Vậy, quyền lấy lại tài sản theo quy
định được hiểu như thế nào? Với điều khoản
bảo lưu quyền sở hữu thì bên có quyền vẫn
luôn là chủ sở hữu tài sản. Trong trường hợp
này, bản thân quyền sở hữu tài sản là đối
tượng của giao dịch bảo đảm để bảo đảm
cho nghĩa vụ thanh toán của bên mua. Vì
vậy, nếu người mua hoàn tất nghĩa vụ thanh
toán, quyền sở hữu được chuyển giao, ngược
lại, nếu vi phạm nghĩa vụ thanh toán, với tư
cách là chủ sở hữu, bên bán được lấy lại tài
sản. Tính chất bảo đảm cao hơn rất nhiều lần
so với các biện pháp bảo đảm thông thường
(như cầm cố, thế chấp). Ngoài ra, Điều 332
còn quy định “Trường hợp bên mua làm mất,
hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu
bồi thường thiệt hại” có thể sẽ gây ra những
tranh cãi trên trên thực tế. Bởi lẽ, có thể xảy
ra hai trường hợp sau: thứ nhất, khi bên mua
vẫn đang tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh
toán, tài sản bị mất đột ngột. Nếu vẫn tiếp
tục thanh toán cho đến hết thì bên bán sẽ
chuyển giao quyền sở hữu tài sản sang cho
bên mua? Tài sản không còn, việc chuyển
giao quyền sở hữu liệu có còn ý nghĩa?; thứ
hai, nếu đang thực hiện nghĩa vụ thanh toán,
tài sản bị mất, bên mua ngưng thanh toán,
bên bán đòi tài sản thì phát hiện ra tài sản bị
mất. Tại đây, quyền yêu cầu bồi thường sẽ
phát sinh. Quy định này của Điều 332, một
cách gián tiếp, đẩy rủi ro cho bên mua tài
sản kể từ thời điểm được giao tài sản. Trong
khi đó, bên bán với tư cách chủ sở hữu tài
sản sẽ không gánh chịu rủi ro
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo bộ luật dân sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là những yêu cầu quan trọng cho sự vận
hành và phát triển của đời sống xã hội. BLDS năm 2015 có khá nhiều
quy định mới trong lĩnh vực bảo đảm nghĩa vụ, trong số đó, sự thay đổi
nhiều nhất có lẽ đến từ việc công nhận bảo lưu quyền sở hữu chính thức
là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và cầm giữ tài sản lần đầu tiên
được ghi nhận là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ.
CẦM GIỮ TÀI SẢN, BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
Đoàn Thị Phương Diệp*
Abstract:
Performance security for the civil obligations is an important area
for the operation and development of social life. The Civil Code of
2015 sets forth new provisions on the area of performance security,
of which the most major one is the provision on reservation of the
formal ownership as a tool of performance security and the provision
on property holding for the first time recognized as a security tool for
the obligation performance.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: bảo đảm nghĩa vụ, cầm giữ
tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 03/03/2017
Biên tập: 10/08/2017
Duyệt bài: 16/08/2017
Article Infomation:
Keywords: obligation security;
property holding; reservation of the
formal ownership
Article History:
Received: 03 Mar. 2017
Edited: 10 Aug. 2017
Appproved: 16 Aug. 2017
* TS, Khoa Luật, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được sử dụng từ khá lâu trong đời sống thực tiễn và phát huy tác dụng
rõ rệt nhất là trong lĩnh vực tín dụng ngân
hàng. Có thể nói rằng, các biện pháp bảo
đảm đóng vai trò mang tính sống còn trong
sự vận hành của lĩnh vực này. Hiện nay, ở
Việt Nam tồn tại song song hai hệ thống các
quy định về giao dịch bảo đảm, hệ thống các
quy định về giao dịch bảo đảm nói chung
áp dụng với tất cả các giao dịch dân sự và
hệ thống các biện pháp bảo đảm áp dụng tại
các tổ chức tín dụng. Trong đó, giao dịch
bảo đảm giữ vai trò là nền tảng cơ bản. Từ
BLDS đầu tiên của Việt Nam năm 1995 đến
BLDS năm 2015, chế định này đã trải qua
khá nhiều sự thay đổi (cả về tư tưởng chủ
đạo trong việc xây dựng chế định cũng như
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
42 Số 17(345) T9/2017
các quy định cụ thể trong lĩnh vực này)1.
Có nhiều cách phân loại khác nhau đối
với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ, như:
- Căn cứ vào đối tượng của biện pháp
bảo đảm: Bảo đảm đối nhân, bảo đảm đối
vật;
- Căn cứ vào sự hình thành của biện
pháp bảo đảm: Biện pháp bảo đảm hình
thành trên cơ sở hợp đồng, biện pháp bảo
đảm hình thành trên cơ sở các quy định của
pháp luật.
So với quy định của BLDS năm 2005,
BLDS năm 2015 đã có khá nhiều thay đổi
liên quan đến các quy định về các biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, ở
góc độ tổng thể, có thể thấy sự thay đổi rõ
ràng nhất đến từ các quy định của pháp luật
liên quan đến hai biện pháp bảo đảm, đó là
cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu.
1. Cầm giữ tài sản
1.1 Xác lập biện pháp cầm giữ
Điều 346 BLDS năm 2015 quy định
“Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau
đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp
pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song
vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp
bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ”.
Quy định này cho thấy, phạm vi áp
dụng của biện pháp cầm giữ là khá rộng.
Thứ nhất, áp dụng đối với mọi loại tài sản
(đối tượng được cầm giữ), thứ hai, áp dụng
đối với các loại nghĩa vụ được bảo đảm bằng
biện pháp cầm giữ (áp dụng đối với tất cả
các nghĩa vụ phát sinh từ tất cả các loại hợp
1 Có thể kể đến sự thay đổi trong tư tưởng chủ đạo về sự kết hợp giữa lý thuyết về vật quyền và trái quyền trong các quy
định của BLDS năm 2015 (Một số điểm mới của chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của BLDS năm 2015- Nguyễn
Quang Hương Trà, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp (
nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=49) hay sự thay đổi trong cách thức thực hiện các giao dịch bảo đảm trong BLDS
năm 2005 bằng việc cho phép thế chấp hay cầm cố cả động sản và bất động sản.
đồng song vụ) và thứ ba, trong quan hệ với
chủ thể thứ ba, tài sản cầm giữ không cần
biết là thuộc quyền sở hữu, quyền hưởng
dụng của ai, miễn đang là đối tượng của một
hợp đồng song vụ thì đều có thể trở thành tài
sản cầm giữ. Có thể hình dung tác động của
biện pháp này đối với người thứ ba thông
qua ví dụ sau. A vay tiền của ngân hàng X
để mua nhà của B, theo thoả thuận giữa các
bên, B sẽ trao giấy tờ nhà cho ngân hàng X
để dùng làm tài sản thế chấp. Nếu sau khi
ký hợp đồng, vì lý do gì đó mà A không
thanh toán được tiền mua, B sẽ giữ lại căn
nhà, trường hợp này ngân hàng X sẽ gặp các
nguy cơ về việc không có tài sản thế chấp.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, tài sản
cầm giữ phải có mối “liên quan mật thiết”
với nghĩa vụ cần được bảo đảm bằng việc
cầm giữ. Có thể hình dung qua giả thiết sau,
A vay của B 500 triệu đồng và chưa trả được
nợ. Sau đó A lại mua một chiếc xe ô tô của B
với giá 400 triệu đồng, tiền mua xe đã được
thanh toán đầy đủ nhưng B lại không giao xe
và yêu cầu A phải trả hết toàn bộ khoản nợ
500 triệu đồng đã vay thì mới giao xe.
Căn cứ vào quy định hiện hành của
pháp luật dân sự, trong tình huống nêu trên,
việc cầm giữ tài sản là không thể thực hiện
được. Bởi vì, chiếc xe ô tô là đối tượng của
hợp đồng song vụ, và nghĩa vụ phát sinh từ
hợp đồng này (nghĩa vụ thanh toán tiền mua
tài sản) đã được thực hiện xong, vì thế, việc
cầm giữ là không phù hợp với quy định của
pháp luật. Với giả thuyết nêu trên, có thể xác
định rằng, tài sản cầm giữ và nghĩa vụ được
bảo đảm cần thiết phải phát sinh trong cùng
một quan hệ thì việc cầm giữ mới có giá trị.
Đây là điểm mà chúng tôi cho rằng, cần đặt
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
43Số 17(345) T9/2017
ra yêu cầu, hay điều kiện, hay cũng chính
là giới hạn cho việc áp dụng biện pháp cầm
giữ, đó chính là mối quan hệ giữa tài sản
cầm giữ và nghĩa vụ được bảo đảm bằng
cầm giữ. Chính xác là tài sản cầm giữ và
nghĩa vụ được bảo đảm cầm giữ phải tồn tại
trong cùng một quan hệ nghĩa vụ song vụ.
Ngoài ra, một vấn đề nữa đặt ra là,
có phải tất cả các hợp đồng song vụ đều có
thể áp dụng biện pháp cầm giữ? Về pháp
lý, theo quy định tại Điều 346 BLDS năm
2015 nêu trên, điều này là đúng. Tuy nhiên,
vẫn có vấn đề chưa thật sự ổn với cách thức
quy định này. Hãy hình dung với hợp đồng
dịch vụ: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ
thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch
vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ
cho bên cung ứng dịch vụ” (Điều 513 BLDS
năm 2015). Có thể thấy với hợp đồng song
vụ này, bên có quyền không có gì để cầm
giữ cả. Vậy có cần thiết phải giới hạn những
loại hợp đồng song vụ nào có thể áp dụng
biện pháp cầm giữ?
1.2 Về hiệu lực của biện pháp cầm
giữ
Cầm giữ làm phát sinh hiệu lực đối
kháng với bên thứ ba không phải bằng việc
đăng ký giao dịch bảo đảm mà bằng việc
nắm giữ tài sản. Điều này có nghĩa là bằng
các quy định của BLDS năm 2015, nhà làm
luật đã trao cho bên có quyền một quyền
quan trọng là nắm giữ tài sản để yêu cầu
được thực hiện quyền của mình.
Việc cầm giữ tài sản tạo ra cho bên có
quyền một số quyền đi kèm với các nghĩa vụ
nhất định. Ví dụ như các quyền yêu cầu bên
có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
phát sinh từ hợp đồng song vụ, yêu cầu bên
có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết
2 Xem: Đoàn Thị Phương Diệp, “Bản chất pháp lý của hợp đồng mua bán tài sản với các thỏa thuận đặc biệt”, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, số 02+03 (258+259), tháng 2/2014, tr. 69-73.
cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ
Tuy nhiên, bên cầm giữ không có quyền yêu
cầu xử lý tài sản cầm giữ để thực hiện quyền
của mình. Đây chính là điểm làm nên sự
khác biệt của cầm giữ so với các biện pháp
bảo đảm khác. Bên cầm giữ chỉ có quyền
nắm giữ tài sản (không giao tài sản), cũng
cần nhấn mạnh lần nữa rằng, đó là cầm giữ
về mặt vật chất đối với tài sản. Điều này
cũng có nghĩa rằng, tính chất bảo đảm còn
tồn tại chừng nào tài sản còn nằm trong tay
của bên cầm giữ.
Mặt khác, việc cầm giữ tạo ra khá
nhiều các nghĩa vụ đối với bên cầm giữ. Có
thể liệt kê một số nghĩa vụ quan trọng như:
giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ; không
được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ;
không được chuyển giao, sử dụng tài sản
cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có
nghĩa vụ...
Với những nghĩa vụ nêu trên, bên có
quyền sẽ phải thận trọng trong việc quyết
định cầm giữ tài sản, đặc biệt là đối với
những tài sản dễ hư hỏng, biến chất (như
hàng đông lạnh, nông sản).
Việc cầm giữ chấm dứt trong những
trường hợp được liệt kê tại Điều 350 BLDS
năm 2015, nếu tài sản không còn trong tay
bên cầm giữ thì biện pháp cầm giữ chấm dứt.
2. Bảo lưu quyền sở hữu
Bảo lưu quyền sở hữu không phải là
một vấn đề mới trong BLDS năm 2015. Nội
dung pháp lý này đã được quy định trong
BLDS năm 2005 nhưng với tư cách là một
điều khoản trong hợp đồng mua bán tài sản2.
Tuy nhiên, với tính chất “bảo đảm” nên biện
pháp này gần như rất ít được biết đến trong
thực tiễn. Vì vậy, việc sử dụng điều khoản
này để dự phòng cho việc không thực hiện
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
44 Số 17(345) T9/2017
nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ khá hạn chế
trên thực tế.
BLDS năm 2015 quy định bảo lưu
quyền sở hữu là một trong số 9 biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định tại
Điều 292 và được mô tả cụ thể tại khoản
1 Điều 331 BLDS năm 2015: “Trong hợp
đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể
được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ
thanh toán được thực hiện đầy đủ”.
2.1 Về xác lập bảo lưu quyền sở hữu
Phạm vi áp dụng biện pháp bảo lưu
quyền sở hữu
Khoản 1 Điều 331 BLDS năm 2015
quy định “Trong hợp đồng mua bán, quyền
sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu
cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực
hiện đầy đủ”.
Quy định này gián tiếp cho thấy, biện
pháp bảo lưu quyền sở hữu này chỉ có thể
áp dụng đi kèm với hợp đồng mua bán tài
sản. Trong khi đó, nếu chỉ xét về bản chất
của tên gọi “bảo lưu quyền sở hữu”, có thể
hình dung biện pháp này có thể áp dụng đi
kèm với các giao dịch liên quan đến chuyển
quyền sở hữu tài sản. Điều này có nghĩa là,
đối với tất cả các giao dịch có liên quan đến
việc chuyển quyền sở hữu tài sản thì các
chủ thể đều có thể thực hiện quyền “bảo lưu
quyền sở hữu” của mình. Tuy nhiên, nếu
chỉ nhìn nhận ở góc độ này thì chưa đủ, bảo
lưu quyền sở hữu được áp dụng có tính chất
của một biện pháp bảo đảm, tức là cùng với
dấu hiệu nhận biết là áp dụng với các giao
dịch mà trong đó có động tác chuyển quyền
sở hữu tài sản còn cần thêm dấu hiệu là các
giao dịch này phải làm phát sinh nghĩa vụ
của bên được chuyển giao quyền sở hữu.
Tức là nó được hình thành trên cơ sở các hợp
đồng song vụ. Với các phân tích trên, hợp
đồng mua bán chỉ là loại điển hình của hợp
đồng song vụ có chuyển giao quyền sở hữu
tài sản. Bên cạnh đó, hợp đồng trao đổi tài
sản theo quy định tại Điều 455 BLDS năm
2015 cũng có những tính chất như đã phân
tích trên đây. Nếu áp dụng đúng quy định tại
Điều 331 BLDS năm 2015, bảo lưu quyền
sở hữu không được phép áp dụng đối với
hợp đồng trao đổi tài sản. Tuy nhiên, khoản
4 Điều 455 BLDS năm 2015 quy định: “Mỗi
bên đều được coi là người bán đối với tài sản
giao cho bên kia và là người mua đối với tài
sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua
bán từ Điều 430 đến Điều 439, từ Điều 441
đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật này
cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao
đổi tài sản”.
Như vậy, theo các quy định nêu trên,
bảo lưu quyền sở hữu tài sản được áp dụng
cả đối với hợp đồng trao đổi tài sản.
Hình thức của xác lập
Khoản 2 Điều 331 BLDS năm 2015
quy định:“Bảo lưu quyền sở hữu phải được
lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong
hợp đồng mua bán”. Như vậy, đây là một
trong số ít các trường hợp mà pháp luật quy
định hình thức phải bằng văn bản đối với
giao dịch.
Việc yêu cầu xác lập bằng văn bản đối
với biện pháp bảo lưu quyền sở hữu là một
yêu cầu hợp lý. Bởi lẽ, cần có bằng chứng
xác thực cho một hành vi đặc biệt của bên
có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu tài
sản trong việc không thực hiện nghĩa vụ này.
Trên thực tiễn, yêu cầu này sẽ dẫn đến những
trường hợp sau: Thứ nhất, hoàn toàn không
có vấn đề gì nếu theo quy định của pháp luật
hợp đồng mua bán hay hợp đồng trao đổi
tài sản phải lập thành văn bản, khi đó điều
khoản bảo lưu quyền sở hữu được ghi vào
văn bản - hợp đồng mua bán. Thứ hai, trong
trường hợp hợp đồng mua bán không buộc
phải xác lập bằng văn bản, khi đó các bên sẽ
có hai lựa chọn: Một là, xác lập hợp đồng
mua bán bằng văn bản (mặc dù luật không
yêu cầu) và tương ứng với hợp đồng này là
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
45Số 17(345) T9/2017
điều khoản hay hợp đồng bảo lưu quyền sở
hữu; hai là, chấp nhận tình trạng hợp đồng
mua bán lập bằng miệng nhưng hợp đồng
(hay điều khoản) bảo lưu quyền sở hữu lại
xác lập bằng văn bản.
Về thời điểm xác lập bảo lưu quyền sở
hữu tài sản
Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu phải
được xác lập trước thời điểm thực hiện việc
chuyển giao quyền sở hữu tài sản. Về logic,
biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản phải
xác lập đồng thời (vì ghi cùng) với hợp đồng
mua bán tài sản. Tuy nhiên, chúng tôi cho
rằng, để phù hợp với thực tiễn hiện nay, thời
điểm xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở
hữu, một cách hợp lý, chỉ cần trước thời
điểm chuyển giao quyền sở hữu là được.
2.2 Hiệu lực của biện pháp bảo lưu
quyền sở hữu
Vấn đề hiệu lực của biện pháp bảo
đảm này được xem xét ở góc độ hiệu lực đối
kháng hay quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia quan hệ.
Về hiệu lực đối kháng
Khoản 3 Điều 331 BLDS năm 2015
quy định “Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh
hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ
thời điểm đăng ký”.
Như vậy, việc đăng ký bảo lưu quyền
sở hữu không được xem như một quy định
bắt buộc về hình thức để thoả thuận này có
hiệu lực. Nó chỉ là cơ sở để làm phát sinh giá
trị đối kháng của biện pháp bảo lưu quyền sở
hữu với người thứ ba. Điều này có nghĩa là
nếu không được đăng ký, biện pháp bảo đảm
này chỉ có giá trị trong quan hệ giữa các bên
tham gia giao dịch.
Bên cạnh đó, BLDS năm 2015 chưa
xác định rõ giá trị của hiệu lực đối kháng
trong trường hợp bên mua tài sản bán lại
tài sản này cho người khác. Theo chúng tôi,
giải pháp cần công nhận là người mua tài
sản phải chấp nhận quyền của bên bán (đang
vẫn là chủ sở hữu đối với tài sản).
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong
bảo lưu quyền sở hữu
Bảo lưu quyền sở hữu có thể xem như
một quan hệ đơn vụ, theo đó chỉ có bên mua
tài sản là có nghĩa vụ, đó là nghĩa vụ phải
thanh toán tiền mua tài sản; bên bán chỉ có
quyền, quyền yêu cầu thanh toán và quyền
lấy lại tài sản.
Về quyền lấy lại tài sản của bên bán
Điều 332 BLDS năm 2015 quy định
“Trường hợp bên mua không hoàn thành
nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa
thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản.
Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên
mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao
mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên
mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Trên thực tế, việc áp dụng điều khoản
bảo lưu quyền sở hữu trong thời gian qua
hay bị nhầm lẫn với một kỹ thuật khác có cơ
chế gần tương tự. Việc bảo lưu quyền sở hữu
thường đi kèm với việc trả chậm (hay thanh
toán nhiều lần trong thời gian kéo dài),
nhưng không phải tất cả các trường hợp trả
nhiều lần (trả góp) đều là bảo lưu quyền sở
hữu. Có thể hình dung qua ví dụ đơn giản,
A mua căn hộ chung cư của nhà đầu tư B, vì
không có tiền thanh toán một lần, với hỗ trợ
của nhà đầu tư, A được vay tiền với lãi suất
ưu đãi của ngân hàng C với thoả thuận là
căn hộ sẽ được thế chấp cho ngân hàng C và
A sẽ thanh toán tiền vay bằng hình thức trả
chậm. Với tình huống này, chúng ta có trong
thực tế việc “trả chậm” nhưng không có việc
bảo lưu quyền sở hữu mà là một hợp đồng
“mua đứt, bán đoạn”. Do đó, nếu vì lý do gì
đó A không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
trả nợ cho ngân hàng C thì C chỉ có thể tiến
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
46 Số 17(345) T9/2017
hành các thủ tục đòi nợ hoặc yêu cầu xử lý
tài sản thế chấp là căn hộ mà A đã mua chứ
không có quyền lấy lại tài sản như quy định
tại Điều 332 BLDS năm 2015 nêu trên.
Vậy, quyền lấy lại tài sản theo quy
định được hiểu như thế nào? Với điều khoản
bảo lưu quyền sở hữu thì bên có quyền vẫn
luôn là chủ sở hữu tài sản. Trong trường hợp
này, bản thân quyền sở hữu tài sản là đối
tượng của giao dịch bảo đảm để bảo đảm
cho nghĩa vụ thanh toán của bên mua. Vì
vậy, nếu người mua hoàn tất nghĩa vụ thanh
toán, quyền sở hữu được chuyển giao, ngược
lại, nếu vi phạm nghĩa vụ thanh toán, với tư
cách là chủ sở hữu, bên bán được lấy lại tài
sản. Tính chất bảo đảm cao hơn rất nhiều lần
so với các biện pháp bảo đảm thông thường
(như cầm cố, thế chấp). Ngoài ra, Điều 332
còn quy định “Trường hợp bên mua làm mất,
hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu
bồi thường thiệt hại” có thể sẽ gây ra những
tranh cãi trên trên thực tế. Bởi lẽ, có thể xảy
ra hai trường hợp sau: thứ nhất, khi bên mua
vẫn đang tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh
toán, tài sản bị mất đột ngột. Nếu vẫn tiếp
tục thanh toán cho đến hết thì bên bán sẽ
chuyển giao quyền sở hữu tài sản sang cho
bên mua? Tài sản không còn, việc chuyển
giao quyền sở hữu liệu có còn ý nghĩa?; thứ
hai, nếu đang thực hiện nghĩa vụ thanh toán,
tài sản bị mất, bên mua ngưng thanh toán,
bên bán đòi tài sản thì phát hiện ra tài sản bị
mất. Tại đây, quyền yêu cầu bồi thường sẽ
phát sinh. Quy định này của Điều 332, một
cách gián tiếp, đẩy rủi ro cho bên mua tài
sản kể từ thời điểm được giao tài sản. Trong
khi đó, bên bán với tư cách chủ sở hữu tài
sản sẽ không gánh chịu rủi ro
hiệu biểu hiện thì lộ rõ mồn một (nhà cửa
tòa ngang, dãy dọc; vườn, đất nhiều nơi; tiện
nghi xa hoa, cuộc sống đế vương...). Trong
khi Nhà nước giao nhiệm vụ phải kiên quyết
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan
liêu, hành vi vi phạm pháp luật thì bản thân
người đứng đầu lại rơi vào các tệ nạn rất tệ
hại đó; vì thế không thể không tăng cường
kiểm tra, giám sát đến tận cùng. Tất nhiên
làm cho “ra môn, ra khoai” là cực kỳ khó.
Bởi vậy, cơ quan kiểm tra, giám sát phải thiết
kế những phương pháp đặc biệt, thích ứng
thì mới có thể từng bước giải quyết được tình
hình. Trong đó có việc phải huy động và kết
hợp với các cơ quan thanh tra, điều tra và tư
pháp cùng vào cuộc...
Không phải tự nhiên mà Nghị quyết
Trung ương 4 khóa XII đã vạch ra, chỉ rõ
đến hơn chục lần các nội dung liên quan đến
“người đứng đầu” (với các cụm từ: người
đứng đầu; người đứng đầu với tập thể lãnh
đạo; người đứng đầu các cấp; người đứng
đầu các cấp là nòng cốt; người đứng đầu cấp
ủy, chính quyền các cấp). Vì họ vừa là
những “nhân vật” quan trọng, vừa là những
“đối tượng” phải được kiểm tra, giám sát.
Bởi vì nếu không chỉ ra cụ thể, rõ ràng như
thế, ở đâu cũng “thực hiện đúng quy trình,
cấp ủy đã cho ý kiến, các tổ chức đoàn thể
thanh niên, nông dân, phụ nữ đã tham góp
đầy đủ cả rồi; tập thể chúng tôi làm rất ráo
riết, rất nghiêm túc” thì chẳng bao giờ đem
lại kết quả gì đích thực, hữu ích
GIÁM SÁT, KIỂM TRA ...
(Tiếp theo trang 7)
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
47Số 17(345) T9/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cam_giu_tai_san_bao_luu_quyen_so_huu_theo_bo_luat_dan_su_nam.pdf