Vì tương lai phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, tiết kiệm điện đã trở thành quốc sách trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiết kiệm điện là giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng thiếu điện. Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả đang được các phương tiện truyền thông đại chúng tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nhằm hướng tới sự thay đổi nhận thức và hành động của toàn dân.
Với mong muốn góp sức cho thành công chủ trương tiết kiệm điện và của Đảng và Nhà nước, Trung tâm thông tin Điện lực – EVN EIC (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) xuất bản cuốn sách “Cẩm nang tiết kiệm điện”. Thông qua những nội dung chỉ dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện về cách sử dụng hợp lý, tiết kiệm, an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày, “Cẩm nang tiết kiệm điện” sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích, thiết thực, rộng rãi cho bạn đọc trong cả nước và các đối tượng khác nhau có thể tìm hiểu và áp dụng các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, an toàn.“Cẩm nang tiết kiệm điện” được xuất bản lần đầu nên khó tránh khỏi sơ xuất, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý và chia sẻ của Quý độc giả.
MỤC LỤC
PHẦN I: TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG SINH HOẠT, DỊCH VỤ; CHỌN MUA VÀ SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ GIA ĐÌNH . 3
PHẦN II: TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG CHIẾU SÁNG 17
PHẦN III: TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP . 21
PHẦN IV: TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 27
PHẦN V: TIẾT KIỆM NĂNG LưỢNG VÀ SỬ DỤNG AN TOÀN THIẾT BỊ TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP 30
PHẦN VI: SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ TIẾT KIỆM ĐIỆN 33
34 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2483 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cẩm nang tiết kiệm điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
suy giảm cách điện làm hỏng động cơ.
Trang 12
o Không nên cho máy làm việc liên tục để bảo vệ máy (2 – 5 phút ngắt
điện vào máy 1 lần), nên cho máy dừng 1 phút rồi hãy cho máy hoạt
động trở lại.
o Nên kiểm tra bên ngoài dây dẫn điện, ổ cắm, phích cắm trước khi sử
dụng máy hút bụi.
Không nên:
+ Không hút bụi ở những nơi ẩm ƣớt.
+ Không dùng túi đựng bụi ẩm ƣớt.
+ Không nên hút những vật đang có nhiệt cao, kim loại sắc nhọn.
+ Không nên dùng ống hút để di chuyển máy hút bụi.
+ Không để vật nặng đè lên các phụ kiện hoặc máy, tránh làm hƣ
hòng vỏ ngoài.
+ Không nên gây va chạm mạnh hoặc đánh rơi máy.
+ Không nên sử dụng máy trong giờ cao điểm.
14. Laptop:
Chọn mua:
o Nên chọn mua laptop có CPU (bộ phận dùng nhiều điện nhất trong
máy) thuộc dòng chip Penryn của Intel và ULV của VIA có khả năng
tiết kiệm điện.
o Chọn mua ổ cứng flash (mặc dù đứng hơn ổ cứng thông thường nhưng
tốn ít điện hơn và bền hơn nhiều lần).
o Màn hình LED đắt tiền hơn LCD, nhưng dùng ít điện hơn hẳn.
o Màn hình nhỏ hơn sẽ tiết kiệm điện dành cho đèn nền hơn.
o Chọn pin: không nên chọn pin rẽ tiền vì sẽ xuống cấp rất nhanh, dẫn đến
tổng chi phí mua pin thay thế vượt cả tiền đầu tư pin “xịn” ngay từ đầu.
Không mua pin cũ hoặc pin “quá đát”. Lưu ý ngày sản xuất có ghi trên
pin.
Sử dụng:
o Giảm sáng màn hình.
o Giảm tối đa phần mềm chạy nền.
o Không dùng CD/DVD liên tục.
o Tắt ăngten và kết nối wireless (nếu có) khi không dùng.
o Tắt bỏ các cổng không dùng như VGA, Internet, PCMCIA, USB và
Wifi. Có thể tắt chúng qua My computer > Device manager.
o Tạo riêng nhiều chế độ tiết kiệm điện: Trên máy bay, trong quán cà phê,
tại công ty, tại nhà..v..v..bằng cách nhấn chuột phải lên My computer >
Prefences hoặc dùng phần mềm ngoài như Sparkle XP.
o Giảm thời giam chờ tự động tắt màn hình.
o Sạc lại pin khi vẫn còn một phần, thay vì dùng đến “kiệt” điện rồi mới
sạc. chỉ nên dùng cạn kiệt pin sau khoảng 30 lần sạc.
Không nên:
Trang 13
+ Không để pin nóng quá mức hoặc dùng sai adapter cấp điện sạc.
Nhằm tránh pin nóng quá nên dùng bàn kê làm mát khi sử dụng
máy.
+ Tránh kê laptop lên gối, chăn, hoặc các bề mặt mềm kín gió gây
nóng pin.
+ Khi làm việc lâu nên đặt laptop cách bàn khoảng 5mm đến 10mm.
+ Hạn chế dùng laptop ngoài trời nắng, hoặc gần các nguồn phát
nhiệt nhƣ…lò nƣớng.
+ Không dùng máy trực tiếp bằng điện nguồn mà không tháo pin
ra.
15. Ổ cắm, phích cắm điện:
Chọn mua:
o Ổ cắm điện có công suất tương thích với phích cắm điện.
o Ổ cắm điện loại tốt, chịu tải cao. Chọn các thiết bị của những hãng sản
xuất có uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn.
o Tránh mua ổ cắm vỏ nhựa mỏng, các lá đồng tiếp xúc mỏng, lỏng lẻo,
mối hàn ẩu,…vừa nhanh hỏng vửa dễ gây cháy chập, nổ.
o Cần chọn mua phích cắm, công tắc điện chất lượng tốt, phù hợp điện áp
và công suất của đồng hồ điện.
Sử dụng:
o Phích cắm điện luôn phải khô ráo;
o Tắt thiết bị trước khi cắm và rút thiết bị ra khỏi ổ cắm.
o Những động tác cắm hoặc rút phích phải dứt khoát, đảm bảo các ổ cắm
không bị phát sinh tia lửa điện khi cắm và rút phích điện khỏi ổ cắm,
giảm nguy cơ cháy nổ.
o Trước khi tháo ổ cắm, cần tháo cầu chì hoặc ngắt cầu dao điện, dùng bút
thử điện để kiểm tra lại. Nếu bút không báo đỏ tức là ổ cắm không có
điện, trong trường hợp cả hai cực đều đỏ là điện vẫn còn và dây nguội bị
đứt.
o Khi gắn dây điện vào hai cực của ổ cắm, nên sử dụng dây lõi lắp chặt và
xử lý tiếp xúc tốt.
o Vị trí đặt ổ cắm, công tắc điện nên đặt ở nơi cách nguồn nước, dễ quan
sát và thuận tiện thao tác.
o Nếu lắp chung trên bảng điện, nên lắp kèm theo cầu chì.
o Bảng điện và ổ cắm nên được cố định chắc chắn vào tường, bảng điện
và ổ cắm phải được cách điện tốt.
o Dây điện, ổ cắm và phích cắm nên được kiểm tra thường xuyên để phát
hiện hư hỏng và thay thế, không nên dùng dây.
Không nên:
+ Không để đầu phích cắm lỏng lẻo sẽ dễ sinh tia lửa điện gây chập
cháy.
+ Không dùng các phích cắm hở, nứt vỡ.
+ Không để ổ cắm điện gần nơi có nƣớc hoặc tƣờng ẩm.
Trang 14
+ Không dùng nhiều thiết bị có công suất cao chung một lỗ cắm dễ
gây ra cháy ổ điện.
+ Không dùng nƣớc để dập tắt lửa khi thấy ổ cắm bị chập cháy, khi
đó cần bình tĩnh ngắt cầu dao nguồn điện.
+ Không nắm dây của phích điện để rút ra khỏi ổ cắm, dễ làm đứt
dây điện và hỏng đầu phích điện.
+ Dây điện vào ổ cắm và phích cắm phải đƣợc kiểm tra thƣờng
xuyên phát hiện hƣ hỏng để thay thế, không nên dùng dây bị đấu
nối vào ổ cắm.
16. Dây dẫn điện:
Chọn mua:
o Xác định rõ nhu cầu sử dụng điện của gia đình. Sau đó, xác định các
thông số ghi trên dây điện như tiết diện, lõi đồng, số sợi đồng, điện áp,
dòng điện,… Nếu chọn dây dẫn có dòng điện nhỏ hơn dòng điện phụ tải
sẽ gây cháy nổ, chập mạch,… Ngược lại sẽ gây lãng phí.
o Kiểm tra chất lượng dây dẫn bằng cách kiểm tra dây đồng bên trong
(nếu lõi dây dẫn được làm bằng đồng): Dây đồng chất lượng tốt thì có
màu vàng đỏ, bóng và mềm. Ngược lại, dây đồng kém chất lượng có
màu vàng đen và dễ gãy khi bị uốn cong.
o Lớp vỏ nhựa tốt thì rất mềm mại khi uốn cong; ngược lại, nhựa chất
lượng kém thì sẽ ròn và cứng.
o Cách tính tiết diện của dây dẫn:
Trước tiên, phải tính dòng điện làm việc tổng (IIv) của các phụ tải (thiết
bị điện đang được sử dụng), và so sánh với dòng điện làm việc lâu dài
cho phép của dây dẫn (Icp).
Ta thường tính IIv theo công thức đơn giản là: IIv = P/UIv
Trong đó:
IIv: Dòng điện làm việc của thiết bị (đơn vị là A)
P : Công suất của thiết bị (W)
UIv: Điện áp làm việc của thiết bị (V)
(trong mạng điện dân dụng, UIv = 220 V)
Nếu Icp nhỏ hơn IIv sẽ gây cháy nổ, chập mạch,…ta cần thay lại dây dẫn
có tiết diện phù hợp để vừa đảm bảo an toàn, dự phòng cho việc lắp
thêm các thiết bị điện khác sau này, vừa tránh lãng phí.
Ví dụ: Ban đầu tổng công suất (P) các thiết bị điện dùng đồng thời trong
gia đình gồm bình nóng lạnh (1.600W), tủ lạnh (300W), bàn là
(1.000W) và quạt (100W)…P= 3000W (tương đương 3 kW), có IIv là
14A, ta chọn dây đồng tiết diện 2,5mm2 có lcp là 15 A. Nếu tăng thêm
công suất sử dụng thì phải tăng tiết diện dây.
Sử dụng:
o Chú ý khi nối hai dây dẫn điện so le và dùng băng keo điện quấn đúng
kỹ thuật.
Trang 15
o Dùng ống luồn dây điện chuyên dùng để luồn dây điện khi đi dây điện
âm tường hay âm sàn.
o Khi kiểm tra sự cố về điện, đối với dây điện luôn âm trong tường thì
phải cẩn thận nếu đục tường.
o Gặp sự cố như dây điện bị cháy, chập mạch,…phải tắt cầu dao điện mới
được xử lý.
Không nên:
+ Không dùng dây dẫn điện có mang điện làm dây phơi đồ hoặc
mắc vào những vật dụng khác.
+ Không mắc/móc hoặc kẹp dây điện vào một bề mặt khác bằng
đinh tán.
+ Không kéo, giật mạnh dây, gây đứt dây hoặc tổn thƣơng phần vỏ
bọc bên ngoài của dây dẫn…
+ Không dùng dụng cụ đục tƣờng nhƣ đục kim loại, máy khoan tác
động vào phần dây điện âm tƣờng.
17. Máy phát điện:
Chọn mua:
o Nên chọn máy có công suất lớn hơn 15% công suất của các thiết bị điện
sử dụng trong gia đình.
o Nên chọn máy động cơ máy phát lực loại 4 thì, dùng loại xăng không
pha chì (chạy êm hơn máy loại 2 thì, tiếng ồn nhỏ, ít khói, ít mùi); nên
dùng máy có hệ thống giảm thanh để tránh tiếng ồn.
o Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ và giấy bảo hành chính hãng.
Sử dụng:
o Đặt máy ở chỗ phẳng, khô ráo, có mái che và thoáng khí.
o Để tránh bị điện giật, luôn giữ cho máy khô và không sử dụng khi trời
mưa hoặc ẩm ướt.
o Khung, vỏ máy khi vận hành phải được tiếp đất (nối từ điện cực tiếp đất
ở phía sau hộp điện đến cọc tiếp đất bằng dây dẫn điệm 11mm2).
o Tắt máy và để nguội trước khi tiếp nhiên liệu, vì xăng dầu đổ vào động
cơ đang nóng có thể bốc cháy.
o Chỉ sử dụng loại nguyên liệu được khuyên dùng theo hướng dẫn sử
dụng máy phát điện hoặc được ghi trên nhãn máy.
o Nên nối các thiết bị sử dụng với nguồn điện của máy phát điện qua
Áptômat tổng.
o Phải sử dụng dây điện có cách điện tốt, chịu được công suất của các
thiết bị sử dụng.
o Nên lắp thêm cầu dao đảo nguồn để thuận tiện cho thao tác chuyển
nguồn khi có điện lưới.
o Trước khi chuyển nguồn điện bằng cầu dao, hãy cắt điện áptômát tổng.
o Nếu lâu không sử dụng, thỉnh thoảng nên khỡi động lại máy.
o Kiểm tra mức dầu máy dùng bôi trơn, kiểm tra nước làm mát sau 50 đến
100 giờ chạy máy đầu tiên, kiểm tra sự rò rỉ dầu máy và nguyên liệu, độ
Trang 16
căng dây đai quạt gió, thay mới dầu máy và vệ sinh bộ lọc dầu máy. Sau
500 giờ chạy máy, kiểm tra và vệ sinh sạch hệ thống làm mát, thay mới
dầu máy và vệ sinh thay mới bộ lọc dầu máy.
o Nắp xăng phải đậy kín, cần trang bị phòng chống cháy nổ.
o Không được để xăng dự phòng gần nơi có người qua lại và gần nơi có
nguy cơ cháy nổ.
Không nên:
+ Tuyệt đối tránh để máy trong nhà xe, tầng hầm, gầm sàn, công
trình khép kín hoặc khép kín một phần (kể cả có hệ thống thông
gió), vì máy phát điện thảy ra carbon monoxide (CO – khí độc có
thể gây chết ngƣời).
+ Không sử dụng máy phát điện vƣợt quá công suất định mức. Chế
độ sử dụng tốt nhất là 80% công suất định mức.
+ Không tự ý điều chỉnh tay ga vì có thể làm thay đồi tầng số và
điện thế phát ra.
Trang 17
PHẦN II: TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG CHIẾU SÁNG
1. Giới thiệu về đèn tiết kiệm điện:
Đèn compact, tuyp “gầy” (T8) là công nghệ bóng đèn tiêu thụ lượng điện ít
hơn 80% so với bóng đèn sợi đốt mà tuổi thọ lại cao gấp từ 3-5 lần. Hiện nay, các
sản phẩm này được coi là tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và đặc biệt
giảm phát thải.
Giá của các loại đèn tiết kiệm năng lượng hiện nay cao hơn các loại đèn
thường từ 15%-20%. Nhưng nếu sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng hợp lý, lượng
điện tiết kiệm được trong một năm đủ sức bù đắp chi phí chênh lệch và đến năm
thứ 2, người tiêu dùng có thể bắt đầu hưởng lợi từ việc sử dụng các thiết bị tiết
kiệm năng lượng.
Đèn compact:
- Đèn compact là đèn huỳnh quang thông dụng nhưng vẫn sử dụng đui đèn
thông dụng (đui xoáy và đui gài) có tích hợp chấn lưu điện tử. Bóng đèn
compact có đường kính ống đèn cực nhỏ, được uốn cong hoặc ghép nhiều
ống đèn thành một bộ. Có các loại bóng với kiểu dáng thông dụng như 1U,
2U, 3U và hình xoắn. Nếu bóng đèn có công suất lớn hơn sẽ có chiều dài
lớn hơn so với loại công suất nhỏ.
- Bóng đèn compact chủ yếu được dùng để thay thế cho bóng đèn sợi đốt.
- Thích hợp cho việc chiếu sáng cục bộ trong các căn phòng có diện tích nhỏ
(nhà tắm, nhà kho, chân cầu thang,…).
- Với khu vực có diện tích lớn, có thể sử dụng đèn âm trần là đèn compact.
Ƣu điểm:
o So với đèn sợi đốt cùng quang thông, công suất của đèn compact chỉ
bằng 1/5.
o Công suất của đèn compact từ 5-55W, tuổi thọ trung bình từ 6.000-
10.000 giờ. Hiệu quả ánh sáng đạt trên 50 lm/W, có ánh sáng trắng như
đèn huỳnh quang ống và ánh sáng vàng như đèn sợi đốt.
o Tiết kiệm điện, sáng hơn, hiệu suất sử dụng cao hơn so với bóng đèn sợi
đốt. So với đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn compact gọn hơn, việc lắp
đặt cũng đơn giản hơn. Ngoài ra, còn giảm thiểu sự nhấp nháy ánh sáng
(flicker) so với đèn huỳnh quang ống thẳng.
o Bóng đèn compact khi thay cho bóng đèn sợi đốt sử dụng lại đui đèn cũ
nên lắp đặt đơn giản, không đòi hỏi thay đổi đáng kể nào về kỹ thuật.
- Dùng đèn compact sẽ tiết kiệm điện từ 30-50 lần so với dùng đèn sợi đốt.
- Nếu cả nước thay thế 5 triệu đèn compact trong giai đoạn 2007-2013 thì
tổng điện năng tiết kiệm được là 600 triệu kWh.
* Đèn huỳnh quang: Đèn huỳnh quang (tuýp gầy) tiết kiệm điện năng (ký hiệu
là T8) có đường kính 26mm với công suất là 36W (chiều dài bóng 1,2m) và
công suất 18W (0,6m), tuổi thọ trung bình 6000-8000 giờ. Hiệu quả ánh sáng
từ 40-49 lm/W.
Trang 18
- Đèn cho nguồn ánh sáng trắng, tiết kiệm điện hơn so với bóng đèn sợi đốt
cho ánh sáng vàng.
- Khi thay thế các loại đèn huỳnh quang T8, không phải thay đổi các loại
chao đèn, máng đèn,…
2. Tình hình sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện trên thế giới:
Hiện nay, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã sử dụng đèn compact
như một giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả, thay thế tất yếu cho bóng đèn
sợi đốt. Theo báo cáo của Chương trình Sinh thái Châu Á (Eco-Asia Program),
nhu cầu đèn compact trên thế giới đang tăng rất nhanh. Một số quốc gia và khu
vực trên thế giới đang trong quá trình chuẩn bị thay thế hoàn toàn bóng đèn tròn
và đèn compact (Australia, Nam Phi, Cuba, bang Califonia của Mỹ).
Năm 2007, Australia trở thành quốc gia đầu tiên thông báo lệnh cấm bóng đèn
sợi đốt truyền thống vào năm 2010. Tại New Zealand, Chính phủ đã công bố kế
hoạch cấm bán bóng đèn sợi đốt kể từ tháng 10/2009 và sẽ thay thế hoàn toàn
bằng bóng đèn compact trên toàn quốc. Liên mih Châu Âu (EU) cũng đang lên kế
hoạch loại bỏ hết các loại bóng đèn sợi đốt, thay thế bằng đèn compact tiết kiệm
điện. EU ước tính số tiền tiết kiệm cho người tiêu dùng châu Âu từ việc thay thế
này là 5-8 tỉ Euro (tương đương 7,7-12,4 tỉ USD).
3. Cách sử dụng hiệu quả hệ thống chiếu sáng tại gia đình:
Chọn mua bóng đèn:
- Cân nhắc đối tượng cần quan sát là gì, cần ánh sáng màu gì để rọi sáng.
- Khi mua bóng đèn, phải xem trên vỏ có ghi đủ 5 thông số về độ sáng
(công suất, quang thông, cos, hiệu điện thế, cường độ dòng điện).
- Các loại chấn lưu dùng cho bóng đèn ống huỳnh quang được chia làm
hai loại: Sắt từ và bán dẫn. Khi mua nên mở kiểm tra thông số kỹ thuật,
các mối hàn có đền không, mạch in trong có đẹp và sạch không, dây dẫn
tốt không,…
- Thắp thử ít nhất 10 phút, chú ý xem đầu bóng có bị đen hay không.
Bí quyết tiết kiệm điện trong chiếu sáng tại gia đình:
BẢNG XÁC ĐỊNH MÀU ÁNH SÁNG PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU CHIẾU SÁNG
Loại ánh sáng/nhiệt độ màu Không gian phù hợp/vật chiếu sáng
Ánh sáng ấm (2700-4000k) Bếp, buồng ngủ, buồng tắm
Ánh sáng mặt trời không mây (4000-
5300K)
Nơi đọc sách, học tập, trang điểm;
Phòng khách có hoa, tranh ảnh, đồ vật
nhiều màu.
Ánh sáng trắng có nhiều tia tử ngoại
(6500-8000K)
Nhà vệ sinh
Ánh sáng màu trắng (4000-65000K) Ban công, vườn
Ánh sáng vàng đậm (6000-8000K) Tranh ảnh, bản in
(K là độ Kenvin, đơn vị tính nhiệt độ màu)
Trang 19
- Nên quét vôi hoặc lăn tường bằng màu sáng, giúp giảm lượng bóng điện
trong nhà, vì chỉ cần bật ít đèn mà nhà vẫn sáng do có sự phản xạ ánh
sáng của tường nhà.
- Nên tận dụng chiếu sáng tự nhiên bằng cách: Sử dụng các tấm tôn nhựa
trong, mờ; sử dụng các cửa sổ lấy ánh sáng có ô văng, giếng trời; phối
hợp cửa lấy sáng với cửa thông gió.
- Sử dụng loại đèn chiếu sáng có hiệu suất cao: Đèn compact, đèn huỳnh
quang T5, T8. (các loại bóng đèn Halogen compact thường được gọi là
“đèn mắt trâu” cho ánh sáng và nhiệt độ màu 2700K, 12V-50W hoặc
220V-50W chỉ nên dùng để chiếu sáng những vật nhỏ ở gần và vật có
màu vàng hoặc gần với màu vàng).
- Sử dụng chấn lưu (ballast) điện tử giúp tiết kiệm hơn khoảng 50% điện
năng tiêu thụ so với sử dụng ballast truyền thống và làm tăng tuổi thọ
gấp đôi cho bóng đèn.
- Thường xuyên vệ sinh máng (choá): Bóng đèn sẽ phát huy hiệu quả
chiếu sáng hơn, vì nếu để một lớp bụi mỏng có thể làm giảm độ sáng từ
10-20%.
- Khi lắp đèn nên sử dụng máng/choá đèn để phát huy hiệu quả chiếu
sáng của bóng đèn.
- Tắt bóng đèn khi ra khỏi phòng.
4. Phân biệt đèn compact thật giả:
Người tiêu dùng có thể phân biệt đèn compact thật giả qua các thông tin sau:
- Nhìn bên ngoài: Hàng giả thường có bao bì in ấn thủ công, cẩu thả (hình
ảnh, màu sắc thường mờ nhạt không sắc nét, thường mắc lỗi chính tả, font
chữ không thống nhất,…); tem bảo hành thường nhoè, mất nét, không sắc
nét, dán xiên vẹo. Logo, và các thông số kỹ thuật in thủ công, chữ thường
không cân đối. Hàng thật được sản xuất hàng loạt trên dây chuyền hiện đại
nên có độ tinh xảo và chính xác cao hơn.
- Dấu hiệu khác là lắc nhẹ, bóng giả sẽ cảm nhận được sự xộc xệch của bo
mạch bên trong do bo mạch này có kích thước nhỏ hơn bầu đen.
- Khi thắp sáng, hàng giả có độ quang thông (độ sáng) không ổn định, đèn
nhấp nháy, hoặc sáng không đều. Sau một thời gian ngắn độ sáng của bóng
đèn sẽ suy giảm đáng kể (đèn tối hơn ban đầu rất nhiều) và thậm chí không
phát sáng được nữa.
- Một số hãng sản xuất, có niêm yết giá đề xuất dành cho người tiêu dùng
trên vỏ sản phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
- Nên mua bóng đèn tại các cửa hàng, đại lý chính thức hoặc tại các siêu thị
để được đảm bảo là hàng chính hãng và được bảo hành chu đáo.
HỎI ĐÁP
Có phải đèn compact đƣợc phát triển từ đèn huỳnh quang ống dài?
Đèn huỳnh quang compact thực chất là một biến thể của đèn huỳnh quang ống
dài (còn gọi là đèn tuýp). Hai loại này có cơ chế hoạt động như nhau, nhưng công
dụng khác nhau. Với đèn tuýp, trước kia, nhà sản xuất thường sử dụng bột huỳnh
Trang 20
quang tiêu chuẩn, cho ra loại bóng đường kính 36 mm. Hiện nay, nhằm tiết kiệm
điện, tăng hiệu suất và độ bền của đèn, đồng thời giúp thu nhỏ đèn xuống 26 mm,
nhà sản xuất đã bổ sung bột huỳnh quang đất hiếm. Nhờ đó, đèn compact cũng
cho ánh sáng gần với màu thật hơn, đồng thời cũng có hiệu suất lớn hơn nhiều, và
tuổi thọ cao hơn, từ 6-7 lần. Vì tính năng đó, đèn compact có đui xoắn hoặc đui
gài như đèn sợi đốt, chủ yếu được khuyến khích dùng thay đèn sợi đốt, vừa thuận
tiện, vừa tiết kiệm.
Đèn compact và đèn tuýp gầy nên lắp ở đâu cho hợp lý?
Hai loại đèn này có công dụng khác nhau. Do kích thước nhỏ, đèn compact
tiện dụng để thắp sáng các vị trí có không gian hạn chế, như các góc nhà, bồn tắm,
hốc tường trang trí, tủ hàng,… Đèn tuýp gầy có dải sáng rộng, nên thích hợp để
lắp cho các không gian lớn như phòng khách, phòng ngủ,…
Đèn compact có độc hại?
Gần đây, có thông tin cho rằng đèn huỳnh quang compact tuy tiết kiệm điện,
nhưng lại chứa thuỷ ngân, gây hại cho môi trường. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các
bóng đèn huỳnh quang của Việt Nam và các nước lân cận đều sử dụng thuỷ ngân ở
dạng hạt hoặc dạng hơi để làm chất xúc tác phát quang. Hàm lượng thuỷ ngân phụ
thuộc vào diện tích bề mặt, do vậy trên thực tế, đèn tuýp (đèn huỳnh quang ống
dài) sử dụng thuỷ ngân lớn gấp nhiều lần so với đèn huỳnh quang compact có diện
tích bề mặt nhỏ. Dù sao thuỷ ngân cũng độc, nên người tiêu dùng không nên đập
bóng đèn ra. Nếu chẳng may đèn bị vỡ, phải thu dọn vào ngay vào túi nilon, khi
thu dọn phải đeo khẩu trang chống độc.
Đọc sách có nên dùng đèn compact?
Hiện nay các loại đèn compact đã được cải tiến liên tục, độ trả màu đạt trên
85%, nên vẫn có thể sử dụng tốt cho việc đọc sách.
Làm thế nào sử dụng đèn compact hiệu quả nhất?
Để tăng hiệu quả sử dụng bóng đèn cần phải bổ sung chao chụp là các loại
máng đèn, choá đèn downlight,…để ánh sáng phát ra từ bóng đèn đạt được hiệu
quả cao nhất. Thông thường độ rọi trên bàn đọc sách hay phòng làm việc phải từ
300-500 lux (đơn vị tính quang thông), với tiêu chuẩn tuổi thọ của bóng đèn phải ở
mức 6.000 giờ/bóng.
Trang 21
PHẦN III: TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
SỰ NGHIỆP
Nhằm đưa việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại cơ quan, đơn vị vào nề
nếp, mỗi đơn vị cần thực hiện tiết kiệm ít nhất 10% chi phí điện năng sử dụng
hàng năm.
* Biện pháp thực hiện:
Khuyến nghị các cơ quan, đơn vị xây dựng quy định về sử dụng điện, thay thế,
sửa chữa các trang thiết bị sử dụng điện tại cơ quan, đơn vị với các nội dung cơ
bản sau:
- Tắt các thiết bị dùng điện không cần thiết khi ra khỏi phòng và hết giờ làm
việc.
- Cắt hẳn nguồn điện khi không sử dụng các thiết bị (thiết bị văn phòng, máy
tính cá nhân,…) khi hết giờ làm việc.
- Tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên, tắt bớt đèn chiếu sáng khi số
người làm việc trong phòng giảm.
- Thiết kế, lắp đặt hệ thống chiếu sáng chung một cách hợp lý, giảm ít nhất 50%
số lượng đèn chiếu sáng chung ở hành lang, khu vực sân, vườn, hàng rào.
- Chỉ sử dụng điều hoà nhiệt độ khi thật cần thiết và chỉ để chế độ làm mát từ
26
0C trở lên; chế độ sưởi nóng không quá 200C.
- Dùng quạt thay thế điều hoà nhiệt độ khi thời tiết không quá nóng. Tắt máy
điều hoà nhiệt độ 30 phút trước khi hết giờ làm việc.
- Dùng bóng đèn huỳnh quang hiệu suất cao T8 (36W/32W, 18W), T5 để thay
thế cho bóng huỳnh quang thông thường hiệu suất thấp T10 (40W, 20W) đã
cháy, đèn compact thay đèn trong sợi đốt, sử dụng chấn lưu tiết kiệm năng
lượng.
- Tắt bớt đèn chiếu sáng, biển hiệu tên cơ quan, đơn vị vào buổi tối.
- Không sử dụng điện cơ quan vào mục đích cá nhân như đun nấu, tắm,…
- Định kỳ bảo hành các thiết bị điện (ví dụ: Vệ sinh tấm lọc điều hoà, lau chùi
chao máng đèn,…).
- Lắp đặt hệ thống bơm nước tự động. Hạn chế bơm nước vào giờ cao điểm.
Định mức sử dụng điện cho từng phòng, bộ phận căn cứ mức tính sử dụng điện
tiết kiệm, hiệu quả cho công việc. Nếu vượt quá định mức, các cá nhân, tập thể
liên quan phải chịu trách nhiệm (với nhiều mức khác nhau như: Khiển trách, giảm
điểm thi đua, phạt tiền,…)
1. Máy lƣu điện:
Chọn mua:
o Phải tìm hiểu được cơ bản chức năng máy lưu điện (UPS) để lựa chọn
sản phẩm phù hợp theo nhu cầu.
o Xác định công suất UPS cho phù hợp với yêu cầu sử dụng. UPS có công
suất lớn hơn > 10-20% công suất thiết bị sử dụng có tính đến khả năng
tăng công suất tải và hệ số sử dụng đồng thời…
Trang 22
o UPS có dung lương tính theo VA, các thiết bị điện phổ thông (máy tính,
bóng đèn,…) ghi công suất sử dụng có đơn vị đo là W, do đó phải quy
đổi để tính loại nào phù hợp.
Ví dụ: Cần mua UPS cho các thiết bị sau: 02 máy tính để bàn sử dụng màn
hình LCD, công suất tiêu thụ 40W/máy, 04 bóng đèn huỳnh quang có công
suất 20W/bóng.
Để quy đổi từ W sang VA tính như sau: Công suất thiết bị sử dụng điện
(P)/cos (có ghi trên thiết bị sử dụng điện). Thông thường cos=0,85
Dung lượng UPS cần mua = (2x40 + 4x20)/cos 188,3 VA
o Chọn mua các nhãn hiệu có uy tín, mẫu mới đủ tính năng, đặc biệt là
hàng phải còn nguyên thùng, nguyên đai, có phiếu bảo hành chính hãng.
o Chọn UPS có công nghệ điều chỉnh nguồn điện đầu vào, bộ vi xử lý kỹ
thuật số để tiết kiệm năng lượng khi sử dụng.
UPS bao gồm hai loại chính: Online và offline.
Loại online: Khi có nguồn điện lưới, UPS offline vận hành ở chế độ phụ
nạp. Trường hợp có sự cố về nguồn điện lưới, bộ chuyển mạch sẽ chuyển
sang chế độ dùng ắc quy, dòng điện một chiều từ ắc quy sẽ được biến đổi
thành dòng xoay chiều phù hợp cho thiết bị sử dụng. Nhược điểm là khi
chuyển mạch dòng xoay chiều sẽ mất một khoảng thời gian nhất định nên
các thiết bị có sự nhạy về điện cao (Ví dụ: Máy tính chủ thu thu thập số liệu
online, server mạng Lan và internet,…) sẽ không phù hợp với loại ổn áp
này. Chỉ phù hợp sử dụng máy tính phục vụ các công việc văn phòng thông
thường.
Loại offline: Nguồn điện cung cấp cho thiết bị sử dụng luôn được lấy từ ắc
quy nên có độ ổn định cao. Ngoài ra còn có phần mềm quản lý, có màn
hình LCD giúp người sử dụng thiết lập các thông số cho UPS hoạt động
theo nhu cầu như: Hẹn giờ tắt mở, điều chỉnh điện áp,…Phù hợp cho một
server hoặc trung tâm dữ liệu.
Sử dụng:
o UPS cũng là một thiết bị điện, do đó yêu cầu nguồn điện lưới phải có sự
ổn định nhất định.
o Để UPS nơi thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao.
o Thời gian cung cấp điện của UPS có thể đạt từ 5-30 phút, người dùng
nên tận dụng thời gian này để lưu dữ liệu và tắt máy đúng trình tự.
Không nên:
+ Không dùng nguồn điện để tiếp tục làm việc cho đến khi UPS hết
điện. Điều này sẽ gây ra hiện tƣợng pin của UPS bị chai, không trữ
đƣợc điện.
+ Không phải bất cứ thiết bị nào cũng có thể dùng UPS, đa số các UPS
hiện có trên thị trƣờng đƣợc thiết kế cho máy tính. Các thiết bị khác có
thể không làm việc hoặc sẽ làm hỏng UPS. Hãy đọc kỹ hƣớng dẫn đi
kèm với UPS.
Trang 23
+ Không để hở đầu ra của UPS vì điện áp ra là dòng xoay chiều 100-
240 V rất nguy hiểm.
2. Máy photocopy:
Chọn mua:
o Tuỳ theo nhu cầu sử dụng, chọn máy có tốc độ từ thấp đến cao (từ 15
trang/phút đến 60 trang/phút).
o Kiểm tra khả năng tiết kiệm điện của máy. Đối với những máy có chức
năng làm ấm, sẽ giúp tiết kiệm điện hơn do không cần làm nóng máy
một thời gian trước khi in.
o Nên chú ý kiểm tra máy photocopy phải có 2 chứng nhận quan trọng là:
+ Chứng nhận tiết kiệm năng lượng (Energy Star).
+ Chứng nhận trong thành phần không chứa chất độc hại.
o Hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu để lựa chọn, phổ biến là
Xerox, Ricoh và Canon. Các máy photocopy hiện nay đều sử dụng công
nghệ kỹ thuật số, nên cho chất lượng bản chụp đẹp với độ phân giải 600
dpi đến 1200 dpi (có thể chọn thêm các chức năng khác như in, fax,
scan).
o Cần lựa chọn các dòng máy có thể sử dụng các loại mực in phổ biến, chi
phí mực in rẻ, mực nạp được nhiều lần.
o Nên sử dụng máy có nguồn điện 220V (lưu ý một số máy nhập từ Nhật,
Mỹ sử dụng nguồn điện 110V).
o Vỏ máy trắng đều, mặt kín bên trong không trầy xước hay có tì vết.
Sử dụng:
o Để máy nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào máy, giúp
máy tản nhiệt tốt, giảm ảnh hưởng tác hại của mực in.
o Sử dụng giấy đúng trọng lượng, kích cỡ mà nhà sản xuất quy định.
o Sử dụng mực có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nên sử dụng cùng một loại
mực.
o Tham khảo cách lau chùi, vệ sinh máy từ kỹ thuật viên.
o Cần thực hiện đúng kỹ thuật các thao tác xử lý sự cố đơn giản: Thay
mực, cách lấy giấy khi bị kẹt, cách bỏ giấy vào khay,…
o Nên chọn máy photocopy kỹ thuật số thế hệ mới, có khả năng tối ưu
việc chọn lựa chế độ làm việc. Khả năng tự động chuyển chế độ dự
phòng khi không sử dụng, góp phần tiết kiệm năng lượng điện rất lớn.
o Khi không sử dụng phải tắt nguồn điện cấp cho máy. Một ví dụ về công
suất tiêu thụ của máy ở các chế độ: Công suất định mức 1.000W. Ở chế
độ khởi động tiêu thụ 923W (8s); chế độ photo: 1.230W; chế độ chờ:
29,5W; chế độ tiết kiệm (nhấn energy saver): 26,7W.
Nếu tắt công tắc mà không rút phích cắm khỏi ổ cắm, máy sẽ tiêu tốn
khoảng 6,5W (trong 1 ngày với 8 tiếng làm việc tại cơ quan, hiệu suất
sử dụng máy photocopy là 3 tiếng, còn 5 tiếng bị tổn thất vì không rút
phích cắm khỏi ổ cắm).
Không nên:
Trang 24
+ Không vận hành máy photocopy liên tục quá 2 giờ, sẽ gây nóng
máy quá mức, dẫn đến chất lƣợng bản in không tốt, tiêu tốn nhiều
điện năng.
+ Không vận hành cƣỡng bức. Khi vận hành, mọi tín hiệu cảnh báo
sự cố về máy đều phải đƣợc hiện trên màn hình.
+ Mọi sự cố mà không xử lý đƣợc, cần phải gọi ngay nhân viên kỹ
thuật để có hƣớng giải quyết tốt nhất, không tự ý tháo rời hoặc
thay thế phụ kiện không cùng chủng loại.
3. Máy chiếu:
Chọn mua:
o Trước khi mua, nên phân tích kỹ nhu cầu sử dụng.
+ Nếu sử dụng cho hội họp, trình chiếu thông thường nên sử dụng máy
của Philips, Toshiba, Olympus, Optoma,…
+ Nếu cần cho việc trình chiếu, tinh chỉnh độ zoom hay cận cảnh nên sử
dụng Pioneer, Sony, Panasonic, Mitsubishi,…
Lựa chọn công nghệ:
Có 2 loại công nghệ phổ biến nhất là DLP và LCD.
o Máy chiếu sử dụng công nghệ DLP làm giảm hiệu ứng “ca – rô” (lưới),
nên hình ảnh và video hiển thị mịn hơn, đồng thời tạo độ tương phản
(contrast) cao hơn. Ưu thế của sản phẩm là sự gọn nhẹ và dễ di động
hơn do ít các thành phần cấu thành. Nhược điểm là thường tạo hiệu ứng
“cầu vồng”.
o Máy chiếu sử dụng công nghệ LCD cho độ bão hoà màu sắc cao hơn và
hiệu quả ánh sáng tốt hơn, vì thế hình ảnh hiển thị trung thực hơn. Dòng
sản phẩm này có điểm yếu là máy to, nặng. Tuy nhiên, các model mới
ngày nay đã khắc phục được nhược điểm này.
Lựa chọn các thông số kỹ thuật:
o Độ sáng: Độ sáng của máy chiếu thường nằm trong khoảng từ 650-
5.000 ANSI lumerns. Máy chiếu dưới 1.000 ANSI lumerns thường có
giá rẻ và chỉ nên dùng trong phòng tối. Từ 1.000 đến 2.000 ANSI
lumerns thích hợp cho những phòng họp, lớp học,…
o Độ phân giải: Là thông số quyết định chất lượng hình ảnh. Trên thị
trường hiện có 2 độ phân giải phổ biến là: SVGA (800 x 600 pixel)
thích hợp với phòng rộng và tối vì điểm ảnh khá lớn; XGA (1.024 x 768
pixel) phù hợp với phòng chiếu gia đình.
o Độ tương phản: Độ tương phản càng cao, màu sắc càng sống động,
trung thực.
o Trọng lượng: Càng nhẹ càng đắt. Với công nghệ sản xuất hiện đại, các
máy chiếu hiện nay đều có trọng lượng khá nhỏ, từ 1,8 – 3,5 kg.
o Khả năng kết nối: Để tiện dụng, người tiêu dùng nên xem số cổng tín
hiệu để có thể kết nối cùng lúc nhiều thiết bị khác với máy chiếu,…
Trang 25
o Lưu ý: Nên chọn loại máy chiếu có menu thân thiện, đặc biệt chú ý màn
chiếu và tuổi thọ của bóng đèn. Nên chọn những hãng có đồ thay thế
hoặc có cửa hàng đại diện ở Việt Nam.
Sử dụng:
o Việc khởi động các thiết bị trước khi trình chiếu nên thực hiện theo
đúng quy trình để đạt kết quả tốt nhất và đảm bảo cho tuổi thọ thiết bị.
o Trước khi cấp điện, nên kiểm tra thật kỹ các loại cáp nối giữa các thiết
bị (máy chiếu, máy tính,…), tránh sau khi cấp điện mới thay đổi cáp
nối. Điều này dễ gây hư hỏng các thiết bị, thậm chí làm cho người sử
dụng bị điện giật.
o Trước khi chiếu, bật công tắc khởi động rồi đợi cho đến khi đèn chiếu
đạt độ sáng cao nhất (thông thường sẽ phải đợi từ 30-60 giây).
o Máy chiếu có bóng đèn công suất lớn toả nhiệt nhiều, nên phải đảm bảo
vị trí thoáng mát và nguồn điện ổn định để tiết kiệm điện.
o Sau mỗi lần sử dụng, đề máy nguội hẳn mới cất vào hộp hoặc che tránh
bụi.
o Khi trình chiếu, để máy hoạt động ở mức độ sáng vừa phải (chế độ tiết
kiệm – Wishper Model). Độ sáng càng cao, bóng đèn càng tiêu thụ
nhiều năng lượng, do đó bóng càng nóng hơn, tiêu thụ nhiều điện năng
hơn.
o Chức năng chạy Eco (tiết kiệm điện) được trang bị hầu như cho mọi loại
máy chiếu hiện có trên thị trường. Khi máy chạy ở chế độ này, cường
độ sáng mặc định sẽ giảm. Điều này giúp máy tiêu thụ điện ít hơn, đồng
thời chạy mát hơn, tuổi thọ của bóng đèn sẽ được nâng cao hơn.
Không nên:
+ Không dùng máy chiếu với thời gian dài. Sau 1 – 2 tiếng vận
hành, để máy nghỉ trong vòng 10-15 phút.
+ Không nên cắt nguồn điện đột ngột.
+ Không di chuyển máy chiếu khi đang hoạt động. Rung động cơ
học mạnh có thể làm nổ bóng chứa hơi thuỷ ngân do áp suất cao
hoặc làm hỏng con chíp DLP.
+ Không nên chạy máy chiếu bằng nguồn điện máy phát (do dòng
điện từ máy phát không ổn định, mức điện áp và cƣờng độ dòng
điện cao hoặc thấp hơn so với mức máy chiếu yêu cầu có thể làm
giảm tuổi thọ của máy).
+ Hệ thống làm mát của máy phải thƣờng xuyên đƣợc vệ sinh. Làm
sạch tấm lọc và quạt tản nhiệt theo định kỳ để loại bỏ bụi bẩn gây
nóng máy.
4. Máy scan:
Chọn mua:
o Tuỳ mục đích sử dụng để chọn máy scan có độ phân giải phù hợp.
+ Dùng trong văn phòng nhỏ, gia đình: Độ phân giải chỉ từ 1.200-3.000
dpi.
Trang 26
+ Dùng cho thiết kế và xử lý ảnh: Độ phân giải thấp nhất từ 4.800 dpi
và độ sâu màu từ 48 bit trở lên.
o Lưu ý chọn các loại có tính năng tính hợp:
+ Tính năng tự cuộn giấy khi scan, scan 2 mặt, scan và tự bỏ những
trang giấy trắng thừa kẹp trong tài liệu scan để không mất nhiều thời
gian chờ.
+ Tối ưu hơn nữa là chọn loại máy scan có tính năng tạo thành file văn
bản tiếng Việt để chỉnh sửa nội dung.
+ Đối với loại máy scan hình ảnh, hãy chú ý đến tính năng tự nhận dạng
tất cả hình ảnh đặt trên mặt máy scan hoặc tự động lượt bỏ những vết
ố trên hình, khử mặt đỏ mà không cần phần mềm để xử lý.
Sử dụng:
o Việc khởi động máy nên thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật để đảm
bảo chất lượng bản chụp và tuổi thọ thiết bị. Trước khi scan, bật nguồn
cấp cho máy cho đến khi máy báo đã ở chế độ chụp, rồi đưa bản chụp
vào.
o Máy có bóng đèn công suất lớn, toả nhiệt nhiều, nên cần đảm bảo vị trí
thoáng mát và nguồn điện ổn định để tiết kiệm năng lượng điện.
o Sau khi sử dụng, cần tắt nguồn điện để không làm nóng máy, giảm tuổi
thọ máy và tốn năng lượng điện.
Không nên:
+ Không rút nguồn một cách đột ngột khi máy đang hoạt động.
Trang 27
PHẦN IV: TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1. Máy nghiền trộn thức ăn:
o Điều chỉnh lưu lượng vật liệu đưa vào máy nghiền phù hợp, điều chỉnh hợp
lý khối lượng bi của máy nghiền, lưu lượng gió nhằm giảm chi phí đầu vào
và tăng độ linh động của vật liệu nghiền, góp phần tăng năng suất máy
móc, giảm điện năng tiêu thụ tại công đoạn nghiền trộn thức ăn.
o Cải tạo lại tấm sàn, điều chỉnh lại kích thước các khoang, độ nghiền đầy
trong khoang, căn chỉnh giữ cho máy hoạt động tốt, nâng cao hiệu suất của
các động cơ điện.
o Thường xuyên kiểm tra khống chế độ ẩm, kích thước nguyên liệu đầu vào
và độ mịn đầu ra của máy nghiền.
o Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị đóng cắt, các vị trí đấu nối,
tiếp xúc, làm tăng độ an toàn cung cấp điện, giảm các hư hỏng thiết bị và
giảm tổn thất điện năng.
o Trong dây chuyền, nếu có nhu cầu về điều chỉnh số vòng quay động cơ cho
phù hợp với công nghệ sản xuất thì sử dụng bộ biến tần xoay chiều. Nhờ
ứng dụng các thiết bị này vào đúng vị trí của dây chuyền sản xuất nên chi
phí điện năng sẽ giảm (khoảng 10-15%) cũng như chất lượng lưới điện
được cải thiện và tuổi thọ của động cơ và cáp sẽ tăng.
o Những máy công tác nếu không mang tính thời vụ thì không nhất thiết phải
vận hành cùng lúc, đặc biệt vào giờ cao điểm.
Lưu ý: Cơ sở có điều kiện thì sử dụng thiết bị “khởi động sao/tam giác
(Y/)”,…để hạn chế được dòng điện khi khởi động, độ sụt áp và tổn hao điện
năng.
2. Máy xay xát:
o Thường xuyên làm sạch các vị trí khe hở của máy, điều chỉnh lượng
nguyên liệu vào máy vừa phải, tránh để động cơ làm việc non tải hoặc quá
tải.
o Bố trí máy công tác gần thiết bị điều khiển đóng cắt để giảm chiều dài dây
cáp tới từng máy.
o Cần nâng cấp hoặc thay thế những máy và động cơ điện đã quá cũ (cách
điện cuộn dây kém hoặc động cơ đã quấn lại nhiều lần), không đảm bảo an
toàn và các tính năng kỹ thuật cho phép.
o Chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ trước khi khởi động máy.
o Có đủ người thao tác theo như nhà thiết kế quy định, nếu không sẽ làm tăng
thời gian máy chạy không mang tải hoặc chạy non tải, ảnh hưởng đến hiệu
suất và chi phí điện năng của máy.
o Bố trí thời gian chạy máy hợp lý, tránh giờ cao điểm.
3. Máy tuốt lúa:
Trang 28
o Đối với loại sử dụng động cơ nổ, cần thường xuyên kiểm tra lượng dầu của
máy, vệ sinh máy. Thường xuyên điều chỉnh mức dầu cho phù hợp với chế
độ sử dụng của máy và công suất máy.
o Điều chỉnh lượng lúa đưa vào máy cho phù hợp để tiết kiệm nhiên liệu.
o Bảo dưỡng định kỳ sau mỗi vụ lúa, căn chỉnh các vị trí khớp nối, ốc vít để
nâng cao hiệu suất làm việc.
o Đối với loại sử dụng động cơ không đồng bộ 1 pha, thường xuyên kiểm tra
cách điện cuộn dây.
o Đối với các máy tuốt lúa loại nhỏ quy mô gia đình (sử dụng động cơ không
đồng bộ 1 pha hoặc 3 pha), bà con có thể tuỳ theo nhu cầu sản xuất mà lựa
chọn một số thiết bị điều khiển thích hợp như hệ thống truyền động biến tần
– động cơ AC, thiết bị khởi động mềm,…nhằm giảm chi phí và tiết kiệm
điện năng cho cơ sở, đồng thời còn làm tăng tuổi thọ của động cơ và thiết bị
đi kèm.
o Cần nâng cấp hoặc thay thế những máy và động cơ điện đã quá cũ, không
đảm bảo an toàn và các tính năng kỹ thuật cho phép.
4. Hệ thống quang – nhiệt phù hợp trong trồng trọt, chăn nuôi:
Trong trồng trọt:
o Nhiệt:
Mỗi loại cây trồng yêu cầu điều kiện nhiệt độ nhất định để sinh
trưởng phát triển.
+ Những loại rau chịu được lạnh như măng tây, cải bắp, cà rốt, xà
lách, khoai tây,…nhiệt độ thích hợp nhất với nhóm rau này khoảng
17-20
0C và có thể sống ở nhiệt độ dưới 00C.
+ Rau chịu ấm: Cà chua, cà tím, ớt ngọt, dưa leo,…có nhiệt độ thích
hợp 20-300C, không sống được ở nhiệt độ thấp dưới 00C hoặc cao
trên 40
0
C.
+ Rau chịu nóng: Rau muống, bầu bí, đậu đũa,…sinh trưởng tốt ở
nhiệt độ 20-300C và chịu được nóng trên 400C.
Với đặc điểm khí hậu nước ta, các loại rau chịu lạnh thường trồng
nhiều ở vùng cao nguyên và mùa đông ở phía Bắc. Đối với một số
cây rau như cải bắp, su hào, hành tây,…trước khi trổ hoa kết trái cần
có một thời gian chịu nhiệt độ thấp dưới 100C từ 2-6 tuần.
o Quang:
Những cây ưa ánh sáng ban đêm (như Thanh long), có thể sử dụng loại
bóng đèn compact tiết kiệm điện. Sử dụng loại bóng đèn này, năng suất
giảm khoảng 3-6% so với sử dụng bóng đèn dây tóc. Tuy nhiên, chi phí
điện năng để thắp đèn compact tiết kiệm hơn 30-50%, do đó, tổng lợi
nhuận thu được lớn hơn khi sử dụng bóng đèn sợi đốt.
Các cây rau ưa ánh sáng khuếch tán vào buổi sáng hơn là ánh sáng
trực tiếp vào buổi trưa. Tuy vậy, yêu cầu đối với cường độ ánh sáng
cũng không giống nhau. Các cây bầu, bí, mướp, dưa hấu, dưa
Trang 29
leo,…cần cường độ ánh sáng mạnh nên phải trồng nơi có đủ ánh
sáng, ít bóng râm. Cây rau cải, đậu,…yêu cầu cường độ ánh sáng
trung bình, còn các cây như xà lách, cải cúc, ngò,…thích hợp cường
độ ánh sáng yếu.
Để ra hoa kết trái, các cây rau cũng yêu cầu thời gian chiếu sáng
hoặc độ dài ngày khác nhau. Cây ngày ngắn như dưa hấu, dưa leo,
bầu, bí,…trổ hoa kết trái trong điều kiện thời gian chiếu sáng trong
ngày từ 10-12 giờ. Các cây dài ngày như cải bắp, su hào, hành tỏi, cà
rốt,…cần độ dài ngày từ 14-16 giờ. Củ cải tạo củ trong điều kiện
ngày ngắn, còn hành tây lại tạo củ trong điều kiện ngày dài.
Vì thế, bà con cần nắm rõ yêu cầu và kỹ thuật trồng trọt để xây dựng hệ
thống quang, nhiệt phù hợp. Chú ý đầu tư các sản phẩm tiết kiệm điện
để đem lại hiệu quả lâu dài về kinh tế.
Trong chăn nuôi:
o Điện dùng trong chăn nuôi chủ yếu để chiếu sáng, sưởi ấm và khống
chế độ ẩm cho chuồng trại. Để sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý, giúp
vật nuôi khoẻ mạnh, cần thực hiện các yêu cầu như: Yêu cầu chung
là chuồng nuôi phải thoáng mát, đủ ánh sáng, không có gió lùa. Cần
giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, thông thoáng, đủ ánh sáng; mát về
mùa hè và ấm vào mùa đông.
o Nhiệt độ chuồng nuôi nên nằm trong phạm vi từ 20 đến 300C. Nhiệt
độ chuồng nuôi được đo ở độ cao trên đầu vật nuôi. Chẳng hạn đối
với chuồng nuôi ngan, trung bình sử dụng chụp đèn sưởi công suất
200W cho 75 – 140 con ngan.
o Mật độ chuồng nuôi tỷ lệ thuận với độ ẩm trong không khí. Do đó,
nếu độ ẩm cao cần phải đảo chất độn chuồng và cho thêm chất độn
chuồng khô hàng ngày để giữ cho vật nuôi ấm chân và sạch sẽ.
o Với những vật nuôi mới sinh (1-2 tuần), số giờ chiếu 24/24h, sau đó
giảm dần. Ánh sáng phải được phân bổ đều trên diện tích chuồng
nuôi. Ban ngày nên tận dụng ánh sáng tự nhiên thay cho đèn điện.
Trang 30
PHẦN V: TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG VÀ SỬ DỤNG AN TOÀN THIẾT
BỊ TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
1. Tƣ vấn xây dựng hệ thống quản lý năng lƣợng:
Quản lý năng lƣợng (QLNL) là gì?
Là một quá trình quản lý, tiêu thụ năng lượng tại đơn vị nhằm đảm bảo
năng lượng được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. QLNL bao gồm toàn bộ các
lĩnh vực có liên quan đến tiêu thụ năng lượng tại cơ sở sản xuất, không
những lưu ý đến việc tiêu thụ năng lượng của thiết bị, máy móc, mà còn
phải đặc biệt chú trọng đến việc tìm kiếm giải pháp để có thể vận hành máy
móc, thiết bị một cách tốt nhất.
Lợi ích của hệ thống QLNL:
- Cho phép quản lý giá năng lượng có hệ thống nhằm tiết kiệm chi phí
năng lượng.
- Giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng.
- Nâng cao nhận thức của nhân viên về tiết kiệm năng lượng, giảm tổn
hao năng lượng.
- Xây dựng được kế hoạch và mục tiêu sử dụng năng lượng.
- Xây dựng được quy trình kiểm soát, xác nhận việc sử dụng năng lượng
tại đơn vị.
- Hỗ trợ các hệ thống quản lý chất lượng khác như ISO 14001, quản lý
chất lượng toàn bộ (TQM).
Lộ trình xây dựng hệ thống QLNL bền vững gồm 4 bƣớc:
Bƣớc 1: Đánh giá hiện trạng QLNL. Kết quả đánh giá sẽ phản ánh năng lực
của đơn vị trong việc xây dựng và vận hành hệ thống QLNL tại đơn vị.
Bƣớc 2: Chuẩn bị về khâu tổ chức. Thiết lập một Uỷ ban QLNL với trách
nhiệm chính là xây dựng và quản lý các hoạt động trong hệ thống tuân theo
quy trình làm việc đã được thống nhất trong toàn bộ đơn vị. Đồng thời,
thiết lập các bộ phận QLNL, trong đó, cán bộ QLNL (Energy Manager) có
nhiệm vụ lãnh đạo, thực hiện các hoạt động QLNL trong đơn vị, đồng thời,
có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho lãnh đạo đơn vị các vấn đề liên quan
đến năng lượng. Đối tượng này có thể là cán bộ chuyên trách hoặc kiêm
nhiệm.
Bƣớc 3: Thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng (kiểm toán năng
lượng), lựa chọn mục tiêu tiết kiệm và kế hoạch thực hiện. Gồm 5 nhiệm vụ
chính:
- Thực hiện kiểm toán năng lượng sơ bộ và chi tiết.
- Lựa chọn các biện pháp tiết kiệm năng lượng trên cơ sở kết quả kiểm
toán năng lượng.
- Xây dựng các nhóm nhân viên để thực hiện từng biện pháp tiết kiệm
năng lượng đã được lựa chọn.
- Đề xuất ngân sách và kế hoạch thực hiện.
Trang 31
- Tổ chức đào tạo cho các nhóm nhân viên thực hiện từng biện pháp tiết
kiệm năng lượng.
Bƣớc 4: Kết hợp hệ thống QLNL với các hệ thống khác trong đơn vị.
Mục tiêu là đưa các hoạt động tiết kiệm năng lượng vào trong các quy trình
sản xuất của đơn vị. Có 5 nhiệm vụ chính cần làm:
- Thiết lập thủ tục giám sát – xác nhận.
- Nhận dạng hệ thống kiểm toán nội bộ hoặc bên ngoài để xác nhận một
cách độc lập các kết quả giám sát – xác nhận.
- Thiết lập quy trình làm việc chuẩn nhằm tiết kiệm năng lượng.
- Xây dựng kế hoạch hậu kiểm toán năng lượng và kế hoạch đánh giá.
Tổ chức đào tạo cho các nhân viên đơn vị sau khi đã kiểm toán, quy trình
làm việc và kế hoạch đánh giá.
2. Sử dụng động cơ điện:
Động cơ cần được kiểm tra thường xuyên và bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ,
giúp vận hành an toàn, ổn định và tiết kiệm điện năng, tăng tuổi thọ cho
máy. Cụ thể như sau:
- Kiểm tra độ ẩm, nếu độ ẩm cách điện vượt mức cho phép thì phải sấy
khô; trước khi đóng điện phải kiểm tra cả phần cơ của động cơ và phần
cơ của thiết bị, xem có trơn tru không, bi (bạc đạn) bị dơ mòn không,…
- Khi các thiết bị có chiều quay về một hướng thì động cơ chạy phải theo
hướng đó, nếu ngược chiều thì phải đảo cách đấu của động cơ điện theo
sơ đồ đấu.
- Khi chạy thiết bị, nếu nhiệt độ động cơ vào khoảng 600 thì bình thường
(kinh nghiệm dân gian là sờ vào động cơ đếm được từ 1 tới 10), nếu
nóng quá thì phải dừng ngay kiểm tra,…Nếu có tiếng kêu, tiếng gõ từ
động cơ điện thì phải dừng chạy động cơ ngay,…Trường hợp động cơ
sử dụng rơ le hẹn giờ mà bị quá nóng, thì phải chờ cho nguội động cơ,
điều chỉnh lại rơ le nhiệt và phải dùng điện qua ổn áp. Khi mất điện thì
ngắt cầu dao của thiết bị và cầu dao tổng, đề phòng lúc có điện trở lại sẽ
làm hỏng động cơ và gây lãng phí điện.
Chú ý sắp xếp lịch vận hành động cơ hợp lý, tốt nhất nên tổ chức vận hành,
sản xuất vào giờ thấp điểm, vừa tiết kiệm chi phí dùng điện, vừa góp phần
giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia.
3. Cầu dao tự động:
Cầu dao tự động (MCB) có 2 loại chính: Loại bảo vệ quá dòng, quá tải bằng cơ
cấu thanh lưỡng kim và loại chống điện giật, bảo vệ quá dòng và ngắn mạch
rơle.
- Trước khi sử dụng: Nên tính toán dòng điện của thiết bị điện đang sử dụng
để chọn MCB hợp lý, vừa đảm bảo an toàn vừa tiết kiệm. Nhiều người tiêu
dùng không có chuyên môn về điện cho rằng chọn MCB có dòng điện định
mức cao hơn nhiều so với dòng điện tải để “chắc chắn” về độ an toàn,
nhưng như vậy là một quan niệm sai lầm, không an toàn và gây lãng phí.
Trang 32
- Khi sử dụng: Trường hợp xảy ra sự cố về điện, MCB tổng cắt trước MCB
của khu vực bị sự cố là do lắp đặt MCB cho từng khu vực không hợp lý,
không đảm bảo tính chọn lọc ngắt điện khi có sự cố. Để khắc phục hiện
tượng này, cần phải thiết kế và chọn MCB sao cho MCB nhánh lúc nào
cũng có dòng định mức thấp hơn MCB tổng.
4. Sử dụng công tơ điện tử 3 giá:
Công tơ điện 3 giá hiện chủ yếu dùng cho các hộ tiêu thụ điện 3 pha công
suất lớn hoạt động cả ngày và đêm (các xí nghiệp, nhà máy, xưởng sản
xuất,..), sản lượng trung bình trên 2000 kWh/tháng. Công tơ điện 3 giá có
nhiều loại, do nhiều hãng khác nhau chế tạo.
Trong quá trình sử dụng, khách hàng không được phép tự ý cài đặt hoặc
chỉnh sửa các thông số công tơ. Quyền lập trình và quản lý công tơ do bên
bán điện thực hiện.
Lợi ích sử dụng công tơ điện 3 giá:
- Là một công nghệ hiện đại trong quản lý nhu cầu dùng điện.
- Giúp khách hàng chủ động bố trí thời gian sử dụng điện hợp lý, có thể
hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm. Qua đó, khách hàng có thể kiểm
tra công suất sử dụng của phụ tải, tiết kiệm chi phí điện năng trong gia
đình, cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị.
- Giúp ngành Điện áp giá bán điện đúng theo biểu giá điện bậc thang của
Chính phủ, hạn chế tổn thất thương mại,…
Trang 33
PHẦN VI: SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
- Ở Việt Nam, để sản xuất ra 1 kWh điện sẽ phát thải vào môi trường 0,43 kg CO2
- Chi phí đầu tư sản xuất 1 MW điện từ nhà máy thuỷ điện lớn (trên 50 MW) là
1 triệu USD.
- Theo điều tra năm 2008, tại TP Hồ Chí Minh, 65% những người được phỏng
vấn cho rằng, hầu hết hàng xóm của mình đều không thực hiện hành vi tiết
kiệm năng lượng.
- Giai đoạn 2010 – 2011, EVN đầu tư khoảng 34 tỷ đồng cho các chương trình
tiết kiệm điện.
- Theo Tổng Công ty Điện lực TP.HCM, hiện sản lượng điện tiết kiệm trong 1,7
triệu khách hàng sinh hoạt, thắp sáng đạt khoảng 40 triệu kWh/năm. Sản lượng
tiết kiệm điện tại các cơ quan hành chính sự nghiệp là 34 triệu kWh, giảm
14,4% so với trước khi có chủ trương tiết kiệm điện.
- Nên sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời, giúp cắt giảm phụ tải đỉnh.
Theo tính toán, trong 2 năm 2010 – 2011, nếu đưa 20.000 bình nước nóng năng
lượng mặt trời vào sử dụng sẽ cắt giảm được 30 MW công suất đỉnh, tiết kiệm
18,75 triệu kWh/năm, giảm phát thải 85.312 tấn CO2 và giảm đƣợc chi phí
phát điện trong vòng 7 năm là hơn 100 tỷ đồng.
- Theo Chương trình quảng bá, thúc đẩy sử dụng bình đun nước nóng bằng năng
lượng mặt trời do EVN triển khai thực hiện trong 2 năm 2010 – 2011, số lượng
thiết bị lắp đặt trực tiếp từ dự án là 20.000 bình. Khách hàng tham gia đƣợc
hỗ trợ 1 triệu đồng/bình tiền mua thiết bị và được hỗ trợ một phần lắp đặt
thiết bị.
- Trong năm 2008 – 2009, các chương trình tiết kiệm điện của EVN đã giúp tiết
kiệm 1.945 triệu kWh.
- Năm 2010, có 100 ngàn hộ gia đình tại 10 quận nội thành Hà Nội đã tham gia
phong trào “Sử dụng năng lượng hiệu quả trong mỗi hộ gia đình là tiết kiệm
cho thế hệ tương lai” do UBND TP Hà Nội tổ chức.
- Năm 2010, tại TP Hồ Chí Minh, 87,6 ngàn hộ gia đình trên địa bàn đã đăng ký
tiết kiệm điện năng với Trung tâm Tiết kiện năng lượng TP. Hồ Chí Minh.
- Giai đoạn 2005 – 2007, EVN đã bán 1 triệu đèn compact với giá bằng 50 %
so với giá thị trường, mỗi gia đình được mua 2 đèn; các cơ quan thuộc UBND
thị trấn, UBND xã, phường, trường học đóng tại địa phương; các tổ dân phố,
thôn xóm được mua đèn cho nhu cầu chiếu sáng đường xá trong thôn, ngõ
xóm,…
- Giai đoạn 2008 – 2010, EVN tiếp tục triển khai chương trình 5 triệu đèn
compact để cùng các nhà cung cấp phát triển thị trường, thúc đẩy sử dụng đèn
compact trong cộng đồng.
- Mỗi gia đình Việt Nam chỉ cần tắt bớt một bóng đèn vào thời gian từ 8h – 22h,
sẽ tiết kiệm được hàng ngàn tỷ đồng chi phí ngân sách đầu tư cho việc bổ sung
nguồn điện, lưới điện.
Trang 34
- Từ tháng 7 đến tháng 12/2010, EVN triển khai chương trình đổi 1 triệu đèn sợi
đốt bằng đèn compact (loại 18 W) cho 800 ngàn hộ nghèo tại các tỉnh Tây
Nam bộ và một số tỉnh Đông Nam bộ. Chương trình sẽ tiết kiệm khoảng 38,4
triệu kWh/năm. Trong 5 năm sẽ tiết kiệm 192 triệu kWh, tƣơng đƣơng
168,5 tỷ đồng tiền điện.
- Thị trường đèn compact đã có sự phát triển rất nhanh chóng, từ mức tiêu thụ
500.000 cái năm 2003, đến năm 2009 tiêu thụ 31 triệu cái.
- Năm 2010, cả nƣớc còn khoảng 20 triệu bóng đèn sợi đốt đang được sử
dụng trong hộ gia đình, chủ yếu là các hộ nghèo với mức sử dụng bình quân
1,14 đèn/hộ.
- Đèn Led là công nghệ mới có nhiều ưu điểm, có thể tiết kiệm tới 60% điện
năng so với đèn thông thường, rất thân thiện với môi trường..
- Các đơn vị điện lực không tính lợi nhuận trong việc bán đèn compact, nên giá
bán đèn thấp hơn giá thị trường từ 5 – 10%. Các chương trình truyền thông
quảng bá được thực hiện đồng thời với việc phân phối đèn.
- Theo thống kê của Hội chiếu sáng Việt Nam, năm 2009, cả nước có khoảng
800 nghìn bóng đèn chiếu sáng công cộng với các loại công suất khác nhau,
mỗi năm tiêu thụ hết 584 triệu kWh.
- Theo đánh giá hiện nay, nếu thực hiện quản lý năng lượng:
o Trong lĩnh vực công nghiệp có thể tiết kiệm được 20% - 25%.
o Khu vực cơ quan hành chính sự nghiệp còn có thể tiết kiệm được 10% hoặc
hơn nữa.
- Tổng điện năng tiêu thụ cho tất cả các lĩnh vực chiếu sáng chiếm khoảng 25%
tổng điện năng thương phẩm, tương đương trên 21 tỷ kWh/năm.
- Theo tính toán, nếu ứng dụng công nghệ chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, mỗi
năm nƣớc ta có thể tiết kiệm đƣợc 6,31 tỷ kWh.
- Chỉ một bóng đèn cao áp sử dụng ở thành phố sẽ đủ thắp sáng sinh hoạt cho cả
1 thôn ở vùng sâu, vùng xa.
- Dự án chiếu sáng hiệu quả trường học được thực hiện trong hai năm 2006 –
2007. Đến nay, có khoảng 15.000 phòng học đã được lắp đặt hệ thống chiếu
sáng tương tự với nguồn kinh phí từ quỹ hội cha mẹ học sinh, từ vốn ngân sách
của địa phương và ngành giáo dục…
- 6 tỷ đồng/năm là số tiền đã tiết kiệm được nhờ sự vận hành hiệu quả trong
chiếu sáng công cộng ở TPHCM của Trung tâm điều khiển hệ thống chiếu
sáng công cộng (thuộc Công ty Chiếu sáng công cộng TP Hồ Chí Minh). Đây
là trung tâm điều khiển, quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng quy mô lớn
nhất nước ta.
- Nếu thực hiện tốt việc tiết kiệm năng lượng, trên 1.000 nhà máy đang hoạt
động trong các KCX – KCN tại TP Hồ Chí Minh sẽ tiết kiệm điện năng
khoảng 3%/năm, tương đương khoảng 90 triệu kWh. Trong năm 2009, khu vực
này đã tiết kiệm 50 triệu kWh (chiếm 27% sản lượng điện toàn TP).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- camnangtietkiemdien.pdf