu luận: Cách xử lý và chế biến rơm rạ trong chăn nuôiHọ và tên: Lê Thị Liên 38 SPKTI . Đặt vấn đề1.1 Tính cấp thiết của chuyên đềĐể phát triển mạnh đàn trâu bò, nhất là bò sữa, nước ta không có nhiều đồng cỏ, nhưng lại có nguồn rơm rạ rất dồi dào, nhưng còn bị bỏ phí. Chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng được.Trong chăn nuôi trâu bò, lượng thức ăn yêu cầu để tăng được 1kg hơi cần: từ 35 đến 40kg cỏ tươi (nuôi đơn thuần là chăn thả) hoặc nuôi vỗ béo tại chuồng thì cần: 18-20kg cỏ tươi, 3,5-4kg rơm rạ ủ, 0,3-0,4kg cám, bột sắn.Để sản xuất ra được 1 lít sữa bò cần: 8-10kg cỏ tươi, 3,5-4kg rơm ủ, 0,3-0,4kg cám hỗn hợp.Như vậy, trong chăn nuôi bò thịt hay bò sữa, yêu cầu lượng thức ăn thô, xanh vẫn là chủ yếu. Hiện nay đang có xu hướng chuyển một số đất đồi, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cỏ để nuôi bò thịt, bò sữa. ở nước ta, với ưu thế có trên 4 triệu ha chuyên trồng lúa một năm từ 2 đến 3 vụ cho một lượng rơm rạ rất lớn, nếu được tận thu và bảo quản sẽ là một nguồn cung cấp thức ăn thô rất quan trọng để phát triển mạnh đàn bò.Tuy vậy, ở một số địa phương do đàn trâu bò cày kéo giảm, do rơm rạ khô chúng ăn được ít, nên rất coi nhẹ việc tận thu rơm rạ, để ẩm mục, làm chất đốt, độn chuồng hay đốt ngay ngoài đồng lấy tro bón ruộng... rất l•ng phí.1.2 Mục đích của chuyên đề- Tận thu rơm rạ góp phần phát triển nhanh đàn bò, nhất là bò sữa. ở những vùng có đàn trâu bò kém phát triển, cũng có thể tận thu để chuyển bán sẽ có lời rất lớn cho cả hai phía.- Để giúp người chăn nuôi bò có thể tạo nguồn thức ăn trong những tháng mùa nước nổi và thời điểm giao mùa.- Giới thiệu về quy trình chế biến rơm làm thức ăn cho trâu bò và cách sử dụng rơm sau khi chế biến cho trâu bò ăn.- Nâng cao chất lượng của thức ăn- Công phá các cấu trúc thô trong rơm lúa, giúp cho việc tiêu hoá được dễ dàng.- Kích thích vi sinh vật dạ cỏ hoạt động mạnh hơn nhờ tạo ra cho chúng một môi trường thích hợp hơn.- Làm cho rơm hấp dẫn đối với loài nhai lại, chúng tiêu thụ được lượng lớn hơn, đồng thời cung cấp cho chúng thêm nhiều chất dinh dưỡng khác.1.3 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tàiLà công trình nghiên cứu về các kĩ thuật chế biến rơm lúa làm thức ăn dự trữ, đồng thời nâng cao chất lượng của rơm lúa về mặt dinh dưỡng. Bước đầu đ• đưa ra được một số phương pháp chế biến và bảo quản rơm lúa.Rơm sau khi chế biến về mặt dinh dưỡng đ• tăng lên rất nhiều, gia súc thích ăn, bảo quản được lâu hơn, gia súc nhai lại dễ hấp thu hơn.II. Nội dung của chuyên đề2.1Sinh lý dạ cỏTiêu hóa ở dạ cỏ chiếm vị trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa ở trâu bò vì gần như thành phần chủ yếu của thức ăn trâu bò ( rơm, cỏ ) được tiêu hóa ở đây. Dạ cỏ vừa có dung tích lớn nhất (200 – 250 lít) lại có hệ thống vi sinh vật cộng sinh rất phát triển, chúng gồm nhóm động vật nguyên sinh (Protozoa), vi khuẩn (Bacteria), nấm.Protozoa có số lượng khoảng 1 triệu con/1g thức ăn dạ cỏ, có khả năng sinh sản rất nhanh (4-5 thế hệ / ngày), là anh lính tiên phong khi tấn công phá vở màng celluloz (màng xơ khó tiêu hóa nhất của tế bào thực vật). Từ đó, phóng thích các thành phần dinh dưỡng bên trong như tinh bột, đường, các protid… chúng sử dụng một phần cho sự phát triển bản thân chúng, mặt khác giúp vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn tiếp tục phân giải cellulose. Protozoa chuyễn phần celluloz đ• phá vở thành những dưỡng chất cho chúng và một phần chuyển thành Acid bay hơi như Acid Acetic, Acid propionic , acid butyric.Nhóm vi khuẩn cộng sinh ở dạ có có số lượng rất lớn, trong 1 gam thức ăn dạ cỏ chứa tới 109 tế bào; trong đó, nhóm vi khuẩn có men cellulaza để phân giải chất xơ, Treptococcus, Vi khuẩn lactic… quan trọng nhất là nhóm vi khuẩn lên men cellulose. Chúng có khả năng chuyển celluose, hemicellulose thành các sản phẩm đường mạch ngắn như disaccaric, polysaccaric và sau đó tiếp tục biến thành các Acid béo bay hơi, Acid lactic, nhóm vi khuẩn lactic, Streptococcus cũng góp phần chuyễn hóa chất bột đường.Quá trình phân giải chất xơ của dạ cỏ sẽ tạo thành sản phẩm là các Acid béo bay hơi (Acid acetic/60 – 70%, Acid propionic/15-20 %, Acid butyric /10-15 %), các thể khí như CO2, CH4, H2, O2 , N2… Các acid béo bay hơi chính là nguồn cung năng lượng cho các hoạt động của cơ thể trâu bò, là chất béo của sữa bò. Các thể hơi sinh ra tích tụ ở 1/3 trên của dạ cỏ được thải ra ngoài bằng cách ợ hơi.Sự có mặt của hệ thống vi sinh vật còn giúp trâu bò sử dụng được nguồn Nitơ phi protein như carbamic, muối amon tạo thành Protid của chính bản thân vi sinh vật, xác vi sinh vật lại là nguồn cung chất đạm cho trâu bò ở phần sau đường tiêu hóa.Các hoạt động trên chỉ có thể diễn ra thuận lợi khi dạ cỏ:- Có độ pH thích hợp: từ 6,4 – 7. Nếu pH giảm (do thiếu lượng Bicarbonate natri trong nước bọt, do khẩu phần có nhiều thức ăn tinh hệ thống vi khuẩn lactic hoạt động mạnh làm pH dạ cỏ chuyễn sang acid) sẽ ức chế sự phân giải chất xơ, giảm khả năng tiêu hóa. Thậm chí các acid ở da cỏ thâm nhiễm vào máu gây tình trạng nhiễm acid máu, gây rối loạn chức năng trao đổi O2, CO2 của hồng cầu.- Có độ ẩm cao 70 -80%, nên phải cho uống đầu đủ nước sạch.- Có nhiệt độ ấm từ 38 – 41độ C.2.2 các biện pháp chế biến rơm làm thức ăn cho gia súc2.2.1 Các biện pháp tận thu nguồn rơm rạ như sau:Phơi khô kịp thời đánh đống. Đây là phương pháp bảo quản đơn giản và phổ biến rộng r•i nhất hiện nay. Các hộ nông dân cần nhận thức được vai trò và sự cần thiết của rơm rạ đối với phát triển trâu bò. Bố trí lao động hợp lý khẩn trương hơn trong việc phơi rơm rạ mau khô, đảm bảo độ ẩm 9-10%. Khi rơm vẫn còn màu xanh thu về đánh đống kịp thời ngay. Cần chọn nơi đánh đống rơm rạ cao ráo, thoáng, không bị ẩm ướt, không đánh đống rơm rạ dưới các tán cây to....Đóng bánh rơm rạ. Như đóng bánh cỏ khô ở các nước có b•i cỏ lớn. Bánh rơm rạ có kích thước 50cmx50cm hoặc 100cmx100cm. Mỗi bánh rơm rạ được đóng có thể giảm thể tích so với đánh đống 5-6 lần, mà dễ bảo quản, có thể xếp vào các kho, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Phương pháp đóng thủ công có thể dùng khuôn gỗ hay khuôn sắt có kích thước bánh như trên. Xếp rơm rạ vào rồi dùng bàn ép, ép chặt rơm rạ xuống sau dùng dây sắt hay đai sắt cố định như gói bánh chưng2.2.2 Các kĩ xử lý và chế biến rơm lúa.éối với gia súc nhai lại, rơm lúa là nguồn thức ăn quan trọng, tuy nhiên, rơm khô có giá trị dinh dưỡng thấp, tỷ lệ tiêu hoá thấp và kém hấp dẫn do chất xơ trong rơm khó tiêu, mặt khác, rơm chứa ít tinh bột dễ hoà tan, ít đạm và khóang chất. Vì vậy, để tăng khả năng tiêu thụ, tăng tỷ lệ tiêu hoá rơm và cung cấp thêm chất dinh dương cho loài nhai lại, nên tiến hành xử lý, chế biến rơm trước khi cho gia súc ăn.? cắt ngắnphương pháp này được áp dụng đối với các loại thức ăn thô, xanh như cây cỏ họ hòa thảo, bộ đậu, rơm, rạ, cỏ, cỏ khô quá dài. Tùy từng loài, tuổi gia súc mà độ dài của thức ăn cần thay đổi cho phù hợp. đối với trâu bò, ngựa: 1,5 – 2cm. cỏ xanh non cũng cần cắt ngắn song kích thước có thể dài hơn. Thức ăn xanh trước khi ủ cũng cần được cắt ngắn.Sau khi cắt ngắn bằng tay hoặc bằng máy cần phải loại bỏ các vật lạ (sắt, thép, đất, cát) tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của vật nuôi.Các loại củ quả tươi trước khi cho ăn cũng cần rửa sạch và thái nhỏ.Thức ăn sau khi được cắt ngắn con vật ăn nhiều hơn để nguyên cả cây, đồng thời tránh được hiện tượng bỏ thừa, l•ng phí thức ăn.? xử lý bằng nhiệt hơi nướcXử lý các loại thức ăn thô chất lượng thấp bằng nhiệt với áp suất hơi nước cao, để làm tăng tỉ lệ tiêu hóa.Cơ sở của phương pháp này là quá trình thủy phân xơ bằng hơi nước ở áp suất cao, để phá vỡ mối liên kết hóa học giữ các thành phần của xơ và tạo ra sự tách chuỗi. Có thể dùng hơi nước ở áp xuất 7 – 28 kg/cm2 ơ để xử lý rơm trong 5 giờ.Xử lý rơm và b• mía băng hơi nước ở áp suất 5 – 9 kg/cm2 trong 30 – 60 phút. kết quả tương tự như xử lý ở áp xuất cao. Phương pháp này chủ yếu sử dụng các nguồn nhiệt thừa ở các nhà máy.? xử lý bằng bức xạ nhiệtkhi chấ xơ được chiếu xạ thì chiều dài của chuỗi xenlulza sẽ giảm và thành phần hyđratcacbon không hòa tan sẽ trở lên dễ dàng tác dụng bởi vi sinh vật dạ cỏ.bức xạ làm tăng tỉ lệ tiêu hóa của thức ăn thô sơ.Có một số phương pháp bức xạ khác nhau như bức xạ cực tím, tia gamma có thể làm tăng tỉ lệ tiêu hóa của thức ăn thô.Nhưng phương pháp này đòi hỏi phải có nhiều trang thiết bị đắt tiền.? Kiềm hóa bằng Cacbonat Natri (Na2CO3)- Nhiệt độ 40-45o C là thích hợp.- 80-100 lít nước dung dịch 5-6% cho 1 tạ rơm.- Cho rơm vào dung dịch và đậy kín, sau 3-4 ngày nhờ nhiệt độ của vi khuẩn nhiệt độ trong hố sẽ tăng lên đến 40-45o C, sau đó có thể lấy ra cho gia súc ăn.? Kiềm hóa bằng Amoniacphun 120 lít dung dịch 25% NH3 cho 1 tấn thức ăn và ủ trong 4-5 ngày, khi dùng kiểm tra xem NH3 còn không, nếu đ• hết có thể cho gia súc ăn ngay. Khi xử lý trong buồng kín với nhiệt độ 40-60o C thì thới gian ủ giảm xuống, chỉ cần 3-4 giờ là được.? Kiềm hoá với nước vôiDùng nước vôi pha lo•ng với tỉ lệ 1% ( 1 kg vôi sống hoặc 3kg vôi tôi hoà trong 100 lít nước) tưới lên rơm khô sau khi đ• băm thái thành mẩu 6 – 10 cm và rải đều trên mặt sàn sạch, cứng và phẳng. tỉ lệ nước vôI / rơm khô = 6/1 (cứ 6 lít nước tưới cho 1 kg rơm khô).Chú ý: đảo trộn đều và để một ngày đêm cho ráo hết nước rồi mới cho gia súc ăn.Cũng có thể cho rơm lúa đ• cắt ngắn cho vào bể xi măng, đổ nước vôi pha lo•ng và theo tỉ lệ trên vào bể để kiềm hoá. đảo trộn đều trong vòng 2 - 3 ngày, mỗi ngày 2 – 3 lần. Sau đó vớt rơm lên giá nghiêng, dội cho bớt nước vôi và để cho ráo nước, trước khi cho gia súc ăn ngay hoặc phơi khô cho ăn dần.Xử lý rơm với nước vôi làm tăng tỉ lệ tiêu hoá của rơm lên 7 – 8% và mỗi ngày mỗi con trâu bò có thể ăn được khoảng 10 kg.Nếu lúc đầu gia súc không quen ăn, nên cho ăn lẫn với rơm vẩy nước, sau đó tăng dần rơm vẩy nước. để giảm bớt mùi lồng của vôi và để gia súc nhai lại thích ăn hơn, nếu có điều kiện thì trước khi cho gia súc ăn, nên trộn rơm vối rỉ mật và urê ( 3 kg rơm đ• kiềm hoá + 0,5kg rỉ mật + 20 g urê).? Kiềm hoá rơm bằng nước tro:Dùng nước tro đặc (tỷ lệ xút 2%) để kiềm hoá rơm lúa theo mức cứ 2,0 – 2,5 lít nước tưới cho 1 kg rơm khô.Cách làm: chất rơm khô đ• băm tháI nhỏ vào hố hay vào bể theo từng lớp 10 – 15cm. Dùng ô doa chứa dung dịch nước tro đ• pha sẵn tưới đều cho từng lớp rơm thấm dung dịch. Sau mỗi lớp dậm nén chặt cho đến khi đầy hố và đóng kín hố lại.? ủ rơm với urêPhương pháp chế biến rơm lúa với urê rất phổ biến, rất đơn giản và dễ thực hiện. Hơn nữa, rơm lúa sau khi chế biến có thể cho trâu bò ăn thoả mái, không sợ bị ngộ độc. Trâu bò ăn loại rơm này lớn nhanh, béo khoẻ, ngay cả vụ đông xuân thiếu thốn cỏ tươi. bởi vì rơm lúa sau khi chế biến với urê đ• làm cho trâu bò ăn được nhiều hơn 50 – 60% so với rơm không chế biến. Mặt khác, hàm lượng đạm trong rơm tăng lên gấp hơn 2 lần.Có thể ủ rơm vối urê tỷ lệ: cứ 100 kg rơm khô cần 4 kg urê và 80 – 100 lít nước ( tỉ lệ 4% và nước so với rơm là 1/1).Cần xây dụng một hố ủ, tốt nhất là xây theo kiểu hai vách đối diện nhau, trên nền xi măng.Cũng có thể sử dụng hố ủ dùng cho thức ăn xanh hoặc ủ trong bao nilon dày. dung tích hố ủ tuỳ theo lượng rơm cần ủ.Cách làm: pha urê vào nước theo tỉ lệ như trên, lưu ý khuấy đều cho urê tan hết. TrảI rơm theo các lớp dày 20 cm. cứ sau mỗi lớp, dùng ô doa tưới đều nước urê sao cho ướt đều rơm, lấy cào đảo qua đảo lại và dùng chân dậm nén cho chặt. Cứ làm như vậy cho đến khi hết rơm hết nước. Cuối cùng, dùng một tấm nilông phủ lên trên miệng hố, sao cho thật kín để không khí bên ngoài và nước mưa không lọt vào và khí amoniac bên trong không bay ra.Sau khi ủ 7 -10 ngày có thể lấy rơm ra cho gia súc nhai lại ăn. lấy lượng vừa phảI theo nhu cầu từng bữa. lấy xong lại đậy kín hố. Một con trâu bò có thể ăn khoảng 10 kg mỗi ngày.Yêu cầu ủ rơm urê phảI mềm , mùi thơm nhẹ, màu vàng gần với màu tự nhiên của rơm trước khi ủ, không bị đen và không có nấm mốc.Nhìn chung, gia súc nhai lại thích ăn rơm này và ăn được nhiều hơn so với rơm không ủ. Tuy nhiên , lúc đầu mộy số gia súc nhai lại có thể không thích ăn, ta phải tập cho chúng bằng cách cho ăn từng ít một và tăng dần lên. cũng có thể cho ăn với các loại thức ăn khác? Chế biến rơm bằng cách xử lý urê – vôiở nước ta, viện chăn nuôi đ• nghiên cứu và áp dụng trong sản xuất phương pháp xử lý rơm bằng urê có bổ sung vôi tôi. phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng, rơm sau xử lý tăng tỉ lệ tiêu hoá 10 – 15% (tăng gần gấp đôi hàm lượng nitơ trong rơm). Mặt khác nhờ có vôi tôi mà khả năng kiềm hoá được nâng cao và gia súc được bổ sung thêm canxi (loại khoáng cần thiết trong rơm lúa).Phương pháp chế biến:- Tỷ lệ nguyên liệu: Rơm lúa (độ ẩm 12 – 14%): 100kg; urê: 2,5 – 4kg; vôI tôi: 0,5kg; muối ăn: 0,5kg;nước sạch: 70 – 80 lít.- Hố ủ: Không nhất thiết phải ủ rơm yếm khí như ủ chua, như vậy các phương tiện, dụng cụ cho ủ rơm cũng đơn giản, dễ kiếm và rẻ tiền. Ta có thể lợi dung các góc tường, bể xây, ô chuồng trống…hố đất hay hố xây nửa nổi nửa chìm; dùng bao nilon, bao phân đạm, bao xác rắn…. đánh thành cây rơm xung quanh có nilon bao kín và dùng dây buộc chặt.- Các bước tiến hành:Hoà tan urê, vôi tôi, muối trong nước theo tỉ lệ đ• ghi ở trênKhối lương rơm ủ tuỳ theo nhu cầu sử dụng cho gia súc và dụng cụ chứa dựng.Dùng bình tưới nước và đảo đều rơm. Rơm khi tưới được cho vào túi nilon hay chất vào hố ủ.Hoặc rải rơm thành lớp dày 20 cm vào hố (bể) rồi dùng bình tưới nước dung dịch trên vào rơm. lần lượt tiến hành cho đến khi hết rơm cần ủ. Sau đó buộc chặt miệng túi hay phủ kín bằng các vật liệu che phủ lên hố, có thể dùng gạch, ngói, củi cây chặn lên để đống rơm ủ luôn kín trong suốt thời gian ủ.Lưu ý: nơi ủ phải khô ráo, tránh nước mưa và nước từ nơi khác thấm vào.- Cách sử dụng:Thời gian ủ tuỳ nhiệt độ bben ngoài, nếu nhiệt độ không khí cao thì quá trình amoniac hoá xẩy ra nhanh hơn, nếu nhiệt độ đó qua thấp thì quá trình đó ngược lại, thường là 10 -20 ngày.Rơm ủ đạt chất lượng tốt: màu vàng đậm, mùi urê, không có mùi nấm mốc, rơm ẩm và mềm.Lấy rơm ủ cho gia súc ăn: chỉ nên lấy ở một góc (không lật toàn bộ lớp đệm lót che phủ) lấy rơm xong lại đậy tấm che lên cho kín.Cho gia súc ăn tự do tuỳ khả năng của chúng. Lần đầu chưa quen nên có một vài con không ăn, ta nên phơi rơm đ• chế biến trong bóng mát khoảng 30- 40 phút để bay bớt mùi urê. Trứơc khi cho ăn: rắc một ít cỏ xanh lên trên để chúng ăn và dễ quen với mùi urê trong rơm ủ.Bò đang vắt sữa; có thể thay thế cỏ xanh bằng rơm ủ đến 20% khẩu phần mà năng xuất sữa vẫn giữa nguyên.Chú ý: khi trâu bò ăn rơm ủ urê, phải cho chúng đủ nước uống.? ủ rơm với urê và rỉ mậttỉ lệ rơm, urê, nước cũng giống như trên, nhưng cho thêm 4 kg rỉ mật cho 100kg rơm.Khi cho thêm rỉ mật, giá trị dinh dưỡng của rơm tăng lên, rơm có mùi thơm, ít hăng hơn và gia súc nhai lại thích ăn hơn.phương pháp ủ tương tự như trên. lưu ý hoà tan cả urê và rỉ mật trong nước.? ủ rơm khô với vỏ dứa:Vỏ dứa ủ dịch dinh dưỡng nhiều chảy ra cho ủ với rơm khô sẽ hút nước dứa chảy ra làm tăng dinh dưỡng cho rơm và làm rơm mềm ra. Khi ủ cứ mỗi lớp rơm cho 1 lớp vỏ dứa, rồi phủ kín bằng bao ni lông, sau 1 tuần cho gia súc ăn.ở các vùng trồng dứa nhiều, nơi gần xưởng sản xuất chế biến hoa quả dứa, số lượng phụ phẩm khá lớn cần tận dụng chế biến làm thức ăn gia súc chất lượng tốt, giá thành rẻ.? ủ rơm khô với b• bia, b• rượu:Cứ 1,2-2kg b• bia, b• rượu ủ 1 tấn rơm. R•i từng lớp rơm 20-35cm tưới b• bia rồi nện chặt, phủ nilông kín. Trộn ủ trong 1 ngày phải xong, sau 10 ngày cho gia súc ăn được.? B• mía, ngọn mía ủ với urê:Phương pháp ủ như với các phụ phẩm nông nghiệp khác, có tỷ lệ urê 6% trên nguyên liệu hòa vào nước 1, sau 3 tuần ủ là sử dụng được.III. Kết luận- Tận dụng được các sản phẩm phụ trong sản xuất nông nhiệp để cung cấp thức ăn cho động vật nhai lại.- Thức ăn sau khi chế biến trở lên ngon hơn, con vật ăn được nhiều hơn, tỉ lệ tiêu hóa cũng tăng lên, đồng thời thông qua chế biến một số chất độc hại bị loại trừ, từ đó làm tăng giá trị của thức ăn.- Dự trữ được thức ăn mỗi khi nguồn thức ăn thừa, để cung cấp cho trâu bò vào mùa khan hiếm thức ăn.- Cùng một khối lượng thức ăn như nhau nhưng thức ăn sau khi qua chế biến sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn.- Khi cho gia súc ăn cần chú ý cho ăn đúng tiêu chuẩn và khẩu phần.Tài liệu tham khảo[1] A.A. Xưxoep. Sinh lý gia súc (người dịch: Cù Xuân Dần). NXB Nông nhiệp. 1985[2] Hoàng Toàn Thắng và các cộng sự. Giáo trình sinh lý động vật. NXB Nông nghiệp. 2001[2] Từ Quang Hiển và các cộng sự. Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc. NXB Nông nghiệp. 2001 BÀI TIỂU LUẬN NÀY MÌNH ĐƯỢC 9 ĐẤY! CÁC BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO. RẤT MONG NÓ SẼ GIÚP PHẦN NÀO CHO BÀI TIỂU LUẬN CỦA CÁC BẠN! CHÚC CÁC BẠN LÀM BÀI ĐẠT KẾT QUẢ CAO.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận môn thức ăn dinh dưỡng.doc