Cảm biến được định nghĩa như một thiết bị dùng để cảm nhận và biến đổi các
đại lượng vật lý và các đại lượng không mang tính chất điện thành các đại lượng điện
có thể đo được. Nó là thành phần quan trọng trong một thiết bị đo hay trong một hệ
điều khiển tự động.
179 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3234 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cảm biến công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn vị chỉ thị
trên công tơ).
Nc1, Nc2 - số trên chỉ thị công tơ tại thời điểm t1 và t2.
Lưu lượng trung bình:
( )
12
12v
tb tt
NNq
t
V
Q −
−=Δ
Δ=
(9.5)
Lưu lượng tức thời:
nq
dt
dN
q
dt
dV
Q vv ===
(9.6)
Với
dt
dN
n = là tốc độ quay trên trục công tơ.
Để đếm số vòng quay và chuyển thành tín hiệu điện người ta dùng một trong ba
cách dưới đây:
- Dùng một nam châm nhỏ gắn trên trục quay của của công tơ, khi nam châm
đi qua một cuộn dây đặt cố định sẽ tạo ra xung điện. Đếm số xung điện theo thời gian
sẽ tính được tốc độ quay của trục công tơ.
- Dùng tốc độ kế quang.
- Dùng mạch đo thích hợp để đo tần số hoặc điện áp.
V1
V2
2
1
Hình 9.1 S nguyên lý công t th tích
a) b) c)
Giới hạn đo của công tơ loại này từ 0,01 - 250 m3/giờ, độ chính xác cao ±(0,5 -
1)%, tổn thất áp suất nhỏ nhưng có nhược điểm là chất lỏng đo phải được lọc tốt và
gây ồn khi làm việc.
động quay của tang được truyền đến cơ cấu đếm đặt bên ngoài vỏ công tơ.
Công tơ khí kiểu quay có thể đo lưu lượng đến 100 - 300 m3/giờ, cấp chính xác
0,25; 0,5.
9.1.3. Công tơ tốc độ
Hình 9.3 trình bày sơ đồ cấu tạo của một công tơ tốc độ tuabin hướng trục.
Bộ phận chính của công tơ là một tuabin hướng trục nhỏ (2) đặt theo chiều
chuyển động của dòng chảy. Trước tuabin có đặt bộ chỉnh dòng chảy (1) để san phẳng
dòng rối và loại bỏ xoáy. Chuyển động quay của tuabin qua bộ bánh răng - trục vít (3)
truyền tới thiết bị đếm (4).
Tốc độ quay của công tơ tỉ lệ với tốc độ dòng chảy:
kWn =
Trong đó:
k - hệ số tỉ lệ phụ thuộc cấu tạo công tơ.
W- tốc độ dòng chảy.
Lưu lượng thể tích chất lưu chảy qua công tơ:
n
k
F
WFQ ==
(9.7)
Với:
F - tiết diện dòng chảy.
n - tốc độ quay của tuabin (số vòng quay trong một giây).
o lu lng dòng khí ngi ta s dng công
t khí kiu quay. Công t (hình 9.2) gm v hình tr
(1), các cánh (2,4,7,8), tang quay (3) và cam (6). Khi
cánh (4) v trí nh hình v , áp sut cht khí tác
ng lên cánh làm cho tang (3) quay. Trong quá trình
quay các cánh luôn tip xúc vi mt ngoài cam (6) nh
các con ln (5). Trong mt vòng quay th tích cht khí
bng th tích vành cht khí gia v và tang. Chuyn
Hình 9.2 Công t khí kiu quay
1) V 2, 4,7&8) Cánh 3) Tang
quay 5) Con ln 6) Cam
1
2
3
4
5
7
8
6
Hình 9.3 S cu to công t tc tuabin hng trc
1) B chnh dòng chy 2) Tuabin
3) B truyn bánh rng-trc vít 4) Thit b m
1
2
3
4
Nếu dùng cơ cấu đếm để đếm tổng số vòng quay của công tơ trong một khoảng
thời gian từ t1 đến t2 sẽ nhận được thể tích chất lỏng chảy qua công tơ:
ndt
k
F
dQdtdV ==
∫= 2
1
t
t
ndt
k
F
V
Hay:
( )12 NNk
F
V −= (9.8)
Với ∫=− 2
1
t
t
12 ndtk
F
NN
Công tơ tốc độ tuabin hướng trục với đường kính tuabin từ 50 - 300 mm có phạm
vi đo từ 50 - 300 m3/giờ, cấp chính xác 1; 1,5; 2.
Để đo lưu lượng nhỏ người ta dùng công tơ tốc độ kiểu tiếp tuyến có sơ đồ cấu
tạo như hình 9.4.
Tuabin công tơ (1) đặt trên trục quay vuông góc với dòng chảy. Chất lưu qua
màng lọc (2) qua ống dẫn (3) vào công tơ theo hướng tiếp tuyến với tuabin làm quay
tuabin. Cơ cấu đếm liên kết với trục tuabin để đưa tín hiệu đến mạch đo.
Công tơ kiểu tiếp tuyến với đường kính tuabin từ 15 - 40 mm có phạm vi đo từ 3
- 20 m3/giờ, cấp chính xác 2; 3.
9.1.4. Lưu lượng kế màng chắn
a) Nguyên lý đo
Các cảm biến loại này hoạt động dựa trên nguyên tắc đo độ giảm áp suất của
dòng chảy khi đi qua màng ngăn có lỗ thu hẹp. Trên hình 9.5 trình bày sơ đồ nguyên lý
đo lưu lượng dùng màng ngăn tiêu chuẩn.
Khi chảy qua lỗ thu hẹp của màng ngăn, vận tốc chất lưu tăng lên và đạt cực đại
(W2) tại tiết diện B-B, do đó tạo ra sự chênh áp trước và sau lỗ thu hẹp. Sử dụng một
áp kế vi sai đo độ chênh áp này có thể xác định được lưu lượng của dòng chảy.
Giả sử chất lỏng không bị nén, và dòng chảy là liên tục, vận tốc cực đại của dòng
chảy tại tiết diện B-B được xác định theo biểu thức:
( )21222 pp2m
1
W −ρμ−ξ
=
Trong đó:
p1’, p2’ - áp suất tĩnh tại tiết diện A-A và B-B.
ρ - tỉ trọng chất lưu.
ξ - hệ số tổn thất thuỷ lực.
m - tỉ số thu hẹp của màng ngăn, m = F0/F1.
Hình 9.4 Công t tc ki tuabin tip tuyn
1) Tuabin 2) Màng lc 3) ng dn
1
2
3
μ - hệ số thu hẹp dòng chảy, μ = F2/F0.
Thường người ta không đo độ giảm áp Δp’ = p’1 - p’2 ở tiết diện A-A và B-B, mà
đo độ giảm áp Δp = p1 - p2 ngay trước và sau lỗ thu hẹp. Quan hệ giữa Δp’ và Δp có
dạng:
21
'
2
'
1 pppp −ψ=−
Khi đó:
( )21222 pp2mW −ρμ−ξ
ψ=
và lưu lượng khối lượng của chất lưu:
( )210220222 pp2FmFWFWG −ρμ−ξ
μψ=ρμ=ρ=
Hay:
( )210 pp2FG −ρα=
(9.9)
Với
22mμ−ξ
μψ=α gọi là hệ số lưu lượng.
Từ các biểu thức trên và F0 = πd2/4, ta nhận được công thức xác định lưu lượng khối
(G) và lưu lượng thể tích (Q) của dòng chất lưu:
( )212 pp24
d
G −ρπα=
(9.10)
( )212 pp24
d
Q −ρ
πα= (9.11)
Trong trường hợp môi trường chất lưu chịu nén, thì khi áp suất giảm, chất lưu
giản nở, làm tăng tốc độ dòng chảy so với khi không chịu nén, do đó phải đưa thêm
vào hệ số hiệu chỉnh ε (ε < 1), khi đó các phương trình trên có dạng:
( )21 ppcG −ραε=
(9.12)
Hình 9.5 Phân b vân tc và áp sut
ca mt dòng chy lý tng qua l thu hp
F1 F0 F2
W1 W2
p’2 p’1
p’1
p’2 p2
Δp
p1
w1 w2
p3’
δp
w3
A B C
( )21 pp1cQ −ραε=
(9.13)
ở đây: ( ) 4/2c π= là hằng số.
ρ - tỉ trọng chất lưu tại cửa vào của lỗ thu hẹp.
Đối với các dòng chất lưu có trị số Reynol nhỏ hơn giá trị tới hạn, khi đo không
thể dùng màng ngăn lỗ thu hẹp tiêu chuẩn vì khi đó hệ số lưu lượng không phải là
hằng số. Trong trường hợp này, người ta dùng các màng ngăn có lỗ thu hẹp đặc biệt
như màng ngăn có lỗ côn (hình 9.6a), giclơ hình trụ (hình 9.6b), giclơ cong (hình 9.6c)
... Trên cơ sở thực nghiệm người ta xác định hệ số lưu lượng cho mỗi lỗ thu hẹp và
xem như không đổi trong phạm vi số Reynol giới hạn.
b) Sơ đồ hệ thống đo
Tuỳ theo yêu cầu sử dụng, người ta có thể sử dụng hệ thống đo thích hợp. Trên
hình 9.7 trình bày sơ đồ khối của một số hệ thống đo dùng màng chắn.
9.1.5. Lưu lượng kế điện từ
Nguyên lý của lưu lượng kế điện từ dựa trên định luật cảm ứng điện từ: khi có
một dây dẫn chuyển động trong từ trường, cắt các đường sức của từ trường thì trong
dây dẫn xuất hiện một suất điện động cảm ứng tỉ lệ với tốc độ chuyển động của dây
dẫn. Sơ đồ nguyên lý của lưu lượng kế điện từ biểu diễn trên hình 9.8.
Hình 9.6 Cu to màng ngn l thu hp c bit
dùng o lu lng dòng chy cht lu có s Reynol nh
a) b) c)
2
1
Q
3
1
Q
5
4
3
1
Q
4
6
8
7
3
1
Q
4
6
11
7
10 9 3
1
Q
4
6
7
9 12
Hình 9.7 S h th g o lu l g dùng màng ngn
1) Màng ngn 2) Lu lng k vi sai 3) B bin i gim áp 4) Dng c o th cp
5) B tích phân lu lng 6) Dng c tính khi lng cht lu 7) Thit b tính toán 8)
Bin i t trng cht lu trong iu kin làm vic 9) B bin i nhit 10) B bin i
áp sut 11) B bin i t trng trong iu kin nh mc 12) B bin i t trng cht lu
a) b) c)
d)
)
Lưu lượng kế gồm ống kim loại không từ tính (3) bên trong có phủ lớp vật liệu
cách điện (sơn êmay, thuỷ tinh hữu cơ) đặt giữa hai cực của một nam châm (5) sao cho
trục ống vuông góc với đường sức của từ trường. Trong mặt phẳng vuông góc với
đường sức, có hai điện cực (1) và (2) được nối với milivôn kế (4). Khi chất lưu có tính
dẫn điện chảy qua ống, trong chất lưu xuất hiện một suất điện động cảm ứng (E) :
Q
D
B4
BWDE π== (9.14)
Trong đó:
B - cường độ từ trường.
W- tốc độ trung bình của dòng chảy.
D - đường kính trong của ống.
Q - lưu lượng thể tích của chất lưu.
Khi B = const thì E sức điện động cảm ứng tỉ lệ với lưu lượng thể tích Q.
Lưu lượng kế điện từ với từ trường không đổi có nhược điểm là trên các cực xuất
hiện các sức điện động phụ (do phân cực) làm sai lệch kết quả đo. Để khắc phục nhược
điểm trên, người ta dùng lưu lượng kế điện từ dùng nam châm điện xoay chiều, tuy
nhiên từ trường xoay chiều lại làm méo tín hiệu ra.
Lưu lượng kế điện từ được dùng để đo lưu lượng của chất lỏng có độ dẫn điện
không nhỏ hơn 10-5 - 10-6 Simen/m. Chúng có ưu điểm: đo lưu lượng không cần phải
đo tỉ trọng chất lỏng, các phần tử hạt, bọt khí và tác động của môi trường (như nhiệt
độ, áp suất, ...) nếu chúng không làm thay đổi độ dẫn điện của chất lưu sẽ không ảnh
hưởng đến kết quả đo.
Lưu lượng kế điện từ với đường kính ống từ 10 - 1.000 mm có thể đo lưu lượng
trong từ 1 - 2.500 m3/giờ với vận tốc dòng chảy từ 0,6 - 10 m/s với cấp chính xác 1;
2,5.
9.2. Cảm biến đo và phát hiện mức chất lưu
9.2.1. Mục đích và phương pháp đo
Mục đích việc đo và phất hiện mức chất lưu là xác định mức độ hoặc khối
lượng chất lưu trong bình chứa.
Có hai dạng đo: đo liên tục và xác định theo ngưỡng.
Khi đo liên tục biên độ hoặc tần số của tín hiệu đo cho biết thể tích chất lưu còn
lại trong bình chứa. Khi xác định theo ngưỡng, cảm biến đưa ra tín hiệu dạng nhị phân
cho biết thông tin về tình trạng hiện tại mức ngưỡng có đạt hay không.
Có ba phương pháp hay dùng trong kỹ thuật đo và phát hiện mức chất lưu:
- Phương pháp thuỷ tĩnh dùng biến đổi điện.
- Phương pháp điện dựa trên tính chất điện của chất lưu.
- Phương pháp bức xạ dựa trên sự tương tác giữa bức xạ và chất lưu.
9.2.2. Phương pháp thuỷ tĩnh
Phương pháp thuỷ tĩnh dùng để đo mức chất lưu trong bình chứa. Trên hình 9.9
giới thiệu một số sơ đồ đo mức bằng phương pháp thuỷ tĩnh.
N S
1
2
3 4
Hình 9.8 S lu lng k in t
1 & 2) in cc 3) ng kim loi 4) Milivôn k 5) Nam châm
5
Trong sơ đồ hình 9.9a, phao (1) nổi trên mặt chất lưu được nối với đối trọng (5)
bằng dây mềm (2) qua các ròng rọc (3), (4). Khi mức chất lưu thay đổi, phao (1) nâng
lên hoặc hạ xuống làm quay ròng rọc (4), một cảm biến vị trí gắn với trục quay của
ròng rọc sẽ cho tín hiệu tỉ lệ với mức chất lưu.
Trong sơ đồ hình 9.9b, phao hình trụ (1) nhúng chìm trong chất lưu, phía trên
được treo bởi một cảm biến đo lực (2). Trong quá trình đo, cảm biến chịu tác động của
một lực F tỉ lệ với chiều cao chất lưu:
gShPF ρ−=
Trong đó:
P - trọng lượng phao.
h - chiều cao phần ngập trong chất lưu của phao.
S - tiết diện mặt cắt ngang của phao.
ρ - khối lượng riêng của chất lưu.
g - gia tốc trọng trường.
Trên sơ đồ hình 9.9c, sử dụng một cảm biến áp suất vi sai dạng màng (1) đặt sát
đáy bình chứa. Một mặt của màng cảm biến chịu áp suất chất lưu gây ra:
ghpp 0 ρ+=
Mặt khác của màng cảm biến chịu tác động của áp suất p0 bằng áp suất ở đỉnh bình
chứa. Chênh lệch áp suất p - p0 sinh ra lực tác dụng lên màng của cảm biến làm nó
biến dạng. Biến dạng của màng tỉ lệ với chiều cao h của chất lưu trong bình chứa,
được chuyển đổi thành tín hiệu điện nhờ các bộ biến đổi điện thích hợp.
9.2.3. Phương pháp điện
Các cảm biến đo mức bằng phương pháp điện hoạt động theo nguyên tắc
chuyển đổi trực tiếp biến thiên mức chất lỏng thành tín hiệu điện dựa vào tính chất
điện của chất lưu. Các cảm biến thường dùng là cảm biến dộ dẫn và cảm biến điện
dung.
a) Cảm biến độ dẫn
Các cảm biến loại này dùng để đo mức các chất lưu có tính dẫn điện (độ dẫn
điện ~ 50μScm-1). Trên hình 9.10 giới thiệu một số cảm biến độ dẫn đo mức thông
dụng.
Hình 9.9 S o mc theo phng pháp thu tnh
a) Dùng phao cu b) Dùng phao tr c) Dùng cm bin áp sut vi sai
1
2
3 4 6
5
1
2
h
h
p0
1
h h
hmin
a) b) c)
Hình 9.10 Cm bin dn
a) Cm bin hai in cc b) Cm bin mt in cc c) Cm bin phát hin mc
Sơ đồ cảm biến hình 9.10a gồm hai điện cực hình trụ nhúng trong chất lỏng dẫn
điện. Trong chế độ đo liên tục, các điện cực được nối với nguồn nuôi xoay chiều ~
10V (để tránh hiện tượng phân cực của các điện cực). Dòng điện chạy qua các điện
cực có biên độ tỉ lệ với chiều dài của phần điện cực nhúng chìm trong chất lỏng.
Sơ đồ cảm biến hình 9.10b chỉ sử dụng một điện cực, điện cực thứ hai là bình
chứa bằng kim loại.
Sơ đồ cảm biến hình 9.10c dùng để phát hiện ngưỡng, gồm hai điện cực ngắn đặt
theo phương ngang, điện cực còn lại nối với thành bình kim loại,vị trí mỗi điện cực
ngắn ứng với một mức ngưỡng. Khi mức chất lỏng đạt tới điện cực, dòng điện trong
mạch thay đổi mạnh về biên độ.
b) Cảm biến tụ điện
Khi chất lỏng là chất cách điện, có thể tạo tụ điện bằng hai điện cực hình trụ
nhúng trong chất lỏng hoặc một điện cực kết hợp với điện cực thứ hai là thành bình
chứa nếu thành bình làm bằng kim loại. Chất điện môi giữa hai điện cực chính là chất
lỏng ở phần điện cực bị ngập và không khí ở phần không có chất lỏng. Việc đo mức
chất lưu được chuyển thành đo điện dung của tụ điện, điện dung này thay đổi theo mức
chất lỏng trong bình chứa. Điều kiện để áp dụng phương pháp này hằng số điện môi
của chất lỏng phải lớn hơn đáng kể hằng số điện môi của không khí (thường là gấp
đôi).
Trong trường hợp chất lưu là chất dẫn điện, để tạo tụ điện người ta dùng một
điện cực kim loại bên ngoài có phủ cách điện, lớp phủ đóng vai trò chất điện môi còn
chất lưu đóng vai trò điện cực thứ hai.
9.2.4. Phương pháp bức xạ
Cảm biến bức xạ cho phép đo mức chất lưu mà không cần tiếp xúc với môi
trường đo, ưu điểm này rất thích hợp khi đo mức ở điều kiện môi trường đo có nhiệt
độ, áp suất cao hoặc môi trường có tính ăn mòn mạnh.
Trong phương pháp này cảm biến gồm một nguồn phát tia (1) và bộ thu (2) đặt
ở hai phía của bình chứa. Nguồn phát thường là một nguồn bức xạ tia γ (nguồn 60Co
hoặc 137Cs), bộ thu là một buồng ion hoá.
ở chế độ phát hiện mức ngưỡng(hình 9.11a), nguồn phát và bộ thu đặt đối diện
nhau ở vị trí ngang mức ngưỡng cần phát hiện, chùm tia của nguồn phát mảnh và gần
như song song. Tuỳ thuộc vào mức chất lưu (3) cao hơn hay thấp hơn mức ngưỡng mà
chùm tia đến bộ thu sẽ bị suy giảm hoặc không, bộ thu sẽ phát ra tín hiệu tương ứng
với các trạng thái so với mức ngưỡng.
ở chế độ đo mức liên tục (hình 9.11b), nguồn phát (1) phát ra chùm tia với một
góc mở rộng quét lên toàn bộ chiều cao của mức chất lưu cần kiểm travà bộ thu.
1 2
3
a)
h
1 2
3
b)
Hình 9.11 Cm bin o mc bng tia bc x
Khi mức chất lưu (3) tăng do sự hấp thụ của chất lưu tăng, chùm tia đến bộ thu
(2) sẽ bị suy giảm, do đó tín hiệu ra từ bộ thu giảm theo. Mức độ suy giảm của chùm
tia bức xạ tỉ lệ với mức chất lưu trong bình chứa
Chương X
Cảm biến thông minh
10.1. Khái niệm về cảm biến thông minh
Kỹ thuật đo lường và điều khiển tự động hiện đại ngày nay có những tiến bộ vượt
bậc nhờ việc sử dụng các vi mạch điện tử: vi xử lý (μP) và vi điều khiển (μC). Để
nhận được những đặc tính mới cho dụng cụ đo như: tự động chọn thang đo, tự động xử
lý thông tin đo, tự động bù sai số ... người ta phải sử dụng các bộ vi xử lý hay vi điều
khiển kết hợp với các cảm biến khác nhau để tạo ra một loại cảm biến mới gọi là cảm
biến thông minh (Intelligent Sensor).
Các cảm biến thông minh có thể thực hiện được các chức năng mới mà các cảm
biến thông thường không thể thực hiện được, đó là:
- Chức năng thu thập số liệu đo từ nhiều đại lượng đo khác nhau với các
khoảng đo khác nhau.
- Chức năng chương trình hoá quá trình đo, tức là đo theo một chương trình
định sẵn, chương trình này có thể thay đổi bằng thiết bị lập trình.
- Có thể gia công sơ bộ kết quả đo theo các thuật toán đã định sẵn và đưa ra kết
quả (hiển thị trên màn hình máy tính hoặc máy in).
- Có thể thay đổi toạ độ bằng cách đưa thêm vào các thừa số nhân thích hợp.
- Tiến hành tính toán đưa ra kết quả đo khi thực hiện các phép đo gián tiếp hay
hợp bộ hoặc đo thống kê.
- Hiệu chỉnh sai số của phép đo.
- Bù các kết quả đo bị sai lệch do ảnh hưởng của sự biến động các thông số môi
trường như: nhiệt độ, độ ẩm ... Điều khiển các khâu của dụng cụ đo cho phù hợp với
đại lượng đo, ví dụ tự động chọn thang đo.
- Mã hoá tín hiệu.
- Ghép nối các thiết bị ngoại vi như màn hình, máy in, bàn phím hoặc với các
kênh liên lạc để truyền đi xa theo chu kỳ hay địa chỉ.
- Có khả năng tự động khắc độ.
- Sử dụng μP có thể thực hiện các phép tính như: cộng, trừ, nhân chia, tích
phân, vi phân, phép tuyến tính hoá đặc tính phi tuyến của cảm biến, điều khiển quá
trình đo, điều khiển sự làm việc của các khâu khác như: chuyển đổi tương tự - số
(A/D) hay các bộ dồn kênh (MUX)...
- Sử dụng μP có khả năng phát hiện những vị trí hỏng hóc trong thiết bị đo và
đưa ra thông tin về chúng nhờ cài đặt chương trình kiểm tra và chẩn đoán kỹ thuật về
sự làm việc của các thiết bị đo.
Các cảm biến thông minh, với sự kết hợp giữa μP và các bộ cảm biến thông thường,
thực sự đã tạo ra một tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật đo.
10.2. Cấu trúc của một cảm biến thông minh
Cấu trúc của một cảm biến thông minh có thể biểu diễn bằng sơ đồ khối như
hình sau (hình 10.1):
Từ đối tượng đo, qua các cảm biến sơ cấp S, các đại lượng đo và các đại lượng của yếu tố ảnh hưởng
chuyển thành tín hiệu điện và được đưa vào các bộ chuyển đổi chuẩn hoá CĐCH. Các bộ chuyển đổi chuẩn hoá
làm nhiệm vụ tạo ra tín hiệu chuẩn, thường là điện áp từ 0 - 5V hoặc 0 - 10V để đưa vào bộ dồn kênh MUX. Bộ
dồn kênh MUX làm nhiệm vụ đưa các tín hiệu vào bộ chuyển đổi tương tự - số A/D trước khi vào bộ vi xử lý
μP.
Việc thực hiện một bộ cảm biến thông minh có thể tiến hành theo hai cách:
- Cách 1: nếu bộ cảm biến ở đầu vào là loại cảm biến thông thường thì đầu ra của chúng được đưa vào
một vi mạch công nghệ lai, bao gồm các CĐCH, MUX, A/D và μP trong một khối có đầu ra qua bộ ghép nối để
truyền thông tin đi xa hay vào máy tính cấp trên hay bộ ghi chương trình cho EPROM.
- Cách 2: nếu bản thân cảm biến là vi mạch thì cả cảm biến lẫn những thiết bị
sau đều được để trong một khối công nghệ lai.
Cấu trúc trên là cấu trúc phổ biến của một cảm biến thông minh. Sự hoạt động
của cảm biến là do μP đảm nhận, nó tổ chức sự tác động lẫn nhau giữa các khâu theo
một thuật toán chọn tần suất xuất hiện của tín hiệu, xác định giới hạn đo của từng
kênh, tính toán sai số của phép đo ... Trong quá trình hoạt động xẩy ra sự trao đổi lệnh
giữa các khâu thông qua một ngôn ngữ chung (thường là hợp ngữ ASSEMBLY).
Các chương trình phần mềm bảo đảm mọi hoạt động của cảm biến bao gồm:
- Chương trình thu thập dữ liệu: khởi động các thiết bị như ngăn xếp, cổng thông tin
nối tiếp, đọc số liệu từ cổng vào ADC, điều khiển hoạt động của MUX.
S1
S1
Sn
CCH1
CCH2
CCHn
MUX
D
A μP 2
i t
ng
o
Cm bin thông minh
Hình 10.1. S cu trúc mt cm bin thông minh
...
- Chương trình biến đổi và xử lý thông tin đo: biến đổi các giá trị đo được thành mã
BCD, mã 7 thanh, mã ASCII, các chương trình xử lý số liệu đo.
- Chương trình giao diện: đưa hiển thị ra LED hay màn hình, máy in, đọc bàn phím
và xử lý chương trình bàn phím, đưa kết quả ra cổng thông tin hay truyền vào mạng, hay gửi
cho máy tính cấp trên.
10.3. Các khâu chức năng của cảm biến thông minh
Ngoài các cảm biến thông thường đã đề cập, cảm biến thông minh còn bao gồm các
khâu cơ bản sau: các chuyển đổi chuẩn hoá (CĐCH), bộ dồn kênh (MUX), chuyển đổi
tương tự số (A/D) và bộ vi xử lý (μP).
10.3.1. Chuyển đổi chuẩn hoá
Chuyển đổi chuẩn hoá làm nhiệm vụ biến đổi tín hiệu điện sau cảm biến thành tín
hiệu chuẩn thường là áp từ 0 - 5V hay 0 - 10V hoặc dòng 0 - 20 mA hay 4 - 20 mA.
Giữa các cảm biến và chuyển đổi A/D rồi vào μP tín hiệu nhất thiết phải qua các
CĐCH sao cho bất kể khoảng đo nào của các đại lượng đo thì cũng tương ứng với một
giới hạn đo của CĐCH. Các chuyển đổi chuẩn hoá có thể phục vụ riêng cho từng cảm
biến và đặt trước MUX hay cho một nhóm cảm biến giống nhau về loại và khoảng đo
đặt sau MUX.
Đặc tính ra của chuyển đổi chuẩn hoá thường là tuyến tính, tức là có dạng:
kxyy 0 += (10.1)
Thay các giá trị đầu vào và đầu ra của CĐCH ta có:
⎩⎨
⎧
+=
+=
20
10
kXyY
kXy0
Giải ra ta được:
⎪⎪⎩
⎪⎪⎨
⎧
−=
−=
12
12
1
0
XX
Y
k
XX
X
Yy
Khi qua CCH tín hiu c bin
i t l, nu tín hiu vào x nm trong
khong t X1 ÷ X2 thì tín hiu ra y
phi là 0 ÷ Y (hình 10.2)
CCH
x y
Hình 10.2 S nguyên lý
chuyn i chun hoá
Thay vào (10.1) ta có đặc tính của CĐCH:
x
XX
Y
XX
X
Yy
1212
1
−+−−= (10.2)
Chuyển đổi chuẩn hoá có đầu ra là tín hiệu một chiều (là dòng hay áp) được thực hiện
qua hai bước:
- Bước 1: Trừ đi giá trị ban đầu x = X1, để tạo ra ở đầu ra của CĐCH giá trị y
= 0.
- Bước 2: thực hiện khuếch đại (K > 1) hay suy giảm (K < 1).
Để thực hiện việc trừ đi giá trị ban đầu người ta thường sử dụng khâu tự động bù tín
hiệu ở đầu vào hoặc thay đổi hệ số phản hồi của bộ khuếch đại.
Ta xét ví dụ sau đây sơ đồ CĐCH sử dụng cặp nhiệt, có đầu ra là áp một chiều (hình
10.3).
Để đo nhiệt độ ta sử dụng cặp nhiệt ngẫu. ở nhiệt độ t0 của môi trường ta luôn có ở
đầu ra của cặp nhiệt một điện áp V0 (tương đương giá trị X1 đầu vào CĐCH) nhưng
yêu cầu ở đầu ra của CĐCH phải là y = 0, ta phải tạo được một điện áp - V0 để bù. Mặt
khác khi t0 thay đổi thì V0 cũng thay đổi theo, do vậy ta phải sử dụng một cầu điện trở
có một nhánh bù là nhiệt điện trở Rt để khi nhiệt độ đầu tự do t0 thay đổi thì nhiệt điện
trở Rt cũng thay đổi theo sao cho điện áp xuất hiện ở đầu ra của cầu đúng bằng -V0.
Kết quả là điện áp ở đầu vào khuếch đại bằng 0 khi ở nhiệt độ bình thường. Điện áp ở
đầu ra của cầu được tính toán tương ứng với các loại cặp nhiệt khác nhau (Đ-P, C-A,
C-K).
Vra=0÷Vx
Hình 10.3 B chuyn i chun hoá u ra là áp mt chiu
-V0
V0 tx
C-K
C-A
-P
RtR1
R2 R3
Trong thực tế, để truyền đi xa người ta dùng nguồn dòng nên khi truyền tín hiệu
trên đường dây, điện trở của dây có thay đổi cũng không gây ảnh hưởng đáng kể đến
kết quả phép đo. Tín hiệu đầu ra của CĐCH là dòng từ 0 - 20mA hay 4 - 20mA. Với
dòng 4 -20mA thì 4mA dùng để cung cấp cho mạch điện tử còn từ 0 - 16mA là tín
hiệu đo. Nguồn dòng được tạo bởi bộ biến dòng (ví dụ dùng tranzito chẳng hạn). Sơ đồ
một bộ chuyển đổi chuẩn hoá đầu ra là dòng một chiều được trình bày trên hình 10.4.
Từ cảm biến qua bộ CĐCH tín hiệu đầu ra sẽ thay đổi theo độ lớn của tín hiệu sau
cảm biến (0 - 16mA). Mạch điện tử được cấp dòng 4 mA qua bộ ổn áp. Dòng thay đổi
từ 4 - 20 mA được đo bằng cách biến đổi dòng thành áp bằng cách cho dòng rơi trên
một điện trở mẫu và đo điện áp đó suy ra đại lượng đo.
10.3.2. Bộ dồn kênh MUX (multiplexer)
Nhiệm vụ của MUX là dồn kênh, biến tín hiệu song song từ các cảm biến thành nối
tiếp để dưa vào A/D và μP. Để dảm bảo độ tác động nhanh, người ta phải sử dụng các
khoá điện tử, tức là thực hiện việc đổi nối không tiếp xúc. Đổi nối này có ưu điểm là
độ tác động nhanh cao (tần số đổi nối có thể đạt hàng chục MHz). Tuy nhiên chúng có
nhược điểm là khi đóng mạch điện trở thuận khác 0 (có thể đến hàng trăm Ω) còn khi
hở mạch điện trở ngược khác ∞ (cỡ vài trăm kΩ). Vì vậy các bộ dồn kênh thường
được bố trí sau CĐCH, ở đó tín hiệu đã được chuẩn hoá.
Bộ đổi nổi có hai chế độ làm việc:
- Chế độ chu trình: tín hiệu các cảm biến sẽ lần lượt đưa vào A/D theo một chu
trình. Tần số lặp lại của tín hiệu sẽ được lựa chọn tuỳ thuộc sai số của phép đo cho
trước.
- Chế độ địa chỉ: bộ đổi nổi làm việc theo một chương trình đã định sẵn.
CCH S
n áp
4 mA 4 - 20 mA
Hình 10.4 Chuyn i chun hoá u ra là dòng mt chiu
Do sai số của bộ dồn kênh tăng khi số lượng kênh tăng nên đối với các cảm biến
thông minh người ta thường hạn chế số kênh sử dụng.
Trên hình 10.5 là sơ đồ nguyên lý của một bộ đổi nối điện tử MUX 8 bit loại CD
4051.
Các bit điều khiển từ μP được đưa đến bộ biến đổi mức logic để điều khiển
register cho ra xung đóng mở tám khoá K0, K1, ..., K7 đưa tín hiệu từ tám kênh đầu
vào dồn đến một đầu ra để đưa đến bộ chuyển đổi A/D.
Ngày nay các loại MUX được sản xuất dưới dạng mạch IC rất tiện cho việc sử
dụng vào thiết bị đo. Tuy nhiên như thế thường số lượng kênh vào là cố định, không
thay đổi được theo yêu cầu thực tế.
10.3.3. Bộ chuyển đổi tương tự số A/D
Bộ chuyển đổi A/D làm nhiệm vụ biến đổi tín hiệu tương tự thành số trước khi đưa
thông tin vào μP.
Có ba phương pháp khác nhau để tạo một bộ chuyển đổi A/D:
- Phương pháp song song: Điện áp vào đồng thời so sánh với n điện áp chuẩn
và xác định chính xác xem nó đang nằm ở giữa mức nào. Kết quả ta có một bậc của tín
hiệu xấp xỉ. Phương pháp này có giá thành cao vì mỗi một số ta phải cần một bộ so
sánh. Ví dụ trong phạm vi biến đổi từng nấc từ 0 - 100 cần đến 100 bộ so sánh. ưu
điểm của phương pháp này là độ tác động nhanh cao.
- Phương pháp trọng số: việc so sánh diễn ra cho từng bit của số nhị phân.
Cách so sánh như sau: thoạt tiên ta xác định xem điện áp vào có vượt điện áp chuẩn
Hình10.5 B dn kênh MUX 8 bit
B
bin i
mc
logic
Thanh
ghi
23
22
21
20
0 1 2 7 . ..
Bit iu khin
t μP
u vào
u ra n A/D
K0
K1
K2
K7
của bit già hay không. Nếu vượt thì kết quả có giá trị “1” và lấy điện áp vào trừ đi
điện áp chuẩn. Phần dư đem so sánh với các bit trẻ lân cận. Rõ ràng là có bao nhiêu
bit trong một số nhị phân thì cần bấy nhiêu bước so sánh và bấy nhiêu điện áp chuẩn.
- Phương pháp số: đây là phương pháp đơn giản nhất. ở trường hợp này ta tính
đến số lượng các tổng số điện áp chuẩn của các bit trẻ dùng để biểu diễn điện áp vào.
Nếu số lượng cực đại dùng để mô tả bằng n thì do đó cũng cần tối đa n bước để nhận
được kết quả. Phương pháp này đơn giản, rẽ tiền nhưng chậm.
Các chuyển đổi số trong công nghiệp rất đa dạng, dưới đây giới thiệu một số bộ
điển hình.
Trên hình 10.6 là sơ đồ một bộ chuyển đổi số MC 14433 sản xuất theo công nghệ
CMOS của hãng MOTOROLA có đầu vào là điện áp một chiều DC INPUT. Loại
A/D này có một đầu vào và đầu ra là số 4 bit.
Trong thực tế người ta thường chế tạo kết hợp giữa hai bộ MUX và chuyển đổi A/D
và cho vào cùng một vỏ. Đại diện cho linh kiện loại này là ADC 0809 (hình 10.7).
Loại A/D này có đầu vào là tám kênh một chiều (0 - 5V) và đầu ra tám bit, số liệu có
thể đưa lên BUS dữ liệu của μP.
Sơ đồ khối của ADC 0809 trình bày trên hình 10.8. Để điều khiển hoạt động của
A/D 0809, ba bit địa chỉ A, B, C được chốt và giải mã để chọn một trong tám kênh
đường truyền tín hiệu tương tự và bộ so sánh. Khi có xung START và CLOCK thì
quá trình so sánh bắt đầu xẩy ra. Điện áp vào được so sánh với điện áp do bộ khoá
hình cây và bộ 256 R tạo ra. Khi quá trình biến đổi kết thúc, bộ điều khiển phát ra tín
hiệu EOC (End of Converter). Số liệu được đưa ra thanh ghi đệm và chốt lại. μP
DC INPUT 3
9
14
2
17
24
7
8
20
10
11
330K
15
21
22
23
6 5 4
13 1
VI
DU
EOC
VRREP
CIK1
CIK2
OR
Q0
Q1
Q2
Q3
0,1μC
+ 2V
+ 5V
- 5V
MC1443
Hình 10.6 Chuyn i A/D MC 14433
muốn đọc số liệu từ A/D thì phải phát ra một tín hiệu vào chân OE (output - enable)
quá trình đọc được tiến hành.
Bộ chuyển đổi A/D 0809 là một chip gói theo tiêu chuẩn 28 chân chế tạo theo công
nghệ CMOS. ADC 0809 không có mạch bù zêrô phụ và mạch chỉnh full-scale. ADC
0809 có ưu điểm là dễ dàng kết nối với μP hay μC vì được cung cấp chốt địa chỉ kênh
và chốt TTL - TRISTATE ở đầu ra, có tốc độ cao, độ chính xác cao và ít phụ thuộc
vào nhiệt độ, tiêu thụ công suất nhỏ.
10.4. Các thuật toán xử lý trong cảm biến thông minh
Như đã đề cập ở trên, phương trình cơ bản của cảm biến bù y = f(x). Tuy nhiên
ngoài đối số x là đại lượng đo còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả đo,
Hình 10.7 S ADC 0809
u vào
8 kênh
26
27
28
1
4
3
5
VCC
10
15
ALE
25
EOC
7
22
IN0
IN1
REF +
Clock
ADD -C
D0
G
2
+ 5V
ADC 0809
9
6
23
24
17
14
18
8
19
20
21
u ra
8 bit
IN2
IN5
IN3
IN4
IN6
IN7
REF -
START
ENABLE
ADD -B
ADD -A
D1
D2
D3
D4
D5D6
D7
MUX
a ch
K
thi gian
SAR
B khoá
cây
256
RESTOR
Cht
a
ch
8 bit
u ra
8 kênh
vào
So sánh
START Clock
Hình 10.8 S khi A/D 0809
ALE
A
B
C
OE
đó là các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, điện từ trường, độ rung ... nghĩa là y
= f(x, a, b, c, ... ), trong đó a, b, c ...là các yếu tố ảnh hưởng cần loại trừ. Trong các
cảm biến thông minh, người ta sử dụng khả năng tính toán của các bộ vi xử lý để
nâng cao các đặc tính kỹ thuật của bộ cảm biến như nâng cao độ chính xác, loại trừ sai
số phi tuyến, bù các ảnh hưởng của các yếu tố môi trường...
Dưới đây trình bày một số phép xử lý được thực hiện trong cảm biến thông minh.
10.4.1. Tự động khắc độ
Quá trình tự động khắc độ được tiến hành như sau:
Đầu tiên người ta đo các giá trị của tín hiệu chuẩn và ghi vào bộ nhớ, sau đó đo các
giá trị của đại lượng cần đo và bằng các công cụ toán học (dưới dạng thuật toán) có
thể so sánh, gia công kết quả đo và loại trừ sai số. Công việc này có thể thực hiện cho
từng cảm biến. Khi mắc các cảm biến vào hệ thống, μP làm nhiệm vụ điều khiển tín
hiệu chuẩn thay đổi, bộ nhớ sẽ ghi lại các giá trị y ở đầu ra của cảm biến tương ứng.
Khi đo, đại lượng đo x tác động vào cảm biến, tương ứng với giá trị nào của x bộ
nhớ sẽ đưa ra giá trị tương ứng của tín hiệu chuẩn đã được ghi từ trước.
Với cách đó chúng ta có thể loại trừ được sai số phi tuyến của đặc tính cảm biến mà
dụng cụ số thông thường không thực hiện được. Phương pháp này đòi hỏi các cảm
biến phải hoàn toàn giống nhau để trong trường hợp hỏng hóc cần phải thay thế sẽ
không gây ra sai số đáng kể. Ngược lại nếu cảm biến thay thế không giống cảm biến
đã khắc độ thì phải khắc độ lại với cảm biến mới.
10.4.2. Xử lý tuyến tính hoá từng đoạn
Trường hợp đặc tính của tín hiệu x sau cảm biến là một hàm phi tuyến của đại
lượng đo ξ, tức là x(ξ) là một hàm phi tuyến. Thay vì khắc độ đặc tính đo vào bộ nhớ
như đã đề cập ở trên, ta có thể thay x(ξ) bằng một đường gấp khúc tuyến tính hoá từng
đoạn với sai số ε0 (hình 10.9). Phương pháp này gọi là phương pháp nội suy tuyến
tính.
x(ξ)
ξ
x*(ξ)
x(ξ)
ε0
ε0
ξ0 ξk
Thuật toán để lựa chọn đoạn tuyến tính hoá được thực hiện như sau:
- ở giá trị ξ0 của đại lượng đo, đường cong x(ξ) cho ta giá trị x0.
- x0 được nhớ vào RAM của μP.
- ở giá trị ξ1 ta có x1.
- x1 được nhớ vào RAM của μP.
- ở giá trị ξ2 ta có x2.
- x2 được nhớ vào RAM của μP.
- Tính tỉ số các gia số bậc một của đa thức nội suy Lagrange ( )ξ*1x đi qua hai
điểm x0 và x1:
( )
02
02
02
xx
, ξ−ξ
−=ξξ∇
- Tính giá trị của đa thức nội suy ở điểm ξ1:
( ) ( )( )010201*1 ,xx ξ−ξξξ∇+=ξ
- Tính độ sai lệch ở điểm ξ1:
( ) ( )1*1111 xx ξ−=ξε
- So sánh ε1(ξ1) với sai số đã cho ε0: nếu ε1(ξ1) < ε0 thì giá trị tín hiệu
không được chấp nhận.
- ở giá trị ξ3 ta có x3.
- Nhớ x3 vào RAM của μP.
- Tính tỉ số các gia số bậc một của đa thức nội suy Lagrange ( )ξ*2x :
( )
03
03
03
xx
, ξ−ξ
−=ξξ∇
- Tính giá trị của đa thức nội suy ở điểm ξ1, ξ2:
( ) ( )( )010301*2 ,xx ξ−ξξξ∇+=ξ
( ) ( )( )020302*2 ,xx ξ−ξξξ∇+=ξ
- Tính độ sai lệch của phép nội suy ở điểm ξ1, ξ2:
( ) ( )1*2112 xx ξ−=ξε
( ) ( )2*2222 xx ξ−=ξε
- So sánh ε2(ξ1) vàε2(ξ2) với ε0: nếu ε2(ξ1) < ε0 và ε2(ξ2) < ε0 thì giá trị
tín hiệu không được chấp nhận.
- ở điểm ξk ta có xk mà đa thức nội suy sẽ là:
( ) ( )( )00k0* 1k ,xx ξ−ξξξ∇+=ξ−
Với
( )
0k
0k
0k
xx
, ξ−ξ
−=ξξ∇
Mà ta có:
( ) ( ) 0j*kjj1k xx ε≥ξ−=ξε −
Với j là một điểm nào đó nằm trong khoảng 0 đến k.
- Khoảng nội suy khi đó sẽ bằng:
0kk ξ−ξ=ξ∇Δ
Và giá trị xk sẽ được chấp nhận như là điểm cuối của đoạn thẳng của đường xấp xỉ hoá
từng đoạn.
- Với phép nội suy tuyến tính quá trình hồi phục sẽ được tiến hành theo cách
nối liền các điểm bằng đoạn thẳng:
( ) ( )0
0k
0k
0
* xxxx ξ−ξξ−ξ
−+=ξ
Đoạn thẳng tiếp theo sẽ đi qua điểm xk.
Tổng quát ta có đoạn thẳng thứ i của đường gấp khúc có dạng:
( ) ( )i
i1i
i1i
i
*
i
xx
xx ξ−ξξ−ξ
−+=ξ
+
+ (10.3)
để hồi phục giá trị đo ta chỉ việc tính ( )ξ*ix theo đối số ξ là các đại lượng đo được từ
cảm biến. Các giá trị tính được theo đường nội suy tuyến tính luôn đảm bảo sai số cho
phép là ε0.
10.4.3. Gia công kết quả đo
Khi tính toán sai số ngẫu nhiên, người ta thường sử dụng các đặc tính của chúng, đó
là kỳ vọng toán học và độ lệch bình quân phương. Các đặc trưng thống kê này đủ để
đánh giá sai số của kết quả đo. Việc tính các đặc tính số này là nội dung cơ bản trong
quá trình gia công kết quả đo.
Để tính kỳ vọng toán học và độ lệch bình quân phương ta phải có số lượng phép đo
rất lớn. Tuy nhiên trong thực tế số lượng các phép đo n là có hạn, vì thế ta chỉ tìm
được ước lượng của kỳ vọng toán học và độ lệch bình quân phương mà thôi. Thường
các ước lượng này đối với các đại lượng đo vật lý có các tính chất cơ bản là các ước
lượng có căn cứ, không chệch và có hiệu quả.
Nếu gọi ξ* là ước lượng của đặc tính thống kê ξ thì:
- Nếu ta tăng số lượng N các giá trị đo và nếu với ε > 0 mà ta có:
[ ] 0Plim *
N
=ε≥ξ−ξ∞→ (10.4)
thì ước lượng ξ* được gọi là ước lượng có căn cứ.
- Nếu lấy trung bình ước lượng mà ta có:
[ ] ξ=ξ*M (10.5)
thì ước lượng ξ* được gọi là ước lượng không chệch.
- Nếy trung bình bình phương độ sai lệch (phương sai) của một ước lượng đã
cho *1ξ nào đó không lớn hơn trung bình bình phương độ sai lệch *iξ của bất kỳ ước
lượng thứ i nào:
( ) ( ) ⎥⎦⎤⎢⎣⎡ ξ−ξ>⎥⎦⎤⎢⎣⎡ ξ−ξ 2*12*i MM (10.6)
thì ước lượng đó được gọi là ước lượng có hiệu quả.
Ví dụ: Kỳ vọng toán học của các giá trị một điểm đo X có ước lượng là *xm , ta có:
[ ] ⎥⎦⎤⎢⎣⎡=⎥⎦⎤⎢⎣⎡= ∑∑ ==
N
1i
i
N
1i
i
*
x XMN
1
X
N
1
MmM (10.7)
[ ] xxN
1i
i mm.N.N
1
XM
N
1 === ∑
=
Như vậy ước lượng kỳ vọng toán học *xm là ước lượng không chệch.
Tương tự ta có thể chứng minh được rằng:
[ ] 2xx*x DDM σ== (10.8)
tức là ước lượng của phương sai *xD của các giá trị điểm đo X là một ước lượng
không chệch.
Giả sử ta tiến hành n phép đo cùng một giá trị X. Giá trị đáng tin nhất đại điện cho
đại lượng đo X là giá trị trung bình đại số của dãy các phép đo như nhau X :
( ) ∑
=
=++++++= n
1i
i
ni321 x
n
1
n
x...x...xxx
X (10.9)
Trong đó:
x1, x2, . . . , xn - kết quả của các phép đo riêng biệt.
n - số các phép đo.
ước lượng kỳ vọng toán học của *xm của đại lượng đo sẽ bằng X .
Nếu không có sai số hệ thống thì X sẽ là gía trị thực của đại lượng đo. Tất cả các giá
trị đo sẽ phân tán xung quanh giá trị X này.
Độ lệch kết quả mỗi lần đo so với giá trị trung bình (theo giá trị số và dấu) được xác
định từ biểu thức:
ii vXx =− (10.10)
Với vi là sai số dư.
Sai số dư có các tính chất sau đây:
- Tổng các sai số dư bằng 0.
0v
n
1i
i =∑
=
- Tổng của bình phương của chúng có giá trị nhỏ nhất:
Minv
n
1i
2
i =∑
=
(10.11)
Những tính chất này được sử dụng khi gia công kết quả đo để kiểm tra độ chính xác
của việc tính X .
Theo tổng bình phương của tất cả các sai số dư người ta xác định ước lượng độ lệch
bình quân phương σ*, tiêu biểu cho mức độ ảnh hưởng của sai số ngẫu nhiên đến kết
quả đo.
Theo lý thuyết xác suất việc tính σ* được thực hiện theo công thức Besel:
∑
=
−=σ n
1i
2
i
* )1n/(v (10.12)
ước lược này là không chệch, có căn cứ và có hiệu quả.
Việc chia tổng bình phương sai số dư cho (n-1) thay cho n có thể chấp nhận được vì
kết quả gần bằng nhau và n càng lớn thì sự sai lệch càng nhỏ. ước lượng độ lệch bình
quân phương σ* đặc trưng cho độ chính xác của một dãy phép đo và được xác định
bởi một tập các điều kiện đo (các đặc tính kỹ thuật của dụng cụ đo, các đặc điểm của
người làm thí nghiệm, các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến phép đo). ước lượng σ*
đặc trưng cho độ phân tán của kết quả đo xung quanh giá trị trung bình đại số của nó.
Vì giá trị trung bình đại số còn có một sai số ngẫu nhiên nào đó, nên ta đưa ra khái
niệm ước lượng độ lệch bình phương của giá trị trung bình đại số:
( )
( ) ( ) n)1nn
v
)1nn
xx *
n
1i
2
i
n
1i
2
i
*
X
σ=−=−
−
=σ
∑∑
== (10.13)
ước lượng này đặc trưng cho sai số đó của kết quả đo.
ước lượng đã khảo sát trên đây được gọi là ước lượng điểm bao gồm: XX0 = , *Xσ ,
n.
ước lượng điểm của sai số phép đo không hoàn chỉnh bởi vì *
X
σ chỉ thể hiện khoảng
mà giá trị thực có thể nằm trong khoảng đó nhưng lại không nói gì về xác suất rơi của
X0 vào khoảng đó. ước lượng điểm chỉ cho phép đưa ra một vài kết luận nào đó về độ
chính xác của các phép đo mà thôi.
Dưới đây ta khảo sát một khái niệm ước lượng khác là ước lượng khoảng. Đó là
khoảng đáng tin mà trong giới hạn đó với một xác suất nhất định ta tìm thấy giá trị
thực X0.
Cho trước giá trị xác suất đáng tin P với đại lượng ngẫu nhiên có phân bố chuẩn và
số lượng phép đo là vô hạn n→ ∞, thì theo bảng 10.1 ta tìm được hệ số k và như vậy
tìm được khoảng đáng tin Δ1,2 = kσ*.
Khi số lượng các phép đo có hạn (n ≥ 20) khoảng tin cậy đó có thể tính gần
đúng theo biểu thức: *
X2,1
kσ=Δ
(10.14)
Trong thực tế ta không thể tiến hành nhiều phép đo được, thường chỉ hạn chế trong
2 ≤ n ≤ 20, khi đó khoảng tin cậy được tính theo biểu thức sau:
*
Xst2,1
h σ=Δ (10.15)
ở đây hst - hệ số phân bố Student phụ thuộc vào xác suất đã cho P và số lượng phép đo
n được xác định theo bảng 10.1.
Bảng 10.1
n 0,5 0,9 0,95 0,98 0,99 0,999
2 1,000 6,31 12,7 31,8 63,7 637
3 0,816 2,92 4,30 6,96 9,92 31,6
4 0,765 2,35 2,35 4,54 5,84 13,0
5 0,741 2,13 2,78 3,75 4,60 8,61
6 0,727 2,02 2,57 3,36 4,04 6,86
7 0,718 1,94 2,49 3,14 3,71 5,96
8 0,711 1,90 2,36 3,00 3,50 5,40
9 0,706 1,86 2,31 2,90 3,36 5,04
10 0,703 1,83 2,26 2,82 3,25 4,49
12 0,697 1,80 2,20 2,72 3,10 4,78
14 0,694 1,77 2,16 2,65 3,01 4,49
16 0,691 1,75 2,13 2,60 2,99 4,07
18 0,689 1,74 2,11 2,57 2,90 3,96
20 0,688 1,73 2,09 2,54 2,86 3,88
25 0,684 1,71 2,06 2,49 2,80 3,74
31 0,683 1,70 2,04 2,46 2,75 3,65
41 0,681 1,68 2,02 2,42 2,70 3,55
61 0,679 1,67 2,00 2,39 2,66 3,46
121 0,677 1,65 1,98 2,36 2,62 3,37
∞ 0,674 1,64 1,96 2,33 2,58 3,29
Số liệu bảng này được tính theo công thức:
( ) ( )( ) ( )[ ] ( ) 2/n2 n/t1
1
.
2/1n.1n
!2/n
n;tS
+−−π
= (10.16)
Trong đó: S(t;n) - mật độ phân bố Student.
( ) *
x0
/XXt σ−= .
n - số lần đo.
Trường hợp n→ ∞ ( thực tế n ≥ 20) thì phân bố Student sẽ tiến đến phân bố chuẩn,
lúc đó hst có thể thay thế bằng hệ số k như biểu thức 10.14.
10.4.4. Sai số của kết quả các phép đo gián tiếp
Khi tính toán các sai số ngẫu nhiên của phép đo gián tiếp cần phải nhớ rằng đại
lượng cần đo Y có quan hệ hàm với một hay nhiều đại lượng đo trực tiếp X1, X2, . . . ,
Xn, tức là:
( )n21 X,...,X,XfY = (10.20)
Vì thế mà sai số tuyệt đối của kết quả đo gián tiếp như sau:
2n
2
n
2
2
2
2
2
1
2
1
X
X
Y
...X
X
Y
X
X
Y
Y Δ⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
∂
∂++Δ⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
∂
∂+Δ⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
∂
∂=Δ (10.21)
và sai số tương đối của kết quả đo sẽ là:
2
n
2
n
2
2
2
2
2
1
2
1
Y X
Y
Y
X
...
X
Y
Y
X
X
Y
Y
X
Y
Y
⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
Δ
∂⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛ ∂++⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
Δ
∂⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛ ∂+⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
Δ
∂⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛ ∂=Δ=γ
2Xn2 2X
2
1X
... γ++γ+γ= (10.22)
Trong đó
1X
γ ,
2X
γ , . . .,
nX
γ - là sai số tương đối của các đại lượng đo trực tiếp X1,
X2, . . . , Xn.
Nếu các kết quả đo trực tiếp Xi được xác định với sai số bình quân phương nXσ , thì:
2X
2
n
2
X
2
21
2
X
2
1
n21 X
Y
...
X
Y
X
Y σ⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
∂
∂++σ⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
∂
∂+σ⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
∂
∂=σγ (10.23)
ở đây
iX
iX
Y σ⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
∂
∂ là sai số riêng của phép đo gián tiếp thứ i.
Nh vy kt qu o vi c
lng khong, nh có phân b
Student có th vit di dng:
( ) ( )' 2,10' 2,1 XXX Δ+<<Δ− (10.17)
T (10.17) ta thy rng xác sut
ca lch trung bình i s so
vi giá tr thc ca i lng o
không vt quá ' 2,1Δ .
Khi thc hin gia công kt qu
o ngi ta còn xác nh khái
nim sai s bình quân phng
tng i theo biu thc sau ây:
100.
X
*
X
X
σ=γ (10.18)
Quá trình gia công kt qu o
c biu din theo s thut
toán hình 10.10. Quá trình gia
công này có th thc hin trên máy
tính vi bt k ngôn ng nào, kt
qu cho ta giá tr thc XX0 = và
khong áng tin ' 2,Δ .
Vy kt qu o nhn c sau
khi gia công s là:
' 2,1X Δ± (10.19)
Bt u
n phép o xi
K vng toán hc [ ] XxM =
Sai s d Xxv ii −=
Tính 0v
n
1i
i =∑
=
∑
=
n
1i
2
iv
Tính ( )∑
=
−=σ n
1i
2
i
* 1n/v
n/**
x
σ=σ
Cho xác sut P tìm hst
Khong áng tin *
xst2,1
.h σ=Δ
Kt qu o ' 2,1Δ±=
Kt thúc
Hình 10.10 S thut toán
gia công kt qu o
ở bảng 10.2 trình bày biểu thức tính sai số tuyệt đối và sai số tương đối của một số
hàm Y thường gặp nhất trong các phép đo gián tiếp.
Bảng 10.2
Hàm Y Sai số tuyệt đối YΔ Sai số tương đối
Y
Y
Y
Δ=γ
X1 + X2 ( ) ( )2221 XX Δ+Δ± ( ) ( )[ ] ( )2212221 XX/XX +Δ+Δ±
X1.X2 ( ) ( )21222221 XXXX Δ+Δ±
2
2
2
2
1
1
X
X
X
X
⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛ Δ+⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛ Δ±
2
1
X
X ( ) ( )[ ] 4222222121 XXXXX Δ+Δ±
2
2
2
2
1
1
X
X
X
X
⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛ Δ+⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛ Δ±
nX XnX 1n Δ± − ( )X/Xn Δ±
10.4.5. Bù sai số
a) Bù sai số cộng tính
Trong cảm biến có sai số cộng tính, ta có:
aXX YXKY Δ+= (10.24)
Với
i1i
i1i
X XX
YY
K −
−=
+
+ .
Giá trị aYΔ không thay đổi theo X là sai số cộng tính. (hình 10.11).
Loại trừ sai số loại này bằng một bộ trừ (hình 10.12).
Ta có:
aiii YXKY Δ+= (10.25)
Thực hiện phép trừ theo vế (10.24) và (10.25) và biến đổi ta có:
( ) ⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
−
−−=−
+
+
i1i
i1i
iXi YY
XX
YYXX (10.26)
Bằng cách này ta đã loại trừ được sai số cộng tính aYΔ .
b) Bù sai số nhân tính
CB
X
Hình 10.11 S nguyên lý
cm bin có sai s cng tính
YX = KXX + ΔYa
Hình 10.12 Loi tr sai s
cng tính
X
CB
Xi
Y
Yi
Nếu đại lượng vào là Xo, ta có:
( )k000 1KXY γ−= (10.28)
Thực hiện phép chia theo vế (10.27) và (10.28) ta có:
( )( ) 0
X
0k0
kX
00
X
K
K
X
X
1K
1K
X
X
Y
Y =γ−
γ−=
Nhận được 0
X
0
0
X
K
K
Y
Y
X =
(10.29)
c) Bù sai số do các yếu tố ảnh hưởng
Một trong những sai số khó loại trừ nhất trong các cảm biến là sai số do các yếu tố
ảnh hưởng (hay các yếu tố không mang thông tin). Khi nghiên cứu các cảm biến,
người ta cũng đưa vào các biện pháp để loại trừ những yếu tố đơn nhưng trong nhiều
cảm biến ảnh hưởng này rất khó loại trừ. Không những thế ở các cảm biến khác
nhau cùng một công nghệ chế tạo, ảnh hưởng này cũng khác nhau, vì thế trong các
cảm biến thông minh người ta thường bù ảnh hưởng của các yếu tố không mang thông
tin ngay trên cảm biến sử dụng. Từ phương trình biến đổi của cảm biến ta có thể viết
sai số:
...b
b
F
a
a
F
X
X
F
Y +Δ∂
∂+Δ∂
∂+Δ∂
∂=Δ (10.30)
Trong đó a
a
F Δ∂
∂ là ảnh hưởng của yếu tố a đến kết quả đo Y. Nhờ khả năng xử lý của
máy tính ta có thể sai phân hoá và nội suy tuyến tính.
Bằng thực nghiệm ta lập ra bảng yếu tố ảnh hưởng (bảng 10.3).
Bảng 10.3
X1 X2 Xj Xn A
X
Hình 10.12 Loi tr sai s nhân tính
X
CB
X0
YX
Y0
Trong cm bin có sai s nhân
tính, ta có:
( )kXX 1XKY γ−=
(10.27)
Trong ó kγ là sai s nhân tính.
Mun bù sai s nhân tính ta dùng
A1 Δ11 Δ12 . . . Δ1j Δ1n
A2 Δ21 Δ22 . . . Δ2j Δ2n
. . .
Ai Δi1 Δi2 . . . Δij Δin
Am Δm1 Δm2 .... Δmj Δmn
Từ giá trị Ai nhận được do một cảm biến đo phụ và giá trị của đại lượng đo Xj, tra
bảng nhận được giá trị Δij, sau đó nội suy ra giá trị phải bù để loại trừ sai số do ảnh
hưởng của yếu tố A.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Doanh, Phạm Thượng Hàn, Nguyễn Văn Hoà, Võ Thạch Sơn, Đào Văn
Tân. Các bộ cảm biến trong kỹ thuật đo lường & điều khiển. NXB Khoa học và
Kỹ thuật - 2001.
2. Phan Quang Phô, Nguyễn Đức Chiến. Giáo trình Cảm biến. Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật - 2000.
3. Tạ Duy Liêm. Hệ thống điều khiển số cho máy công cụ. Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội - 1998.
4. Đỗ Xuân Thụ (chủ biên). Kỹ thuật điện tử. Nhà xuất bản Giáo dục - 2002.
5. S.C. Jomathon Lin. Computer Nummerical Control. Pelmar Publishers Inc.
Mục lục
Lời mở đầu
3
Chương I. Các khái niệm và đặc trưng cơ bản
1.1. Khái niệm và phân loại cảm biến
5
1.1.1. Khái niệm về cảm biến
5
1.1.2. Phân loại cảm biến
5
1.2. Đường cong chuẩn
7
1.2.1. Khái niệm
7
1.2.2. Phương pháp chuẩn cảm biến
8
1.3. Các đặc trưng cơ bản
9
1.3.1. Độ nhạy
9
1.3.2. Độ tuyến tính
11
1.3.3. Sai số và độ chính xác
12
1.3.4. Độ nhanh và thời gian hồi đáp
13
1.3.5. Giới hạn sử dụng của cảm biến
14
1.4. Nguyên lý chế tạo cảm biến
15
1.4.1. Nguyên lý chế tạo cảm biến tích cực
15
1.4.2. Nguyên lý chế tạo cảm biến thụ động
19
1.5. Mạch đo
20
1.5.1. Sơ đồ mạch đo
20
1.5.2. Một số phần tử cơ bản của mạch đo
21
Chương II. Cảm biến quang
2.1. Tính chất và đơn vị đo ánh sáng
24
2.1.1. Tính chất ánh sáng
24
2.1.2. Các đơn vị đo quang
25
2.2. Cảm biến quang dẫn
26
2.2.1. Hiệu ứng quang dẫn
26
2.2.2. Tế bào quang dẫn
29
2.2.3. Photodiot
33
2.2.4. Phototranzito
40
2.2.5. Phototranzito hiệu ứng trường
43
2.3. Cảm biến quang điện phát xạ
44
2.3.1. Hiệu ứng quang điện pháp xạ
44
2.3.2. Tế bào quang điện chân không
45
2.3.3. Tế bào quang điện dạng khí
46
2.3.4. Thiết bị nhân quang
46
Chương III. Cảm biến đo nhiệt độ
3.1. Khái niệm cơ bản
48
3.1.1. Nhiệt độ và thang đo nhiệt độ
48
3.1.2. Nhiệt độ đo được và nhiệt độ cần đo
49
3.1.3. Phân loại cảm biến đo nhiệt độ
50
3.2. Nhiệt kế giản nở
51
3.2.1. Nhiệt kế giản nở dùng chất rắn
51
3.2.2. Nhiệt kế giản nở dùng chất lỏng
51
3.3. Nhiệt kế điện trở
52
3.3.1. Nguyên lý chung
52
3.3.2. Nhiệt kế điện trở kim loại
53
3.3.3. Nhiệt kế điện trở silic
56
3.3.4. Nhiệt kế điện trở oxyt bán dẫn
56
3.4. Cảm biến nhiệt ngẫu
57
3.4.1. Hiệu ứng nhiệt điện
57
3.4.2. Cấu tạo cặp nhiệt
59
3.4.3. Mạch đo và dụng cụ thứ cấp
62
3.5. Hoả kế
67
3.5.1. Hoả kế bức xạ toàm phần
67
3.5.2. Hoả kế quang điện
68
Chương IV. Cảm biến đo vị trí và dịch chuyển
4.1. Nguyên lý đo vị trí và dịch chuyển
71
4.2. Điện thế kế điện trở
71
4.2.1. Điện thế kế điện trở dùng con chạy cơ học
71
4.2.2. Điện thế kế điện trở không dùng con chạy cơ học
73
4.3. Cảm biến điện cảm
75
4.3.1. Cảm biến tự cảm
75
4.3.2. Cảm biến hỗ cảm
78
4.4. Cảm biến điện dung
81
4.4.1. Cảm biến tụ đơn
81
4.4.2. Cảm biến tụ kép vi sai
83
4.4.3. Mạch đo
84
4.5. Cảm biến quang
84
4.5.1. Cảm biến quang phản xạ
84
4.5.2. Cảm biến quang soi thấu
85
4.6. Cảm biến đo dịch chuyển bằng sóng đàn hồi
86
4.6.1. Nguyên lý đo dịch chuyển bằng sóng đàn hồi
86
4.6.2. Cảm biến sử dụng phần tử áp điện
87
4.6.3. Cảm biến âm từ
88
Chương V. Cảm biến đo biến dạng
5.1. Biến dạng và phương pháp đo
90
5.1.1. Định nghĩa một số đại lượng co học
90
5.1.2. Phương pháp đo biến dạng
91
5.2. Đầu đo điện trở kim loại
91
5.2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
91
5.2.2. Các đặc trưng chủ yếu
93
5.3. Cảm biến áp trở silic
94
5.3.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
94
5.3.2. Các đặc trưng chủ yếu
95
5.4. Đầu đo trong chế độ động
96
5.4.1. Tần số sử dụng tối đa
96
5.4.2. Giới hạn mỏi
97
5.5. ứng suất kế dây rung
97
Chương VI. Cảm biến đo lực
6.1. Nguyên lý đo lực
99
6.2. Cảm biến áp điện
100
6.2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
100
6.2.2. Cảm biến thạch anh kiểu vòng đệm
101
6.2.3. Cảm biến thạch anh nhiều thành phần
102
6.2.4. Sơ đồ mạch đo
102
6.3. Cảm biến từ giảo
104
6.3.1. Hiệu ứng từ giảo
104
6.3.2. Cảm biến từ thẩm biến thiên
105
6.3.3. Cảm biến từ dư biến thiên
106
6.4. Cảm biến dựa trên phép đo dịch chuyển
106
6.5. Cảm biến xúc giác
107
Chương VII. Cảm biến đo vận tốc, gia tốc và rung
7.1. Cảm biến đo vận tốc
108
7.1.1. Nguyên lý đo vận tốc
108
7.1.2. Tốc độ kế điện từ
108
7.1.3. Tốc độ kế xung
113
7.1.4. Máy đo góc tuyệt đối
115
7.1.5. Đổi hướng kế
116
7.2. Cảm biến đo rung và gia tốc
118
7.2.1. Khái niệm cơ bản
118
7.2.2. Cảm biến đo tốc độ rung
121
7.2.3. Gia tốc kế áp điện
122
7.2.4. Gia tốc kế áp trở
123
Chương VIII. Cảm biến đo áp suất chất lưu
8.1. áp suất và nguyên lý đo áp suất
126
8.1.1. áp suất và đơn vị đo
126
8.1.2. Nguyên lý đo áp suất
127
8.2. áp kế vi sai dựa trên nguyên tắc cân bằng thuỷ tĩnh
128
8.2.1. áp kế vi sai kiểu phao
128
8.2.2. áp kế vi sai kiểu chuông
129
8.3. Cảm biến áp suất dựa trên phép đo biến dạng
130
8.3.1. Phần tử biến dạng
131
8.3.2. Các bộ chuyển đổi điện
135
Chương IX. Cảm biến đo lưu lượng và mức chất lưu
9.1. Cảm biến đo lưu lượng
142
9.1.1. Lưu lượng và đơn vị đo
142
9.1.2. Công tơ thể tích
142
9.1.3. Công tơ tốc độ
144
9.1.4. Lưu lượng kế màng chắn
146
9.1.5. Lưu lượng kế điện từ
149
9.2. Cảm biến đo và phát hiện mức chất lưu
150
9.2.1. Mục đích và phương pháp đo
150
9.2.2. Phương pháp thuỷ tỉnh
151
9.2.3. Phương pháp điện
152
9.2.4. Phương pháp bức xạ
153
Chương X. Cảm biến thông minh
10.1. Khái niệm về cảm biến thông minh
155
10.2. Cấu trúc của một cảm biến thông minh
156
10.3. Các khâu chức năng của cảm biến thông minh
157
10.3.1. Bộ chuyển đổi chuẩn hoá
157
10.3.2. Bộ dồn kênh MUX
159
10.3.3. Bộ chuyển đổi tương tự - số A/D
160
10.4. Các thuật toán xử lý trong cảm biến thông minh 163
10.4.1. Tự động khắc độ
163
10.4.2. Xử lý tuyến tính hoá từng đoạn
163
10.4.3. Gia công kết quả đo
166
10.4.4. Sai số của kết quả các phép đo gián tiếp
171
Tài liệu tham khảo
174
Mục lục
175
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cam bien cong nghiep.pdf