Mục lục
LỜI GIỚI THIỆU 4
Mở đầu: Kế hoạch marketing xuất khẩu là gì? 5
Chương 1: Yêu cầu của các thị trường xuất khẩu chính 6
của Việt Nam 6
1. Thị trường EU 6
1.1 Yêu cầu pháp lý 6
1.2. Yêu cầu thuế quan 9
1.3. Yêu cầu thị trường 9
2. Thị trường Bắc Mỹ 10
2.1. Thị trường Mỹ 10
Yêu cầu pháp lý 10
Yêu cầu thuế quan 11
Yêu cầu thị trường 11
2.2. Thị trường Canada 11
2.3. Thị trường Mehico 13
3. Thị trường Nhật Bản 13
3.1. Yêu cầu thuế quan và hạn ngạch 13
3.2. Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) 13
3.3. Yêu cầu nhãn mác 14
4. Thị trường Châu Đại Dương (Úc & New Zealand) 15
5. Thị trường Trung Cận Đông 16
Chương 2: Các kênh phân phối chủ yếu 18
Chương 3: Lập kế hoạch marketing 24
xuất khẩu giày dép Việt Nam 24
Phần A: Đánh giá nội bộ 24
A.1. Phân tích SWOT 24
A.2. Xác định lợi thế so sánh 27
A.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu 28
Phần B. Công cụ marketing xuất khẩu (4P) 30
B.1. Sản phẩm (Product) 30
B.2. Gía cả (Pricing) 31
B.3. Phân phối (Place) 32
B.4. Quảng bá (Promotion) 33
Phần C: Đề cương bản kế hoạch marketing xuất khẩu 39
Phần D: Các nhân tố thành công 40
D.1. Sự bền bỉ, kiên nhẫn 40
D.2. Một quy mô đủ lớn cho phát triển bền vững toàn ngành 40
Phụ lục 42
Phụ lục 1: Chuyển đổi từ sản xuất gia công hàng xuất khẩu sang tự sản xuất toàn bộ và marketing xuất khẩu 42
Phụ lục 2: Chương trình nhãn sinh thái EU 48
Quy định pháp lý 48
Yêu cầu 48
Thủ tục đăng ký 48
Phụ lục 3: Yêu cầu bao gói sản phẩm nhập khẩu vào EU 50
Phụ lục 4: Tiêu chuẩn xã hội SA 8000 51
Phụ lục 5: Bảng câu hỏi phân tích nhanh tình hình DN (SWOT) 53
Phụ lục 6: Danh sách một số hội chợ ngành giày dép trên thế giới 57
Phụ lục 7: Tài liệu tham khảo 60
Phụ lục 8: Định giá sản phẩm giày dép 67
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, ngành công nghiệp da giày đã có những bước phát triển khá ấn tượng và trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, để sản phẩm da giày Việt Nam có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thế giới, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngành da giày cũng như các doanh nghiệp (DN) da giày Việt Nam cần xây dựng và thực hiện kế hoạch marketing xuất khẩu ở cấp độ ngành và ở từng DN một cách chuyên nghiệp và phù hợp với khả năng hiện tại.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, Cục xúc tiến thương mại phối hợp với Hiệp hội Da giày Việt Nam biên soạn ấn phẩm “Cẩm nang thực hiện kế hoạch marketing xuất khẩu sản phẩm da giày”. Đây là kết quả nghiên cứu của các chuyên gia tư vấn quốc tế và Việt Nam trong khuôn khổ Dự án “Xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu” mang số hiệu VIE 61/94 do chính phủ Thuỵ Sỹ và chính phủ Thuỵ Điển đồng tài trợ, Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) và Cục xúc tiến Thương mại-Bộ Thương mại đồng thực hiện.
Cuốn cẩm nang gồm 3 chương; chương 1 giới thiệu các yêu cầu cơ bản khi xuất khẩu vào các các thị trường chính; chương 2 trình bày về các kênh phân phối phổ biến trong ngành giày dép toàn cầu; và chương 3 đưa ra các hướng dẫn cụ thể về phân tích và lập kế hoạch marketing xuất khẩu cho DN da giày nhằm giúp họ từng bước xây dựng và thực hiện thành công kế hoạch marketing xuất khẩu phù hợp với trình độ sản xuất và mục tiêu phát triển của mình. Các phụ lục cung cấp các thông tin tham khảo đa dạng.
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cẩm nang lập kế hoạch marketing xuất khẩu sản phẩm giày dép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bỉ, kiên nhẫn
Đặc điểm số một mà mỗi DN đều đòi hỏi ở nhân viên bán hàng của mình phải có đó là sự bền bỉ, kiên trì trong hoạt động. Đại đa số các DN thất bại trong việc kinh doanh các sản phẩm có nhãn hiệu riêng của mình hoặc không thể tiếp cận được với các khách hàng tiềm năng của mình đều là do các DN không có được sự bền bỉ, kiên trì trong các hoạt động marketing. Hãy luôn nhớ một điều rằng, hiện tại có trên 10.000 DN sản xuất da giày trên thế giới đang cố gắng bán các sản phẩm giống hệt như các sản phẩm mà DN sản xuất cho một số lượng rất hạn chế các khách hàng mà DN cũng đang muốn bán cho họ. Do vậy, chỉ những DN có phong cách hoạt động chuyên nghiệp cao và có sự bền bỉ, kiên trì mới có thể gặt hái được thành công.
Như đã đề cập ở phần trên, việc sử dụng danh sách các nhà tham gia triển lãm thương mại để thiết lập liên hệ của khách hàng là quan trọng và cần thiết. Các danh sách này được cung cấp rất rộng rãi tại hầu hết các cuộc triển lãm da giày thương mại lớn. DN cũng có thể liên hệ với Lefaso để có các danh sách này. Chính các DN hiện đang tham gia trưng bày sản phẩm tại các triển lãm thương mại này sẽ là các đối tác tiềm năng, đặc biệt là các nhà marketing thương hiệu hàng hóa. Do đó, DN nên xúc tiến việc tiếp cận và lập kế hoạch cho việc liên hệ với các đối tác này và phải duy trì kế hoạch đó một cách bền bỉ. Hàng ngày hãy dành ra một giờ cho việc liên lạc thông qua fax, điện đàm hay email với các đối tác tiềm năng của mình. Hãy duy trì việc làm đó thường xuyên, liên tục, sau sáu tháng đến một năm, DN sẽ phải ngạc nhiên trước thành công của mình; có thể có một đối tác lớn sau khi liên lạc thường xuyên với họ và thành quả đó có thể làm nên sự khác biệt lớn giữa thất bại và thành công của DN.
D.2. Một quy mô đủ lớn cho phát triển bền vững toàn ngành
Những năm qua, ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã có những bước tăng trưởng khá ấn tượng trong lĩnh vực xuất khẩu. Rất nhiều DN hoạt động rất hiệu quả và đã thu được nguồn lợi nhuận lớn song vẫn còn rất nhiều DN chưa gặt hái được thành công. Có một điều quan trọng các DN Việt Nam cần phải hiểu rõ là để có được thành công thì cần phải có một quy mô đủ lớn để hấp đẫn đối tác. Để đạt được các mục tiêu về sản xuất và giải quyết việc làm, Việt Nam đang cần và rất cần có nhiều hơn nữa các DN da giày thành đạt và thành công trên con đường phát triển của mình. Hiện tại, vẫn còn một số lượng lớn khách hàng trên toàn thế giới chưa nhận thức được vị thế của ngành da giày Việt Nam và chưa biết được Việt Nam là một trong những nước đứng đầu trên thế giới chuyên sản xuất và xuất khẩu giày dép. Nhiều khách hàng thường chỉ đặt hàng sau khi trực tiếp thăm quan các nhà máy sản xuất. Đây là điều đang hạn chế đến tiềm năng phát triển của không chỉ các DN sản xuất giày dép, mà còn hạn chế cả việc phát triển ngành nguyên phụ liệu trong tương lai. Để toàn ngành phát triển cần phải có khoảng 20 DN tương đối thành công thay vì mới chỉ có 3-4 DN rất thành công như hiện nay. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn thiếu rất nhiều các DN tương đối thành công để có thể thu hút nhiều hơn nữa các đối tác đến thăm quan và thiết lập mối quan hệ làm ăn. Chính vì vậy phải có những phân tích, đánh giá rõ hơn về các khả năng kinh doanh của toàn ngành công nghiệp da giày Việt Nam nói chung và của các DN nói riêng. Dưới đây là một số ý tưởng gợi mở cho việc thực hiện điều này:
Các DN da giày Việt Nam cần liên kết chặt chẽ trong một khối thống nhất là Hiệp hội da giày Việt Nam để tạo nên nguồn lực lớn mạnh cho toàn ngành. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực chung và phối hợp nhịp nhàng giữa Lefaso Việt Nam và các DN. Lefaso rất cần có sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía các DN da giày cũng như từ các DN có các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này tại Việt Nam. Đặc biệt, các DN với tư cách là thành viên của Lefaso cũng nên tập trung nỗ lực của mình cùng hiệp hội xúc tiến việc thực hiện chức năng thương mại của mình.
Phát triển quan hệ của DN với công chúng (PR). Quảng cáo rất tốn kém nên DN cần cân nhắc chỉ thực hiện những quảng cáo mang lại hiệu quả, lợi ích nhất. Các DN hiện đang xuất khẩu cần nỗ lực góp sức với Lefaso để quảng bá vị thế ngành da giày Việt Nam. Hiện có rất nhiều ấn phẩm có uy tín lớn của ngành da giày trên toàn thế giới (xem phần phụ lục), mỗi DN nên lựa chọn đăng ký tham gia giới thiệu về công ty mình trên các ấn phẩm này một cách đều đặn. Cần gửi những bài viết về chính hoạt động hiện tại của DN để thu hút được sự quan tâm của độc giả và giúp họ biết thêm về ngành công nghiệp da giày Việt Nam. Một số loại tin có thể sẽ hấp dẫn bạn đọc, ví dụ như: : khánh thành nhà máy mới, nhận chứng chỉ, năm có kỷ lục xuất hàng cao nhất... Nếu DN không có kỹ năng viết những bài như vậy, có thể thuê một công ty quảng cáo hay một công ty chuyên về phát triển quan hệ với công chúng làm giúp.
Hội chợ triển lãm da giày quốc tế thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một hội chợ chuyên ngành da giày, là nơi gặp gỡ, giao lưu, giới thiệu, quảng bá về ngành công nghiệp da giày Việt Nam. Hội chợ này cần được phát huy hiệu quả thông qua sự ủng hộ của toàn ngành, sự tham gia một cách tích cực, nghiêm túc và chuyên nghiệp của các DN Việt Nam. Ngành công nghiệp da giày cũng nên nỗ lực quảng bá, kêu gọi sự tham dự của các khách hàng quốc tế tại hội chợ này đồng thời khuyến khích, hỗ trợ các đối tác đến thăm các DN Việt Nam ngay trong dịp diễn ra hội chợ.
Phụ lục
Phụ lục 1: Chuyển đổi từ sản xuất gia công hàng xuất khẩu sang tự sản xuất toàn bộ và marketing xuất khẩu
Hiện nay trên 95% lượng giày dép mà các DN Việt Nam xuất ra thị trường nước ngoài đều mang nhãn mác của khách hàng. Các sản phẩm này có thể được mang một nhãn hiệu nổi tiếng (như Nike, Doc Martens), thương hiệu của các tập đoàn bán lẻ (như Famous Footwear, K shoes) hay thậm chí là không hề có nhãn mác gì. Tuy nhiên, thường là các đối tác nước ngoài cung cấp cho các DN Việt Nam các mẫu thiết kế, có thể là cả các phụ kiện và dao chặt, dưỡng mẫu để sản xuất ra sản phẩm. Đây là một kiểu sản xuất mà phần lớn các khách hàng nước ngoài mong muốn hợp tác sản xuất tại Việt Nam.
Theo Lefaso, mục tiêu lớn của ngành công nghiệp da giày Việt Nam là phải chuyển dịch được sản xuất của các DN Việt Nam từ gia công xuất khẩu sang tự sản xuất, tự tiêu thụ sản phẩm. Đến nay đã có nhiều DN Việt Nam đủ khả năng thực hiện thành công bước chuyển dịch này. Tuy nhiên, còn nhiều DN khác vẫn đang phân vân làm thế nào để họ có thể chuyển dịch thành công và liệu họ có nên thực hiện mục tiêu này không. Phần này sẽ tập trung nói về các bước DN nên thực hiện để tiến hành chuyển dịch, các yêu cầu cần thực hiện về quy trình và kiến thức cần có, cũng như các thách thức sẽ gặp phải.
Trong kinh doanh hiện nay, vòng đời một kiểu dáng giày dép được chia ra nhiều giai đoạn:
Giai đoạn khái niệm - Nghiên cứu, thiết kế kiểu dáng.
Giai đoạn sản xuất - Thiết kế kỹ thuật, mua nguyên phụ liệu, sản xuất.
Giai đoạn phân phối - Quá trình cân đối đầu vào, tiếp thị bán sỉ và bán lẻ.
Mặc dù các tỷ lệ % đưa ra dưới đây không hẳn chính xác 100%, nhưng để minh họa cho quan điểm của mình, chúng ta hãy giả định là mỗi một trong 8 nhiệm vụ nêu trên tạo ra 12,5% giá trị bán lẻ của một sản phẩm giày dép. Như vậy, một công ty thực hiện các hợp đồng gia công sản xuất chỉ có khả năng có được 12,5% giá trị vào sản phẩm trong khi đó một công ty tự sản xuất toàn bộ có cơ hội có tới 60% giá trị cho sản phẩm tùy thuộc vào khả năng bán hàng của DN cho các đại lý bán lẻ hay các nhà phân phối.
Sau đây là những đặc điểm điển hình của một DN hoạt động theo phương thức sản xuất gia công xuất khẩu:
DN sản xuất gia công xuất khẩu
Đặc điểm
Những thách thức chính
- Đầu tư cơ sở hạ tầng (nhà xưởng, máy móc).
- Đầu tư nguồn nhân lực cho sản xuất.
- Không đầu tư cho các khâu thiết kế, tiếp thị, lưu kho, cửa hàng bán lẻ.
- Lợi nhuận tiềm năng bị thu hẹp và phải dựa vào hiệu quả và số lượng sản xuất.
- Không biết đến những khách hàng cung cấp các hợp đồng gia công.
- Không có khả năng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và hiệu quả.
- Không xác định được chính xác chi phí sản xuất.
- Khó chuyển dịch sang mô hình tự sản xuất toàn bộ.
Để thành công trong sản xuất, các DN hoạt động theo phương thức này phải có những kỹ năng nhất định, phải đào tạo lực lượng lao động, nắm được chi phí sản xuất cũng như phải có máy móc, nhà xưởng. Một số máy móc khác, khuôn, dưỡng có thể sẽ do đối tác cung cấp. Các DN này không tham gia vào các giai đoạn thiết kế hay phân phối sản phẩm mà chỉ tạo ra 30% - 50% giá trị sản phẩm trong khâu sản xuất. Giá trị họ tạo ra là rất nhỏ bé, chủ yếu là do sức lao động của nhân công. Dù vậy, các DN này có thể vẫn khó có lãi vì chi phí lao động ngày càng có xu hướng giảm sức cạnh tranh so với các quốc gia khác trên toàn cầu. Một mặt phương thức sản xuất gia công hạn chế được rủi ro thị trường, mặt khác lợi nhuận thu được cũng bị hạn chế theo. Nhiều DN đã quyết định không đầu tư con người và thiết lập các hệ thống để chuyển sang tự sản xuất toàn bộ dù họ đã là những DN gia công giày dép thành công. Tuy vậy, nếu một DN có thể hiểu, nắm bắt và kiểm soát được chi phí sản xuất, cố gắng gia tăng giá trị bằng việc thực hiện thêm các chức năng, công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm và phát triển được mạng lưới khách hàng, thì việc DN đó giữ nguyên là đơn vị gia công như trước cũng là một chiến lược có ý nghĩa.
Để gia tăng giá trị, nhiều DN Việt Nam đã cố gắng chuyển sang phương thức tự sản xuất toàn bộ. Trong khi nhiều DN đã chuyển đổi thành công, một số DN khác lại gặp nhiều trở ngại, vướng mắc. Điều này thường xảy ra do sự thiếu hiểu biết về các kiến thức đòi hỏi phải có để thực hiện chuyển đổi sang cấp độ tiếp theo.
Có thể gọi bước tiếp theo là giai đoạn I của quá trình tự sản xuất toàn bộ. Những DN đang ở giai đoạn này phải chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị của mình, tự mua nguyên liệu và sản xuất giày dép cho một nhóm hạn chế các các công ty thương mại hoặc nhà phân phối theo mẫu (hay ảnh) sản phẩm mà họ muốn mua. Các DN sản xuất kiểu này phải nâng cao hiểu biết của mình và phải có các quy trình sản xuất hiện đại để có thể sản xuất các sản phẩm có độ phức tạp và chất lượng cao hơn. Bộ máy quản lý không cần lớn, cồng kềnh do số lượng khách hàng không nhiều và họ thường có các văn phòng mua hàng ngay tại quốc gia của các nhà sản xuất. Loại hình DN này đã gia tăng được các bước trong toàn bộ giai đoạn sản xuất sản phẩm và một phần của giai đoạn phân phối sản phẩm, do đó DN có khả năng đưa ra các mức giá bán cao hơn so với các DN gia công sản phẩm. Tuy vậy, những DN này cũng phải chấp nhận mức rủi ro thị trường cao hơn. Hiện tại, có rất nhiều DN Việt Nam đang hoạt động ở giai đoạn này.
Các yêu cầu đặt ra đối với các công ty sản xuất gia công khi chuyển sang phương thức tự sản xuất (giai đoạn I)
Phải có đội ngũ nhân viên được đào tạo về thương mại hóa việc phát triển sản phẩm (kết nối giữa công đoạn thiết kế và sản xuất sản phẩm).
Phải có đội ngũ nhân viên khai thác nguồn nguyên vật liệu có trình độ.
Phải có đội ngũ nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và có trình độ.
Phải có đội ngũ nhân viên chuyên trách việc thực hiện thủ tục xuất khẩu có trình độ.
Phải có đội ngũ nhân viên có trình độ trong lĩnh vực tài chính.
Phải nâng cấp quy trình sản xuất và máy móc thiết bị.
Bước tiếp theo của quá trình sản xuất này được xác định là phương thức sản xuất toàn bộ giai đoạn II. Ở giai đoạn này, các DN đi sâu hơn một chút so với giai đoạn trước đó và tạo thêm giá trị sản phẩm thông qua thực hiện các chức năng của các công ty thương mại. Thay vì tiếp thị sản phẩm với các công ty thương mại, các DN này giới thiệu sản phẩm trực tiếp với các nhà nhập khẩu hay các nhà bán lẻ có quy mô lớn nước ngoài. Hiện tại, cũng có rất nhiều DN Việt Nam đang hoạt động ở gia đoạn này. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều DN khác cũng đã cố gắng thực hiện chuyển đổi sang phương thức sản xuất này, song họ đã không nắm bắt được hết quy trình chuyển đổi hoặc chưa phân bổ các nguồn lực cần thiết để có thể thực hiện thành công việc chuyển đổi.
Các yêu cầu đặt ra đối với các công ty khi thực hiện chuyển đổi từ mô hình tự sản xuất toàn bộ giai đoạn I sang mô hình tự sản xuất toàn bộ giai đoạn II:
Phải nâng cấp đội ngũ nhân viên thực hiện thương mại hóa việc phát triển sản phẩm.
Phải nâng cấp đội ngũ khai thác nguồn nguyên vật liệu.
Nâng cấp đội ngũ nhân viên trong khâu chăm sóc khách hàng.
Phát triển đội ngũ marketing được đào tạo toàn diện, có văn phòng hay đại lý ở nước ngoài.
Nâng cấp đội ngũ những người làm công tác xuất nhập khẩu, cung ứng.
Nâng cấp đội ngũ nhân sự quản lý tài chính trở thành đội ngũ các cán bộ tín dụng quốc tế được đào tạo một cách toàn diện.
Các DN hoạt động theo mô hình tự sản xuất giai đoạn II có thể gia tăng một phần giá trị sản phẩm trong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và thực hiện gia tăng giá trị sản phẩm trong toàn bộ công đoạn sản xuất, và phần lớn các bước gia tăng giá trị sản phẩm ở khâu phân phối sản phẩm mà họ sản xuất. Do đó các DN này có thể đưa ra các mứcgiá cao hơn các DN thực hiện giai đoạn I. Ngược lại, họ phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn do chi phí quản lý cao hơn và phải đầu tư lớn hơn vào nhà xưởng, máy móc so với các DN hoạt động theo mô hình khác. Mô hình tự sản xuất giai đoạn II là mục tiêu mà các DN Việt Nam cần hướng tới.
Việc xây dựng thương hiệu thường là một quá trình lâu dài, đòi hỏi đầu tư rất tốn kém. Tốt nhất là xây dựng thương hiệu ngay tại thị trường nội địa, nơi các DN có kinh nghiệm cảm nhận được thị hiếu của khách hàng mục tiêu về kiểu dáng, kích cỡ và mức giá sản phẩm. Việc nắm bắt được xu hướng phát triển của thời trang, cách đóng gói sản phẩm, quảng cáo, xúc tiến thương mại, bán sản phẩm là các kỹ năng cần thiết đòi hỏi phải có để thực hiện tiếp thị các sản phẩm có thương hiệu. Điều đó giúp DN hiểu được sự khác biệt khi người tiêu dùng Nhật Bản quyết định trả tới 800 đôla mỹ cho một chiếc ví hiệu Prada bán tại một cửa hàng thời trang, trong khi đó tại một khu chợ địa phương, cũng chiếc ví có kiểu dáng giống hệt như vậy, người tiêu dùng chỉ phải trả có 8 đôla mỹ. Phải quảng cáo và xúc tiến bán hàng rất nhiều mới có thể khiến người tiêu dùng thấy được vẻ lịch lãm và thành đạt mà một chiếc ô tô của hãng Mercedez Benz hay một bộ trang phục hiệu Armani đem lại. Một số DN Việt Nam đã xây dựng thành công thương hiệu của mình ở thị trường nội địa. Tuy vậy, những thương hiệu đó vẫn chưa thể thành công khi cố gắng tiếp cận, vươn ra thị trường quốc tế.
Các DN mặc dù đã có thị phần lớn ở thị trường nội địa, vẫn có khó khăn khi bán các sản phẩm mang thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. Điều này xảy ra thường do quá trình suy nghĩ cần thiết để đạt thành công khác nhau rất nhiều đối với hai thị trường. Một DN có thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh giày dép lâu dài để bán trong các cửa hàng và hệ thống bán lẻ của riêng mình ở thị trường nội địa, song thường chậm chạm trong xử lý phản hồi của thị trường và làm gia tăng chi phí cho sản phẩm. Ví dụ rõ ràng nhất cho điều này là công ty Bata của Canada, mặc dù DN này đã có mặt ở rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới và dù thu được nhiều doanh số bán sỉ và bán lẻ rất lớn song công ty chưa bao giờ trở thành một nhân tố quan trọng trong cung ứng và phân phối giày trên thị trường quốc tế ngoài hệ thống mạng lưới của riêng mình. Nếu DN cũng đang trong tình trạng tương tự, chúng tôi có một số gợi ý sau:
Cân nhắc việc hình thành một liên doanh thay cho việc cố tiếp thị trực tiếp ra thị trường quốc tế. Cho dù việc tìm kiếm đối tác liên doanh không phải là dễ dàng, song do phạm vi tìm các đối tác liên doanh tiềm năng là nhỏ và giám đốc DN có thể trực tiếp thực hiện việc này. Đối tác liên doanh của DN sẽ mang đến rất nhiều điểm mạnh, kết hợp với những gì mà DN hiện đang có sẽ tạo ra sự vững mạnh hơn cho cả DN và đối tác.
Nếu DN quyết tâm tự mình trực tiếp vươn ra thị trường quốc tế thì hãy cân nhắc thuê một nhà quản lý điều hành xuất khẩu là người ngoài DN và hãy trao cho họ quyền lựa chọn các nhân viên dưới quyền ở cả trong và ngoài DN.
Đặt bộ phận điều hành xuất khẩu này tại một toà nhà hay thành phố khác. Bộ phận điều hành mới này cần phải có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất, nhưng có chất lượng cao nhất, phải hướng xu thế phát triển của mình về phía trước mà không dựa quá nhiều vào vị thế của DN mẹ.
Phải thông tin tốt để mọi thành viên trong DN hiểu rằng bộ phận điều hành xuất khẩu mới này có thể chính là tương lai của DN. Các bộ phận còn lại của DN phải hỗ trợ các yêu cầu và đề nghị của bộ phận này một cách tốt nhất và kịp thời nhất. Nếu thông điệp này được hiểu và truyền đạt từ lãnh đạo của DN thì nó dễ được mọi thành viên hiểu và chấp nhận thực hiện.
Cân nhắc việc ký hợp đồng li-xăng (license) để thuê một thương hiệu quốc tế cho phân phối sản phẩm ở một số quốc gia được lựa chọn. Việc thuê thương hiệu trong ngành giày dép và may mặc là các thương vụ đem lại nhiều tỷ đô-la. Nhiều hãng cho thuê thương hiệu rất cẩn trọng với việc phân phối các sản phẩm của họ ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam vì hàng hóa của họ rất hay bị làm nhái, bị xâm phạm thương hiệu. Một DN trong nước hoạt động ổn định lâu dài có nhiều cơ hội hơn trong việc mua lại bản quyền một thương hiệu quốc tế hơn là một công ty vừa mới được thành lập. Việc thực hiện báo cáo chính xác, trả tiền thuê thương hiệu đúng hạn, kinh doanh thành công trên thị trường nội địa có thể là những điều kiện thuận lợi cho phép mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực.
Ở Việt Nam có rất nhiều ví dụ về các DN ban đầu là những công ty gia công, sau đó lập liên doanh và nay đã bắt đầu thực hiện tiếp thị xuất khẩu trực tiếp. Những DN đó đã và đang tiếp tục thực hiện sản xuất kinh doanh ở cả ba cấp độ. Điều này đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho các DN và cho phép họ đảm bảo có được chắc chắn một số hoạt động sản xuất kinh doanh để trang trải được các chi phí chung của DN, kể cả khi một số mặt kinh doanh khác của DN không thuận lợi. Các DN loại này yêu cầu phải có các lãnh đạo xuất sắc để đảm bảo tất cả các hoạt động của DN hoạt động nhịp nhàng, không có những xung đột bất thường. Các DN vận hành hệ thống này một cách hiệu quả có tín nhiệm rất cao và các DN khác nên nghiên cứu tham khảo các phương pháp thực hiện của họ.
Hầu hết các bước chuyển đổi trên đều dựa trên nguồn lực trí tuệ và kiến thức mà ngay cả các công ty nhỏ đang có kế hoạch đào tạo đúng mức đội ngũ nhân sự của mình cho các nhiệm vụ quan trọng cũng đều có thể thực hiện được. Có thể thấy rõ rất nhiều DN lớn tại Việt Nam mặc dù đã có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng và có khả năng huy động vốn, nhưng do thất bại trong việc nâng cao trình độ sản xuất của đội ngũ nhân viên nên cũng không thể theo kịp tốc độ phát triển của các DN tuy nhỏ bé hơn nhưng năng động, linh hoạt hơn.
Điểm mấu chốt và cũng là bí quyết của các DN có quy mô nhỏ hơn là những nỗ lực của họ trong việc nắm bắt kịp thời các loại/chủng loại sản phẩm cần được chuyên môn hoá và phát triển sản xuất để có được một sản phẩm hoàn thiện nhất. Chính vì vậy, khi khách hàng nhìn vào một DN nhỏ đang dồn mọi nỗ lực của mình vào sản xuất các loại đồ da và các sản phẩm giày dép giả da, các loại giày đi bộ bằng da lợn cùng một lúc, khách hàng sẽ hiểu ngay rằng đây là một DN hoạt động không mấy hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Do đó, hãy dồn hết mọi cố gắng để tìm ra loại giày dép mà DN có lợi thế và tập trung nỗ lực của mình để có thể trở thành một DN hoạt động hiệu quả nhất đối với chủng loại giày dép đó.
Phụ lục 2: Chương trình nhãn sinh thái EU
Quy định pháp lý
Quy định số 1980/2000 của Quốc hội Châu Âu và Hội đồng Châu Âu ngày 17/7/2000 về Chương trình Cấp nhãn Sinh thái sửa đổi (OJ L-237, 21/09/2000).
Quyết định số 2002/231/EC của Ủy ban Châu Âu ngày 18/3/2002 về các tiêu chí sinh thái sửa đổi đối với việc cấp nhãn sinh thái cho các sản phẩm giàygiày dép và Quyết định sửa đối số 1999/179/EC (OJ L-77, 20/03/2002).
Yêu cầu
Để được sử dụng nhãn sinh thái, sản phẩm giày dép phải tuân thủ các tiêu chí nêu tại bản Phụ lục của Quyết định số 2002/231/EC về các vấn đề sau:
Vụn nguyên liệu trong thành phẩm
Phế thải trong quá trình sản xuất nguyên liệu
Việc sử dụng những chất gây hại
Việc sử dụng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong quá trình lắp ráp các loại giày thành phẩm
Việc sử dụng PVC
Tiêu thụ năng lượng
Thành phần điện năng
Bao gói thành phẩm
Thông tin về bao gói
Thông tin xuất hiện trên nhãn sinh thái
Những tính chất liên quan đến độ bền
Thủ tục đăng ký
Khi một sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm được xác định và tuân thủ theo các tiêu chí đã được công bố về dán nhãn sinh thái, các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà cung cấp dịch vụ, thương gia hoặc nhà bán lẻ muốn bán sản phẩm của họ ở EU có thể đăng ký dán nhãn sinh thái. Đối với sản phẩm được sản xuất ngoài EU thì đơn đăng ký phải được chuyển tới cơ quan chức năng của nước thành viên trong EU, nơi sản phẩm được bán.
Hồ sơ đăng ký phải bao gồm tất cả các tài liệu liên quan chứng minh sản phẩm tuân thủ theo các tiêu chí sinh thái và tiêu chí áp dụng. Cơ quan chức năng sẽ thông báo cho đơn vị nộp đơn đăng ký về những tài liệu cần phải nộp, những kết quả kiểm tra cần phải cung cấp và cách thức tiến hành…
Sau khi xem xét thấy nếu sản phẩm phù hợp với các tiêu chí về dán nhãn sinh thái và hồ sơ đăng ký tuân thủ các yêu cầu đánh giá và thẩm tra quy định tại Quyết định số 2002/231/EC của Ủy ban Châu Âu, cơ quan chức năng sẽ quyết định cấp nhãn. Nếu việc đăng ký được thực hiện, cơ quan chức năng sẽ ký hợp đồng với đơn vị đăng ký, trong hợp đồng có nêu các điều khoản sử dụng nhãn sinh thái. Các sản phẩm dán nhãn sinh thái có thể được bán ở tất cả các thị trường của các quốc gia thành viên trong EU.
Khi đã được quyền dán nhãn sinh thái, đơn vị được phép sử dụng nhãn sinh thái có thể lựa chọn việc dán lô-gô hoa lên bất kỳ chỗ nào trên sản phẩm. Lô-gô có thể được sử dụng kể từ ngày được cấp cho đến hết hạn áp dụng các tiêu chí sử dụng.
Đơn vị đăng ký dán nhãn sinh thái phải trả các chi phí liên quan và lệ phí sử dụng nhãn sinh thái hàng năm.
Thông tin chi tiết về chương trình dán nhãn sinh thái có tại trang web
Trường hợp đăng ký dán nhãn sinh thái cho sản phẩm tiêu thụ tại Pháp, cần liên hệ nộp hồ sơ đăng ký tới:
Hiệp hội Tiêu chuẩn hóa Pháp
Association Française de Normalisation - AFNOR
(French Standardisation Association)
11, avenue Francis de PressenséSaint-Denis La Plaine CedexF-93571 ParisTel: (+33) 1 41 62 80 00 Fax: (+33) 1 49 17 90 00 E-mail: certification@afaq.afnor.orgWebsite:
Website thông tin về Giấy chứng nhận do Hiệp hội Tiêu chuẩn hóa Pháp (AFNOR) cấp:
Catalogue về nhãn sinh thái (Eco-label catalogue):
Phụ lục 3: Yêu cầu bao gói sản phẩm nhập khẩu vào EU
Yêu cầu
Nội dung
Hạn chế về kim loại nặng:
lead, cadmium, mercury
và hexavalent chromium
Tổng mật độ tối đa của kim loại nặng trong bao gói không vượt quá 100 ppm (theo khối lượng).
Ngoại trừ:
thùng nhựa và pallet nhựa làm từ nguyên liệu có thể tái chế với tối đa 20% nguyên liệu không cần tuân thủ hạn chế trên (và các điều kiện khác đều được tuân thủ)
bao bì kính/thủy tinh được sản xuất từ nguyên liệu tái chế
Yêu cầu liên quan đến sản xuất, lắp ráp, tái sử dụng và tái tạo
Các yêu cầu cơ bản ở phụ lục 2 của chỉ thị, ví dụ như các yêu cầu về tối thiểu hóa khối lượng và trọng lượng, phù hợp cho tái sử dụng, tái chế, tái tạo hoặc tự hủy.
Nhãn mác
Bao gói hoặc nhãn mác phải rõ ràng, ở vị trí dễ nhìn, không dễ rách, hỏng, ngay cả khi bao gói đã được mở ra.
Nhà sản xuất có thể đưa vào các nhãn mác nhận diện (VD như cáchệ thống nhãn mác phù hợp thông lệ quốc tế ở giữa hoặc phisd dưới gói sản phẩm với các hình tượng biểu thị cho bao gói tái sử dụng hoặc tái tạo).
VD:
1–19 dùng cho chất dẻo, 20–39 cho giấy và carton,
40–49 cho kim loại, 50–59 cho gỗ, 60–69 cho vải, 70–79 cho kính.
PET (polyethylene terephthalate), HDPE (high-density polyethylene), PVC (polyvinyl chloride)
(nguồn CBI: Chỉ thị 94/62/EC)
Phụ lục 4: Tiêu chuẩn xã hội SA 8000
Đây là văn bản lưu hành đợt hai của SA8000, một tiêu chuẩn thống nhất và có thể kiểm tra dành cho hệ thống thẩm tra của một bên thứ ba. SA8000 thường xuyên được xem xét lại theo định kỳ và sẽ tiếp tục được đổi mới khi các bên liên quan chỉ ra những điểm cần hoàn thiện hoặc khi điều kiện thay đổi.
Mục đích và phạm vi
Tiêu chuẩn này nêu rõ các yêu cầu về trách nhiệm xã hội để một công ty có thể:
Phát triển, duy trì và thực thi các chính sách và tiến trình nhằm quản lý các vấn đề mà công ty có thể điều khiển hoặc gây ảnh hưởng;
Chứng minh với các bên liên quan rằng các chính sách, tiến trình và thực tế áp dụng đều phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Những yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể áp dụng rộng rãi trên toàn cầu, có điều chỉnh tùy theo vị trí địa lý, ngành nghề và tầm vóc của công ty.
(Có thể tham khảo các giải thích về tiêu chuẩn này trong Tài liệu hướng dẫn SA 8000).
Các thành phần quy chuẩn và các diễn giải
Công ty phải tuân theo luật quốc gia, luật hiện hành và các yêu cầu khác mà công ty đã thỏa thuận chấp hành, cũng như tiêu chuẩn này. Trong trường hợp luật quốc gia, luật hiện hành và các yêu cầu khác mà công ty đã thỏa thuận chấp hành và tiêu chuẩn này cùng đề cập về một vấn đề thì phải áp dụng theo điều khoản nào chặt chẽ nhất.
Công ty cũng phải tôn trọng các nguyên tắc của những văn kiện quốc tế sau:
Quy ước số 29 và 105 của ILO (Lao động cam kết & cưỡng bức)
Quy ước số 87 của ILO (Tự do đoàn thể)
Quy ước số 98 của ILO (Quyền thương lượng tập thể)
Quy ước số 100 và 111 của ILO (Lương bổng tương xứng cho nam và nữ nhân công làm cùng loại công việc; Sự phân biệt đối xử)
Quy ước số 135 của ILO (Quy ước về đại diện công nhân)
Quy ước số 138 & Kiến nghị số 146 của ILO (Tuổi tối thiểu và kiến nghị)
Quy ước số 155 & Khuyến cáo số 164 của ILO (Sức khỏe & an toàn lao động)
Quy ước số 159 của ILO (Phục hồi nghề nghiệp & việc làm/người khuyết tật)
Quy ước số 177 của ILO (Việc gia công)
Quy ước của ILO điều 182 (Các hình thức vi phạm nghiêm trọng nhất về lao động trẻ em)
Tuyên bố chung về quyền con người
Quy ước của Liên Hiệp Quốc về quyền Trẻ em
Quy ước của Liên Hiệp Quốc nhằm loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ.
Phụ lục 5: Bảng câu hỏi phân tích nhanh tình hình DN (SWOT)
I. Thị trường xuất khẩu
Sản xuất:
Hiện tại DN có sản xuất giày dép cho thị trường xuất khẩu không?
DN đã bao giờ sản xuất giày dép theo hợp đồng gia công xuất khẩu chưa?
Hiện tại DN có liên doanh với đối tác nước ngoài không? Nếu chưa thì DN đã bao giờ tìm kiếm các cơ hội liên doanh chưa?
DN đã từng cố gắng sản xuất và xuất khẩu mũ giày dép hoàn chỉnh chưa?
Trong 5 năm qua, DN có nâng cấp phần lớn các thiết bị máy móc và các quy trình sản xuất trong nhà máy của mình không? Hiện tại DN đang sử dụng các loại cốt giày, khuôn mẫu giày theo số chuẩn của châu Âu hay Mỹ và DN có biết rõ các số đo chân khác nhau trên thế giới không?
DN có biết đến các nhà sản xuất nguyên phụ liệu trong nước và nước ngoài có nhà máy ở Việt Nam không? DN đã bao giờ tiếp cận với họ để xem xét liệu các sản phẩm của họ có phù hợp với yêu cầu sản xuất của mình không?
Khi mua nguyên liệu, DN có thiết lập ít nhất hai nguồn cung cho một loại nguyên liệu và DN có thường xuyên nhận được các chào giá cạnh tranh hay không?
DN có nhân viên hay đại lý tại các trung tâm nguyên liệu ngành da giày (như ở Đài Loan và Hồng Kông) và người này có khả năng cung cấp một cách nhanh chóng, chính xác các loại nguyên liệu mà DN đang cần để sản xuất một loại hàng mẫu mà khách hàng yêu cầu không?
DN có người có khả năng nhận mẫu nhanh và chính xác từ hình ảnh hoặc từ một mẫu thực không?
Thực hiện đơn hàng
DN có biết rõ các phương pháp định giá sản phẩm (FOB, C&F, CIF... ) không và DN có khả năng sử dụng các phương pháp này để nhanh chóng đưa ra các bản chào giá không?
DN đã xây dựng được một hệ thống chuẩn xác định giá thành sản phẩm cho phép tính được chi phí nhân công và nguyên liệu cho mỗi sản phẩm mà DN làm ra chưa?
DN có nhân viên chuyên trách làm việc toàn thời gian để giao dịch với khách hàng không? Nếu có thì người đó có sử dụng được tiếng Anh và thư điện tử (e-mail) không?
Thị trường
Có phải DN đang cố gắng tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường gần Việt Nam nhất hơn là các thị trường xa không?
DN đã xác lập được danh sách 5 thị trường ưu tiên hàng đầu của mình chưa? Và DN đã cố gắng thiết lập các đại lý của mình ở các quốc gia này chưa?
DN có thường xuyên đến quốc gia mà DN xuất khẩu sản phẩm sang đó không?
Quảng bá, xúc tiến xuất khẩu
DN đã xây dựng tài liệu giới thiệu DN và danh thiếp bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh để cung cấp cho các khách hàng tiềm năng thông tin về DN (năng lực sản xuất, số năm hoạt động, số nhân công...) chưa?
DN đã có kế hoạch cụ thể nào trong việc dùng các cuốn danh bạ của các cuộc hội trợ, triển lãm ở nước ngoài để lập một danh mục các khách hàng tiếp thị tiềm năng chưa? DN đã bao giờ cố gắng làm điều này chưa?
DN có biết tất cả các đại diện thương mại nước ngoài tại Việt Nam và các đại diện này có biết đến DN và năng lực của DN không?
Tại trụ sở chính của mình, DN có dành một khu vực trưng bày giải thưởng, bằng khen và các chứng chỉ, chứng nhận mà DN đã vinh dự nhận được và muốn khách hàng của mình cũng biết đến chưa?
DN có tham gia trưng bày giới thiệu các sản phẩm của mình tại triển lãm da giày quốc tế tổ chức hàng năm tại thành phố Hồ Chí Minh không?
Hiện tại, DN có là hội viên của Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) không? Và DN có biết đến các dịch vụ mà Lefaso cung cấp để hỗ trợ DN thực hiện xuất khẩu không?
Thương mại điện tử
DN có website không? DN đã bao giờ nghiên cứu và đăng ký DN mình vào hệ thống tìm kiếm thông tin trên mạng và các trang web của ngành da giày chưa?
DN có người chuyên trách sử dụng Internet để bán hàng và tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu chưa?
DN có khả năng nhận đơn hàng và gửi hóa đơn thu tiền cho khách hàng thông qua hệ thống thương mại điện tử không? DN có khả năng nhận các mẫu sản phẩm của khách hàng qua các thiết bị điện tử không?
II. Thị trường nội địa
Sản xuất
Hiện nay DN có sản xuất giày dép cho thị trường trong nước không?
Hiện DN vẫn còn đang sử dụng công nghệ sản xuất mà DN đã dùng 5 năm trước đây để sản xuất ra trên 75% sản lượng giày dép của mình không?
DN có qui trình xác định giá thành chính xác của các sản phẩm giày dép do mình sản xuất không?
Phát triển sản phẩm
Khi phát triển những kiểu giày dép mới, trước tiên DN có gặp gỡ những người mua buôn hoặc các nhóm người tiêu dùng chủ yếu để thu thập các thông tin phản hồi của họ không?
Có ai trong DN chịu trách nhiệm nắm bắt và phát triển các sản phẩm mới cũng như ứng dụng các công nghệ sản xuất mới không?
Đã bao giờ DN cố gắng chỉ bán các mũ giày dép thành phẩm chưa?
Hàng tháng DN có đọc và ứng dụng các thông tin thu được từ ít nhất một ấn phẩm quốc tế có liên quan tới thời trang giày dép, hay thời trang quần áo?
DN có thường tham dự ít nhất một hội chợ thương mại mỗi năm tập trung vào việc nắm bắt các mẫu sản phẩm mới, công nghệ mới và các nguồn nguyên liệu?
Phân phối và thị trường
DN đã có các cửa hàng bán lẻ riêng chưa?
DN tự tổ chức hệ thống bán hàng hoặc có một mạng lưới các đại lý bán sỉ trên toàn quốc chưa?
Nếu DN sản xuất 1 sản phẩm mang một thương hiệu, DN có biết mình chiếm bao nhiêu thị phần trong nhóm 10% các loại giày dép bán chạy nhất hiện có mặt trên thị trường?
DN có tham gia các cuộc đấu thầu mua sắm trong nước do Chính phủ và các DN tư nhân tổ chức không? DN có biết được hầu hết các cơ hội đó không?
DN có cách phân loại các sản phẩm mà mình sản xuất thay vì chỉ phân thành giày dép nam, nữ và trẻ em không?
DN có hiểu ý nghĩa của các thị trường ngách? DN có tham gia cạnh tranh tại ít nhất 3 thị trường ngách và DN đã làm thế nào để khách hàng biết được điều này?
DN có nhân viên chuyên trách chịu trách nhiệm gặp gỡ và giao dịch với khách hàng cũng như sẵn sàng và có khả năng cung cấp cho DN tất cả các thông tin cả tốt lẫn xấu liên quan đến khách hàng không?
DN đã từng gặp gỡ lãnh đạo của các công ty sản xuất lớn nước ngoài và đề xuất thầu sản xuất lại cho họ chưa?
Quảng bá
Nhãn hiệu sản phẩm của DN đã được khách hàng biết đến và đã được đăng ký sở hữu hợp pháp chưa?
Trong số 10 khách hàng khi được hỏi về thương hiệu hàng hóa của DN, liệu có ít nhất 5 người có thể nói rằng họ đã biết đến thương hiệu đó không?
Nếu DN sản xuất các sản phẩm mang một thương hiệu nào đó, DN có thể lý giải được ý nghĩa biểu đạt của thương hiệu đó không và DN có nỗ lực để sản xuất các sản phẩm theo ý nghĩa đó không?
DN có tham gia hội chợ thương mại ít nhất một lần trong năm với trọng tâm là để bán hàng?
DN đã bao giờ tổ chức một chương trình trình diễn thời trang, trong đó có kết hợp trình diễn các loại giày dép do DN sản xuất với các mẫu quần áo và phụ liệu để giới thiệu tới các khách hàng mua sỉ và mua lẻ của DN chưa?
DN có là hội viên của Hiệp hội da giày Việt Nam hay Hiệp hội da giày của địa phương không và DN có biết được những lợi ích khi là hội viên không?
DN có khả năng xác định được các khoản chi tiêu hàng năm của mình cho các hoạt động quảng cáo, bán hàng và nghiên cứu phát triển sản phẩm (R & D) so với mức tăng doanh số bán hàng trong năm không?
Thương mại điện tử
DN đã kết nối Internet và thường sử dụng Internet để phục vụ nghiên cứu kinh doanh chưa?
DN có biết địa chỉ email của các nhà cung cấp và khách hàng hàng đầu của bạn không?
DN có thiết lập một hệ thống đảm bảo rằng tất cả các cuộc gọi hay thư điện tử của khách hàng gửi đến công ty luôn được trả lời ngay lập tức?
Phụ lục 6: Danh sách một số hội chợ ngành giày dép trên thế giới
Ngày
Tên hội chợ/show
Khu vực
Tháng 1
15-18
Mosshoes
Moscow, LB Nga
15-18
Triển lãm Expo Riva Schuh
Riva Del Garda, Italy
12-15
Hội chợ AYMOD - Istanbul
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
17-19
Siêu trình diễn
Orlando, USA
29-01
Triển lãm SEHM
Paris, Pháp
31-02
Hội chợ giày Helsinki
Helsinki, Phần Lan
Tháng 2
3-6
Tuần giày da quốc tế
Zagreb, Croatia
6-7
Hội chợ Sko & Vaskmassa
Stockholm, Thụy Điển
5-8
Triển lãm Hiệp hội giày thế giới
Las Vegas, USA
10-13
Hội chợ giày Scandanavian
Copenhagen, Đan Mạch
15-17
KABO
Brno, Cộng hoà Czech
21-22
Hội chợ giày quốc tế
Bern, Thuỵ sĩ
20-21
Giày dép Anh quốc
Birmingham, Anh
15-17
SKOR
Oslo, Na uy
26-01
ANPIC
Leon, Mexico
27-28
Trình diễn giày Toronto
Toronto, Canada
28-03
Expocalzado
Alicante, Tây Ban Nha
Tháng 3
4-7
Hội chợ Modacalzatura
Bologna, Italy
19-21
Tuần da giày
Budapest, Hungary
12-13
Hội chợ giày và túi sách
Helsinki, Phần Lan
17-20
Hội chợ GDS
Dusseldorf, Đức
19-21
Hội chợ Skomoedgar
Stockholm, Thuỵ Điển
21-22
Hội chợ giày dép
Birmingham, Anh
Tháng 4
1-3
Hội chợ Modacalzado
Madrid, Tây Ban Nha
3-5
Hội chợ giày Scandanavian
Cophenhagen, Đan Mạch
5-8
Hội chợ MosShoes
Moscow, LB Nga
19-21
Hội chợ giày nhập khẩu
Tokyo, Nhật Bản
11-14
Hội chợ Motexha
Dubai, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất
24-26
Hội chợ Hellenic
Athens, Hy Lạp
6-9
Hội chợ Châu Á Thái Bình Dương
Hong Kong
Tháng 5
21-24
Hội chợ SAPICA
Leon, Mehico
Tháng 6
7-9
Hội chợ quốc tế TCF
Melbourne, Australia
11-14
Hội chợExpo Riva Schuh
Riva Del Garda, Italy
13-15
Triển lãm Giày thời trang
Bologna, Italy
27-29
MOCAP
Porto, Bồ Đào Nha
28-30
Triển lãm giày và da
HCMC, Việt Nam
Tháng 7
4-7
Mosshoes
Moscow, LB Nga
7-9
Hội chợ ANPIC 2005
Guadalajara, Mexico
Tháng 8
4-7
WSA
Las Vegas, USA
11-14
Hộichợ giày Scandnavian
Copenhagen, Đan Mạch
8-9
HộI chợ giày
Birmingham, UK
21-22
Trình diễn giày Toronto
Toronto, Canada
18-20
Moteuken
Oslo, Na uy
21-22
Hội chợ Sko & Vaskmassan
Stockholm, Thụy Điển
22-23
Hội chợ giày quốc tế
Bern, Switzerland
23-25
KABO
Brno, CH Czech
24-26
Hội chợ giày và túi
Helsinki, Phần Lan
30-01
Triển lãm giày quốc tế
Alicante, Tây Ban Nha
31-01
Tuần thờI trang Ba Lan
Poznan, Ba Lan
Tháng 9
3-5
SKOR
Oslo, Na uy
7-9
Hội chợ quốc tế Trung Quốc
Shanghai, Trung Quốc
22-25
GDS
Dusseldorf, Đức
10-12
Ngày da quốc tế
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
17-19
Hội chợ SKO Mode
Stockholm, Thụy Điển
18-20
Hội chợ giày Scandanavian
Copenhagen, Đan Mạch
22-23
Hội chợ giày
Helsinki, Phần Lan
19-20
Hội chợ giày
Birmingham, UK
21-22
Sko & Vaskmassa
Stockholm, Thụy Điển
12-15
Al Hida
Sharjah, UAE
13-16
Motexha
Dubai, UAE
30-02
Modacalzado
Madrid, Tây Ban Nha
Tháng 10
1-3
Hộichợ quốc tế Budapest
Budapest, Hungary
2-4
Hộichợ da Châu Á Thái Bình Dương
Hong Kong
Hội chợ da quốc tế
Bangkok, Thái Lan
2-4
Hội chợ Scandnavian
Copenhagen, Đan Mạch
15-18
Hội chợ SAPICA
Leon, Mexico
4-8
MosShoes
Moscow, LB Nga
22-24
Hội chợ giày nhập khẩu
Tokyo, Nhật Bản
Tháng 11
-01
Hội chợ giày Hellenic
Athens, Hy Lạp
2-4
Hội chợ quốc tế ATF
Capetown, Nam Phi
Hội chợ Lineapelle
Bologna, Italy
8-11
Hội chợ da Saudi
Riyadh, Ả rập Xê út
12-15
Triển lãm quốc tế nguyên liệu giày
Wenzhou, Trung Quốc
Phụ lục 7: Tài liệu tham khảo
7.1. Thông tin về tiếp thị, sản xuất, thiết kế giày dép: www.shoetrades.com
Những tiêu chuẩn chất lượng chấp nhận được đối với ngành da giầy $49.00
Chất dính trong sản xuất giầy $25.
Đợt sản xuất cuối cùng của Mỹ OOP
Danh bạ ngành giầy Mỹ 2001 OOP
Nghệ thuật giầy cao cổ $45.
Máy xịt tự động cho sản xuất da $132.
Túi sách $25.
Cuộc hành trình Brendan (sách) $20.
Cuộc hành trình Brendan (video) $30.
Một thế kỷ túi sách $25.
Một thế kỷ sắc tay $35.
Một thế kỷ giầy $25.
Hoá chất và công nghệ da (3 tập) $300
Một hành vi dân sự $19.
Cuốn sách về màu sắc – Chọn tên màu sắc $45.
Hoà hợp màu sắc $21.
Hoà hợp màu sắc- sách bài tập $35.
Hoà hợp màu sắc quyển 2 $21.
Hoà hợp màu sắc có CD ROM $33.
Kính vạn hoa màu $80
Một cuốn sách hoàn chỉnh về thuộc da & Furs $28.
Bộ từ điển hoàn chỉnh về giầy dép $75.
Cuốn sổ tay hoàn chỉnh về làm da thủ công $49.50.
Cuốn sách về giầy ủng cao bồi $25.
Hướng dẫn thiết kế về màu sắc $25. 120$/tập trọn bộ 5 tập
Những chú thích về giầy $57.
Giầy dép OOP
Nguyên liệu giầy và kỹ thuật gia công $114.
Thuế giầy dép và những quy định thương mại $100.
Những căn bản trong sản xuất da OOP
Những căn bản trong kiểm soát ô nhiễm OOP
Thuốc diệt nấm cho da $25.
Túi sách $35.
Túi sách: Một pho từ vựng về kiểu cách $45.
Đế giầy thiên đường $30
Những đôi giầy ưa thích: 100 năm $55.
Ngôi nhà của Gucci $31.
Bên trong chiếc túi $23.
Hệ thống thông tin trong sản xuất giầy $50.
Những thuật ngữ quốc tế ngành da $60
Giới thiệu công nghệ giầy hiện đại $28.
Judith Leiber, Túi sách đầy tính nghệ thuật $45.
Just Do It $23.
Thiết kế trang phục da $65.
Danh bạ các nhà sản xuất da năm 2004 $61.
Sổ tay nhà kỹ thuật làm da $60.
Sổ tay những nhà công nghệ da $50.
Sổ tay về sản xuất da $30.
Thị trường giầy dép $1495.00
Thiết kế và cắt mẫu hiện đại OOP
Dầu và các loại chất bôi trơn OOP
Hướng dẫn màu vải dệt của Pantone $114.
Hướng dẫn màu vải dệt của Pantone kèm CD $139.
Những điểm khác biệt trong màu vải dệt của Pantone $350.
Kế hoạch màu sắc cho mùa của Pantone $750.
Kế hoạch màu sắc cho năm của Pantone $1400.
Patrick Cox: Tính dí dỏm, châm biếm và giầy dép $21.
Sổ tay cắt mẫu $50.
Hoá chất trong sản xuất da $78.
Túi sách plastic $30.
Giầy bệt $25.
Những khuyết điểm có thể xảy ra trong sản xuất da $43.
Công nghệ da thực hành $50.
Làm mẫu thực hành $50.
Hướng dẫn điều chỉnh giầy chuyên nghiệp $49.50
Lợi nhuận bán lẻ giầy dép $45.
Thuộc lại, nhuộm và hoàn thiện da $25.
Dàn xếp những phàn nàn trong công nghiệp giầy $55.
Cuộc sống giới tính giữa chân và giầy $38.
Hướng dẫn các nhà máy giầy dành cho người mua 2004 $59.
Cuộc trình diễn cuối cùng $50.
Giầy (Pratt & Wooley) $25.
Giầy $17.
Giầy, giầy, giầy $15.
Giầy: Thời trang và ảo ảnh $29.
Giầy- một pho từ vựng về phong cách $45.
Giầy: Đối tượng của nghệ thuật và sự cám dỗ $65.
Số liệu giầy $350.
Chỗ ngồi êm ái $30.
Từ kỹ thuật, 7 ngôn ngữ $85.
Lớp vỏ, Ẩn dấu & Những khiếm khuyết của da $60.
Lớp vỏ, Ẩn dấu & Những khiếm khuyết của da ở Tây Ban Nha $90.
Những vấp ngã và sai lầm OOP
Sách về giầy đế mềm $20.
Sách về giầy đế mềm (Cuốn màu đỏ) $35.
Sống lại của đế giầy $31.
Tiêu chuẩn của phương Tây: Câu chuyện của Justin $33.
cuốn Swoosh $20.
Công nghệ & Sản xuất mặt đúp OOP
Công nghệ và thuộc da của Chinchilla OOP
Lý thuyết và thực hành sản xuất da $68.
Các mẹo OOP
Tom Plant $27.
Biểu đồ giải quyết các khiếm khuyết $24.
Số liệu công nghiệp da của Mỹ $25.
USM Phục vụ cho nhà sản xuất giầy $20
Những chiếc túi hái nho $35.
Khi giầy đi vừa (video) $295.00
Công nghiệp sản xuất da và da thế giới $75.
7.2. Thông tin về ngành công nghiệp và thị trường giày dép:
Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC): www.intracen.org
DN có thể đăng ký tại rất nhiều các website thương mại lớn toàn cầu. Trang alibaba ( có thông tin của hàng nghìn nhà sản xuất, cung ứng nguyên phụ liệu, môi giới, nhập khẩu ngành giày toàn thế giới.
Cục Xúc tiến Thương mại, bộ Thương mại:
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, tp Hồ Chí Minh
Hiệp hội Da giày Việt Nam:
Hội Da giày tp Hồ Chí Minh:
Cơ quan Hỗ trợ Nhập khẩu châu Âu CBI: www.cbi.nl
Hiệp hội Da giày Braxin:
Hiệp hội Dệt may và Da giày Hoa Kỳ:
Cơ quan Hỗ trợ Thương mại Canada-TFO:
Các trang web này có những nguồn dữ liệu lớn, số liệu thương mại và bản sao các báo cáo tiếp thị tại các thị trường lớn do nhiều nhà tổ chức cung cấp.
Ví dụ: Trích báo cáo thị trường giày dép Canada 2008 (TFO)
Tính chất mùa vụ: DN phải đặc biệt lưu tâm tới yếu tố khí hậu (các mùa) của Canada vì đây là đất nước có 4 mùa/ năm với nhiệt độ thay đổi theo từng mùa - mùa đông lạnh và nhiều tuyết, mùa hè nóng và ẩm ướt còn mùa thu và mùa xuân thì nhiều mưa. Điều này ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng, ví dụ mùa đông thì giầy cao cổ ấm và chống nước được tiêu thụ nhiều. Nhu cầu giày da và dép xăng-đan đi làm được nhiều người dùng vào mùa xuân (tháng hai-tháng tư). Mùa hè (tháng năm - tháng bảy) là mùa của sandal, giày thể thao vì đây là thời gian người Canada tập trung tham gia các hoạt động ngoài trời. Khi thời tiết chuyển sang thu (tháng tám - tháng chín), đánh dấu sự trở lại của mùa khai trường nên giày dép dành cho thanh thiếu niên được tiêu thụ nhiều. Cuối thu (tháng mười - tháng mười hai), giày mùa đông bắt đầu chiếm lĩnh thị trường. Trong mùa Giáng sinh/ năm mới, giày dép đi làm và dự tiệc lại trở nên phổ biến.
Nhà nhập khẩu: Hiện có hơn 200 nhà sản xuất giày dép ở Canada, trong đó các nhà sản xuất lớn tập trung ở Québec và Ontario. Các cơ sở này chuyên sản xuất các sản phẩm thuộc da và không thuộc da và các loại giày mùa đông.
Một số cách thức tìm kiếm người mua hàng:
Tham dự hội chợ trong nước hoặc trong khu vực. Ngoài ra, hội chợ quốc tế cũng là nơi để DN hiểu rõ nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Nếu không thể tham dự, DN nên liên lạc với đơn vị tổ chức để xin danh sách các công ty tham dự vì nhiều trong số đó chính là các nhà nhập khẩu. Đừng cố gắng bán được sản phẩm ngay cho họ vì khả năng thành công là hoàn toàn không có.
Tham khảo tư vấn của Thương vụ Việt Nam tại Canada để thu thập danh sách các nhà nhập khẩu, hoặc liên lạc trực tiếp với đơn vị nghiên cứu độc lập.
Tận dụng cơ hội khi có đoàn khảo sát thị trường tới. DN có thể liên hệ với Đại sứ quán Canada tại Việt Nam hoặc tổ chức xúc tiến thương mại trong nước để lấy bản lịch trình của đoàn khảo sát. Hãy cho họ biết DN sẵn sàng đón tiếp đoàn khảo sát nếu nhu cầu của họ phù hợp với khả năng cung cấp của bạn, và nếu có thể, liên lạc trực tiếp với họ để có một buổi làm việc riêng.
Đăng ký mua danh sách nhà nhập khẩu Canada đã từng làm ăn với Việt Nam tại website danh bạ các nhà bán lẻ (www.mondayreport.ca/mondayreport/drcc.cfm).Danh sách các nhà nhập khẩu giày dép Canada trên Internet như website của Hiệp hội các nhà nhập khẩu giày dép Canada (www.ieCanada.com), các trang web của chính phủ Canada:
www.ic.gc.ca/epic/site/footwear-chaussure.nsf/en/h_fw03139e.html; www.international.gc.ca/commerce/index.aspx?lang=en&menu_id=19&menu=#.
Hội chợ, triển lãm:
Nhà nhập khẩu và một số nhà bán lẻ Canada thường đi khảo sát thị trường và các nhà cung cấp một năm một lần. Các chuyến khảo sát này thường trùng với thời gian các hội chợ, triển lãm nổi tiếng trên thế giới được tổ chức - đây cũng chính là nơi họ tìm hiểu về mẫu mã và xu hướng hiện hành. Các hội chợ lớn tại Canada bao gồm Toronto Mode Accessories Show ( hội chợ duy nhất về phụ kiện thời trang nữ, quần áo hàng ngày và các sản phẩm thời trang khác. Bắt đầu từ năm 2008, hội chợ sẽ được tổ chức một năm ba lần. Hội chợ giày dép Toronto (www.torontoshoeshow.com) được tổ chức vào tháng 8, trong khi Hiệp hội giày phía tây Canada tổ chức 4 hội chợ trong một năm để giúp các nhà bán lẻ tìm hiểu phong cách sử dụng giày dép đang thịnh hành nhất. Hội chợ Giày dép mùa xuân Vancouver 2009 - Vancouver Spring 2009 Footwear Buying Market
(www.wcsa.ca/Events) cũng được tổ chức trong tháng 8.
Để biết thêm chi tiết các hội chợ thương mại truy cập website của TFO Canada và Mạng tin tức hội chợ thương mại (www.tsnn.com), DN cũng nên tham khảo đại lý, khách hàng của mình và Thương vụ để được hướng dẫn chi tiết về bộ chứng từ, chi phí và lợi ích khi tham dự hội chợ thương mại. Lưu ý rằng TFO Canada không cung cấp thư mời hỗ trợ DN để được cấp visa mà bạn phải đề nghị người mua hoặc đơn vị tổ chức xác nhận bạn đã đăng ký tham dự hộichợ.
7.3. Các ấn phẩm báo chí của ngành công nghiệp giày
Tên nước
Tên
Fax
E-Mail
Australia
Tin tức giày dép Australia
(61) 398933967
footwearnews@ozelink.com
Bỉ
Tạp chí giày
(32) 051480869
vandenkendelaere@planetinternet.be
Brazil
Tập san Exclosivo
(55) 515940441
webmaster@gruposinos.com.br
Canada
Tập san giàygiày dép Canada
(514) 4578787
inta@shoetrades.com
Czech
Kozarstvi
(420) 678524625
kozarstvi@kozarstvi.cz
Phần Lan
Modin
(358) 968447344
modin@muotikaupanliito.fi
Pháp
Chausser
(33) 146249924
contact@chaussermagazine.com
Đức
Leder / Schuh Markt
(49) 692600609
unschau@t-online.de
Đức
Schuh Kurier
(49) 2115770890
verlag@sternefeld.de
Đức
Schuh Revue
49 22286492144
Hy Lạp
Dermanea
(30)2109884213
neaderma@internet.gr
Hy Lạp
Derma & Vima
(30) 19936009
Hungary
Kỹ thuật giàygiày và da
(36) 13691058
bimeo@bimeo.hu
Italy
Phụ kiện
(39) 059891701
Italy
tập san Area Pelle
(39) 0248402959
infsett@galactica.it
Italy
ARS / ARPEL
(39) 0233611619
arsarpel@arsarpel.it
Italy
Fotoshoe
(39) 248402959
fotoshoe15@zenit.com
Italy
GiàyGiày thế giới
(39) 230039400
profashion@gruppodg.com
Italy
Tecnica Calzaturiera
(39) 027570236
teccalz@tecnet.it
Italy
Tecnica Della Pelletieria
(39) 027610351
tecpel@tecnet.it
Italy
ThờI trang dạo bộ
(39) 498978061
info@walkingfashion.com
Nhật Bản
Báo GiàyGiày dép
(81) 356512875
Hàn Quốc
Shoedb
(82) 51341704
cokwan@shoedb.com
Mexico
Bước đi then chốt
(52) 56827835
contacto@ks.com.mx
Hà Lan
Schoenvisie
(31) 235465535
e.farber@bp.vnu.com
Ba Lan
Swiat Butow
(48) 226422270
info@wmh.com.pl
Bồ Đào Nha
Tập san Apiccaps
(35) 125074179
paulog@mail.apiccaps.pt
Romania
Kinh doanh giàygiày dép
(40) 16754530
afaceri@fx.ro
LB Nga
Côngnghiệp giàygiày-da-lông
(7) 0951661521
konsarina@rambler.ru
LB Nga
GiàyGiày dép theo mùa
(7) 952070804
sezon@pol.ru
LB Nga
Bước chân
(7) 952070804
corstep@cityline.ru
S. Africa
GiàyGiày và tầm nhìn
(27) 312097506
tony@svmag.co.za
Tây Ban Nha
Calzapiel
(34) 965448036
Tây Ban Nha
Curtipiel
(34) 963652836
Tây Ban Nha
El Calzado
(34) 934875103
Tây Ban Nha
Eurocalzado
(34) 066980218
Tây Ban Nha
Mecanipel
(34) 934155217
Tây Ban Nha
Prensapiel
(34) 932263429
Tây Ban Nha
Revista del Calzado
(34) 913662682
modipress@inescop.es
Tây Ban Nha
Tecnica del Calzado
(34) 932322773
prensa.tecnica@ctv.es
Thụy Điển
Skohandlaren
(46) 8213690
rosen.annonspartner@telia.com
Switzerland
Schuh Gazette
(41) 619859603
Thổ Nhĩ Kỳ
Deri / Leather
(90) 2122818965
ezgi@ezgiajans.com
Thổ Nhĩ Kỳ
Tạpchí giàygiày Saya
(90) 2122529886
rdf@rdf.com.tr
Ukraine
Da và giàygiày
(380) 442546380
leather@ukr.net
UK
Dấu chân
(44) 2087422396
ifra@netcomuk.co.uk
UK
GiàyGiày dép và sản phẩm da ngày nay
(44) 1622757646
footwear@datateam.co.uk
UK
Tin tức giàygiày da
(44) 713877028
UK
GiàyGiày dép thế giới/ Da thế giới
(44) 1519284190
wl@worldtrades.co.uk
UK
Kinh doanh giàygiày dép quốc tế
(44) 1536410626
info@satra.co.uk
USA
Tin tức giàygiày dép
212 6303796
michael.atmore@fairchildpub.com
Phụ lục 8: Định giá sản phẩm giày dép
8.1 Bảng cấu thành giá sản phẩm giày dép
Cấu thành giá của 1 đơn vị sản phẩm
giá trị (EUR)
TH thấp
TH cao
Chi phí nguyên liệu (gồm cả 15% cho sản phẩm lỗi)
25
25
Chi phí lao động trực tiếp (gồm cả chi phí thiết kế)
25
25
Chi phí khác (đóng gói, quảng cáo, gửi mẫu)
15
15
Tổng chi phí sản xuất trực tiếp
65
65
Phí quản lý (gồm cả lợi nhuận 35%)
23
23
Gía xuất khẩu (FOB)
88
88
Thuế nhập khẩu (ví dụ giày mũ da-3.5%)
4
4
Chi phí khác (vận chuyển, bảo hiểm, hậu cần, ngân hàng)
8
8
Gía CIF
100
100
Phí cho nhà nhập khẩu/bán buôn (từ 30% đến 40%)
30
40
Gía bán của nhà nhập khẩu/bán buôn
130
140
Phí cho nhà bán lẻ (từ 55% đến 75%)
72
105
Gía bán lẻ
202
245
Thuế VAT (vd: 19% ở Hà Lan)
38
47
Gía bán lẻ cuối cùng
240
292
Tỉ lệ giá CIF/giá bán lẻ cuối cùng
2.4
2.9
(nguồn: CBI)
8.2: Các phương pháp định giá cơ bản:
Phương pháp định giá cộng thêm:
Gía bán 1 sản phẩm = (tổng chi phí sản xuất/số lượng sản phẩm)* % lợi nhuận
Phương pháp này phù hợp với những sản phẩm mới, chưa có tiền lệ và dẫn đầu thị trường. Thường các hãng lớn, kiểm soát được thị trường mới áp dụng phương pháp tính giá này.
Phương pháp định giá cạnh tranh: Lấy giá bán sản phẩm trên thị trường làm cơ sở tính giá bán của mình.
Hầu hết các DN xuất khẩu hàng tiêu dùng cho các thị trường cạnh tranh phải sử dụng phương pháp tính giá này để đảm bảo tính cạnh tranh của mình. Thường mức giá trên thị trường là mức giá trần, DN phải tiết kiệm chi phí sản xuất càng nhỏ càng tốt để có được lợi nhuận lớn hơn, trong khi vẫn đảm bảo mọi yêu cầu chất lượng, bao gói, giao hàng...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- huong dan tiep thi xk da giay-130509.doc