Thực tiễn cho thấy, quyền lực nếu
không được kiểm soát chặt chẽ tất yếu sẽ
dẫn đến tha hóa quyền lực và là nguyên
nhân gốc rễ của tham nhũng. Vì vậy, trong
thời gian tới, xóa bỏ sự mặc định sống chung
với tham nhũng nói chung và chấp nhận các
chi phí không chính thức nói riêng, các cơ
quan chức năng cần cụ thể hóa quy định
về kiểm soát quyền lực đã được hiến định.
Chính phủ, các bộ, ngành địa phương cần
tiếp tục sửa đổi thể chế chính sách để tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và đáp
ứng thông lệ quốc tế; tổng kết, đánh giá thực
hiện Luật Quản lý thuế, từ đó nghiên cứu
đề xuất sửa đổi theo hướng bảo đảm thống
nhất, đồng bộ với mục tiêu đổi mới cơ chế
quản lý thuế theo hướng hiện đại, dựa trên
quản lý rủi ro; tiếp tục đơn giản hoá thủ tục
hành chính thuế, tăng cường công khai minh
bạch, áp dụng công nghệ thông tin đồng bộ
và toàn diện trong giải quyết thủ tục hành
chính thuế và kết nối với hệ thống thông tin
của các bộ, ngành; các cơ quan chức năng
và Chính phủ cần có biện pháp quyết liệt
và hiệu quả hơn nhằm rà soát lại các lĩnh
vực thuộc quyền quản lý của mình để cương
quyết loại bỏ tất cả các khoản phí ngầm,
các khoản thu không đúng chế độ nhằm tạo
dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi
cho các doanh nghiệp ổn định và phát triển,
trước mắt tập trung vào những khâu, lĩnh
vực có nguy cơ cao như kiểm tra thuế, thanh
tra thuế và kê khai, quyết toán thuế, hoàn
thuế.; khắc phục triệt để tình trạng thanh
tra, kiểm tra doanh nghiệp một cách tùy tiện.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cải thiện môi trường kinh doanh và những nút thắt cần tháo gỡ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CAÛI THIEÄN MOÂI TRÖÔØNG KINH DOANH
VAØ NHÖÕNG NUÙT THAÉT CAÀN THAÙO GÔÕ
Nguyễn Trần Minh Trí**
Nguyễn Minh Phong*
Tóm tắt:
Môi trường kinh doanh ở nước ta đã càng ngày càng được cải thiện,
tuy còn nhiều việc phải làm. Đây là kết quả từ những nhận thức mới
về tôn trọng quyền của người dân và doanh nghiệp, sự đồng thuận
xã hội, quyết tâm chính trị cao và sự chỉ đạo sát sao, cùng với những
hành động quyết liệt để tạo ra những thay đổi mạnh mẽ thực chất
về thể chế kinh tế. Những chuyển động thực chất trong cải thiện
môi trường kinh doanh khẳng định tinh thần cầu thị và kiên trì định
hướng đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước và là điều kiện bảo
đảm cho một triển vọng phát triển kinh tế mới tích cực hơn.
Abstract:
The business environment in Vietnam has been increasingly
improved, although a lot of activities need to be carried out. This
is the result of new perspectives on respect for the rights of people
and businesses, social consensus, high political determination and
closely direction, along with drastic actions to make strongly changes
of economic institutions by its nature. Substantial movements for
improvement of the business environment affirm the self-taught spirit
and persistence in the overall direction of the Party and Government
and they are also the conditions for more positive outlooks for
economic developments.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: môi trường kinh doanh;
đổi mới thể chế kinh tế; quy chế hành
chính; cải cách hành chính.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 17/05/2017
Biên tập: 12/06/2017
Duyệt bài: 20/06/2017
Article Infomation:
Keywords: business environment,
reform of economics institutions,
improvement of administration.
Article History:
Received: 17 May 2017
Edited: 12 Jun 2017
Appproved: 20 Jun 2017
* TS, Báo Nhân Dân.
** ThS, Viện Kinh tế &Chính trị thế giới - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
1. Những chuyển động thực chất trong cải
thiện môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh đối ngoại ở
nước ta đã có những bước chuyển biến đầy
ngoạn mục cùng với quá trình đổi mới và
hội nhập quốc tế. Từ thế bị bao vây, cấm
vận, Việt Nam hiện đã có quan hệ ngoại giao
chính thức với 187 nước, quan hệ kinh tế,
thương mại với hơn 220 nước và vùng lãnh
thổ; ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do
(FTA) đa phương và song phương, trên 90
Hiệp định thương mại song phương, gần 60
CHÑNH SAÁCH
32 Số 12(340) T6/2017
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54
Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều
Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương
với các nước và các tổ chức quốc tế; thiết lập
các quan hệ thương mại tự do với 55 quốc
gia và nền kinh tế, trong đó có 15 quốc gia
trong Nhóm G20. Đặc biệt, tính đến tháng
3/2017, đã có 64 quốc gia công nhận Việt
Nam là nền kinh tế thị trường1 Việt Nam đã
có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài
chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Phát
triển Á Châu, Quỹ Tiền tệ thế giới, Ngân
hàng Thế giới. Vị thế Việt Nam trên trường
quốc tế không ngừng được nâng cao, ngày
càng khẳng định là một thành viên tích cực,
có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, chủ
động tham gia nhiều cơ chế, diễn đàn hợp
tác đa phương, tham gia giải quyết những
vấn đề lớn, toàn cầu.
Trong thời gian gần đây, môi trường
đầu tư trong nước cũng đã có nhiều cải
thiện, đột phá mạnh mẽ. Sự ra đời của Hiến
pháp năm 2013 và việc ký kết các FTA mới
đang tạo định hướng và là động lực góp
phần nâng cao nhận thức của đội ngũ công
chức, chủ doanh nghiệp, công nhân và cộng
đồng xã hội nói chung về nhân quyền và các
quyền tự do, các yêu cầu mới trong cải cách
và thực thi thể chế kinh doanh và hội nhập
theo những tiêu chuẩn ngày càng cao. Từ
năm 2013 đến nay, Việt Nam đã thông qua
hơn 100 dự luật, một quy mô cải cách chưa
từng có kể từ thập niên 80 của thế kỷ XX.
1 Xem
2 Xem
chinh-43000.aspx.
3 Xem
chinh-43000.aspx.
4 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
5 Báo cáo CPI năm 2016 của VCCI- cao
PCI 2016_final.pdf.
Nhiều luật mới, như Luật Đầu tư và Luật
Doanh nghiệp năm 2014 đã tích hợp các
tiêu chuẩn, quy tắc và quy định của các cam
kết hội nhập quốc tế và xác lập các bước
cần thiết để Việt Nam trở thành một phần
của kinh tế - thương mại toàn cầu. Từ tháng
10/2015 đến nay, chính sách thuế của Việt
Nam đã có những sửa đổi, bổ sung để phù
hợp với sự thay đổi của nền kinh tế đất nước,
phù hợp với xu thế hội nhập thế giới, góp
phần tháo gỡ khó khăn, rút ngắn thời gian
nộp thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh,
nâng cao sự hài lòng của người nộp thuế.
Theo Tổng cục Thuế, đến nay Việt Nam đã
cắt giảm được 420 giờ nộp thuế (từ 537 giờ
xuống còn 117 giờ)2. Chỉ riêng trong năm
2016, số thủ tục hành chính thuế đã được
chuẩn hoá và cắt giảm từ 385 thủ tục xuống
còn 300 thủ tục3. Tổng cục Thuế đã sửa đổi,
bổ sung 51/70 quy trình, quy chế quản lý
thuế. Đến nay, khai và nộp thuế điện tử cho
doanh nghiệp đã mở rộng 63/63 tỉnh, thành
phố. Theo khảo sát của VCCI4, trên 75%
người nộp thuế được hỏi đã hài lòng với kết
quả cải cách của cơ quan thuế trong những
năm qua5.
Theo Báo cáo môi trường kinh doanh
năm 2016 của Ngân hàng Thế giới (WB),
xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt
Nam 2016 tăng tới 9 bậc, xếp thứ 82/190
nước; trong 5 chỉ số thăng hạng, thì Chỉ số
bảo vệ nhà đầu tư thiểu số tăng đột phá tới
CHÑNH SAÁCH
33Số 12(340) T6/2017
31 bậc; Chỉ số nộp thuế của Việt Nam đã
tăng 5 bậc6.
Theo Báo cáo "Môi trường thương
mại toàn cầu 2016" do Diễn đàn Kinh tế
Thế giới (WEF) thực hiện 2 năm một lần
và là thước đo về khả năng tổng thể của 136
nền kinh tế trên thế giới, trong những năm
qua, môi trường thương mại của Việt Nam
đã cải thiện đáng kể và tăng 14 bậc, lên vị
trí 73/136 nền kinh tế được đánh giá trong
bảng xếp hạng "Thúc đẩy thương mại xuyên
biên giới 2016"7. Việt Nam đã có nhiều cải
thiện trong khâu quản lý biên giới, hiệu quả
hải quan tăng và giảm thời gian thủ tục cho
hàng hóa xuất, nhập khẩu, cơ sở hạ tầng vận
tải, sự tiếp cận của hàng hóa nước ngoài đối
với thị trường nội địa và khả năng xâm nhập
các thị trường nước ngoài nhờ vào thuế quan
giảm (dù xếp hạng quốc tế về đổi mới sáng
tạo của Việt Nam giảm 4 bậc, ở vị trí 59/128,
cũng như bị giảm năng lực dịch vụ vận tải và
còn cần nhiều nỗ lực để đạt các chuẩn mực
môi trường kinh doanh quốc tế).
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu
tư sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết số
35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển
doanh nghiệp, kể từ Hội nghị Thủ tướng
gặp doanh nghiệp tháng 4/2016 - 4/2017,
gần 1.100 kiến nghị của cộng đồng doanh
nghiệp đã được tiếp nhận và chuyển tới các
cơ quan nhà nước, trong đó đã có 850 kiến
nghị được xử lý, giải quyết, trả lời (đạt tỷ lệ
77%)8. Cải cách hành chính, tạo thuận lợi
cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu
6 Xem
7 Xem
8 Xem chinhphu.vn/tai_lieu_hoi_nghi/2017/BaoCao_NQ35soket1nam.doc.
9 Xem chinhphu.vn/tai_lieu_hoi_nghi/2017/BaoCao_NQ35soket1nam.doc.
10 Xem chinhphu.vn/tai_lieu_hoi_nghi/2017/BaoCao_NQ35soket1nam.doc.
11 Xem chinhphu.vn/tai_lieu_hoi_nghi/2017/BaoCao_NQ35soket1nam.doc.
12 Xem
tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
là điểm đáng ghi nhận trong thời gian qua.
50 nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh
được ban hành, 4.527 trên tổng số 4.723 thủ
tục hành chính (gần 96%) đã được đơn giản
hóa9. Việt Nam đã kết nối kỹ thuật thành
công cơ chế một cửa với 4 nước Indonesia,
Malaysia, Thái Lan, Singapore để chứng
nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong khu
vực ASEAN. Riêng cơ chế này ở trong nước
cũng đã kết nối được 11 trên 14 bộ10. Ngoài
thủ tục thông quan hàng hóa (Bộ Tài chính),
37 thủ tục hành chính của 9 bộ còn lại đã
được thực hiện thông qua cơ chế một cửa
quốc gia11. Những chuyển biến trong môi
trường kinh doanh đã được thể hiện trong
báo cáo mới đây của Phòng Thương mại Mỹ
(AmCham), khi cơ quan này cho rằng, Việt
Nam đang trở nên nổi bật với các cải thiện về
môi trường kinh doanh, 36% doanh nghiệp
Mỹ được khảo sát dự định sẽ mở rộng kinh
doanh tại Việt Nam, cao hơn so với 21%
ở Thái Lan, 19% của Malaysia12. Các giải
pháp về tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ
doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng
tạo cũng được đẩy mạnh, tạo làn sóng khởi
nghiệp, khởi sự kinh doanh, hội nghị, hội
thảo, sự kiện, các cuộc thi về khởi nghiệp;
28 không gian làm việc chung và sáng tạo ra
đời; mạng lưới các nhà đầu tư cá nhân cho
khởi nghiệp bắt đầu được hình thành, qua đó
giúp nhận thức của cả xã hội về khởi nghiệp
đã được nâng lên đáng kể.... Các chương
trình như: Cà phê doanh nhân (Quảng Ninh,
Trà Vinh, An Giang, Sóc Trăng), Khởi
CHÑNH SAÁCH
34 Số 12(340) T6/2017
nghiệp doanh nhân (Kon Tum) hay mô hình
Bác sĩ doanh nghiệp (Bắc Ninh) là các ví dụ
điển hình. Nhiều tỉnh, thành phố cũng xây
dựng mô hình các tổ điều hành thực hiện
Nghị quyết số 35; tổ tư vấn, hỗ trợ khởi sự
doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp
hay tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp, để
kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc...
Việc bảo đảm quyền kinh doanh, quyền
bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh
doanh của doanh nghiệp được thực hiện với
các giải pháp cụ thể phát triển hệ thống bán
lẻ, thúc đẩy sản xuất và khuyến khích tiêu
dùng hàng Việt Nam. Việc tiếp cận một số
nguồn lực như đất đai, cơ sở hạ tầng hay vốn
cũng có những thành công nhất định. Lãi
suất cho vay phổ biến giữ ở mức 6-9% một
năm đối với ngắn hạn; 9-11% đối với trung
và dài hạn, đối với nhóm khách hàng tốt, lãi
suất cho vay ngắn hạn có thể giảm xuống
còn 4-5%. Những nỗ lực giảm chi phí kinh
doanh cho doanh nghiệp, những điều chỉnh
theo hướng giảm chi phí liên quan đến đất
đai, điều chỉnh mức thu phí sử dụng đường
bộ, phí BOT hay loại bỏ các khoản phụ thu
bất hợp lý đối với hàng xuất nhập khẩu cũng
được tăng cường. Công tác bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp cũng được
thực hiện thông qua các biện pháp giảm số
lần thanh tra, kiểm tra, bảo vệ an ninh kinh
tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và đặc
biệt là nội dung không hình sự hoá các quan
hệ kinh tế - vấn đề điểm nhấn trong Hội nghị
Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp năm
2016. Thanh tra Chính phủ đã xây dựng các
biện pháp cụ thể giảm mật độ và hạn chế
chồng chéo trong hoạt động thanh tra tại các
doanh nghiệp; tăng cường công tác thanh
tra, phát hiện, xử lý vi phạm, góp phần lành
13 Xem chinhphu.vn/tai_lieu_hoi_nghi/2017/BaoCao_NQ35soket1nam.doc.
14 Xem cao PCI 2016_final.pdf.
mạnh môi trường đầu tư kinh doanh. Một
số địa phương như Đà Nẵng, Hà Nội, Lào
Cai, Quảng Bình, Đắk Lắk, Sóc Trăng
đã ban hành văn bản đôn đốc về nhiệm vụ
thực hiện thanh tra, kiểm tra đúng quy định
của pháp luật (không quá một lần mỗi năm).
Năm 2016, việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật,
cập nhật ứng dụng cho phép thực hiện đăng
ký doanh nghiệp trực tuyến với hơn 100 quy
trình cấp độ 03 trở lên, trong đó có 95 quy
trình được triển khai ở cấp độ 04, đồng thời,
thực hiện công khai hóa toàn bộ quy trình
đăng ký doanh nghiệp và tình trạng hồ sơ
doanh nghiệp trên Hệ thống Thông tin quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp đã cho phép
tạo sự thuận lợi hóa, cũng như giảm thời
gian quy định đăng ký doanh nghiệp thực tế
trên cả nước chỉ còn 2,9 ngày so với yêu cầu
03 ngày theo Luật Doanh nghiệp; tỷ lệ hồ sơ
được chấp thuận ngay lần đầu tiên đạt gần
86%, tỷ lệ hồ sơ trả kết quả đúng hẹn đạt gần
90%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua
mạng điện tử của cả nước trong năm 2016
đạt 14% (riêng quý IV/2016 đạt trên 35%)
và dự kiến 2017 sẽ đạt 30%13.
Theo Báo cáo thường niên PCI- 2016
do VCCI công bố sáng 14/3/2017, dựa trên
thông tin phản hồi từ 11.600 doanh nghiệp,
trong đó có trên 10.000 doanh nghiệp dân
doanh và gần 1.600 doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thì chỉ số
PCI các tỉnh thuộc nhóm cuối bảng xếp hạng
đã có nhiều nỗ lực cải cách14. Khoảng cách
điểm số giữa tỉnh cao nhất và thấp nhất được
thu hẹp chỉ còn 17 điểm, thấp kỷ lục trong
12 năm qua. Bên cạnh đó là xu hướng cải
thiện điểm số PCI của cả 5 thành phố trực
thuộc trung ương.
CHÑNH SAÁCH
35Số 12(340) T6/2017
Cuối tháng 4/2017, Tổ chức xếp hạng
tín nhiệm Moody's Investors Service của
Mỹ ra thông báo15 giữ nguyên xếp hạng tín
nhiệm đối với trái phiếu không đảm bảo có
độ ưu tiên cao và xếp hạng nhà phát hành
của Việt Nam ở mức B1, điều chỉnh triển
vọng xếp hạng từ “Ổn định” lên “Tích cực”;
đồng thời, khẳng định giữ nguyên mức xếp
hạng của 8 ngân hàng Việt Nam, cũng như
nâng triển vọng xếp hạng tiền gửi nội tệ và
phát hành tiền gửi nội tệ và ngoại tệ của
các định chế này từ ổn định lên tích cực (8
ngân hàng trong danh sách là Vietcombank,
Vietinbank, BIDV, An Bình Bank, ACB,
MB, VIB và Techcombank. Hiện chỉ BIDV
có mức xếp hạng tín dụng cơ sở (BCA) ở
mức Caa 1, còn mức xếp hạng BCA của 7
ngân hàng còn lại đều ở mức B2). Theo
Moody’s, động thái này chịu ảnh hưởng từ
việc Moody’s giữ nguyên xếp hạng của Việt
Nam ở mức B1 nhưng nâng triển vọng từ ổn
định lên tích cực hôm 28/4/2017. Mức xếp
hạng của Việt Nam là một yếu tố đầu vào
quan trọng để Moody’s đánh giá các ngân
hàng bởi nó ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ
hệ thống ngân hàng của Chính phủ trong
trường hợp căng thẳng.
Thực tế cho thấy, môi trường kinh
doanh tại Việt Nam cần và sẽ được tiếp tục
cải thiện cùng với những nỗ lực trong trách
nhiệm và khả năng, sự nhận thức và đồng
thuận cao của Nhà nước, người dân và cộng
đồng doanh nghiệp về đẩy mạnh chống tham
nhũng và xây dựng Nhà nước kiến tạo, liêm
chính, đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp,
phục vụ người dân.
Sự ra đời của Bộ chỉ số Doanh nghiệp
bền vững dành riêng cho các doanh nghiệp
15 Xem
16 Xem /1266283.html.
Việt Nam là bước đột phá nhờ có thể áp dụng
được với tất cả doanh nghiệp ở mọi loại hình,
phạm vi và quy mô khác nhau. Bảng xếp
hạng vinh danh 100 doanh nghiệp phát triển
bền vững Việt Nam 2016 lần đầu công bố
cho thấy doanh nghiệp ngày càng quan tâm
tới vấn đề phát triển bền vững. Việc tham gia
và đạt thứ hạng cao trong bảng xếp hạng còn
mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội nâng cao
uy tín, thương hiệu, thu hút nguồn nhân lực,
cơ hội kinh doanh mới thông qua việc gia
tăng lòng tin của các đối tác, nhà đầu tư và
cổ đông, góp phần vào việc phát triển kinh
doanh theo hướng bền vững, nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Những cải thiện môi trường đầu tư đã
trực tiếp và gián tiếp góp phần cải thiện vốn
đầu tư xã hội được thể hiện ở sự gia tăng các
dòng vốn đầu tư từ mở rộng dư nợ tín dụng
ngân hàng, gia tăng vốn đăng ký của doanh
nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động,
từ dòng vốn bổ sung đầu tư mở rộng và tăng
vốn thực hiện cả FDI và giải ngân vốn đầu
tư từ ngân sách nhà nước.
Cuộc khảo sát mới thực hiện của Tổ
chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro)
đã đưa ra kết luận rằng, Việt Nam tiếp tục
là địa điểm đầu tư quan trọng của doanh
nghiệp Nhật Bản; trên 66% doanh nghiệp
được khảo sát cho biết có xu hướng “mở
rộng hoạt động kinh doanh” tại Việt Nam16.
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2016, lần đầu
tiên Việt Nam có trên 110.100 doanh nghiệp
đăng ký thành lập mới và quan trọng hơn
là hiện có trên 90% số doanh nghiệp đó đã
đi vào hoạt động, đã kê khai thuế và nộp
CHÑNH SAÁCH
36 Số 12(340) T6/2017
thuế trên thực tế 75% số doanh nghiệp
Việt Nam được Tổng cục Thống kê khảo sát
trong quý I/2017 khẳng định tình hình sản
xuất kinh doanh của mình quý I năm nay ổn
định hoặc tốt hơn quý IV/2016 và 90% số
doanh nghiệp tin rằng, quý II/2017 sẽ có xu
hướng ổn định hoặc tốt lên17. Nhờ vậy, 65%
doanh nghiệp hoạt động có lãi, mức cao nhất
trong 5 năm trở lại đây. Lần đầu tiên trong
vòng 12 năm qua, quy mô vốn trung bình
của doanh nghiệp đã tăng đến mức cao nhất,
bình quân 18,1 tỷ đồng, gấp đôi so với năm
2006 (7,5 tỷ đồng).
Đến 26/12/2016, cả nước thu hút 2.556
dự án FDI mới, vốn đăng ký đạt 15.182,3
triệu USD, tăng 27% về số dự án và giảm
2,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm
2015; có 1.225 lượt dự án đã cấp phép từ các
năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư
với số vốn tăng thêm đạt 5.765,1 triệu USD,
tăng 50,5% về số dự án và giảm 19,7% về
vốn tăng thêm. Trong năm 2016 có 2.547
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư
nước ngoài góp vốn mua cổ phần tính chung
tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới,
cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức
góp vốn, mua cổ phần trong năm 2016 đạt
24.372,7 triệu USD, tăng 7,1% so với năm
trước. FDI thực hiện năm 2016 ước 15,8 tỷ
USD, tăng 9% so với năm 2015, cao nhất từ
trước đến nay18.
Tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước
có 39.580 doanh nghiệp đăng ký thành lập
mới với tổng vốn đăng ký là 369,6 nghìn tỷ
đồng, tăng 14% về số doanh nghiệp và tăng
48,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ
17 Xem
18 Xem
19 Xem
20 Xem
21 Xem
năm 2016; có 11.545 doanh nghiệp quay trở
lại hoạt động, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm
trước19.
Từ đầu năm đến thời điểm 20/4/2017,
chúng ta đã thu hút 734 dự án cấp phép mới
với số vốn đăng ký đạt 4.881,6 triệu USD,
tăng 5,3% về số dự án và giảm 4% về vốn
đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh
đó, có 345 lượt dự án đã cấp phép từ các
năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư
với số vốn tăng thêm đạt 4.361,2 triệu USD.
Đồng thời, có 1.687 lượt góp vốn, mua cổ
phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng
giá trị góp vốn là 1.355,2 triệu USD20. Như
vậy, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự
án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo
hình thức góp vốn, mua cổ phần 4 tháng đầu
năm đạt 10.598 triệu USD, tăng 40,5% so
với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài thực hiện 4 tháng ước tính đạt
4,8 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm
201621.
Có thể nói, những thành công cả về cải
cách thể chế lẫn những thành tựu trên thực tế
phát triển kinh tế, thu hút đầu tư xã hội nêu
trên là thực chất và rất đáng khích lệ, được
thừa nhận rộng rãi cả ở trong và ngoài nước.
Đây là kết quả hội tụ và sự tỏa sáng thông
điệp từ những nhận thức mới về tôn trọng
quyền của người dân và doanh nghiệp, sự
đồng thuận xã hội, quyết tâm chính trị cao
và sự chỉ đạo sát sao, cùng những hành động
quyết liệt tạo những thay đổi mạnh mẽ thực
chất về thể chế kinh tế. Đồng thời, khẳng
định tinh thần cầu thị và kiên trì định hướng
đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước
CHÑNH SAÁCH
37Số 12(340) T6/2017
và là điều kiện bảo đảm cho một triển vọng
phát triển kinh tế mới và đón vận hội mới
tích cực hơn thời kỳ Việt Nam chuyển mình,
chủ động hội nhập cùng thế giới
2. Những nút thắt cần nỗ lực tháo gỡ
Dù có nhiều tiến bộ, nhưng thực tế cho
thấy, môi trường kinh doanh trong nước vẫn
còn những điểm nghẽn cần tháo gỡ sau đây:
- Tình trạng những quy định về điều
kiện kinh doanh, quản lý chuyên ngành còn
nhiều mâu thuẫn, chưa thống nhất, trong khi
sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trên
phạm vi địa phương chưa thực sự hiệu quả;
- Còn sự chồng chéo, trùng lắp trong
nội dung thanh tra, kiểm tra của ngành thanh
tra và ngành kiểm toán; một số cuộc thanh
tra còn kéo dài khi xây dựng báo cáo và kết
luận thanh tra, chất lượng còn chưa cao.
- Tình trạng thông báo thuế sai vẫn
còn xảy ra do lỗi hệ thống phần mềm, chậm
hoàn thuế và quyết toán thuế;
- Thủ tục giải quyết khiếu nại, xử lý
vi phạm hành chính và thông quan vẫn khá
phiền hà, nhất là thời gian giải quyết quá dài
và yêu cầu cung cấp thêm nhiều loại thông
tin, giấy tờ không cần thiết gây khó khăn
và tạo rủi ro cho cả người nộp thuế và cơ
quan quản lý thuế. Ngoài ra, tinh thần trách
nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ công chức
ngành thuế vẫn khiến nhiều doanh nghiệp
e ngại.
Báo cáo của VCCI về CPI-2016 cho
thấy, hiện ở Việt Nam tồn tại hai nghịch lý:
Thứ nhất, ngược lại với tổng thể môi
trường đầu tư được cải thiện là tình trạng
chậm, thậm chí nặng nề hơn về các chi phí
22 Xem cao PCI 2016_final.pdf.
23 Xem cao PCI 2016_final.pdf.
không chính thức ở khu vực doanh nghiệp
trong nước.
Tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết
thủ tục cho doanh nghiệp dù giảm từ 65% năm
2013-2014 xuống còn 58% năm 2016, nhưng
còn khoảng 25% các doanh nghiệp FDI thừa
nhận rằng họ đã trả tiền bôi trơn để có được
giấy phép đầu tư và 13,6% trả hoa hồng khi
cạnh tranh để có được các hợp đồng của cơ
quan nhà nước (đều giảm so với năm 2015)
và còn 49% doanh nghiệp đã chi trả chi phí
không chính thức khi làm thủ tục thông quan
(giảm 10 điểm phần trăm so với năm 2015).
Các thủ tục hành chính (TTHC) về thuế đã
được cải thiện đáng kể, dù còn không ít phàn
nàn về thủ tục đăng ký thuế, thay đổi thông
tin thuế và hoàn thuế, thanh kiểm tra thuế.
Trung bình có khoảng 66% doanh nghiệp
cho biết họ thường xuyên chi trả các khoản
không chính thức (tức cao hơn 12 - 15 điểm
phần trăm so với giai đoạn 2008 - 2013)
và chúng chiếm tới hơn 10% tổng doanh thu
của họ (cao hơn hẳn mức 6-8% giai đoạn 5
năm kể từ 2014 trở về trước)22.
Thứ hai, hiện tượng doanh nghiệp tự
nguyện “tra dầu bôi trơn” lớn hơn hẳn so
với doanh nghiệp bị đòi hỏi phải chi bôi trơn.
Theo VCCI, trong số 45% doanh
nghiệp đã đưa quà và các chi phí không
chính thức trong đợt thanh, kiểm tra trong
năm 2016, chỉ 8% doanh nghiệp là bị cán bộ
thanh, kiểm tra đòi hỏi. Tỷ lệ này nhỏ hơn 5
lần so với tỷ lệ doanh nghiệp chủ động đưa
biếu (44%). Đặc biệt, 59% các doanh nghiệp
tin rằng, hành vi chủ động đưa quà cáp dù
không bị đòi hỏi này là phổ biến, trở thành
“luật bất thành văn”23.
CHÑNH SAÁCH
38 Số 12(340) T6/2017
Hơn nữa, gần 80% doanh nghiệp trả
lời việc đưa quà là nhằm tạo lập mối quan
hệ, như một “hợp đồng bảo hiểm” cho những
rắc rối và được tạo thuận lợi giải quyết các
vụ việc nảy sinh trong tương lai. Sự phổ
biến của chi phí bôi trơn đã bình thường tới
mức hai bên mặc định cần có và khi không
có thì một bên sẽ cảm thấy thiếu và một bên
chưa an tâm. Điều này có thể thấy rõ qua
báo cáo PCI 2016, khi mà có tới 88% doanh
nghiệp ít nhiều đều gặp bất lợi khi tham gia
đấu thầu các hợp đồng với cơ quan nhà nước
do không “bôi trơn”24.
VCCI cũng cho biết: 24% doanh
nghiệp cho rằng nội dung thanh tra thuế
trùng lặp, chồng chéo. 36% doanh nghiệp
cho rằng thanh, kiểm tra thuế chưa phải là
hướng dẫn doanh nghiệp làm đúng mà mang
tính suy diễn bất lợi cho doanh nghiệp. 34%
doanh nghiệp cho rằng phải chi trả chi phí
không chính thức khi bị thanh tra thuế. 16%
doanh nghiệp đánh giá cán bộ thuế không
văn minh, lịch sự25. Theo kết quả điều tra
của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đối với 2.600
doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài quốc doanh
hoạt động trong lĩnh vực chế biến, sản xuất
tại 10 địa phương năm 2016 cũng cho thấy,
có hơn 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ phải
chấp nhận những khoản chi không chính
thức cho các cơ quan quản lý nhà nước (có
giảm so với 64% năm 2015)26.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy, hiện
tượng doanh nghiệp dù làm đúng, nhưng vẫn
phải có khoản phí bôi trơn do sợ bị bắt bẻ,
làm khó trong các thủ tục quyết toán, thanh
tra, kiểm tra thuế chứng tỏ chất lượng và
24 Xem cao PCI 2016_final.pdf.
25 Xem cao PCI 2016_final.pdf.
26 Xem
kỷ luật công vụ của công chức thuế Việt
Nam có nhiều điều đáng quan ngại. Theo
Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguyên
nhân chính của việc các doanh nghiệp chấp
nhận những khoản chi phí không chính thức
là do tâm lý muốn nhanh được việc và do
thái độ làm việc của một số cán bộ, công
chức cố tình gây nhũng nhiễu, làm khó
doanh nghiệp.
Tăng chi phí bôi trơn không chỉ làm
tăng gánh nặng chi phí và thể chế của doanh
nghiệp, gây thiệt hại chung cho xã hội, mà
còn trở thành thước đo mức độ nghiêm trọng
của tham nhũng, cũng như là bằng chứng
cho thấy sự bất lực, kém năng lực, hiệu lực
và hiệu quả của quản lý nhà nước nói chung,
công cuộc chống tham nhũng nói riêng. Mức
độ các chi phí không chính thức tỷ lệ thuận
với năng lực gây nhũng nhiễu, làm khó
doanh nghiệp của một số cán bộ và cả với sự
chủ động mặc cả của chính doanh nghiệp để
“tiết kiệm” một phần nghĩa vụ nộp thuế hoặc
thời gian xếp hàng làm thủ tục, thậm chí để
dễ “chen ngang”, vượt lên chiếm lợi thế với
đối thủ của mình.
Những chi phí không chính thức chỉ
có thể bị loại bỏ bằng những biện pháp chính
thức đồng bộ và nhất quán Hơn nữa, chi
phí không chính thức còn là biểu hiện chính
thức của tham nhũng. Trong Báo cáo về
công tác phòng, chống tham nhũng năm
2016 trước Quốc hội, Thanh tra Chính phủ
đã nhìn nhận, công tác phòng, chống tham
nhũng nói chung chưa đạt yêu cầu, mục tiêu
đề ra và vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém;
một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức,
trong đó có những người giữ vị trí lãnh đạo,
CHÑNH SAÁCH
39Số 12(340) T6/2017
quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, thiếu
tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến
đấu, không hoàn thành trách nhiệm, bổn
phận trước Đảng, trước Nhân dân, có những
trường hợp phạm tội tham nhũng phải xử
lý trước pháp luật; các biện pháp phòng
ngừa tham nhũng hiệu quả thấp; tình trạng
lợi dụng truyền thống văn hóa về tặng quà,
cảm ơn để biếu xén, đưa hối lộ vì động cơ
vụ lợi còn khá phổ biến; một số nơi có biểu
hiện coi nhẹ, chậm chỉ đạo thực hiện, không
thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra,
đã phát hiện nhiều vụ án tham nhũng lớn mà
người đứng đầu là chủ mưu, đồng phạm, lợi
ích nhóm27. Một trong những nguyên nhân
dẫn đến những hạn chế, bất cập nêu trên là
do quy định nhằm bảo đảm kiểm soát quyền
lực của người có chức vụ, quyền hạn của
các cơ quan trong hệ thống chính trị còn
chưa cụ thể, thiếu chặt chẽ. Bên cạnh đó, sự
thiếu kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền
lực trên thực tế cũng dẫn tới tình trạng lạm
quyền để trục lợi cá nhân, cấu kết “sân sau”,
“lợi ích nhóm”...
Thực tiễn cho thấy, quyền lực nếu
không được kiểm soát chặt chẽ tất yếu sẽ
dẫn đến tha hóa quyền lực và là nguyên
nhân gốc rễ của tham nhũng. Vì vậy, trong
thời gian tới, xóa bỏ sự mặc định sống chung
với tham nhũng nói chung và chấp nhận các
chi phí không chính thức nói riêng, các cơ
quan chức năng cần cụ thể hóa quy định
về kiểm soát quyền lực đã được hiến định.
Chính phủ, các bộ, ngành địa phương cần
tiếp tục sửa đổi thể chế chính sách để tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và đáp
ứng thông lệ quốc tế; tổng kết, đánh giá thực
hiện Luật Quản lý thuế, từ đó nghiên cứu
đề xuất sửa đổi theo hướng bảo đảm thống
27 Xem
nhất, đồng bộ với mục tiêu đổi mới cơ chế
quản lý thuế theo hướng hiện đại, dựa trên
quản lý rủi ro; tiếp tục đơn giản hoá thủ tục
hành chính thuế, tăng cường công khai minh
bạch, áp dụng công nghệ thông tin đồng bộ
và toàn diện trong giải quyết thủ tục hành
chính thuế và kết nối với hệ thống thông tin
của các bộ, ngành; các cơ quan chức năng
và Chính phủ cần có biện pháp quyết liệt
và hiệu quả hơn nhằm rà soát lại các lĩnh
vực thuộc quyền quản lý của mình để cương
quyết loại bỏ tất cả các khoản phí ngầm,
các khoản thu không đúng chế độ nhằm tạo
dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi
cho các doanh nghiệp ổn định và phát triển,
trước mắt tập trung vào những khâu, lĩnh
vực có nguy cơ cao như kiểm tra thuế, thanh
tra thuế và kê khai, quyết toán thuế, hoàn
thuế...; khắc phục triệt để tình trạng thanh
tra, kiểm tra doanh nghiệp một cách tùy tiện.
Quá trình xóa bỏ những thể chế kìm
hãm doanh nghiệp, điều chỉnh những thể
chế làm lệch lạc, lãng phí các nguồn lực
doanh nghiệp, lấp đầy những “khoảng trống
thể chế” cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp
phát triển lành mạnh, hiệu quả đã, đang và
sẽ từng bước định hình một tầm nhìn mới,
một thực tiễn mới và mở ra triển vọng phát
triển mới với nhiều thay đổi về chất đối
với vai trò, vị thế và cách thức tổ chức mới
của kinh tế cả nước nói chung, khu vực
tư nhân nói riêng trong toàn bộ đời sống
kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ chuyển
mình đồng hành cùng thế giới...
CHÑNH SAÁCH
40 Số 12(340) T6/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cai_thien_moi_truong_kinh_doanh_va_nhung_nut_that_can_thao_g.pdf